Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghề rèn của người nùng ở xã phúc sen huyện quảng uyên tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 103 trang )

Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
…..…..o0o………

NGHỀ RÈN CỦA NGƯỜI NÙNG Ở XÃ PHÚC SEN
HUYỆN QUẢNG UYÊN – TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nông Anh Nga
Sinh viên thực hiện

: Mã Thị Phương

Lớp

: VHDT 14A

Hà Nội – 2012
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
1


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận “ Nghề rèn của người Nùng ở xã


Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng” em đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và cơ quan khác nhau.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cơ giáo trong Khoa Văn
Hóa Dân Tộc Thiểu Số, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới Thạc sĩ Nông Anh Nga đã hướng dẫn trực tiếp giúp em hoàn thành
bài viết này.
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh
Cao Bằng, Ban Dân Tộc Tỉnh Cao Bằng, Bảo Tàng Tỉnh Cao Bằng đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để em thu thập tài liệu cần thiết.
Trong quá trình thu thập tài liệu tại thực địa, em đã nhận được sự
giúp đỡ chí tình của đồng bào trên địa bàn xã Phúc Sen. Nhân đây em xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể nhân dân trong xã.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và khả năng
cịn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện
hơn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Mã Thị Phương

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
2


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI NÙNG XÃ PHÚC SEN, HUYỆN
QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG ................................................................. 6
1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 6
1.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................ 7
1.2.1. Nông nghiệp ................................................................................................ 7
1.2.2. Lâm nghiệp.................................................................................................. 9
1.2.3. Nghề thủ công truyền thống ........................................................................ 9
1.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội ............................................................................ 11
1.3.1. Khái quát về người Nùng ở Phúc Sen ......................................................... 11
1.3.2. Văn hóa truyền thống .................................................................................. 13
1.3.3. Tổ chức xã hội ............................................................................................. 22
TIỂU KẾT ............................................................................................................ 24
Chương 2: NGHỀ RÈN VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỀ RÈN ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG NGƯỜI NÙNG Ở XÃ PHÚC SEN, HUYỆN QUẢNG UYÊN,
TỈNH CAO BẰNG .............................................................................................. 25
2.1 Lịch sử ra đời nghề rèn ở Phúc Sen .............................................................. 25
2.2 Vai trò của nghề rèn đối với đời sống tộc người .......................................... 29
2.2.1 Vai trò đối với đời sống kinh tế - xã hội ..................................................... 29
2.2.2 Vai trò đối với đời sống văn hóa tộc người ................................................ 34
2.2.3 Vai trò đối với giáo dục ý thức lao động và đạo đức nghề nghiệp ............. 39
2.3

Các sản phẩm phổ biến của nghề rèn ........................................................... 41

2.3.1 Các loại dao ................................................................................................. 41
2.3.2 Các loại búa ................................................................................................. 42
2.3.3 Các loại cuốc ............................................................................................... 43
2.3.4 Các loại kéo ................................................................................................. 44
Khóa luận tốt nghiệp


Mã Thị Phương
3


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

2.3.5 Xẻng ............................................................................................................ 45
2.3.6 Liềm ............................................................................................................ 45
2.4 Quy trình sản xuất của nghề rèn.................................................................... 45
2.4.1 Cơng tác chuẩn bị ....................................................................................... 45
2.4.1.1 Con người ................................................................................................. 45
2.4.1.2 Nguyên liệu .............................................................................................. 46
2.4.1.3 Nhiên liệu ................................................................................................. 48
2.4.2 Công cụ sản xuất ........................................................................................ 49
2.4.3 Quy trình sản xuất ...................................................................................... 55
2.5 Bảo quản sản phẩm ....................................................................................... 58
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 59
Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ RÈN TRONG CUỘC
SỐNG HIỆN NAY............................................................................................... 60
3.1 Thực trạng nghề rèn ở Phúc Sen ..................................................................... 60
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nghề rèn ở Phúc Sen ............. 68
3.2.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 68
3.2.2 Khó khăn .................................................................................................... 69
3.3 Một số kiến nghị giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghề rèn ................. 70
3.3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................................... 70
3.3.2 Giải pháp về mở rộng thị trường ................................................................ 72
3.3.3 Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................. 73
3.3.4 Thành lập khu du lịch làng nghề ................................................................. 74
3.3.5 Giải quyết vấn đề nhiên liệu ....................................................................... 75
TIỂU KẾT ............................................................................................................. 76

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO ........................................................... 80
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 82

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
4


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dựng nước và giữ nước nền văn hóa Việt Nam đã hình
thành và phát triển bằng lao động sáng tạo và ý chí, nhân dân ta đã xây đắp nên
một nền văn hóa in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Điều đó đã được chứng minh
bằng sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc bao gồm 54 dân tộc cùng cư trú
trên mọi miền đất nước. Mỗi dân tộc có những giá trị văn hóa riêng, phản ánh
truyền thống lịch sử lâu đời. Tất cả các dân tộc anh em trong đại gia đình Việt
Nam đã gìn giữ, bồi đắp và phát huy sắc thái văn hóa riêng của mình. Các sắc
thái đó đã ảnh hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh văn hóa
Việt Nam đa dạng và phong phú.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi của nước ta có nhiều dân tộc cùng sinh
sống như: Tày, Nùng, Hmơng, Dao,Lơ Lơ…trong đó người Tày, Nùng chiếm
đa số. Nùng là một dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Tày – Thái, cư trú tập trung
ở vùng Đông Bắc nước ta, đông nhất là ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc
Cạn…bao gồm nhiều nhóm Nùng khác nhau. Cùng với văn hóa dân tộc Tày,
văn hóa dân tộc Nùng đã và đang là văn hóa đặc trưng cho vùng Đơng Bắc tổ

quốc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Sự độc đáo của nền văn hóa này
được thể hiện qua hệ thống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, nó khơng
phải là cái gì đó xa xơi mà được biểu hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày gắn
với sinh hoạt của con người. Góp phần tạo nên sự tinh túy và độc đáo của văn
hóa Nùng phải kể tới nghề thủ cơng truyền thống của họ. Nghề thủ công của
người Nùng đã có từ xa xưa và khá phát triển thể hiện qua một loạt các nghề
như: Đan lát, nghề mộc, dệt vải,…Nếu như coi người Tày ở Cao Bằng là chủ
thể tiêu biểu cho nghề dệt thổ cẩm với những hoa văn trang trí trên khăn, mặt
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
5


