Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 155 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HỐ THƠNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
--------------------

HÀ THỊ HUỆ

TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : THƯ VIỆN HỌC
MÃ SỐ : 60.32.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ NGUYỄN VIẾT NGHĨA

HÀ NỘI – 2005


2

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tháng 8 năm 2005 tại Thư viện và Mạng thông
tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.


Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đối với Tiến sỹ
Nguyễn Viết Nghĩa, người đã định hướng nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn
tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn khoa Sau đại học, Ban giám đốc Thư viện và
Mạng thông tin đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt qua trình học
tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Thư viện và Mạng thông tin
đã cung cấp số liệu và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, cho phép tơi được cảm ơn những người thân trong gia đình và
bạn bè- những người đã khuyến khích và là nguồn động viên rất lớn đối với
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2005

Hà Thị Huệ


3

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU .......................................................................................................

1

Chương 1:
Nguồn lực thơng tin và nhu cầu tin ở Thư viện trường ĐHBK Hà Nội ..........

5

1.1 Nguồn lực thông tin ..................................................................................


5

1.1.1. Khái niệm về nguồn lực thông tin.......................................................

5

1.1.2 Các đặc trưng của nguồn lực thông tin................................................

7

1.1.3. Vai trị của nguồn lực thơng tin trong hoạt động Thư viện ................

10

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nguồn lực thông tin........

11

1.2. Hoạt động của Thư viện với công tác đào tạo của Trường ĐHBKHN

15

1.2.1 Vài nét về trường Đại học Bách khoa Hà Nội .....................................

15

1.2.2 Hoạt động của Thư viện trong trường ĐHBK HN...............................

18


1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường ĐHBK HN ........................

20

1.2.4 Cơ cấu tổ chức của thư viện trường ĐHBK HN ..................................

21

1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin ở thư viện trường ĐHBKHN ................

22

1.3.1 Đặc điểm của người dùng tin ở thư viện trường ĐHBK HN ...............

22

1.3.2 Nhu cầu tin của người dùng tin ở thư viện trường ĐHBK HN ............

26

Chương 2:
Hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện ĐHBKHN...

31

2.1. Hiện trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện trường ĐHBK HN..........

31


2.1.1 Loại hình tài liệu..................................................................................

31

2.1.2. Tài liệu theo lĩnh vực đào tạo (môn loại tài liệu)................................

39

2.1.3. Ngôn ngữ của tài liệu..........................................................................

41

2.2. Công tác xây dựng nguồn lực thông tin ở thư viện trường ĐHBK HN

43

2.2.1 Diện bổ sung .......................................................................................

45

2.2.2. Nguồn bổ sung....................................................................................

46

2.2.3. Kinh phí bổ sung.................................................................................

51

2.2.4. Quy trình bổ sung ..............................................................................


51

2.2.5. Cơng tác thanh lý tài liệu ...................................................................

52


4

2.3 Quản lý và khai thác nguồn lực thông tin ...............................................

54

2.3.1 Phần mềm - công cụ để quản lý và khai thác nguồn lực thông tin......

54

2.3.2 Quản lý nguồn lực thông tin................................................................

56

2.3.3 Khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện ĐHBK HN.......................

61

2.4. Nhận xét và đánh giá về hiện trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện
trường ĐHBK HN ...........................................................................................

64


Chương 3:
Giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện trường ĐHBK HN...

69

3.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn thơng tin...................................

70

3.1.1 Tầm quan trọng của chính sách phát triển nguồn thông tin.................

70

3.1.2 Căn cứ pháp lý và khoa học để xây dựng chính sách phát triển nguồn
thơng tin của thư viện Trường ĐHBK HN.........................................

72

3.1.3. Các mức độ bổ sung ...........................................................................

73

3.1.4 các vấn đề liên quan đến bổ sung tài liệu............................................

74

3.2. Bổ sung và chia sẻ nguồn tin điện tử theo Consortium.........................

79


3.2.1. Consortium và các lợi ích của consortium..........................................

80

3.2.2. Đặc trưng của consortium...................................................................

81

3.2.3 Kinh nghiệm tổ chức consortium ở trên thế giới ................................

83

3.2.4. Consortium các thư viện Việt Nam.....................................................

87

3.3. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác xây dựng và phát triển
nguồn lực thông tin ……………………………………………………….....

90

3.3.1. Ứng dụng CNTT trong việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông
tin..................................................................................................................

90

3.3.2. Ứng dụng CNTT trong tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thơng
tin …………………………………………………………………...

94


3.4. Nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo người dùng tin ............................

95

3.4.1. Nâng cao trình độ cán bộ ...................................................................

95

3.4.2. Hướng dẫn và đào tạo người dùng tin.................................................

98

KẾT LUẬN............................................................................................................

