Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Văn hóa ẩm thực nhật bản tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.66 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.70

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. HOÀNG MINH LỢI

HÀ NỘI – 2013


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG
NHẬT BẢN................................................................................................. 11
1.1. Quan niệm về văn hóa ẩm thực và những nhân tố ảnh hưởng đến
văn hóa ẩm thực Nhật Bản truyền thống............................................... 11
1.1.1. Quan niệm về văn hóa ẩm thực .............................................................. 11
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản truyền thống ......... 17


1.2. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản ............................................ 25
1.2.1. Nguyên liệu và cách thức chế biến.......................................................... 25
1.2.2. Ẩm thực theo mùa ............................................................................... 29
1.2.3. Ẩm thực trong những trường hợp đặc biệt ................................................ 33
1.2.4. Ẩm thực theo vùng miền ...................................................................... 36
1.2.5.Cách bài trí và ứng xử trong ăn uống ....................................................... 37

Chương 2: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN TRONG NHÀ HÀNG,
KHÁCH SẠN TẠI HÀ NỘI....................................................................... 49
2.1. Văn hóa ẩm thực tại một số nhà hàng tiêu biểu ở Hà Nội ............. 49
2.2.1. Nhà hàng Sakura ................................................................................. 49
2.2.2. Nhà hàng Asahi Sushi .......................................................................... 57
2.2.3. Nhà hàng Yakiniku Shiki ...................................................................... 65

2.2. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản tại khách sạn ở Hà Nội....................... 71
Chương 3: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN TẠI HÀ NỘI TRONG
XU THẾ MỚI ............................................................................................. 76
3.1. Vị trí và vai trị của văn hóa ẩm thực Nhật Bản tại Hà Nội ........... 76
3.2. Biến đổi văn hóa ẩm thực Nhật Bản tại Hà Nội.............................. 77
3.2.1. Nguồn nguyên liệu và cách thức chế biến ................................................ 77
3.2.2. Ẩm thực Nhật Bản với cuộc sống thường ngày tại Hà Nội........................... 79


2

3.3. Giao lưu Việt Nam- Nhật Bản qua văn hóa ẩm thực...................... 82
3.3.1. Trong các hội yêu mến văn hóa Nhật ...................................................... 82
3.3.2. Trong hoạt động của sinh viên các trường đại học...................................... 86

3.4. Một số gợi ý đối với Việt Nam ......................................................... 88

KẾT LUẬN ................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 100
PHỤ LỤC.................................................................................................. 104


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Người Việt Nam có câu: “Học ăn học nói học gói học mở”. Ngày nay,
ăn uống không đơn thuần chỉ để " ăn no mặc ấm" mà còn là " ăn ngon mặc
đẹp" . Con người ăn không phải chỉ để tồn tại mà còn để thưởng thức và tận
hưởng những nét tinh túy mà cuộc sống đem lại. Chính vì lẽ đó, ăn uống từ
lâu đã trở thành văn hóa trong xã hội loài người.
Thời gian gần đây, cùng với sự giao lưu văn hóa quốc tế, tại Việt Nam
văn hóa ẩm thực cũng được du nhập từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có
ẩm thực Nhật Bản. Ẩm thực Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng trên khắp thế giới
không chỉ bởi sự độc đáo mà còn bởi nguồn dinh dưỡng mà nó mang lại.
Khơng chỉ là ngon miệng, ẩm thực của xứ sở hoa anh đào còn hấp dẫn người
ta ở nghệ thuật trình bày tinh tế và đẹp mắt. Hơn thế nữa, văn hóa ẩm thực
Nhật Bản dường như đã thành cơng trong việc giới thiệu về hình ảnh đất
nước, con người Phù Tang với thế giới.
Tại Việt Nam, ẩm thực Nhật Bản đã được biết đến từ lâu song phải đến
khi mở cửa, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ẩm thực của đất
nước Phù Tang mới trở nên phổ biến, nhất là ở những đô thị lớn hiện nay. Ở
Hà Nội, các nhà hàng Nhật Bản ngày càng nhiều và hướng đến mọi đối tượng
thực khách. Ẩm thực Nhật Bản khơng chỉ có trong các nhà hàng, khách sạn
mà một số món ăn cũng đã được người Việt Nam đón nhận như một sự "cải
thiện" thú vị trong gia đình. Qua đó, ẩm thực Nhật Bản dần tạo được “chỗ
đứng” vững chắc tại nhiều đơ thị của Việt Nam.

Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Nhật Bản và vị trí của nó trong đời
sống xã hội Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội, đồng thời tìm ra những kinh
nghiệm của Nhật Bản trong việc quảng bá văn hóa qua con đường ẩm


4

thực, chúng tơi đã chọn đề tài "Văn hóa ẩm thực Nhật Bản tại Hà Nội"
làm luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã từ lâu, văn hóa ẩm thực Nhật Bản là đối tượng nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới, đã có khá nhiều những cơng trình nghiên cứu về văn
hóa ẩm thực Nhật Bản, chẳng hạn như: Bài viết của học giả người Mỹ
Walter F. Carroll SUSHI: Globalization through Food Culture: Towards a
Study of Global Food Networks (Sushi: tồn cầu hóa qua văn hóa ẩm thực:
Định hướng nghiên cứu mạng lưới ẩm thực toàn cầu). Bài viết bước đầu
nghiên cứu mối quan hệ giữa xã hội và văn hóa Nhật Bản, đồng thời nhấn
mạnh vai trị của lồi cá trong văn hóa Nhật Bản và sự phổ biến của món ăn
Sushi trên thế giới [31, tr.1].
Cũng đề cập đến q trình tồn cầu hóa của văn hóa ẩm thực Nhật
Bản, song Lee Milligan lại chỉ giới hạn nghiên cứu sự phát triển của ẩm thực
Nhật Bản và q trình Nhật Bản hóa tại Châu Âu trong bài viết Japanese
cuisine and the Japanisation of Europe (Ẩm thực Nhật Bản và Nhật Bản hóa
ở Châu Âu) [39, tr.1].
Các nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản khá tồn diện
và cụ thể trong nhiều cơng trình nghiên cứu, tọa đàm, thơng báo khoa học.
Cơng trình có tính chất khái qt chung về văn hóa ẩm thực Nhật Bản trong
xu thế tồn cầu hóa, đáng chú ý là: The Globalization of Japanese Food
Culture (Tồn cầu hóa văn hóa ẩm thực Nhật Bản) của Isao Kumakura. Bài