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

chăn, mặt địu thì người Nùng lại nổi tiếng với nghề rèn. Với kỹ thuật thủ công
truyền thống, đôi bàn tay khéo léo và sự cần cù nhẫn nại người dân nơi đây đã
tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cao tạo nên bản sắc
văn hóa riêng của tộc người.
Cùng với một số nghề thủ công tiêu biểu khác, nghề rèn được coi là di
sản quý báu của dân tộc. Nó có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của đồng
bào, do vậy cần được bảo tồn và phát huy các yếu tố tích cực của nó. Bảo tồn
và phát huy chính là góp phần vào cơng cuộc đổi mới và đi lên của đất nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với mong muốn tìm hiểu về nghề thủ cơng truyền thống của người
Nùng, đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu văn hóa dân
tộc Nùng nói chung và văn hóa người Nùng Cao Bằng nói riêng chính là lý do
khiến em chọn đề tài “ Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài khóa luận của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước tới nay đã có nhiều cơng trình ngiên cứu về người Nùng nói
chung và người Nùng ở tỉnh Cao Bằng nói riêng trong đó phải kể đến:
- Những cơng trình nghiên cứu về văn hóa Nùng nói chung:
“Hơn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” tác giả
Đỗ Thúy Bình. Tác giả Đặng Văn Cung, Nguyễn Sơng Thao, Hoàng Văn Trụ
với cuốn “Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam”. Tác giả Hồng Nam
“Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người, văn hóa Việt Nam”. Hà Văn Thư, Lã
Văn Lô là tác giả của cuốn “ Văn hóa Tày - Nùng”, tác giả Lục Văn Pảo với
“Thành ngữ Tày - Nùng”. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng với “Địa chí Cao
Bằng”. Viện dân tộc học với “ Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam”,
Những cơng trình này đã cung cấp một lượng thơng tin về văn hóa
người Nùng ở Việt Nam nói chung, trong đó có đề cập tới một số khía cạnh
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
6


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

như: Kinh tế, văn hóa, xã hội, hơn nhân, gia đình, phong tục tập qn, nguồn
gốc tộc người…Đáng kể nhất là cơng trình “ Địa chí Cao Bằng” đã đề cập tới:
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, các ngành nghề thủ cơng…của
tỉnh Cao Bằng. Đây là nguồn tư liệu khá đầy đủ và phong phú giúp em thực
hiện khóa luận này.
- Những cơng trình nghiên cứu về nghề thủ cơng truyền thống của người Nùng
như: “ Nghề thủ công truyền thống của người Nùng” của Bảo Tàng Dân Tộc
Học. Tác giả Hoàng Thị Nhuận, Nguyễn Thị Yên với tác phẩm “Văn hóa làng
nghề của người Nùng”. Tất cả những cơng trình nghiên cứu đó đều đề cập tới

một cách rất khái quát các nghề thủ công như rèn đúc, đan lát, nghề dệt…của
người Nùng ở Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung. Cho tới nay chưa
có cơng trình nào nghiên cứu về nghề rèn trong phạm vi toàn xã Phúc Sen của
huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, tìm hiểu về thực trạng nghề rèn nơi đây
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tìm hiểu về nghề rèn
trong truyền thống và hiện đại là một việc làm có ý nghĩa quan trọng góp phần
khơng nhỏ trong việc định hướng những bước phát triển mới ở vùng đồng bào
Nùng.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nghề rèn truyền thống của người Nùng gắn với việc bảo tồn và
phát huy các giá trị tích cực của nó, bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy nghề rèn ở Phúc Sen.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố, công đoạn, kỹ thuật
và các sản phẩm từ nghề rèn cũng như vị trí, vai trị của chúng trong đời sống
của người Nùng xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
7


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về nghề rèn truyền thống và hiện
trạng của nghề rèn hiện nay ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao
Bằng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin

và tư tưởng Hồ Chí Minh. Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên quan điểm của
Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và văn hóa dân tộc.
Phương pháp điền dã dân tộc học ( field work): là phương pháp chủ đạo
được áp dụng trong quá trình thực hiện khóa luận. Các kỹ thuật quan sát,
phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh minh họa được áp dụng khi khảo sát thực địa.
Ngồi ra, cịn sử dụng phương pháp xử lý số liệu, thống kê, phân tích,
tổng hợp…
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận này sẽ bổ sung nguồn tư liệu góp phần hiểu rõ hơn về người
Nùng ở Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đặc biệt là nghề rèn của
họ. Những tư liệu được sử dụng trong khóa luận sẽ làm sinh động hơn bức
tranh chung về văn hóa Nùng ở Việt Nam và Cao Bằng.
Với kết quả nghiên cứu của khóa luận tác giả mong muốn góp thêm một
cứ luận khoa học phục vụ cơng tác gìn giữ và phát triển nghề rèn ở Cao Bằng,
góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Nủng ở
nơi đây.
Khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho những ai mong muốn tìm
hiểu về văn hóa truyền thống của người Nùng, đặc biệt là nghề thủ công của
họ. Đồng thời đây cũng là nguồn tư liệu giúp các nhà quản lý địa phương có
một cái nhìn tồn diện hơn về văn hóa tộc người, từ đó có những chính sách và
triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng người Nùng, huyện
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
8


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng


Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, gắn việc phát triển kinh tế với bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về người Nùng xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh
Cao Bằng.
Chương 2: Nghề rèn và vai trò của nghề rèn trong đời sống tộc người.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy nghề rèn trong cuộc sống hiện nay.

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
9


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI NÙNG XÃ PHÚC SEN,
HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG
1.1 Đặc điểm tự nhiên
 Vị trí địa lý
Xã Phúc Sen nằm ở phía Tây của huyện Quảng Uyên, cách trung tâm
huyện lỵ 4 km với tổng diện tích tự nhiên là 1.285 ha xã có vị trí địa lý như
sau:
Phía Bắc giáp xã Quốc Dân và Quốc Phong
Phía Đơng giáp xã Chí Thảo
Phía Nam giáp xã Tự Do
Phía Tây giáp xã Đồi Khôn

Trước cách mạng tháng 8, xã Phúc Sen ngày nay thuộc xã Đồi Khơn,
tổng Cổ Nơng, châu Quảng Un. Từ năm 1958 do số dân tăng lên nhanh
chóng và do địa bàn q rộng nên xã Đồi Khơn đã được chia tách thành 3 xã
là: Đồi Khơn, Quốc Dân và Phúc Sen. Như vậy Đồi Khơn vẫn mang tên cũ
từ xưa còn Quốc Dân và Phúc Sen là tên mới. Đặt tên xã là Quốc Dân và Phúc
Sen chính là để tưởng nhớ tới hai chiến sĩ cách mạng là con em của xã Đồi
Khơn trước kia. Đồng chí Phúc Sen tên thật là Hồng Văn Phình, sinh năm
1919 tại bản Chang Trên, hy sinh năm 1947.
Hiện nay xã Phúc Sen có 10 đơn vị thơn bản, hình thành 2 khu vực
chính là: Thung lũng cánh đồng thơn Khào gồm ba bản là Khào A, Khào B và
Tẩu Đông. Thung lũng cách đồng Thanh Minh có 6 thơn là Chang Trên, Chang
Dưới, Đẩu Cọ, Pác Rằng, Tình Đơng, Lũng Vài. Thơn Lũng Sâu ở riêng một
thung lũng nhỏ có núi bao bọc xung quanh.

