Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hoạt động buôn bán của người việt và những ảnh hưởng của nó tới đời sống của người cao lan xã đông lợi huyện sơn dương tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ
**********************

LÊ THỊ HOÈ

TÊN ĐỀ TÀI:

HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI ĐỜI SỐNG CỦA
NGƯỜI CAO LAN XÃ ĐÔNG LỢI, HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN VĂN HOÁ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ
MÃ SỐ: 608

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI XUÂN ĐÍNH

HÀ NỘI: 06/2009


Lời cảm ơn
Khóa luận là một bước để sinh viên tập dượt, vận dụng những kiến thức đã học
được qua bốn năm vào việc xử lý một hiện tượng văn hóa cụ thể.
Hồn thành Khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, Em đã nhận được
sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các cá nhân.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giao Khoa Văn hóa dân tộc trường
Đại học Văn hóa đã tạo các cơ hội thuận lợi cho em được học tập, tiếp thu các kiến
thức về Văn hóa học, về Văn hóa Dân tộc trong 4 năm học tại trường.
Em xin chân thành Sở VH - TT&DL Tuyên Quang, Phòng VH- TT&DL


huyện Sơn Dương, UBND xã Đông Lợi; bà con nhân dân các thơn, xóm ở xã Đơng
Lợi; đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được khảo sát thực địa tại xã, cung cấp
những thông tin, tài liệu cần thiết cho em nghiên cứu, phục vụ đề tài Khóa luận.
Cảm ơn Trung tâm Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện để
em được khai thác các nguồn tư liệu phục vụ viết Khóa luận.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Xuân Đính - người đã trực
tiếp hướng dẫn tận tình cho em hồn thành đề tài Khóa luận này.
Do thời gian và năng lực có hạn nên khơng thể tránh khỏi những khiếm
khuyết. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa của các thầy, cô
giáo và bạn bè để bài viết tiếp tục được sửa đổi thêm phần hoàn chỉnh hơn.
Sinh viên
Lê Thị Hòe


Mục Lục
Lời cảm ơn
Mở đầu……………………………………………………………………..............1
1. Lý do chọn đề tài Khóa luận……………………………………………….....1
2. Mục đích nghiên cứu của Khóa luậ…………………………………………...2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….3
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..............3
5. Nguồn tư liệu thực hiện……………………………………………………….3
6. Đóng góp khoa học của Khóa luận…………………………………...............4
7. Bố cục của Khóa luận………………………………………………………...4
Chương 1: Khái quát chung về xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang
1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………..….….............5
1.1.1. Địa lý hành chính………………………………………….………...5
1.1.2. Khí hậu…………………...............................................................6
1.1.3. Thủy văn………………………………………………………………6

1.1.4. Đất đai…………………………........……………………...................7
1.1.5. Động thực vật………………………………………………...……….8
1.1.6. Giao thông……………………………………………..…….……......8
1.2. Khái quát về môi trường xã hội…………..………………………..…….....9
1.2.1. Dân cư, dân tộc và cơ cấu hành chính…………………………........9


1.2.2. Đặc điểm kinh tế……………………………………..……...............12
1.2.3. Đặc điểm văn hóa xã hội…………………………………................15
Chương 2: Hoạt động buôn bán của người Việt xã Đông Lợi
2.1. Hoạt động tại chợ……………………………………..………...…..….....20
2.1.1. Quan niệm chung về chợ……………………………………............20
2.1.2. Khái quát chung về chợ xã Đông Lợi……………………….............22
2.1.2.1. Lịch sử hình thành………………………………………...……….22
2.1.2.2. Cơ sở vật chất của chợ……………………………………..............23
2.1.2.3. Bố trí chợ…………………………………………………………..24
2.1.2.4. Ban quản lý chợ……………………………………………………25
2.1.3. Lịch họp chợ………………………………………………………….26
2.1.4. Người Việt với hoạt động buôn bán………………………...............27
2.1.4.1. Các khu vực bán hàng……………………………………………...28
2.1.4.2. Nguồn hàng………………………………………………………...29
2.1.4.3. Phương thức trao đổi, thanh toán………………………….............35
2.2. Hoạt động ngồi chợ……………………………………………………...37
2.2.1. Dịch vụ bn bán tại nhà……………………………..……..............37
2.2.1.1. Nguồn hàng………………………………………………………...38
2.2.1.2. Phương thức trao đổi, thanh toán……………………………….....39
2.2.2. Các dịch vụ buôn bán lưu động………………………..…................40


Chương 3. Tác động của hoạt động buôn bán của người Việt đối với đời sống

của người Cao Lan xã Đơng Lợi
3.1. Những tác động tích cực………………………………………………….......42
3.1.1. Phục vụ đời sống kinh tế vật chất và văn hóa tinh thần cho nhân dân địa
phương ………………………………………………...………………………….42
3.1.1.1. Phục vụ phát triển kinh tế……………………………………….....42
3.1.1.2. Bảo đảm đời sống văn hóa tinh thần……………………………....43
3.1.2. Góp phần tạo việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người Cao
Lan…………………………………………………...…………………….….......46
3.1.3. Sự hòa nhập vào kinh tế thị trường………………………….....................48
3.1.4. Mở rộng giao lưu hiểu biết…………………………………………..….....50
3.2. Những nhân tố văn hóa mới xuất hiện trong văn hóa truyền thống của đồng bào
Cao Lan dưới tác động của người Việt
3.2.1. Trong hoạt động sản xuất…………………..…………………….....50
3.2.2. Trong văn hóa vật thể……………………………………….............51
3.2.3. Trong văn hóa phi vật thể………………………………………..….53
3.3. Những tác đơng tiêu cực……………………………………………..…….....55
3.4. Một số giải pháp và kiến nghị………………………………………………...56
Kết luận…………………………………………………………………...............61
Danh sách những người cung cấp tư liệu……………………………………….64
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………65
Phụ lục.....................................................................................................................67


