Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Tìm hiểu hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại phòng văn hóa và thông tin huyện đông triều tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA – THỂ THAO – DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
FG

NGUYỄN THỊ THU

LỄ NHẬP KÚT
CỦA NGƯỜI CHĂM BÀLAMÔN
NINH THUẬN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HĨA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGƠ VĂN DOANH

HÀ NỘI - 2007


LỜI CẢM ƠN
YZ
Để  hồn  thành luận văn  này,  bản  thân  tác  giả đó 
nhận  được  nhiều  sự  giúp  đỡ  từ  các  cá  nhân  và  các  cơ 
quan, đoàn thể. 
 


Trước  tiên,  xin  chân  thành  cảm  ơn  Khoa  sau  Đại 
học và lónh đạo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đó tạo 
mọi  điều  kiện  cho  tơi  trong  suốt  q  trỡnh  học  tập  và 
nghiờn  cứu.  Đặc  biệt,  xin  cảm  ơn  PGS.TS  Ngô  Văn 
Doanh, thầy giáo hướng dẫn trực tiếp cho tơi thực hiện 
đề tài. 
 

Cảm ơn cơ quan Sở Văn hóa Thơng tin, Trung tâm 
VHTT  tỉnh  Ninh  Thuận,  các  cán  bộ  Bảo  tàng  tỉnh,  Trung 
tâm Nghiên cứu và đào tạo Văn hóa Chăm, thư viện tỉnh, 
cảm  ơn  nhà  nghiên  cứu  Nguyễn  Hải  Liên,  ơng  Sử  Văn 
Ngọc đó giỳp đỡ về tư liệu. 
 

YZ


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Dân tộc Chăm là một cộng đồng dân tộc thiểu số trong gia đình 54
dân tộc anh em của Việt Nam, sống rải rác ở một số địa phương nhưng tập trung
đông nhất ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Người Chăm có một truyền
thống văn hóa lâu đời và mang những sắc thái riêng. Qua quá trình thời gian
cũng như sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hóa trong lịch sử, sự tàn phá
của chiến tranh…, văn hóa Chăm có những biến đổi, nhưng vẫn giữ lại được
những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, thể hiện đời sống tinh thần, tư tưởng,
triết luận, tâm linh…. của người Chăm.


1.2. Người Chăm Ninh Thuận theo nhiều tôn giáo khác nhau nhưng chủ
yếu là Bàlamôn giáo, Bàni (Hồi giáo cũ) và Islam (Hồi giáo mới); cả ba đều là
các tôn giáo được du nhập từ bên ngồi vào. Các tơn giáo này đã ảnh hưởng
mạnh mẽ, chi phối đến đời sống tinh thần, văn hóa của người Chăm cho đến
ngày nay. Tuy nhiên, những yếu tố văn hóa nội sinh vẫn có sức sống đặc biệt,
một mặt nó hịa hợp với yếu tố ngoại sinh, một mặt nó làm biến đổi các yếu tố
ngoại sinh theo hướng “bản địa hóa” làm nên một sắc thái văn hóa riêng độc
đáo của dân tộc Chăm.

Hiện nay, người Chăm Ninh Thuận, đặc biệt là người Chăm Bàlamơn,
cịn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc riêng. Đó chính là kho
tàng tư liệu sống, là hiện thực sinh động, phong phú để chúng ta tiếp cận, tìm
hiểu những nét riêng của một dân tộc trong quá trình lịch sử từ xưa cho đến


ngày nay. Nét đặc sắc đó có nguồn gốc bản địa của một cư dân nông nghiệp
Đông Nam Á đã tiếp nhận nhiều tôn giáo và giao thoa với đa nguồn văn hóa.
1.3. Tín ngưỡng thờ Kút trong đó có lễ nhập Kút nằm trong hệ thống nghi
lễ tang ma, là nghi lễ cuối cùng trong nghi lễ vòng đời của người Chăm
Bàlamơn. Đây là một hiện tượng văn hóa đặc sắc riêng có và là nghi lễ có tính
chất điển hình của sự bản địa hóa những yếu tố văn hóa du nhập Ấn Độ giáo của
người Chăm. Lễ nhập Kút cũng như tín ngưỡng thờ Kút của người Chăm rất
quan trọng đối với họ và đã tồn tại khá bền vững, nhưng trước xu thế giao lưu,
hội nhập hiện nay, cũng đứng trước nguy cơ mai một, biến dạng như những yếu
tố văn hóa truyền thống khác của người Chăm. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên
cứu để có hướng bảo lưu gìn giữ, phát huy những giá trị tích cực, đáp ứng nhu cầu
đời sống tâm linh, tình cảm của cộng đồng người Chăm là một vấn đề cần thiết.

1.4. Bản thân tác giả sống và công tác trong ngành Văn hóa vùng Thuận

Hải cũ (Bình Thuận, Ninh Thuận) từ năm 1976, tại Ninh Thuận từ 1993, có điều
kiện tiếp cận và tìm hiểu những đặc điểm văn hóa cũng như phong tục tập quán
của đồng bào Chăm ở địa phương. Từ đó nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề
đã nêu cũng như có nhiều thuận lợi khi tiến hành công việc nghiên cứu.

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Lễ nhập Kút của
người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích của luận văn là tìm hiểu, nghiên cứu tín ngưỡng thờ Kút,
cụ thể là lễ nhập Kút của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận.


2.2. Thông qua nghiên cứu cụ thể, luận văn đi sâu phân tích sự bản địa
hóa (Chăm hóa) những yếu tố Ấn Độ giáo trong lễ nhập Kút của người Chăm.