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
11


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

Xã Phúc Sen cách thị xã Cao Bằng 33 km, dọc theo hai bên đường
quốc lộ 3 từ thị xã đi vào các huyện miền đông của tỉnh, cách cửa khẩu Tà
Lùng 25 km và chỉ cách chợ huyện Quảng Uyên 4 km. Đặc điểm trên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Phúc Sen phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán
các mặt hàng nông nghiệp và thủ công nghiệp một cách dễ dàng thuận lợi với
các vùng lân cận.
 Đất đai, khí hậu
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.285 ha với 1.015 ha là diện tích

núi đá vơi, cịn lại chỉ có 270 ha là đất canh tác,trong đó có 103 ha trồng lúa
một vụ, 167 ha trồng ngơ và một số cây màu khác. Ở Phúc Sen hiện nay có các
loại đất sau: Đất nâu vàng phát triển trên đá vơi,loại đất này tơi xốp và có độ
ẩm cao thích hợp trồng ngơ, cây ngắn ngày. Đất carbonat thích hợp trồng
lúa,ngơ. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước,đất thích hợp trồng lúa nước
nhưng cần bón thêm lân.
Phúc Sen nằm trên vùng có địa hình núi đá vơi, tồn xã là một thung lũng
hình lịng chảo được bao bọc bởi núi đá vôi. Đây là vùng chịu ảnh hưởng sâu
sắc của gió mùa Đơng Bắc,mùa đơng thường lạnh và mưa ít,mùa hè nóng ẩm
mưa nhiều hơn, nhiệt độ trung bình là 20oC,nhiệt độ cao nhất là 37o C nhiệt độ
thấp nhất là -3o C. Lượng mưa hằng năm khơng cao,thường có hạn hán kéo dài
ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
1.2 Đặc điểm kinh tế
1.2.1

Nông nghiệp
Trồng trọt: Người Nùng là cư dân nông nghiệp, họ canh tác ruộng

nước một cách thành thạo tương tự như người Kinh, người Tày. Thế nhưng
hoàn cảnh cư trú khiến người Nùng không chỉ sản xuất bằng nông nghiệp
ruộng nước mà nương rẫy với họ có một vai trị quan trọng.

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
12


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng


Phúc Sen nằm trong thung lũng núi đá, ngồi những nơi có điều kiện để
sản xuất ruộng nước ra thì có tới 270 ha đất canh tác không chủ động được
nước tưới, chủ yếu chờ vào nước mưa. Vì diện tích canh tác ít lại phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên nên người dân nơi đây đã biết thâm canh, xen canh để
tận dụng quỹ đất và luân canh khiến đất không bị bạc màu. Để tăng màu cho
đất,ngồi cách bón phân đồng bào cịn trồng đỗ xen với ngô. Cứ một ha ngô họ
trồng 15-20 kg giống đỗ. Cây đỗ này lan nhanh, khi ngô ra bắp thì đỗ đã phủ
kín mặt nương. Thu hoạch xong ngơ cây đỗ cũng bắt đầu mục dần, lá có tác
dụng bồi bổ chất màu, giữ độ ẩm cho đất và kìm hãm sự phát triển của cỏ dại.
Ngồi ra đồng bào cịn trồng sắn xen với trồng bí, trồng rau; nếu năm nay
trồng ngơ ngắn ngày thì năm sau sẽ trồng ngô dài ngày,trồng đậu,trồng lạc. Từ
năm 1993 đến nay do nhập giống ngô lai và một số giống mới khác nên năng
suất cây trồng đã tăng lên gấp nhiều lần.
Công tác khuyến nông ở Phúc Sen được triển khai khá tốt, có nhiều gia
đình đã biết sử dụng các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, ứng dụng trồng
nhiều loại giống cây mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và mang lại hiệu
quả kinh tế. Năng suất cây trồng liên tục tăng cao qua các năm. Theo Báo Cáo
của UBND xã Phúc Sen, năm 2005 tổng sản lượng cây có hạt là 1.080 tấn, tới
năm 2009 tổng sản lượng cây có hạt là 1451 tấn , bình qn là được 704 kg/1
người/1 năm.
Chăn ni: Có thể nói đây là thế mạnh của địa phương với các loại vật
ni phổ biến bao gồm: trâu, bị, lợn thịt, lợn nái, gà, vịt…các loại vật ni góp
phần tận dụng triệt để các lương thực thực phẩm dư thừa, gia súc cung cấp sức
kéo và nguồn phân hữu cơ hỗ trợ cho trồng trọt. Ngồi ra các loại vật ni cịn
có thể trở thành hàng hóa đem lại nguồn lợi kinh tế cho các gia đình và góp
phần cải thiện bữa ăn hàng ngày của người dân.

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương

13


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

1.2.2 Lâm nghiệp
Phúc Sen là một trong những xã của huyện thực hiện công tác khoanh
nuôi, trồng và bảo vệ phát triển rừng. Đây là xã điển hình của tỉnh Cao Bằng đi
đầu trong phong trào trồng cây phủ xanh núi đá vôi từ nhiều năm nay, đồng
thời cũng là địa phương nổi tiếng trong khu vực vì đã có sáng kiến trồng cây
bản địa mác rạc phủ xanh núi đá. Cây mác rạc được trồng xen với những cây
cho giá trị kinh tế cao như: nghiến, xoan, lát. Đến nay đã phủ xanh được trên
80% diện tích đất trống núi đá trọc, góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo vệ các mạch nước ngầm. Hiện nay thu nhập chính từ rừng chủ yếu là
khai thác gỗ cây mác rạc để phục vụ sản xuất và sinh hoạt như làm nhà, rào
vườn, cành cây làm củi đun.
1.2.3 Nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống là những nghề sản xuất ra các loại công cụ
lao động đơn giản, các đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày, các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, các loại y phục, trang sức…bằng các loại công cụ giản
đơn với sự vận động của sức người là chính. Những người trực tiếp lao động
trong các nghề thủ công thường là những người nông dân bán chuyên. Họ là
những người được gia đình, cộng đồng truyền nghề bằng những kinh nghiệm
gia truyền, tộc truyền…Hình thức tổ chức sản xuất của các nghề thủ cơng là cá
nhân, nhóm người, gia đình hoặc tập thể, có thể một làng, một bản. Thơng
thường các nghề thủ cơng mang tính truyền thống được bảo lưu các yếu tố kỹ
thuật, hình thức và cách thức sản xuất. Nguyên, nhiên liệu cho các nghề thủ
cơng thường có sẵn tại địa phương, do họ tự sản xuất, khai thác hoặc thu nhặt.
Sản phẩm của nghề thủ công chủ yếu trang tải cho đời sống của chính những
người sản xuất, những người trong gia đình và cộng đồng mang tính tự cung tự

