Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thanh niên xã phù linh huyện sóc sơn với hoạt động văn hóa quần chúng tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HỐ NGHỆ THUẬT
-------------------------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN VĂN HĨA
CHUN NGÀNH: ÂM NHẠC

Đề tài:

THANH NIÊN XÃ PHÙ LINH, HUYỆN SÓC SƠN
VỚI HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA QUẦN CHÚNG TẠI ĐỊA
PHƢƠNG

Giảng viên hướng dẫn: THS. NGUYỄN THỊ ANH QUYÊN
Sinh viên thực hiện

: PHẠM THỊ PHƢƠNG THẢO

Lớp

: ÂM NHẠC 2

Khóa học

: 2009 - 2013

HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN


Để hồn thành khóa luận này, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy cơ, bạn bè cũng nhƣ các cán bộ của UBND xã Phù Linh. Tác giả xin
gửi lời cảm ơn đến cô giáo ThS Nguyễn Thị Anh Quyên – ngƣời hƣớng dẫn
trực tiếp trong suốt q trình làm khóa luận, cơ đã luôn động viên tinh thần
ngƣời viết rất nhiều.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Phù Linh đã tạo
mọi điều kiện tiếp đón và giải đáp những thắc mắc để tác giả có đƣợc nguồn
tƣ liệu cho bài viết.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể thầy cơ và bạn bè đã có những ý
kiến đóng góp cho bài viết đƣợc hồn thành một cách đầy đủ.
Mặc dù đã có rất nhiều những cố gắng, tuy nhiên với lƣợng kiến thức còn
hạn chế nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong
nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cơ, bạn bè và độc giả.


3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
VHQC

Văn hóa quần chúng

TDTT

Thể dục thể thao

VN – TDTT

Văn nghệ - Thể dục thể thao


UBND

Ủy ban nhân dân

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


4

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
5. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 8
CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 9
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH NIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
QUẦN CHÚNG ............................................................................................ 9
1.1. Lý luận chung về thanh niên hiện nay .................................................. 9
1.1.1. Các quan niệm về lứa tuổi thanh niên ........................................... 9
1.1.2. Một số đặc điểm của thanh niên hiện nay...................................... 9
1.2. Văn hóa quần chúng .......................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm văn hóa quần chúng .................................................. 18
1.2.2. Vai trị của văn hóa quần chúng .................................................. 19
1.2.3. Chức năng của văn hóa quần chúng ............................................ 20
1.2.4. Mục tiêu của văn hoá quần chúng ............................................... 21
1.2.5. Các loại hoạt động văn hóa quần chúng ở cơ sở .......................... 22

1.2.6. Phân loại hoạt động .................................................................... 23
1.2.7. Các phƣơng thức hoạt động văn hóa quần chúng ........................ 25
Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................... 26
CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 28
THANH NIÊN XÃ PHÙ LINH HUYỆN SÓC SƠN THAM GIA HOẠT
ĐỘNG VĂN HÓA QUẦN CHÚNG TẠI ĐỊA PHƢƠNG ........................ 28
2.1. Khái quát về xã Phù Linh và lực lƣợng thanh niên xã Phù Linh......... 28
2.1.1. Khái quát về xã Phù Linh huyện Sóc Sơn ................................... 28
2.1.2. Lực lƣợng thanh niên xã Phù Linh .............................................. 30
2.2. Thanh niên xã Phù Linh với hoạt động văn hóa quần chúng .............. 32
2.2.1. Nhận thức của thanh niên xã về hoạt động văn hóa quần chúng ..... 32


5
2.2.3. Thực trạng tham gia vào hoạt động văn hóa quần chúng của thanh
niên xã Phù Linh .................................................................................. 40
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................... 57
CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 58
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG SỰ THAM GIA CỦA
THANH NIÊN XÃ PHÙ LINH HUYỆN SÓC SƠN VÀO HOẠT ĐỘNG
VĂN HÓA QUẦN CHÚNG TẠI ĐỊA PHƢƠNG .................................... 58
3.1. Đánh giá thực trạng tham gia hoạt động văn hóa quần chúng tại địa
phƣơng của thanh niên xã Phù Linh.......................................................... 58
3.1.1. Một số thành tích và nguyên nhân .............................................. 58
3.1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân .................................................. 61
3.2. Một số đề xuất nhằm tăng cƣờng sự tham gia của thanh niên xã
Phù Linh huyện Sóc Sơn vào hoạt động văn hóa quần chúng tại địa
phƣơng ..................................................................................................... 62
3.2.1. Đối với thanh niên ...................................................................... 62
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo địa phƣơng .......................................... 63

Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................... 67
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 69
PHỤ LỤC.................................................................................................... 70
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN ................................................................. 71
PHỤ LỤC.................................................................................................... 67


6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mấy chục năm qua, dƣới ánh sáng đƣờng lối văn hoá, văn nghệ
đúng đắn của Đảng, sự nghiệp văn hoá, văn nghệ nói chung và văn hố quần
chúng nói riêng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào. Hoạt động văn hố
quần chúng đã góp phần xứng đáng vào chiến cơng huy hoàng đánh thắng
hai đế quốc xâm lƣợc, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem
đến nhân dân một đời sống văn hoá vui tƣơi, lành mạnh, góp phần tích cực
xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con ngƣời mới xã
hội chủ nghĩa.
Ngày nay, trong quá trình phát triển của toàn xã hội, trong giai đoạn hội
nhập, mở của của đất nƣớc, các vấn đề xây dựng một nền văn hố quần
chúng đậm đà tính dân tộc, tính Đảng sâu sắc, trên nền tảng tinh hoa văn
hoá, văn nghệ bốn nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc; đồng thời chọn lọc và
vận dụng những cái hay, cái đẹp trong kho tàng văn hoá, văn nghệ tiến bộ
thế giới là việc làm rất quan trọng. Bởi chính nền văn hố đó sẽ chắp cánh
cho nhân dân ta không ngừng vƣơn lên, tập trung sức lực và trí tuệ phục vụ
đắc lực các nhiệm vụ chính trị của Đảng. Theo đúng nhƣ lời đồng chí Lê
Duẩn đã nói: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải chỉ xây dựng một nền
kinh tế mới, một xã hội mới mà còn xây dựng những con ngƣời mới xã hội
chủ nghĩa, đem lại giá trị chân chính cho con ngƣời, tạo cho con ngƣời phát