Phần Mở Đầu
1) Lý do chọn đề tài Khóa luận
Từ xa xưa trong lịch sử hình thành, phát triển của đất nước, người Việt đã
sớm biết đến các hoạt động buôn bán và không ngừng mở rộng chúng.
Lúc đầu, hoạt động bn bán chưa thực sự chiếm được vị trí vai trò quan
trọng trong đời sống lao động sản xuất của họ, các hình thức hoạt động, trao đổi
mua bán cịn đơn giản và nhằm mục đích bảo đảm đời sống của gia đình là chính.

Về sau, với những thay đổi trong đời sống kinh tế- xã hội, người Việt ngày càng
chú trọng hơn tới việc tổ chức các hoạt động buôn bán. Buôn bán giúp họ tăng
nguồn thu nhập phụ trợ cho các hoạt động khác, tận dụng thời gian nơng nhàn, thúc
đẩy lưu thơng hàng hố, phát triển kinh tế.
Một trong những đặc điểm nổi bật trong việc cư trú của người Việt khi lên
đến miền núi là thường bám theo các trục đường giao thông lớn, về sau là các đơ
thị, vì đó là những nơi thuận tiện cho việc buôn bán. Người Việt đã làm chủ các
hoạt động buôn bán ở miền núi, không chỉ bảo đảm nguồn lợi cho mình mà cịn
góp phần bảo đảm các hàng hóa cần thiết cho các tộc người thiểu số, thúc đẩy sản
xuất phát triển; đặc biệt tạo ra mối gia lưu văn hóa - xã hội giữa các vùng miền.
Tóm lại, hoạt động bn bán của người Việt có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh
tế vật chất, văn hoá tinh thần của tộc người thiểu số; đặc biệt là những vùng miền
núi cịn gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện khá rõ ở xã Đông Lợi, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Đông Lợi là một xã miền núi của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Người Việt ở đây cũng đã sớm nhận thấy được vai trị, lợi thế của hoạt động bn
bán và nhanh chóng phát triển hoạt động này. Người Cao Lan sinh sống ở đây khá
đông, là tộc người đông thứ hai sau người Việt, chiếm khoảng 46 % dân số toàn xã.


Quan hệ cộng đồng giữa người Cao Lan và người Việt ở đây từ lâu gắn bó khá mật
thiết, gần gũi bên cạnh những khác biệt trong lối sống văn hố ứng xử. Bên cạnh
đó, cách Đơng Lợi chỉ khoảng 4 km là thị tứ Kim Xuyên - một trong bốn trung tâm
thương mại của huyện Sơn Dương (Tân Trào, Sơn Nam và thị trấn Sơn Dương).
Hoạt động của trung tâm Kim Xuyên cùng với chợ Kim Xuyên và chợ Hào Phú
(cách Đông Lợi khoảng 2 km) ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của xã Đơng Lợi
nói chung, hoạt động buôn bán của người Việt trong xã và đời sống của đồng bào
Cao Lan ở đây nói riêng. Thực tế cho thấy, hoạt động buôn bán của người Việt đã
có rất nhiều tác động và tạo ra nhiều sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hoá
xã hội của đồng bào Cao Lan ở đây.

Vì những lý do trên, nên em chọn đề tài “Hoạt động buôn bán của người
Việt và những ảnh hưởng của nó tới đời sống của người Cao Lan xã Đông Lợi,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tun Quang” làm Khóa luận tốt nghiệp.
2) Mục đích nghiên cứu của Khóa luận
- Tìm hiểu hoạt động bn bán của người Việt và ảnh hưởng của nó tới đời
sống của người Cao Lan ở xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang,
nhằm chỉ ra các hình thức, phương thức hoạt động buôn bán của người Việt ở đây;
đồng thời qua đó thấy được tác động của hoạt động này đối với đời sống của đồng
bào Cao Lan trên địa bàn.
- Đưa ra một số luận cứ khoa học để chính quyền địa phương tham khảo
trong việc định hướng các hoạt động buôn bán phát triển đúng hướng, để tận dụng
và phát huy được thế mạnh của nó và tạo ra sự phát triển bền vững lâu dài. Làm tốt
điều này sẽ góp phần khẳng định được thế mạnh của hoạt động buôn bán, xây dựng
và phát triển nền kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân đặc biệt là các tộc người
thiểu số.


Qua nghiên cứu có những định hướng cụ thể cho người dân trong việc giữ
gìn và phát huy những nét đẹp trong văn hố truyền thống của mình trong bối cảnh
hiện nay.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là các hình thức hoạt động buôn bán
của người Việt ở tại xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương, và những ảnh hưởng của các
hoạt động đó tới đời sổng của đồng bào Cao Lan ở đây.
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn nghiên cứu chủ yếu của Khóa luận là xã Đơng
Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Về thời gian, Khóa luận nghiên cứu vấn đề từ năm 2000 đến hết năm 2008.
4) Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là điền dã dân tộc học để
thu thập các tài liệu có liên quan tại địa phương. Bên cạnh đó, Khóa luận còn sử

dụng phương pháp thống kê, điều tra theo mẫu, phương pháp tổng hợp… để phân
tích số liệu và lý giải các hiện tượng được nghiên cứu.
5) Nguồn tư liệu thực hiện Khóa luận
Nguồn tư liệu chính của Khóa luận là tư liệu điền dã thu thập được trong các
chuyến khảo sát thực tế tại địa phương, gồm các tư liệu thu được bằng quan sát, ghi
chép, phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương. Bên cạnh đó cịn có các báo cáo
về kinh tế - xã hội của địa phương.
Khóa luận kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu về hoạt động kinh tế - xã
hội ở vùng Đông Bắc, nhất là về trao đổi buôn bán của người Việt và đời sống của
các tộc người thiểu số.


