Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghi lễ gia đình của người sán dìu ở xã linh lai huyện sơn dương tỉnh tuyên quang truyền thống và những biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 159 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
------------***------------

NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ NINH LAI,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI

Sinh viên thực hiện

: Cao Thị Thắm

Hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Ngọc Thanh

HÀ NỘI, 2009

1


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Nghi lễ gia đình của
người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang truyền
thống và những biến đổi, người viết đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
nhà trường và địa phương.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và nói lời cảm ơn chân
thành nhất tới thầy giáo - giảng viên hướng dẫn, TS. Nguyễn Ngọc Thanh,
Phó Viện Trưởng Viện Dân tộc học Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi hồn
thành khóa luận tốt nghiệp đúng thời gian qui định.
Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ và nhân dân trong toàn xã Ninh Lai,
đặc biệt là gia đình ơng Trương Viết Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Lai


đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi tìm hiểu văn hóa truyền thống người
Sán Dìu và cung cấp những thơng tin q báu để tơi hồn thành bài viết.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ giáo trong Khoa Văn hóa dân tộc và
các bạn sinh viên trong lớp VHDT 11A đã tạo điều kiện và hướng dẫn tôi đi
thực địa đạt kết quả như ý muốn.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều cho luận văn tốt nghiệp nhưng do thời
gian, điều kiện và trình độ còn hạn chế nên đề tài triển khai chưa được đầy đủ.
Kính mong Hội đồng giám khảo, các thầy cô, bạn bè cảm thông và cho những
ý kiến nhận xét, phê bình q báu để người viết rút kinh nghiệm cho những
bài viết tiếp theo.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn.
Thành kính
Cao Thị Thắm

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở XÃ NINH LAI,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG........................................8
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên xã Ninh Lai,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang...............................................................8
1.2. Khát quát về dân tộc Sán Dìu ở xã Ninh Lai,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang...............................................................9
1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội của dân tộc Sán Dìu ở
xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh tuyên Quang....................................15

Tiểu kết…………………................................................................................29

CHƯƠNG 2

NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ NINH LAI,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
TRONG TRUYỀN THỐNG.........................................................................30
2.1. Nghi lễ sinh đẻ và bảo vệ trẻ em..............................................................30
2.2. Nghi lễ trưởng thành.................................................................................45
2.3. Nghi lễ cưới xin........................................................................................50

3


2.4. Nghi lễ tang ma........................................................................................80
2.5. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên và các thần linh..................................................98
2.6.

Nghi lễ nông nghiệp............................................................................102

2.7.

Một số nghi lễ khác.............................................................................107

Tiểu kết .........................................................................................................113

CHƯƠNG 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NGHI LỄ GIA ĐÌNH NGƯỜI SÁN DÌU
Ở XÃ NINH LAI, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG ....115

3.1. Những tiền đề đưa đến sự biến đổi nghi lễ gia đình của người Sán Dìu
ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang..................................115
3.2. Những biến đổi nghi lễ gia đình của người Sán Dìu ở
xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang .....................................121
Tiểu kết.........................................................................................................129
KẾT LUẬN..................................................................................................130

4


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chú thích

TS

Tiến sĩ

VHDT

Văn hóa dân tộc

UBND

Ủy ban nhân dân

ÂL


Âm lịch

DL

Dương lịch

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh ngôn ngữ Sán Dìu và ngơn ngữ Hán
Bảng 2.1: Các nghi thức trong đám cưới
Bảng 2.2: Đồ thách cưới

5


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc sinh sống và phát
triển trên những vùng, miền khác nhau. Các tộc người đó có những nét đặc
trưng riêng biệt, từ phương thức sản xuất kinh tế đến đặc trưng sinh hoạt văn
hóa, tạo nên những nấc thang nhất định trên con đường phát triển.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những nghi lễ riêng gắn với
chu kì đời người. Theo các nhà nghiên cứu, nghi lễ trong cuộc sống của con
người xuất hiện cùng với xã hội loài người. Trải qua thời gian, những nghi lễ
đó được duy trì, phát triển trong đời sống tộc người. Có thể nói khơng một

dân tộc nào khơng có các nghi lễ của tộc người mình. Do đó, sự nghiên cứu
nghi lễ trong cuộc sống của con người là để phục vụ cho chính con người chủ thể của xã hội. Nghiên cứu nghi lễ gia đình ở đề tài này cịn mang ý nghĩa
là hiểu nhiều hơn mảng sinh hoạt văn hóa của người Sán Dìu ở một địa
phương cụ thể.
Với dân số khoảng 126 273 người (2007), dân tộc Sán Dìu xếp thứ 18
trong danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam. Ngơn ngữ Sán Dìu thuộc
nhóm ngơn ngữ Hán, trong ngữ hệ Hán – Tạng. Trên lãnh thổ Việt Nam,
người Sán Dìu cư trú tập trung tại các vùng trung du, bán sơn địa của tỉnh
Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Yên Bái… Ở Tuyên Quang, cộng đồng dân tộc Sán Dìu tập
trung chủ yếu trong huyện Sơn Dương. Người Sán Dìu đến Việt Nam và vào
Tuyên Quang cách đây 3 – 4 thế kỉ nhưng ngay từ những ngày đầu, họ đã tạo
cho mình một cuộc sống ổn định, với những nét văn hóa truyền thống riêng
và có ý thức về thành phần dân tộc mình rất rõ rệt.

