Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Sắng cộô của người sán chí ở xã kiên lao huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.48 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
…..…..o0o………

SẮNG CỘƠ CỦA NGƯỜI SÁN CHÍ
Ở XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN,
TỈNH BẮC GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

Giảng viên hướng dẫn: Chử Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện

: Lâm Thị Đạt

Hà Nội – 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này em đã được sự giúp đỡ của các thầy
cô trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô trong Khoa, đặc biệt cô giáo Chử Thị Thu Hà - người
đã trực tiếp hướng dẫn em hồn thành bài khóa luận này.
Đồng thời, qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phịng văn hóa
thơng tin - thể thao huyện Lục Ngạn, Ban văn hóa xã Kiên Lao, các cán bộ
trong UBND xã, các nghệ nhân người Sán Chí và nhân dân xã Kiên Lao đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và nhiều thông tin quý giá tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình điền dã thu thập tư liệu.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song do năng lực
và thời gian hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong
các thầy cơ giáo và các bạn chỉ bảo, góp ý.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Lâm Thị Đạt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… .. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………………. .. 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài………………………………………...... .. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………..... ... 3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài…………………………………........ .. 3
6. Đóng góp của đề tài……………………………………………................ .. 3
7. Nội dung và bố cục của đề tài…………………………………................ ... 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN CHÍ Ở XÃ KIÊN LAO… 5
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên…………………………………………. . 5
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………………. ... 6
1.2.1. Điều kiện kinh tế…………………………………………….. .... 6
1.2.2. Điều kiện xã hội……………………………………………… ... 7
1.3. Lịch sử tộc người và đời sống văn hóa……………………………... .... 9
1.3.1. Nguồn gốc và lịch sử tộc người……………………………….... 9
1.3.2. Đặc điểm về đời sống văn hóa……………………………….. . 11
1.3.2.1. Văn hóa vật chất…………………………………………... 11
1.3.2.2. Văn hóa xã hội …………………………………………… 12
1.3.2.3. Văn hóa tinh thần……………………………………...... .. 14
CHƯƠNG II: SẮNG CỘƠ CỦA NGƯỜI SÁN CHÍ Ở XÃ KIÊN LAO
TRONG TRUYỀN THỐNG…………………………………………….. .. 18
2.1. Nguồn gốc và tên gọi của Sắng Cộô………………………………… . 18
2.2. Đặc điểm các loại hình Sắng Cộơ…………………………………… . 18
2.2.1. Hát ban đêm (Sắng Cộô)……………………………………... . 19
2.2.2. Hát ban ngày (Chục cộô)…………………………………….. .. 21

2.2.3. Hát trong đám cưới (Chắu Cộô)……………………………… . 25
2.2.4. Hát đổi tên (Zóong hồ Cộơ)………………………………….. . 29


2.3. Môi trường và cách thức diễn xướng của Sắng Cộô………………. . 31
2.4. Nội dung các bài Sắng Cộô………………………………………….. . 32
2.5. Sắng Cộơ trong đời sống văn hóa dân gian của người Sán Chí ở Kiên
Lao ……………………………………………………………………………… ............. 35
CHƯƠNG III: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY SẮNG CỘƠ CỦA NGƯỜI
SÁN CHÍ Ở KIÊN LAO HIỆN NAY…………………………………...…38
3.1. Những biến đổi của Sắng Cộô…………………………………..…..... 38
3.1.1. Biến đổi về số lượng các bài hát……………………………..... 38
3.1.2. Biến đổi về môi trường diễn xướng………………………… ... 39
3.1.3. Sự suy giảm về đối tượng hát và thưởng thức Sáng Cộô…... .... 40
3.1.4. Sự biến đổi trong nội dung lời hát………………………….. .... 41
3.2. Nguyên nhân biến đổi………………………………………………. ... 42
3.2.1. Nguyên nhân khách quan…………………………………… ... 43
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan…………………………………....... .... 45
3.3. Một số giải pháp để phát huy Sắng Cộô............................................ .. 45
3.3.1. Thục trạng của hát Sắng Cộô………………………………...... 45
3.3.2. Một số giải pháp cụ thể……………………………………. .... 47
KẾT LUẬN…………………………………………………………............ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………........ .... 55
PHỤ LỤC……………………………………………………………….. .... 57
Danh sách những người cung cấp thông tin…………………….. .......... 57
Sưu tầm các bài Sắng Cộơ của người Sán Chí ở xã Kiên Lao…… ...... 58
Phiếu điều tra thực tế………………………………………………….. ...... 62
Biên bản phỏng vấn…………………………………………………….. ..... 69
Phụ lục ảnh……………………………………………………………… ..... 73



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân
tộc đều có những giá trị văn hóa đặc trưng tiêu biểu, tạo nên một bức tranh
sinh động, rực rỡ nhiều màu sắc cho nền văn hoá Việt Nam. Trong các yếu tố
văn hóa đó, dân ca là một trong những nét văn hóa đặc sắc. Nó là một món ăn
tinh thần khơng thể thiếu của các tộc người. Nó giúp người dân quên đi những
lo lắng, vất vả trong cuộc sống thường nhật. Khi tìm bạn kết duyên, thanh
niên nam nữ cũng dùng dân ca để bày tỏ tình cảm cũng như ước nguyện được
gắn bó, chung sống cùng nhau. Những lời ca thật nhẹ nhàng mà chứa đựng
nhiều ý nghĩa sâu sắc, dễ làm rung động lòng người.
Ở mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều có những làn điệu dân ca khác
nhau làm nên sắc thái riêng của từng vùng, từng dân tộc. Nếu như người Việt
có các làn điệu Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo...; nếu như người Tày, người
Nùng có các điệu Sli, nếu như người Cao Lan có Sình ca... thì người Sán Chí
ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng có những làn điệu Sắng
cộơ đặc sắc mang nét riêng của văn hóa tộc người.
Sắng Cộơ của người Sán Chí ở xã Kiên Lao là hình thức hát đối đáp,
giao duyên nam nữ có từ lâu đời. Tuy nhiên trong vài chục năm trở lại đây,
bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập văn hóa mạnh mẽ đã làm cho hình thức hát
này khơng cịn được duy trì thường xun và có xu hướng thất truyền.
Xuất phát từ thực tế trên và với tư cách là một người con Sán Chí ở
Kiên Lao, tơi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Sắng Cộơ của người Sán
Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” làm khóa luận tốt
nghiệp đại học của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong sự
nghiệp bảo tồn và phát huy các làn điệu Sắng cộơ của người Sán Chí ở q
hương mình.