2.3. Vì mục đích là nghiên cứu lễ nhập Kút của đồng bào Chăm Bàlamôn
Ninh Thuận, do vậy nhiệm vụ của luận văn là tập trung miêu thuật quy trình lễ
nhập Kút cùng những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thờ Kút của đồng bào
Chăm Bàlamôn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng của luận văn là “Lễ nhập Kút của người Chăm Bàlamôn
Ninh Thuận” tức là nghiên cứu một lễ nghi cụ thể liên quan đến đời sống tâm
linh - tín ngưỡng của người Chăm Bàlamơn, bao gồm các lễ thức, quan niệm và
những vấn đề liên quan, ảnh hưởng của tín ngưỡng này trong đời sống của
người Chăm hôm nay đối với xu hướng phát triển chung của xã hội.


3.2. Dù rằng hiện nay, người Chăm theo đạo Bàlamôn sống tại cả hai tỉnh
Ninh Thuận và Bình Thuận, nhưng những phong tục tập quán và lễ nghi của họ
về cơ bản là giống nhau, nên phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung khảo
sát, nghiên cứu hiện tượng văn hóa này trong khn khổ khơng gian địa bàn
tỉnh Ninh Thuận.

4. Tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu văn hóa Chăm từ trước đến nay đã thu hút nhiều
nhà nghiên cứu khoa học quan tâm kể cả người nước ngoài, người trong nước
và người dân tộc Chăm.


Có thể nói những người khởi xướng cho việc nghiên cứu văn hóa Chăm
thuộc về những học giả người Pháp bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Nhưng những cơng trình nghiên cứu ban đầu này chủ yếu là những cơng trình
mang tính khái qt chung về ngôn ngữ, văn tự, lịch sử, khảo cổ, nghệ thuật
điêu khắc và kiến trúc.

Riêng những cơng trình liên quan đến tín ngưỡng chỉ có một số ít tác giả
có đề cập đến như: M.E. Aymonier với “Người Chăm và những tín ngưỡng của
họ” (xuất bản năm 1891, bản dịch của Đào Trọng Lũy), “Tín ngưỡng và sự tuân
giáo quy của người Chăm ở Vương quốc Campuchia” (1891, bản dịch của Đào
Trọng Lũy), Georges Maspero với tác phẩm đầy đặn “Vương quốc Chàm” (xuất
bản lần thứ 2 năm 1928, bản dịch của Lê Tư Lành)...

Các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu văn hóa Chăm từ sau năm 1954.
Có thể kể đến Nguyễn Khắc Ngữ với tác phẩm “Mẫu hệ Chàm” [48], và một số
bài báo như “Ngải Chàm” (1959), “Hoả táng” của người Chàm [47]; Nguyễn
Văn Luận với “Người Chăm Hồi giáo miền Tây nam phần Việt Nam ” [37]...


Ngoài ra, một số tác giả người Chăm cũng đã có một số cơng trình, bài
viết giới thiệu khái qt văn hoá Chăm như Thiên Sanh Cảnh, Bố Thuận với
một số bài viết đăng trên các tập san “Văn hoá nguyệt san”, “Tạp chí Văn hố Á
Châu” xuất bản ở Sài Gòn trước năm 1975.

Việc sưu tầm, nghiên cứu văn hoá Chăm bắt đầu phát triển mạnh từ sau
năm 1975 với sự quan tâm về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Nét
đặc sắc của văn hoá Chăm đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu
trong bối cảnh lịch sử đầy biến động và quan hệ giao lưu với các nền văn hoá


trong đó có văn hố Việt. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị liên tiếp
được cơng bố, đóng góp đáng kể vào hệ thống tư liệu q giá. Có thể kể đến một
số tác giả tiêu biểu như Ngô Văn Doanh [14], [15], [16], [17], [18]; Lý Kim
Hoa [29], [30]; Chu Quang Trứ; Nông Quốc Thắng; Pari Chàm; Nguyễn Văn
Luận [37]; Inrasara [33], [34]; Phan An [1], [8]; Phan Xuân Biên [7], [8]; Phan
Văn Dốp [8], [19]…
Liên quan đến lễ hội có một số cơng trình đề cập đến một số lễ hội mang
tính cộng đồng như Lễ KaTê, Lễ Chabur, hệ thống lễ Rija….
Liên quan đến nghi lễ vịng đời người Chăm có cơng trình “Văn hoá Chăm”
của Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), “Những vấn đề về dân tộc
học ở miền Nam Việt Nam” và gần đây có cơng trình luận án TS. của Phan Quốc
Anh: “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận” đã được in thành
sách [5].
Lễ nhập Kút nằm trong hệ thống nghi lễ tang ma và vì vậy cũng nằm
trong hệ thống nghi lễ vịng đời của người Chăm Bàlamơn. Lễ nhập Kút biểu
hiện tín ngưỡng tâm linh đồng thời vừa mang những yếu tố đặc sắc của một lễ
hội cộng đồng (ở đây là lễ hội của một dòng tộc). Liên quan đến đề tài luận văn
vì vậy phải kể đến một số cơng trình về tín ngưỡng - tơn giáo, về nghi lễ vịng

đời và cả về lễ hội dân gian Chăm.

Một số công trình, tác phẩm, bài viết đáng kể như:

“Tang lễ và hôn nhân Chàm ” của Bố Thuận, Vũ Lang (1962 - Tạp chí
Bách Khoa, Sài Gịn, số 138, tr.19)


“ Tín ngưỡng tượng Kút ở vùng Chàm Thuận Hải” của Bố Xuân Hổ
(1977 - Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr.17 - 22)

Tác giả Lý Kim Hoa với các tác phẩm “Vài nhận định về tín ngưỡng dân
gian Chàm ở Thuận Hải” (1978 - trong “Những vấn đề dân tộc học ở Miền nam
Việt Nam ”), Tập II, Quyển II, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh), “ Bàlamơn giáo ở người Chàm Thuận Hải xưa và nay” (1979 - Tạp chí
Dân tộc học, số 3, tr.37 - 41)

“Đám ma người Chăm Bàlamôn ở Thuận Hải” của Sử Văn Ngọc (1978 trong “Những vấn đề dân tộc ở miền Nam Việt Nam ” Tập II, Quyển II, Viện
khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh )

“Tục thờ Kút của người Chăm Ninh Thuận” của Sử Văn Ngọc (1997 - Tư
liệu khảo sát chép tay, chưa xuất bản )

“Vai trò âm nhạc trong lễ hội dân gian Chăm Ninh Thuận” của Hải Liên
(1999)

“Một vài suy nghĩ về thực trạng tín ngưỡng - tơn giáo của người Chăm
hiện nay” của Thành Phần (2001 - Tài liệu hội thảo “Thực trạng tơn giáo tín
ngưỡng Chăm” do Tỉnh uỷ Ninh Thuận tổ chức)


Tác giả Phan Quốc Anh với Luận án Tiến sĩ “Nghi lễ vòng đời của người
Chăm Bàlamôn Ninh Thuận” (2003) đã được in thành sách (2006) và một số bài
viết như: “Đôi nét ảnh hưởng của tơn giáo Ấn Độ với văn hóa Chăm Bàlamơn
Ninh Thuận ” (2001 - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9), “Những quan niệm


trong tang ma của người Chăm Bàlamôn” (2002 - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,
số 6).

Trong những cơng trình trên, các tác giả đã đề cập một cách tổng thể đến
những vấn đề về tơn giáo, tín ngưỡng, lễ tục, lễ hội của người Chăm, đặc biệt là
những cơng trình về lễ tang và tục thờ Kút có những phần liên quan đến đề tài
nghiên cứu của luận văn nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun biệt
về lễ nhập Kút của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận. Các tác phẩm nói về
tượng Kút cũng như tín ngưỡng thờ Kút cũng chỉ mới dừng lại ở những bài viết
nhỏ lẻ, chưa đầy đủ, chuyên sâu một cách có hệ thống. Cơng trình “Tục thờ Kút
của người Chăm Ninh Thuận” của tác giả Sử Văn Ngọc mới chỉ là tư liệu sưu
tầm điền dã chưa thật đầy đủ, chưa phải là cơng trình nghiên cứu khoa học và
chưa được xuất bản. Các cơng trình về tang ma người Chăm chủ yếu đề cập đến
lễ tang. Cơng trình Luận án Tiến sĩ của Phan Quốc Anh về “Nghi lễ vòng đời
của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận” cũng dành một phần khá kỹ về lễ tang,
trong đó có đề cập đến lễ nhập Kút là một nghi lễ xảy ra sau lễ tang một thời
gian khá lâu. Tuy nhiên, ở phần này tác giả cũng chỉ mới lướt qua, mang tính
giới thiệu những nét cơ bản vì khơng thể đi sâu trong một cơng trình lớn đề cập
đến tất cả những nghi lễ của vòng đời người như thế.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở định hướng đường lối của Đảng
Cộng Sản Việt Nam về văn hoá.

- Để lấy tài liệu, luận văn sử dụng phương pháp điều tra điền dã thực địa : ghi
chép, phỏng vấn, sưu tầm tư liệu, quan sát, miêu thuật tiến trình lễ một cách khách
quan.


- Trên cơ sở những tư liệu có được, luận văn sử dụng một số phương
pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra ý nghĩa và những giá trị văn hoá
trong lễ nhập Kút của người Chăm Bàlamơn Ninh Thuận.

6. Đóng góp của luận văn

- Luận văn tập hợp và hệ thống hoá tư liệu một cách đầy đủ và chuyên
biệt về lễ nhập Kút của người Chăm Bàlamơn Ninh Thuận.

- Luận văn bước đầu phân tích và chỉ ra sự bản địa hóa các yếu tố văn hóa
ngoại nhập (Ấn Độ giáo) trong lễ nhập Kút.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp thêm về mặt tư liệu cho việc
nghiên cứu lễ nhập Kút cũng như tín ngưỡng thờ Kút trong đời sống tâm linh
của người Chăm Bàlamơn Ninh Thuận, góp phần vào hệ thống nghiên cứu về
văn hố Chăm nói chung. Từ đó, có thể có sự nhìn nhận đúng đắn trong định
hướng bảo tồn, phát huy các giá trị tích cực, góp phần xây dựng cuộc sống mới
trong cộng đồng người Chăm hơm nay.

7. Bố cục của luận văn:

Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Lễ thức tang ma của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận
Chương 2: Lễ nhập Kút



Chương 3: Những giá trị văn hóa của lễ nhập Kút

Chương 1
LỄ THỨC TANG MA CỦA NGƯỜI CHĂM BÀ LA MÔN
NINH THUẬN


1.1. Người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận

1.1.1. Người Chăm
Người Chăm ở Việt Nam hiện nay có số dân khoảng trên 140.000 người,
hầu hết sống ở vùng đồng bằng, ven đô thị, ven sơng, dọc đường giao thơng và
một số ít ở vùng miền núi; được phân bố rải rác, cách xa nhau, từ các tỉnh Trung
bộ cho đến Nam bộ thuộc 12 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung đơng nhất tại
khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.

Người Chăm là một dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo
(Malayo - Polinesien), có q trình lịch sử phát triển lâu đời và trải qua nhiều
biến cố thăng trầm trên dải đất Việt Nam. Từ trước đến nay, có nhiều tên gọi
khác nhau về người Chăm như Chăm, Chàm, Champa, Chiêm, Chiêm
Thành…Nhưng hiện nay, nhà nước Việt Nam thống nhất gọi là dân tộc Chăm.

