Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại xã văn khê huyện mê linh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 141 trang )

Bộ Giáo dục và đào tạo

Bộ Văn hoá,thể thao và du lịch

Trờng Đại học văn hoá Hà Nội

lê thị thu h

văn hóa dòng họ bùi
(thôn Bùi Đông - lng giáp nhị,
Phờng thịnh liệt, quận hong mai, h nội)

Luận văn Thạc sĩ văn hoá học

H Nội - 2011


1

Bộ Giáo dục và đào tạo Bộ Văn hoá,thể thao và du lịch
Trờng Đại học văn hoá Hà Nội

lê thị thu h

văn hóa dòng họ bùi
(thôn bùi đông - lng giáp nhị,
Phờng thịnh liệt, quận hong mai, h nội)

Chuyên ngành: Văn hóa học
MÃ số: 60 31 70


Luận văn Thạc sĩ văn hoá học

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS. TS Hong vinh

H nội - Năm 2011


2

MỤC LỤC

Trang
1

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. VĂN HĨA DỊNG HỌ DƯỚI GĨC NHÌN CỦA

9

VĂN HĨA HỌC XÃ HỘI.
1.1. Giới thiệu một số khái niệm cơng cụ

9

1.2. Cấu trúc của văn hóa dịng họ và các mặt biểu hiện của nó

18


1.3. Văn hóa dịng họ và chức năng khuyến học trong xã hội hiện
nay

27

CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN VĂN HĨA DỊNG HỌ BÙI ĐÔNG,

31

000000000000PHƯỜNG THỊNH LIỆT.
2.1. Bối cảnh xã hội- lịch sử và sự hình thành văn hóa dịng họ
Bùi Đơng, phường Thịnh Liệt.

31

2.2. Cấu trúc của văn hóa dịng họ Bùi Đơng, Thịnh Liệt

38

2.3. Nhận định chung về văn hóa dịng họ Bùi Đơng, Thịnh Liệt

66

CHƯƠNG 3. VĂN HĨA DỊNG HỌ BÙI ĐÔNG VÀ MỘT SỐ VẤN
OOOOOOOO ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY.
3.1. Tác động của cuộc sống đơ thị đến văn hóa dịng họ và sự
ứng phó của dịng họ trước tình hình đó

70


70


3

3.2. Sự kế tục truyền thống dòng họ

77

3.3. Những vấn đề đặt ra về việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hố dịng họ Bùi Đơng, phường Thịnh Liệt.

85

KẾT LUẬN

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

PHỤ LỤC


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai và thực hiện luận văn “Văn hóa dịng họ Bùi
(thơn Bùi Đơng- làng Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hồng Mai, Hà

Nội)”, tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và sự quan tâm,
động viên của GS. TS Hoàng Vinh, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới sự quan tâm, chỉ dạy
đó.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giáo công tác,
giảng dạy tại khoa Sau đại học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, những
người đã gợi mở cho tơi nhiều ý tưởng quý báu cũng như đã luôn dành sự
quan tâm, khích lệ tơi thực hiện bản luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Ông Bùi Đăng Thái- trưởng họ chi Ất và những thành
viên khác trong họ Bùi Đông, Thịnh Liệt đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
thơng tin, tư liệu cho tôi trong khi thực hiện đề tài này. Tôi cũng nhận được
sự giúp đỡ hiệu quả của Ban Văn hóa Thơng tin phường Thịnh Liệt, Chi hội
khuyến học của phường Thịnh Liệt và nhân dân địa phương khi tôi tiến hành
khảo sát thực địa.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Con
người, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã dành sự quan tâm và hết sức tạo
điều kiện về thời gian cũng như điều kiện văn phịng giúp tơi hồn thành
khóa học.
Cuối cùng, tôi sin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm,
động viên và khuyến khích tôi thực hiện tốt bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2011
Lê Thị Thu Hà


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN


Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

KHXH

Khoa học xã hội

NGND

Nhà giáo nhân dân

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

PTS

Phó tiến sĩ

PVS

Phỏng vấn sâu

UBND

Ủy ban nhân dân


UNESCO

Tổ chức Gáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc


6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chủ trương quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết hội
nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa
VII đã khẳng định: “Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo tồn dân xây dựng
là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Văn kiện hội nghị lần
thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XIII
cũng chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc,
là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật
thể và phi vật thể”. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích việc
tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống để khẳng định bản
sắc văn hóa dân tộc – một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh
nội lực để Việt Nam hội nhập cùng thế giới. Nghiên cứu văn hố làng, văn
hố dịng họ chính là một hoạt động thiết thực để gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Dòng họ- họ tộc là một điều thiêng liêng và sâu thẳm trong tâm hồn
của các thế hệ người Việt Nam. Đó khơng chỉ đơn thuần là di truyền của
gien sinh học mà còn hàm ân nghĩa sinh thành. Hiện nay, xu hướng tìm về

cội nguồn đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và đi vào chiều sâu. Nhiều
dòng họ tổ chức biên soạn gia phả, xây dựng mới hoặc tu bổ từ đường,
khôi phục ngày giỗ tổ. Nhiều người có xu hướng tìm về với họ mạc, nối
kết lại mối liên hệ dòng họ từng bị ngắt quãng hay thất lạc. Nhiều dòng họ