1



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu khái qt về người
Sán Chí trong cộng đồng dân tộc Sán Chay cụ thể như: Nguyễn Khắc Trung
với tác phẩm “Dân tộc Cao Lan - Sán Chí (Sán Chay)”, TL 447, 43. Viện dân
tộc học; Lâm Quốc Ấn với “Một số ý kiến về người Cao Lan - Sán Chí ở Bắc
Giang”, Tập san Xương Giang số Xuân canh thìn – 2000; Nguyễn Nam Tiến
“Về mối quan hệ tộc người giữa hai nhóm Cao Lan - Sán Chí”, Tạp chí khoa
học, 1/1972; Khổng Diễn và các cộng sự “Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam”.
NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003).vv..
Nhìn chung, những tác phẩm trên là những nghiên cứu khá toàn diện về
người Sán Chí trên nhiều bình diện như nguồn gốc, lịch sử tộc người, đặc
điểm cơ bản về đời sống văn hóa trong đó có đề cập đơi nét về thể loại dân ca
Sắng Cộô trong mục văn nghệ dân gian. Những cơng trình nghiên cứu trên là
nguồn tài liệu quý báu cho tác giả học hỏi, kế thừa.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào chun sâu
tìm hiểu về Sắng cộơ của người Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang. Đây là điểm cịn trống dành cho những đóng góp của bản khóa
luận này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu các giá trị văn hóa đặc sắc trong những làn điệu Sắng cộơ của
người Sán Chí ở xã Kiên Lao.
- Nghiên cứu sự biến đổi của Sắng Cộơ trong đời sống hiện nay của người
Sán Chí ở Kiên Lao. Phân tích và chỉ ra nguyên nhân của sự biến đổi, đánh
giá tác động của sự biến đổi đối với văn hoá tộc người.
- Bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các làn điệu
Sắng Cộô trong đời sống văn nghệ hiện nay của người Sán Chí ở xã Kiên
Lao.


2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thể loại Sắng Cộô của người Sán
Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian là xã Kiên Lao,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Về mặt thời gian là từ trước và sau Đổi mới
(1986).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ đạo để thực đề tài này là phương pháp điền dã dân
tộc học. Tác giả là người Sán Chí, sinh ra và lớn lên tại xã Kiên Lao nên từ
nhỏ đã từng được nghe những làn điệu Sắng Cộô của bà, của mẹ. Tuy nhiên,
để hồn thành đề tài khóa luận này, tác giả đã có những đợt nghiên cứ điền dã
nghiêm túc, tập trung trong suốt 3 tháng thực tập tại quê nhà. Trong quá trình
điền dã, các kỹ thuật như: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, ghi chép, chụp
ảnh, ghi âm... đã được sử dụng để thu thập tư liệu. Ngồi ra, các phương pháp
như phân tích tài liệu, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi... cũng được sử dụng
để thu thập tư liệu và so sánh đối chiếu.
- Cuối cùng là phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp... để hồn
thành bài viết.
6. Đóng góp của đề tài
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung tư liệu nghiên cứu về thể loại
Sắng cộô của người Sán Chí ở xã Kiên Lao nói riêng và trong bức tranh
nghiên cứu tổng thể về người Sán Chí ở Việt Nam nói riêng.
- Một số phân tích về thực trạng sức sống của Sắng Cộô trong đời sống
của người Sán Chí ở xã Kiên Lao hiện nay; cũng như việc chỉ ra nguyên nhân
và đề xuất một số giải pháp trong nội dung khóa luận hy vọng sẽ là nguồn tài
liệu tham khảo cho các cấp quản lý, các cán bộ làm cơng tác văn hóa ở Kiên
Lao trong việc sưu tầm, gìn giữ và phát huy thể loại Sắng Cộơ của người Sán

Chí trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay.

3


7. Nội dung và bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba
chương:
Chương 1: Khái quát về người Sán Chí ở xã Kiên Lao
Chương 2: Sắng Cộô của người Sán Chí ở xã Kiên Lao trong truyền
thống
Chương 3: Bảo tồn và phát huy Sắng Cộơ của người Sán Chí ở Kiên
Lao hiện nay

4


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN CHÍ Ở XÃ KIÊN LAO
1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Kiên Lao là một xã miền núi thuộc vùng III, nằm ở phía tây bắc của
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Từ thị xã Bắc Giang theo quốc lộ 31 tới thị trấn Chũ 40 km, từ thị trấn
Chũ theo đường liên xã (Chũ - Kiên Lao) khoảng 7 km là tới UBND xã Kiên
Lao.
Xã Kiên Lao có vị trí địa lý: phía Đông giáp với xã Kiên Thành và xã
Trù Hựu của huyện Lục Ngạn; phía Tây giáp với huyện Hữu Lũng của tỉnh
Lạng Sơn; phía Nam giáp xã Quý Sơn của huyện Lục Ngạn và xã Đông Hưng
của huyện Lục Nam; phía Bắc giáp xã Sơn Hải.