viết đề cập đến sự phổ biến của văn hóa ẩm thực Nhật Bản trên thế giới, đặc
biệt là sự gia tăng ngày một nhiều số lượng các nhà hàng Nhật Bản ở các
nước Châu Âu. Bên cạnh đó, tác giả cịn chỉ ra sự thiết lập mạng lưới trao đổi


5

quốc tế về ẩm thực Nhật Bản trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay [38, tr.1].
Trong một nghiên cứu khác với tựa đề Characteristics of eating culture in
Japan (Những đặc trưng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản) Isao Kumakura đánh
giá, phân tích những đặc trưng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản, để rồi nhấn
mạnh ở một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, văn hóa ẩm thực Nhật Bản bắt
nguồn từ điều kiện môi trường tự nhiên. Thứ hai, nguồn nguyên liệu tươi sống
được người Nhật Bản ưa chuộng. Qua đó, việc ưa sử dụng và chế biến nguyên
liệu giữ được hương vị tự nhiên luôn được đề cao. Thứ ba, cơm và canh tương
(Miso) là thành phần trung tâm trong bữa ăn của người Nhật Bản. Thứ tư, giá
trị văn hóa truyền thống thơng qua phong tục tập quán trong ăn uống của
người Nhật Bản [37, tr.1].
Trong bài viết Nghệ thuật bắt mắt: Bộ đồ dùng để ăn và cách trình bày
thức ăn Otani Hiromi tập trung phân tích đến một khía cạnh của ẩm thực Nhật
Bản đó là đồ dùng để ăn và cách trình bày món ăn trong ngày thường cũng
như các dịp đặc biệt. Theo tác giả:
Khi khách đến thăm một gia đình Nhật Bản, họ sẽ thấy các thành
viên trong gia đình ăn cơm bằng chén và đũa. Họ bưng những chén
cơm nhỏ trong tay và dùng đũa để đưa cơm vào miệng. Chén, đĩa
và tách có rất nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau, và thức ăn
được sắp xếp một cách nào đó. Thực ra, những phong tục sắp đặt
bàn ăn này có quan hệ mật thiết với nhau [8, tr. 8].
Như vậy, đồ đựng thức ăn mà đặc biệt là chén đĩa có vị trí vơ cùng
quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Nhật. Cũng ăn cơm bằng bát,

gắp đồ ăn bằng đũa…như một số nền văn hóa phương Đơng khác song phong
tục sử dụng bát, chén, đũa của người Nhật lại có sự khác biệt và độc đáo.
Theo phong tục Nhật Bản, mỗi thành viên trong gia đình đều có chén, bát và
đũa riêng; thậm chí, có sự khác biệt về giới tính và lớp tuổi. Bên cạnh đó,


6

những họa tiết trang trí và lựa chọn đồ dùng để ăn cũng cho thấy khiếu thẩm
mỹ tinh tế của người Nhật Bản.
Những vẫn đề chuyên sâu trong văn hóa ẩm thực cũng được nhiều học
giả đề cập đến, trong đó, đáng chú ý là nghiên cứu về Sushi và Sashimi của
Koyama Hirohisa. Tác giả khẳng định Sushi và Sashimi là những món ăn
truyền thống, nổi tiếng của dân tộc Nhật Bản. Trong nghiên cứu Ăn sống:
Cách làm Sushi và Sashimi. Khơng chỉ vậy, tác giả cịn làm rõ một số kỹ thuật
nấu nướng đặc biệt mà người Nhật sử dụng để giữ được hương vị tươi ngon
tự nhiên của món ăn; Trong đó nhấn mạnh đến cách chọn lựa, bảo quản và
chế biến theo đúng phương pháp truyền thống [7, tr.20].
Khi đề cập tới văn hóa ẩm thực, các cơng trình nghiên cứu đều cho
rằng, Trà đạo Nhật Bản cũng là một trong số những tinh hoa mà người Nhật
có thể tự hào với thế giới. Trong cuốn The book of tea (1964) của Trà sư
Okakura Kakuzo cho rằng, Trà đạo được xem như “ linh hồn” của văn hóa
Nhật Bản bởi vì: “Mọi thứ của chúng ta, từ nhà cửa, tập quán, y phục, ẩm
thực, đồ sứ hay đồ sơn mài, tranh vẽ và ngay cả văn học - đều chịu ảnh
hưởng của Trà đạo. Không một người nào học hỏi về văn hóa Nhật Bản lại có
thể bỏ qua sự hiện diện của Trà đạo” [35, tr.14].
Có thể nói rằng, các nghiên cứu về Trà đạo đều thống nhất ở một
điểm đó là tinh thần chủ yếu của Trà đạo tóm gọn trong bỗn chữ “ HịaKính-Thanh-Tịnh” . Ngồi ra, cịn một số những nghiên cứu khác về Trà
đạo, tiêu biểu là Lịch sử Trà đạo (1987), Trà đạo Nhập môn (1993), Các
trường phái trà đạo (1993). Tadachika Kuwata cho rằng: Trà đạo là một

trong những hình thức nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Nhật Bản.
Nghi lễ uống trà xuất hiện từ thời kỳ Kamakura (1192-1333) có quan hệ
trước hết với giới tu sĩ Phật giáo, sau đó phát triển cùng với những quy
định rồi trở thành nguyên tắc duy trì đến ngày nay. Trà đạo khơng cịn là