7

đã xây dựng cả những trang web trên mạng phổ biến về dịng họ mình và
để mọi thành viên dịng họ tìm về, hướng về nguồn cội. Nhiều dịng họ đã
phối hợp với các ngành khoa học tổ chức hội thảo tơn vinh tổ tiên mình.
Nhiều từ đường thờ phụng các nhân vật lịch sử (tổ tiên của dòng họ) đã
được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa v.v... Hơn nữa, nhiều hoạt động của
dòng họ được tổ chức nhằm gắn kết hơn mối quan hệ dòng họ, củng cố sự
cố kết cộng đồng và phát huy các giá trị của danh nhân dòng họ, làm
gương cho con cháu. Cũng theo một nghiên cứu gần đây của PGS Mai
Văn Hai (Viện KHXH Việt Nam) tại hai địa phương là Tam Sơn và Đồng
Kỵ (Bắc Ninh) cho thấy, trong tổng số 420 hộ gia đình được phỏng vấn, có
97- 99.6 % khẳng định hiện nay gia đình, dịng họ vẫn rất quan trọng.
Thậm chí họ cịn khẳng định gia đình, dịng họ hiện nay có vai trị lớn hơn
trong q khứ và ở tương lai vai trị đó vẫn sẽ tiếp tục được phát huy.
Dòng họ là một hiện tượng lịch sử xã hội đặc biệt và mang tính phổ
quát của nhân loại. Với người Việt, dòng họ là một thành tố của văn hố
làng, nói rộng ra là văn hoá dân tộc. Văn hoá một quốc gia, một dân tộc
bao giờ cũng có cội nguồn từ gia đình và dịng họ. Gia đình, dịng họ là
“trường học đầu tiên giáo dục con người, bồi dưỡng nhân cách con
người” để hình thành nên những con người văn hố. Có thể khẳng định
văn hóa dịng họ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng và là hạt nhân góp
phần tạo nên các giá trị văn hóa làng xã và văn hóa truyền thống của dân
tộc. Và mỗi dòng họ đã tạo nên những đặc điểm riêng, những giá trị văn

hóa riêng làm nên văn hóa của dịng họ mình. Có thể nói văn hóa của mỗi
dịng họ là hồn cốt để dịng họ duy trì và phát triển.
Nghiên cứu về dịng họ trong xã hội Việt Nam truyền thống và hiện
đại từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều giới nghiên cứu. Các công


8

trình này khơng chỉ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về quá trình hình
thành và phát triển của dịng họ mà cịn góp phần tìm hiểu những vấn đề
lịch sử- văn hóa dân tộc. Hiện nay, trong bối cảnh chuyển đổi từ xã lên
phường, dưới tác động mạnh mẽ của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố của nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của
văn hố làng nói chung và văn hố dịng họ nói riêng là một u cầu cấp
thiết.
Gia tộc họ Bùi ở thôn Bùi Đông, Thịnh Liệt còn gọi “Họ Bùi Làng
Sét”, là một dòng họ nổi tiếng đã đóng góp nhiều nhân vật quan trọng cho
các triều đại trong thời gian từ đầu thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20, cũng như
nhiều văn hào … của nền văn hóa Việt Nam trong 5 thế kỷ đó. Gia tộc này
đã được nhắc đến trong nhiều sách và tài liệu như Kiến văn tiểu lục của Lê
Quý Đơn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, cũng như
nhiều bài báo khác. Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục chương Tùng
đàm có ca ngợi họ Bùi Thịnh Liệt “Con cháu sinh sôi nảy nở, công nghiệp
rạng rỡ vẻ vang, từ đầu đời Trung Hưng bầy tơi kế thế, tộc thuộc lớn lao,
nói đến nhà q hiển nhất, chỉ có họ Bùi mà thơi” [21, tr. 535]. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có một cơng trình nào đề cập tổng qt đến văn hố
dịng họ Bùi ở thôn Bùi Đông - làng Giáp Nhị, gọi tắt là họ Bùi Đông, nay
thuộc phường Thịnh Liệt, quận Hồng Mai, Hà Nội.
Việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa dịng họ Bùi Đơng ở
Thịnh Liệt mang một ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực, góp phần

khằng định những đóng góp của dịng họ này trong lịch sử hình thành và
phát triển của Thịnh Liệt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Kết
quả nghiên cứu về họ Bùi Đông ở Thịnh Liệt là một trong những cơ sở


9

khoa học giúp cho dòng tộc, cán bộ và nhân dân Thịnh Liệt tuyên truyền
giáo dục các thế hệ con cháu phát huy truyền thống hiếu học, yêu nước,
trọng tình nghĩa, đóng góp cơng sức, trí tuệ nhiều hơn nữa trong quá trình
xây dựng và phát triển quê hương đất nước.
Vì những lý do trên tơi chọn đề tài “Văn hố dịng họ Bùi (thơn Bùi
Đơng - làng Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội)” làm
luận văn cao học ngành Văn hóa học.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Vấn đề văn hố làng xã Việt Nam nói chung cũng như văn hố dịng
họ nói riêng đã được một số học giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ rất
sớm.
Trước năm 1945, đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị
tham khảo như Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính; Việt Nam văn hóa
sử cương của Đào Duy Anh; Người nông dân châu thổ Bắc kỳ của Pierre
Gourou v.v... Những cơng trình này đã phác thảo khá đầy đủ diện mạo của
làng quê Việt Nam truyền thống. Đặc biệt nhấn mạnh mơ hình quản lý
làng xã, phong tục, tập quán, nếp nghĩ, cách làm của người nông dân đồng
bằng Bắc Bộ trước Cách mạng tháng Tám, 1945. Diện mạo này được bao
quát từ cấp độ gia đình đến dịng họ, đến cộng đồng xã hội.
Từ năm 1945 đến 1990, việc nghiên cứu làng xã, dòng họ được quan
tâm và tập trung vào những vấn đề cụ thể. Một số cơng trình khơng thể
khơng nhắc đến: Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong (1959); Nếp
cũ- làng xóm Việt Nam của Toan Ánh (1968). Hai cơng trình trên đã mơ tả