6) Đóng góp khoa học của Khóa luận
Khóa luận là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động buôn bán của người
Việt và những tác động của nó đối với đời sống của người Cao Lan ở xã Đông Lợi
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học về hoạt động buôn bán của
người Việt ở xã Đơng Lợi, để chính quyền địa phương tham khảo, đề ra những giải
pháp để quản lý và định hướng hoạt động buôn bán phát triển đúng hướng, bền
vững.
7) Bố cục của Khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục..., Đề tài được
chia thành ba chương:
Chương I: Giới thiệu chung về xã Đông Lợi
Chương II: Hoạt động buôn bán của người Việt xã Đông Lợi
Chương III: Tác động của hoạt động buôn bán đối với đời sống của người
Cao Lan xã Đông Lợi.


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ ĐÔNG LỢI

1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1.Địa lý hành chính
Đơng Lợi là một xã miền núi ở hạ huyện Sơn Dương, cách trung tâm huyện
khoảng hơn 40 km về phía Nam; cách thị tứ Kim Xuyên khoảng 4 km. Xã có ranh
giới như sau :
- Phía Đơng giáp xã Phú Lương, có ranh giới tính từ suối Đá Bàn đến dốc 79.
- Phía Tây giáp xã Hào Phú và xã Phú Lương, ranh giới từ Thủ Cung đến
đỉnh núi Lịch.
- Phía Nam giáp xã Tam Đa và một phần xã Hào Phú, ranh giới tính từ dốc
79, qua Đội VI, đến nhà ông Trung Thành xã Hào Phú.
- Phía Bắc giáp xã Thanh Phát, có ranh giới từ đỉnh núi Lịch đến giáp xã Phú
Lương.
Đông Lợi là xã có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, chủ yếu là đồi
núi, chia cắt thành các khe, thung lũng nhỏ hẹp, tạo thành những dải ruộng bậc
thang cho người dân khai thác và sử dung trong canh tác, sản xuất nơng nghiệp.
Nhìn một cách khái qt thì những đặc điểm của địa hình có nhiều tác động (thuận
lợi và khó khăn) và có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình xây dựng, phát
triển kinh tế, xã hội đặc biệt là việc nâng cấp hệ thống giao thơng, xây dựng các
cơng trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã.


1.1.2. Khí hậu
Cũng như khí hậu chung của tỉnh Tuyên Quang, xã Đơng Lợi mang đặc điểm
chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đơng lạnh do ảnh hưởng
của gió mùa Đơng Bắc từ khu vực Trung Quốc tràn sang vào mùa đơng. Đây là
kiểu khí hậu lục địa được chia thành hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa (mùa hè) bắt đầu từ tháng tư cho đến hết tháng mười với lượng mưa
trung bình thấp, nhiệt độ tương đối cao. Do điều kiện xã cịn nhiều khó khăn, hệ thống

thủy lợi còn nhiều hạn chế, chưa được đảm bảo nên trong mùa mưa thường xảy ra lũ,
ngập úng lâu ngày, gây ảnh hưởng khá nhiều đến đới sống sinh hoạt cũng như hoạt
động lao động sản xuất của nhân dân trong xã.
Mùa khô (mùa đông) thường kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau,
nhiệt độ trung bình thấp, nhiều thời kỳ nhiệt độ xuống thấp đến 4-50c. Thời tiết
mùa này thường là lạnh, khô hanh, nhiều tháng có sương muối vào buổi sáng, tạo
thành những nét riêng rất tiêu biểu cho vùng miền núi có ảnh hưởng của gió mùa
Đơng Bắc.
Nhìn chung, thời tiết mùa khơ hay khắc nghiệt, có nhiều tác động xấu, cản
trở không nhỏ đến đời sống sản xuất của người dân.
1.1.3. Thủy văn
Xã Đơng Lợi có nhiều con suối nhỏ chảy qua và có hệ thống mương phai
khá đầy đủ, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất của toàn xã. Ngồi ra trên địa bàn xã cịn
có nhiều những ao hồ, đập nước tự nhiên đảm bảo cung cấp nước sản xuất cho địa
phương. Hiện nay, xã có bốn đập (đập Cu Ri thuộc thơn Cu Ri, đập Cây Hóp thuộc
địa bàn xóm Nứa, đập Cị Con thuộc thơn Đồng Nương và đập Ao Yêu thuộc thôn