triển tồn diện, trở thành chủ thể có ý thức trong sự sáng tạo lịch sử. Thay
đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản để thay đổi ý thức xã hội, và con ngƣời
mới chỉ hình thành trong quá trình xây dựng xã hội mới, thơng qua các hoạt
động thực tiễn, các phong trào cách mạng của quần chúng. Nhƣng việc cải


7
tạo con ngƣời, sự thay đổi ý thức tƣ tƣởng của con ngƣời không phải và
không thể là một quá trình tự phát. Vả chăng “muốn xây dựng chủ nghĩa,
trƣớc hết cần có những con ngƣời xã hội chủ nghĩa”.[1, tr70] Vì vậy, đi đơi
với cuộc cách mạng kinh tế, tất yếu phải tiến hành cách mạng tƣ tƣởng, tinh
thần và văn hố của tồn xã hội, của đơng đảo quần chúng, nhân dân.
Nhƣ vậy, cuộc cách mạng tƣ tƣởng này mà thơng qua các hoạt động
văn hố quần chúng là sự nghiệp không của riêng cá nhân, một tầng lớp hay
một giai cấp nào mà đó là sự nghiệp của tồn thể nhân dân. Trong đó, lực
lƣợng thanh niên luôn phải là lực lƣợng đi đầu bởi đây là tƣơng lai của đất
nƣớc, quyết định vận mệnh của sự nghiệp cách mạng to lớn này.
Xuất phát từ ý nghĩa đó em quyết định nghiên cứu đề tài “Thanh niên
xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn với hoạt động văn hố quần chúng tại địa
phƣơng” để có những cứ liệu cụ thể, rõ hơn về vấn đề này. Qua đó đề xuất
một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của thanh niên đối
với hoạt động văn hóa quần chúng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động văn hoá quần chúng của thanh niên
xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Qua kết quả nghiên cứu, đƣa ra một số kết luận và kiến nghị nhằm
nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hố quần chúng, cũng nhƣ thái độ tích cực
tham gia của thanh niên với hoạt động này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Thanh niên xã Phù Linh với hoạt động văn hoá quần chúng tại địa

phƣơng trong giai đoạn hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu


8
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, bố cục của khóa luận gồm 3
chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về thanh niên và hoạt động văn hóa
quần chúng.
Chương 2: Thanh niên xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn tham gia hoạt
động văn hóa quần chúng tại địa phương.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia của thanh
niên xã Phù Linh huyện Sóc Sơn vào hoạt động văn hóa quần chúng tại
địa phương.


9
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH NIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
QUẦN CHÚNG
1.1. Lý luận chung về thanh niên hiện nay
1.1.1. Các quan niệm về lứa tuổi thanh niên
Thanh niên tồn tại với tƣ cách là một phạm trù lứa tuổi có cấp độ phát
triển đặc thù riêng, chính vì vậy có rất nhiều quan điểm nghiên cứu về nó.
Theo ông Nguyễn Khắc Viện “Tuổi thanh niên bắt đầu vào lúc dậy thì

từ 14-15 tuổi có khi sớm hơn và mốc kết thúc khơng xác định rõ nhƣ bắt đầu
vì nhiều yếu tố tâm lý xã hội quyện vào sự trƣởng thành sinh lý.” [7, tr 375].
Ở đây ông muốn nhấn mạnh tới yếu tố tích cực xã hội của cá nhân, khi cá
nhân có một nhân cách hồn thiện với đầy đủ những đặc trƣng về tâm sinh lý
giai đoạn lứa tuổi đó thì chính là điều kiện bƣớc sang một giai đoạn lứa tuổi
mới. Chính định nghĩa mà giới hạn thứ nhất là sinh lý và giới hạn cuối cùng là
giới hạn xã hội đã chỉ ra tính phức tạp và nhiều mặt của giai đoạn này.
Tuy nhiên qua các nghiên cứu, tâm lý học lứa tuổi cũng đã xác định
đƣợc tuổi thanh niên là thời kỳ 14-15 tuổi đến 25 tuổi, trong đó chia làm hai
thời kỳ:
- Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanh
niên học sinh).
- Từ 17,18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn 2
1.1.2. Một số đặc điểm của thanh niên hiện nay
1.1.2.1. Đặc điểm về tâm sinh lý của thanh niên
-Về sinh lý: Là thời kỳ dần hồn thiện sự chín muồi về thể chất. Đa số
thanh niên bƣớc vào thời kỳ này đã sau dậy thì nhƣng vẫn phải hoàn thành nốt