Dân tộc Chăm ở Việt Nam được chia thành các nhóm khác nhau theo
khu vực địa bàn cư trú, tơn giáo và văn hóa. Có thể chia làm ba nhóm (vùng)
người Chăm như sau: Nhóm cộng đồng người Chăm ở Bình Định - Phú n,
khơng theo tơn giáo nào, sống ở khu vực miền núi, gọi là người Chăm H’roi.
Nhóm cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận - Bình Thuận theo hai tơn giáo
chính là Bàlamơn giáo và Bàni được gọi là người Chăm Bàlamôn và người

Chăm Bàni. Người Chăm Bàlamơn cịn được gọi là Chăm Ahier, còn người
Chăm Bàni được gọi là Chăm Awal. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu dùng theo
cách gọi này. Còn bản thân người Chăm Bàlamơn họ tự gọi mình là Chăm
“Rặt” (Cam Jat - Chăm gốc), Chăm Bàni là Cam Bini. Tuy nhiên, từ trước đến
nay, tên gọi người Chăm Bàlamôn và người Chăm Bàni vẫn được dùng phổ


biến mặc dù chính bản thân người Chăm khơng đồng tình lắm với cách gọi này,
họ chỉ gọi đơn giản người Chăm Bàlamôn là Chăm và người Chăm Bàni là Bini.
Nhóm cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ theo đạo Islam (Hồi giáo) gọi là Chăm
Islam, cư trú ở An giang, thành phố Hồ Chí Minh và rải rác ở các tỉnh Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh…Ngồi ra, một số người Chăm ở
Ninh Thuận cũng theo đạo Islam, người Chăm ở đây gọi là “Hồi giáo mới” để
phân biệt với đạo Bàni là “Hồi giáo cũ” [5], [58].

Theo các thư tịch cổ Trung Quốc, các nhà khoa học đều cho rằng Vương
quốc Champa được hình thành từ thời đầu cơng ngun (năm 192) và từ đó đã
nhiều lần thay đổi tên gọi cùng với sự biến đổi của lịch sử, đó là các tên: Lâm
Ấp, Hồn Vương, Chiêm Thành. Những tên gọi này có thể như là một tước về
nghi thức do các vua của vương triều gắn vào tên đăng quang hay tên nước để
nêu rõ nguồn gốc của dịng họ đang trị vì, như tên Hồn Vương chẳng hạn.
Nhưng đối với người Trung Hoa, họ vẫn gọi là “Chàm”, “Vương quốc Chàm”.
Tên gọi Chiêm Thành tương ứng với Champa [27, tr.174, 175].

Trong quá trình phát triển, người Chăm đã đạt đến một trình độ cao về tổ
chức xã hội và để lại một di sản văn hóa đặc sắc, phong phú từ sức mạnh nội tại
cùng với sự tiếp nhận ảnh hưởng, tác động của quá trình giao lưu với các dân
tộc khác trong vùng. Vương quốc Champa đã từng tồn tại từ phía Nam đèo
Ngang - Quảng Bình đến vùng giáp giới của hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai
ngày nay. Qua nhiều biến động của chiến tranh, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX,

những phần đất cuối cùng ở phía Nam Vương quốc Champa dần dần được sát
nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Đến thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, Vương quốc
Champa khơng có tên trong bản đồ nữa, Vương triều Champa chỉ tồn tại trên
danh nghĩa một số chức quyền được triều Nguyễn Phiên Vương nhưng cũng chỉ
được một thời gian ngắn. Để tránh chiến tranh, một số cộng đồng người Chăm


đã di cư ra nước ngoài, đến vùng Hải Nam Trung quốc hay theo hướng Nam đi
về Malaisia, Indonésia, Campuchia…còn một số thì lên miền núi sống riêng lẻ.
Từ đó cộng đồng người Chăm đã bị tách biệt, cách xa nhau về mặt địa lý và
sống xen với các dân tộc khác nên đã tạo ra những điểm khác nhau trong văn
hóa giữa các nhóm người Chăm như ngày nay [5], [8], [14], [27], [58], [63].

Người Chăm hiện nay là một thành phần dân tộc trong 54 dân tộc của
Việt Nam. Họ sống tụ cư theo thơn, xóm và thường theo cộng đồng tơn giáo.
Trước đây có một số xã thuần Chăm nhưng nay hầu như khu vực nào cũng có
người Việt và các dân tộc khác cùng sinh sống.

1.1.2. Người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận

1.1.2.1. Sơ lược về vùng đất Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh nằm về phía Nam miền trung Việt Nam đã nhiều
lần thay đổi địa giới hành chính. Trong Vương quốc Chămpa xưa, Ninh Thuận
và Bình Thuận thuộc châu Panduranga, là một trong bốn châu (có giai đoạn là
3 châu) của Champa. Năm Nhâm Thân thứ nhất (1693), Vương triều cuối cùng
của Chiêm Thành sụp đổ, nước ta mở rộng đến tỉnh Bình Thuận giáp với Chân
Lạp. Triều Nguyễn lấy đất từ Phan Rang, Phan Rí trở về Tây đặt làm hai huyện
An Phước và Hoà Đa, đặt lại dinh Bình Thuận, đổi nước Chiêm Thành thành
trấn Thuận Thành, đặt 4 đạo: Phan Rang, Phan Thiết, Ma Ly, Phố Hải.


Đời Duệ Tơng Hiếu Định Hồng đế Nguyễn Phúc Thuần, năm Quý Tỵ
thứ 8 ( 1773) đất ấy bị nhà Tây Sơn chiếm. Đến năm Quý Sửu ( 1793) Thế Tổ
Cao Hoàng đế Nguyễn Ánh đánh chiếm lại. Năm Gia Long thứ 7 đổi dinh Bình


Thuận thành trấn Bình Thuận. Năm Minh Mạng thứ 4 đối phủ Bình Thuận,
kiêm lý huyện Yên Phước, bỏ đạo Phan Rang. Năm Minh Mạng thứ 13, đặt 2
phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận, đổi trấn thành tỉnh. Như vậy, Ninh Thuận là
một phủ của Bình Thuận, gồm 2 huyện Yên Phước và Tuy Phong, ranh giới từ
huyện Vĩnh Xương (Khánh Hồ) đến huyện Hồ Đa, phủ Hàm Thuận (Bình
Thuận).