7

đặc quyền của tầng lớp tăng lữ, quý tộc, võ sĩ trước kia mà biến đổi mạnh
mẽ từ thời Minh Trị, trở thành mơn nghệ thuật đại chúng hóa.
Nghi lễ Trà đạo được Kaisen Iguchi trình bày, mơ tả cụ thể và khẳng
định: Để thực sự lĩnh hội được nghệ thuật này là việc cực kỳ khó khăn, nếu
suốt đời theo đuổi học về Trà đạo cũng không thể cho rằng đã có thể hiểu và
làm chủ được tất cả những gì thuộc về nghệ thuật ấy.
Từ khi hình thành, Trà đạo khơng ngừng củng cố, phát triển và hồn
thiện qua các thời kỳ lịch sử. Q trình đó ln gắn với tên tuổi của các bậc
tài danh về nghệ thuật, các trường phái đã được Takabumi Yosshida khắc
họa khá chi tiết, đồng thời cho rằng: Ngày nay, ở Nhật Bản có rất nhiều
trường phái Trà đạo và có thể khác nhau về những nghi thức cụ thể, nhưng
về bản chất vẫn khơng thay đổi như nó vẫn có từ khi mới hình thành. Trong
đó, Trà đạo của Senka (thuộc gia tộc họ Sen) do Sennokyu sáng tạo ra đã
gần như áp đảo các trường phái Trà đạo khác được hậu thế truyền đến ngày
nay [20, tr.14].
Như vậy, trên thế giới, văn hóa ẩm thực Nhật Bản đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm và qua các cơng trình nghiên cứu kể trên tuy cịn có những
hạn chế nhất định nhưng những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đã được
các nghiên cứu trình bày, trong một chừng mực nhất định góp phần giúp luận
văn tham khảo và có cái nhìn hệ thống về vấn đề nghiên cứu.
Tại Việt Nam, tuy văn hóa ẩm thực Nhật Bản cũng đã được đề cập tới,
song các bài viết hay các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này cịn ít và chưa

có hệ thống . Có thể kể ra một số nghiên cứu về văn hóa ẩm thực được đăng
trên tạp chí khoa học như: Ẩm thực truyền thống theo mùa của người Nhật ở
Shizuoka (2009) [17, tr.61] và Ẩm thực truyền thống của dân tộc Nhật ở
Shizuoka (2008) [16, tr. 51] của Hoàng Minh Lợi. Trong các bài viết này, tác
giả đã đi sâu nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của địa phương Shizuoka, thông


8

qua những yếu tố như nguyên liệu, cách chế biến, chế độ ăn uống, những nghi
lễ, phong tục tập quán…của ẩm thực truyền thống ở Shizuoka. Trên cơ sở đó,
tác giả còn chỉ ra đặc điểm chủ yếu của văn hóa ẩm thực vùng miền với ý
nghĩa lịch sử, xã hội, tơn giáo…bao hàm trong đó.
Cũng đi sâu nghiên cứu ẩm thực vùng miền, tác giả Hồ Hồng Hoa
có bài viết Những giá trị truyền thống trong văn hóa ẩm thực Kyoto (2006).
Cố đô Kyoto không chỉ là một bức tranh sinh động về các hoạt động văn
hóa tinh thần mà cịn là nơi hội tụ của văn hóa ẩm thực truyền thống đặc
sắc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và biến động của xã hội, ẩm thực
Kyoto không ngừng thay đổi, phát triển và được thăng hoa thành một loại
hình nghệ thuật sánh vai với các loại hình văn hóa nghệ thuật khác như Trà
đạo, cắm hoa, vườn cảnh…nổi tiếng của Nhật Bản. Trong bài viết này, tác
giả cũng có đơi nét so sánh giữa ẩm thực cố đô Kyoto của Nhật Bản với ẩm
thực cố đô Huế của Việt Nam. Theo tác giả: “Cũng như ẩm thực Huế của
Việt Nam, ẩm thực Kyoto của Nhật Bản được hình thành và phát triển theo
dịng chảy thời gian, theo biến động xã hội. Nó cũng được chia thành cung
bậc trong lối sống của từng tầng lớp nhân dân trong xã hội Nhật Bản quá
khứ cũng như hiện tại” [9, tr.36].
Ngoài những bài nghiên cứu về ẩm thực Nhật Bản, cịn có một số cuốn
sách đề cập tới văn hóa ẩm thực Nhật Bản nhưng chỉ ở mức độ rất khái lược
và mang tính chất lồng ghép, như Tìm hiểu Nhật Bản của Nhà xuất bản Khoa

học Xã hội năm 1991, trình bày một số nét đặc trưng của ẩm thực minh họa
cho văn hóa Nhật Bản [10, tr. 53], hoặc được đề cập tới dưới hình thức hướng
dẫn thực hành nấu ăn trong các cuốn sách dạy nấu món ăn Nhật, chẳng hạn
như cuốn Từng bước nấu các món ăn Nhật và Hàn Quốc (2006) của Phạm
Huy Kỳ, Món ngon Châu Á (2009) của Cẩm Tuyết,….
Như vậy, liên quan đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản, có thể thấy ở Việt