* Địa hình, đất đai:
Kiên Lao là một xã miền núi có địa hình khá đa dạng. Vùng núi là các
dải núi của dãy núi Bảo Đài bao bọc xung quanh và chiếm trên 60% diện tích
đất tự nhiên. Vùng đồi thấp có độ chia cắt trung bình bố trí theo hình lượn
sóng tương đối thoải nhưng độ che phủ thấp thích hợp cho các loại cây ăn quả
(vải, na, nhãn …). Xen kẽ trong các đồi thấp là đồng bằng ở các thung lũng.
Chất đất chủ yếu của Kiên Lao là đất feralit và đất phù sa. Các loại đất
này thích hợp cho phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp. Trong đó, đất feralit
thuận lợi cho việc phát t riển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu. Đất phù
sa thuận lợi cho canh tác lúa nước...
* Khí hậu, thủy văn:
Do cấu tạo địa hình như trên, khí hậu xã Kiên Lao khá ơn hịa mát mẻ
thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 1 năm sau. Xen kẽ giữa hai mùa chính là giai đoạn mưa phùn ẩm ướt
5


(từ tháng 2 đến tháng 4). Ngoài ra Kiên Lao cịn là địa bàn chịu ảnh hưởng
mạnh của gió mùa đơng bắc vào mùa đơng.
Ở Kiên Lao khơng có nhiều sơng suối, nhưng bù lại có nhiều đập nước
(đập Hố Hột, đập suối Nứa thơn Nóng, đập Hố Sau thơn Giữa) và Hồ Khuôn
Thần thuộc thôn Khuôn Thần với diện tích mặt nước 140.000m. Đây là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào; đồng thời là
môi trường sinh sống của nhiều loại thủy hải sản tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động đánh bắt cá của người dân nơi đây.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Điều kiện kinh tế :
Kiên Lao là xã miền núi thuộc vùng III của huyện Lục Ngạn, do trình
độ dân trí cịn nhiều hạn chế, phong tục tập qn cịn lạc hậu đã ảnh hưởng

khơng nhỏ tới phát triển kinh tế của toàn xã. Được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước trong những năm qua nhiều chương trình dự án phát triển kinh tế,
xây dựng kết cấu hạ tầng đã được triển khai tại xã như chương trình 134,
135…Cơ bản đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đời sống của nhân dân. Mặt
khác, các dân tộc trong xã đã đoàn kết phấn đấu nỗ lực vận dụng nguồn vốn
của Nhà nước xây dựng các cơng trình hạ tầng đưa vào sử dụng có hiệu quả.
Mặc dù Kiên Lao là xã miền núi, vùng sâu, cách trung tâm huyện 7 km,
phần đa là người dân tộc thiểu số sinh sống, người dân sống chủ yếu bằng
nơng nghiệp, trình độ sản xuất thấp, nhưng nhân dân các dân tộc trong toàn xã
vẫn tăng gia sản xuất trên mọi loại hình kinh tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế hộ
gia đình phát triển. Tuy nhiên, vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu tư liệu
sản xuất nên đời sống của người dân xã Kiên Lao cho đến nay vẫn cịn gặp
nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Kiên Lao số 33/BCUB
thì năm 2011 tổng giá trị các ngành đạt 58,365 tỷ đồng. Sản lượng lương thực
có hạt đạt 1902.9 tấn và trung bình lương thực trên đầu người đạt 303
kg/người tăng 48 kg/người so với năm 2010.

6


Thống kê số hộ nghèo trong toàn xã năm 2011 là 607 hộ/1470 hộ
chiếm 42, 6% (thôn Cống 93 hộ; thôn Cấm Vải 74 hộ; thôn Hố Bông 55 hộ;
thôn Hà 67 hộ; thơn An Tồn 79 hộ; thơn Khn Thần 79 hộ; thôn Ao Keo 27
hộ; thôn Họ 40 hộ; thơn Nóng 61 hộ; thơn Giữa 68 hộ) số hộ khá chiếm 32%
cịn lại là số hộ có đời sống trung bình.
Nhìn chung, tốc độ phát triển kinh tế ở Kiên Lao cịn chưa cao. Mặc dù
có nhiều tiến bộ so với các năm trước, nhưng so với các vùng khác trong địa
bàn tồn huyện thì Kiên Lao cịn là một xã nghèo, đời sống nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn.
1.2.2. Điều kiện xã hội

* Dân số và phân bố cư trú :
Kiên Lao là một xã miền núi của huyện Lục Ngạn có ba dân tộc anh em
cùng chung sống là Sán Chí, Nùng và Kinh. Trong đó, người Sán Chí chiếm
tới 75% tồn xã.
Theo số liệu điều tra năm 2011 của Ban dân số huyện Lục Ngạn, người
Sán Chí trên tịan huyện hiện có 8502 người. Trong đó ở xã Kiên Lao có
4012 người trong đó có 2823 nam và 1189 nữ cư trú trong 6/10 thôn. Cụ thể :
Thôn Cống: 185 hộ với 951 nhân khẩu.
Thôn Nóng: 113 hộ với 637 nhân khẩu.
Thơn Cấm vải: 138 hộ với 715 nhân khẩu.
Thôn Ao Keo: 51 hộ với 266 nhân khẩu.
Thôn Họ: 65 hộ với 337 nhân khẩu.
Thôn Hố Bông: 92 hộ với 485 nhân khẩu.
Xưa kia người Sán Chí sống chủ yếu là du canh du cư, nhưng nay họ đã
sống định canh, định cư. Thôn bản là đơn vị cư trú của người Sán Chí. Địa
giới của mỗi bản thường được ghi nhớ bằng một con sông, con suối, một cánh
rừng, đèo, khe… Cơ sở vật chất của bản nào là thuộc quyền sở hữu của thành
viên trong bản đó.

7


Người Sán Chí thường chọn chỗ đất bằng, cao ráo, có nguồn nước và
thuận tiện giao thơng để lập bản. Bản có lập miếu để thờ thổ cơng trên rừng.
Ở thơn trại Cống xã Kiên Lao có ngơi đình được xây dựng vào thời nhà
Nguyễn. Việc đặt tên cho các bản phần lớn được đặt theo đặc điểm của từng
nơi, hay theo một thứ cây, có khi theo một dịng họ hay tên của những người
có cơng đầu tiên lập bản.
* Giáo dục đào tạo:
Sự nghiệp giáo dục đào tạo tại xã Kiên Lao hiện nay đã và đang được