6


Trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc Sán Dìu đã tích lũy và
bảo tồn được nhiều vốn văn hóa truyền thống giàu giá trị trên các phương
diện khác nhau. Dân tộc Sán Dìu cũng như các dân tộc khác của Việt Nam,
rất coi trọng các nghi lễ gia đình. Những giá trị văn hóa trong nghi lễ gia đình
đã tạo nên bản sắc văn hóa tộc người. Trong cuộc đời mỗi người Sán Dìu, họ
phải trải qua rất nhiều nghi lễ. Những nghi lễ ấy thể hiện triết lí nhân sinh
quan, vũ trụ quan của dân tộc mình về các qui luật của tạo hóa, từ đó tạo nên
truyền thống văn hóa Sán Dìu.
Ngày nay, trước sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
nền kinh tế thị trường ngày một phát triển không ngừng, những phong tục tập
quán, những nghi lễ truyền thống cũng như nếp văn hóa gia đình đang đứng
trước nhiều thách thức và rất có nguy cơ bị mất đi. Vì vậy, việc gìn giữ các

giá trị văn hóa gia đình truyền thống (trong đó có các nghi lễ truyền thống)
của người Sán Dìu nói riêng, của tất cả các dân tộc nói chung, là việc làm cần
thiết và cấp bách.
Sau 23 năm cả nước triển khai đường lối đổi mới, Việt Nam đã có
những bước thay đổi đáng kể trên nhiều mặt. Xu thế hội nhập và giao lưu văn
hóa giữa các dân tộc trong phạm vi khu vực và thế giới tạo nên những tác
động lớn đến các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Quá trình tiếp
biến văn hóa ấy đã tạo ra cơ hội để mỗi dân tộc có thể tiếp thu những tinh hoa
văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Song, các yếu tố văn hóa ngoại lai len
lỏi tới các bản làng ít nhiều đã làm mai một hoặc suy thối bản sắc văn hóa
truyền thống các dân tộc.
Để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc,
Nghị quyết Hội nghị Trung ương V, khóa 8 đã chỉ rõ: “Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…”. Đó vẫn là mục

7


tiêu xuyên suốt trong đường lối văn hóa của Đảng ta hiện nay. Trong chỉ thị
41/CT-BVHTT của Bộ Văn hóa cũng nhấn mạnh việc: “ Coi trọng và làm tốt
hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, văn
học nghệ thuật các dân tộc thiểu số…”.
Là một trong những thành phần dân tộc ít người ở Việt Nam, dân tộc
Sán Dìu cần phải được quan tâm gìn giữ và phát triển những bản sắc văn hóa
hết sức phong phú và độc đáo của mình trong giai đoạn hiện nay. Vì tất cả
những lí do trên, người viết chọn đề tài: Nghi lễ gia đình của người Sán Dìu
ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Truyền thống và
những biến đổi làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của bản thân.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dân

tộc học và văn hóa học. Khoảng 15 năm trở lại đây, nhiều cơng trình nghiên
cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đời sồng gia đình. Sự biến đổi
của gia đình truyền thống (như: cấu trúc, chức năng, đạo đức và các mối quan
hệ trong gia đình) dưới sự tác động (tích cực và tiêu cực) của cơ chế thị
trường là một trong những chủ đề thu hút nhiều tác giả khai thác. Chẳng hạn
như: Diệp Đình Hoa với tác phẩm: Người Việt ở đồng bằng Bắc bộ đã đề cập
đến vấn đề quan hệ hôn nhân, vấn đề giới trong gia đình; Mai Huy Bích lại lí
giải các chức năng của gia đình trong Đặc điểm của gia đình ở đồng bằng
sông Hồng; Đỗ Thái Đồng đưa ra khái niệm gia đình và ảnh hưởng của chính
trị - xã hội đến gia đình qua chuyên khảo Gia đình truyền thống và những
biến thái ở Nam Bộ Việt Nam;… Các cơng trình nghiên cứu đã góp phần lí
giải những hiện tượng mới nảy sinh trong gia đình bởi những tác động của xã
hội đương đại.

8


Bên cạnh đó, nghiên cứu về gia đình của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam cũng xuất hiện nhiều cơng trình như: Gia đình và hơn nhân của dân tộc
Mường ở tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Ngọc Thanh; Hôn nhân và gia đình
truyền thống của các dân tộc Malayo – Polynexia Trường Sơn - Tây Nguyên
của tác giả Vũ Đình Lợi; Hơn nhân và gia đình các dân tộc Tày – Nùng –
Thái ở Việt Nam của Đỗ Thúy Bình;… Những nghiên cứu này đều tiếp cận ở
phạm vi rộng nhằm mục đích tìm hiểu những nét chung của gia đình truyền
thống mỗi tộc người. Trong thời kì đổi mới của nước ta hiện nay, những
nghiên cứu biến đổi về gia đình ở miền núi nhìn chung cịn thiếu sâu sắc, nhất
là nghiên cứu về biến đổi nghi lễ gia đình của người Sán Dìu nói riêng, thì
chưa thật hệ thống.
Các cơng trình nghiên cứu về người Sán Dìu có thể kể đến như: Dân ca
Sán Dìu của Diệp Trung Bình; Người Sán Dìu ở Việt Nam của Ma Khánh

