Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Hoạt động liên kết xuất bản sách văn học dịch tại công ty cổ phần văn hóa và truyền thông nhã nam trong hai năm 2007 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM
  

HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN SÁCH VĂN
HỌC DỊCH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VĂN HĨA
VÀ TRUYỀN THƠNG NHÃ NAM TRONG HAI
NĂM 2007 - 2008
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths. PHAN TUYẾT NGA
SINH VIÊN THỰC HIỆN

:

LÊ THỊ HẢI YẾN

LỚP

:

PHXBP 24B

NIÊN KHÓA

:

2005 – 2009

HÀ NỘI - 2009


1


MỤC LỤC
MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................... 2 
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 3 
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................................... 3 
2. Mục đích của đề tài. ....................................................................................................... 4 
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. ................................................................................. 5 
4. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................................. 5 
5. Bố cục đề tài. ................................................................................................................. 6 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY......................................................................................................................................... 7 
1. Hoạt động liên kết xuất bản trong thời kỳ hội nhập ...................................................... 7 
1.1. Khái niệm và nội dung về liên kết xuất bản trong Luật xuất bản sửa đổi và bổ
sung năm 2008 ............................................................................................................... 7 
1.2. Tổng quan chung về liên kết xuất bản trong hai năm 2007-2008 .......................... 8 
2. Tổng quan về sách văn học dịch trong hai năm 2007- 2008 ....................................... 10 
3. Ý nghĩa của hoạt động liên kết xuất bản sách văn học dịch ........................................ 13 
3.1. Liên kết xuất bản sách văn học dịch góp phần xã hội hóa hoạt động xuất bản ... 13 
3.2. Liên kết xuất bản văn học dịch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho các doanh
nghiệp phát hành xuất bản phẩm ................................................................................. 14 
3.3. Liên kết xuất bản sách văn học dịch đáp ứng nhu cầu của thị trường về giao lưu
văn hóa ......................................................................................................................... 16 
3.4 Liên kết xuất bản sách văn học dịch tạo cơ hội cho ngành xuất bản Việt Nam hội
nhập quốc tế ................................................................................................................. 17 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN
HĨA VÀ TRUYỀN THƠNG NHÃ NAM TRONG HAI NĂM 2007 – 2008 .................................... 19 
1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam........................... 19 
2. Khái quát về hoạt động liên kết xuất bản sách văn học dịch của Cơng ty Cổ phần Văn

hóa và truyền thông Nhã Nam từ năm 2005 - 2008.................................................................. 21 
3. Thực trạng hoạt động liên kết xuất bản sách văn học dịch của Cơng ty Cổ phần Văn
hóa và Truyền thông Nhã Nam trong hai năm 2007 – 2008 ........................................... 24 
3.1. Hoạt động liên kết tổ chức bản thảo của Công ty ................................................ 24 
3.2 Hoạt động liên kết in và phát hành ........................................................................ 30 
3.3. Kết quả đạt được và một số tồn tại trong hoạt động liên kết xuất bản sách văn học
dịch của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam .......................................... 31 
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN
SÁCH VĂN HỌC DỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HĨA VÀ TRUYỀN THƠNG NHÃ NAM ... 42 
1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước .............................................................................. 42 
1.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy định của pháp luật về lĩnh vực Xuât bản – In
– Phát hành sách.......................................................................................................... 42 
1.2. Thanh tra và kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động liên kết xuât bản ............ 44 
1.3. Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong hoạt động liên kết xuất bản ..... 45 
1.4. Thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác xuất bản .................................................................................................. 46 
2. Đối với Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam. .................................. 48 
2.1. Tổ chức khai thác bản thảo có chất lượng ........................................................... 48 
2.2. Tuyển chọn đội ngũ dịch giả có uy tín trách nhiệm .............................................. 49 
2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu ..................................................................... 50 
2.4. Mở rộng phạm vi kinh doanh và cơ sở hạ tầng ................................................... 52 
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 55 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 56 
PHỤ LỤC ẢNH .................................................................................................................. 58 
2


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Tại Đại hội lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta đã đưa ra chủ trương hội

nhập kinh tế của Việt Nam trên cơ sở đổi mới, “mở cửa” nền kinh tế và trên
cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa dạng
hóa quan hệ quốc tế. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khóa VI) chỉ rõ:
Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các Cơng ty nước
ngồi trên cơ sở cùng có lợi. Đại hội Đảng VI đã đánh dấu việc chuyển đổi từ
nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa và mở ra một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Thực tế cho thấy, không chỉ dừng lại ở Đại hội Đảng VI, tại Đại hội
Đảng VII (năm 1991), Đại hội Đảng VIII (năm 1996), Đại hội Đảng IX (năm
2001) tiếp tục khẳng định: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập, và phát triển.
Điều này được khẳng định khi Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
hơn 170 nước và có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 160 nước và các
vùng lãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng như: tổ
chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á - “ASEAN”, diễn đàn Á – Âu “ASEM”, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương – “APEC” và
gần đây nhất chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới “WTO”. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra rất nhiều cơ hội và cũng khơng ít
khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như cho ngành Xuất bản
– In - Phát hành nói riêng – một ngành kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa tư
tưởng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để chúng ta học hỏi, tiếp thu những
kiến thức kinh doanh xuất bản phẩm, là điều kiện để ngành Xuất bản – In Phát hành có thêm đối tác, bạn hàng thơng qua việc hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ
và hợp tác trên cơ sở bình đẳng. Bên cạnh đó nền kinh tế hội nhập cũng tạo ra
khơng ít khó khăn cho các đơn vị Xuất bản – In - Phát hành là phải nâng cao
3


khả năng tiếp cận và xâm nhập thị trường thế giới, làm sao để có hàng hóa
phù hợp với lợi ích của quốc gia tránh làm cho thị trường có nhiều xuất bản
phẩm độc hại không đúng theo định hướng quốc gia và làm phương hại đến
nhu cầu, sở thích, thị hiếu văn hóa của xã hội.