9

Nam chưa có một cơng trình nghiên cứu hay chun khảo nào có hệ thống
mà chỉ có một số bài viết có tính chất giới thiệu cịn sơ lược. Các cơng
trình kể trên do khơng lấy văn hóa ẩm thực làm mục đích nghiên cứu chính
nên khá nhiều vấn đề khi trình bày, phân tích cịn thiếu tính chun sâu.
Một số nghiên cứu đề cập đến văn hóa ẩm thực dưới mọi hình thức thơng
tin hay minh họa cho một luận điểm nào đó. Song, nhìn chung, các cơng
trình nghiên cứu nói trên đều có giá trị tham khảo quan trọng đối với luận
văn. Hiện trạng chung là vậy, cho nên những nghiên cứu về văn hóa ẩm
thực Nhật Bản tại Việt Nam, nhất là trong phạm vi một địa phương mà cụ
thể là Hà Nội lại càng khơng có. Do vậy, cần thiết phải có những đề tài
khoa học chuyên sâu về vấn đề này và khởi đầu bằng nghiên cứu về văn
hóa ẩm thực Nhật Bản tại Hà Nội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu văn hóa ẩm thực Nhật Bản tại Hà Nội
qua đó có được những hiểu biết nhất định về văn hóa Nhật Bản ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó có thể đưa ra những ý kiến đóng góp, đề xuất nhằm phát triển
ngành du lịch cũng như quảng bá văn hóa bản địa ra nước ngồi thơng qua ẩm
thực- một sức mạnh mềm văn hóa.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu những đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản

Khẳng định vị trí và sức cuốn hút của ẩm thực Nhật Bản với các đồ ăn,
thức uống, cách bài trí và ứng xử đang được giới thiệu rộng rãi tại Việt Nam.
Đưa ra một vài gợi ý, đề xuất việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước
ngồi thơng qua văn hóa ẩm thực - như cách mà Nhật Bản đã thành công.


10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Văn hóa ẩm thực Nhật Bản tại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là ẩm thực
truyền thống của Nhật Bản song chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những
vấn đề cơ bản nhất của văn hóa ẩm thực Nhật Bản hiện có tại địa bàn nội
thành Hà Nội. (Theo địa giới hành chính năm 2008 của Tổng cục Thống kê,
nội thành Hà Nội gồm các quận: Ba Đình, Hồn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống
Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Hồng Mai, Hà Đơng.).
5. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu sẽ được sử dụng trong quá trình thực
hiện đề tài:
-Phương pháp điền dã (các thao tác như: quan sát trực tiếp, phỏng vấn,
ghi chép miêu tả, lập angket, chụp ảnh) là phương pháp nghiên cứu chính.
-Phương pháp thống kê.
-Phương pháp phân tích và tổng hợp.
-Phương pháp so sánh.
-Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hóa học, xã hội học và du
lịch học.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về văn hóa ẩm thực truyền thống Nhật Bản

Chương 2: Văn hóa ẩm thực Nhật Bản trong nhà hàng, khách sạn tại
Hà Nội
Chương 3: Văn hóa ẩm thực Nhật Bản tại Hà Nội trong xu thế mới


11

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC
TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN
1.1. Quan niệm về văn hóa ẩm thực và những nhân tố ảnh hưởng
đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản truyền thống
1.1.1. Quan niệm về văn hóa ẩm thực
Trước hết là khái niệm về văn hóa. Văn hố là khái niệm có nội hàm
rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của đời sống con người, vì thế mà nhắc tới
khái niệm này có nhiều cách hiểu hết sức khác nhau.
Theo ngơn ngữ phương Tây, từ tương ứng với văn hố trong tiếng Việt
là culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur tiếng Đức, có nguồn gốc từ
các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa là giữ
gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt và nghĩa cầu cúng.
Trong khoa học xã hội và nhân văn, văn hoá được đề cập tới với nhiều
trường nghĩa khác nhau. Theo các nhà ngơn ngữ học, văn hố (culture), với tư
cách là một danh từ độc lập, chỉ được bắt đầu sử dụng từ thế kỉ XVIII. Trước
đó, trong các câu hay cụm từ, nó được chuyển từ nghĩa đen “gieo trồng trên
đất đai” sang nghĩa bóng “vun trồng cho trí óc” (ở phương tây) hay “giáo hố
bằng văn” (ở phương đơng).
Người đầu tiên có cơng đưa từ “culture” vào trong khoa học là S.
Pufendorf – nhà nghiên cứu pháp luật người Đức. Ông sử dụng thuật ngữ này
để chỉ tồn bộ những gì do con người tạo ra, và các sản phẩm nhân tạo này là
khác với các sự vật trong thế giới tự nhiên.