Bằng; Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang của Ngơ Văn Trụ, Nguyễn Xuân Cần;
Phong tục và nghi lễ chu kì đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam của
Diệp Trung Bình; Tập quán ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên –
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Quế Loan… Ngồi ra cịn có các bài viết in
trên các báo và tạp chí như: Tạp chí Dân tộc học, Dân tộc & Thời đại, Văn
hóa dân gian… Tuy nhiên, nghiên cứu về nghi lễ gia đình của người Sán
Dìu ở Tuyên Quang dường như chưa được quan tâm. Người viết thực hiện đề
tài nghiên cứu này chính là muốn góp phần nhỏ bé vào việc che bớt đi khoảng
trống đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là người Sán Dìu. Phạm vi nghiên
cứu là các nghi lễ gia đình của người Sán Dìu trong truyền thống và những

9


biến đổi. Phạm vi thời gian khi nghiên cứu về những biến đổi đó là từ năm
2000 trở lại đây.
Địa điểm nghiên cứu: xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này, người viết nhằm hướng tới các mục tiêu cơ
bản sau đây:
- Tìm hiểu nghi lễ gia đình truyền thống của người Sán Dìu.
- Làm rõ những nguyên nhân biến đổi của các nghi lễ đó trong giai
đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp điền dã dân tộc học. Bên cạnh
đó, đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp
lịch sử (thông qua các tư liệu lịch sử), phương pháp so sánh, phương pháp

phân tích - tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành… để có cái nhìn
tồn diện về nghi lễ gia đình của người Sán Dìu.
6. Dự kiến những đóng góp của khóa luận
- Bổ sung thêm tư liệu khoa học về nghi lễ truyền thống trong gia
đình của người Sán Dìu ở Tun Quang, góp phần làm phong phú nguồn tư
liệu về văn hóa truyền thống của dân tộc này.
- Chỉ ra những yếu tố tích cực, những nét đẹp văn hóa – nhân văn
trong các nghi lễ truyền thống của người Sán Dìu. Đồng thời, làm rõ những
hạn chế của các nghi lễ đó.

10


- Làm tiền đề cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong việc phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và
miền núi ở Việt Nam.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về dân tộc Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Chương 2: Nghi lễ gia đình của người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong truyền thống.

Chương 3: Những biến đổi của nghi lễ gia đình truyền thống người Sán
Dìu xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

11



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở XÃ NINH LAI,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

1.1.

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ NINH LAI, HUYỆN

SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

Sơn Dương là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Tun Quang. Tồn
huyện có 32 xã: Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Thượng Ấm, Tú Thịnh, Minh Thanh,
Trung Yên, Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, Hợp Thành, Kháng Nhật,
Phúc Ứng, Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai, Sơn Nam, Tuân Lộ, Thanh Phát,
Đông Thọ, Quyết Thắng, Đồng Quý, Vân Sơn, Văn Phú, Đông Lợi, Phú
Lương, Hồng Lạc, Hào Phú, Sầm Dương, Lâm Xuyên, Tam Đa, Đại Phú và
01 thị trấn Sơn Dương.
Cách thị trấn Sơn Dương khoảng 30km về phía Nam, xã Ninh Lai nằm
trong vùng địa hình trung du, đồi núi thấp, thoai thoải như bát úp.
Vị trí địa lí của xã như sau:
- Phía Đơng giáp dãy núi Tam Đảo;
- Phía Tây giáp xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương;
- Phía Nam giáp xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương;
- Phía Bắc giáp xã Đạo Trù, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Về mặt hành chính, xã Ninh Lai chia làm 20 thơn: Nhật Tân, Hội Tiến,
Hội Kế, Hội Tân, Ninh Bình, Ninh Hòa 1, Ninh Hòa 2, Ninh Lai, Ninh Phú,

12



Ninh Quý, Ninh Thuận, Cây Đa 1, Cây Đa 2, Hoàng Tân 1, Hoàng Tân 2,
Hoàng La 1, Hoàng La 2, Hợp Hòa, Hợp Thịnh, Ấp Mới.
Trên nền nhiệt đới ẩm gió mùa chung của cả nước, khí hậu xã Ninh Lai
cịn chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình nên khá mát mẻ. Có 2 mùa rõ rệt:
mùa đơng hanh khơ và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng
0

0

0

0

0

0

năm từ 22 C – 24 C, tối cao từ 33 C- 35 C, tối thấp từ 12 C – 13 C. Lượng
mưa bình quân hàng năm 1500mm - 1800mm, năm có lượng mưa cao từ
2400mm - 2420mm, năm có lượng mưa thấp từ 1100mm - 1200mm.
Điạ bàn xã có con sơng Đáy chảy qua, cung cấp nguồn nước khá dồi
dào cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, hệ thống suối, khe, lạch… tương đối
nhiều tạo nguồn nước phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng - lâm
nghiệp.
Diện tích rừng rộng lớn cùng với ý thức bảo vệ rừng của người dân khá
tốt nên hệ sinh thái có thể nói là cân bằng. Hệ động thực vật phong phú, vừa
có giá trị dinh dưỡng, vừa có giá trị y học cao. Mơi trường xã Ninh Lai non
nước hữu tình khiến cho mỗi người đến đây với thôn, với làng đều lưu giữ
những ấn tượng đẹp, khó phai mờ.

1.2.