cấp [ 2, 91 – 92 ].

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
14


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

Trong xã hội cổ truyền của tộc người Nùng, các ngành nghề thủ cơng đã
hình thành và phát triển. Song nó vẫn chưa tách khỏi nơng nghiệp để trở thành
một nghề kinh tế độc lập, còn bó hẹp trong khn khổ nghề phụ gia đình. Sản
phẩm làm ra chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp phục vụ đời sống và nhu
cầu lao động gia đình. Tuy nhiên nó cũng góp phần làm phong phú thêm cho
hoạt động kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm và thúc đẩy xã hội phát triển.
Cùng với nông lâm nghiệp thì các nghề thủ cơng truyền thống vẫn tồn tại
ở Phúc Sen, tuy là nghề phụ gia đình nhưng cũng khá phát triển. Sản phẩm của
nghề thủ công dùng để phục vụ nhu cầu của cuộc sống đồng thời tăng thu nhập
cho người dân. Phúc Sen là xã có nhiều nghề thủ cơng truyền thống nhất huyện
Quảng Un. Đến thời điểm năm 2012 các nghề thủ cơng cịn tồn tại tương đối
phổ biến ở Phúc Sen bao gồm: nghề trồng bông dệt vải, nghề rèn, nghề mộc,
đan lát.
Nghề rèn : Là nghề thủ công lâu đời của người Nùng ở Phúc Sen. Sản
phẩm chủ yếu là các loại nông cụ cầm tay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
được bà con nơng dân trong và ngồi tỉnh Cao Bằng rất tín nhiệm. Nghề rèn
của đồng bào khá phát triển, ở Phúc Sen có hơn 80% gia đình có lò rèn, hàng
năm tiêu thụ tới mấy trăm tấn sắt thép.
Nghề dệt: Là nghề thủ công truyền thống cung cấp phần lớn vải vóc và
chăn màn cho người dân. Việc trồng bông, kéo sợi, dệt vải, cắt may là do phụ

nữ trong gia đình đảm nhiệm. Ngày nay người dân nơi đây vẫn duy trì thường
xuyên việc mặc trang phục dân tộc, đó là lý do khiến nghề dệt khơng bị mai
một.
Nghề đan lát: Nghề này gắn với đời sống sản xuất nông nghiệp, sản
phẩm của nghề chủ yếu là dụng cụ phục vụ sinh hoạt và sản xuất như: cót phơi
thóc, bồ đựng thóc, nong nia, giần sàng, sọt đựng các loại…Sản phẩm của họ

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
15


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

đạt tới trình độ cao về cả phương diện hữu dụng và thẩm mỹ. Công việc đan lát
được tiến hành quanh năm nhưng phổ biến nhất là các dịp nông nhàn.
Nghề mộc: Sản phẩm chủ yếu là các khung nhà sàn bằng gỗ và các dụng
cụ gia đình như bàn ghế, giường, rương, cày, bừa…Khung nhà sàn gỗ của họ
được thiết kế theo kỹ thuật cổ truyền vừa gọn nhẹ tiết kiệm được gỗ mà chắc
chắn. Nhà cửa người Nùng trong thiết kế và xây dựng không dùng đến đinh sắt
hoặc lạt buộc mà tất cả đều được tính tốn bằng cách ghép mộng, đục xong
ghép dựng là khớp liền.
Như vậy, Phúc Sen là nơi tồn tại và phát triển hầu hết các nghề thủ công
truyền thống của người Nùng An ở Cao Bằng. Các sản phẩm của nghề thủ
công không những đáp ứng nhu cầu gia đình mà cịn cung cấp cho bà con các
dân tộc lân cận. Phần lớn các nghề trên đều mang tính chất theo mùa, chỉ hoạt
động vào lúc nhàn rỗi, có đủ nguyên vật liệu. Tuy nhiên hiện nay có một số
nghề đang tồn tại và phát triển đem lại thu nhập cao, giải quyết được việc làm
cho dân bản trong những ngày nông nhàn như nghề dệt, đan lát, nghề mộc và

đặc biệt là nghề rèn. Có thể nói, nghề rèn ở Phúc Sen đã trở thành nguồn thu
nhập chính của nhiều hộ gia đình, góp phần cải thiện đời sống của người dân
nơi đây.
1.3 Đặc điểm văn hóa - xã hội
1.3.1 Khái quát về người Nùng ở xã Phúc Sen
Người Nùng cùng các nhóm nói tiếng Tày – Thái nằm trong khối Bách
Việt. Vào thế kỷ 3 trước công nguyên, ở lưu vực sông Hồng và sông Cầu nước
Âu Lạc đã hình thành với thủ lĩnh là An Dương Vương Thục Phán, mà người
Nùng có thể là một thành phần của nó.
Nhóm người Nùng hiện nay vẫn mang tộc danh Nùng thì mới chỉ di cư
sang Việt Nam trong những thế kỷ gần đây. Những gia phả, sách cúng đồng
bào còn giữ lại được đã cho thấy rõ họ mới tới Việt Nam. Một trong những
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
16


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

bằng chứng chứng tỏ người Nùng hiện thời cư trú trên lãnh thổ Việt Nam chưa
lâu là đặc điểm phân bố của họ. Họ ở các thung lũng nhỏ hẹp, ít có điều kiện
làm ruộng nước, thường phải khai phá một phần thành nương rẫy.
Đại bộ phận người Nùng là những người di cư từ Trung Quốc sang. Họ
di cư theo từng nhóm, nguyên nhân của những cuộc thiên di chủ yếu là do bị
áp bức bóc lột nặng nề, bị chén ép, nhất là bị đàn áp tàn sát đẫm máu sau các
cuộc khởi nghĩa khơng thành cơng. Loạn lạc cướp bóc, đồng thời nạn thiếu
ruộng đất cũng thúc đẩy họ đi tìm nơi sinh sống dễ chịu hơn.
Người Nùng ở Việt Nam có nhiều nhóm địa phương với tên gọi khác
nhau. Có nhóm gọi theo tên quê hương cũ thuộc các huyện Quảng Đông và