101


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BKSH

Tên Cơ sở dữ liệu sách của thư viện ĐHBK HN

BKTC

Tên Cơ sở dữ liệu tạp chí của thư viện ĐHBK HN

BKBD


Tên Cơ sở dữ liệu bạn đọc của thư viện ĐHBK HN

BKCD

Tên Cơ sở dữ liệu chuyên đề của thư viện ĐHBK HN

BKNGV

Tên Cơ sở dữ liệu sách nghiệp vụ của thư viện ĐHBK HN

CDS/ISIS

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố-hiện đại hố

CBGD

Cán bộ giảng dạy

CBNC

Cán bộ nghiên cứu


ĐHBK HN

Đại học Bách khoa Hà Nội

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KH & CNQG

Khoa học và Công nghệ quốc gia

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCT

Nhu cầu tin

NDT

Người dùng tin

NLTT


Nguồn lực thông tin

TV& MTT

Thư viện và Mạng Thông tin


6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của trường ĐHBK HN

16

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của thư viện ĐHBK HN

22

Hình 3: Thành phần các đối tượng NDT tại Thư viện ĐHBK HN

26

Hình 4: Thống kê sách giáo trình (theo năm xuất bản)

32

Hình 5: Thống kê sách tham khảo (theo năm xuất bản )

34


Hình 6: Thống kê tài liệu theo ngơn ngữ

42

Hình 7: Sơ đồ tổng quát Vốn tài liệu của thư viện

43

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
Bảng 1: Qui mô đào tạo của trường ĐHBK HN

17

Bảng 2: Nhu cầu của người dùng tin về các lĩnh vực đào tạo của trường

27

Bảng 3: Ngôn ngữ sử dụng của người dùng tin

28

Bảng 4: Dạng tài liệu mà người dùng thường sử dụng

29

Bảng 5: Thời gian xuất bản của tài liệu người dùng tin sử dụng

30


Bảng 6: Thống kê số lượng tạp chí có trong thư viện

35

Bảng 7: Thống kê các CSDL hiện có của thư viện

38

Bảng 8: Tài liệu giáo trình phân theo khoa

39

Bảng 9: Thành phần môn loại sách tham khảo

41

Bảng 10: Thống kê thành phần ngơn ngữ của tạp chí

43

Bảng 11: Thống kê số lượng tài liệu thư viện mua từ năm 2000 đến 2005

47

Bảng 12: Thống kê tài liệu nộp lưu chiểu từ năm 2000 đến 2005

48

Bảng 13: Thống kê tài liệu nhận tặng biếu từ năm 2000 đến 2005


49

Bảng 14: Thống kê số lượng sách đề thay thế

50

Bảng 15: Kinh phí bổ sung hàng năm

51

Bảng 16: Số lượng tài liệu thanh lọc từ năm 1956 đến 2001

53

Bảng 17: Mức độ đáp ứng thông tin tài liệu của người dùng tin

66

Bảng 18: Đánh giá chất lượng và hiệu quả khai thác thông qua sản phẩm và
dịch vụ thông tin

67


7

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ mà thông tin và tri thức đang
trở thành sức mạnh của nhân loại, thông tin trở thành nguồn tài nguyên đặc

biệt của mỗi quốc gia và chi phối sự phát triển của xã hội. Với số lượng thông
tin khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng một cách mạnh mẽ, việc đảm bảo
thông tin trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin đang là vấn đề đặt
ra cho các cơ quan thông tin thư viện.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học đa ngành. Thư
viện nhà trường là đơn vị cấu thành giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp
đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên.
Trong những năm qua Thư viện trường ĐHBK HN đã góp một phần không
nhỏ trong việc cung cấp tài liệu, thông tin khoa học phục vụ các nhiệm vụ và
mục tiêu mà trường đề ra. Với vai trò quan trọng như vậy, nhà trường đã có
sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của thư viện. Được sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục đào tạo, từ năm 2001 Thư viện ĐHBK HN
đã được nhà nước cấp kinh phí để xây dựng mới thư viện điện tử với tổng số
vốn đầu tư ban đầu gần 200 tỷ đồng.
Để đáp ứng những nhiệm vụ mới đề ra, công tác phát triển nguồn lực
thông tin tại thư viện cần phải được chú trọng quan tâm, vậy làm thế nào tổ
chức khai thác, phát triển nguồn lực thơng tin hiện có và sử dụng được nguồn
lực thơng tin từ bên ngồi sao cho đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin
của người dùng tin trong trường một cách hiệu quả nhất. Đây là những đòi
hỏi, thách thức đối với Thư viện ĐHBK nói chung và các cán bộ thơng tin thư viện nói riêng.
Trong những năm gần đây, cơng tác phát triển nguồn lực thông tin ở
thư viện chưa theo kịp so với tốc độ gia tăng nhu cầu của người dùng tin,


8

nhiều mảng tài liệu chưa được tổ chức và khai thác (như luận văn, các báo cáo
khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp…). Để phục vụ có hiệu quả cho
công tác giáo dục đào tạo của trường, Thư viện trường ĐHBK HN cần có
những giải pháp cụ thể để tăng cường nguồn lực thông tin

Xuất phát từ thực tế đó tơi quyết định chọn đề tài “Tăng cường nguồn
lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ” làm luận
văn thạc sỹ ngành Khoa học thư viện với mong muốn vận dụng những kiến
thức và kỹ năng tiếp thu được từ khoá học, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
nhằm năng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin ở Thư viện
ĐHBK HN.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề tăng cường nguồn lực thơng tin đã có nhiều luận văn nghiên
cứu nhưng hầu hết đi vào khảo sát nghiên cứu nguồn lực thông tin ở một thư
viện hoặc trung tâm thông tin cụ thể. Tuy nhiên mỗi cơ quan lại có những tính
chất, đặc thù riêng và mỗi người có một cách tiếp cận và giải quyết vấn đề
khác nhau.
Thư viện Đại học Bách khoa Hà Nội đã có 03 luận văn nghiên cứu, tập
trung vào: Tổ chức và hoạt động, công tác bạn đọc và bộ máy tra cứu. Vấn đề
tăng cường nguồn lực thơng tin thì chưa có luận văn nào nghiên cứu. Chọn
vấn đề này làm đề tài nghiên cứu với hy vọng có thể kế thừa những thành quả
nghiên cứu của các tác giả đi trước và những kinh nghiệm làm việc của bản
thân để làm rõ thực trạng, ưu, nhược điểm của nguồn lực thông tin ở Thư viện
ĐHBK HN. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phát triển nguồn lực cho
thư viện ĐHBK HN trong giai đoạn có nhiều chuyển biến trong hoạt động giai đoạn chuẩn bị tiếp nhận và vận hành khai thác thư viện điện tử.