Trong những năm vừa qua hoạt động kiên kết xuất bản đã phát triển
mạnh mẽ về tốc độ, quy mô, số lượng và chất lượng góp phần thực hiện tốt
nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, thực hiện tốt hai mục
tiêu kinh tế và chính trị. Thực tế cho thấy liên kết xuất bản đang trở thành xu
hướng chính trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã và
đang được hưởng thụ rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị từ nhiều
quốc gia, nhiều châu lục trên thế giới. Chính nhờ có liên kết xuất bản mà
những đầu sách văn học hay của thế giới nhanh chóng đến được tay bạn đọc ở
Việt Nam một cách dễ dàng.
Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu tình hình liên kết trong hoạt
động xuất bản ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết để các Nhà xuất bản, các
Cơng ty tư nhân có thể nhìn thấy những thành quả đạt được cũng như những
hạn chế cần khắc phục để đưa ra những giải pháp hiệu quả cụ thể cho mình,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho toàn ngành Xuất bản – In - Phát hành
và cho nền kinh tế chung của đất nước.
2. Mục đích của đề tài.
Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam là một đơn vị tiêu
biểu trong lĩnh vực liên kết xuất bản khi đã khẳng định được vị thế của mình
trong ngành Xuất bản – In - Phát hành dù Công ty chỉ mới thành lập từ năm
2005. Sau một thời gian tìm hiểu về Công ty qua tài liệu cũng như trong thực
tế người viết khóa luận tốt nghiệp đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động liên kết
xuất bản sách văn học dịch tại Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng
Nhã Nam trong hai năm 2007 – 2008”. Với đề tài này trước tiên người viết
muốn giới thiệu rõ nét về bộ máy hoạt động của Cơng ty sau đó sử dụng các
kiến thức đã học được trong nhà trường để áp dụng nghiên cứu tình hình hoạt
4


động liên kết xuất bản của Công ty trong hai năm 2007 – 2008. Qua việc
nghiên cứu tình hình hoạt động của Cơng ty, có thể tìm ra được những thuận

lợi và khó khăn của Cơng ty trong nền kinh tế hội nhập để đưa ra những giải
pháp hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết xuất bản cho
Cơng ty nói riêng và cho ngành Xuất bản – In - Phát hành nói chung.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động liên kết xuất bản ở Việt Nam những năm gần đây diễn ra rất
sôi động và mạnh mẽ trong cả ba khâu Xuất bản – In – Phát hành. Các Nhà
xuất bản và các đơn vị tư nhân trong khắp cả nước đều tham gia vào hoạt
động liên kết vừa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, vừa đem lại hiệu quả
kinh doanh cho Công ty và quan trọng hơn cả là thực hiện được nhiệm vụ
chính trị, xã hội mà Nhà nước chỉ đạo. Đây là một lĩnh vực rất rộng nhưng
mới chỉ là sinh viên năm cuối chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm với
kiến thức thực tế cịn ít nên người viết chỉ nghiên cứu tình hình liên kết xuất
bản tại Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam. Cụ thể là nghiên
cứu tình hình liên kết xuất bản sách văn học dịch trong hai năm 2007 – 2008
bởi Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam là một đơn vị chủ
yếu liên kết xuất bản các đầu sách văn học dịch.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài nghiên cứu đã sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu khoa
học sau:
- Phương pháp điều tra xã hội học: thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê: ghi chép lại thông tin đã thu thập được.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng phương pháp này để phân
tích và xử lý số liệu đã điều tra, đồng thời kế thừa những tài liệu nghiên
cứu trước về vấn đề đề cập trong bài.
- Phương pháp so sánh: sử dụng đối chiếu thông tin nghiên cứu.

5


5. Bố cục đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu được kết cấu bố cục
thành 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về liên kết trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 2: Thực trạng hoạt động liên kết xuất bản sách văn học dịch
tại Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam trong hai năm 2007 –
2008.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết xuất
bản sách văn học dịch tại Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã
Nam.
Trong thời gian hồn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của cơ giáo Ths Phan Tuyết Nga – Trưởng phịng quản lý
xuất bản – Cục xuất bản, các thầy cô trong khoa Phát hành xuất bản phẩm
trường Đại học Văn hóa Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong
Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam.
Do kinh nghiệm thực tế và lý thuyết còn hạn chế nên khóa luận khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em xin nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cơ giáo cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hồn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Hoạt động liên kết xuất bản trong thời kỳ hội nhập
1.1. Khái niệm và nội dung về liên kết xuất bản trong Luật xuất bản
sửa đổi và bổ sung năm 2008
* Từ năm 2004, khi các đơn vị tư nhân tham gia vào liên kết xuất bản,

thị trường xuất bản phẩm trong nước có nhiều biến động mạnh và phát triển
nhảy vọt về số lượng và chất lượng. Nếu như trước đây việc in sách của các
Nhà xuất bản là bao cấp, việc ký hợp đồng xuất bản sách với tư nhân thường
diễn ra mập mờ, thì bây giờ, khơng chỉ các Nhà xuất bản mà các Công ty, các
nhà làm sách tư nhân cũng đang nỗ lực tạo ra diện mạo, sắc thái riêng cho
những bộ sách in logo của mình.
Lướt qua một vịng ở những nhà sách hiện đại hơm nay bạn đọc đều có
thể tìm cho mình những cuốn sách liên kết phù hợp với mọi lứa tuổi và có
chất lượng cao. Tiêu biểu như: Công ty Đông A chuyên đầu tư mảng sách văn
học đương đại Việt Nam (tủ sách Văn Mới); Nhà xuất bản Kim Đồng với văn
học thiếu nhi, tuổi mới lớn nhiều năm vẫn có độc giả riêng với số lượng lớn;
Cơng ty Văn hóa Phương Nam với nền văn học Trung Quốc vốn là điểm
mạnh; Nhà xuất bản Trẻ và Công ty Anphabook lại sớm chọn cho mình thế
mạnh là tủ sách doanh nhân, lý thuyết kinh doanh; Với sự nhanh nhạy về thị
trường, nhóm khai thác bản quyền của Firstnews lại khai thác loại sách nghệ
thuật sống, hồi ký best – seller; Nhà xuất bản Thế Giới với tủ sách Việt Nam
trong quá khứ với tư liệu nước ngoài mang lại nhiều cứ liệu quý cho giới
nghiên cứu; Những tác giả đương đại có sức ảnh hưởng lớn đến các dòng văn
học đương đại trên thế giới, những tác phẩm đoạt giải thưởng có giá trị cao:
Manbooker, Nobel, Goncour… lại được Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền
thơng Nhã Nam nắm bắt thơng tin nhanh và kịp thời ký tác quyền để kịp ra
mắt bạn đọc.
7