KHÁI QT VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở XÃ NINH LAI, HUYỆN

SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

1.2.1. Tên gọi và nguồn gốc dân tộc
1.2.1.1. Tên gọi
Từ lâu, người Sán Dìu vẫn tự gọi dân tộc mình là San Dáo Nhín, có
nghĩa là Sơn Dao Nhân, tức người Dao ở trên núi. Tuy nhiên, các dân tộc lân
cận dựa trên đặc điểm cư trú, phương thức canh tác hoặc y phục truyền thống
mà dùng những các tên khác để chỉ người Sán Dìu như: Trại đất (người trại ở

13


nhà đất) để phân biệt với Trại cao (người Cao Lan ở nhà sàn), Trại ruộng,
Trại cộc, Mán cộc, Mán quần cộc, Mán váy xẻ, Sán Dao…
Từ thế kỉ XVIII, trong tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ
đời Trần đến đời Lê Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (17261784), bản dịch của Phạm Trọng Điềm, đã đề cập về nhiều dân tộc ở miền
Bắc Việt Nam. Ở mục Phong vực có nói đến các tộc người ở Tuyên Quang
như: người Nùng, người Xá, người La Quả, người Thổ, người Man…, đặc
biệt, sách ghi có tới “bảy chủng người Man” là : Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan,
Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hờn Bạn. [15]
Trong số bảy cáI tên được nhắc tới, đáng lưu ý nhất là tên Sơn Man.
Theo Ma Khánh Bằng, tên Sơn Man mà Lê Quý Đơn nhắc đến ở đây chính là
người Sán Dìu. Vì dưới chế độ phong kiến Việt Nam, khơng riêng gì người
Dao mà nhiều dân tộc khác như Hmông, Pà Thẻn, và người Cao Lan… đều
được gọi là Man; nhưng một điều chắc chắn là tất cả các nhóm Dao đều được
gọi là Mán hoặc Man. Như vậy, ta có thể nghĩ rằng Man ở đây là Dao, Sơn

Man tức là Sơn Dao hay cũng chính là Sán Dìu như bản thân họ vẫn tự nhận.
[1]
Cho đến năm 1960, Tổng cục Thống kê mới ghi nhận tên Sán Dìu. Và
cũng từ đó, tên Sán Dìu được khẳng định như một tên gọi chính thức của dân
tộc này trong các văn bản của Đảng và Nhà nước.
1.2.1.2. Nguồn gốc dân tộc
Căn cứ vào tên tự nhận là Sơn Dao có thể gợi mở nhiều suy nghĩ về
nguồn gốc dân tộc Sán Dìu. Nhà nghiên cứu Ma Khánh Bằng phỏng đốn
người Sán Dìu có nguồn gốc chính là người Dao? Từ xưa, cộng đồng tộc
người Dao bị Nhà nước phong kiến Trung Quốc thống trị, đàn áp đẫm máu
nên đã bị “bóp vụn” thành nhiều nhóm nhỏ. Sự tàn sát dã man của triều đình

14


phong kiến chuyên chế đã đẩy các nhóm người này phiêu bạt các nơi để mưu
sinh và phát triển. Người Sán Dìu chính là một trong số những nhóm nhỏ đó.
Nhưng sống lâu đời bên cạnh người Hán phương Nam nên dần dần đã mất
tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao) và tiếp thu thổ ngữ Hán Quảng Đông. Hơn nữa, giữa
người Sán Dìu và người Dao cũng có nhiều biểu hiện tương đồng về mặt tín
ngưỡng, tơn giáo. [1]
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy: người Sán Dìu hồn tồn khơng
thờ Bàn Vương, và trong gia phả của các gia đình người Sán Dìu cũng chưa
thấy một người nào họ Bàn cả. Do đó, nếu ghép người Sán Dìu vào dân tộc
Dao, nguồn gốc người Sán Dìu đồng nhất với người Dao thì cần phải nghiên
cứu thêm mới đủ cứ liệu thuyết phục để khẳng định.
Có một trường phái khác, căn cứ vào ngôn ngữ và một số phong tục tập
quán, đã xếp người Sán Dìu vào nhóm Hán, trong ngữ hệ Hán – Tạng ở Việt
Nam. Nhìn chung, đây vẫn chưa phải là ý kiến cuối cùng và chưa được sự
đồng tình của tất cả các học giả trong và ngồi nước.

Nói về nguồn gốc của dân tộc mình, người Sán Dìu ở Tuyên Quang vẫn
truyền khẩu các truyện thần thoại, truyện cổ tích như: Vua Cóc, Vũ Nhi…
Trong khoảng 3000 câu thơ của truyện cổ Vua Cóc có nói đến địa danh Mãn
Khê Quốc là quê gốc của người Sán Dìu. Nơi đây cảnh vật thiên nhiên hùng
vĩ, ruộng đất phì nhiêu, làm ăn dễ dàng. Người Sán Dìu ở Mãn Khê Quốc rất
cần cù lao động, xây dựng cuộc sống ấm no, thanh bình, thịnh vượng. Triều
đình phong kiến thời bấy giờ lo sợ họ làm phản nên đã tìm mọi cách đàn áp
dã man khiến họ phải lưu tán nhiều phương, trong đó có đến Việt Nam.
Truyện thơ Vũ Nhi dài hơn 800 câu, mỗi câu 7 chữ, có viết:
“Từ ngày Bàn cổ chia trời đất
Triều đình phân chia việc vua tôi…