9

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích: Khảo sát thực trạng nguồn lực thông tin của Thư viện ĐHBK HN,
xác định phương hướng và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục sự
thiếu hụt nguồn lực thông tin khoa học ở Thư viện ĐHBK HN.
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin.

- Nghiên cứu đối tượng người dùng tin và nhu cầu tin của họ.
- Khảo sát và phân tích thực trạng việc tổ chức và khai thác nguồn lực
thông tin ở Thư viện ĐHBK HN.
- Đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường nguồn lực thơng
tin ở Thư viện ĐHBK HN.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn lực thông tin của thư viện ĐHBK
HN
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác phát triển nguồn lực thông tin ở Thư
viện ĐHBK HN trong giai đoạn hiện nay (2000 - nay).
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm mới của
Đảng và Nhà nước ta.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng
hợp, so sánh, thống kê, điều tra.


10

6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã làm rõ khái niệm về nguồn lực thơng tin, vai trị của
nguồn lực thơng tin và việc đáp ứng nhu cầu của người dùng tin
trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tại trường ĐHBK
HN.
- Ý nghĩa thiết thực là luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể, khả
thi cho công tác phát triển nguồn lực ở thư viện ĐHBK HN, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học
ở trường ĐHBK HN.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương chính:
Chương 1. Nguồn lực thông tin và nhu cầu tin ở Thư viện trường ĐHBK HN
Chương 2. Hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện
trường ĐHBK HN
Chương 3. Giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin ở Thư viện trường
ĐHBK HN


11

Chương 1
NGUỒN LỰC THÔNG TIN VÀ NHU CẦU TIN Ở THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1.1 Nguồn lực thông tin
1.1.1. Khái niệm về nguồn lực thông tin
Đối với mỗi cơ quan thông tin thư viện, nguồn lực thông tin là yếu tố vô
cùng quan trọng, cấu thành nên mọi hoạt động của thư viện và là cơ sở để từ
đó phát triển các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của người dùng
tin. Hiện nay, khái niệm về nguồn lực thông tin không chỉ giới hạn ở nguồn
thông tin được sở hữu bởi cơ quan thông tin, thư viện, vì ngồi nguồn thơng
tin hiện có trong thư viện, cịn có các nguồn thơng tin cần thiết ở các nơi khác
nhau không tuỳ thuộc vào nơi bảo quản, lưu trữ mà các thư viện có thể với tới
để cung cấp cho người dùng tin của mình.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam khái niệm về “nguồn lực thông tin”
chưa được hiểu một cách thống nhất. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi xin
được đưa ra một số khái niệm về nguồn lực thông tin thường được sử dụng
trong cơ quan thông tin thư viện và trên các ấn phẩm của thuộc lĩnh vực thông
tin, thư viện.



Khái niệm “Nguồn lực thông tin” được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh

“Information Resource”. Theo từ điển tiếng Việt "nguồn" là nơi bắt đầu, nơi
phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp. Theo đó, nhiều người cho rằng “nguồn
lực thơng tin” bao hàm cả tiềm lực thông tin và khả năng với tới các nguồn
thông tin khác nhau. Theo nghĩa này thì tất cả các nguồn thơng tin có trong
tay hoặc có thể với tới được thì đều gọi là nguồn lực thơng tin.


Trong Nghị định 159/2004/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thông tin

khoa học và công nghệ, chương 1, điều 2 có giải thích thuật ngữ “nguồn tin


12

khoa học và công nghệ” như sau: “nguồn tin khoa học và cơng nghệ" bao
gồm sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu; tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo
cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ; tài
liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, luận văn,
luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu thập".


Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay thì nhiều nhà quản lý, cán bộ thơng

tin thư viện có thói quen sử dụng “nguồn lực thông tin” để chỉ các dạng tài
liệu khác nhau và đó cũng chính là “nguồn tin”: “ ở đây nguồn lực thông tin là
loại tài sản cố định đặc biệt, càng được khai thác sử dụng thì càng giầu thêm
mà khơng hề bị hao mịn mất mát đi. Trong đó việc đầu tư bảo quản và tạo

điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng các nguồn tin như tổ chức kho
lưu trữ, bảo quản, xây dựng các mục lục, các cơ sở dữ liệu chính là làm tăng
giá trị sử dụng của vốn tài sản cố định đó” [31 tr. 1-5].


“Ở dạng chung nhất nguồn lực thông tin được hiểu như là tổ hợp các

thông tin nhận được và tích luỹ được trong q trình phát triển khoa học và
hoạt động thực tiễn của con người, để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và
quản lý xã hội. Nguồn lực thông tin phản ánh các quá trình và hiện tượng tự
nhiên được ghi nhận trong kết quả của các cơng trình nghiên cứu khoa học và
trong các dạng tài liệu khác của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Nguồn lực
thông tin bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc
âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo qui ước và không theo qui ước,
các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức và
ngành công nghiệp thông tin” [28 tr 6-9].