Quảng Tây…của Trung Quốc như: Nùng An (An Kết), Nùng Inh (Long Anh),
Nùng Lịi (Hạ Lơi), Nùng Cháo (Long Châu), Nùng Phàn Sình (Vạn
Thành)…Có nhóm lại gọi theo đặc điểm trang phục: Nùng U (có túi váy),
Nùng Hu Lài (khăn đội đầu có đốm trắng), Nùng Khen Lài ( ống tay có mảng
hoa văn)…Ngồi những yếu tố chung của tộc người cịn có đặc điểm riêng của
từng nhóm Nùng thể hiện qua trang phục, cấu trúc nhà cửa, các phong tục tập
quán, lễ tết và các nghề thủ công cổ truyền. Các nhóm Nùng ở Việt Nam cư trú
chủ yếu theo nhóm địa phương như: Nùng Phàn Sình tập trung ở Lạng Sơn,
Nùng U tập trung ở Quảng Ninh, Nùng Giang và Nùng An ở Cao Bằng.
Dân tộc Nùng là dân tộc có số dân đơng thứ hai ở Cao Bằng, chỉ sau dân
tộc Tày. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở của Cục thống kê Cao Bằng
tháng 4/ 2009, Cao Bằng có 157.607 người Nùng cư trú, chiếm hơn 31% dân
số toàn tỉnh. Người Nùng phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh như: Hạ Lang,
Thơng Nơng, Hịa An, Trà Lĩnh, Thạch An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hà
Quảng…
Dân tộc Nùng ở Cao Bằng tập trung đông nhất tại huyện Quảng Uyên
với 23.063 người. Phân bố ở các xã như: Tự Do, Hồng Quang, Chí Thảo, Phi
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
17


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Un, tỉnh Cao Bằng

Hải, Hồng Đại, Bình Lăng…Trong đó tập trung nhiều nhất tại 3 xã là Phúc
Sen, Đoài Khôn và Quốc Dân, đây là 3 xã chỉ duy nhất có người Nùng An cư
trú. Riêng xã Phúc Sen có 418 hộ với 1.984 nhân khẩu.
Ngơn ngữ người Nùng An thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái, ngữ hệ Tai Kađai. Theo nhiều tài liệu, người Nùng An có nguồn gốc từ Long An - Quảng
Tây - Trung Quốc, họ đến đây cư trú khoảng hơn 200 năm trước, phái diễn

được 12 – 13 đời, tức là khoảng giữa hoặc cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
1.3.2 Văn hóa truyền thống
Cho tới ngày nay người dân ở Phúc Sen vẫn bảo lưu những nét văn hóa
truyền thơng từ lâu đời của dân tộc mình, góp phần tạo nên diện mạo của văn
hóa người Nùng ở Phúc Sen. Những nét văn hóa truyền thống đó thể hiện ở cái
ăn, cái mặc trong cuộc sồng hàng ngày, thể hiện qua phong tục tập quán, lễ tết,
tín ngưỡng của đồng bào ở nơi đây. Dưới đây là một số nét văn hóa tiêu biểu
của họ.
*Văn hóa vật thể
Khi nói tới văn hóa vật thể của người Nùng An khơng thể khơng nhắc
trang phục, những bộ trang phục màu chàm được cắt may đơn giản không cầu
kỳ hoa văn hay màu sắc sặc sỡ như trang phục của một số dân tộc khác nhưng
lại mang vẻ đẹp hiền hòa, chân chất như chính con người họ vậy. Có thể nói
trang phục phần nào phản ánh tính cách và tính thẩm mỹ của người tạo ra nó.
Trang phục: Trang phục của dân tộc Nùng An làm bằng vải bông nhuộm
chàm đen. Phụ nữ vấn tóc đội khăn, ống tay áo rộng có khoanh xanh trắng ở
cánh tay, vạt xẻ tà dài đến đầu gối. Quần ống rộng, có cạp rộng khác màu dùng
sợi dây lưng bện. Hàng khuy từ cổ lệch về nách bên phải, thắt lưng buộc ngang
eo có hai đi dài đằng sau ngang vạt áo, phía trước có tấm vải vây quấn như
tạp dề, tấm vải vây này có cạp màu trắng. Đàn ơng mặc áo chàm đen cổ trịn,
ống tay rộng, áo xẻ tà dài trùm mông. Hàng khuy mổ vạt trước đi theo hình
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
18


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

chữ U từ cổ lệch bên phải thẳng xuống đến gần gấu áo, cắt vạt trái áo đi vào

dưới rốn rồi mới xuôi thẳng xuống khuy áo, hàng khuy và các nút khuy được
khâu hai bên, có chấm chỉ màu tạo sự lấp lánh. Ngang quần tương tự như quần
phụ nữ nhưng cạp quần màu trắng. Ngày nay trước sự phát triển của kinh tế thị
trường, kinh tế hàng hóa người dân nơi đây có nhiều điều kiện để có thể giao
lưu tiếp xúc với các yếu tố văn hóa mới nhưng họ vẫn duy trì việc mặc trang
phục truyền thống của dân tộc mình trong cuộc sống hàng ngày, cả khi đi chợ,
đi làm, ở nhà hay tham gia hội hè…Hiện nay còn khoảng hơn 65% dân số ở
Phúc Sen còn mặc trang phục dân tộc, chính vì vậy người dân nơi đây vẫn
trồng bơng dệt vải trong khi ở nhiều nơi nghề này đã mất đi. Có thể nói dân tộc
Nùng An là dân tộc còn bảo lưu khá tốt trang phục truyền thống, điều đó xuất
phát từ lịng tự tơn dân tộc, ý thức tự nguyện tự giác của người Nùng An ở
Phúc Sen.
Ẩm thực: Ăn uống chính là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người
để có thể tồn tại và phát triển. Người Nùng ở Phúc Sen không cầu kỳ trong ăn
uống vào ngày thường nhưng vào các dịp lễ tết họ lại tỏ ra khá cẩn thận trong
việc chế biến các đồ ăn. Điều đáng chú ý trong ẩm thực của người Nùng nơi
đây chính là món thịt lợn quay cả con cùng với lá mác mật, món xơi ngũ sắc
làm trong dịp tảo mộ tết Thanh Minh, có thể coi là đặc trưng cho xã Phúc Sen.
Cách làm thịt lợn quay như sau: Con lợn để quay có trọng lượng khoảng 20 –
30 kg, mổ moi bộ lòng bên trong, bóc mỡ, luồn cây gỗ dài có móc khóa giữa
thân con lợn làm lồng quay, tẩm gia vị lá mác mật trộn muối vào trong bụng
con lợn, khâu kín lại và kê hai đầu địn ở hai bên, quay liên tục con lợn trên
than hồng khoảng từ 4 – 6 giờ liền, lấy que nhọn chọc xăm trên thân con lợn để
dẫn nhiệt vào và thoát nước ra. Đến khi bì lợn màu vàng rộp nóng giịn thơm
phức, khía vào chỗ dày nhất vùng thịt bắp thấy màu trắng là được. Người dân