An Thịnh). Do điều kiện của xã cịn có những hạn chế nhất định nên hầu hết các
đập này mới chỉ là đất tạm, chưa được bê tơng hóa, chất lượng không được đảm
bảo, hằng năm thường phải tu bổ xây đắp lại. Bên cạnh đó hệ thống ven ao, ven
suối cịn là nơi tập trung đơng dân cư và việc canh tác trồng lúa nước đã phát triển
từ lâu.
Địa phương cần có biện pháp nhằm tận dụng tốt những điều kiện đang có;
đồng thời khắc phục khó khăn, hạn chế, cải tạo và nâng cấp các đập thủy lợi để
phục vụ tốt hơn cho sự phát triển chung của tồn xã trong tương lai khơng xa.
1.1.4. Đất đai
Hiện nay trên địa bàn xã có khá nhiều loại đất, đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất thổ cư, đất chuyên dùng, đất sông suối và các loại đất khác.
Theo số liệu thống kê của xã tổng diện tích tự nhiên của xã là 2411 ha, với

các loại đất như sau (Bảng 1)
Bảng 1: Diện tích các loại đất xã Đơng Lợi
TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ % tổng diện tích

Q

1

Đất nơng nghiệp

670, 41

27, 80

ua

2

Đất lâm nghiệp

1463,63

60, 71


đây

3

Đất thổ cư

38,84

1, 61

, có

4

Đất chuyên dùng

93,76

3, 90

thể

5

Đất sơng suối

25,40

1, 05


thấ

6

Đất khác

118, 96

4, 93

Tổng diện tích tự nhiên

2411, 00

100

y
trên

địa bàn xã Đông Lợi hiện nay diện tích đất lâm nghiệp là chiếm tỷ lệ cao nhất, sau
đó đến đất nơng nghiệp và các loại đất khác. Địa phương cần có biện pháp khai


thác và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý để có thể mang lại hiệu quả
cao nhất.
1.1.5. Động thực vật
Giống như nhiều địa phương khác trước đây hệ động thực vật của xã khá
phong phú và đa dạng nhưng gần đây do sự tăng nhanh của dân số, sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, do
vậy các loại động vật tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm. Trước đây trong vùng

cịn có cả hổ, gấu, khỉ, hươu, nai… Hiên nay, chỉ còn lại chim, tắc kè…
Do điều kiện khí hậu thuận lợi nên hệ thống thực vật ngày càng phong phú
về chủng loại. Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng có thực vật tự nhiên sinh sống đã
bị phá hủy nhiều, còn lại rất ít và không nguyên vẹn, nhiều loại gỗ quý bị khai thác
cạn kiệt, mất giống. Hệ thực vật trong xã hiện nay phổ biến là thực vật trồng bởi
việc khai thác để sản xuất nông - lâm như: Lúa nước, ngơ, mía, khoai, đậu tương,
keo, bạch đàn…
1.1.6. Giao thơng
Trước đây, khi điều kiện kinh tế, xã hội của xã còn gặp nhiều khó khăn, vấn
đề giao thơng đi lại chưa được quan tâm, đầu tư và nâng cấp. Vấn đề đi lại, giao
lưu, trao đổi, mua bán của người dân cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những khi
thời tiết không thuận lợi, đời sống của người dân cũng theo đó bị ảnh hưởng rất
lớn.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước, điều kiện của xã đã có nhiều
thay đổi, kinh tế dần phát triển, xã hội ổn định. Nhận thấy rõ được tính cấp thiết
trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông đi lại, chính quyền địa phương, cùng
với sự quan tâm, giúp đỡ của cơ quan cấp trên đã rất chú trọng vào đầu tư nâng cấp,
xây mới hệ thong giao thông trên địa bàn xã. Tình trạng đường hiện nay nhìn chung


bên cạnh đường đất đã có hệ thống đường nhựa. Hiện tại xã đã có hệ thống giao
thơng đường bộ nối liền các vùng và đi đến các nơi trong xã. Hệ thống đường nhựa
xuyên suốt đến trung tâm xã, nối với đường lớn đi thị trấn. Hệ thống đường đất nối
liền các thơn, xóm do địa phương đầu tư, huy động tu bổ, sửa chữa. Ngồi ra, xã
cịn có hệ thống đường liên thơn, xóm trong mỗi làng, đi lại dễ dàng, thuận tiện cho
việc giao lưu văn hóa, trao đổi, phát triển kinh tế trong và ngoài địa phương.
Nhìn chung, với điều kiện giao thơng hiện có, đã tạo khá nhiều thuận lợi cho
các hoạt động của nhân dân ở Đông Lợi. Đời sống của người dân ngày càng được
cải thiện và nâng cao, hoạt động kinh tế, giao lưu văn hóa được mở rộng phong phú
hơn về nội dung và hình thức thể hiện. Bộ mặt tồn xã từ khi hệ thống giao thông

được mở rộng nâng cấp mới nhìn tổng qt đã có nhiều thay đổi, ngày một phát
triển mạnh, văn minh hơn.
1.2.Khái quát về môi trường xã hội
1.2.1.Dân cư dân tộc và cơ cấu hành chính
Ở xã Đơng Lợi có hai tộc người chính Việt và Cao Lan.
Theo số liệu thống kê tính đến năm 2008, xã có 1007 hộ, 4781 nhân khẩu,
với khoảng 46% là người Cao Lan, 52% là người Việt, còn lại là các tộc người
khác (chủ yếu là người Hoa). Người dân sinh sống tập trung theo các thơn, xóm và
có quan hệ gắn bó mật thiết về các mặt. Họ sống sinh hoạt, tiến hành các hoạt động
lao động sản xuất, phát triển kinh tế và không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó
gần gũi , thân thiết với nhau, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa đồng bào người
Việt - Cao Lan. Tuy có nhiều sự khác nhau trong nếp sống, văn hóa ứng xử, nhưng
từ xưa họ đã rút ngắn khoảng cách ấy bằng các mối quan hệ gắn bó về kinh tế, văn
hóa, hơn nhân, bạn bè… Cũng theo những biến động của xã hội cùng các mối quan
hệ đó, đồng bào các dân tộc ở đây ln chung sống hịa thuận, gắn bó.