Từ năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, trước đó năm 2004 chúng ta
cũng đã ký thực hiện công ước Berne và hiệp định Trips nên ngành Xuất bản In - Phát hành có nhiều biến đổi. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều cho Luật
xuất bản 2004 sao cho phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
được đặt ra. Ngày 03.06.2008 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều cho Luật xuất bản số 30/2004/QH11 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội

khóa XII số 12/2008/QH12 tập trung bổ sung các chế tài còn thiếu và những
điều kiện về mở cửa lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm nhập khẩu.
Ngày 17.06.2008 Bộ trưởng Bộ Thơng tin và Truyền thơng có quyết
định số 38/2008/QĐ-BTTTT ban hành Quy chế về liên kết trong hoạt động
xuất bản mới nhất tại Chương 1 - Điều 1:
“Liên kết trong hoạt động xuất bản quy định tại Quy chế này là hình
thức hợp tác giữa một bên là Nhà xuất bản với một bên là tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc
phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách pháp nhân (sau đây gọi chung
là đối tác liên kết) để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm”.
Tóm lại, liên kết xuất bản là hình thức mà trong đó các cá nhân, tổ chức
cùng tham gia vào một hoặc nhiều cơng đoạn trong q trình xuất bản. Liên
kết trong hoạt động xuất bản gồm ba hình thức: liên kết bản thảo; liên kết in;
liên kết phát hành. Liên kết bản thảo gồm có liên kết khai thác bản thảo trực
tiếp từ tác giả; liên kết khai thác bản thảo từ các Nhà xuất bản hoặc các hãng
bản quyền. Liên kết in và phát hành gồm có liên kết góp vốn; liên kết khơng
góp vốn và liên kết phát hành độc quyền.
1.2. Tổng quan chung về liên kết xuất bản trong hai năm 2007-2008
Ngày 11.01.2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã mang lại cho đất nước ta những
cơ hội lớn để tận dụng nguồn ngoại lực quan trọng bổ sung cho nội lực, góp
phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2007 – 2008
8


vừa qua là hai năm thể hiện rõ nét sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam nói
chung và của ngành Xuất bản – In - Phát hành nói riêng với nhiều thành tích
đáng khen ngợi.
Năm 2007, sau một năm hội nhập thế giới, hoạt động Xuất bản – In Phát hành sách đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong đó liên kết xuất bản
đóng góp một vai trị khơng nhỏ. Tổng kết cơng tác xuất bản trong năm 2007,

Cục Xuất bản thừa nhận rằng trong tổng số 55 Nhà xuất bản trên cả nước thì
số tự làm sách rất nhỏ. Hơn 90% các Nhà xuất bản đều dựa vào việc liên kết
với các đơn vị tư nhân khác để đaps ứng tốt nhu cầu của bạn đọc trong cả
nước. Liên kết xuất bản đã phục vụ khá tốt những nhiệm vụ chính trị của cả
nước đề ra, nhiều tỉnh trong cả nước tiêu biểu là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh đã triển khai hàng trăm đầu sách liên kết cho cuộc vận động “học tập
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Mính”; phục vụ bầu cử Quốc hội khóa
XII; 60 năm ngày thương binh liệt sĩ; thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phục vụ sự kiện xã hội và của ngành như: Hội nghị thường niên của hiệp hội
xuất bản Châu Á Thái Bình Dương; kỷ niệm 55 ngày thành lập ngành Xuất
bản – In – Phát hành và nhiều sự kiện khác. Theo đó tồn ngành đã chuyển tải
gần 300.000 đầu sách với khoảng 400 triệu bản sách các loại đến mọi vùng
miền tổ quốc và ra nước ngoài. (Tổng kết công tác xuất bản trong năm 2007,
Cục Xuất bản )
Ngày 13.05.2008, tổng kết ba năm thực thi Luật xuất bản, Bộ trưởng
Bộ Thơng tin và Truyền thơng Lê Dỗn Hợp cho biết việc giao quyền chủ
động cho các cơ sở hoạt động xuất bản, in, phát hành và xã hội hóa hoạt động
xuất bản đã tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong xã hội tham gia. Trong
liên kết xuất bản hiện nay, một số Nhà xuất bản chỉ đóng vai trị trung gian,
xin giấy phép cho các cơ quan phát hành xuất bản phẩm chứ không thẩm
định, kiểm tra kỹ chất lượng nội dung bản sách hoặc có người có nhiệm vụ
thẩm định nhưng khơng làm đến nơi đến chốn dẫn đến tính trạng chính Nhà
xuất bản xin thu hồi lại cuốn sách mình đã ký phát hành do làm việc với đối
tác liên kết không cụ thể. Việc liên kết xuất bản sẽ trở nên hình thức nếu các
9


Nhà xuất bản khơng thực sực có trách nhiệm với cuốn sách mình đưa ra thị
trường. Khi Nhà xuất bản và các Công ty, nhà sách tư nhân cùng tham gia vào
liên kết thì đồng nghĩa hai bên đều có chung quyền lợi và nghĩa vụ như nhau,

lãi được, lỗ chịu. Nếu xảy ra sai phạm thì thiệt hại lớn nhất của các nhà làm
sách tư nhân là thiệt hại về kinh tế, thiệt hại lớn nhất của các Nhà xuất bản là
thiệt hại về uy tín. Chính vì thế hoạt động liên kết xuất bản hiện nay đang
được các Nhà xuất bản, các Công ty tư nhân quan tâm đúng mức.
2. Tổng quan về sách văn học dịch trong hai năm 2007- 2008
* Khái niệm chung về sách văn học dịch
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một khái niệm chuẩn và chung nhất về
sách văn học dịch. Tuy nhiên, bạn đọc và các nhà làm sách đều có thể hiểu:
sách văn học dịch là những tác phẩm văn học nước ngoài được các Nhà xuất
bản, các Nhà xuất bản, các Công ty tư nhân khai thác mua bản quyền rồi cho
dịch sang tiếng Việt để xuất bản, in, phát hành.
* Sách văn học dịch ở Việt Nam hiện nay
Trong xu hướng tồn cầu hóa, các tác phẩm văn học khơng chỉ cịn
được phổ biến, sử dụng trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhất định,
mà cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ thì các tác phẩm của tác
giả một nước có thể đến được với độc giả của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Xuất phát từ thực tế trên, công ước Berne đã ra đời với mục đích “bảo vệ một
cách hữu hiệu và thống nhất các quyền của tác giả đới với các tác phẩm văn
học, nghệ thuật”. Ngày 26.10.2004 công ước Berne chính thức có hiệu lực tại
Việt Nam là một trong những mốc quan trọng trong việc tôn trọng và bảo vệ
quyền cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật nước ngoài; thúc đẩy việc bảo vệ
và thực thi bản quyền trong nước đồng thời mở ra một thị trường mới sôi
động và hấp dẫn cho sách văn học dịch tại Việt Nam.
Trong mấy chục năm qua, một số lượng lớn các tác phẩm văn học nước
ngoài đã đến với người đọc Việt Nam. Đó là những tác phẩm văn học cổ điển
và đương đại, bao gồm nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phê
10