10
nhiệm vụ và khắc phục tình trạng mất cân đối do sự chín muồi khơng đồng
chế ƣớc. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu
trúc bên trong của não phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp… của não.
-Về tâm lý:
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng: tuổi thanh niên thƣờng
không ổn định, là tuổi phân vân, trăn trở trƣớc ngả đƣờng. Sự hiểu biết khá
sâu rộng nhƣng kinh nghiệm cuộc đời cịn ít, cho nên dễ có những thái độ và
hành động cực đoan, dễ nhiệt tình, dễ bi quan chán nản.
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho một sự hồn thiện về mọi mặt. Chính vì
vậy mà đời sống tâm lý rất phong phú, phức tạp và phát triển mạnh ở tất cả

các mặt: nhận thức, trí tuệ, tình cảm, thế giới quan, tính tích cực xã hội, ý thức
và tự ý thức, định hƣớng giá trị…Đặc trƣng nổi bật của thanh niên muốn tạo
ra cái mới, cái riêng của mình, thể hiện sức mạnh, khả năng bản thân. Họ ít
thoả mãn với những gì đã biết và ln muốn đào sâu suy nghĩ để nắm vấn đề
sâu rộng hơn.
1.1.2.2. Đặc điểm của thanh niên hiện nay
Thanh niên nƣớc ta hiện nay là lớp ngƣời sinh ra và lớn lên trong thời
kỳ đổi mới. Đƣợc sống, học tập, làm việc trong cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế sâu rộng, thanh
niên thích ứng nhanh với cơ chế mới. Trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của
đời sống xã hội, thanh niên là lớp ngƣời rất năng động, hăng hái đi đầu trong
thực hiện đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng về xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.
Thanh niên chính là trụ cột của một quốc gia: họ vừa có sức trẻ, sức
khỏe, lại có lịng hăng hái nhiệt tình. Họ là nguồn nhân lực chính và cũng là
ngƣời kế thừa những thành tựu khoa học …vai trò và trách nhiệm của thanh
niên vô cùng lớn lao.


11
Đánh giá về vai trò của thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn
mạnh: “Thanh niên là ngƣời chủ tƣơng lai của nƣớc nhà.” Trƣớc lúc đi xa,
Ngƣời căn dặn: “Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho họ, đào tạo họ
thành những ngƣời thừa kế, xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa
“chuyên”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X
khẳng định: “Thanh niên là rƣờng cột của nƣớc nhà, là chủ nhân tƣơng lai của
đất nƣớc, là lực lƣợng xung kích trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.”
Trải qua 27 năm đổi mới, những thành tựu đạt đƣợc trong mọi lĩnh vực

đã tác động tích cực đến thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên tiến bộ về
chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, khoa học công nghệ.
Thanh niên đã kế tục xứng đáng sự nghiệp Cách mạng của Đảng. Trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xuất hiện những nhà quản lý, nhà
doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà hoạt động nghệ thuật có đức có tài trong độ
tuổi thanh niên. Nét nổi bật của thanh niên nƣớc ta là ý chí vƣơn lên, tinh thần
cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng
khoa học cơng nghệ, ý chí vƣơn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu
cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trong thanh niên xuất hiện ngày càng nhiều tài năng trẻ, những tấm
gƣơng cá nhân và tập thể xuất sắc trên các lĩnh vực. Thông qua các hoạt động
thực tiễn phong phú, niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào
con đƣờng xã hội chủ nghĩa và sự phát triển đi lên của đất nƣớc đƣợc củng cố.
Thái độ, tinh thần trách nhiệm của thanh niên, đƣợc nâng lên, quan tâm và có
trách nhiệm hơn đến những vấn đề của đất nƣớc, của Đảng, của Đoàn, của
Hội. Ý thức tự lập, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thanh


12
niên ngày càng mạnh mẽ, hiện tƣợng bảo sao làm vậy, hoặc tự biến mình
thành ngƣời thừa hành bị động ngày càng ít đi. Tính thực tế trong tƣ duy của
thanh niên ngày càng phát triển. Ngày nay, thanh niên suy nghĩ nhiều hơn tới
vấn đề làm sao học tập, làm việc cho có hiệu quả…
Từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, xuất hiện ngày càng nhiều
các phong trào, các cuộc vận động và các cơng trình có ý nghĩa thiết thực phát
huy vai trị xung kích, tình nguyện, tính sáng tạo của tuổi trẻ nhƣ phong trào
“Thanh niên lập nghiệp”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “thi đua, tình nguyện xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” với các nội dung cơ bản là: Thi đua học tập, tiến
quân vào khoa học công nghệ thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo; tình
nguyện vì cuộc sống cộng đồng; xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh

chính trị, trật tự an tồn xã hội… thực sự có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, đồng thời giải quyết
những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Trong cuộc vận
động “Vì cuộc sống cộng đồng” hình ảnh ngƣời thanh niên tình nguyện đã trở
nên rất đỗi thân quen với nhân dân cả nƣớc. Qua những mùa hè tình nguyện,
nhiệt huyết và tinh thần xung phong “Lên rừng, xuống biển” của thanh niên
vẫn đƣợc duy trì và rất mạnh mẽ. Chỉ riêng thực hiện ba phong trào lớn: “Tuổi
trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”; “5 xung kích phát triển kinh tế- xã
hội và bảo vệ Tổ quốc”; “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
trong 5 năm qua ở thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng trăm mơ hình, cơng
trình tiêu biểu của tuổi trẻ, lơi kéo đƣợc đơng đảo các tầng lớp thanh niên
Thành phố hƣởng ứng, đƣợc dƣ luận nhân dân tin tƣởng và đồng tình ủng hộ.
Báo cáo của ban chấp hành trung ƣơng Hội thày thuốc trẻ Việt Nam cho biết
trong nhiệm kỳ I “trung bình mỗi năm các hội, câu lạc bộ thày thuốc trẻ các
tỉnh, thành phố, ngành tổ chức khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn
một triệu lƣợt đồng bào là các gia đình chính sách, trẻ em khuyết tật, đồng