Hiện nay, tồn xã có 14 thơn, các thơn, xóm được bố trí tiếp nối nhau (Bảng
2), phân loại cơ cấu tổ chức hành chính của xã Đơng Lợi.
Bảng 2: Cơ cấu dân cư - hành chính xã Đơng Lợi
STT

Loại thơn, xóm, bản

Số

Tên cụ thể các thơn, xóm,bản

lượng
1


2

3

Số thơn-xóm chỉ có người
DTTS

03

Số thơn xóm chỉ có người
Kinh

05

Số thơn xóm người Kinh
xen ghép với người DTTS
(người
Kinh
chiếm
khoảng từ 10% trở lên)

06

Cao Ngỗi, Phúc Thịnh, Nhà
Xe
An Khang, An Thịnh, An
Ninh, An Lịch, Đồng Nương
Sùng Lễ, Cu Ri, Đường Bừa,
Phúc Kiện, Phúc Bình, Nứa


14

Tổng
số

Do tính chất đặc điểm văn hóa cũng như nhiều nhân tố khác, đồng bào
người Việt thường cư trú ở các thơn bản phía ngồi, gần đường giao thơng thuận
tiện trong đi lại, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Đồng bào Cao Lan ở các thơn
xóm phía trong của xã (tính từ đường giao thơng đi vào), chủ yếu giáp đồi núi, xa
trung tâm xã, giao thông đi lại và nhiều điều kiện khác khó khăn hơn, việc giao lưu
kinh tế văn hóa cũng hạn chế hơn nhiều.
Về nguồn gốc của bộ phận người Việt ở xã Đông Lợi: theo một số cán bộ
công tác lâu năm và người dân ở đây cho biết, ngoài bộ phận người Việt định cư ở
đây từ lâu đời (song không bậc cao niên nhớ được chính xác), trên địa bàn xã cịn
có một bộ phận người Việt mới chuyển cư từ nơi khác đến. Bộ phận này chủ yếu
chuyển cư từ các huyện Hưng Hà, Thái Thụy, Tiền Hải của tỉnh Thái Bình lên vào


những năm 1962 và một số it từ tỉnh Hải Dương. Khơng chỉ có một vài hộ gia đình
mà số lượng người dân chuyển cư tới địa bàn xã khá lớn, tính vào thời điểm đó có
khoảng 63 hộ. Hình thức chuyển cư đến xã của nhóm người Việt này là theo chủ
trương “Vận động đồng bào miền xuôi đi xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa
vùng miền núi”, một phần nhỏ là theo con đường tự do.
Cũng giống như người Việt ở địa phương, ngay từ đầu khi mới chuyển cư tới
đây, họ sinh sống và cư trú tập trung tại các thơn, xóm phía ngồi, gần đường giao
thông. Tất nhiên, cuộc sống ban đầu khi định cư ở địa bàn mới cũng có những khó
khăn nhất định, nhưng với khả năng, sự nỗ lực cùng sự giúp đỡ của nhân dân và
chính quyền địa phương họ đã sớm vượt qua mọi khó khăn. Họ đã nhanh chóng
hịa nhập với mơi trường mới, chung sống hịa thuận gắn bó với các tộc người ở địa

phương, cùng hỗ trợ giúp đỡ nhau phát triển. Trước đây, bộ phận người Việt này
sinh sống và cư trú chủ yếu tại các thôn An Khang, An Lịch, An Thịnh, Phúc Kiện,
Phúc Bình và rải rác ở một số thơn khác. Hiện nay, cùng với sự phát triển, biến đổi
chung của xã hội và địa phương và với các mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, hơn
nhân, bạn bè… với các tộc người ở địa phương họ cư trú ở hầu hết các thơn bản
.Theo đó, từ lâu họ đã xóa đi khoảng cách với các tộc người ở địa phương, cùng
đoàn kết xây dựng và phát triển các mặt kinh tế - văn hóa xã hội.
Nhìn chung, các tộc người cư trú và sinh sống trên địa bàn xã đã hình thành và
đang tạo nên một nền văn hóa mang đặc trưng riêng chi phối các hoạt động của toàn
xã.
Dưới đây là bảng thể hiện nguồn gốc và địa bàn cư chú của bộ phận người
Việt hiện nay đang sinh sống trên địa bàn xã (bao gồm cả nhóm bản địa và các nhóm
chuyển cư):


Bảng 3: Nguồn gốc và địa bàn cư trú của người Việt ở xã Đơng Lợi
TT Tên xóm

Số hộ Nguồn gốc (từ tỉnh nào), phương thức di cư, thời
người gian cư trú.
Việt

1

An Khang

46

Bản địa, từ Thái Bình; chính sách; 1962.


2

An Thịnh

54

Bản địa, từ Thái Bình; chính sách; 1962.

3

An Ninh

48

Bản địa, Thái Bình, Hải Dương; chính sách, tự do.

4

An Lịch

62

Bản địa, Thái Bình; chính sách, 1962.

5

Sùng Lễ

42


Bản địa, Thái Bình; chính sách, 1962.

6

Cu Ri

47

Bản địa, Thái Bình, Hải Dương; chính sách, tự do.

7

Đồng Nương

45

Bản địa, Thái Bình, Hải Dương; chính sách, tự do.

8

Phúc Kiện

55

Bản địa, Thái Bình; chính sách; 1962.

9

Phúc Bình


49

Bản địa, Thái Bình; chính sách; 1962.