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
19



Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

ở đây không ăn thịt trâu bị thể hiện thái độ nhân văn, tình cảm biết ơn của họ
đối với những vật nuôi gắn với sản xuất nơng nghiệp.
* Văn hóa phi vật thể
Văn tự cổ của đồng bào Nùng An ở Phúc Sen là chữ Hán và chữ Nôm
Nùng An được lưu truyền bởi các thế hệ thầy tào. Hiện nay vẫn tồn tại dưới
dạng sách cúng, các giấy tờ cổ, văn bia, gia phả các dòng họ, các văn bản chép
các bài hát dân ca.
Người Nùng An có thể loại hát dân ca khá độc đáo gọi là “hèo phưn”.
Theo thổ âm của họ “hèo” có nghĩa là mời, là gọi, “phưn” có nghĩa là lượn.
Vậy “hèo phưn” có nghĩa là mời bạn cùng hát lượn. Nội dung và hình thức hát
tùy thuộc vào hồn cảnh của cuộc vui và có thể chia thành mấy loại chính: Hát
trong đám cưới, đám chúc thọ, mừng nhà mới…và đặc biệt là hát giao duyên
trong các lễ hội và các chợ phiên. Đối tượng tham gia chủ yếu là thanh niên.
Hát dân ca Nùng An có thể hát đơn hoặc hát đôi. Hát đơn là để bộc lộ tâm tư
vui buồn, hát đơn thường gặp ở các cô gái ngồi ở nhà thêu thùa, dệt bên khung
cửi hoặc làm ruộng nương một mình. Hát đơi là phổ biến nhất, trong hát đơi có
một người giọng cao “heng tái răn” có nghĩa là giọng dẫn đường, người thứ hai
hòa giọng thấp nâng đỡ giọng trước gọi là “heng cáp” nghĩa là giọng hòa theo.
Lời lượn Nùng An theo thể cổ phong, một lối thơ thời xưa khơng bó buộc niêm
luật chỉ cốt diễn đạt ý tứ. Mỗi khúc có 4 câu và mỗi câu 5 tiếng. Tiếng vận cuối
câu trên gieo xuống bất cứ tiếng nào của câu tiếp, song thường vào tiếng thứ 3.
Trong hát đơi có cả sáng tác ứng khẩu hoặc lựa chọn câu hát cho hợp với đối
tượng cùng hát, có thể khen hoặc chê nhau nhưng lời hát nhẹ nhàng và tế nhị.
Hát giao duyên có thể hát liên tục một đêm hoặc một ngày nhưng mục đích
khơng hồn tồn để tìm hiểu lấy nhau mà cái chính là giao lưu tình cảm, thư
giãn sau những ngày lao động vất vả.


Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
20


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Un, tỉnh Cao Bằng

Về tơn giáo, tín ngưỡng: Người Nùng hầu hết khơng theo tơn giáo mà
chỉ có tín ngưỡng. Trong dân gian nổi bật lên quan niệm về linh hồn, đó là khái
niệm “phi”, tạm dịch là ma. Tuy nhiên “phi” là khái niệm bao hàm tất cả
những ma quỷ thần thánh, có mặt khắp mọi nơi trên thế giới xung quanh chúng
ta. Đó là ma trời, ma phật, ma đất, ma rừng, ma mụ, ma tổ tiên, ma người sống,
ma người chết yểu, ma người chết vì thương tật, ma trẻ em…Những loại ma
trên được chia làm hai loại ma lành và ma dữ tức là hung thần và phúc thần.
Thuộc loại phúc thần là ma tổ tiên, ma mụ, ma bếp, ma bản, thần nông bảo vệ
gia súc, mùa màng. Thuộc loại hung thần là những loại ma có thể giáng họa
cho người dân bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Chính vì vậy đồng bào thờ cúng
cả hai loại ma, thể hiện qua việc thờ cúng trong nhà và trong bản. Thờ cúng
trong nhà bao gồm thờ cúng tổ tiên, ma bếp va thần bảo vệ gia súc. Bàn thờ tổ
tiên thường được đặt ở chính giữa gian nhà hoặc gian cạnh, hướng ra cửa, trên
bàn thờ phần lớn kê thành hai tầng, mỗi tầng có hai đến ba bát hương. Tầng
trên thờ các chức sắc quan âm thần chủ giữ nhà, tầng dưới thờ tổ tiên các thế
hệ cha ông. Người Nùng ở đây không thờ cúng các loại thịt vật nuôi để giúp
người như chó, mèo, ngựa, trâu, bị và thịt thú rừng. Dân tộc Nùng An khơng
có nhà thờ họ và không tổ chức cúng giỗ những người đã khuất mà chỉ đi tảo
mộ vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch.
Thờ cúng trong bản của người Nùng ở Phúc Sen là thờ thổ cơng. Các
xóm bản đều có miếu thờ thổ công ở đầu bản. Miếu thờ thổ công ở đây có thiết

kế khá độc đáo quay mặt ra bốn phương tám hướng. Lễ cúng thổ công của bản
tương ứng với các lễ tết trong năm gồm: Tết Nguyên Đán, Tết tảo mộ mùng ba
tháng ba, Tết rằm tháng bảy. Việc thờ cúng miếu thổ công là do từng gia đình
tự giác thực hiện, thường thì khi trong gia đình có việc như; nhà mới, hiếu hỷ,
ốm đau cúng ma trừ tà, mua gia súc vật nuôi đều ra thổ công thờ cúng với
mong muốn thổ công bảo vệ, phù hộ độ trì cho gia đình.Thỉnh thoảng vài năm
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
21