quan tâm về chất lượng dạy học và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Trong xã
hiện có 1 trường mầm non với 13 lớp học, 25 giáo viên, 280 cháu ; 1 trường
tiểu học với 26 lớp học, 5 7 giáo viên, 682 học sinh ; 1 trường THCS với 19
lớp học, 40 giáo viên, 720 học sinh. Nhìn chung, 100% các cháu đến tuổi đều
được đến trường, tỷ lệ học sinh khá giỏi cao. Năm học 2011-2012, số học sinh
trong xã đang học tại các trường trung học phổ thông trong huyện và trường
Dân tộc nội trú tỉnh là 186 em và số em đi học tại các trường trung học
chuyên nghiệp, Cao đẳng, đại học 90 em trong đó có 51 em thi đỗ Đại học.
* Y tế:
Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong xã được quan tâm. Xã
có trạm y tế. Trạm y tế được trang bị một máy siêu âm và một số trang thiết bị
cần thiết khác. Trong năm 2011 trạm đã khám và chữa bệnh cho 5148 lượt
người và thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn cho 35
người về công tác chống dịch cúm ở người.
Cơng tác kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên trong năm 2011 là 1% (giảm 0, 01% so với năm 2010). Cơng tác chăm
sóc sức khỏe cho trẻ em thường xun được quam tâm như cấp 50 hộp sữa
dinh dưỡng cho trẻ em nghèo suy dinh dưỡng, tặng 17 xe đạp cho trẻ em
nghèo vượt khó học giỏi, cấp 170 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi;
tặng 100 áo phao cho trẻ em ở thôn Khuôn Thần đi học bằng thuyền.

8


* Cơng tác văn hóa thơng tin - thể thao và truyền thanh:
Xã Kiên Lao đã xây dựng nhà văn hóa năm 1999. Nhà văn hóa xã được
xây dựng tại trung tâm xã, với hai cán bộ chuyên trách trong đó một cán bộ
đảm nhiệm cơng tác văn hóa, dân số và một cán bộ chuyên trách phần chính
sách thương binh xã hội.
Các hoạt động văn hóa, thể thao của xã đã đạt được một số thành tích

nổi bật. Trong năm 2011 xã đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao và
tham gia vào ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc trong huyện. Cơng tác
tun truyền xây dựng làng văn hóa; gia đình văn hóa; cơ quan văn hóa được
đẩy mạnh.
Cơng tác thơng tin, truyền thanh của xã được duy trì tốt. Trong năm
2011 đã có 80 chương trình với 122 tin bài được phát trên hệ thống truyền
thanh xã. Nội dung tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thơng qua đó
thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, ý thức chấp hành pháp luật của các
tầng lớp nhân dân trong xã.
1.3. Lịch sử tộc người và đời sống văn hóa
1.3.1. Nguồn gốc và lịch sử tộc người
Hiện nay, tài liệu thư tịch về nguồn gốc và lịch sử tộc người của người
Sán Chí cịn hạn chế. Những năm gần đây, giới nghiên cứu dân tộc học Việt
Nam có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của người Sán Chí.
Người Sán Chí có tên gọi khác là Sán Chay, Sán Chới. Nhưng theo họ
tên gọi đúng nhất là “Sơn Tử” (con của núi rừng) chữ Hán: « sơn » nghĩa là
núi, « tử » nghĩa là con.
Người Sán Chí ở Bắc Giang cịn tự phân mình ra hai nhóm là Sán Chí
Hà (ở vùng núi cỏ gianh) ở Lục Ngạn và Sán Chí Mộc (ở rừng) ở Sơn Động.
Tiếng nói của người Sán Chí gần giống với tiếng Hán ở Quảng Đông - Trung
Quốc.

9


Cho đến nay, cịn có nhiều giả thiết, ý kiến phỏng đốn về tên gọi của
người Sán Chí. Trước đây, cịn có người gọi họ là Mán, là Trại. Nhưng theo
người Sán Chí ở Kiên Lao, đó là tên do các dân tộc khác đặt cho họ chứ
không phải cái tên họ tự nhận. Họ nói rằng, từ xưa đến nay tộc người họ chỉ

dùng hai từ Sán Chí.
Theo gia phả của một số dịng họ người Sán Chí ở Kiên Lao được biết
người Sán Chí di cư từ Quảng Đông - Trung Quốc sang Việt Nam vào đời
nhà Minh, cách ngày nay khoảng trên 400 năm và đến tỉnh Bắc Giang cũng đã
lâu. Trong cuộc di cư đó, họ đã vào Lạng Sơn, Cao Bằng và dần dần qua Sơn
Động, Xa Lý xuống Kiên Lao cách ngày nay trên dưới 300 năm.
Thời gian điều tra khảo sát thực tế ở xã Kiên Lao cho thấy họ Ninh, họ
Lâm đến sinh sống ở vùng này tương đối lâu. Theo lời kể của cụ Ninh Văn
Doanh 80 tuổi ở thôn trại Cống thì sau khi di cư sang Việt Nam, người Sán
Chí sống ở Lạng Sơn, Sơn Động (Bắc Giang). Do làm ăn khó khăn nên họ
tiếp tục di cư xuống phía Nam, tìm những nơi thuận lợi làm ăn dễ dàng để
định cư xây dựng cuộc sống.
Cụ Lâm Quốc Ấn là người Sán Chí cho biết: Theo lời kể của tổ tiên
người Sán Chí từ xưa đến nay, có một năm giặc Bắc xâm lược nước ta, người
Sán Chí ở vùng thấp Lục Ngạn, cùng người lãnh đạo của mình chạy vào thành
Kiên Lao, bị quân Cờ Đen phương Bắc vây đánh thành nhiều ngày, thành bị
vỡ, giặc vào giết sạch, phá sạch, một số người Kinh cùng ở trong thành cũng
bị giặc giết hại (Vị trí thành Kiên Lao hiện nay ở thôn Chùa Dào, xã Kiên
Thành, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
Và theo lời truyền từ nhiều đời đến nay nói rằng lẽ ra người Sán Chí
cịn nhiều hơn, nhưng đã bị giặc giết chết trong thành Kiên Lao. Số có mặt
hiện nay là những người đi hái lâm sản trong rừng hay đi làm nương, làm
ruộng… bỏ trốn ở ngồi rừng may cịn sống sót.
Qua nhiều thế kỷ tồn tại, người Sán Chí ở xã kiên Lao ngày nay đã và
đang cùng nhau xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
10