bình tiểu luận… Trong những năm sáu mươi, bảy mươi và tám mươi của thế

kỷ trước, người đọc Việt Nam đã tiếp cận khá toàn diện với nền văn học Liên
Xô, Trung Quốc và một số nước Xã hội chủ nghĩa khác. Những năm gần đây,
hàng loạt tác phẩm văn học của các nước phương Tây đã được dịch sang tiếng
Việt. Thị trường sách Việt Nam phong phú, đa dạng nên người đọc có nhiều
cơ hội tiếp cận với các nền văn học khác nhau trên thế giới. Dẫu còn nhiều
bất cập về chất lượng dịch thuật, nhưng chúng ta có thể vui mừng trước
những thành tích và tiến bộ của văn học dịch trong nước trong thời gian vừa
qua.
Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt, mỗi
Nhà xuất bản đều cố gắng tìm kiếm một “cái riêng” của mình. Nhà xuất bản
Văn Nghệ liên kết với Fahasa giới thiệu các tác phẩm kinh điển thế giới…
Nhà xuất bản Văn Học khá mạnh với tiểu thuyết Nga, Pháp…; Cơng ty Cổ
phần Văn hố và Truyền thông Nhã Nam với sách văn học dịch. Trên các kệ
sách, sách văn học dịch khá bắt mắt về hình thức, hấp dẫn với các nhan đề
như: “Cũng một kiếp người”, “Giờ trong đời một người đàn bà”, “Hiệu của
các bà”, “Một cuộc đời”, “Hãy để ngày ấy lụi tàn”, “Cuốn theo chiều gió”,
“Đỏ đen, Don Kihote”, “Con chim trốn tuyết”, “Người đàn bà trên sàn diễn”,
“Bức họa Maja khỏa thân”, “Mưu phản”, “Kỳ án ánh trăng”, “Người đua
diều”, “Kiếp sau”…
Hơn bốn năm qua, công ước Berne đã thực sự đem lại một làn sóng sơi
động cho thị trường văn học dịch trong nước. Với sự xuất hiện của công ước
Berne, các Nhà xuất bản, các Công ty phát hành xuất bản phẩm ở Việt Nam
khi muốn xuất bản tác phẩm của tác giả nước ngoài là người nước ngồi dưới
mọi hình thức đều phải được phép bằng văn bản của tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm hoặc tổ chức đại diện hợp pháp quyền tác giả. Các doanh nghiệp làm
sách đã tìm được một chỗ dựa có thể an tâm mua bán các tác phẩm văn học
dịch của mình. Chính yếu tố bảo vệ về mặt tác quyền đã giúp cho các doanh
nghiệp này tập trung nâng cao chất lượng bản dịch, in ấn để sản phẩm được
hoàn hảo đến tay người đọc. Cũng nhờ chính có cơng ước Berne, thị trường
11



kinh doanh xuất bản phẩm có sự phân chia theo hướng chuyên nghiệp hóa, đã
xuất hiện những đơn vị chuyên về những mảng khác nhau Cơng ty Cổ phần
Văn hố và Truyền thông Nhã Nam với sách văn học dịch, Công ty Phương
Nam với sách dịch Trung Quốc…
Theo thống kê của Cục xuất bản, từ khi Việt Nam gia nhập cơng ước
Berne, số tác phẩm văn học dịch có phần áp đảo văn học trong nước. Các Nhà
xuất bản, các Công ty sách tư nhân luôn cố gắng mua bản quyền các đầu sách
ngoại văn. Các nhà sách tư nhân lại tỏ rõ thế mạnh trong lĩnh vực này tiêu
biểu là Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam với đội ngũ dịch,
biên dịch có trách nhiệm đã lần lượt ra mắt bạn đọc những tác phẩm đạt giải
thưởng văn học thế giới như: “Biên niên ký chim vặn dây cót” (Haruki
Murakami), “Tình ơi là tình” ( Elfriede Jelinek)…
Nhu cầu đọc sách văn học Việt Nam và sách văn học dịch tăng cao là
một điều đáng mừng, tiêu biểu là các tác phẩm như “Nhật ký Đặng Thùy
Trâm” có số lượng phát hành lên đến con số triệu bản, truyện của Nguyễn
Nhật Ánh ln đứng nhất nhì trong danh mục sách bán chạy nhất hay như
sách văn học dịch “Harry Potter” được tiêu thụ với số lượng lớn… Điều này
cho thấy sách văn học ln có chỗ đứng trong vị trí người đọc, đặc biệt là văn
học dịch. Vị trí này cần được củng cố và giữ vững khi các nhà làm sách có
thêm một hệ thống quảng bá sách mạnh, có sự liên kết chặt chẽ và hợp lý
trong việc xuất bản một cuốn sách văn học dịch đủ chất lượng và đáp ứng tốt
nhu cầu của độc giả.
Nói chung, sách văn học dịch cũng như các loại sách thơng thường
khác, nếu có chất lượng tốt và gây được sự chú ý sẽ luôn được độc giả tìm
đến, người đọc vẫn trơng chờ vào những tác phẩm có giá trị văn học đích
thực, xứng tầm giải thưởng. Trong cơ chế thị trường ngày nay, sách văn học
dịch cũng cần được xem như một món hàng, một thương hiệu và cần phải
được tổ chức marketing.


12


3. Ý nghĩa của hoạt động liên kết xuất bản sách văn học dịch
3.1. Liên kết xuất bản sách văn học dịch góp phần xã hội hóa hoạt
động xuất bản
Xã hội hóa hiện nay đang là một xu hướng tất yếu trên mọi lĩnh vực của
đời sống ở nước ta hiện nay, không chỉ trong lĩnh vự kinh tế mà cịn cả trong
lĩnh vực văn hóa. Từ năm 1999, Chính phủ ra Nghị quyết số 90/CP và nghị
định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động
y tế, giáo dục, văn hóa và Nghị quyết số 05/2005/NĐ-CP về việc đẩy mạng xã
hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Bên cạnh đó trong ngành
Xuất bản, việc ban hành Luật xuất bản năm 2004 và việc ban hành Luật sửa
đổi, Quy chế vào năm 2008 đã thể hiện rõ quan điểm này khi cho phép tư
nhân tham gia liên kết xuất bản ở cả ba khâu và kêu gọi các thành phần khác
tham gia.
Thành tựu nổi bật nhất trong thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa
thời gian qua là đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội phục vụ tích
cực cho việc phát triển sự nghiệp văn hóa đất nước. Thực hiện chủ trương xã
hội hóa hoạt động văn hóa, hầu hết các lĩnh vực thuộc ngành Văn hóa thông
tin đều mở ra các cơ chế thu hút các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế
tham gia hoạt động văn hóa với những kết quả đáng khích lệ, mà nổi bật nhất
là các lĩnh vực: Xuất bản - In - Phát hành sách; điện ảnh, bảo tồn bảo tàng.
Cụ thể, lĩnh vực Xuất bản - In - Phát hành sách có tốc độ xã hội hóa rất
nhanh: Năm 2007, ngành Xuất bản với 26.609 tên sách (tăng 146% so với
năm 2004) đạt 276,44 triệu bản, mức hưởng thụ bình qn 3,3 bản
sách/người/năm. Cả nước đã có 55 Nhà xuất bản, 1.200 cơ sở in, 129 Công ty
phát hành sách quốc doanh và 12.000 cửa hàng, nhà sách tư nhân (Hội nghị
sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư ngày