15


Gia đình trú ở huyện Tân Châu
Họ Vũ sống ở ngõ Đại Bình
Lấy vợ làm dâu nhà họ Trương
Chèo thuyền đi tới đất Hà Nam
Đi tới Tân Châu nơi đất tổ…”
Các địa danh như: Tân Châu, Hà Nam, Lịch Sơn… đều là những địa
chỉ ở nước Trung Quốc ngày nay.
Như vậy, có thể các nhà nghiên cứu chưa đồng nhất quan điểm về
nguồn gốc lịch sử của người Sán Dìu, chưa thống nhất xem dân tộc này có
phải một nhánh nhỏ của người Dao hay là một dân tộc độc lập nằm trong
nhóm Hán – Tạng; Nhưng một điểm chung mà các trường phái nghiên cứu
chắc chắn là người Sán Dìu khơng phải là cư dân bản địa ở Việt Nam mà có
nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc phương Bắc. Dưới sự thống trị của triều
đình phong kiến Trung Quốc, người Sán Dìu khơng chịu đựng nổi, họ đành
phải cùng nhau gồng gánh, bồn con địu cháu, từ giã quê cha đất tổ lần theo

hướng rừng xanh tìm đến Việt Nam.
1.2.2. Ngơn ngữ
Ngơn ngữ Sán Dìu khá thống nhất. Khơng chỉ riêng ở Tun Quang mà
người Sán Dìu ở Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên và Thanh Hóa đều nói chung một ngơn ngữ. Trong ngơn ngữ của
người Sán Dìu có trên 95 % là chữ Hán, được đọc theo âm Sán Dìu. Cịn lại là
chữ tự tạo của người Sán Dìu theo âm Hán nhưng thay đổi nghĩa hoặc là chữ
mới, âm mới như chữ Nơm của người Sán Dìu. Có thể lấy bảng dưới đây làm
minh chứng:

16


Tiếng Sán Dìu
Then
Thi

Gốc chữ Hán (phiên âm)

Nghĩa tiếng Việt

Thiên

Trời

Địa

Đất

Nhín


Nhân

Người

Nén

Niên

Năm

Háo

Hảo

Tốt

Món

Mơn

Cổng

Hiện nay, người Sán Dìu sử dụng song ngữ: tiếng Sán Dìu và tiếng
Việt. Khi đi học, đi chợ, hội họp xã hội, làm thủ tục hành chính… tiếng Việt
là ngơn ngữ chính thức. Cịn trong gia đình hay cộng đồng, trong cúng bái…
người Sán Dìu vẫn dùng tiếng của dân tộc mình.
1.2.3. Lịch sử di cư và địa vực cư trú
Người Sán Dìu vốn là một tộc người nhỏ bé sống ở miền Nam Trung
Quốc. Vào khoảng thế kỉ XVII, cuối triều đại nhà Minh, đầu triều đại nhà

Thanh, đồng bào Sán Dìu đã lưu tán sang Việt Nam.
Từ Trung Quốc vào Việt Nam, người Sán Dìu đã vượt dãy Hồng Chúc
Cao Sơn tới huyện Hà Cối, Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh, rồi tỏa đi các nơi.
Một bộ phận ven theo bờ biển đi sâu vào vùng Móng Cái, Đầm Hà, Hồnh
Bồ, Mạo Khê, Đơng Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh. Một nhóm khác di cư sang
huyện Chí Linh của tỉnh Hải Dương. Cịn phần lớn đồng bào Sán Dìu thiên di
theo dãy núi Yên Tử vào vùng Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang, Yên Thế

17


của tỉnh Bắc Giang. Từ đây, họ phân tán đi các ngả. Một số lên Lập Thạch,
Tam Dương, Bình Xuyên, Kim Anh, Vĩnh Yên của tỉnh Vĩnh Phúc; có nhóm
lưu lạc đến huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ thuộc tỉnh Thái
Nguyên; nhóm khác tới khu vực Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, và một số
ít đi sâu vào Thanh Hóa. [1]
Tác giả Bùi Đình trong cuốn Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam đã
viết: “Quần Cộc từ Quảng Đông di cư sang nước ta mới được độ ba bốn trăm
năm nay, cịn có tên là Sơn Dao. Họ ở rải rác khắp vùng đồng bằng ven biển
Móng Cái, Đầm Hà, Hà Cối, Tiên Yên, Quang Yên (tỉnh Quảng Ninh), Phủ
Lạng Thương (Bắc Giang), Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Tuyên Quang… Cách ăn
mặc của họ hàng ngày không khác gì người Kinh, nhưng khi nào đi làm ruộng
hay đi rừng đàn ông thường mặc áo ngắn tay và quần đùi nên ta gọi là Mán
Quần Cộc…”. [14]
Hiện nay, tổng số dân người Sán Dìu ở Việt Nam có khoảng 126 273
người, phân bố ở vùng địa hình chân núi và đồi gò thấp suốt một dải miền
Trung du Bắc Bộ. Họ định cư khá lâu đời trên địa bàn các tỉnh: Quảng Ninh,
Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, và Thanh
Hóa. Đồng bào thường cư trú ở những khu vực có điều kiện tự nhiên không
mấy thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.