chi tiết, cụ thể về mối liên kết dòng họ, các hoạt động của dòng họ, đặc
biệt là thờ tổ tiên, vai vế của từng người trong họ và vai trò của trưởng


10

tộc, hình thức tương trợ và cơng nhận trong họ. Viện Sử học tổ chức biên
soạn và xuất bản hai tập Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (1977-1978),
tập hợp nhiều bài viết của nhiều các giả, trong đó đề cập đến nhiều lĩnh
vực thuộc làng xã, dòng họ và gia đình. Năm 1984, tác giả Trần Từ ra mắt
độc giả cơng trình Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng
Bắc Bộ.
Từ 1990 đến nay nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đi sâu tìm
hiểu văn hố dịng họ dưới góc độ lịch sử, văn hố, xã hội, dân tộc học
được xuất bản, chẳng hạn: Phạm Quốc Sử (1998), Vài nét về tổ chức và
quan hệ trong dịng họ người Việt ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng;
Phan Đại Dỗn (1998), Mấy ý kiến về dịng họ người Việt ở đồng bằng
sông Hồng; Mai Văn Hai (1998), Quan hệ dịng họ ở Châu thổ sơng Hồng;
Nguyễn Thế Long (1998), Gia đình và Thân tộc; Nguyễn Đức Dụ (1998),
Dõi tìm tơng tích người xưa ; Tân Việt (2000), Việc họ; Đặng Nghiêm Vạn
(2001), Dân tộc- văn hoá- tôn giáo. Nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra như:
Hội thảo khoa học “Cội nguồn: Dòng họ với truyền thống văn hố dân
tộc” (1997); “Văn hố các dịng họ ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện
chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỉ XXI” (1997), “Văn hố dịng họ
ở Thái Bình” (1999). Những cuộc hội thảo này đã giúp chúng ta có cái
nhìn tồn diện hơn về giá trị của dòng họ.
Một số luận văn cũng lựa chọn “văn hố dịng họ” làm đề tài nghiên
cứu: Phạm Minh Phúc (2000), Văn hố dịng họ trong đời sống cư dân
làng Bối Khê, Hà Tây; Đỗ Thị Phương Anh (2006), Văn hố dịng họ
Nguyễn Q ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội; Phạm Thị Quế Liên (2007), Văn

hố các dịng họ Ngô ở làng Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.


11

Trên các tạp chí chuyên ngành như Dân tộc học, Nghiên cứu Lịch
sử, Văn hóa dân gian, Văn hóa nghệ thuật, Nghiên cứu Hán Nôm, Xã hội
học cũng đăng nhiều bài viết chuyên nghiên cứu về các dòng họ như: Thử
phân tích yếu tố dịng họ trong cấu trúc sở hữu ruộng đất của một làng
thuộc đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XIX; Đôi nét về khởi nguyên và đặc
điểm dòng họ của người Việt; Nghiên cứu các dòng họ- cơ sở khoa học và
phương hướng giải quyết các vấn đề đặt ra; Bàn về dòng họ người Việt;
Giáo dục dòng họ- một vấn đề còn tồn tại; Văn hóa họ tộc một vấn đề cịn
để ngỏ; Dịng họ trong đời sống gia đình nơng thơn Việt Nam hiện nayNghiên cứu trường hợp xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh n Bái; Vai
trị của dịng họ và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Huế xưa và nay;
Tìm hiểu quan hệ dịng họ trong hoạt động cúng giỗ ở nông thôn- qua
khảo sát việc thực thao lễ giỗ tại làng Đại Kim, xã Đồng Tiến, huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên v.v...
Trên đây, chúng tôi điểm qua đôi nét các cơng trình nghiên cứu
dịng họ nói chung. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình này giúp cho
người viết có một cách nhìn về làng xã với nhiều hướng tiếp cận khác
nhau cũng như sử dụng các nguồn tư liệu đa dạng hơn khi tập trung nghiên
cứu về đề tài.
Địa danh Thịnh Liệt nói chung và một số danh nhân dịng họ Bùi
(Bùi đơng) nói riêng đã được ghi chép khá sớm trong các bộ sử sách thời
phong kiến như: Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sỹ Liên; Hồng Lê nhất
thống chí của Ngơ gia văn phái, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Khâm
định Việt sử thông giám cương mục của triều nguyễn, Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú.