10

Xóm Nứa

37

Bản địa Thái Bình; chính sách; 1962.

11

Đường Bừa

39

Bản địa, Thía Bình; chính sách; 1962.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Giống như nhiều địa phương miền núi khác, điều kiện kinh tế của xã Đơng
Lợi cịn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển. Đời sống của
người dân cịn thấp, tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại ở nhiều hộ gia đình. Những
năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, việc ứng dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác, sản xuất, chính sách đầu tư (của cấp
trên và địa phương) quan tâm, chú trọng phát triển các thành phần kinh tế, địa
phương đã có những bước phát triển mới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời
sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao trong những năm tiếp



theo. Hoạt động kinh tế ổn định và phát triển bền vững là một trong những điều
kiện quan trọng giúp địa phương đi lên, các mặt về văn hóa - xã hội sẽ được tạo
điều kiện quan tâm nhiều hơn.
Tim hiểu thực trạng một số ngành sản xuất chính của địa phương trong những
năm qua sẽ nhận thấy rõ điều đó.
* Sản xuất nơng nghiệp
Mặc dù kinh tế - xã hội của địa phương đã phát triển nhiều hơn so với trước kia
và có những bước tiến đáng kể trong nhiều hoạt động. Song sản xuất nông nghiệp
vẫn là nền kinh tế chính, giữ vai trị chủ đạo trong đời sống của người dân ở Đông
Lợi. Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở đây có hai ngành sản xuất chính:
- Ngành trồng trọt
Các cây trồng chính gồm lúa, ngơ, khoai, đậu, mía, đậu tương, các loại rau…
Những năm gần đây với các chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của địa
phương (trợ cước, trợ giá) đã tạo động lực lớn cho địa phương từng bước thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.Việc đưa các loại giống mới vào
trong sản xuất nông nghiệp như: Ngô lai, lúa lai, đậu tương…thay cho giống cũ
thuần túy đã đem lại mức năng suất cao, ổn định hơn trước rất nhiều. Công tác
tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn bà con cải thiện, đổi mới phương thức canh tác,
áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu…)
một cách hợp lý tiến bộ và đạt kết quả cao. Ngoài ra việc đổi mới cải tiến công cụ
lao động sản xuất cũng là một trong những nhân tố quan trọng, cần thiết giúp người
dân nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất. Việc chăm sóc cho cây trồng ngồi
phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, đất mun..,) cịn có thêm phân vơ cơ làm cho
cây trồng phát trồng phát triển nhanh, cho năng suất cao. Ngoài ra việc sử dụng
thuốc trừ sâu cũng giúp chăm sóc và bảo vệ cây trồng rất tốt. Đối với đồng bào Cao


Lan cùng với những kết quả mà địa phương đã đạt được, người dân đã có đươc
nhiều thành tựu bên cạnh những hạn chế nhất định.

- Ngành chăn nuôi
Trước sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương và các ban ngành
chức năng, cũng như sự cố gắng phấn đấu của người dân địa phương. Trong những
năm gần đây cùng với việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong
chăm sóc và bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, sản lượng của ngành tăng lên rất nhiều.
Việc chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi cho phù hợp, cũng góp phần khơng nhỏ
đưa ngành chăn ni của Đơng Lợi có những bước phát triển mới, khả quan hơn.
Cơ cấu đàn ổn định tăng số lượng năm sau so với năm trước, phong phú hơn về
giống loài. Trên địa bàn xã khơng có chăn ni lớn, kinh doanh trang trại hay đàn
gia súc lớn mà chủ yếu là để phục vụ cho gia đình như trâu, bị, lợn, dê, gà, vịt,
ngan, ngỗng…
Hoạt động nuôi trồng thủy sản (nuôi cá nước ngọt) cũng được quan tâm hơn
và cho kết quả đáng kể trong những năm gần đây. Theo số liệu thông kê của xã
trong năm 2008 ngành chăn nuôi chiếm khoảng 14% trong tổng thu nhập kinh tế
của xã.
* Sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp
Nhìn chung, đây vẫn chỉ là những hoạt động mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ,
chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ tại chỗ. Ngồi ra hoạt động sản xuất cơng
nghiệp cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của người
dân địa phương.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, không tập trung, mang tính chất kinh
tế hộ gia đình chủ yếu đáp ứng nhu cầu của gia đình thơn xóm. Một số nghề chính:


đan lát, thêu may, nghề mộc… Thu nhập của tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng
2% trong tổng thu nhập kinh tế của tỗn xã.
* Dịch vụ bn bán, du lịch
Hoạt động dịch vụ buôn bán trên địa bàn xã hiện nay đã phát triển hơn trước
rất nhiều với nhiều các hoạt động khác nhau. Bên cạnh hoạt động sôi nổi trong
những phiên chợ của xã, cịn có các dịch vụ buôn bán tại nhà. Gần đây với sự quan