“Nguồn lực thông tin là một dạng sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người,

là những thông tin được tổ chức, kiểm sốt và có giá trị trong hoạt động thực
tiễn của con người.”[11], nguồn lực thông tin được coi là phần tích cực của
tiềm lực thơng tin được tổ chức, kiểm sốt sao cho người dùng tin có thể truy


13

cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được và phục vụ cho các lợi ích khác
nhau của xã hội.
Như vậy, về cơ bản các khái niệm “nguồn lực thông tin” được trình bày

ở các mục trên là đồng nghĩa với nhau và đều chỉ tới các nguồn tài liệu, sách
báo, dưới mọi định dạng khác nhau và tương tự như khái niệm “nguồn tin”.
Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, khái niệm “nguồn lực thơng tin”
có nội hàm rộng hơn khái niệm "nguồn tin ".
Ngồi ra có nhiều người cho rằng nguồn lực thơng tin cịn bao gồm:
nguồn nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, từ các phân tích
trên, trong luận văn này, tác giả chỉ xem xét và giải quyết vấn đề nguồn lực
thông tin ở thư viện ĐHBK HN theo nghĩa nguồn lực thông tin bao gồm các
nguồn tài liệu, sách, báo, tạp chí, luận án luận văn, cơ sở dữ liệu
(CSDL)...dưới mọi định dạng khác nhau
1.1.2. Các đặc trưng của nguồn lực thông tin
Trong các thư viện, các cơ quan thông tin hiện nay, nguồn tài liệu rất đa
dạng về hình thức và phong phú về chủng loại, bao gồm cả tài liệu truyền
thống (tài liệu in trên giấy) và các loại tài liệu trên các phương tiện hiện đại
(tài liệu điện tử) như: CDROM, đĩa mềm, vi phim, vi phiếu, CSDL.. Nhưng
để các nguồn tài liệu đó trở thành nguồn lực thì chúng phải có đầy đủ các đặc
trưng dưới đây :
Tính vật lý: Nguồn lực thơng tin là những phần thông tin hoặc tri thức được
ghi lại, định vị lại thông qua một hệ thống dấu hiệu nội dung và hình thức,
được lưu giữ trên các vật mang tin truyền thống như giấy, phim ảnh,.. cũng
như trên các vật mang tin điện tử, như đĩa từ, đĩa quang CD ROM, DVD,...
Cách thức lưu trữ thông tin ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau; đối
với tài liệu truyền thống thì vật mang tin mang tính hữu hình, là cái mà ta có


14

thể nhìn thấy và sờ mó được, thư viện phải có cơ sở vật chất (CSVC) như kho
tàng và kệ giá để lưu giữ các tài liệu này, nhưng đối với tài liệu điện tử thì tài
liệu được lưu trữ trên các máy tính điện tử, và các CSDL trên mạng online, là

cái mà ta có thể chỉ truy cập được, đọc được mà khơng sờ mó được vì nó
mang tính vơ hình. Như vậy, bất cứ là tài liệu ở dạng nào thì chúng cũng
mang đặc trưng vật lý.
Tính cấu trúc: Nguồn lực thơng tin muốn kiểm sốt được thì phải có tính cấu
trúc, đó là những thơng tin được ghi lại theo những thể thức và tiêu chuẩn
nhất quán (về nội dung và hình thức) đảm bảo cho việc bảo quản, khai thác và
sử dụng dễ dàng, thuận lợi.
Các thư viện hiện nay thường tổ chức tài liệu của mình theo loại hình tài
liệu. Việc tổ chức tài liệu trong kho hay các biểu ghi trong CSDL đều phải
dựa vào nội dung và hình thức của tài liệu.
Tính truy cập: Nguồn lực thông tin phải được tổ chức và kiểm sốt để người
dùng tin có thể tìm ra nó thơng qua các điểm truy cập (từ khố, chủ đề, tên tác
giả, tác phẩm ...). Các điểm truy cập này được tạo ra trong quá trình xử lý tài
liệu. Nhờ bộ máy tra cứu, người dùng tin có thể tìm được tài liệu thơng qua
các dấu hiệu nội dung hay hình thức của tài liệu.
Đối với tài liệu truyền thống, việc truy cập chủ yếu được thực hiện thông
qua các hệ thống mục lục, các bản chỉ mục, OPAC (Online Public Access
Catalog), thư mục... Còn với tài liệu điện tử, ngồi cách truy cập như trên thì
cịn được truy cập bằng các siêu liên kết trong ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản HTML. Người dùng tin dễ dàng tìm được tài liệu mình cần.
Tính có thể chia sẻ được: Để thoả mãn nhu cầu thông tin, các thư viện cần
có khả năng sử dụng nhiều nguồn thơng tin từ các nơi khác nhau. Thực chất
đây chính là sự chia sẻ nguồn lực thơng tin. Tính có thể chia sẻ được của
nguồn lực thông tin thể hiện ở khả năng có thể trao đổi thơng tin theo nhiều