12

Gần đây một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến lịch sử làng Thịnh
Liệt và các danh nhân đã ra mắt độc giả như: Các nhà khoa bảng Việt Nam
(1075-1919) do Ngô Đức Thọ chủ biên (1993); Các vị trạng nguyên, bảng
nhãn, thám hoa qua các triếu đại phong kiến Việt Nam do Trần Hồng Đức
biên soạn (1999); Trạng Nguyên, tiến sĩ, hương cống Việt Nam do Bùi
Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa, Việt Anh biên soạn (2002); Các làng khoa bảng
Thăng Long Hà Nội do Bùi Xuân Đính và Nguyễn Viết Chức đồng chủ
biên (2004). Các cuốn sách trên có giới thiệu một cách sơ bộ về năm sinh,
năm mất, công lao, chức vị của các danh nhân; Trung tâm UNESCO
Thơng tin tư liệu lịch sử và văn hố Việt Nam (1998), Danh nhân văn hố
Bùi Huy Bích (1744-1818), cuốn này tập hợp các nghiên cứu của nhiều
học giả về thân thế, sự nghiệp của Bùi Huy Bích; Vũ Văn Quân (2002),
Làng xã Thanh Trì (ngoại thành Hà Nội) đầu thế kỳ XIX qua tư liệu địa
bạ, đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, cuốn này có đề cập đến
nhiều số liệu về đất đai có liên quan đến dịng họ Bùi; Nguyễn Thị Hồi
Phương (2005), Tiếp cận tư liệu gia phả qua khảo sát gia phả họ Bùi
(Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. Luận
văn này chủ yếu khảo sát về gia phả dòng họ Bùi, cách thức trình bày và
phân tích một số nội dung trong gia phả có liên quan đến các vấn đề lịch
sử, xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
*Mục đích
Miêu tả diện mạo văn hố dịng họ Bùi ở thơn Bùi Đơng- làng Giáp
Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hồng Mai, Hà nội.
*Nhiệm vụ
- Làm rõ các khái niệm: Dòng họ; Văn hố; Văn hố dịng họ;



13

- Nêu lên các cấu trúc cùng với những biểu hiện của văn hố dịng
họ;
- Giới thiệu khái qt thơn Bùi Đông - làng Giáp Nhị, phường Thịnh
Liệt, nơi sản sinh, bảo lưu các giá trị văn hố của dịng họ Bùi;
- Trên cơ sở phân tích những tác động của lối sống đơ thị đến Văn
hố dịng họ Bùi cũng như sự ứng phó của dịng họ Bùi đối với sự tác
động này, Luận văn đưa ra một số ý kiến về việc kế thừa, bảo tồn và phát
huy giá trị văn hố của dịng họ trong đời sống văn hoá xã hội phường
Thịnh Liệt hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của luận văn là các yếu tố văn hố vật thể và phi
vật thể của dịng họ Bùi trong quá khứ và hiện tại.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn là thôn Bùi Đông làng Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu văn hố
dịng họ Bùi Đơng ở Thịnh Liệt từ trước đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận văn hóa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn
hóa.
Luận văn vận dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu một số
mặt của văn hố dịng họ Bùi Đông ở Thịnh Liệt trong giai đoạn hiện nay.


14


Luận văn sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học, để thu thập tư
liệu làm đối chứng.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp liên ngành: kết hợp
khai thác các nguồn thư tịch sử học với văn học và văn hố.
6. Đóng góp của luận văn
Bước đầu trình bày lý luận về văn hóa dịng họ dưới góc nhìn của
văn hóa học xã hội.
Luận văn là văn bản đầu tiên giới thiệu một cách có hệ thống về giá
trị văn hố của dịng họ Bùi Đơng ở Thịnh Liệt.
Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì, kế thừa những giá
trị văn hố của dịng họ Bùi Đơng trong q trình xây dựng và phát triển
q hương.
Luận văn là tài liệu để giáo dục truyền thống địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm tư liệu vào việc
nghiên cứu dịng họ Bùi Đơng ở Thịnh Liệt nói riêng và dịng họ Bùi trên
cả nước nói chung.
7. Bố cục luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nội
dung luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Văn hóa dịng họ dưới góc nhìn của văn hóa học xã hội.
Chưong 2: Nhận diện văn hóa dịng họ Bùi Đơng, phường Thịnh
Liệt.


15

Chương 3: Văn hóa dịng họ Bùi Đơng và một số vấn đề đặt ra hiện
nay.
Chương 1
VĂN HĨA DỊNG HỌ TỪ CÁCH NHÌN CỦA

VĂN HĨA HỌC XÃ HỘI
1.1. Một số khái niệm cơng cụ
1.1.1. Dịng họ và đơi nét về dòng họ ở Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm dòng họ
Nghiên cứu về dòng họ người Việt, tác giả Đặng Nghiêm Vạn đưa
ra ba cách hiểu về “họ”: thứ nhất, họ là những người cùng mang một tên
họ, mà khơng chắc gì hay có một chứng cớ gì có chung một nguồn gốc
cho dù là rất xa xưa; thứ hai, họ là những thành viên mang cùng tên họ,
được biết chắc chắn có cùng một nguồn gốc từ thủy tổ chung; thứ ba, họ là
những người thuộc một tông tộc tức là cùng thuộc về một ông tổ 5 đời, gọi
nôm na là chi họ [63, tr. 7-8]. Tuy nhiên để hiểu về khái niệm “họ” theo ba
nghĩa trên thì nội hàm lại quá rộng và ý nghĩa hướng về “cội nguồn”, nhớ
ơn “tổ tơng” của con cháu lại khó có thể thực hiện được một cách đầy đủ.
Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý), “Họ” có ba nghĩa
chính: 1. Tập hợp những người có chung một tổ tiên, một dòng máu; 2.
Tiếng đặt trước tên riêng, dùng chung cho những người cùng một họ để
phân biệt với họ khác; 3. Quan hệ họ hàng nhưng không phải ruột thịt [70,
tr. 810]. Một khái niệm khác cũng đưa ra trong từ điển này là “Họ hàng”,
có hai nghĩa: 1. Những người có quan hệ huyết thống, cùng tổ tiên với