tâm, đầu tư của địa phương, cũng như do nhu cầu ngày càng cao của người dân,
chợ hoạt động mạnh hơn, các mặt hàng đem ra trao đổi mua bán phong phú và đa
dạng hơn. Cũng theo đó đời sống của người dân đã có nhiều thay đối. Tuy nhiên, so
với khu vực lân cận, hoạt động bn bán ở đây cịn nhiều hạn chế, chủ yếu cung
cấp nhu yếu phẩm cho địa phương, buôn bán nhỏ lẻ. Trong cơ cấu kinh tế của xã
hiện nay, ngành kinh tế thương mại. dịch vụ chiếm khoảng 11% trong tổng thu
nhập kinh tế của tồn xã. Hiện nay có 48 hộ làm dịch vụ, thương mại trong xã,
chiếm 0,05% tổng số hộ trong xã, trong đó số hộ kinh doanh lương thực, thực phẩm
là 11 hộ; kinh doanh lâm thổ sản có 01 hộ; kinh doanh tạp hóa có 21 hộ; kinh
doanh hàng ăn uống có 02 hộ; kinh doanh vật tư nơng nghiệp (cả thú y) có 08 hộ,
kinh doanh dược phẩm có 01 hộ; các dịch vụ kinh doanh khác khoảng 04 hộ.
Địa phương có điều kiện cho du lịch phát triển, điển hình là thác Đát Đường
Bừa. Đây là một thác đẹp, hàng năm thu hút được nhiều du khách ở các khu vực
lân cận về thăm quan, tìm hiểu, đặc biệt là trong dịp lễ tết. Tuy nhiên, cho đến nay
địa phương vẫn chưa có hướng đầu tư cụ thể để khai thác phát triển du lịch.
1.2.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Đơng Lợi là một xã miền núi hạ huyện Sơn Dương. Đây là nơi cư trú lâu đời
của đồng bào người Việt và Cao Lan, hai tộc người chính chiếm đa số trên địa bàn
xã. Nhờ q trình tác động ảnh hưởng, giao lưu văn hóa giữa các tộc người trong


vùng và vùng lân cận, đã tạo nên sự phong phú đa dạng trong văn hóa của địa
phương.
Sự phong phú và đa dạng trong văn hóa truyền thống của các tộc người ở
đây, đặc biệt là đồng bào Cao Lan được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong văn hóa
ẩm thực, cây lương thực chính là lúa, ngơ, ngồi ra còn chế biến thức ăn từ các cây
hoang dại như: củ từ, dong riềng, cây đao… Tuy vậy, lúa và các loại cây màu vẫn
là những nguồn lương thực chính. Cách chế biến chủ yếu là nấu gạo thành cơm và
làm bánh, người dân ở đây làm rất nhiều loại bánh đặc biệt là trong những ngày
rằm, lễ tết. Thường có các loại bánh như bánh cuốn, bánh tẻ, sơi, bánh chưng, bánh

giầy, bánh trôi, bánh dợm…mỗi loại sử dụng trong các ngày lễ tết khác nhau…
Rau thường dùng để xào và nấu canh, ngồi ra cịn nhiều món ăn đặc trưng riêng
của tộc người. Đồng bào Cao Lan ở đây thường là ăn xôi vào buổi sáng, bữa tối
mới ăn cơm tẻ, khi nấu ăn họ thường nấu thêm một nồi cháo để cho cụ già và trẻ
em. Rượu là thức uống khá phổ biến ở đây, nhất là trong dịp lễ tết, nguồn rượu
chính được làm từ gạo. Hiện nay, những nét văn hóa này ít nhiều đã có những nét
biến đổi, theo xu hướng ảnh hưởng nhiều nét văn hóa của người Việt.
Về trang phục: người Cao Lan có trang phục thường ngày, trang phục trong
đám cưới, ma chay và trang phục trong lễ hội. Trang phục thường ngày người phụ
nữ có: áo, váy, yếm, thắt lưng, xà cạp và khăn, trang phục nam giới đơn giản hơn.
Ngày nay, những bộ quần áo mang đậm tính truyền thống của người Cao Lan ở đây
khơng cịn nhiều, chỉ có các cụ già mới có. Hầu như lớp trẻ, thanh niên Cao Lan
khơng cịn mặc đồ truyền thống mà thay vào đó là những bộ trang phục âu hiện đại
giống người Việt.
Về hơn nhân và gia đình : thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu, lựa chọn
người bạn trăm năm của mình, nhưng trước kia quyền quyết định lại phụ thuộc vào


cha mẹ, đặc biệt là với đồng bào Cao Lan. Hiện nay, vấn đề này đã có nhiều sự
thay đổi. Gia đình thì chủ yếu là gia đình nhỏ, chỉ có bố mẹ và các con, những gia
đình lớn nhiều thế hệ cùng chung sống rất ít. Các cơng việc trong gia đình phần lớn
đều theo kế hoạch của người cha, người cha có quyền quyết định mọi việc.
Lễ tết: các lễ hội trong năm thường rất phong phú và mang tính cộng đồng
cao. Hàng năm vào cuối tháng chạp âm lịch người dân tổ chức ăn tết Nguyên Đán,
đây là cái tết lớn đầu năm được người dân chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tết rằm
tháng riêng. Ngoài ra, các ngày trong năm người dân còn tổ chức nhiều ngày lễ
khác như:
- Tết Thanh minh : ngày 3 tháng Ba (âm lịch);
- Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng Năm) gọi là tết giết sâu bọ với quan
niệm, đây là thời kỳ các loại sâu bọ, giun sán phát triển, vì thế phải tìm cách giết

sâu bọ trong người và triệt rôm sảy bằng cách ăn các loại hoa quả;
- Tết Rằm tháng Bảy (ngày 14 và Rằm) mục đích là cúng tổ tiên, cúng các
vong hồn khơng có người chăm lo hương khói để khỏi quấy rầy, xui khiến nên
những điều khơng hay;
- Tết Rằm tháng Tám…
Nhìn chung, đời sống văn hóa của người dân ở đây ngày càng được nâng lên,
một số nét văn hóa mang tính truyền thống giàu bản sắc dân tộc được giữ gìn và
phát huy. Tuy nhiên, cũng có những sự mai một, biến đổi nhất định. Tinh thần đoàn
kết, sự nỗ lực của người dân trong xã đã góp phần xây dựng địa phương có những
thơn bản văn hóa, gia đình văn hóa. Cơng tác văn hóa ngày càng được quan tâm và
tạo điều kiện nhiều hơn. Địa phương thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu văn
hóa, thể thao với các xã trong và ngoài khu vực xã, với các tổ chức, đơn vị trên địa