Trong cuốn “Việt Nam văn hoá sử cương” của Đào Duy Anh do Quan
hải tùng thư xuất bản tại Huế năm 1938, tác giả cho rằng:


12

Người ta thường cho rằng văn hoá chỉ là những học thuật tư tưởng của
loài người, nhân thế mà xem văn hố có tính chất cao thượng đặc biệt.
Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong
phạm vi của văn hoá, nhưng phàm sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về
xã hội, cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại khơng
phải ở trong phạm vi văn hố hay sao? Hai tiếng văn hoá chẳng qua là
chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của lồi người cho nên ta
có thể nói rằng Văn hố tức là sinh hoạt.
Định nghĩa này của Đào Duy Anh đã coi văn hoá như một kiểu thức
sinh tồn của xã hội, do đó thấy được sự gắn bó của nó với các cơ cấu, các
thiết chế xã hội khác. Quan điểm này rất gần với quan điểm của UNESCO
trong các định nghĩa về văn hố. Năm 1982, tại Mexico, Hội nghị thế giới về
chính sách văn hố vì sự phát triển đã tun qua Tuyên bố ngày 06 tháng 8,
còn gọi là Tuyên bố Mexico về chính sách văn hố đã đưa ra định nghĩa:
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hố hơm nay có thể coi là tổng thể những nét
riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hoặc của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hố đem
lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hố làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và
dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hố mà chúng ta xét đoán được
những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hố mà con người
tự thể hiện, tự ý thức được bản thân mình, tự biết mình là một phương án

chưa hồn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi
khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt
trội lên bản thân


13

Thập niên 40 của thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày một quan
niệm của Người về văn hố: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”
Các định nghĩa và quan niệm kể trên chỉ cung cấp những cách hiểu
mang tính quy ước và có hàm ý về mặt tinh thần của thuật ngữ văn hoá. Trên
thực tế, văn hoá được biểu hiện ở cả khía cạnh vật thể và phi vật thể. Các cách
tiếp cận nói trên đều chỉ ra một số đặc điểm chung của văn hoá như sau:
- Văn hoá là một thuộc tính riêng có của con người. Và nếu xét từ góc
độ biểu hiện của trình độ tiến hoá, của nền văn minh mà con người đã và đang
xây dựng, thì văn hố có thể coi là một thành tựu vĩ đại của thế giới lồi
người.
- Văn hố không phải là một sản phẩm được con người sản xuất ra từ
các vật liệu vô cơ hay hữu cơ, dù có thể hình thức biểu hiện của nó là các sản
phẩm đó, mà đó là sự thừa nhận, cơng nhận, sự sáng tạo của con người, do
lịch sử tiến hố của con người tạo nên. Và vì thế, văn hố của bất kì quốc gia,
dân tộc, cộng đồng, tổ chức nào cũng mang đậm những giá trị lịch sử của
quốc gia, dân tộc, cộng đồng, tổ chức đó, do những con người trong cộng
đồng quốc gia, dân tộc đó tạo nên.
- Giá trị của văn hố khơng hồn tồn có tính bất biến. Có những giá trị
văn hố tồn tại lâu dài, làm nên bản sắc, nét đặc trưng của quốc gia, dân tộc,

tổ chức; song cũng có những giá trị văn hoá thay đổi theo sự thay đổi của hệ
thống chính trị, của nền kinh tế - xã hội, của các mối quan hệ giữa con người
với con người.


14

- Các giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra nhằm làm cho cuộc sống
của con người tốt đẹp hơn.
Cịn về quan niệm về văn hóa ẩm thực đã được giới nghiên cứu trong
và ngoài nước định nghĩa, diễn giải từ lâu, song trong phạm vi của luận văn,
chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số quan niệm chủ yếu sau:
Trong cuốn “Văn hóa ẩm thực Việt Nam nhìn từ lý luận và thực
tiễn” có viết:
Về ẩm thực: Nói nơm na ẩm thực là ăn- uống- hút. Người ta tiếp
cận việc ăn uống hút theo nhiều cách, dưới nhiều khía cạnh khác
nhau. Theo quan điểm Mác xít: Lao động làm ra con người. Lao
động là làm ăn. Làm để ăn. Ăn để sống. Sống để làm việc, cho
chính mình, và cho người khác.
Ăn (uống)- mặc (trang phục)- ở (kiến trúc)- đi lại (giao-vận) là 4
nhu cầu vật chất cơ bản của Con người, của Loài Người. Văn hóa là
cái “vơ sở bất tại” (Đồn Văn Chúc) [2, tr.18].
Cái nhìn dân gian về Ăn Uống:
+ “ Ăn để mà sống” : cái nhìn tích cực ! vì sống là để làm việc, vì mình,
vì người khác.
+ “Sống để mà ăn”: cái nhìn hưởng thụ, hưởng lạc!
+” Ăn một miếng, tiếng để đời”,…
Vậy văn hóa ẩm thực là gì ?
Theo GS Trần Quốc Vượng được hiểu theo nghĩa rộng là lối sống, cách
sống, thế ứng xử [2, tr.18].

Thực tế cho thấy trong ẩm thực có nhiều lối ăn uống, nhiều cách ăn
uống, nhiều thế ứng xử về ẩm thực tùy theo từng môi trường sinh


15

thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn, tùy theo tộc người,
tùy theo vùng miền, tùy theo giai tầng xã hội, cũng tức là tùy theo
không gian thời gian hay nói tổng qt hơn là tùy thuộc mơi sinh.
Như vậy, có thể hiểu văn hóa ẩm thực là lối ăn uống, cách ăn uống
hay cách ứng xử về ẩm thực tùy theo mơi trường sống [2, tr.28].
Cịn theo cuốn “Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ ca dao Việt Nam” của
Nguyễn Nghĩa Dân đưa ra nhận định:
Ăn uống là một phạm trù thuộc đời sống vật chất của con người,
được con người tìm tịi, sử dụng để duy trì sự sống của mình. Con
người hưởng thụ từ thiên nhiên những sản vật có thể ni sống
mình. Tuy nhiên, phải trải qua q trình dài lâu mới có thể xác định
được các đối tượng từ thiên nhiên có thể “ ăn được”, “uống được”.
Chỉ có con người mới có văn hóa ẩm thực, tức có tác động của bộ
óc con người vào đối tượng được sử dụng để ăn, uống, từ đó khơng
chỉ xác định được “cái ăn được”, “cái uống được” mà còn sáng tạo
cách sử dụng, chế biến…có tính vật chất đơn thuần về “cái ăn được,
“cái uống được”, lại sáng tạo cách ăn, cách uống theo lễ nghi,
phong tục, đạo đức…với tinh thần ngày càng phức tạp nhưng cũng
ngày càng văn minh hơn của xã hội lồi người [3, tr.17].
Văn hóa ẩm thực: đó là “một phức thể bao gồm kiến thức của con
người về sinh hoạt vật chất “số một” của con người, tối quan trọng
để ni sống con người với sự tìm kiếm, xác định các sản vật “ăn
được, uống được” trong thiên nhiên, tiếp theo là các cách thức, các
phương thức sử dụng và cuối cùng là lối sống của cá nhân, của