16

nhau nói chung; 2. Những vật có cùng chủng loại hay nguồn gốc. Khái
niệm “dòng họ”: Những người cùng huyết thống trong các thế hệ kế tiếp
nhau nói chung [70, tr. 546]. Các từ “dòng giống”, “dòng dõi”, “họ tộc”
cũng được dùng để chỉ về dòng họ. Các nhà nhân học còn dùng thuật ngữ
“thân tộc” trong nghiên cứu gia đình và dịng họ.
Trong luận văn nghiên cứu về văn hóa dịng họ Ngơ làng Tam Sơn,
Phạm Thị Quế Liên đưa ra cách hiểu khái quát về dòng họ như sau: Dòng

họ là tập thể những sinh vật xã hội (tức con người- theo cách nói của
Anghen) cùng chung nguồn gốc (cùng chung huyết thống cùng chung một
ông tổ) làm thành những thế hệ kế tiếp nhau. Dòng họ mang đặc điểm lịch
sử văn hoá riêng được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội [34, tr.
12].
Nhà nhân học A. Schultz và Robert H. Lavenda (2001) trong cuốn
Anthropology- A Perspective on the Human Condition (Nhân học, một
quan điểm về tình trạng nhân sinh) cho rằng có thể có hai cách chính mà
người ta sử dụng để thiết lập dòng họ. Dòng họ song hệ (bilateral hay
cognatic descent) là nhóm các thành viên có liên quan với nhau bằng một
quan hệ như nhau thông qua bên cha và bên mẹ. Dòng họ đơn hệ là loại
dòng họ gồm những người có liên hệ với nhau chỉ thơng qua bên cha hoặc
bên mẹ. Đây là loại dịng họ thơng thường nhất trên thế giới và hiện nay
bao gồm hai loại phụ hệ và mẫu hệ. Theo cách hiểu này thì ở Việt Nam
dịng họ đơn hệ có lẽ là phổ biến hơn cả và trong đó các dịng họ phụ hệ
chiếm đa số. Cũng theo các nhà nhân học này, thân tộc, dịng họ được xác
định như các nhóm xã hội, thiết lập thế tương quan giữa các cá nhân và
nhóm xã hội trong khơng gian và thời gian. Các hệ thống thân tộc, dịng họ
giúp duy trì trật tự xã hội mà khơng có sự can thiệp của chính quyền. Hệ


17

thống này cũng cung cấp những định hướng xã hội đa dạng, theo đó có thể
phát triển nhiều mối quan hệ khác nhau như liên minh, liên kết, hỗ trợ,
chống đối và có cả thù nghịch. Có thể nói, theo quan điểm của hai nhà
nhân học trên, khái niệm dòng họ đã lột tả được toàn bộ cấu trúc, vai trị,
đặc trưng, chức năng của một dịng họ.
1.1.1.2. Đơi nét về dòng họ ở Việt Nam
Dòng họ ở Việt Nam là một hiện tượng lịch sử- xã hội, được hình

thành từ rất sớm. Dòng họ là sản phẩm của chế độ thị tộc phụ hệ, bắt đầu
phát triển mở rộng từ sau khi xã hội có giai cấp và phát triển có quy củ
dưới chế độ phong kiến với thể chế tơng pháp rất nghiêm ngặt. Dịng họ có
một vai trị và vị trí quan trọng trong cuộc sống người Việt. Nó vừa là một
thiết chế xã hội cơ bản mang tính truyền thống và kế tiếp, vừa là một mơi
trường văn hóa đặc thù. Theo Vũ Ngọc Khánh (1996) trong bài “Dòng họ
Việt Nam từ nguồn gốc đến vận mệnh” đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 3
cho rằng: “dịng họ gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên, liên quan
đến tổ tiên là liên quan đến vấn đề tâm linh”. Phan Đại Doãn (1999) cho
rằng quan hệ dịng họ của người Việt thực sự có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống hàng ngày. Khi kinh tế hàng hóa và tiền tệ chưa cao, đồng tiền
chưa phải là lực lượng đảm bảo an toàn cho con người trước các sự rủi ro
thì các thể chế của dịng họ lại tích cực tạo nên sự an tồn cho cuộc sống.
Đứng trước làng (người Việt), con người không tồn tại với tư cách cá
nhân, mà dưới danh nghĩa gia đình, dịng họ, những đơn vị thân thuộc. Các
dịng họ lớn, nhiều đời, nhiều chi, nhiều người khoa bảng có thế lực rất
mạnh trong làng, nhiều khi thao túng cả bộ máy làng xã.
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác số lượng tên
các dịng họ của người Việt Nam. Và các nghiên cứu mới chỉ đi sâu tìm