1.3.2. Đặc điểm về đời sống văn hóa
1.3.2.1. Văn hóa vật chất

* Ăn, uống, hút:
Đời sống của người Sán Chí xưa kia rất nghèo, vì thế bữa ăn hàng ngày
của họ rất đơn giản. Nguồn thức ăn chủ yếu là do trồng trọt và hái lượm tự
nhiên. Chất dinh dưỡng hầu như khơng có, chủ yếu là chất bột, chất đạm ít,
chất rau xanh cũng khơng nhiều. Cơm tẻ là đồ ăn chủ yếu và thường ăn với
canh rau trồng hoặc rau rừng. Thức ăn mặn chỉ có muối vừng, khi nào bắt
được Cá thì có đĩa Cá nướng. Vào thời kỳ giáp hạt, họ ăn cháo ngô, ngày hai
bữa cháo và một bữa cơm độn sắn hoặc ngô. Trong những ngày lễ tết đồng
bào làm xôi như xôi đỗ, xôi cẩm và các loại bánh để cúng.
Đồ uống của người Sán Chí thường là rượu. Rượu khơng thể thiếu
trong đám cưới, đám ma và lễ tết, thậm chí cả ngày thường. Ngoài rượu họ
uống nước chè và các thứ lá rừng khác có vị ngọt, thơm có cơng dụng giải
nhiệt và làm cho người tỉnh táo rất tốt như lá vối, lá me...
Đàn ơng người Sán Chí thích hút thuốc lào, thuốc lá, xưa kia họ hút cả
thuốc phiện nay thì khơng, phụ nữ thích ăn trầu.
Ngày nay, chất lượng bữa ăn của người Sán Chí đã được cải thiện,
phong phú về số lượng và giàu dinh dưỡng. Các đồ uống có ga như bia, nước
ngọt cũng xuất hiện phổ biến trong các gia đình người Sán Chí và họ cũng ưa
thích loại đồ uống này.
* Nhà ở:
Trong xã hội truyền thống, nhà của người Sán Chí ở Kiên Lao là nhà
sàn lợp gianh, sau là nhà đất tường trình, lợp gianh hay ngói âm dương. Nhìn
chung, nhà cửa của người Sán Chí đã trải qua rất nhiều biến đổi theo thời
gian. Ngôi nhà sàn cổ xưa của người Sán Chí có kiến trúc đơn giản, kèo kìm
q giang gác tường, bào trơn đóng bén khơng cầu kỳ, mái lợp cỏ gianh. Bên
trên người ở, dưới nhốt trâu, bò, lợn, gà…mọi sinh hoạt của gia đình đều ở
đó.
11



Từ những năm 1980 trở lại đây, ngôi nhà của người Sán Chí đã có sự
thay đổi, cải tiến theo kiểu nhà xây của người Kinh. Hiện nay là nhà tầng.
* Phương tiện giao thông, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt:
Cũng như những tộc người khác, người Sán Chí ở xã Kiên Lao có
phương tiện vân chuyển, cơng cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt riêng của dân
tộc mình. Nhưng do những yếu tố khách quan nhất định nên việc lưu giữ lại
chúng khơng cịn được đầy đủ và nguyên vẹn.
Xưa kia việc đi lại vận chuyển của dân tộc Sán Chí chủ yếu là đi bộ,
mang vác, gồng gánh, địu, xe bánh gỗ kéo bằng trâu, bò. Ngày nay, đồng bào
đi lại bằng xe đạp, xe máy và vận chuyển hàng hố bằng xe cơng nơng và ô
tô….
* Trang phục:
Trong xã hội truyền thống trang phục được coi là tài sản quan trọng, nó
là một phần của hồi môn mà mẹ đẻ trao cho con gái khi về nhà chồng và có
giá trị nhất định thể hiện sự phân biệt giàu nghèo của người Sán Chí. Hơn
nữa, nó cịn là thước đo để đánh giá khả năng lao động và đức tính cần cù của
người phụ nữ Sán Chí.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Sán Chí xưa kia gồm có áo được
nhuộm chàm, quần bằng chất liệu vải láng, khăn đội đầu bằng vải láng đen
được trang trí thêu thùa hai mặt. Ngồi ra phụ nữ Sán Chí cịn có các trang
sức như hoa tai, nhẫn, châm, xà tích…
Trang phục của nam giới Sán Chí đơn giản hơn nhiều so với nữ giới.
Nó khơng cầu kỳ và gần giống như trang phục nam giới của người Tày.
Người Sán Chí ở Kiên Lao cịn có thêm một số trang phục trong ngày
lễ tết, trong tang ma và các dịp cúng lễ riêng.
Hiện nay, trang phục người Sán Chí cả nam và nữ, từ người già cho đến
trẻ nhỏ đều mặc quần áo, đội mũ, đi giầy dép giống như người Kinh.
1.3.2.2. Văn hóa xã hội