12.03.2008); Hết năm 2008, lực lượng phát hành sách thuộc các thành phần
kinh tế tiếp tục phát triển. Hiện nay cả nước có khoảng 13.500 nhà sách, hiệu
sách, trung tâm sách, đại lý…, 70 Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh
13


xuất bản phẩm. Toàn ngành xuất bản được 25.120 cuốn với 279,913 triệu bản,
đạt 94,4% về cuốn, 101,3% về bản so với năm 2007. Trong đó sách văn học
xuất bản được 2.188 cuốn với 2,285 triệu bản, đạt 120% về cuốn, 107% về
bản so với năm 2007. (Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản và phát hành xuất
bản phẩm năm 2008 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2009)
Việc liên kết xuất bản sách văn học dịch đã góp phần trong cơng cuộc xã
hội hóa các lĩnh vực văn hóa mà Nhà nước u cầu, đóng góp khơng nhỏ cho
ngành xuất bản. Ngồi ra sự xuất hiện của các hình thức mới trong xã hội hóa
xuất bản tác phẩm văn học dịch là một tín hiệu vui, là một trong những con
đường để đem tác phẩm văn học trên thế giới đến với bạn đọc Việt Nam một
cách nhanh nhất qua đó cũng sẽ góp phần khuấy động thêm phần nào đời
sống sáng tác trong nước hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích mà nó mang lại
vẫn cịn những mặt hạn chế cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng: Số lượng tư nhân
tham gia vào hoạt động liên kết xuất bản ngày càng tăng mạnh. Đại đa số đều
chấp hành chủ trương và luật pháp của Nhà nước, thế nhưng cũng khơng ít
các đối tác liên kết chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà cho xuất bản hàng loạt
những cuốn sách có nội dung chất lượng kém gây ảnh hưởng không tốt đến xã
hội bị tịch thu, cấm phát hành. Tình trạng in lậu, in nối bản, sách lậu, sách
kém chất lượng đang làm lũng đoạn thị trường xuất bản phẩm chân chính mà
chưa có biện pháp cụ thể nào tháo gỡ.
3.2. Liên kết xuất bản văn học dịch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cho các doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm
Phát hành sách vừa là một hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận
vừa là một hoạt động chính trị, văn hố, tư tưởng, được sự lãnh đạo trực tiếp

của các cơ quan quản lý của Đảng và Nhà nước. Điều này có ý nghĩa quyết
định đối với hoạt động của các cơ quan xuất bản, phát hành sách, tạo nên
những thành tựu trong việc đổi mới nội dung góp phần quan trọng thực hiện
phổ biến nhiều chủ trương – chính sách của Đảng và Nhà nước được phổ biến
đến người dân một cách sinh động, kịp thời, góp phần tích cực vào việc đấu
14


tranh chống các hiện tượng tiêu cực xã hội. Hoạt động Xuất bản – In - Phát
hành ngoài chức năng kinh tế của mình, trong những năm qua đã có những
hoạt động xã hội đáng kể, góp phân tạo nên sự giao lưu mật thiết với người
đọc và tăng thêm niềm tin tưởng của nhân dân đối với Đảng. Các hoạt động
xã hội này đem lại hiệu quả cao.
Liên kết xuất bản cũng là hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
sách, một mặt hàng đặc thù không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn
mang lại giá trị về văn hóa tư tưởng đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội.
Mặc dù ngành Xuất bản – In – Phát hành vẫn cịn những tồn tại như: cơng tác
chỉ đạo, quản lý nhà nước về xuất bản chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn
hoạt động xuất bản; chất lượng xuất bản phẩm chưa được nâng cao; quy mơ
sản xuất và tổ chức kinh doanh cịn nhỏ, năng lực cạnh tranh cịn yếu...
Nhưng bên cạnh đó Ngành xuất bản – In – Phát hành có bước phát triển
nhanh, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, phát triển cả về tiềm lực,
năng lực, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về xuất bản phẩm của xã hội và liên kết
xuất bản sách văn học dịch cũng theo đó đáp ứng được tốt hai mục tiêu kinh
tế và xã hội mà Ngành đã đặt ra.
Có thể khẳng định, liên kết xuất bản đang là một hướng đi đúng. Bởi
một bên có giấy phép, có phương tiện xuất bản, có lực lượng biên tập; một
bên có vốn, hệ thống phát hành, nhạy bén với thị trường. Sự kết hợp này
khơng chỉ mang lại lợi ích cho cả hai bên mà cịn mang đến lợi ích cho cả
người đọc… Trong tiến trình hội nhập tồn cầu hóa hiện nay, sách liên kết là

loại sách gần sát nhất với nhu cầu của khách hàng, trong đó có sách văn học
dịch. Sách văn học dịch được tiêu thụ nhanh giúp các doanh nghiệp quay
nhanh vòng quay vốn, tạo điều kiện tái sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận cho
Công ty đồng thời đóng góp cho Nhà nước qua nghĩa vụ đóng thuế. Mặt khác,
khi tham gia liên kết xuất bản sách văn học dịch, các bên liên kết đã đưa ra thị
trường những tác phẩm văn học trên khắp thế giới đến với độc giả ở Việt
Nam, giúp chúng ta hội nhập với nền văn học thế giới đang ngày một phát
triển mãnh mẽ; có sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia; đáp ứng nhu cầu
15


của đông đảo bạn đọc về sách văn học dịch có chất lượng; đảm bảo tốt năm
chức năng mà mặt hàng sách văn học nghệ thuật đem lại.
3.3. Liên kết xuất bản sách văn học dịch đáp ứng nhu cầu của thị
trường về giao lưu văn hóa
Khi nền kinh tế hội nhập sâu thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp
xuất bản phẩm là xây dựng cho mình một vị trí, một chỗ đứng trong lịng bạn
đọc. Điều này thực hiện được không hề đơn giản nếu như những nhà làm sách
không thỏa mãn đủ và đúng nhu cầu của thị trường về mảng sách mình kinh
doanh. Khác với các nhu cầu khác, nhu cầu xuất bản phẩm là nhu cầu được
hình thành bởi q trình vận động tích cực của ý thức con người và chịu sự
tác động mạnh mẽ của xã hội, khi nhu cầu về xuất bản phẩm được thỏa mãn
sẽ góp phần tích cực trong việc hoàn thiện nhân cách của con người.
Ở thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, xuất bản phẩm ngày càng phát triển
và cạnh tranh sôi động, số lượng sách tăng nhanh, nội dung, hình thức phong
phú, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa đọc của cộng đồng. Chúng ta cần
xây dựng cho được một thị trường sách lành mạnh và sách phải đến được tay
đông đảo bạn đọc. Có như vậy, mới tạo ra nền văn hóa đọc trong cộng đồng
và ngành Xuất bản – In – Phát hành mới đạt được hiệu quả kép về xã hội và
kinh tế. Bạn đọc nghĩ gì về sách? Nhu cầu đọc hiện nay ra sao? Người đọc