15

chiều giữa các hệ thống thơng tin với nhau.
Tính có thể chia sẻ của nguồn lực thông tin hiện nay đang được các thư

viện rất quan tâm, bởi vì nó là phương tiện để các thư viện đáp ứng nhu cầu
và đòi hỏi của người dùng tin khi nguồn lực thông tin của mỗi thư viện riêng
lẻ không đáp ứng được, đặc biệt là nhu cầu ngày càng đa dạng về thông tin tài
liệu trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Việc chia sẻ nguồn lực thông tin truyền thống chủ yếu dựa vào các bản
ghi thư mục. Người dùng tin của các thư viện khác có thể tìm thấy tài liệu mà
mình cần qua các bản ghi thư mục mà thư viện bạn cung cấp nhưng phải đến
thư viện đó để mượn tài liệu. Việc chia sẻ tài liệu điện tử thì đơn giản và
thuận tiện hơn. Nếu là các CSDL trực tuyến thì người dùng tin có thể đọc trực
tiếp trên mạng mà không cần phải đến tận nơi. Việc chia sẻ chỉ là cách thức
truy cập tới nguồn thơng tin ấy mà thơi.
Tính có giá trị: Giá trị của thơng tin càng cao khi càng có nhiều người sử
dụng. Thông tin không bao giờ cạn đi mà trái lại càng trở nên phong phú do
được tái tạo và bổ sung thêm các nguồn thông tin mới. Nguồn lực thơng tin có
giá trị sẽ tác động mạnh mẽ tới các q trình hoạt động xã hội, kích thích sự
sáng tạo của con người.
Thơng tin phải có người sử dụng và tài liệu cũng như vậy. Nếu thông tin
khơng có người sử dụng là thơng tin đã lỗi thời, lạc hậu hoặc thông tin chết.
Thông tin cần phải được nhiều người sử dụng và trong quá trình sử dụng họ
lại tạo ra những thông tin mới, và những thông tin này mang lại giá trị thực
tiễn của con người. Như vậy khi thông tin được tổ chức, kiểm sốt và nhiều
người sử dụng thì càng trở nên có giá trị.
Tóm lại : Các khái niệm về nguồn lực thơng tin trên đây đã bao qt tồn bộ
các loại hình tài liệu hiện có trên thế giới, bởi hiện nay ngoài tài liệu truyền
thống đã xuất hiện rất nhiều các loại hình tài liệu mới như: CSDL điện tử,


16

sách điện tử, tạp chí, báo điện tử ... Nguồn tài liệu này đang ngày càng phát

triển và được người sử dụng ưa thích bởi các ưu điểm nổi trội của nó như vật
mang tin có kích thước nhỏ nhưng dung lượng thông tin lớn, mức độ cập nhật
thông tin nhanh, khơng tốn nhiều diện tích, dễ bảo quản, dễ tra cứu. Các
nguồn lực thông tin điện tử cũng là cơ sở để trao đổi và chia sẻ thông tin một
cách dễ dàng và thuận lợi giữa các cơ quan thơng tin, thư viện.
1.1.3. Vai trị của nguồn lực thơng tin trong hoạt động thư viện
Nguồn lực thông tin là cơ sở để hình thành, tồn tại và phát triển thư viện.
Vốn tài liệu ban đầu chính là nguồn lực để xác định sự hình thành của một thư
viện. Nguồn lực thông tin giúp cho các cơ quan thông tin thư viện có thể tồn
tại và thúc đẩy sự phát triển cả bề rộng và bề sâu.
Nguồn lực thông tin trong hoạt động thư viện chính là cơ sở cho việc đáp
ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin. Thơng tin là động lực chính góp
phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế và sản xuất, đóng vai trị hàng đầu trong
nghiên cứu khoa học và là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý đưa ra quyết
định. Đồng thời nguồn lực thơng tin cũng đóng vai trị quan trọng trong giáo
dục đào tạo và đời sống xã hội.
Nguồn lực thông tin là cơ sở để hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan
thông tin và thư viện. Nghị quyết 89/CP của Hội đồng Chính phủ về việc:
"Tăng cường công tác thông tin khoa học kỹ thuật" ban hành ngày
04/05/1972, khẳng định vị trí quan trọng đặc biệt của công tác thông tin khoa
học kỹ thuật ở nước ta: "Trong điều kiện thế giới ngày nay khoa học và kỹ
thuật đã phát triển ở trình độ cao, và hồn cảnh nước ta cịn nghèo, lạc hậu về
khoa học kỹ thuật... con đường nhanh nhất và rẻ nhất để tiến hành cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật là vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu khoa
học kỹ thuật sẵn có trên thế giới vào điều kiện cụ thể ở nước ta. Vì vậy, cơng


17

tác tổ chức khoa học kỹ thuật (KHKT) ở nước ta có một vị trí quan trọng đặc

biệt” và trong điều kiện hiện nay nó vẫn cịn ngun giá trị.
Nhờ có nguồn lực thơng tin mà các thư viện, các cơ quan thông tin thực
hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Nguồn lực thơng tin càng phong
phú và đa dạng, càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.
Nguồn lực thông tin là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư
viện và cũng là cơ sở để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông tin, thư viện
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nguồn lực thông tin
Tài liệu là một vật thể mang tin trên đó ghi những thơng tin dưới dạng
chính văn, âm thanh hoặc hình ảnh dùng để truyền đạt trong thời gian, khơng
gian nhằm mục đích bảo quản và sử dụng [27 tr. 118].
Sự phát triển của tài liệu khoa học kỹ thuật chịu ảnh hưởng trực tiếp của cách
mạng KHKT và cơng nghệ đang diễn ra trên tồn thế giới. Các tài liệu KHKT
tăng nhanh và bị chi phối bởi qui luật phát triển của tài liệu:
Qui luật về sự gia tăng của tài liệu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đội ngũ những
người làm công tác khoa học đang tăng lên và sản phẩm của họ là các tài liệu
khoa học kỹ thuật cũng tăng lên nhanh chóng, nó ảnh hưởng khơng nhỏ tới
thành phần của vốn tài liệu trong mỗi thư viện. Điều này đã dẫn tới một hiện
tượng mà các nhà khoa học gọi là hiện tượng "bùng nổ thông tin", thể hiện ở
sự gia tăng mạnh mẽ của các sản phẩm thông tin tư liệu trên thế giới trong
mấy chục năm gần đây. Khoa học kỹ thuật phát triển đã làm khối lượng tri
thức khoa học trong xã hội tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh những loại hình tài liệu xuất bản theo phương thức truyền thống
như sách , báo , tạp chí ... là những dạng tài liệu điện tử như đĩa quang, băng