18

hiểu về dòng họ của người Việt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Theo nhà
dân tộc học người Pháp, P. Gourou trong cuốn “Người nông dân châu thổ
Bắc Kỳ” cho rằng ở vùng đất này có 202 họ [23, tr. 118]. Theo Nguyễn
Đức Dụ trong cuốn “Gia phả- khảo luận và thực hành” ước tính tên họ
người Việt Nam có khoảng 300 họ [15, tr. 201]. Những con số này chỉ
mang tính tương đối vì có khi cùng mang một họ nhưng lại không cùng
chung huyết thống hay cùng chung một ông tổ. Chẳng hạn, ngay tại làng

Thịnh Liệt nay là phường Thịnh Liệt cũng có hai họ Bùi gọi là Bùi Trong
và Bùi Ngoài. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồi Phương (2005), hai
họ này tuy có chung tộc danh (Bùi) nhưng khơng có quan hệ họ hàng, thân
thuộc. Người thuộc hai họ này có thể kết hơn được với nhau mà không lo
sợ “vi phạm luân lý”. Về tên gọi Bùi Trong và Bùi Ngoài chỉ đơn giản là
cách gọi để phân biệt, dựa vào vị trí cư trú của dịng họ trên cơ sở lấy đình
làng Giáp Nhị làm chuẩn. Họ Bùi ở phía trong của đình làng (là dịng họ
đã đến trước và định cư ở đây) gọi là Bùi Trong, còn họ Bùi ở phía ngồi
đình làng (là dịng họ sau này mới di cư đến) thì gọi là Bùi Ngồi [44, tr.
35].
Tên các dòng họ người Việt cũng được nhiều tác giả nghiên cứu từ
rất sớm. Tựu chung lại, có nhiều nguồn gốc xuất hiện khác nhau, chẳng
hạn: Do người phương Bắc thiên cư sang Việt Nam, lâu dần được Việt hóa
nhưng vẫn giữ lại họ gốc của mình đã dùng từ trước (ví dụ họ Mã); do
mượn các tên của các dịng họ phổ thông của người Trung Hoa như họ
Nguyễn, Trần, Lý, Đỗ... Đây là hiện tượng phổ biến; một số dịng họ có
gốc Chămpa (Ơng, Ma, Trà, Chế); đổi họ do sợ bị trả thù, tiêu biểu họ Lý
đổi sang họ Nguyễn, họ Trần đổi sang họ Trình, họ Mạc đổi sang họ khác;
do kỵ húy tên vua hay tên người trong hoàng thất; trường hợp được ban


19

quốc tính; quan lại được vua ban (hay bắt đổi) sang họ khác; đi làm cách
mạng nên đổi tên họ và một số trường hợp vì lý do gia đình (làm con ni,
bán khốn, đổi từ họ bố sang mẹ để trả ơn, đổi sang họ đông đinh để khỏi
bị chèn ép...).
Dòng họ người Việt mang một số đặc điểm sau:
Dòng họ theo chế độ gia tộc phụ quyền. Nghĩa là, quan hệ dịng họ
tính về phía người cha hay người đàn ơng. Dịng họ gồm chi trưởng, các

chi thứ và các phân chi. Dòng họ người Việt theo chế độ thế tập, cha
truyền con nối theo dòng trưởng. Con trưởng của chi trưởng (trưởng nam
dịng đích) sẽ là trưởng tộc hay trưởng họ. Chỉ khi dịng trưởng khơng có
con trai thì người ta mới lấy con trưởng của dịng thứ kế cận lên thay.
Nguyễn tắc này cũng được ứng dụng cho các chi thứ hay phân chi. Trưởng
tộc có trách nhiệm trông coi từ đường của tổ tiên, lo việc thờ cúng, quản lý
ruộng họ và những việc khác liên quan đến dòng họ.
Dòng họ theo chế độ ngoại tộc hôn, nghĩa là, nam nữ cùng một họ
(cùng thờ một ông tổ) không được phép kết hôn với nhau, nếu vi phạm bị
khép vào tội loạn luân. Tuy nhiên ở các làng chỉ có một dịng họ lớn,
người ta đặt ra quy định: nam nữ cùng họ nhưng đã q 5 đời thì có thể kết
hơn với nhau. Hoặc khắt khe hơn người ta áp dụng chế độ “cửu tộc” (chín
đời).
Dịng họ theo chế độ cửu tộc (từ ơng Thủy tổ cho đến những con
cháu xa) Nếu lấy bản thân mình làm đời thứ nhất thì tính ngược lên bốn
đời nữa, gọi là đời trên gồm cha (phụ), ông (tổ phụ), cụ (tẳng tổ), kỵ (cao
tổ); tính xi về sau bốn đời nữa gồm con (tử), cháu (tôn), chắt (tằng tôn),
chút (huyền tôn), xa nữa gọi là viễn tôn. Trong chín đời này, những người
cùng dịng họ khơng được lấy nhau.