Tại Tuyên Quang, người Sán Dìu tập trung chủ yếu trên địa bàn của
huyện Sơn Dương. Người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương có khoảng 11 007
người, bằng 1,43 % dân số toàn huyện. Đồng bào cư trú xen kẽ với các dân
tộc Kinh (Việt), Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Hoa, Hmông, Mường, Hoa.
Trên địa bàn toàn huyện Sơn Dương, dân tộc Sán Dìu sống tập trung
quanh vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, gồm các xã: Hợp Thành, Kháng

18


Nhật, Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai. Đồng bào tụ cư đông nhất ở xã Ninh
Lai.
Ninh Lai là địa bàn cư trú của ba dân tộc: Kinh (Việt) (25,1 %), Dao
(1,5 %), và đơng nhất là Sán Dìu (5349 người = 73,4 %). Là dân tộc có số dân
đơng nhất trong tồn xã, người sán Dìu có mặt ở 20/20 thơn bản trong xã. Tại
đây, đồng bào Sán Dìu đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, chung tay khai hoang
đồi bãi, cần cù lao động để mưu sinh và phát triển.
Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, đến nay, người Sán Dìu
đã chứng tỏ được sức sống kiên cường, mãnh liệt của dân tộc mình và khẳng
định một điều chắc chắn là, khi nhắc đến những giá trị văn hóa của các dân
tộc Việt Nam thì khơng thể khơng nhắc đến những đóng góp rất riêng và vơ
cùng độc đáo của dân tộc Sán Dìu.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC SÁN
DÌU Ở XÃ NINH LAI, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

1.3.1. Đặc điểm kinh tế của người Sán Dìu
1.3.1.1. Trồng trọt
Ở Tuyên Quang, đồng bào Sán Dìu sống trên những đồi gò thấp miền
trung du thoai thoải như bát úp. Nhìn chung, những yếu tố yếu tố khí hậu,
thủy văn khơng có nhiều điều kiện thuận lợi cho nơng nghiệp trồng trọt phát

triển. Nhưng cũng như các dân tộc khác cư trú trên vùng đơng bắc Việt Nam,
người Sán Dìu sinh tồn nhờ vào hạt lúa, củ khoai, bắp ngô, miếng sắn… Vì
vậy, họ rất quan tâm đến hoạt động trồng trọt để sống và vượt qua những
thăng trầm, biến đổi của lịch sử xã hội.
Từ lâu, người Sán Dìu ở Ninh Lai, Sơn Dương, Tuyên Quang đã biết
xen canh, gối vụ các loại cây trồng. Ngoài lúa là cây lương thực chủ đạo,

19


người dân còn biết trồng nhiều cây hoa màu, cây lương thực, thực phẩm khác
như: ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ, vừng, mướp, bầu, bí, rau xanh…
Với cơng cụ sản xuất rất đơn giản như: cuốc, cào, cày, bừa, liềm, hái…
và chiếc xe quệt đặc trưng, đồng bào đã đảm bảo được nhu cầu lương thực,
thực phẩm tại chỗ cho gia đình và cộng đồng làng xóm.
Từ xưa, người Sán Dìu nơi đây đã biết quan tâm đến vấn đề thủy lợi
cho sản xuất. Bên cạnh việc sử dụng gàu tát nước, đồng bào còn biết đào
mương, khơi rãnh để chủ động tưới tiêu. Kinh nghiệm làm nơng nghiệp lâu
năm cịn cho phép cư dân xây dựng nên lịch mùa vụ, tính chu kì sản xuất một
cách hợp lí và khoa học. Đồng bào Sán Dìu ở Ninh Lai, Sơn Dương cịn biết
sử dụng phân bón: phân chuồng, phân xanh, bùn ao (hồ), phân dơi, tro bếp…
để thúc đẩy cây trồng sinh trưởng và tăng năng suất cây trồng.
Có thể nói, những nông sản thu được từ hoạt động sản xuất trồng trọt
đóng vai trị to lớn trong đời sống của tộc người, đảm bảo cuộc sống cho đồng
bào. Đến nay, hoạt động này vẫn còn nhiều ý nghĩa quan trọng.
1.3.1.2. Chăn ni
Nền kinh tế của người Sán Dìu là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.
Sản phẩm của ngành chăn ni chủ yếu dùng trong gia đình với mục đích là
cung cấp sức kéo, vận chuyển hoặc dùng làm thực phẩm, đồ tế lễ trong các
dịp lễ tết, đình đám.

Chăn ni của người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, Sơn Dương, Tuyên Quang
khá phát triển. Vật nuôi của đồng bào phong phú về giống, lồi: trâu, bị, lợn,
gà, vịt, ngan, ong, chó, mèo, cá…
Với quan niệm vạn vật hữu linh, cư dân cho rằng mỗi con vật nuôi
trong nhà đều có ma tổ tiên theo dõi, chỉ đường. Vì thế, đồng bào chú ý đến