18

từ, CSDL... Và điều này có ảnh hưởng lớn tới thành phần cơ cấu của kho tài

liệu.
Từ những năm 1930 nhà thư viện học người Mỹ Price đã nghiên cứu ảnh
hưởng của qui luật gia tăng tài liệu đối với sự phát triển của vốn tài liệu như
sau: cứ 16 năm vốn tài liệu của thư viện ở Mỹ lại tăng gấp đơi. Qui luật đó
được tính bằng cơng thức:

Trong đó :

Vt : Vốn tài liệu ở thời điểm t
Vo : Vốn tài liệu ở thời điểm ban đầu
e : Cơ số loga tự nhiên
r : Tốc độ phát triển trung bình
to : Thời điểm ban đầu

Do ảnh hưởng của qui luật gia tăng tài liệu, các cơ quan thông tin thư viện
phải tăng cường khâu thu thập, chọn lọc và xử lý tài liệu.
Qui luật về sự tập trung và tản mạn thơng tin
Dịng tài liệu khơng những khơng ngừng tăng trưởng mà nó cịn phân tán
ở trong khơng gian rất rộng. Hiện tượng này đã được nhà thư viện học người
Anh S. Bradford phát hiện ra năm 1934. Ông tiến hành theo dõi nguồn tin về
điện trên các tạp chí và thấy rằng:
- 1/3 nguồn tin về điện tập trung ở các tạp chí chuyên ngành điện, số lượng
là 10 tạp chí.
- 1/3 lượng thơng tin về điện được đăng tải trong tạp chí về điện như năng
lượng, giao thơng với số lượng khoảng 50 tạp chí.


19

- 1/3 lượng thông tin cuối cùng về điện được đăng tải trong tạp chí khơng

liên

quan đến điện gồm hơn 200 tạp chí.
Vỏ 200 t/c
Tiếp giáp 50
Hạt nhân
10
tạp
chí

Và S. Bradford đã thể hiện qui luật này bằng mơ
hình giống như mơ hình cấu tạo ngun tử
1 : n : n2
Qui luật này ta thấy: nếu các thư viện muốn có
100% lượng thơng tin về điện thì phải thu thập tồn bộ

khối lượng tài liệu theo mơ hình trên tức là 260 tạp chí. Với một lĩnh vực
riêng biệt thì điều này là có thể, nhưng để thu thập tồn bộ tạp chí về tất cả
các ngành thì cần một khối lượng kinh phí khổng lồ mà các thư viện khơng
thể thực hiện được. Vì thế cần phải tính tốn sao cho chỉ cần thu thập một số
lượng tạp chí vừa phải mà có thể bao qt được phần lớn thơng tin về mỗi
lĩnh vực. Trong trường hợp trên, nếu chúng ta chỉ thu thập 60 tên tạp chí (ở
hai vịng trong) thì chúng ta sẽ có 60 - 70% thơng tin về lĩnh vực điện.
Qui luật về thời gian hữu ích và tính lỗi thời của tài liệu
Thời gian hữu ích hay tuổi thọ của tài liệu khoa học kỹ thuật phụ thuộc
vào lĩnh vực tri thức và giá trị nội dung của tài liệu. Tuổi thọ của tài liệu được
tính từ lúc cơng bố đến lúc lỗi thời, khơng còn được sử dụng nữa. Tài liệu
được sản sinh theo một yêu cầu nào đó thường giảm dần giá trị sử dụng cùng
với sự phát triển của yêu cầu này cho đến khi trở nên lỗi thời.
Ý nghĩa của qui luật này có tác dụng trong việc thanh lọc tài liệu ở các

cơ quan thông tin, thư viện. Tài liệu khi khơng cịn giá trị, khơng đáp ứng
được nhu cầu của người dùng tin nữa thì nên thanh lọc để tiết kiệm diện tích
kho, cơng sức của cán bộ, kinh phí cũng như để nâng cao chất lượng của kho
sách.


20

Qui luật giá cả tăng liên tục
Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động như lạm phát, giá cả tiêu dùng tăng,
chi phí lao động cũng tăng lên nên giá cả tài liệu cũng tăng lên nhanh trong
nhiều thập kỷ qua. Giá cả tài liệu bao hàm hai yếu tố cấu thành, đó là: giá cả
thơng tin mà tài liệu chứa đựng và giá cả phần vật chất chứa đựng thông tin
và các phương tiện phân phối tài liệu.
Nghiên cứu của một số tác giả trên tạp chí Library Resourse and
Technical Service cho thấy, trong khoảng 10 năm, từ 1986 đến 1996 giá các
loại tạp chí tăng 15,4%/năm và giá của tài liệu khoa học cơng nghệ tăng trung
bình 12-13%/năm.
Các nguyên nhân của sự tăng giá tài liệu là do:
-

Lạm phát của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.