bàn xã. Cơng tác văn hóa xã hội của địa phương trong năm qua đạt được nhiều kết
quả cao.
* Về giáo dục đào tạo
Tính đến năm 2008, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường đạt
98%, trong đó bậc mẫu giáo, nhà trẻ có 195 cháu, bậc Tiểu học có 375 học sinh,
bậc THCS có 327 học sinh. Tồn xã có 69 giáo viên, trong đó có 20 giáo viên mầm
non, 26 giáo viên tiểu học, 23 giáo viên THCS, có 35 phịng học. Cơ sở vật chất đã
được nâng lên nhiều, chủ yếu là loại nhà cấp 4 kiên cố.
* Công tác y tế, kế hoạch hóa gia đình
Đã xây dựng trạm Y tế xã, đảm bảo tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân địa phương., khám chữa bệnh kịp thời và không ngừng nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh.
Tổ chức tốt cơng tác tun truyền phịng chống dịch bệnh lây lan (SARS,
HIV/AIDS), chương trình tiêm chủng mở rộng và các biện pháp kế hoạch hóa gia
đình đến đơng đảo bà con trong thôn.
* Công tác thông tin tuyên truyền

Với đặc điểm địa hình xã miền núi, cơng tác thơng tin tun truyền nhìn
chung cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự cố gắng quan tâm của UBND, tất cả
các thôn bản đều đã có hệ thống loa đài phát thanh để thơng báo, phổ biến các
chính sách chủ trương đường lối và tuyên truyền. Thường xuyên tổ chức lồng ghép
các chương trình văn nghệ , lễ tết…giao lưu văn nghệ giữa các thơn bản, đóng kịch
tun truyền về sinh đẻ có kế hoạch, giao thơng, phịng chống ma túy… Hoạt động
thể dục thể thao có nhưng chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ.


Qua đây, có thể nhận thấy rằng, trong tồn tỉnh, huyện nói chung và xã Đơng
Lợi nói riêng, cơng tác văn hóa đã được quan tâm và có nhiều kết quả đáng kể, góp
phần quan trọng giúp đảm bảo và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Các
dân tộc ln đồn kết, chung sống hịa thuận, gắn bó xây dựng quê hương bản làng
ngày một vững mạnh. Cùng với những nét văn hóa riêng của tộc người mình, họ đã
khơng ngừng mở rộng vốn văn hóa bằng các hoạt động giao lưu, trao đổi buôn bán,
hôn nhân… Qua đó, cùng với những tác động chung của kinh tế xã hội, văn hóa
truyền thống của các tộc người thiểu số ít nhiều đã có những sự biến đổi, với xu
hướng chung là ảnh của người Việt và nếp sống hiện đại. Điều này được thể hiện
khá rõ nét ở xã Đông Lợi. Đồng bào người Việt với nhiều nét văn hóa và hoạt động
kinh tế của mình đã tạo ra nhiều tác động đến đời sống của đồng bào Cao Lan ở
đây. Trong đó hoạt động trao đổi bn bán là một trong những hoạt động tiêu biểu
có nhiều tác động không nhỏ.


CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN CỦA NGƯỜI VIỆT XÃ ĐÔNG LỢI

2.1. Hoạt động tại chợ
2.1.1. Quan niệm chung về chợ
Quan niệm về chợ có sự biến đổi theo thời gian và có sự khác nhau giữa

người Việt và các tộc người thiểu số.
Trải qua nhiều thế kỷ, đời sống kinh tế - xã hội cổ truyền của dân tộc vận
hành theo hình thái kinh tế mang đậm tính cơng xã nơng thơn, mang hình tự cấp tự
túc. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và nương rẫy được hỗ trợ bởi các hoạt
động săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi mua bán tạo nên đặc
trưng kinh tế, văn hóa cho các vùng miền.
Cùng với quá trình vận hành, phát triển của xã hội, nền kinh tế có nhiều thay
đổi dần dần đã xuất hiện các trung tâm trao đổi mua bán các mặt hàng thiết yếu
phục vụ tái sản xuất và sinh hoạt trên những địa bàn, phạm vi cụ thể. Quy mô của
các điểm trao đổi mua bán hàng hóa lớn nhỏ khác nhau và có sự thay đổi lớn mạnh
theo thời gian, những biến đổi của nền kinh tế thị trường, phụ thuộc vào vị trí, số
lượng cư dân và một số yếu tố khác. Theo Từ điển tiếng Việt thì “Chợ là nơi công
cộng để đông người đến mua bán trao đổi vào những ngày, phiên nhất định” [Viện
Ngôn ngữ học, tr: 171]. Như vậy, có thể nhận thấy chợ ở đây mang nhiều nội dung
của hoạt đông kinh tế.
Ở những vùng có đồng bào các dân tộc thiếu số sinh sống, như xã Đơng Lợi
chẳng hạn, thì trong quan niệm của người dân, Chợ không chỉ là bao hàm nội dung
kinh tế mà cịn bao hàm nội dung mang đậm tính văn hóa. Giống như quan niệm


×