Năm 1898, tỉnh Thuận Khánh chia đơi, thành lập tỉnh Bình Thuận và tỉnh
Khánh Hoà. Phủ Ninh Thuận và huyện An Phước đa số người Chăm sinh sống, lệ
vào tỉnh Khánh Hoà [11], [40], [63].

Ngày 20-5-1901 thành lập tỉnh Phan Rang, tiền thân của tỉnh Ninh
Thuận, tỉnh lỵ là Phan Rang, bao gồm phủ Ninh Thuận được đặt thành đạo Ninh
Thuận, huyện An Phước và một huyện người thiểu số là huyện Tân Khai. Ngày
10-5-1914, phần đất có người Việt và người Chăm sát nhập vào tỉnh Khánh
Hồ, phần đất có người thiểu số thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 5-7-1922, tách
phần đất có người Việt và người Chăm lập thành tỉnh Phan Rang, gồm phủ
Ninh Thuận, một huyện người Chăm là huyện An Phước, 5 tổng đồng bằng là
Mỹ Tường, Đắc Nhơn, Vạn Phước, Phú Quý, Kinh Dinh và 2 tổng miền núi là
É Lâm Hạ, É Lâm Thượng.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh Ninh Thuận được chia làm 3
huyện: Ninh Hải Hạ, Ninh Hải Thượng và Ninh Sơn. Tháng 6-1946, tại Ninh
Thuận thành lập 6 khu hành chính. Tháng 8-1948, vùng 6 (Cam Ranh) được

giao về Khánh Hoà và sát nhập các vùng còn lại thành lập các huyện Thuận
Nam, Thuận Bắc và An Phước. Đầu năm 1950, ta chủ trương giải tán các huyện
để thành lập các xã lớn (liên xã) trực thuộc tỉnh. Tháng 3-1950, ta thành lập khu


căn cứ Bác Ái, đến năm 1951 đổi thành huyện Bác Ái và thành lập căn cứ Anh
Dũng ở phía tây đường 11. Năm 1953 thành lập huyện căn cứ Anh Dũng.

Sau ngày 30-4-1975, Ninh Thuận được sát nhập với Bình Thuận, Tuyên
Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 2-1976, giải thể tỉnh Thuận Lâm
thành lập tỉnh Thuận Hải gồm 3 tỉnh là Bình Thuận, Ninh Thuận và Bình Tuy.
Ngày 01-4-1992, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành 2 tỉnh: Ninh Thuận và
Bình Thuận. Hiện nay, Ninh Thuận có 01 thành phố tỉnh lỵ là Phan Rang - Tháp
Chàm và 5 huyện là Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Hải và Thuận Bắc
[11], [40].

* Đặc điểm địa lý, khí hậu và dân cư

Ninh Thuận có tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, nằm vào khoảng 11o
18’14” đến 12o 09’ 15” độ vĩ Bắc và từ 108o 09’ 08” đến 109o 14’ 25” độ kinh
Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hồ, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Tây giáp tỉnh
Lâm Đồng và phía Đơng giáp biển Đơng.

Ninh Thuận là một tỉnh đa dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và miền
ven biển. Trên đại thể, Ninh Thuận giống như một cái chảo, ba mặt Bắc, Tây,
Nam và một nửa phía Đơng bao gồm núi non bao quanh, phía bắc và phía Nam
là 2 dãy núi cao lan ra sát biển, phía Tây là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng.
Vùng đồng bằng hình thành một vùng trũng. Đồi núi ở Ninh Thuận chiếm 63%
diện tích, đồi gị bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4%.
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km, vùng lãnh hải 18.000 km2, có các cửa biển

chính như Vĩnh Hy, Khánh Hải, Đơng Hải và Cà Ná [11], [63].


Ninh Thuận cò 2 mùa rõ rệt như các tỉnh miền Nam Việt Nam: mùa mưa
và mùa khô. Tuy nhiên mùa mưa chính chỉ từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm,
những tháng khác lượng mưa rất ít khơng đáng kể. Khí hậu mang tính nhiệt đới
gió mùa, có đặc trưng khơ nóng và gió nhiều, lượng mưa trung bình ít.

Theo số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Ninh Thuận năm 2005, dân số tỉnh
Ninh Thuận có 568.535 người, cư trú ở 5 huyện và 01 thành phố gồm 59 xã,
phường, thị trấn. Ngoài người Việt (Kinh) với 77,67% dân số, hiện nay, Ninh
Thuận cịn có 26 dân tộc ít người sinh sống với tổng số 130.641 người, chiếm
23,5% dân số tồn tỉnh. Trong đó, dân tộc Chăm chiếm 11,58%, dân tộc Raglai
chiếm 9,3%. Còn lại 24 dân tộc thiểu số khác sống rải rác, số lượng không
nhiều [11], [72].

Người dân Ninh Thuận theo các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo,
Hồi giáo, Tin lành, Bàlamơn giáo... Trong đó, riêng đối với người Chăm
Bàlamôn giáo chiếm tỷ lệ gần 60% và là một tôn giáo cổ xưa, đã được du nhập
rất sớm vào Đông Dương.

Người Chăm Ninh Thuận sống ở đồng bằng, từ lâu sinh sống bằng nông
nghiệp, trồng lúa nước là chính và có thêm chăn ni bị, dê. Hiện nay có một
số vùng trồng nho và ni cừu. Có 2 làng nghề được lưu giữ đó là làng gốm
Chăm Bầu Trúc và làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân,
huyện Ninh Phước. Người Chăm không sống bằng nghề biển mặc dù ở ngay
cạnh biển và trong lịch sử, họ cũng đã từng đi biển, sinh sống bằng nghề biển
qua những chuyến thương buôn với nuớc ngoài bằng đường hàng hải và họ
cũng đã từng có những đội hải chiến hùng mạnh của mình [8], [14], [27]. Hiện
nay, người Chăm vẫn có một số nghi lễ liên quan đến biển như lễ hội Rija

“dòng biển”.