cộng đồng khi tiếp xúc với ăn uống.
Văn hóa ẩm thực mang những đặc thù riêng của từng dân tộc, liên


16

quan mật thiết với điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần, với phong
tục tập quán được sàng lọc, duy trì, phát triển và mang tính truyền
thống của từng dân tộc [3, tr.18-19].
Văn hóa ẩm thực có bộ phận thuộc văn hóa vật thể tức là các đối
tượng “ăn được”, “uống được” mà con người tìm ra để ni
sống, làm cho giống người phát triển ; và bộ phận thuộc văn hóa
phi vật thể tức cách thức, phương thức ăn uống cùng với nếp
sống trong ăn uống, trong giao tiếp, trong sinh hoạt cộng đồng
mà từng dân tộc chọn lọc, truyền thị để thực hiện cho đúng phép
tắc hướng về cách giao tiếp ngày càng đẹp, tức ngày càng có
văn hóa [3, tr. 20].
Với theo một số quan niệm khác thì cho rằng:
Ẩm thực học là tồn bộ những quy tắc tạo nên nghệ thuật ăn
uống, khoa học về ăn uống” và “Ẩm thực học là tri thức hợp lý
về tất cả những cái gì mà con người ăn uống. Mục đích của nó là
quan tâm đến sự ni dưỡng con người bằng những thức ăn tốt
nhất.
Mục tiêu của ẩm thực học là “làm thoả mãn khẩu vị” chứ không
phải chỉ làm no bụng [28].
Tóm lại, văn hố ẩm thực chính là cách thức, ứng xử của con người
trong ăn uống mà trước hết đáp ứng nhu cầu sống của con người. Khơng
chỉ vậy, qua văn hóa ẩm thực cịn thể hiện tri thức của mỗi cộng đồng
người về ăn uống. Đồng thời thấy được những nét đặc thù của mỗi vùng
miền, dân tộc, quốc gia.

Các thành tố của văn hóa ẩm thực nói chung gồm có: Quan niệm về
ăn uống, cách ăn và văn hóa ứng xử khi ăn.


17

1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản
truyền thống
1.1.2.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Nhật Bản là một quần đảo được tạo thành từ 4 đảo lớn: Hokkaido,
Honshu, Shikoku và Kyushu cùng rất nhiều đảo nhỏ trải dài từ Bắc xuống
Nam khoảng hơn 3000 km [26, tr.14]. Honshu là hòn đảo lớn nhất chiếm 61%
diện tích lãnh thổ (231.053 km2) tiếp đó lần lượt là các đảo Hokkaido,
Kyushu, Shikoku và Okinawa [10, tr.10].
Khoảng 80% diện tích Nhật Bản là vùng núi trong khi các vùng bình
nguyên thường nhỏ và hẹp. Những sườn núi dốc với vô số núi lửa là điểm đặc
trưng của địa hình Nhật Bản.
Các con sơng ngắn và có dịng chảy nhanh, với nhiều hướng thay đổi
theo mùa. Giao thông đường sông, vốn là phương tiện phổ biến từ thời xa
xưa, đã bị giảm đi cùng với quá trình xây dựng các tuyến đường sắt và ngày
nay hầu như đã bị lãng quên. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các dịng sơng
tăng lên do việc sử dụng nước sơng để tưới tiêu, xây dựng nhà máy thủy điện
và phục vụ cho các mục tiêu công nghiệp cũng như để làm nước uống.
Đồng bằng chủ yếu ở ven biển, còn các thung lũng thường nằm sâu
trong đất liền. Châu thổ hình thành trong khu vực hạ lưu của các con sông lớn
và đất đai thường được dùng để trồng lúa. Các nhánh sơng hình thành tại nơi
tiếp giáp giữa đồng bằng hoặc thung lũng với các ngọn núi. Bờ biển rất đa
dạng và lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo. Trong những năm gần đây,
qua các dự án cải tạo, con người đã làm biến đổi bờ biển, đặc biệt là tại các
khu vực gần các thành phố lớn.