13
bào địa phƣơng nghèo, bị thiên tai lũ lụt” và còn ở rất nhiều các lĩnh vực
khác. Trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ, ngày càng xuất
hiện nhiều thanh niên tiêu biểu, tuổi đời còn trẻ nhƣng đã có kiến thức sâu
rộng, có bản lĩnh, chí khí, tài năng, biết làm kinh tế, làm giàu cho gia đình và
xã hội.
Qua các phong trào, các cuộc vận động cách mạng, trên các lĩnh vực,
hình ảnh về lớp thanh niên mới đã và đang hình thành. Đó là lớp ngƣời kế tục
xứng đáng sự nghiệp của cha anh, biết phát huy truyền thống hào hùng của
dân tộc, của Đảng, của Đồn, nêu cao lịng u nƣớc, sẵn sang dấn thân vì sự
nghiệp cách mạng, xung kích khơng chịu khuất phục trƣớc khó khăn, quyết
tâm đƣa đất nƣớc vƣơn lên sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Họ đã và sẽ đóng

góp quan trọng vào thành quả của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nƣớc
hôm nay và mai sau.
Từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, các lĩnh vực đời sống xã hội
đã có nhiều chuyển biến tích cực, sâu sắc. Đời sống kinh tế của nhân dân
đƣợc nâng cao một bƣớc đáng kể. Đời sống văn hóa tinh thần cũng có điều
kiện mở rộng và đƣợc đáp ứng ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh các nền
văn hóa tích cực cũng có sự đan xen của các nền văn hóa ngồi luồng, khơng
phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục của dân tộc ta. Sự du
nhập, kết hợp này diễn ra tràn lan, chƣa đƣợc thanh niên chọn lọc một cách kỹ
càng, dẫn đến sự hỗn tạp trong cách sống, dần dần gây nên sự ảnh hƣởng
mạnh mẽ, không dễ thay đổi. Thực tế cho thấy, càng đi vào đổi mới, đi vào
phát triển kinh tế thị trƣờng, mở cửa hội nhập càng có nhiều vấn đề mới mẻ
và phức tạp cần phải giải quyết, vì vậy càng địi hỏi phải có bản lĩnh vững
vàng. Xây dựng bản lĩnh văn hóa cho thanh niên bao giờ cũng cần thiết, hiện
nay lại càng quan trọng và cần thiết hơn.


14
Bản lĩnh của thanh niên, trƣớc hết là vững vàng niềm tin, quyết tâm
theo đuổi mục tiêu lý tƣởng, không chùn bƣớc trƣớc khó khăn, khơng giấu
dốt, mặc cảm, tự ti; quyết tâm phấn đấu vƣơn lên trong học tập, trong công
tác, trong lao động sản xuất; quyết tâm phấn đấu trở thành những nhà quản lý,
kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên các lĩnh vực, những trí thức
chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, những kỹ thuật viên,
lập trình viên giỏi, những kỹ sƣ, bác sĩ, nghệ sĩ tài năng, những ngƣời lao
động có tay nghề cao, nghiệp vụ thành thạo.
Thanh niên ngày nay ham học hỏi, tìm tịi, nghiên cứu. Bằng chứng là
những phát minh, giải pháp khoa học của thanh niên trẻ chúng ta có rất nhiều,
tính ứng dụng cao và không thua kém bạn bè quốc tế trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống, rất đáng đƣợc ca ngợi.

Thanh niên rất có bản lĩnh, thất bại 1 vài lần khơng khiến họ lùi bƣớc,
họ kiên trì, gan lì, khơng ngại khổ.
Họ tiếp thu nhanh, vận dụng tốt: tiếp thu những gì thế giới đã có và vận
dụng hồn hảo, họ biết rằng dân tộc mình cịn những gì yếu kém để loại bỏ và
học tập những cái tốt đẹp của ngƣời. Ví dụ nhƣ: dân ta cịn hay cao su giờ,
hay đến muộn mà thích về sớm, thích làm cho cơng ty nhà nƣớc để có lƣơng
mà vẫn đƣợc lƣời biếng…Thanh niên bây giờ họ đã, đang và sẽ thay đổi theo
hƣớng tích cực hơn, siêng năng, chăm chỉ, ln ln nỗ lực hồn thiện bản
thân mình.
Họ có tác phong nhanh nhẹn, hiện đại: thanh niên hiện nay rất hiểu
tầm quan trọng của trình độ, khả năng bản thân. Họ học ngoại ngữ, tin học
thành thạo.
Ý chí lập thân, lập nghiệp cần phải đƣợc duy trì và phát triển cao hơn
nữa trong thế hệ thanh niên ngày nay. Thanh niên bây giờ không thể chờ đợi


15
để có việc làm hay chỉ tìm việc làm cho mình mà cịn phải tạo việc làm cho
mình và cho nhiều ngƣời khác. Quyết không thua kém bạn bè và cũng không
hổ thẹn với tiền nhân, thanh niên phải luôn nêu cao lịng tự hào, tự tơn dân
tộc, ý chí quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, tình nguyện xây dựng đất
nƣớc phồn thịnh.
Bản lĩnh của thanh niên còn thể hiện ở tính năng động, sáng tạo:
Năng động, mạnh dạn: khi còn là học sinh, sinh viên họ đã lăn xả vào
các cơng việc tình nguyện giúp ích cho xã hội; Họ ko đứng yên 1 chỗ mà tìm
các cơng việc phù hợp cho mình, lấy thêm kinh nghiệm học tập và kinh
nghiệm sống.
Sáng tạo: Thanh niên Việt Nam tới nơi đâu cũng rất đƣợc đề cao vì sự
thơng minh, khéo léo, sáng tạo. Họ dấn thân vào tất cả các lĩnh vực và thay
đổi chúng, kể cả nông nghiệp…khiến những cánh đồng lúa xanh tƣơi hơn,