20

Dịng họ người Việt có một thể chế phức tạp và chặt chẽ được các
nhà nghiên cứu gọi là chế độ tơng pháp. Đó là những quy định về cách
ứng xử giữa con người với con người cùng một tổ tiên, thể hiện qua việc
tang, hơn, tế.
Dịng họ người Việt từ lâu khơng cịn là một đơn vị kinh tế mà phân
tách thành nhiều gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân) có quyền sở hữu riêng và
điều kiện kinh tế riêng. Giữa các gia đình hạt nhân gắn kết với nhau bằng

mối quan hệ cộng cảm dựa trên cơ sở thân tộc, biểu thị rõ nhất ở ngày giỗ
tổ. Người tộc trưởng được coi là “thủ lĩnh” của dòng họ. Việc thờ phụng tổ
tiên với mộ tổ và nhà thờ họ như sợi dây liên kết tín ngưỡng. Cơ sở kinh tế
cho hoạt động của dòng họ là ruộng họ và quỹ họ.
Sự cố kết trong họ tương đối bền chặt, nên trong cộng đồng làng xã
dịng họ có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hay phải chịu một
phần trách nhiệm về hành vi ứng xử của các thành viên thuộc dịng họ
mình. Sự cố kết của cộng đồng dịng họ mang nhiều yếu tố tích cực, nhất
là trong việc tổ chức khai hoang lập làng, khuyến học, trong đấu tranh
chống giặc ngoại xâm v.v... Tuy nhiên, sự cố kết này cũng chứa đựng
nhiều hạn chế, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội của toàn thể
cộng đồng. Nếu sự cố kết trong nội bộ từng dịng họ rất bền chặt thì sự liên
kết giữa các dịng họ với nhau lại lỏng lẻo, thậm chí đối nghịch nhau.
Bằng sự cố kết bền chặt về tâm lý thân thuộc, dòng họ nổi lên như một tổ
chức chi phối đời sống cộng đồng làng xã từ hoạt động kinh tế đến các
lĩnh vực chính trị xã hội khác (bầu bán vào các tổ chức quản lý làng xã).
1.1.2. Khái niệm văn hóa
Như chúng ta biết, từ văn hóa có nguồn gốc từ tiếng La Tinh
“colere”, sau chuyển thành “cultura” có nghĩa là cày cấy, vun trồng, với


21

nghĩa ban đầu là vun trồng đất đai cây cối trong nông nghiệp sau chuyển
sang nghĩa vun trồng tinh thần, trí tuệ. Vì đó là cái thiêng liêng, có ý nghĩa
quan trọng đối với cuộc sống con người. Đến thời Trung Cổ, văn hóa
“cultus” được hiểu là săn sóc, tín ngưỡng, văn hóa được hiểu theo nghĩa là
tín ngưỡng. Tín ngưỡng cũng là một điều thiêng liêng, là biểu hiện sự phát
triển cao nhất của tinh thần con người.
Ban đầu, từ văn hóa được hiểu và quan niệm là nó mang tính đồng

nhất trên tồn thế giới. Về sau, các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện ra
rằng mỗi dân tộc khác nhau đều có những truyền thống, đặc trưng khác
nhau, và như thế có nghĩa là có những nền văn hóa khác nhau, riêng biệt.
Do vậy, các nhà văn hóa học phương Tây giải thích từ văn hóa theo hai
trường hợp là Culture (văn hóa nói chung) và cultures (những nền văn
hóa). Trong sách “Nhân học- một quan niệm về tình trạng nhân sinh” có
đoạn viết: “Các nhà nhân học đơi khi phân biệt giữa văn hóa Culture (với
chữ C viết hoa) và những nền văn hóa cultures (dùng ở số nhiều với chữ c
viết thường). Văn hóa viết hoa được xem là một thuộc tính của nhân loại
nói chung- đó là khả năng học hỏi và sáng tạo ra những hành vi và quan
niệm để chủng loài có thể tồn tại được như những cơ thể sinh học. Ngược
lại những nền văn hóa (viết thường) là những truyền thống khác nhau bao
gồm những hành vi và quan niệm mà những tập thể người học hỏi được vì
họ là thành viên của những xã hội đó. Mỗi truyền thống có thể được gọi là
một nền văn hóa riêng, mặc dù biên giới ngăn cách một nền văn hóa này
với một nền văn hóa khác thường khơng dễ xác định”[49, tr 13]. Quan
niệm văn hóa trên đây tương đối phù hợp với định nghĩa văn hóa do
nguyên tổng giám đốc Unesco, Federico Mayor đưa ra “Văn hóa là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua


22

các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá
trị, các truyền thống và các thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc”[53, tr 23].
Thuật ngữ văn hóa được các nhà nghiên cứu từ thời Cổ đại cho đến
ngày nay nghiên cứu, tìm tỏi, phân tích để làm rõ nội hàm ý nghĩa của nó.
Tuy nhiên, đến ngày nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa dựa
trên các cách tiêp cận khác nhau, chẳng hạn tiếp cận theo tính chất miêu tả,

theo tính chất lịch sử, nhấn mạnh vào nếp sống xã hội, nhấn mạnh vào sự
thích ứng của con người với mơi trường tự nhiên, nhấn mạnh vào tính chất
di truyền xã hội tức khả năng học tập của con người; nhấn mạnh vào
phương thức ứng xử, nhấn mạnh vào khía cạnh tư tưởng của văn hóa, nhấn
mạnh vào phương diện giá trị của văn hóa, nhấn mạnh vào hoạt động sáng
tạo trong lịch sử, nhấn mạnh vào mơ hình các thể chế xã hội, nhấn mạnh
vào ý nghĩa biểu trưng của văn hóa v.v…Theo giáo sư Hồng Vinh “Văn
hóa là tồn bộ sáng tạo của con người, tích lũy lại trong q trình hoạt
động thực tiễn- xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội,
biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ ứng xử văn hóa của cộng
đồng người. Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng
của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi
hoạt động của những con người sống trong cộng đồng ấy” [66, tr 43].
1.1.3. Khái niệm văn hóa dịng họ
Hiện nay, nhiều bài viết về văn hóa dịng họ đăng trên các tạp chí
mới chỉ trình bày khái niệm văn hóa dịng họ một cách chung chung, thậm
chí cuộc hội thảo về văn hóa dịng họ ở Nghệ An cũng khơng trực tiếp đề
cập tới khái niệm “văn hóa dịng họ” mà chỉ nêu lên một số khía cạnh cụ
thể. Có quan niệm cho rằng “văn hóa dịng họ là tồn bộ những giá trị vật