mong muốn gì từ những người làm sách? Đó là những câu hỏi thường trực mà
những nhà làm sách và công ty phát hành sách ln phải tự vấn mình. Chúng
ta cần quan tâm hơn nữa nguyện vọng của bạn đọc bởi xác định được nhu cầu
đọc, dự báo được xu hướng người đọc chính là cơ sở để ngành xuất bản chủ
động định hướng phát triển.
Sách là một loại hàng hóa đặc biệt, có sức lan tỏa trong khơng gian và
thời gian. Giá trị của sách được khẳng định qua thời gian khi người sử dụng
ứng dụng nó vào thực tiễn. Sách là cơng cụ chuyển tải tri thức, đường lối chủ
trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Giá trị của sách đối với
con người và xã hội là vô cùng lớn lao. Việc sản xuất, kinh doanh loại hàng
16


hóa đặc biệt này cần xác định rõ tính mục đích để đáp ứng có hiệu quả nhu
cầu đọc cho từng đối tượng và từng lứa tuổi.
Ngày nay, nhu cầu về đọc các loại sách văn học khơng chỉ cịn gói trọn
ở nền văn học trong nước hay ở một vài nước quen thuộc với chúng ta như
Trung Quốc, Pháp, Nga… mà đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về sách văn học
dịch ở khắp các quốc gia trên thế giới. Để làm được điều này, các Công ty tư
nhân thường có thế mạnh hơn và nắm bắt thị hiếu của thị trường một cách
nhạy bén hơn. Họ tìm hiểu và nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách
hàng một cách nhanh chóng để nhận định việc đưa ra xuất bản phẩm nào, yêu
cầu hình thức ra sao, số lượng bao nhiêu và giá như thế nào thì được tiêu thụ
mạnh. Họ nắm quyền chủ động về nguồn hàng và để đưa những tác phẩm văn
học dịch đó đến với bạn đọc trong nước phải nhờ đến hoạt động liên kết xuất
bản.
Có thể nói liên kết xuất bản sách văn học dịch đã và đang đóng góp
một vai trị vô cùng quan trọng trong việc giúp độc giả cũng như các nhà văn
trong nước có cơ hội giao lưu với các nền văn hóa, nền văn học từ khắp mọi
nơi trên thế giới.


3.4 Liên kết xuất bản sách văn học dịch tạo cơ hội cho ngành xuất bản
Việt Nam hội nhập quốc tế
Bắt đầu từ năm 2007, Việt Nam tham gia Hội chợ sách quốc tế
Frankfurt (Đức) với tư cách quốc gia. Năm 2008, lần đầu tiên trong cuộc họp
báo giới thiệu sách Việt Nam có sự tham dự của bà trưởng bộ phận phụ trách
châu Mỹ, châu Á và các nước Ả Rập của Hội chợ sách quốc tế Frankfurt.
Điều này cho thấy họ nhìn nhận Việt Nam đang thực sự tiến gần đến hoạt
động chung của thế giới về lĩnh vực xuất bản. Tuy so với nhiều quốc gia khác
thì vị trí của chúng ta cịn rất khiêm tốn nhưng có thể coi đây là cơ hội rất tốt
để tiếp thị hình ảnh Việt Nam ra với thế giới.

17


Liên kết xuất bản sách văn học dịch đã thỏa mãn được nhu cầu của thị
trường, góp phần vào việc giới thiệu đất nước, con người Việt Nam với bạn
bè năm châu thế giới, mở rộng hợp tác giao lưu hợp tác quốc tế. Nhờ có liên
kết xuất bản, bạn đọc được tiếp cận với các tác phẩm văn học nổi tiếng, các
tác phẩm đoạt giải thưởng văn học thế giới, các tác giả lớn có sức ảnh hưởng
lớn đến nhân loại sớm hơn, nhanh hơn. Sự giao lưu giữa nền văn học trong
nước và văn học thế giới được thu nhỏ khoảng cách, nền văn học trong nước
theo đó cũng có nhiều tiến triển hơn để hội nhập với thế giới.
Mặt khác, trước khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã thực hiện
cam kết với Hiệp định Trips và Cơng ước Berne nên các doanh nghiệp trong
nước có lợi thế rất lớn về kinh nghiệm trong thương lượng mua bán bản
quyền tác phẩm, bảo vệ sở hữu trí tuệ …, các doanh nghiệp kinh doanh văn
hóa phẩm cũng khơng cịn xa lạ với luật quốc tế khi mà họ đã có đến hai năm
(từ năm 2004 đến năm 2006) kinh nghiệm thực hiện Công ước Berne. Các
doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm đã có sự phân chia theo hướng

chuyên nghiệp, xuất hiện những đơn vị chuyên sâu về các mảng sách khác
nhau.
Khi các nhà làm sách, các Công ty sách hay các Nhà xuất bản tham gia
vào liên kết bản thảo với các Nhà xuất bản, các hãng bản quyền lớn trên thế
giới, điều đó có nghĩa họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế để bảo vệ uy tín cho
mình cũng như cho quốc gia, đồng thời cũng bước đầu khẳng định ngành
Xuất bản – In – Phát hành sách Việt Nam đang lớn mạnh, đang tìm cho mình
một chỗ đứng để quảng bá thương hiệu sách Việt đến bạn bè thế giới.

18


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
XUẤT BẢN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VĂN HĨA VÀ
TRUYỀN THƠNG NHÃ NAM TRONG HAI NĂM 2007 – 2008
1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã
Nam
* Q trình thành lập và cơ cấu, ngành nghề kinh doanh
Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam còn gọi tắt là Nhã
Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005 theo giấy phép của Sở
Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội cấp ngày 21.01.1005. Nhã Nam là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm tại
Việt Nam. Cơng ty có trụ sở chính tại 51B, ngõ 35, Khương Hạ, Khương
Đình, Thanh Xn, Hà Nội. Văn phịng giao dịch tại 1B – IF1 Thái Thịnh,
Đống Đa, Hà Nội và một chi nhánh tại phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố
Hồ Chí Minh. Hiện nay Cơng ty đang sử dụng tạm thời kênh thông tin trên
Internet: một dạng blog phổ biến có độ
tương tác cao, được lập vào tháng 12.2006. Số lượng trung bình hàng tháng là
hơn 13.000 lượt và trung bình mỗi ngày gần 450 lượt. Ngày 23.03.2009 Nhã
Nam chính thức khai trương trang web của Công ty: Nhanam.vn. Lượng độc

giả trẻ ngày càng tăng lên, nhu cầu trở nên đa dạng và có rất nhiều ý kiến góp
ý nên xuất bản những cuốn sách của các tác giả nào.
Năm 2005 Cơng ty có số vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 400 triệu đồng,
năm 2008 vốn điều lệ lên 2.807 triệu đồng với bốn cổ đơng sáng lập và năm
cổ đơng góp vốn. Tính đến ngày 30.11.2008, số lao động hiện có của Cơng ty
là 52 người trong đó có 36 nữ chiếm 69%, 16 nam chiếm 31%. Xét về trình
độ đại học và trên đại học có 43 người, cao đẳng có 2 người, lao động phổ
thơng có 7 người. Mức lương trung bình của cán bộ nhân viên trong Cơng ty
là 3,2 triệu đồng/một tháng. Các nhân viên trong Công ty đều được ký hợp
đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng các chế độ phúc lợi xã
hội cho người lao động.
19