năng suất cao, giá trị sản phẩm cao mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Họ là lớp ngƣời sáng tạo xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới. Thanh
niên phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nêu cao tinh thần trách
nhiệm trong cơng việc. Sống phải có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình
mình, có trách nhiệm với cộng đồng và toàn xã hội. Thanh niên phải xung
phong đi đầu trên mọi lĩnh vực. Đối với thanh niên, Bác Hồ yêu cầu phải tự
giác, tự động “ Phải thực hiện khẩu hiệu: Đâu Đảng cần thì thanh niên có,
việc gì khó thanh niên làm”.
Thanh niên là đối tƣợng quần chúng đặc thù của Đảng, không những
chiếm số lƣợng đông mà cịn là nguồn lao động có chất lƣợng, là đội xung
kích trong lao động cơng tác ở tất cả các ngành, các lĩnh vực trong xây dựng
và bảo vệ đất nƣớc. Nếu phát huy đầy đủ sức trẻ, trí tuệ của thanh niên, đây sẽ
là “lực lƣợng dời non, lấp biển”.


16
Bản lĩnh văn hóa của thanh niên là khơng chỉ biết sống cho mình mà
cịn là sống cho nhiều ngƣời, phải mình vì mọi ngƣời, khơng vơ cảm trƣớc
những đau khổ mất mát của ngƣời khác, giàu lòng nhân ái, dấn thân vì nghĩa
lớn, phải ln ln hƣớng tới cái đẹp, cái giá trị nhận rõ “cái thiện – cái ác”,
“cái đúng – cái sai”, “cái tốt – cái xấu” mà khơng chỉ nhìn trong xã hội, trong
ngƣời khác mà cịn phải nhìn nhận ngay trong bản thân mình, phải dám thừa
nhận khuyết điểm để dứt khốt từ bỏ nó, dù là đau đớn. Giá trị không phải chỉ
là ở số lƣợng, ở cái tốt mà còn là ở chất lƣợng và chống lại cái xấu, cái
ác; không phải chỉ là quan tâm xây dựng cái tốt mà còn phải quan tâm và
quyết tâm cao trong đấu tranh chống cái xấu, nhƣ chống chủ nghĩa cá nhân,
vô tổ chức, vô kỷ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức phục vụ nhân
dân, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu…
Cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
quốc tế của đất nƣớc ta đã và đang tạo ra những cơ hội lớn đối với thanh niên

trong lập thân, lập nghiệp, thực hiện hoài bão, lý tƣởng. Mặt khác, cũng đặt ra
những thử thách vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, bên cạnh những thành tựu
to lớn về kinh tế xã hội, nhiều vấn đề xã hội của thanh niên đã đƣợc giải
quyết, nhƣng cũng còn nhiều vấn đề xã hội của thanh niên vẫn còn tồn tại, .
Vấn đề học hành, việc làm và thu nhập là sự quan tâm hàng đầu của thanh
niên, nhƣng hiện nay trở thành nỗi bức xúc lớn. Môi trƣờng sống, học tập,
phấn đấu của thanh niên đang gặp rất nhiều khó khăn, trong thanh niên đã có
sự phân hóa khá lớn, phân hóa ngay trong mỗi tầng lớp, mỗi đối tƣợng cụ thể.
Tình trạng thiếu cơng bằng trong hƣởng thụ văn hóa, hƣởng thụ các cơ hội
cũng đang là vấn đề lớn trong thanh niên.
Do hạn chế về nhận thức và nhất là thiếu bản lĩnh nên một bộ phận
khơng nhỏ thanh niên rơi vào suy thối tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống,
mất phƣơng hƣớng giảm sút niềm tin, sống khơng có hồi bão, lý tƣởng,


17
khơng muốn vào Đồn, vào Đảng. Họ tỏ ra thờ ơ với sinh hoạt chính trị,
khơng quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, không tham gia công tác xã hội.
Lối sống thực dụng đang chi phối mạnh suy nghĩ và hành động của khơng ít
thanh niên, thúc đẩy bộ phận này đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, làm bất cứ
việc gì miễn là có tiền và với họ càng kiếm đƣợc nhiều tiền càng tốt. Có một
bộ phận thanh niên còn chạy theo những thị hiếu hết sức tầm thƣờng. Họ sống
mà không cần biết ông bà, bố mẹ, anh chị mình đã sống nhƣ thế nào, chạy
theo cuộc sống tiện nghi xa hoa, thậm trí ăn chơi trụy lạc, vi phạm pháp luật,
trở thành tệ nạn xã hội.
Nỗi lo lớn của cả xã hội hiện nay là đạo đức xã hội xuống cấp, môi
trƣờng sống của lớp trẻ đang bị vẩn đục. Các hiện tƣợng xảy ra gần đây cho
thấy gần nhƣ đang có sự lộng hành của cái xấu, cái ác; cái tiêu cực lấn át cái
tích cực, nhƣng sau hai cái chết của hai chàng thanh niên là sinh viên Phạm
Đức Linh của trƣờng Đại học Giao thông vận tải cơ sở II và hiệp sĩ công nghệ