-

Số trang, số tập của các tạp chí đều tăng dẫn tới khối lượng tăng.

-

Giá giấy và giá các nguyên vật liệu khác tăng.


-

Chi phí để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng.

-

Công nghệ thông tin tác động mạnh đến công nghệ xuất bản.

Do giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phát triển
nguồn của các thư viện, làm cho số lượng tài liệu mua bằng kinh phí mỗi năm
một giảm đi. Do vậy, để công tác phát triển nguồn lực thông tin tốt và mang
lại hiệu quả cao thì phải chú ý tới sự chi phối của các qui luật trên và tìm ra
những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu sự chi phối đó.
Ảnh hưởng của xuất bản điện tử
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
(CNTT) và truyền thông đã làm thay đổi cơ cấu các loại hình tài liệu có trong
mỗi thư viện và cơ quan thơng tin. Tài liệu truyền thống khơng cịn là nguồn
duy nhất. Ấn phẩm điện tử ra đời cùng với công nghệ mới tạo ra cơ sở để trao


21

đổi thơng tin có chất lượng cao và nhanh chóng.
Xuất bản điện tử có một số ưu điểm nổi bật là dễ kiểm sốt thơng tin và
khả năng tìm kiếm thơng tin nhanh. Các lợi ích mà xuất bản điện tử mang lại
là trên phạm vi tồn cầu, thơng qua mạng Internet, thời gian xuất bản nhanh
và có khả năng hỗ trợ tốt của cơng cụ máy tính (khả năng liên kết tới tài liệu
gốc, hỗ trợ của hình ảnh hoặc âm thanh).
Sản phẩm của xuất bản điện tử với các ưu điểm nổi trội đang ngày càng

lấn át các vật mang tin truyền thống. Do vậy, công tác phát triển nguồn lực
thông tin ở các cơ quan thông tin thư viện cần phải có chính sách phát triển
hợp lý, hài hồ giữa các loại hình tài liệu mới đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của người dùng tin.
1.2 Hoạt động của Thư viện với công tác đào tạo tại Trường ĐHBK HN
1.2.1 Vài nét về trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) là trường đại học kỹ
thuật đa ngành đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo nghị định 147/NĐ
của chính phủ do Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký ngày
06/3/1956 với hai nhiệm vụ chính trị là:
- Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
và các lĩnh vực khác với phương thức đào tạo các bậc học từ cao đẳng trở
lên.
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ mới
vào thực tiễn lao động sản xuất góp phần đưa nhanh những thành tựu công
nghệ hiện đại vào thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Với nhiệm vụ được đề ra, trường ĐHBK phấn đấu và trở thành trung tâm đào
tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
“Cơng nghiệp hố - hiện đại hố” đất nước.
Mục tiêu chính của nhà trường trong giai đoạn hiện nay là: "Xây dựng


22

ĐHBK HN thành trường đại học đào tạo trình độ cao đa ngành, đa lĩnh vực,
một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hiện đại với một
số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, một địa chỉ tin
cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp
tài chính trong và ngồi nước góp phần thực hiện cơng nghiệp hố- hiện đại
hố đất nước”.[26 tr 122].

Chức năng và nhiệm vụ cơ bản trong giai đoạn đổi mới giáo dục phục vụ
Cơng nghiệp hố-hiện đại hố đất nước của nhà trường là: Làm nòng cốt
trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng chương
trình đào tạo, biên soạn giáo trình, mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các
trường đại học trong và ngoài nước. Tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào triển khai các
đề án, các qui trình cơng nghệ và sản xuất kinh doanh.
Trường ĐHBK HN hiện đang vận hành theo cơ chế 3 cấp: Trường Khoa (Viện, Trung tâm) - Bộ mơn (Phịng thí nghiệm). Nhà trường hiện có
1.973 cán bộ viên chức, trong đó có 1.203 cán bộ giảng dạy với 5 nhà giáo
nhân dân, 45 nhà giáo ưu tú, 39 giáo sư, 148 phó giáo sư, 28 tiến sĩ khoa học,
402 tiến sĩ, 505 thạc sĩ, công tác trong 14 khoa, 5 viện, 25 trung tâm nghiên
cứu, 98 bộ môn và 20 phịng ban trực thuộc, phục vụ cho hơn 35 nghìn sinh
viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh đang theo học tại trường.
Với qui mô và phương thức đào tạo ngày càng mở rộng, chất lượng đào
tạo được nhà trường đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện để sinh viên, học
viên có điều kiện nghiên cứu và học tập, để mỗi người có thể phát huy hết tài
năng và trí tuệ của mình, biến q trình đào tạo của nhà trường thành quá
trình tự đào tạo để sinh viên, học viên khi ra trường có khả năng đáp ứng,
thích nghi với nền kinh tế thị trường và nhu cầu của xã hội.


23

BAN GIÁM HIỆU

CÁC
PHỊNG
BAN

CÁC KHOA


CÁC VIỆN

P. Hành chính
tổng hợp

Khoa
điện

VIện
CNSH&TP

P. Tổ chức
cán bộ

Khoa
CNTT

Viện
Nhiệt Lạnh

P. Đào tạo
đại học

Khoa
ĐT-VT

Viện
Vật lý KT


...

...