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

mới có lễ cầu an do cả bản tổ chức, mỗi hộ có một người tham gia, mời thầy
Tào đến làm lễ cúng ( lễ cầu an này chỉ tổ chức khi cả bản gặp những điều
khơng tốt như trâu bị gia súc chết dịch, mùa màng thất thu,…).
Về tri thức dân gian: Là cư dân sống ở miền núi cao với điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, trải qua quá trình lao động sản xuất họ đã dần đúc kết được
những kinh nghiệm, những tri thức bản địa. Trong điều kiện trước đây khi mà
nền sản xuất phải lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, điều kiện kỹ thuật kém
thì đây là những kiến thức bản địa vô cùng quý giá. Tri thức dân gian của
người Nùng ở Phúc Sen bao gồm các tri thức liên quan tới việc dựng nhà cửa,
bảo vệ môi trường, hoạt động sản xuất nơng nghiệp trong đó nổi bật lên những
tri thức dân gian liên quan tới các nghề phụ trong gia đình.
Nhuộm vải chàm là một khâu trong nghề dệt của đồng bào Nùng. Cơng
việc nhuộm vải cũng có những bí quyết riêng để có thể tạo ra những tấm vải
nhuộm bền màu. Việc nhuộm vải được tiến hành như sau: Cây chàm sau khi
hái về được ngâm nước ở bể từ một đến hai ngày đêm để nước phẩm chàm
chuyển màu, vớt bã cây sau đó hịa vơi bột với số lượng phù hợp và phải

khoắng nước phẩm chàm liên tục 30 phút trở lên làm cho nước chàm chuyển
màu tía sắc đen hồng, để lắng đọng lọc lấy bột chàm đặc sền sệt. Người ta pha
phẩm chàm với tro bếp, nước lá cây thơm đun sôi và lượng vôi vừa phải đựng
vào chum lớn khoảng một tuần. Lấy vải bông sợi đã dệt thành tấm ngâm nước
lã khoảng một giờ rồi ngâm chàm, vớt ra phơi khô, mỗi ngày một đến hai lần
bổ sung phẩm chàm vào chum nước nhuộm, nhuộm liên tục 20 ngày đến một
tháng. Khi vải đã có độ đen cần thiết thì lấy vỏ cây nghiến tước nhỏ và củ nâu
(cạo sạch vỏ) cho vào nước đun sôi nhiều giờ, lấy nước đặc cịn nóng ngâm vải
chàm nhiều lần trong ngày để hãm màu và làm cho vải có màu đen sắc tím
hồng. Sau đó cuộn vải thật chặt buộc kín đem hấp đến độ khi gỡ vải ra phơi,
vải có màu đen sắc hồng đều khắp tấm vải, mặt vải không thô ráp. Vải sau đó
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
22


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

được phơi lấy sương đêm, gấp nhỏ lại để trên sân phẳng lấy chày gỗ giã đầm
mặt vải phẳng, sau đó phơi khơ mang vào cất giữ hoặc mang ra cắt quần áo.
Trong nghề rèn truyền thống người dân nơi đây vẫn áp dụng những kinh
nghiệm do cha ơng để lại đó là kinh nghiệm về việc đắp lò rèn, gắn bễ thổi. Lò
rèn ở Phúc Sen được đắp cao ngang hông người thợ, thuận lợi cho thợ khi thao
tác sản xuất, không phải cúi gập người khơng bị gị bó về tư thế làm việc. Mặt
khác, cùng với loại ống bễ được thiết kế theo phương nằm ngang, đặt vừa tầm
tay kéo ngang tạo thuận lợi cho người thợ khi làm việc người thợ vừa có thể
kéo bễ điều chỉnh lượng gió cho phù hợp, vừa cầm kìm kẹp thanh sắt để nung
lửa. Cách thiết kế lò rèn và bễ thổi như vậy đã tiết kiệm được nhân lực và sức
lao động.

Có thể nói, phong tục tập quán chính là điểm khác biệt giúp chúng ta
phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Phong tục là những tập tục, những nếp
suy nghĩ và hành động ăn sâu vào tiềm thức của người dân tại một vùng góp
phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc ở vùng đó. Người Nùng An ở
Phúc Sen cũng có những tập quán riêng thể hiện sâu sắc qua hệ thống nghi lễ
liên quan tới chu kỳ đời người.
Lễ cúng tạ bà mụ ( lễ an va ) : Lễ cúng này chỉ áp dụng với những bà mẹ
mang thai lần đầu tiên. Khi bà mẹ mang thai đứa con đầu lịng được bảy tháng
thì gia đình thường mời thầy cúng tới để làm lễ cúng tạ bà mụ. Thực chất đây
là lễ cảm ơn bà mụ đã cho mãn nguyện khai hoa, mong muốn bà mụ phù hộ
cho đứa trẻ và bà mẹ. Lễ cúng được gia đình ơng bà nội đứng ra tổ chức. Trong
ngày tổ chức lễ này bên nhà gái sắm sửa một bàn thờ con đan bằng tre, một
bông hoa giấy nhiều màu, một bát đựng lư hương, một cái đèn đầy dầu thắp
sáng để làm bàn thờ mụ, thờ thần phù mệnh trẻ sinh ra sau này. Bàn thờ này
cịn có tên là bàn thờ hoa, bàn thờ cầu hoa. Sau lễ cúng tạ mụ cho đứa con đầu
lòng, các lần mang thai tiếp theo không cần phải mời thầy cúng làm lễ nữa mà
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
23


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

chỉ cần người nhà cắm thêm một bông hoa giấy vào lọ hoa trên bàn thờ hoa.
Người Nùng ở đây có tục lệ sau khi cưới vẫn ở lại nhà cha mẹ đẻ chỉ thỉnh
thoảng mới sang nhà chồng giúp việc.Sau khi làm lễ này cô dâu mới chính
thức về ở hẳn nhà chồng, hai bên nội ngoại chính thứ kết tình thơng gia thân
thiết.
Tục kết bạn “tồng”: Đây là tục lệ khá phổ biến ở người Tày – Nùng