20


nhiều nghi thức, tín ngưỡng trong chăn ni. Mỗi con vật được mua về hay
bán đi đều được gia đình xem ngày, giờ và thắp hương trình tổ tiên cẩn thận.
Hiện nay, nhiều gia đình người Sán Dìu đã tiến hành chăn nuôi với qui
mô lớn. Nhờ chăn nuôi, đồng bào đã thốt được đói nghèo. Nhiều gia đình
cịn giàu lên nhanh chóng.
1.3.1.3. Nghề thủ cơng
Đồng bào Sán Dìu ở Ninh Lai, Sơn Dương, Tun Quang có nhiều
nghề thủ cơng truyền thống nổi tiếng như: dệt vải, thêu thùa, đan lát, rèn,
mộc…
Có thể nói, khơng một thiếu nữ Sán Dìu nào mà lại không biết trồng
bông, dệt vải, thêu thùa. Ngay từ khi còn nhỏ các em gái đã được các bà, các
mẹ, các chị truyền dạy cho và các em cùng trang lứa cũng học hỏi nhau thêm
về công việc này. Cho đến khi 15, 16 tuổi thì mọi cô gái đều thành thạo từng
đường kim, mũi chỉ. Ăn Tết Thanh Minh xong, đồng bào trồng bông trên
nương. Khoảng 5 tháng sau, bông được thu hoạch. Những hạt bông được lấy
ra, tách vỏ và phơi khơ. Sau đó, người ta dùng cán bông để tách hết bông ra
khỏi vỏ hạt. Đám bông tơi xốp này được vắt thành từng con bông dài chừng
một gang tay để dễ dàng cho việc xe sợi. Những sợi bông nhỏ được để riêng
để dệt áo, dệt khăn tay. Những sợi bông to dùng để dệt chăn, dệt túi. Sợi bông
thường được nhuộm chàm hoặc nhuộm nâu bằng vỏ cây rẻ rừng. Sợi được
nhuộm rồi phơi khô nhiều lần cho lên màu và bền màu, sau đó mới được đưa

lên khung dệt. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của phụ nữ Sán Dìu, các sản
phẩm dệt khá bền, mịn và mang đậm bản sắc văn hóa tộc người.
Đồng bào Sán Dìu sống trên địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi cho
nghề đan lát, nghề mộc phát triển. Nguồn nguyên liệu như mây, tre, dây rừng,
gỗ ln dồi dào sẵn có. Đàn ơng Sán Dìu thường tự tay làm ra các đồ dùng

21


như: nong, nia, giần, sàng, thúng, mủng, giỏ, cót, bồ, đơm, đó… để phục vụ
nhu cầu của gia đình mình.
Ngồi ra, nghề rèn cũng rất được coi trọng. Dân tộc Sán Dìu có kĩ thuật
rèn khá cao. Các cơng cụ rèn thường có độ cứng và độ dẻo hài hịa, sắc gọn.
Các nghề thủ công này đến nay vẫn tồn tại và có vị trí nhất định trong
đời sống tộc người. Dù vậy, đây vẫn chỉ là một nghề phụ, đồng bào tranh thủ
làm vào những lúc rảnh rỗi, lúc nghỉ ngơi hoặc những lúc nông nhàn khi mà
mùa vụ đã thu hoạch xong.
1.3.1.4. Săn bắt, hái lượm và trao đổi mua bán
Người Sán Dìu thường tổ chức săn bắt vào mùa khơ. Săn bắt được tiến
hành dưới nhiều hình thức và nhiều cách làm khác nhau, có thể vào ban ngày
cũng có thể vào ban đêm. Bên cạnh việc gài bẫy và đi săn các loại thú rừng,
đồng bào cịn đánh bắt thủy sản ở sơng, suối. Sản phẩm của săn bắt chủ yếu là
để cải thiện bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Hái lượm là hoạt động diễn ra quanh năm. Người phụ nữ Sán Dìu tiến
hành cơng việc này vào những lúc rỗi việc hoặc tranh thủ những lúc đi nương,
đi ruộng. Họ thường hái lượm măng, mộc nhĩ, nấm hương, lá dong, lá gồi, lá
nón; các loại vỏ ăn trầu, nhuộm vải, các loại củ rừng, các loại dược liệu quý
như: ba kích, sa nhân, vỏ trầm, sâm, hà thủ ơ… Ngồi ra, những lúc nhàn rỗi
đàn ơng dân tộc Sán Dìu nơi đây cịn đi kiếm tre, nứa, gỗ, song, mây… để
dành sau này dùng khi cần thiết.

Trao đổi, mua bán trong truyền thống của người Sán Dìu ở xã Ninh
Lai, Sơn Dương, Tuyên Quang ít phát triển. Chợ phiên họp rất thưa (vào các
ngày 2, 5, 7, 10 hàng tháng) và hàng hóa chưa nhiều, chưa phong phú. Chủ
yếu là các sản phẩm do chính đồng bào làm ra. Gia đình nào thừa cái gì thì
đem ra chợ bán; gia đình nào cần cái gì thì đi ra chợ mua. Nhưng những năm

22


gần đây, kinh tế chợ đã phát triển rõ rệt, các dịch vụ mọc lên nhiều đáng kể.
Điều đó chứng tỏ đời sống của đồng bào Sán Dìu đã có những tiến triển rõ rệt.
1.3.2. Đặc điểm xã hội của người Sán Dìu
1.3.2.1. Làng xóm và nhà cửa
Làng của người Sán Dìu ở Sơn Dương, Tun Quang thường bố trí ở
chân núi thấp hoặc ở trên những vùng đồi gò bằng phẳng.
Cấu trúc làng có thể được khái quát như sau:
Làng = nhà ở + vườn + giếng nước + đường giao thông + ruộng nương +
+ sông suối + đình (miếu)
Mỗi làng gồm khoảng trên dưới 15 nóc nhà. Các nhà quần tụ đông đúc,
không phân tán. Xung quanh nhà ở là đồng ruộng. Các nếp nhà được bố trí
giống nhau kiểu dựa lưng vào đồi (núi), mặt quay ra ruộng và có nguồn nước
chảy qua để tiện cho sinh hoạt và sản xuất.
Nhà ở của người Sán Dìu thường làm theo qui mô nhỏ, bộ sườn kết cấu
đơn giản. Tồn bộ ngơi nhà hầu hết được làm từ các vật liệu tự nhiên. Ngôi
nhà truyền thống của người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, Sơn Dương, Tuyên
Quang thường gồm 3 gian, 2 chái; gian bên trong nhô ra phía trước khoảng
80cm tạo nên một cái hiên nhỏ ở gian chính giữa. Tường nhà trát bằng đất
(rơm trộn bùn). Mái nhà lợp bằng tranh hoặc rơm rạ.
Ngày nay, do nhiều nguyên nhân nên nếp nhà truyền thống của đồng
bào đã ít nhiều thay đổi. Các ngơi nhà mái lợp ngói, cốt thép bê tơng… xuất