12



* Tổ chức làng bản:
Đứng đầu làng xưa của người Sán Chí có vị “Khán Thủ”, “Khán thủ”
là người lo việc cho làng ở dưới cấp xã do dân bầu ra. Người được lựa chọn
phải là người có uy tín, hiểu biết rộng, giàu kinh nghiệm về các phương diện
hoạt động trong xã hội. Nhiệm vụ của “Khán thủ” là đôn đốc, giám sát mọi
công việc nội bộ trong bản và là người đại diện của bản trong công tác giao
lưu đối ngoại, đồng thời duy trì sự hịa thuận trong từng gia đình, giữ gìn các
luật lệ, phong tục tập qn, tín ngưỡng của thơn bản. “Khán thủ” có thể kiêm
cả nghề thầy cúng và được mọi người trong thơn bản kính nể.
Dịng họ của người Sán Chí có quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau về
mặt tôn ty, trật tự. Anh em trong dịng họ khơng phân biệt con chú con
bác…cứ ai ra đời trước là anh, là chị, ra đời sau là em. Vì vậy việc tôn thờ
không nhất thiết phải là con trai trưởng tộc. Người Sán Chí chỉ cúng tổ tiên
đến đời thứ ba, từ đời thứ ba trở lên khơng thờ nữa.
Hình thức gia đình người Sán Chí là gia đình nhỏ, phụ quyền. Người
cha, người chồng có vai trị cao nhất trong gia đình. Mọi thành viên phải tuân
theo ý của người cha, người chồng. Người vợ đảm nhiệm vai trị trơng nom
con cái và lo việc bếp núc trong gia đình.
Hơn nhân:
Hơn nhân người Sán Chí tiến hành qua nhiều bước. Quan trọng phải
tìm được ơng mối (là người có uy tín với mọi người, có trình độ hiểu biết về
phong tục tập quán, lễ nghi của dân tộc).
Lễ dạm hỏi do ông mối đảm nhiệm, nếu nhà gái đồng ý sẽ trao cho ơng
mối tờ giấy đỏ có ghi họ tên, xem có hợp với nhau khơng. Nếu hợp tuổi thì
nhà trai nhờ ơng mối đến nhà gái xin định ngày ăn hỏi.
Sau ngày ăn hỏi, hai họ đi lại với nhau và đơi trai gái có thời gian tìm
hiểu và yêu thương nhau. Thời gian này có thể kéo dài tới một năm.


13


Cuối cùng là lễ cưới: Thường là nhà gái sẽ lấy 140 kg thịt lợn móc hàm
và 70 lít rượu. Sau lễ cưới, sáng hôm sau đôi vợ chồng mới cưới về nhà bố mẹ
vợ để làm lễ lại mặt. Họ coi ơng mối như cha đẻ, sống có lễ, chết để tang.
*Ma chay:
Cũng như các tộc người khác, người Sán chí có quan niệm chết khơng
phải là hết. Từ quan niệm đó họ chuẩn bị cho mình mọi thứ hành trang cần
thiết để mang về thế giới bên kia.
Đối với người Sán Chí khi gia đình có người chết phải đi mời thầy
cúng để thỉnh các vị thánh sư về giám sát việc khâm niệm cho người chết.
Trước khi khâm niệm, người chết được tắm rửa sạch sẽ bằng lá thơm hoặc lá
đào. Quần áo mặc cho người chết phải là quần áo ít nhất mặc một hoặc hai
lần. Áo cắt hết cúc, và cắt sẻ một đường từ gấu lên làm dấu, lấy bẩy đồng xu
buộc lại với nhau, mỗi đồng xu để vào hốc tai, mắt mũi, mồm tượng trưng
cho bẩy ngôi sao dẫn đường cho người chết về thế giới bên kia. Tay được đặt
một đoạn cây làm gậy, thi hài được đặt ở gian giữa dọc theo chiều địn nóc.
Khi thầy cúng đến nhà làm các nghi lễ mới được đưa người chết vào quan tài
(làm bằng gỗ, bên trong lót giấy bản). Khi khâm niệm xong thầy cúng xem
giờ tốt để đem đi mai táng.
Con cháu người quá cố phải để tang 3 năm. Họ không cúng tuần đầu,
không cúng 49 ngày, 100 ngày và không cúng giỗ. Sau khi đoạn tang, tất cả
quần áo của người chết được đem đi đốt cùng với các loại hàng mã. Khi có
tang con cháu phải kiêng 42 ngày không được đi chơi, không tổ chức hát hị
ăn uống để thể hiện nỗi lịng xót thương với người q cố.
1.3.2.3. Văn hóa tinh thần
* Tơn giáo tín ngưỡng:
Người Sán Chí ở xã Kiên Lao có tín ngưỡn thờ thổ thần, mỗi bản đều
có miếu thờ. Ở trại Cống xã Kiên Lao cịn xây dựng đình để thờ thần linh.


14


Mỗi gia đình người Sán Chí đều có ban thờ được đặt ở chính gian giữa,
trên có ba bát hương: một bát hương thờ thánh, một bát hương thờ ông bà nội,
một bát hương thờ ông bà ngoại.
* Lễ hội:
Tết nguyên đán là tết to nhất trong năm của người Sán Chí. Tết kéo dài
từ mồng 1 đến 15 tháng giêng. Trong tết này, đồng bào có rất nhiều món ăn
như thịt Gà luộc là món ăn khơng thể thiếu để cúng tổ tiên trong dịp tết.
Ngồi thịt gà, có thịt lợn luộc, giò chả, nem và các loại bánh.
Tết rằm tháng giêng 15/1 âm lịch còn được gọi là lễ hóa vàng.
Tết 3/3 âm lịch: Trong tết này khơng thể thiếu được các món xơi: xơi
đen, xơi trứng kiến, gà luộc, rượu để cúng tổ tiên và thần đất.
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch: Theo quan niệm của đồng bào đây chính là
tết diệt sâu bọ. Họ thường làm bánh gio và bánh ngải. Ngồi ra, lễ vật cịn có
gà luộc, gạo, cơm, canh, rượu.
Vào dịp rằm tháng 7 họ thường tổ chức ăn tết vào ngày 14/7. Đây là lễ
cúng quan trọng trong năm, cúng tổ tiên và những người chết xấu. Họ làm các
loại bánh bằng bột nếp nhân đỗ xanh, vừng, lạc với mật mía, gói bằng lá
chuối hình chữ nhật, đồ bằng chõ. Ngồi ra họ còn làm một mâm cơm với
rượu, thịt lợn, gà để cúng.
Tết 10/10 đồng bào làm bánh dày bằng gạo nếp. Lễ vật cúng thường là
bánh dày, gà luộc, rượu… dâng lên tổ tiên những sản vật mới của một năm
gieo trồng, cúng thần đất, thần sông mong được phù hộ vào năm gieo trồng
sau.
Ngồi những lễ tết chính ở trên thì người Sán Chí ở Kiên Lao cịn có
những nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp như lễ xuống đồng, cầu
mưa, cúng thần đất, thần rừng không được ấn định ngày cụ thể mà thay đổi

theo từng năm vì phụ thuộc vào thời tiết.

