Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực trạng và các giải pháp bảo tồn văn hoá dân tộc cơtu ở huyện hoà vang đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 86 trang )

0

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa quản lý văn hoá nghệ thuật
-------------------------

Hong kim quang

Thực trạng v các giải pháp bảo tồn văn hóa
dân tộc cơtu ở huyện hòa vang - đ nẵng

Chuyên ngành: Quản lý hoạt động Âm nhạc
MÃ số:
Khoá luận ĐạI HọC ngnh QUảN Lý VĂN HóA

Ngời hớng dẫn khoa học: pgs.ts cao đức hải

H Nội - 2014




1

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy cơ, bạn bè cũng như các cán bộ văn hóa huyện Hòa Vang - Đà
Nẵng đã cung cấp cho tác giả một số tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành
khóa luận này. Và đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên PGS.TS
Cao Đức Hải là giảng viên khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, trường Đại học
Văn hóa Hà Nội. Thầy là người hướng dẫn tác giả trong suốt q trình làm


khóa luận, thầy đã luôn động viên tinh thần, chỉ hướng triển khai cho bài khóa
luận của tác giả rất nhiều.
Tác giả cũng xin trân thành cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tác giả có được nền tảng
kiến thức cơ bản để hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có những cố gắng rất nhiều, tuy nhiên với lượng kiến thức
cịn hạn chế nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong
nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè và độc giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả thực hiện khóa luận

Hồng Kim Quang




2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HOÀ VANG VÀ DÂN TỘC
CƠTU ............................................................................................................... 9
1.1. Tổng quan về huyện Hoà Vang ........................................................... 9
1.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên .................................................................. 9
1.1.2. Lịch sử, văn hoá .............................................................................. 14
1.1.3. Đặc điểm dân cư ............................................................................. 17
1.2. Khái quát về tộc người Cơtu .............................................................. 18
1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử tộc người Cơtu ............................................. 18
1.2.2. Tên gọi, dân số ................................................................................ 20

CHƯƠNG 2: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ DÂN TỘC CƠTU CẦN ĐƯỢC
BẢO TỒN....................................................................................................... 21
2.1. Văn hoá vật chất .................................................................................. 21
2.1.1. Ẩm thực .......................................................................................... 21
2.1.2. Trang phục ...................................................................................... 37
2.1.3. Làng của dân tộc Cơtu .................................................................... 38
2.2. Văn hoá tinh thần................................................................................ 41
2.2.1. Văn hóa gia đình ............................................................................. 41
2.2.2. Lễ hội truyền thống ......................................................................... 45
2.2.3. Văn hóa văn nghệ ........................................................................... 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC GIÁ
TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC CƠTU Ở HUYỆN HÒA VANG - ĐÀ NẴNG 58
3.1. Thực trạng bảo tồn, xây dựng các giá trị văn hoá dân tộc Cơtu
hiện nay .............................................................................................. 58




3

3.2. Giải pháp bảo tồn, phục dựng các giá trị văn hoá dân tộc Cơtu.... 62
3.2.1. Giải pháp bảo tồn ............................................................................ 62
3.2.2. Giải pháp phục dựng ....................................................................... 65
3.3. Những kiến nghị đề xuất .................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76





4

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc là một chủ trương hết sức đúng đắn được nhiều Đại hội Đảng khẳng định,
cần phải được thực hiện bằng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực
đưa vào đời sống xã hội. Làm được như vậy cũng chính là chúng ta ln nắm
bắt quy luật văn hóa nhưng đồng thời hướng theo việc thỏa mãn nhu cầu nâng
cao việc hưởng thụ văn hóa. Rõ ràng hơn bất cứ lúc nào, trong bối cảnh hội
nhập hiện nay việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là nhiệm
vụ cấp bách trong tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế, tạo
cho bản sắc văn hóa có một sức sống mãnh liệt cả trong không gian lẫn thời
gian. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng, tạo nên cốt cách của
nền văn hóa mới, để Việt Nam hịa nhập mà khơng hịa tan, vẫn phát huy
được niềm tự hào của dân tộc trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền
văn hóa các nước trên thế giới.
Việt Nam chúng ta rất phong phú và đa dạng tộc người với nhiều dân
tộc khác nhau, nằm rải rắc từ Bắc vào Nam. Mỗi một dân tộc đều có những
độc đáo, bản sắc riêng của mình vốn có từ xưa đến nay. Văn hoá các dân tộc
thiểu số Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền văn hoá Việt
Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với xu thế hội nhập và phát
triển, những luồng văn hoá khác nhau xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng
dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hoá truyền thống các
dân tộc thiểu số, đáng chú ý là nguy cơ phai mờ, biến dạng bản sắc dân tộc.
Hiện nay nước ta đang chú trọng nhiều cho việc phục dựng, phát huy, bảo tồn
các giá trị văn hóa của các dân tộc đã dần mai một theo chiều dài của thời
gian. Và thành phố Đà Nẵng là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hoá. Hơn thế