23

chất và tinh thần do một cộng đồng thân tộc sáng tạo ra, khơng ngừng
được gìn giữ và hồn thiện trong suốt q trình phát triển”. Có lẽ, quan
niệm trên mới đưa ra cách hiểu chung chung về văn hóa chứ chưa lột tả
hết, chưa chỉ ra cái cốt lõi của văn hóa dịng họ.
Theo các nhà xã hội học văn hóa, văn hóa được chia làm hai dạng:
văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Văn hóa cá nhân là tồn bộ vốn tri
thức, kinh nghiệm tích lũy vào mỗi cá nhân biểu hiện ở hệ thống quan

niệm và hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thực tiễn. Văn hóa cộng
đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó khơng phải là số cộng đơn giản
của những văn hóa cá nhân- thành viên của cộng đồng xã hội ấy, mà là
toàn bộ những quan niệm, giá trị và hệ thống ứng xử được các thành viên
trong cộng đồng chia sẻ và chấp nhận, đã trở thành truyền thống của cộng
đồng xã hội ấy. Văn hóa dịng họ chính là một hình thức thuộc văn hóa
cộng đồng.
Auguste Comte (1798-1857), người Pháp- ông tổ sáng lập ra ngành
xã hội học đã nhiều lần nói rằng “Xã hội lồi người- đó trước hết là một
cộng đồng tinh thần”[30, tr 48]. Ở đây ta thấy, cái xã hội người đồng nhất
với cái tinh thần. Nhóm xã hội là một nhóm tinh thần, biểu thị ở truyền
thống tín ngưỡng của họ về những giá trị cao cả nào đó. Dựa vào đó,
người ta có những cách hành xử phù hợp như bảo vệ nhau, đồng thuận,
đồng cảm với nhau, cùng tơn vinh một giá trị, cùng chung tín ngưỡng. Với
dịng họ, truyền thống tín ngưỡng về cội nguồn thân tộc được tuyệt đại bộ
phận người trong họ tôn vinh, là cơ sở để đồng cảm, chia sẻ các công việc
chung của họ, đồng thời tiến hành các công việc khác để củng cố tín
ngưỡng chung này chẳng hạn vinh danh tổ tiên, xây dựng từ đường, nhà
thờ, chăm lo săn sóc mộ tổ, tổ chức ngày lễ, ngày kỵ giỗ tổ v.v.... Có thể


24

khẳng định rằng: Văn hóa dịng họ chính là truyền thống tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên cùng với những biểu hiện để phát huy giá trị của dịng họ.
Phân tích xã hội học về khái niệm văn hóa dịng họ, có thể hiểu nội
hàm của văn hóa dịng họ chính là lối sống của cộng đồng thân tộc. Khi đề
cập đến văn hóa cộng đồng người ta thường quan tâm đến hai yếu tố cốt
lõi là giá trị và chuẩn mực (là các giá trị cao cả và hệ thống những quy
định cụ thể về phương thức hành xử trong hoạt động thực tiễn để thực hiện

các giá trị ấy). Tương ứng với giá trị nào thì có hệ thống chuẩn mực đi
kèm nhằm tạo nên những khuôn mẫu hành vi hình thành các thể chế xã
hội. Tập hợp các thể chế xã hội ấy tạo nên lối sống. Lối sống chính là văn
hóa. Văn hóa dịng họ được tốt lên thơng qua “hoạt động sống” của dịng
họ. Đó chính là lối sống của dòng họ. Theo nhà nhân loại họa Hoa Kỳ
C.W. Wissler “Lối sống là cái, nhờ đó mà mỗi công xã hoặc bộ lạc được
xem là một văn hóa. Văn hóa bộ lạc là tồn bộ các hình thái tín ngưỡng và
hoạt động thực tiễn, được xây dựng thành những khn mẫu hành vi, bằng
cách đó mà bộ lạc được xác định” [30, tr.46]. Giáo sư nhân loại học Hoa
Kỳ Victor Barnouw cũng tán thành nhận định trên, ơng khẳng định: “Văn
hóa là lối sống của một nhóm người, trong đó hình thái của tồn thể các
mơ thức hành vi học được, ít hay nhiều đã được khn mẫu hóa, các mơ
thức ấy trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua nghĩa của
ngôn ngữ giao tiếp và qua sự bắt chước” [67, tr.5].
Hiểu một cách đơn giản hơn, với dòng họ, sợi dây cốt lõi xuyên suốt
kết cấu này là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tôn vinh giá trị nguồn cội, tư
tưởng cộng đồng, u thương đồn kết, đùm bọc, hịa hợp với nhau, gắn
kết giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung, được thể hiện
trong việc người trong họ xây dựng từ đường, trùng tu nhà thờ, viết gia


×