Cơ cấu sách hiện tại của Công ty chủ yếu là sách văn học trong đó sách
văn học dịch chiếm đa số 91,4%, văn học trong nước chiếm 8,6%. Tuy nhiên,
sang năm 2009, trong khi vẫn giữ thương hiệu sách văn học dịch, Nhã Nam sẽ
mở rộng sang mảng sách lịch sử, triết lý, khoa học, thường thức…
Kênh phát hành của Công ty Nhã Nam thông qua hệ thống hiệu sách
trên tồn quốc.
Logo của Cơng ty:

* Tổ chức bộ máy của Công ty
Ban lãnh đạo:
- Giám đốc phụ trách chung.
- Các Phó giám đốc phụ trách các mảng chun mơn được phân cơng
- Kế tốn trưởng
Các phịng, ban trong Cơng ty:
- Phòng Kế hoạch – Bản quyền: Lập kế hoạch và tiến hành tổ chức,
mua bản quyền sách trong và ngồi nước.

- Phịng Biên tập: Tổ chức bản thảo, tổ chức dịch và biên tập các tác
phẩm để xuất bản.
- Phịng Chế bản: Thiết kế, trình bày, chế bản, theo dõi in, kiểm soát
chất lượng xuất bản phẩm.
20


- Phòng PR: Tuyên truyền quảng cáo và tổ chức sự kiện nhằm quảng bá
cho xuất bản phẩm.
- Phòng Kinh doanh – Phát hành; Thực hiện các hợp đồng in ấn, kinh
doanh và phát hành sách.
- Phịng Kế tốn: Thu, chi, tổng hợp số liệu.
- Phòng biên dịch: Biên dịch các tác phẩm văn học tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt Nam.
- Chi nhánh phía Nam: Do một Phó giám đốc Cơng ty phụ trách, thực
hiện tồn bộ các hoạt động của Cơng ty ở khu vực phía Nam.
* Nghĩa vụ và vai trị của Cơng ty
Cơng ty thực hiện nghiêm chỉnh việc đóng thuế, hàng năm Cơng ty đã
kê khai đóng các loại thuế sau: thuế mơn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngồi…Trong gần ba năm hoạt
động Cơng ty Nhã Nam đã đóng góp gần 240 triệu đồng thuế thu nhập doanh
nghiệp, 160 triệu đồng thuế thu nhập cá nhân, gần 100 triệu đồng thuế nhà
thầu nước ngoài. Về hoạt động xã hội, Công ty đã ủng hộ Quỹ xây dựng Bệnh
xá Đặng Thùy Trâm ở Quảng Ngãi số tiền 100 triệu đồng…và nhiều hoạt
động từ thiện khác trên khắp cả nước.
Là một trong những Công ty tư nhân đi đầu trong hoạt động liên kết
xuất bản sách văn học dịch ở Việt Nam, Công ty Nhã Nam không chỉ cung
cấp kịp thời các tác phẩm hay trên thế giới đến với bạn đọc trong nước mà
cịn ln đảm bảo nhiệm vụ phục vụ chính trị, góp phần phát huy truyền
thống văn hóa của dân tộc và định hướng phát triển văn hóa đọc của bạn đọc.

Đảm bảo tốt hai mục tiêu quan trọng là mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.
2. Khái quát về hoạt động liên kết xuất bản sách văn học dịch của
Công ty Cổ phần Văn hóa và truyền thơng Nhã Nam từ năm 2005 - 2008
Công ty Nhã Nam được thành lập vào thời điểm Việt Nam đã gia nhập
công ước Berne về bản quyền tác giả nên đã nhanh chóng thích nghi được với
21


tình hình mới, chủ động tìm hiểu thị trường xuất bản quốc tế và từng bước
tiến hành hoàn thiện quá trình mua bản quyền các tác phẩm văn học và phi
văn học của các nước trên thế giới.
Tuy Nhã Nam là Công ty xuất bản trẻ đang ở giai đoạn xác lập uy tín
và khẳng định thương hiệu nhưng ngay khi mới thành lập năm 2005, Nhã
Nam đã xuất bản được “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” với số lượng bản in tính
đến trên 450.000 bản tại Việt Nam và được chuyển dịch ra 12 thứ tiếng trên
thế giới. Và gần đây, sau 26 lần tái bản, Công ty Nhã Nam, người đã phát
hành cuốn sách tại Việt Nam quyết định giới thiệu lại “Nhật ký Đặng Thùy
Trâm” với một bản in mới. Bản in lần này được chỉnh lý theo sát nguyên bản
cuốn sổ nhật ký của bác sỹ Đặng Thùy Trâm hơn bản in lần đầu. Ngoài ra,
cuốn sách còn dịch lại lời dẫn cho bản in tiếng Anh ‘Last night I dreamed of
peace” của Nhà xuất bản Random House. Bên cạnh đó “Nhật ký Đặng Thùy
Trâm” cịn được giải thưởng sách quốc gia Viêt Nam và được Bộ Văn hóa –
Thể thao – Du lịch tặng bằng khen. Ngồi ra Cơng ty Nhã Nam cũng có
những đầu sách khác đã đoạt giải thưởng và được xã hội công nhận rộng rãi
như: “Cuộc đời của Pi” - Yann Martel do Trịnh Lữ dịch đoạt giải thưởng văn
học dịch của Hội Nhà văn Hà Nội 2005 và Hội Nhà văn Việt Nam 2006; “Tản
mạn trước đèn” của Đỗ Chu đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2006;
“Biên niên ký chim vặn dây cót” của Marakami Haruki do Trần Tiễn Cao
Đăng dịch đã đoạt giải thưởng văn học dịch Hội Nhà Văn Nội 2007;…đã thu
hút một sự chú lớn lao từ phía độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ, khơi dậy mối

quan tâm rộng rãi đối với văn học dịch.
Sau gần bốn năm hoạt động tích cực, hoạt động liên kết xuất bản sách
văn học dịch đã đem lại hiệu quả cao cho Công ty với số lượng đầu sách văn
học dịch tăng lên: tính từ khi thành lập đến hết năm 2008, Công ty Nhã Nam
đã liên kết xuất bản được 221 đầu sách, trong đó có 19 đầu sách văn học Việt
Nam, 202 đầu sách văn học dịch; các đối tác liên kết cũng tăng lên trong đó
có các Nhà xuất bản (NXB) lớn trong nước và các Nhà xuất bản, các hãng
bản quyền lớn trên thế giới.
22