Nhật Bản và các khu vực lân cận nằm ở phía Đơng lục địa Trung Quốc


18

và hướng ra Thái Bình Dương tiếp nhận các luồng gió mùa thay đổi từ mùa hè
sang mùa đơng. Sự thay đổi hướng gió kéo theo sự thay đổi thời tiết rõ rệt.
Điều này càng rõ hơn với các hiện tượng thời tiết như mùa mưa đến sớm từ
đầu hè, bão lụt thất thường và các cơn mưa xuất hiện trong mùa thu…Ngay từ
thời xa xưa nếp sống của người Nhật Bản đã gắn bó khăng khít với những
biến động thời tiết này.
Khí hậu Nhật Bản tương đối ơn hịa. Bên cạnh bốn mùa mang những
đặc điểm riêng, cịn có mùa mưa đầu hè ảnh hưởng đến nhiều vùng và mùa
bão bắt đầu từ hè nhưng tập trung vào mùa thu. Gió mùa thường có ở những
thời điểm khác nhau ít nhiều trong từng năm. Gió nóng Đơng Nam mang
nhiều hơi nước thổi từ Thái Bình Dương đến vào mùa hè cịn gió lạnh Tây
Bắc thổi từ lục địa Trung Quốc đến vào mùa đơng.
Dù có chung hình thái khí hậu như vậy nhưng do quần đảo trải dài từ
Bắc đến Nam lại có nhiều dãy núi nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng một
khác. Một số vùng tương đối ấm ngay cả trong mùa đông. Vào tháng giêng,
nhiệt độ trung bình ở Okinawa là 160C. Trong khi đó, các vùng khác lại tương
đối mát ngay cả mùa hè, chẳng hạn như Abashiri ở Hokkaido, nhiệt độ trung
bình trong tháng 8 là 19,10C. Một số vùng hay có bão và mưa nhiều trong khi
các vùng khác ít có mưa hoặc tuyết phủ quanh năm.
Nhìn chung, có thể phân biệt bốn vùng khí hậu – vùng dun hải Thái
Bình Dương có nhiều mưa trong mùa hè, vùng duyên hải Nhật Bản có nhiều
tuyết về mùa đơng, vùng sâu trong lục địa có lượng mưa ít hơn và vùng các
đải phía Tây Nam trời ấm quanh năm. Sự khác biệt về khí hậu được phản ánh
trong nếp sống của người dân ở những vùng khác nhau.
Về địa chất, hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động.

Trong đó đỉnh Phú Sĩ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ cũng là ngọn núi lửa đang
hoạt động có khả năng phun trào và đang được kiểm soát gắt gao. Suối nước


19

nóng xuất hiện tại những nơi nước ngầm gặp khí ga của núi lửa ở nhiệt độ cao
hoặc bị đun nóng bởi nhiệt dưới lịng đất. Suối nước nóng là những điểm thu hút
khách du lịch và tất cả các suối quan trọng đầu nằm gần các núi lửa hoạt động.
Có nhiều vùng rộng lớn được bao phủ bởi tro núi lửa hoặc nham thạch.
Đất ở những vùng như vậy rất màu mỡ nên thích hợp cho trồng trọt. Tuy
nhiên, những vùng bị phủ bởi tro mới có lẫn đất chua, cộng thêm với việc
phần lớn các vùng đấy này thiếu nước nên vẫn còn là đất hoang.
Liên quan đến núi lửa là động đất. Do quần đảo Nhật Bản nằm phía
trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là vành đai núi lửa Thái
Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương nên lớp vỏ
địa chấn phía dưới khơng bền vững khiến cho Nhật Bản có nhiều trận
động đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Theo lý thuyết kiến tạo địa
tầng học thì động đất ở Nhật Bản xảy ra khi địa tầng học thì động đất ở
Nhật Bản xảy ra khi địa tầng biển Philippin và địa tầng Thái Bình Dương
trượt vào phía dưới địa tầng Âu Á và địa tầng Bắc Mỹ. Quần đảo Nhật
Bản nằm ở vùng chồng lên nhau tại mép các địa tầng và các trận động đất
xảy ra chủ yếu do cơ chế chấn động bởi vết đứt hình thành khi các địa
tầng trượt ngược theo chiều dọc [10, tr.9]. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu
7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận. Hầu hết các trận
động đất này quá nhẹ, không thể nhận ra, nhưng cũng có những trận động
đất rất mạnh. Từ trận động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật
Bản đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng
khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11 / 03 / 2011 là hậu quả của trận động đất
ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao

nhất là 39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực
xung quanh bị thiệt hại nặng nề [30].


20

1.1.2.2. Đời sống kinh tế và mơi trường văn hóa xã hội
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền
kinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế
giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ
và Trung Quốc.
Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật
Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh khơng ít vấn đề. Vào thế kỉ
16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá.
Công nghiệp bắt đầu phát triển sau cuộc Phục hưng Minh Trị vào giữa
thế kỉ 19 (năm 1868). Bước sang thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản
đã phát triển mạnh mẽ để trở thành một cường quốc trên thế giới.
Với sự tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong số
các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu
tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (Tokyo ngày nay) (năm 1603) dẫn
đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ
cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868) đưa nước Nhật trở thành cường
quốc đầu tiên ở Châu Á sánh được với các quốc gia Châu Âu. Trong giai đoạn
cuối cùng, từ sự thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945) đảo
quốc này đã vươn mình trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Về nông nghiệp: Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh
tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô
thị hay cho mục đích cơng nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải,

người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn

và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất
nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày
trong mùa đông. Ở miền duyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với


21

nguy cơ sóng thần đơi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những
đợt núi lửa phun trào.
Dù trong hồn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất
quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông
nghiệp là việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mơ nhỏ.
Hầu hết nơng dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ
nữ đảm nhận.
Lúa nước cần có những điều kiện đặc biệt để sinh trưởng. Thóc thường

được gieo trong nhà kính cho đến khi nảy mầm thành mạ. Sau đó, mạ sẽ được
cấy với điều kiện rễ mạ phải các mặt nước ít nhất 10 cm. Ngồi ra cịn cần
tới các cơng trình thủy nơng để đáp ứng việc tưới tiêu cho các cánh đồng.
Cuối cùng, sang thu lúa chín và trước khi được gặt về lúa ngả màu nâu vàng
như lúa mì. Lúa nước trồng được khắp nơi trên Nhật Bản. Tuy nhiên, lúa hầu
hết được trồng ở miền cực Nam và tại đây có nhiều vùng chuyên canh tác
lúa như Niigata.
Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản,
nhưng người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung
cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau
diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chè cũng được trồng nhiều

ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thanh trên sườn núi. Sản phẩm
chính từ chè là trà xanh (Ocha), được người dân khắp nơi trong nước sử dụng.

Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.
Về ngư nghiệp: Trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn
bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhậtcũng tiêu thụ một lượng lớn
cá và các hải sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như
các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng kiến tình
trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.


22

Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ lượng cá ở các vùng nước ven biển

cạn kiệt và những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu.
Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản
lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nước này còn
tăng số lượng hàng thuỷ hải sản nhập khẩu, năm 2002 đạt 3,88 triệu tấn. Cá vẫn
đóng vai trị quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động
vật được hấp thụ của người Nhật – con số này cao hơn nhiều so với hầu hết
các nước phương Tây.
Về công nghiệp: Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan
trọng nhất Nhật Bản. Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát
triển nhất bao gồm: đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô
và kim loại màu. Từ những năm vào cuối thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật
đã phát triển rõ rệt.
Bước sang thế kỉ 21, công nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Các khu
công nghiệp lớn tập trung ở vành đai Thái Bình Dương bao gồm: Keihin (Ở
vùng đồng bằng Kanto), Chukyo (Tập trung quanh Nagoya), Hanshin
(Osaka), Setouchi (Bao quanh Hiroshima) và Kitakyushu (Bao quanh
Kitakyushu và Fukuoka). Trong đó, vùng Keihin là quan trọng nhất và
chiếm 42% sản lượng công nghiệp Nhật Bản. Vùng này có nhiều ngành

cơng nghiệp truyền thống như hóa dầu, thép và sản xuất ơ tơ. Đồng thời đây
cũng có ngành dệt may. Song hành cùng các ngành truyền thống là những
khu công nghiệp điện tử và công nghệ cao. Các cơng ty có trụ sở ở đây bao
gồm : NEC, Hitachi, Canon, Intel và Sanyo.
Các khu cơng nghiệp cịn lại là Chukyo, Hanshin, Setouchi và KitaKyushu. Trong đó, các khu Chukyo, Hanshin và Setouchi chủ yếu là các
ngành công nghiệp truyền thống như : dầu mỏ, dệt may, in ấn và sắt thép. Cịn
Kita-Kyushu lại là nơi có nhiều ngành công nghiệp nặng lâu đời. Trước kia,


23

vùng này là mỏ than địa phương nằm trên đồi. Ngày nay, Kita-Kyushu là khu
công nghiệp với các ngành sắt thép, đóng tàu và dầu mỏ.
Ngồi các khu cơng nghiệp trên, cịn có nhiều khu cơng nghiệp khác
nằm ngồi Vành đai Thái Bình Dương bao gồm một số khu cơng nghiệp nhỏ
nằm ở phía bắc Kanto và nằm ven bờ biển Nhật Bản như khu Hokuriku (Nằm
ở Niigata và Nagano, Chubu).Về thương mại và dịch vụ: Thương mại và dịch
vụ là hai ngành quan trọng của Nhật Bản, riêng ngành dịch vụ chiếm 73,3%
GDP của nước này.
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người
dân khơng có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993.
Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh
trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật khơng khác gì người bản địa. Sắc dân
này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời
sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung Hoa rồi về sau cịn
có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái. Dân số Nhật tập
trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya cùng với các thành phố
phụ cận. Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3 tổng dân số. Lý do
của sự tập trung này là vì Tokyo là trung tâm của khu vực dịch vụ. Tuổi thọ
trung bình tại Nhật Bản là 85 đối với phụ nữ và 79 với nam giới.

Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ
cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét riêng về phong
tục, tập qn, chính trị, kinh tế và văn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai trị

trọng yếu. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn người Nhật sống trong gia
đình gồm ba thế hệ. Quan hệ trong gia đình đã theo một tơn ti trật tự khắt khe
theo đó người cha được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ khi về nhà
chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sự
năm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với


24

nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị
bãi bỏ. Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng
lao động của năm 1990.
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đơ thị cũng làm gia
tăng loại hình gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại
hình gia đình lớn giảm từ 44% vào năm 1955 xuống cịn 13,7% vào năm 1991.
Số người con trong gia đình cũng giảm từ 4,7 vào năm 1947 xuống còn 1,5
vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các căn nhà
chung cư chỉ thích hợp với loại gia đình trung bình là 2,9 người.
Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của
người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự
phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các
phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ
nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham
gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Những tiến bộ về công
bằng xã hội cũng làm mất đi sự phân biệt về giai tầng, trong quan hệ gia đình
và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai tầng trung lưu, căn cứ vào lợi tức của

họ.
Ngày nay, mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong
đời sống công cộng, phụ nữ vẫn ở vị thế “thấp” hơn nam giới và bên ngoài xã
hội, nam giới vẫn giữ vai trò lớn hơn . Phạm vi của nữ giới là gia đình và các
cơng việc liên quan, trong khi nam giới là trụ cột của gia đình. Thời xưa,
người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có
khuyết điểm nào đó". Song, ngày nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy
chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân (Nhật Bản hiện nay là nước có phụ
nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu Á). Ngày nay, vị thế của người
phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư duy của giới trẻ -


×