Viện KH&CN

mơi trường

TRUNG
TÂM

VĂN
PHỊNG

Trung tâm
NC Polyme

Văn phịng
đẳng ủy

Trung tâm
VL vơ cơ

Văn phịng
Cơng đồn

Trung tâm
TĐ hóa

Văn phịng

đồn TN

...

Hội
sinh viên

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của trường ĐHBK HN
Ngồi cơng tác đào tạo sinh viên hệ đại học, cao đẳng thì cơng tác đào
tạo sau đại học được coi là chỉ tiêu quan trọng, đánh giá vị trí và sự phát triển
của trường. Việc đào tạo sau đại học của trường ngày càng được mở rộng và
phát triển. Trong 5 năm gần đây, qui mô tuyển sinh cao học đã gia tăng mạnh
mẽ, từ 279 học viên năm 1999 tới năm 2002 đã lên 605 và cho đến hết năm
2004 đã đạt con số gần 1.000 người. Dự kiến đến năm 2015 số lượng đào tạo
của hệ sau đại học đạt tỷ lệ từ 25-30% so với tổng sinh viên trong tồn
trường.
Cơng tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ
(CGCN) đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong thời kỳ 2000 -2005,
thực hiện nghị quyết 26/NQTW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về khoa
học và công nghệ (KH & CN) và nghị định 35/HĐBT về công tác quản lý KH
& CN, trường ĐHBK HN đã chú trọng công tác NCKH trong cả cán bộ và


24

sinh viên. Trường đã tham gia và chủ trì gần 1000 đề tài NCKH các cấp, đã
thực hiện trên 5000 hợp đồng CGCN. Nhiều cán bộ khoa học của trường đã
trực tiếp tham gia xây dựng và hoạt động trong các chương trình quốc gia.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã được triển khai ứng dụng trong sản xuất, đời
sống xã hội.

Tuy nhiên việc mở rộng qui mô đào tạo đã ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động của thư viện, bởi nguồn lực thơng tin hiện có của thư viện khơng
tăng bao nhiêu so với tốc độ gia tăng của người dùng tin.
Bảng 1: Qui mô đào tạo của trường ĐHBK HN
Năm học
TT

Loại hình đào tạo

2001

2002

2003

2004

1

Chính qui

3587

3604

4257

4000

2


Hệ tại chức

2243

2378

2411

2250

3

Cao đẳng kỹ thuật

2881

3025

3105

3000

5

Nghiên cứu sinh

170

158


186

215

6

Cao học

292

605

783

950

7

Kỹ sư II

1530

1608

1425

1179

1.2.2. Hoạt động của Thư viện trong trường ĐHBK HN

Thư viện là bộ phận không thể thiếu được trong công tác đào đạo và
nghiên cứu khoa học. Để khẳng định vai trò của thư viện trong trường đại
học, Edmund James, Viện trưởng viện đại học Illinois đã nói : “Trong những
cơ sở hay phịng ban của một trường đại học, khơng có cơ sở nào thiết yếu
hơn thư viện. Ngày nay khơng một cơng trình khoa học nào với giá trị đích
thực mà lại khơng có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ những trường hợp
phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong lịch sử nhân loại,
đó là những trường hợp ngoại lệ.”[23 tr 96].
Nhận thức được vai trò to lớn của tài liệu trong học tập, Thư viện trường


25

ĐHBK HN ra đời ngay sau khi nhà trường được thành lập. Cùng với sự lớn
mạnh của trường, Thư viện ĐHBK HN cũng đã không ngừng phát triển. Với
các giảng đường, lớp học và với hệ thống các phịng thí nghiệm, xưởng thực
nghiệm, Thư viện là một tổ chức, một hình thức hoạt động quan trọng vào
loại bậc nhất của nhà trường.
Khi thành lập, Thư viện trường được thiết kế và xây dựng với qui mô
800 chỗ ngồi cho khoảng 2400 lượt độc giả/ngày. Khi đó đây là thư viện lớn
nhất, hiện đại nhất trong số các thư viện trường đại học ở nước ta. Trải qua
gần 50 năm hoạt động với việc mở rộng qui mô đào tạo của trường, thư viện
ngày càng trở nên chật hẹp và nguồn lực thông tin không đủ để đáp ứng nhu
cầu của người dùng tin trong toàn trường. Để phù hợp với xu thế phát triển
của xã hội, các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch mà Việt Nam cần vươn đến
trong những thập kỷ tới là: “đưa các trường đại học không chỉ trở thành các
trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ lớn mà cịn
trở thành các trung tâm thông tin lớn, hiện đại phục vụ trực tiếp cho sự phát
triển kinh tế xã hội...”. Trường ĐHBK HN đã nhận thức được vai trò và tầm
quan trọng của thư viện trong nhà trường và đề xuất dự án xây dựng thư viện

điện tử. Dự án đã được Nhà nước chấp thuận với việc xây dựng thư viện điện
tử trường ĐHBK có kinh phí đầu tư gần 200 tỷ đồng với qui mô 4000 chỗ,
phục vụ 10.000 lượt độc giả /ngày. Đây cũng là trung tâm giao dịch và quản
lý mạng sau khi các thư viện điện tử khác ra đời.
Là thư viện của trường đại học chuyên đào tạo các cán bộ khoa học và
công nghệ, hoạt động của thư viện gắn liền với những hoạt động của trường
và là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Việc đáp
ứng thông tin cho cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và sinh viên trong tồn
trường là cơng tác chủ yếu trong hoạt động thư viện.
Hàng năm, trường có rất nhiều các dự án, các đề tài NCKH được báo cáo


×