Tất cả những điều trên đã chứng minh Công ty Nhã Nam đã chiếm
được sự tin cậy của các tác giả và các Nhà xuất bản trong và ngoài nước. Số
lượng đầu sách văn học dịch của Nhã Nam ngày càng tăng theo đó số lượng
độc giả cũng lớn mạnh, đặc biệt là những độc giả trẻ tuổi. Tuy nhiên với tính
chất đặc thù của ngành Xuất bản – In – Phát hành hoạt động trong nền kinh tế
thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, Cơng ty cũng đã có được một số thuận lợi
và cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong hoạt động liên kết xuất bản
sách văn học dịch.
* Thuận lợi:
- Trong thời đại bùng nổ thông tin, nhu cầu về học hỏi, giao lưu giải trí
của người đọc ngày một tăng lên. Từ đó nhu cầu về các xuất bản phẩm của
các tác giả trong nước và nước ngoài cũng tăng lên đáng kể…đây là một cơ
hội lớn cho ngành Xuất bản – In - Phát hành sách hiện nay.
- Từ khi có cơng ước Berne, thị trường sách văn học dịch Việt Nam đã
có nhiều thay đổi tích cực. Các doanh nghiệp phát hành sách đã xem trọng
việc mua bán bản quyền với các quốc gia khác, năng động xâm nhập thị
trường quốc tế, khai thác các nguồn sách làm phong phú các mặt hàng trong
nước, các doanh nghiệp có điều kiện học hỏi trau dồi kinh nghiệm từ phía các
đối tác nước ngoài.

- Thị trường xuất bản phẩm Việt Nam hiện nay ngày càng thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Các hãng bản quyền và các Nhà
xuất bản lớn trên khắp thế giới đã bước đầu tích cực hợp tác với các đơn vị
phát hành sách ở Việt Nam.
- Quy chế về liên kết trong hoạt động xuất bản được ban hành, Nhà
nước có sự quan tâm sát sao đến tình hình liên kết xuất bản tạo điều kiện cho
các đơn vị tư nhân liên kết xuất bản thuận lợi hơn.
- Cán bộ trong Công ty Nhã Nam ngày càng được nâng cao về trình độ
chun mơn, nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm với công việc khi mà
hình ảnh, uy tín của Cơng ty đang khẳng định được vị thế trong nhành phát
hành sách.
23


* Khó khăn:
- Phí tác quyền khi tham gia mua bán bản quyền với các đối tác nước
ngoài đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam còn khá cao trong khi năng lực tài
chính của các doanh nghiệp cịn hạn hẹp.
- Thị trường văn học dịch sơi động có sự cạnh tranh gay gắt về bản
quyền nên đòi hỏi mỗi Công ty phải làm tốt hơn nữa vấn đề bản quyền.
- Vấn đề in lậu và sao chép bản quyền vẫn còn diễn ra hàng ngày làm
ảnh hưởng đến các đơn vị làm ăn nghiêm túc. Hình phạt xử lý nạn in lậu còn
quá nhẹ.
- Thị trường xuất bản phẩm Việt Nam cịn ở quy mơ nhỏ thể hiện ở số
lượng bản in trên mỗi cuốn sách gây khó khăn trong việc thương thảo bản
quyền.

3. Thực trạng hoạt động liên kết xuất bản sách văn học dịch của
Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam trong hai năm 2007
– 2008

3.1. Hoạt động liên kết tổ chức bản thảo của Cơng ty
Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng trong hai
năm 2007 -2008 vừa qua Công ty Nhã Nam vẫn cố gắng đứng vững và tạo vị
thế trên thị trường sách văn học dịch bằng việc phát hành hàng loạt các đầu
sách văn học hay và nổi tiếng trên thế giới với đủ các thể loại từ văn học
đương đại, văn học thiếu nhi, văn học cổ điển, trinh thám, kiếm hiệp, tiểu
thuyết lãng mạn… Là một Công ty tư nhân trong lĩnh vực phát hành, có trụ sở
chính ở thủ đơ Hà Nội, có mạng lưới phát hành rộng, hơn nữa lại có hai thị
trường trọng điểm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên Cơng ty đã nhanh
chóng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên hai thị trường này để tìm kiếm
những nguồn bản thảo phù hợp và đáp ứng tốt nhất được số lượng độc giả có
nhu cầu đọc sách văn học dịch ngày càng cao.

24


Trong thời kỳ kinh tế thị trường, mọi hoạt động của Công ty đều phải
gắn liền với nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu nhu cầu và tổ chức khai thác
nguồn hàng là khâu đầu vào vô cùng quan trọng trong q trình tiêu thụ xuất
bản phẩm. Cơng ty Nhã Nam đã tận dụng tối đa những thuận lợi khách quan
của mình, bên cạnh đó lại có đội ngũ cán bộ, biên tập có trình độ, có trách
nhiệm với cơng việc. Để có được thành cơng chính là nhờ vào việc Công ty
nhạy bén trong việc tổ chức khai thác bản thảo, mua bán tác quyền với các tác
giả và các hãng bản quyền nước ngồi.
Cho đến nay Cơng ty Nhã Nam đã mua bản quyền xuất bản bằng Tiếng
Việt cho trên 300 đầu sách các loại. Công ty Nhã Nam đã thực sự trở thành
đối tác tin cậy của nhiều Nhà xuất bản cũng như các hãng bản quyền lớn của
nhiều quốc gia như:

Shogakukan, Kadokawa.. (Nhật), Denoel, Albin


Michel… (Pháp), Random House, Curits Brown… (Anh, Mỹ)…và nhiều đối
tác khác như

Trung Quốc, Nga, Ba Lan, Hungary…. Công ty đã mua bản

quyền của các tác gia lớn thế giới hoặc có số lượng độc giả lớn trên thế giới
như Marc Levy (Pháp), Haruki Marakami (Nhật), Lý Nhuệ, Thiết Ngưng
(Trung Quốc), Harper Lee, Don Dellilo (Mỹ)…
TỶ LỆ SÁCH VĂN HỌC MUA BẢN QUYỀN CỦA CÁC QUỐC GIA
Đơn vị: %
Năm

Anh

Pháp

Nhật

2007

46

22

18

2008

56


20

5

Trung

Các nước khác

Tổng

6

8

100

4

15

100

Quốc

( Số liệu do Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam cung cấp)

25



×