15


Đặc biệt họ tổ chức hội hát Sắng Cộô, được tổ chức vào ngày 18/2 âm
lịch tại trung tâm của xã. Trong ngày hội, già trẻ, trai gái thanh niên nam nữ
người Sán Chí về đây vui tết, đón xn, thăm hỏi lẫn nhau và ca hát.
* Văn nghệ dân gian:
Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chí ở Kiên Lao có các hình thức
sinh hoạt văn hóa đặc thù của dân tộc mình. Họ có một kho tàng văn hóa, văn
nghệ dân gian rất phong phú và đa dạng với các thể loại : thơ ca, hò vè, ca
dao, tục ngữ được phổ biến rộng rãi. Qua các đề tài về lao động sản xuất, về
quan hệ xã hội và gia đình, về đấu tranh với thiên nhiên…đã thể hiện ước
vọng của đồng bào mong muốn có một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Trong kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian của người Sán Chí ở Kiên
Lao, Sắng Cộơ là một hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, hấp dẫn được
cả già lẫn trẻ đều say mê. Các bài Sắng Cộô không chỉ gồm những bài hát
ghẹo của trai gái mà nó cịn phản ánh những tư tưởng, ước mơ, nguyện vọng
của mọi tầng lớp nhân dân lao động.
Bên cạnh những làn điệu dân ca thì người Sán Chí cịn có các điệu múa
dân gian đặc sắc mà trước đây thường được múa ở đám ma hay trong những
buổi cúng bái các vị thần linh.
Nhạc cụ của người Sán Chí có trống, thanh la, các loại chng.
Trị chơi dân gian có đánh quay, đánh cầu và những trị chơi khác đã
góp phần làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa của người Sán Chí.
* Tiểu kết chương 1
Dù là một xã miền núi của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhưng
Kiên Lao có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu buôn bán với các địa phương
khác trong huyện và với các địa phương khác trong cả nước.

Đặc điểm về địa hình, đất đai, khí hậu, sơng ngịi ở Kiên Lao thuận lợi
cho người dân nơi đây phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đây là
những yếu tố quan trọng làm nên đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội Kiên Lao;

16


đồng thời đây cũng là nền tảng đưa người dân nơi đây hướng tới hưởng thụ
các giá trị văn hóa tinh thần.
Mặc dù chung sống cùng với người Nùng và người Việt (Kinh) tại xã
Kiên Lao nhưng cộng đồng người Sán Chí chiếm ưu thế tới 75% dân số tồn
xã. Thêm vào đó, người Sán Chí là tộc người đã cư trú tại Kiên Lao khá lâu
đời. Vì vậy cộng đồng người Sán Chí ở Kiên Lao đã hình thành cho mình một
phong tục tập quán riêng. Tuy nhiên trong q trình sinh sống họ vẫn có sự
hịa hợp, giao lưu với những tộc người xung quanh để làm giàu thêm vốn văn
hóa của mình.

17


CHƯƠNG II
HÁT SẮNG CỘƠ CỦA NGƯỜI SÁN CHÍ Ở XÃ KIÊN LAO
TRONG TRUYỀN THỐNG
2.1. Nguồn gốc và tên gọi của Sắng Cộơ
Sắng Cộơ là loại hình dân ca của người Sán Chí đã có từ lâu đời. Đó là
một thể loại dân ca trữ tình, một sinh hoạt văn hóa phong phú, hấp dẫn của
người Sán Chí.
Theo tiếng Sán Chí thì ‘’Sắng’’ có nghĩa là xướng, ‘’Cộơ’’ là bài hát,
bài ca và Sắng Cộô nghĩa là xướng ca, hát các bài dân ca.
Nếu hỏi lối hát Sắng Cộộ có từ bao giờ thì khó có thể đưa ra được một

mốc thời gian chính xác. Trong các cuốn sách cổ bằng chữ Hán của người
Sán Chí cũng khơng ghi lại thời điểm ra đời của lối hát này. Chỉ biết rằng
người Sán Chí ở Kiên Lao từ đời này sang đời kia, từ thế hệ này sang thế hệ
khác đã truyền dạy cho nhau những bài Sắng Cộô. Và từ rất lâu rồi Sắng Cộô
đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống văn nghệ dân gian của
người Sán Chí.
Cũng giống như các làn điệu Sli, Lượn của người Tày-Nùng, Sịnh ca
của người Cao Lan, Sắng Cộô là loại hình hát đối đáp nam nữ trong đó mỗi
bài ca là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Sắng Cộô không chỉ phổ biến trong thanh niên nam nữ mà cả người già
cũng rất say mê bởi nó khơng chỉ gồm những bài hát ghẹo của trai gái u
nhau mà nó cịn có nhiều bài hát nói lên tâm tư tình cảm, ước mơ nguyện
vọng của những người dân Sán Chí trong đời sống lao động hàng ngày. Sắng
Cộơ như những dịng suối chảy mãi khơng cạn. Trải qua thời gian với nhiều
sự biến đổi nó vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng cho đến ngày nay.
2.2. Đặc điểm của các loại hình Sắng Cộơ
Trong cộng đồng người Sán Chí ở Kiên Lao, mỗi khi có dịp hội ngộ,
người ta lại hát cho nhau nghe những bài Sắng Cộô.
18