thông tin Nguyễn Công Hùng mà báo Tuổi trẻ đã nêu trong số báo Thứ sáu 4
/1 / 2013 đã thắp sáng niềm tin vào những điều tốt đẹp trong mỗi con ngƣời,
trong lớp trẻ hôm nay và quan trọng hơn là bản lĩnh văn hóa của thanh niên
vẫn đƣợc duy trì và đang cần sự kích lệ nhiều hơn và phát huy mạnh mẽ hơn.
Giáo dục thanh niên nhƣ Bác Hồ căn dặn “là cả một khoa học”, cần
phải nắm vững những diễn biến tình hình tƣ tƣởng của các tầng lớp, các đối
tƣợng cụ thể trong thanh niên, nhất là tâm tƣ nguyện vọng và những khó khăn
của họ, trên cơ sở đó xây dựng chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục
sinh động, phù hợp. Cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, phƣơng thức hoạt động
của tổ chức Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp Thanh
niên Việt Nam, làm cho khả năng chi phối và ảnh hƣởng của Đoàn, của Hội
sâu rộng và mạnh mẽ trong các tầng lớp thanh niên để mở rộng mặt trận đoàn
kết tập hợp thanh niên, lôi kéo đông đảo thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội và


18
các tổ chức thành viên để giáo dục, rèn luyện và phát huy sức mạnh của
thanh niên.
Thực tiễn đã khẳng định, để phát huy cao độ tinh thần thanh niên, đƣa
các giá trị đỉnh cao trở thành giá trị phổ biến trong lớp trẻ cần phải đẩy mạnh
việc tổ chức và nhân rộng các phong trào, các cuộc vận động cách mạng trong
thanh niên. Việc phát động các phong trào cần phải có sự chuẩn bị xác định
bƣớc đi và kế hoạch cụ thể. Các phong trào thanh niên trong giai đoạn mới
cần kết hợp việc chăm lo giáo dục, bồi dƣỡng thanh niên về mọi mặt, với
xung kích vào giải quyết những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, khó khăn của
đất nƣớc, của ngành, địa phƣơng. Đồng thời phải kết hợp với giải quyết
những vấn đề xã hội cho thanh niên.
Sự nghiệp bồi dƣỡng, đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện bao gồm
nhiều mặt, nhiều vấn đề lớn, địi hỏi phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ,
toàn diện. Song điều quan trọng trƣớc tiên là tăng cƣờng giáo dục lý tƣởng,

đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa và ý thức cơng dân cho thanh niên thiếu
niên để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có bản lĩnh văn
hóa, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
1.2. Văn hóa quần chúng
1.2.1. Khái niệm văn hóa quần chúng
Theo từ điển Tiếng Việt: “Văn hố quần chúng là các hình thức sinh
hoạt văn hố phục vụ cho quần chúng đơng đảo và quần chúng đơng đảo có
thể tham gia” [3, tr1101]
Theo Hà Huy Giáp thì “Văn hố quần chúng ở đây có nghĩa là văn hố
do quần chúng tiến hành trên cơ sở phát huy tính sáng tạo, chủ động, tự
nguyện của đông đảo quần chúng, bằng phƣơng thức riêng của nó, đƣợc sự


19
lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Nhà nƣớc, nhằm
đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá ngày càng tăng của nhân dân và là nền
móng của nền văn hố dân tộc xã hội chủ nghĩa.” [2, tr16]
1.2.2. Vai trị của văn hóa quần chúng
Trải qua bao thế hệ, bao giai đoạn lịch sử, nhân dân các dân tộc Việt
Nam sống, lao động, chiến đấu bảo vệ quê hƣơng dù nắng mƣa, dù buồn vui,
dù gặp bao nhiêu gian khổ khó khăn nhƣng trong cuộc sống không bao giờ
vắng lời ca, tiếng hát.
Hiện nay nền kinh tế đất nƣớc ngày một đổi thay, dân ngày càng ấm no
có đời sống ổn định, đất nƣớc ngày càng đổi mới, khoa học kỹ thuật không
ngừng phát triển, hiện đại, ở bn làng đã có tivi, radio, đèn điện rực sáng.
Những máy móc, đồ dùng ấy có thể nhanh chóng bị lạc hậu, duy chỉ có những
tinh hoa văn hóa các dân tộc là khơng bao giờ cũ, khơng bao giờ “q hạn”.
Các phƣơng tiện nghe nhìn hiện đại với các chƣơng trình mới mẻ cũng
khơng thể làm cho đem hội hát đúm, si lƣợn của quê hƣơng Cao-Bắc-Lạng

vắng bạn tâm tình khơng làm cho hội xịe vòng, xòe chiêng ở xứ sở hoa ban
Mƣờng Lay hay xứ sở hoa mận Bắc Hà chóng tàn, khơng làm cho chợ phiên
Đồng Văn, Mèo Vạc vắng tiếng khèn và những cánh ô, càng không làm cho
tiếng đàn T’rƣng, tiếng chiêng cồng hay đêm kể khan của già làng trên núi
rừng Tây Nguyên ngừng lặng.
Vì văn nghệ quần chúng là của quần chúng sinh ra và tồn tại cùng đời
sống hằng ngày của quần chúng là nhu cầu, là món ăn tinh thần không thể
thiếu của quần chúng từ đời này qua đời khác.
Do vậy, các phƣơng tiện nghe nhìn hiện đại, các chƣơng trình văn cơng
chun nghiệp ngập tràn âm thanh, ánh sáng không lấn át, không thay đƣợc


20
những tiếng hát, điệu nhạc, dáng múa dân dã, mộc mạc nhƣng vô cùng kỳ thú
của quần chúng.
1.2.3. Chức năng của văn hóa quần chúng
1.2.3.1. Chức năng của văn hóa
Muốn xác định đúng đắn mục tiêu và nội dung của cơng tác văn hố
quần chúng, cần phải nói rõ chức năng của văn hố.
Văn hố nói chung có nhiều chức năng nhƣng có hai chức năng chủ
yếu sau đây:
Giáo dục là chức năng rất cơ bản và bao trùm. Nó bao gồm cả giáo dục
tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, kiến thức, tình cảm thẩm mỹ…cho quần chúng.
Thơng qua những hoạt động phong phú, sinh động, văn hoá thực hiện chức
năng giáo dục một cách đắc lực nhất. Nó góp phần to lớn đem lại nhận thức
cho nhân dân về chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về chủ
nghĩa xã hội, về đƣờng lối, quan điểm và các chính sách của Đảng, giáo
dục tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức và tình cảm cách mạng, nâng cao
kiến thức khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, giáo dục thẩm mỹ cho đông
đảo quần chúng.