Người Chăm ở Ninh Thuận cư trú tương đối tập trung ở 22 làng thuộc 12
xã, thị trấn, đông nhất là ở huyện Ninh Phước với 60.102 người, chiếm 82% dân
số người Chăm cả tỉnh. Trong đó, đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn là 32.220
người, người Chăm Bàni là 23.686 người, Chăm Islam 1.875 người và số người
Chăm theo đạo Tin lành là 700 người [72].

1.1.2.2. Người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận

Cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn không chỉ sống ở Ninh Thuận
mà cịn có ở Bình Thuận. Tất cả có khoảng trên 52.000 người, trong đó ở Ninh
Thuận là hơn 32.000 người. Người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận cư trú ở 16
làng, trong đó có 01 làng sống xen kẽ Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni.

Bàlamôn giáo là một tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, đã du nhập vào
cộng đồng người Chăm rất sớm (vào đầu công nguyên). Tuy nhiên, cũng như
đạo Bàni (Hồi giáo cũ), tôn giáo này ở người Chăm đã từ lâu khơng có mối
quan hệ với đạo Bàlamơn bên ngồi của thế giới mà tồn tại một cách độc lập,
khép kín nên đã có nhiều biến đổi (hay cịn gọi là bản địa hố), trở thành một
thứ tơn giáo riêng mang tính địa phương của cộng đồng dân tộc Chăm.

Người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận sống cộng cư theo “làng” (palei).
Mỗi làng bao gồm nhiều dòng tộc theo họ mẹ (chế độ mẫu hệ, khác với người
Chăm Islam theo chế độ phụ hệ), được chia thành ba khu vực cộng đồng tôn
giáo theo ba khu vực đền tháp (tháp Po Rômê, tháp Po Klong Girai, đền Po Inư
Nưgar) (xem phụ lục 2). Mỗi khu vực có hệ thống chức sắc tơn giáo phụ trách
mà cao nhất là vị Cả sư (Pô Dhia). Hiện nay, ở Ninh Thuận có 37 vị chức sắc



Bàlamơn (Pasêh), trong đó có 3 vị Cả sư phụ trách 3 khu vực và chịu trách
nhiệm cúng lễ ở khu vực mình phụ trách.

Ngồi ra, cịn một khu vực đền Pô Bin Thuôr (thôn Bỉnh Nghĩa, xã
Phương Hải, huyện Ninh Hải) chỉ có một làng người Chăm Bàlamơn và ở đây
khơng có chức sắc tơn giáo phụ trách. Mọi hoạt động tôn giáo do Ban phong tục
của làng đảm nhận. Mỗi khi có những nghi lễ cần đến chức sắc Bàlamôn đều
phải mời các thầy từ khu vực tháp Pơ Klong Girai về làm lễ. Vì vậy, Bỉnh
Nghĩa được qui về khu vực của tháp Pô Klong Girai.

Người Chăm Bàlamơn ở Bình Thuận sống tập trung ở huyện Bắc Bình
với số dân khoảng 23.000 người; về cơ bản, văn hóa của họ tương đồng với văn
hóa của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận.

1.2. Lễ thức tang ma

Người Chăm Bàlamôn thực hiện nghi lễ tang ma theo hình thức “hoả
táng”. Họ quan niệm khi chết phải được thiêu mới được đầu thai sang kiếp khác,
hồn của người chết mới được thần Lửa (Pô xang Pui) đưa lên trời cao để trở
thành hồn thiêng. Tuy nhiên, không phải ai chết cũng được thiêu. Và có những
nghi thức lễ tang khác nhau dành cho những thành phần khác nhau theo qui
định của tôn giáo. Lễ thức tang ma của người Chăm Bàlamôn khá tỉ mỉ, chi tiết
và phức tạp. Mỗi nghi thức đều chứa đựng những quan niệm triết lý nhân sinh
rất rõ ràng. Tất cả đều được thể hiện theo chu kỳ vòng đời của con người và bao
trùm quan niệm âm - dương lưỡng hợp.


Lễ tang của người Chăm Bàlamôn trước đây kéo dài rất nhiều ngày,
nhưng hiện nay được diễn ra trong 4 ngày gồm 1 ngày cho ăn, 1 ngày nghỉ, 1

ngày chém cây và ngày cuối cùng là ngày làm lễ hoả thiêu. Sở dĩ có một ngày
nghỉ, theo các thầy là vì trong tuần có hai ngày kỵ là Thứ hai và Thứ năm. Vì
vậy, phải chọn sao cho ngày thứ hai của tang lễ rơi vào một trong hai ngày kỵ
đó; lễ tang được nghỉ và cũng để có thời gian cho âm dương hịa hợp, tạo hình
hài mới cho bào thai được tượng hình trong người chết, chuẩn bị cho một qui
trình tái sinh mới bởi vì người Chăm quan niệm “chết là sự tái sinh”; cái chết
không phải là một sự kết thúc mà là bắt đầu cho một sự sống mới ở một thế giới
khác hoặc có thể ở một kiếp đời khác.

1.2.1. Trong mối quan hệ với tơn giáo - tín ngưỡng

Lễ tang là một lễ nghi quan trọng đối với hầu hết các dân tộc. Tất cả mọi
người đều phải chết. Nhưng không ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra và con
nguời sẽ như thế nào sau khi chết. Thông thường người ta nói “chết là hết”
nhưng về mặt tâm lý khơng ai muốn “chết là hết” và thường thì con người rất sợ
chết. Thông qua lễ tang người ta thể hiện quan niệm của mình về sự sống, cái
chết và cuộc sống sau cái chết. Đa số các dân tộc đều tin rằng có cuộc sống sau
cái chết. Tiến hành lễ tang cho người chết biểu hiện tình cảm, trách nhiệm của
người sống đối với người đã chết, mong cho người chết đi về thế giới bên kia
được sống một cuộc sống khác tốt đẹp hơn, đó chính là sự giải thốt. Và đó
cũng chính là ước mong của bản thân những người đang sống đối với chính họ
sau khi họ từ giã cõi đời. Tuy nhiên, nghi thức lễ tang được thể hiện rất khác
nhau giữa các dân tộc bởi qui định của văn hóa và tơn giáo - tín ngưỡng của dân
tộc họ.