Theo các nghệ nhân nơi đây, thể loại Sắng Cộô của người Sán Chí
được chia thành các loại hình sau:
Hát ban đêm: tiếng Sán Chí gọi là “Sắng Cộơ”.
Hát ban ngày: tiếng Sán Chí gọi là “Chục Cộơ”.
Hát đám cưới: tiếng Sán Chí gọi là “Chắu Cộơ”.
Hát đổi danh (đổi tên): tiếng Sán Chí gọi là "Zóng hồ Cộơ”.
2.2.1. Hát ban đêm “Sắng Cộơ”
Đây là loại hình hát được diễn ra vào ban đêm. Thể loại này có tính
chất bao trùm, chủ đạo và phong phú nhất trong thể loại dân ca Sán Chí về nội

dung cũng như số lượng bài hát. Bởi vậy mà khi nói đến dân ca Sán Chí đồng bào gọi theo tên chung là Sắng Cộơ.
Hát ban đêm của người Sán Chí chỉ được tổ chức ở trong nhà hoặc trải
chiếu ra sân hát chứ khơng được hát ở ngồi đường, ngồi chợ. Thời gian hát
thường diễn ra vào trung tuần tháng 2 âm lịch. Đó là lúc thời vụ nơng nhàn và
đúng vào dịp lễ hội của người Sán Chí ở Kiên Lao.
Trước đây, thể loại hát ban đêm của người Sán Chí ở Kiên Lao thường
hát trong 7 đêm liên tục. Trong 7 đêm này, các bên tham gia phải hát tới hơn
1000 bài. Đặc điểm của thể loại hát này là sự quy định chặt chẽ về luật hát.
Luật hát quy định ở mỗi đêm, người hát phải hát một số bài nhất định theo thể
thức: đêm hôm sau không được hát lại những bài mà đêm hôm trước đã hát.
Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch mà các cặp hát nhất thiết phải tuân thủ.
Vì thế mà càng về những đêm sau thì số lượng các bài hát càng ít đi.
Vào các đêm hát, đồng bào thường hát từ 7 - 8 giờ tối cho đến sáng
theo thể thức: Khi bạn hát ở nơi khác đến nhà hát, bạn hát phải đứng ở ngoài
cổng hát vọng vào trong để đánh tiếng, gọi cổng cho đến khi được chủ nhà hát
đáp lại mời vào. Đây là phép lịch sự thông thường trong phong tục của người
Sán Chí mà điều đó đôi khi không cần đến sự quy định của luật lệ cuộc Sắng
Cộô.
Những bài hát đánh tiếng, gọi cổng thường là:
19


Xắng chich cố nhây jên mằn tảy
Mằn tảy chôi nhân dong pắt dong
Mằn tảy chôi nhăn dổi mỏi cnắng
Cnắng tôú thện cụng nhệt sắn tọng
Dịch nghĩa:
Hát một bài ca để hỏi anh
Hỏi anh chủ nhà đồng ý không
Hỏi anh chủ nhà cho tôi hát

Để mai mặt trời mọc đằng đông.
Lúc ấy, chủ nhà mới cất tiếng hát trả lời khách:
Cnắng chich cố nhây mọc mằn tảy
Tảy óc chơi nhăn phúng hâu jặm
Tảy óc chơi nhăn dổi mỏi cnắng
Cnắng tốu thện cụng dăn mảo sây.
Dịch nghĩa:
Hát một bài ca để bảo anh
Chủ nhà tơi đã có lịng tốt
Chủ nhà tơi để cho anh hát
Hát đến sáng mai giờ dần mão.
Được sự đồng ý của chủ nhà, khách mới được qua cổng để vào nhà hát.
Lúc đó, chủ nhà đã chuẩn bị đầy đủ dầu đèn, chè nước, trầu thuốc để cuộc hát
được trọn vẹn đến sáng.
Khi đã làm xong các thủ tục ban đầu ấy, tất cả chủ nhà (những người
trong bản) là bạn cùng giới ngồi một bên giường, khách người bản khác là
bạn cùng giới ngồi ở một giường khác, họ ngồi đối diện với nhau, cùng uống
nước, ăn trầu và để bắt đầu vào cuộc hát. Trước khi cuộc hát được bắt đầu,
chủ nhà thắp nén hương thơm để xin phép thần linh, tổ tiên cho cuộc hát được
bắt đầu. Ở lối hát này, người Sán Chí hát theo giọng trầm, tâm tình, ý nhị theo
các bước:
20


Hát chào gia đình, hát xin phép gia chủ (khách hát).
Hát mừng ông bà chủ (khách hát).
Hát về thân thế, gia cảnh của bạn hát (lúc này là hát đối đáp – cả chủ
và khách đều hát theo lối một bên hỏi một bên trả lời).
Hát về nhau (chàng - nàng): họ mượn cảnh sông nước, trăng hoa, thiên
nhiên, cây cỏ và hát những bài đi sâu vào tình cảm lứa đôi.

Cuối cùng là hát những bài tạm biệt, chia tay nhau.
Đây là những cách thức, là luật lệ trong lối Sắng Cộơ của người Sán
Chí ở Kiên Lao.
Những bài hát ban đêm là những bài hát mẫu có sẵn được ghi bằng chữ
Hán ở các quyển sách hát cổ mà người Sán chí ở Kiên Lao hiện vẫn cịn lưu
giữ được khá nhiều. Đây là những bài hát được quy định bằng số chữ, số câu
theo thể thức “thất ngôn tứ tuyệt” - 4 câu thành một bài, 7 chữ thành một câu.
Với thể loại này, nếu chỉ sai một chữ hay một vần thơi thì cũng khơng
thể hát được. Tuy nhiên, ở một vài bài, câu đầu chỉ có 5 chữ nên người hát
phải dùng lời luyến láy để ngâm đệm.
Ngồi những bài hát đã có sẵn trong sách hát, bên khách và bên chủ
cịn có những bài tự sáng tác thêm cho phù hợp với hoàn cảnh hát nhưng số
lượng rất ít và chỉ dùng khi chào mời ở lúc gặp và chia tay nhau.
2.2.2. Hát ban ngày (Chục cộơ)
Hát ban ngày của người Sán Chí ở Kiên Lao là thể loại hát đối đáp giữa
nam và nữ. Sự giàu có về câu hát thường gắn với tài ứng khẩu và giỏi đặt lời
mới của người biết hát.
Đối với Chục Cộô, người ta lấy việc đối lời, đối ý là chính, làm sao đối
cho nhanh, đối cho chuẩn. Do vậy nó địi hỏi sự nhanh trí, khéo léo của các
chàng trai, cô gái khi hát.
Hát Chục Cộ diễn ra trong môi trường linh hoạt và không cần tuân thủ
luật hát chặt chẽ như thể loại hát ban đêm. Các chàng trai cơ gái có thể hát đối
đáp với nhau khi cùng làm việc trên rừng, trên đồi, dưới ruộng; khi đi chợ;
21


×