Cao Bằng, đó là tục kết bạn giống nhau bởi “tồng” theo tiếng địa phương có
nghĩa là giống. Người ta thường kết “tồng” với người bạn đồng giới và hoàn
toàn là do tự nguyện của cả hai bên. Các đơi bạn tồng gắn kết với nhau có thể
bởi họ có cùng năm sinh ( bạn tồng đồng niên ), có thể bởi họ có cùng tên,
cùng nghề nghiệp, hợp ý cũng có thể do họ có cùng gia cảnh…
Thông thường, mỗi người chỉ kết tồng với một hoặc hai người. Để trở
thành đôi bạn tồng thật sự họ phải thực hiện một nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên
với sự chứng kiến của ông bà, cha mẹ, họ hàng thân thích hai bên. Từ sau lễ
này đơi bạn tồng có trách nhiệm với gia đình họ hàng hai bên như con cháu
trong gia đình. Mối quan hệ bạn tồng của hai gia đình được duy trì tới những
đời sau.
Việc kết bạn tồng của người Nùng An có nét khác biệt vì ngồi kết bạn
tồng cùng giới họ còn kết bạn tồng khác giới. Khi đã trở thành bạn tồng thì
khơng bao giờ họ trở thành vợ chồng, tình cảm của đơi bạn tồng khác giới rất
thiêng liêng và sâu sắc. Họ thường trao tặng nhau những kỷ vật do chính tay họ
làm ra, con gái thì tặng cho bạn tồng nam đôi giày vải, tấm đệm vai, áo,
quần…Con trai thì tặng bạn tồng nữ con dao, cái kéo, con thoi dệt vải, đơi dậu
để đựng thóc, ngơ…Những kỷ vật này sẽ được chế tác công phu hơn những vật
dụng bình thường, thể hiện thái độ trân trọng và quý mến của cả người cho và
người nhận.

Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
24


Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

Cưới xin: Trước kia dựng vợ gả chồng là do cha mẹ sắp đặt, thường cho

bà mối, ông mối là người anh em trong họ đi tìm hiểu hỏi ngày sinh tháng đẻ
của người con gái. Thầy tào là người quyết định xem đôi trai gái có hợp mệnh
nhau khơng và định ngày giờ làm lễ cưới. Trong lễ đón dâu, thầy tào là người
quyết định giờ cô dâu ra cửa và giờ cô dâu vào nhà chú rể. Thầy tào cịn có vai
trị rất quan trọng trong việc làm lễ cúng tổ tiên, làm phép dọn đường và yểm
bùa bảo vệ cô dâu suốt chặng đường từ nhà cô dâu đến nhà chú rể để đề phịng
ma quỷ chặn đường. Sau khi đồn rước dâu về tới nhà trai, thầy tào còn làm lễ
cúng tổ tiên và nhập hồn cô dâu vào nhà trai. Sau các nghi lễ của thầy tào cô
dâu mang của hồi mơn vào thẳng trong buồng, sau đó cơ dâu đi gánh một gánh
nước ( có người dẫn đường ), ăn một bữa cơm tại nhà chồng và được phép về
nhà bố mẹ đẻ để tiếp bạn bè vì đa phần nhà gái tổ chức ăn tiệc ba bữa nên cùng
thời điểm với nhà trai.
Tập quán ở Phúc Sen, dù con gái đã lấy chồng nhưng chưa về ở hẳn nhà
chồng, chỉ đến giúp việc một vài ngày tùy thời vụ cho đến khi có thai mới về ở
hẳn sau lễ an va.
Tang ma: Người Nùng ở các bản xã Phúc Sen đều có tập qn góp họ
khi xóm bản mình có người chết với mục đích là hỗ trợ gia đình tổ chức tang
lễ. Điều này thể hiện tình cảm làng xóm thân thiết, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn
nạn khó khăn. Góp họ theo đầu hộ gia đình, khơng phân biệt họ hàng thân
thích, số này khơng phải trả mà thực hiện vay trả đồng lần, các gia đình thường
góp gạo từ một đến hai cân, rượu một lít, bơ sữa đỗ tương, tiền bằng giá trị
năm lạng thịt lợn và củi.
Ngồi ra, họ cịn giúp cơng cho gia đình tang chủ, làm các cơng việc từ
đóng áo quan, làm nhà táng, làm mọi việc cần thiết cho đến lúc đưa người chết
đến nơi an nghỉ. Lãnh đạo xóm chịu trách nhiệm điều hành thực hiện các công
việc mà gia đình yêu cầu trừ việc tìm thầy tào và bộ phận phục vụ ăn uống.
Khóa luận tốt nghiệp

Mã Thị Phương
25



Nghề rèn của người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

Người chết được tắm rửa bằng lá thơm, mặc quần áo mới, đội khăn, đi
tất, đi giầy mới để người chết đi về với tổ tiên thơm tho sạch sẽ. Khi khâm
liệm, đặt một đồng tiền kim loại vào miệng người chết và che lên mặt người
chết một tờ giấy thể hiện cách biệt giữa người sống và người chết ở cõi âm.
Sau đó mỗi người con mang một mảnh vải trắng đắp lên mặt người chết theo
thứ tự con trai trưởng, con trai thứ, trai trước gái sau với ý nghĩa để đền ơn đáp
nghĩa cha mẹ. Xong các thủ tục trên, con dâu hoặc con gái mới đi báo tin cho
họ hàng, con trai trưởng phải túc trực bên linh cữu, khi thi hài chưa nhập quan
thì khơng được nói gì, cịn con thứ phải đi mời thầy tào và lo toan mọi việc.
Khi nhập quan, con gái phải đội nón đi xin tro bếp của các gia đình thuộc họ
khác. Sau khi xin đủ tro bếp họ đem về cho vào chảo rang thật khơ rồi trộn lẫn
với hai lồ thóc nếp và thóc tẻ đã rang khơ và đổ đều vào quan tài. Lễ nhập quan
do thầy tào đảm nhiệm, ông thầy tào dùng ngọn nến cháy sáng huơ qua lại ba
vòng, làm phép xua hồn người sống ra khỏi quan tài đồng thời làm phép thu
hồn người chết vào áo quan, khi tiếng đóng đinh cuối cùng dứt thì con cháu
mới được khóc. Sau khi nhập quan, con cháu trong nhà phải ăn chay, người
con trưởng phải túc trực liên tục bên linh cữu, khơng được nói và tiếp khách,
nếu cần nói phải ngậm đầu khăn.
Nhân dân Phúc Sen đại đa số tổ chức tang lễ từ chiều hôm trước tới sáng
hôm sau là đưa ma. Chôn cất xong, sau ba ngày người ta đắp mộ và làm nhà
mồ cho người chết. Sau đó, người ta sẽ cúng cơm cho người chết tại bàn thờ
vong trong nhà ba năm liền, sau ba năm gia đình làm lễ mãn tang người ta đốt
bàn thờ vong ở nhà và phá nhà mộ, đưa linh hồn người chết lên nhập chung
với bàn thờ tổ tiên.

Khóa luận tốt nghiệp


Mã Thị Phương
26


×