Tổ chức và xây dựng đời sống văn hoá của quần chúng. Tổ chức và
xây dựng đời sống văn hoá của quần chúng bao gồm cả việc xây dựng nếp
sống mới, tổ chức nghỉ ngơi, vui chơi lành mạnh cho nhân dân, nâng cao đời
sống văn hố của nhân dân nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá mới. Chức
năng thứ hai thể hiện tính ƣu việt của chế độ xã hộ chủ nghĩa mà bất kỳ chế
độ xã hội nào trƣớc đây cũng khơng thể có đƣợc.
1.2.3.2. Chức năng của văn hóa quần chúng
Tổ chức hoạt động văn hóa quần chúng là đáp ứng quyền đƣợc hoạt
động, đƣợc sáng tạo, đƣợc hƣởng thụ văn hóa tinh thần của quần chúng. Quần


21
chúng không phải là lực lƣợng thụ động ngồi chờ Nhà nƣớc đem văn nghệ về
phục vụ họ. Đồng thời cũng khơng phải là ngƣời chỉ biết có “bán mặt cho đất,
bán lƣng cho trời”. Quần chúng là ngƣời biết làm ra sản phẩm vật chất và cả
sản phẩm tinh thần. Họ rất trân trọng những sản phẩm của Nhà nƣớc, của nơi
khác mang tới nhƣng cũng rất yêu “cây nhà lá vƣờn”.
Văn nghệ quần chúng phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của quần chúng
nhân dân thông qua lời ca tiếng hát, thơng qua hình tƣợng các nhân vật trong
những vở diễn ngắn của đội văn nghệ xã.
Văn nghệ quần chúng góp phần xây dựng con ngƣời mới ở cơ sở: lao
động có năng suất cao, có sức khỏe và phẩm chất tốt, xây dựng mối quan hệ
tình làng nghĩa xóm.
Hoạt động văn nghệ quần chúng góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn
hóa văn nghệ cổ truyền phong phú và quý giá của quê hƣơng, dân tộc.
1.2.4. Mục tiêu của văn hoá quần chúng
Xuất phát từ chức năng từ chức năng của văn hoá quần chúng, mục tiêu
trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của cơng tác văn hố quần chúng là tích cực góp
phần giáo dục và đào luyện con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của văn hố quần chúng cịn là khơng ngừng nâng cao đời

sống văn hoá của nhân dân, tạo nên một đời sống tinh thần lạc quan, phấn
khởi, tƣơi vui, nhằm thay đổi căn bản đời sống tƣ tƣởng, tinh thần và văn hố
của tồn xã hội, của đơng đảo quần chúng nhân dân, là tích cực góp phần vào
việc xây dựng một nền văn hố mới.
Trên ý nghĩa đó, giáo dục và đào luyện con ngƣời mới là nhiệm vụ của
cách mạng tƣ tƣởng và văn hoá. Để thực hiện nhiệm vụ ấy, cơng tác văn hố
quần chúng phải:


22
Góp phần tuyên truyền, phổ biến lý luận chủ nghiã Mác- Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền đƣớng lối chính sách của Đảng và nhà
nƣớc, những quan điểm cơ bản của Đảng về cách mạng xã hội chủ nghĩa và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, về bảo vệ Tổ quốc…
Phổ biến sâu rộng những kiến thức cần thiết về khoa học, kỹ thuật,
trƣớc hết là những kiến thức khoa học, kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, trong đời sống xã hội và gia đình; kịp thời phổ biến những sáng
kiến kinh nghiệm tiên tiến của quần chúng để đẩy mạnh sản xuất và củng cố
quan hệ sản xuất mới.
Phổ biến có chọn lọc những tác phẩm văn học, nghệ thuật trong nƣớc
và ngoài nƣớc, cả xƣa lẫn nay, nhằm đƣa văn học nghệ thuật đến quần chúng.
Kiên trì đấu tranh cải tạo những thói quen cũ, xây dựng nếp sống mới.
1.2.5. Các loại hoạt động văn hóa quần chúng ở cơ sở
1.2.5.1. Hoạt động về ca nhạc và múa
Hát dân ca, hát ru, hò, vè, hát giao duyên, hát mới.
Sử dụng nhạc cụ độc lập, chơi dàn nhạc, dàn cồng chiêng, trống.
Múa tập thể, múa xòe, nhảy (vũ quốc tế), múa tiết mục.
1. 2.5.2. Về sân khấu
Tấu.
Múa rối.

Vở diễn ngắn, dài, trích đoạn.
1.2.5.3. Về thơ văn
Làm thơ, ngâm thơ, bình thơ.
Tìm hiểu sách báo, thi kể chuyện.