hiện ngày càng nhiều. Cách bố trí khơng gian bên trong cũng như kiến trúc
loại hình khơng cịn như cũ. Hầu hết nhà cửa ở đây đang có xu hướng gần
giống với nhà cửa của người Kinh (Việt) dưới xuôi.

23


1.3.2.2. Tổ chức gia đình
Gia đình người Sán Dìu là gia đình nhỏ phụ quyền, thường gồm 2 – 3
thế hệ. Tinh thần gia tộc ở người Sán Dìu rất mạnh mẽ. Người chồng, người
cha quyết định mọi việc, con trai trưởng gánh vác công việc thờ phụng tổ tiên.
Nguyên tắc hơn nhân của đồng bào là ngoại hơn dịng họ. Và, chế độ
hôn nhân 1 vợ, 1 chồng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người Sán Dìu. Tuy
nhiên, nếu khơng có con thì người chồng có thể lấy thêm vợ lẽ để có người
nối dõi tơng đường.
Nàng dâu với bố chồng, và với anh em trai của chồng có những sự cấm
kị rất nghiêm ngặt. Hai bên khơng được vào buồng của người kia (kể cả lúc
vắng mặt) và khi đưa cho nhau bất kể cái gì ( kể cả con cái) đều không được
đưa trực tiếp kiểu tay truyền tay mà phải để vật đó xuống rồi người kia sẽ tự
nhận lấy.
Trong gia đình người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, Sơn Dương, Tuyên
Quang cũng như các dân tộc khác, rất coi trọng đạo lí, nề nếp gia phong. Kính
trên nhường dưới, trên bảo dưới phải nghe, mọi người cùng giúp đỡ, chia sẻ
nhau công việc gia đình. Gia đình hịa thuận, vui vẻ, hạnh phúc là ước mơ của
mọi người Sán Dìu xưa và nay.
1.3.2.3. Tổ chức dịng họ
Người Sán Dìu ở Sơn Dương có các họ như: Lục, Lý, Trương, Lưu,
Hoàng, Đằng, Đặng, Diệp, Đỗ, Ôn, Nguyễn. Mỗi họ có tên đệm để phân thứ
bậc và thế hệ. Đồng bào rất quý trọng người cùng họ. Người ta vẫn thường
bảo nhau: San Déo loỏng si, nghĩa là người Sán Dìu ít ỏi nên phải đùm bọc

lấy nhau, phải quí mến nhau.

24


Những người cùng họ ln nêu cao tinh thần đồn kết và có trách
nhiệm giúp đỡ nhau khi gia đình nào đó có những sự kiện trọng đại như: làm
nhà mới, cưới xin, tang ma… Đặc biệt, ma thuật làm hại có nguy hiểm và
đáng sợ như thế nhưng đồng bào tin rằng những người cùng họ sẽ không thể
hại nhau bằng ma thuật được vì trái với đạo lí thì ma thuật sẽ khơng linh
nghiệm.
1.3.2.4. Tổ chức xã hội
Xưa, tổ chức xã hội của người Sán Dìu là các trại, thơn, làng, xã, tổng.
Mỗi đơn vị tổ chức đó đều có người cai quản. Đứng đầu tổng có chánh tổng
quản; đứng đầu làng xã có lí trưởng cai quản; đứng đầu thơn có khám trại cai
quản nhưng hầu hết những người này đều làm tay sai cho phong kiến, thực
dân nên nhân dân Sán Dìu chịu nhiều khổ cực. Tuy vậy, bên cạnh các tổ chức
hành chính đó cịn có một tổ chức gọi là hội đồng kì mục hoặc hội đồng
hương thơn, duy trì hình thức tiên chỉ là một già làng do dân bầu.
Trong truyền thống, người Sán Dìu khơng có chế độ sở hữu ruộng cơng
đối với tư liệu sản xuất mà nhà nào khai phá được bao nhiêu thì đó là thuộc
quyền sở hữu của nhà ấy. Nhưng dưới chế độ phong kiến thực dân, tất cả
ruộng đất của đồng bào đều bị chiếm đoạt hết, nhân dân trở thành những
người làm thuê cho địa chủ.
Xã hội cũ là xã hội có sự phân chia giai cấp, có kể giàu, người nghèo,
có bần cố nơng, trung nông, phú nông và địa chủ. Thân phận người phụ nữ bị
khinh rẻ. Người phụ nữ khơng có một chút quyền lợi gì trong xã hội. Xã hội
cũ cũng khơng có giai cấp thương nhân do thương nghiệp chưa phát triển.
Đến nay, tổ chức xã hội này đã bị phá vỡ hoàn toàn. Tổ chức xã hội
được cơ cấu theo chuẩn đơn vị hành chính quốc gia. Đó là một xã hội bình


25


×