Đối với người Chăm Bàlamôn, mặc dù chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo,
nhưng người Chăm vẫn duy trì các tín ngưỡng dân gian. Tơn giáo và tín ngưỡng
dân gian ở người Chăm Bàlamôn cùng tồn tại và chi phối bao trùm mọi mặt đời
sống tinh thần của họ, đặc biệt là trong nghi lễ tang ma. Tín ngưỡng chi phối

đầu tiên là tín ngưỡng thờ cúng ơng bà, tổ tiên. Khác hẳn quan niệm của
Bàlamôn giáo, người Chăm cho rằng có một thế giới cư ngụ của tổ tiên. Con
nguời sau khi chết đi, được làm lễ hỏa táng và nhập Kút sẽ được về với ông bà
tổ tiên. Kút chính là nghĩa địa của dịng họ và là nơi cư ngụ của thần tổ tiên mà
người Chăm thờ cúng và đến mời tổ tiên về dự lễ trong những ngày lễ hội.
Ngồi ra, mỗi dịng họ Chăm đều có một “chiêt atâu” là giỏ đựng vật dụng của
tổ tiên được treo trong nhà bà bóng của dịng họ (Muk Rija) để thờ, là biểu
tượng của tổ tiên. Mỗi chi họ lại có “chiêt paro” để thờ tổ tiên của chi họ mình.
“Chiêt atâu” cũng như “chiêt paro” là vật thiêng, rất quan trọng trong đời sống
tín ngưỡng Chăm nên ln được giữ gìn cẩn thận. Mỗi lần làm lễ trong dịng họ,
chi họ, gia đình, đều phải làm lễ cúng “hạ chiêt”.

Văn hóa dịng họ của người Chăm Bàlamơn là một đặc trưng văn hóa dân
gian bản địa, mặc dù ở đây có thể thấy bóng dáng của tơn giáo. Những nghi lễ
tổ chức theo dòng họ chủ yếu là hệ thống lễ Rija như: lễ múa ban ngày (Rija
harei), lễ múa ban đêm (Rija jaud), lễ múa lớn (Rija rong), các lễ tạ như lễ tạ
thần tộc họ, lễ cúng trâu tộc họ, lễ cúng trâu do gia đình tổ chức và các nghi lễ
tang ma, lễ nhập Kút.

Cho đến ngày nay, người Chăm Ninh Thuận vẫn phân biệt các dòng họ
Chăm theo “dòng núi” thờ thần núi Atâu Chơk và Chăm “dòng biển” thờ thần
biển Atâu Tathik, mặc dù hiện nay người Chăm không làm nghề biển. Đặc biệt,
có dịng họ thờ cả hai vị thần núi và thần biển. Trong các lễ hội Rija, giữa các
dòng họ “dịng núi” và “dịng biển” có nhiều điểm khác nhau trong lễ thức. Lễ


Rija của người Chăm “dòng biển” lớn hơn và phức tạp hơn. Ngoài lễ Rija, hầu
hết các nghi lễ khác, nhất là trong nghi lễ vịng đời khơng có sự phân biệt về
“dịng”, chỉ khác nhau do ngun nhân tơn giáo.


Hiện nay, trong người Chăm tồn tại hai loại thầy làm chủ lễ, đó là các
thầy chủ lễ thuộc hệ thống chức sắc tôn giáo Bàlamôn và các thầy chủ lễ dân
gian. Trong các nghi lễ vòng đời người cũng như nhiều nghi lễ khác có sự pha
trộn giữa lễ thức dân gian và nghi lễ tôn giáo, nhất là trong nghi lễ tang ma, sự
pha trộn này rất khó phân biệt. Vì vậy, hệ thống chủ lễ bao gồm cả chức sắc tôn
giáo và thầy chủ lễ dân gian. Các thầy chủ lễ dân gian là những người không
phải trải qua lễ phong chức, không chịu sự chi phối của tôn giáo như các chức
sắc tôn giáo.

Trong các nghi lễ cúng cầu phúc, trừ tà ma, chữa bệnh và trong nghi lễ
tang ma phải có ơng thầy pháp (Gru tiauk phut) hoặc ông thầy cúng (Gru yang).
Những ông thầy này rất được bà con người Chăm kính trọng, thuộc nhiều bùa
phép và có cuộc sống kiêng cử rất nghiêm ngặt.

Trong các thầy chủ lễ dân gian Chăm, có một đội ngũ nghệ nhân hát và
sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ Chăm. Đội ngũ này ln có mặt trong nghi
lễ tang ma và nhiều nghi lễ khác, đó là: ông “thầy vỗ” (Mưduôn) vừa đánh trống
baranưng vừa hát lễ, ơng thầy múa bóng (Ong Kaing), ơng kéo đàn kanhi ( Ong
Kadhar) và những người hát lễ, đọc thơ dân gian, nghệ nhân đánh trống
ghinăng (Ong Taung- gru ginơng), nghệ nhân thổi kèn saranai (Ong Yuk).
Trong lễ tang còn có ơng “hăng” (Ong Hơng) là họa sĩ dân gian chuyên trang trí
nhà lễ, nhà hỏa táng và làm các hoa văn, biểu tượng, bùa chú trong tín ngưỡng
dân gian.


Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận, ở
Ninh Thuận hiện có 22 thầy cúng đuổi tà ma (Gru tiap bhut, gru yang) , 13 thầy
kéo đàn kanhi, 9 thầy bóng, 3 bà bóng khu vực tơn giáo (Muk pajau), 36 thầy
vỗ. Ngồi ra, mỗi dịng họ cịn có một bà bóng riêng của dịng họ mình.


Hầu hết các thầy chủ lễ dân gian khơng phải trải qua lễ phong chức như
các chức sắc tôn giáo. Tuy nhiên vẫn có một số thầy chủ lễ dân gian phải trải
qua các lễ thụ chức như ông kéo đàn chính (Kadhar gru), là người đã phải trải
qua lễ “lăng đao” trong nghi lễ “tế trâu đen” của dịng họ. Bà bóng cấp trưởng
cũng phải qua lễ chém trâu và trải qua các nghi thức tẩy uế, nhập linh trong lễ
Rija. Hai vị này ln có mặt trong các lễ nghi của tôn giáo, nên nhiều nguời
nhầm tưởng đây là các chức sắc tôn giáo. Tất cả các thầy chủ lễ dân gian mỗi
năm phải hiến tế cho thần Po Alloah một con gà trắng. Chủ lễ hiến tế phải là
một chức sắc Bàni.

Hiện nay trong cộng đồng người Chăm có hàng trăm nghi lễ được tổ
chức quanh năm trong cộng đồng, dòng họ với nhiều lễ thức, trong đó có những
lễ chung cho cả người Chăm Bàlamơn và người Chăm Bàni gọi là công lễ.
Trong những lễ này, chức sắc cả hai bên đều có trách nhiệm cùng bàn bạc, cùng
đứng ra tổ chức, như: lễ Palao Pasah (Thủy tế), Yuông Yang (Tế thần lửa),
Chabur (Tế thần đất), Chakap Halâu Krông (thần mộc).

* Hệ thống chức sắc Bàlamôn

Các tu sĩ Bà sế (Pasêh) là những chức sắc tơn giáo Bàlamơn. Đây là tầng
lớp có địa vị cao nhất, được xã hội coi trọng. Họ được coi là trí thức, hiểu biết
về tập tục, nghi lễ và trực tiếp truyền bá, thực hiện các nghi thức tôn giáo. Tu sĩ


Pasêh phải theo dịng dõi, khơng phải ai muốn làm cũng được, điều này ảnh
hưởng giáo lý Bàlamôn cổ đại Ấn Độ.

Hệ thống Pasêh được sắp xếp theo 5 cấp :

+ Pasêh Đung Akauk: là chức sắc mới nhập môn, bắt đầu học giáo lý,

học chữ Chăm và bắt đầu để tóc dài, búi cao
+ Pasêh Liah
+ Pasêh Pahwak (thầy cho ăn trong lễ tang)
+ Pasêh Tapah: là những tu sĩ đã tu đến trình độ cao. Đây là chức danh
Phó Cả sư
+ Pasêh Po Dhia: Đây là chức Cả sư, là người có vị trí cao nhất trong tơn
giáo.
Để nhập vào hàng ngũ Pasêh và lên đến chức Cả sư, phải qua đủ các lễ
tôn chức:

+ Lễ nhập đạo: ( Đung Akauk) cịn gọi là lễ xơng miệng học chữ Chăm
+ Lễ lên cấp Pasêh Liah: giai đoạn học kinh kệ và các nghi thức hành lễ
+ Lễ tôn chức tu sĩ chính thức (Pahwak)
+ Lễ tơn chức Cả sư (Po Dhia) hoặc Phó Cả sư (Po Back).

Đội ngũ chức sắc Pasêh có trang phục riêng. Từ Pasêh là tu sĩ chính thức
trở lên đi đâu cũng phải mang theo gậy thần. Trang phục và đồ trang sức của
các thầy khác nhau ở hoa văn thổ cẩm đính trên váy và khăn. Còn trang phục


đều màu trắng. Sự khác nhau để phân biệt theo từng cấp nhưng có điểm chung
là tóc dài búi cao, vì trong quan niệm âm dương của người Chăm, tơn giáo
Bàlamơn là thuộc dương (Ahier), mà trong dương ln có âm, các thầy Pasêh
vừa là “đàn bà” (để tóc dài, búi cao), lại đeo biểu tượng của đàn ông (linga thuộc dương). Cũng như tôn giáo Bàni là thuộc âm (Awal), ông thầy Char lại
cạo trọc đầu và đeo biểu tượng Yoni (thuộc âm). Tu sĩ Pasêh Bàlamôn được lấy
vợ, sinh con nhưng phải tuân thủ những quy tắc kiêng cử rất khắc khe, nghiêm
ngặt.

Hiện nay, tu sĩ Pasêh ở cộng đồng Chăm Bàlamơn Ninh Thuận có 37 vị.
Trong đó có 3 vị Cả sư phụ trách 3 khu vực đền tháp. Nếu một Cả sư ở khu vực

nào qua đời thì chọn một Phó Cả sư lên thay, nhưng phải được sự đồng tình của
cộng đồng người Chăm khu vực đó.

Trong các nghi lễ vịng đời cũng như các nghi lễ cúng bái ln có sự hiện
diện của các chức sắc tăng lữ Bàlamôn đồng thời cùng với các thầy cúng, thầy
pháp, các nghệ nhân kéo đàn, đánh trống, hát lễ, ơng bóng, bà bóng là những
chức sắc dân gian. Những người này đều được gọi là những thầy chủ lễ, có sự
phân cơng phần hành cơng việc cụ thể. Trước khi hành lễ tất cả các vị đều phải
làm lễ thức tẩy uế bản thân cúng thần linh.

Các thầy chủ lễ dân gian khi hành lễ chỉ mặc trang phục truyền thống,
khăn quấn đầu luôn thắt nút về phía bên phải. Cịn các thầy Pasêh bắt buộc phải
mặc trang phục riêng theo cấp bậc chức sắc.

* Hệ thống giáo lý Bàlamôn giáo


×