23
1.2.5.4. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh
Vẽ tranh.
Chụp ảnh.
Trƣng bày triển lãm, thi các tác phẩm, nhà truyền thống.
Quay băng hình (camera).
Chiếu video, karaoke.
1.2.5.5. Về khai thác, bảo tồn vốn văn nghệ cổ truyền
Sƣu tầm, học hỏi, ghi chép lại các làn điệu dân ca, ca dao, hò, vè, các
vũ điệu dân gian của các già làng, già bản, các nghệ nhân.
Sƣu tầm, lƣu giữ, sao chép các hoa văn, họa tiết, màu sắc hình khối
trong trang trí nội thất ở các cơng trình cơng cộng và tƣ nhân có giá trị cổ
truyền, các đồ dùng, văn hóa phẩm, trang phục (áo váy, khăn, chăn gối…)
Dàn dựng cho đội văn nghệ với các diễn viên trẻ biểu diễn các bài hát,
điệu nhạc, múa cổ truyền.
1.2.5.6. Hoạt động lễ hội, các trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại
Sinh hoạt các lễ hội cổ truyền và lễ hội mới (cách mạng). Duy trì các
trị chơi dân gian: nhƣ ném cịn, bắn cung, đánh phết, thả diều, bơi chải…
1.2.6. Phân loại hoạt động
1.2.6.1. Hoạt động thường xuyên
Là các hoạt động theo nhu cầu thƣờng nhật của quần chúng cho dù là
hoạt động có tổ chức thành tổ, nhóm nhƣ các Câu lạc bộ của phụ nữ, của các
cụ phụ lão, của thanh thiếu niên hoặc của các hội nhƣ cựu chiến binh, Bà mẹ
chiến sĩ, Hội nông dân v.v… Hay là các hoạt động đơn lẻ, độc lập của cá

nhân, gia đình, của một nhóm vài ba ngƣời sinh hoạt giải trí, giúp vui ngày


24
cƣới hỏi, lễ lạt v.v… Ngồi ra cịn có hoạt động ở các tụ điểm nhƣ: karaoke,
quốc tế vũ, chiếu video, các lớp hƣớng dẫn nghiệp vụ.
1.2.6.2. Hoạt động định kỳ
Là hoạt động theo kế hoạch, đề án đã định sẵn từ đầu năm hoặc từ
trƣớc đó một thời gian, có khi từ năm trƣớc nhƣ việc:
Xây dựng các chƣơng trình tiết mục chào mừng ngày lễ lớn dịp 3/2, dịp
2/9, dịp 19/5 hat dịp Tết. Cùng đó là các cuộc lễ hội cổ truyền theo âm lịch
của địa phƣơng.
Tổ chức các cuộc liên hoan nhân ngày xuống đồng, gặt mùa, hay đi
tham gia liên hoan hội diễn ở cấp trên (huyện, tỉnh).
Hoạt động định kỳ thƣờng không nhiều nhƣng lớn về quy mơ, địi hỏi
đầu tƣ nhiều về sức lực, kinh phí và đƣợc chuẩn bị kỹ.
1.2.6.3. Hoạt động đột xuất
Hoạt động khơng có trong kế hoạch, nảy sinh để đáp ứng nhu cầu và
hoàn cảnh khách quan nhƣ phục vụ một nhiệm vụ chính trị đột xuất của địa
phƣơng, tiếp khách tham quan, hoặc nhiệm vụ giao lƣu văn hóa của địa
phƣơng với các đơn vị địa phƣơng bạn.
Các loại hoạt động dù định kỳ, thƣờng kỳ hay đột xuất cũng đều có giá
trị tinh thần nhƣ nhau, địi hỏi đạt đƣợc những kết quả tốt.
Chính vì thế cán bộ văn hóa xã cần quán triệt để chủ động tìm ra những
biện pháp đúng, tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Cần có nội dung chi tiết, cụ thể, biện pháp sinh động, linh hoạt cho các
hoạt động thƣờng xun và có kế hoạch, chƣơng trình cơng tác từng bƣớc cho
các hoạt động định kỳ nhƣ chuẩn bị vật chất, đào tạo bồi dƣỡng hạt nhân, lực
lƣợng, khảo sát, địa điểm và yếu tố có liên quan.



25
Với các hoạt động đột xuất lại cần phải tập trung sức lực, khả năng và
tinh thần trách nhiệm, quyết đốn cao.
1.2.7. Các phương thức hoạt động văn hóa quần chúng
1.2.7.1. Hoạt động tự thân
- Là những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của mỗi cá nhân, hoạt động
có tính tự phát, theo nhu cầu riêng của mỗi cá nhân nhằm mục đích bộc lộ
tâm trạng (buồn, vui, hờn giận), tỏ tình (ngỏ ý bóng gió), cũng có khi chỉ là
ngẫu hứng.
- Hoạt động không phụ thuộc vào thời gian, khơng gian, mơi trƣờng,
hồn cảnh, tuổi tác.
- Với các hình thức, thể loại phong phú, đa dạng, sinh động là nền tảng,
là cơ sở, là gốc của phong trào quần chúng.
- Không phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất.
- Là hoạt động đời thƣờng, dân dã mà đỉnh cao của nó là tên tuổi các
nghệ nhân với các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
1.2.7.2. Hoạt động tổ chức
- Là hoạt động theo phƣơng thức tổ chức ban, nhóm, đội, đồn thƣờng
do chính quyền, đoàn thể đứng ra thành lập, quản lý. Hiện nay cũng hình
thành nhiều đội, nhiều nhóm do một gia đình thành lập. Nội dung hoạt động
theo phƣơng thức này khá phong phú, có đủ khả năng xây dựng các chƣơng
trình chuyên môn quy mô lớn, chất lƣợng cao.
- Tổ chức đội, nhóm có khả năng đáp ứng chức năng nhiệm vụ của văn
nghệ ở cơ sở, là nơi đào tạo, bồi dƣỡng những “ngôi sao” trong phong trào
văn nghệ quần chúng.


×