5

nữa, Đà Nẵng là một thành phố hoạt động kinh tế khá sơi động và có nhiều
nét văn hóa đặc sắc vốn có của mình. Trong đó, có một nền văn hóa khá nổi
bật và riêng có ở đây là văn hóa dân tộc Cơtu.
Đồng bào dân tộc Cơtu cư trú tập trung ở miền núi, vùng cao, vùng
biên giới. Đây là vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, giao thơng
cách trở, cơ sở hạ tầng cịn quá nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ
dân trí thấp, thơng tin liên lạc cịn nhiều hạn chế. Văn hóa dân tộc Cơtu có từ
lâu đời, đó là văn hóa làng, văn hóa cộng đồng và văn hóa dân gian lành
mạnh, trong sáng. Văn hóa dân tộc Cơtu là một trong những bộ phận cấu
thành tạo nên một “Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”.
Tuy mơ hình và số lượng người Cơtu khơng lớn, nhưng ở dân tộc này
có nhiều nét văn hóa đặc sắc và riêng biệt so với các dân tộc khác. Tộc người
Cơtu chỉ tập trung trên mấy làng nhỏ ở huyện Hịa Vang, nhưng sự có mặt của
tộc người Cơtu trên địa bàn huyện đã góp phần làm cho bản sắc văn hố vốn
có của thành phố Đà Nẵng thêm đa dạng, đặc sắc, làm cho bức tranh về văn
hóa chung của dân tộc. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy hầu hết các giá trị
văn hoá của tất cả các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không cịn giữ được
ngun vẹn như truyền thống mà có nhiều biến đổi cho phù hợp với cuộc
sống mới. Đó là kết quả của sự giao lưu, hội nhập với văn hoá của các dân tộc
và sự hội nhập nền kinh tế thị trường.
Và văn hoá dân tộc Cơtu ngày nay cũng bị ảnh hưởng bởi quy luật đó.
Đặc biệt, với dân tộc Cơtu ở huyện Hồ Vang thì điều này lại càng dễ dàng
xảy ra bởi vì bản thân dân tộc này có số lượng người q ít so với dân số và
lãnh thổ của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó dân tộc Kinh lại sống hịa lẫn
vào địa bàn của họ nên việc bị “Kinh hóa” là một tất yếu. Mặt khác, những
chính sách đầu tư, phát triển của Nhà nước và thành phố Đà Nẵng đã đưa đời

sống của họ ngày càng được nâng cao và xích lại gần hơn với cuộc sống của



6

người dân thành phố. Bên cạnh đó, bản thân tộc người Cơtu ở đây họ cũng có
nhu cầu sáng tạo, nhu cầu được giao lưu với các nền văn hoá khác. Nhìn
chung, ngày nay mọi mặt của đời sống xã hội của dân tộc thiểu số này khơng
cịn giữ gìn được nguyên vẹn như trước nữa, đang ngày một mai một đi theo
chiều hướng của xã hội, đặc biệt là trên các lĩnh vực của đời sống văn hoá
như ăn, ở, mặc, đi lại, phong tục tập quán. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay đã
tiếp cận với nền văn hóa hiện đại ngay từ nhỏ nên khơng gìn giữ được văn
hóa truyền thống. Nguy cơ thất truyền văn hóa của đồng bào Cơtu đang là vấn
đề rất cấp thiết, rất cần các giải pháp nhằm bảo tồn văn hóa của đồng bào nơi
đây. Nên tôi chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Thực trạng
và các giải pháp bảo tồn văn hoá dân tộc Cơtu ở huyện Hoà Vang - Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu. Mong muốn khóa luận này giúp mọi người sẽ
có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về văn hóa của dân tộc Cơtu ở huyện
Hịa Vang. Khơng những vậy, khóa luận này với hi vọng sẽ góp một phần nhỏ
vào việc bảo tồn và phát huy, phục dựng, nghiên cứu các giá trị văn hố ở
đây, góp thêm chút tư liệu trong nghiên cứu văn hóa dân tộc Cơtu.
2. Lịch sử vấn đề
Với dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang - Đà Nẵng, trong quá trình hình
thành và phát triển, họ đã tạo cho mình vốn văn hố truyền thống đặc sắc, vừa
có những nét tương đồng, vừa có những điểm riêng biệt, được thể hiện trong
đời sống vật chất và tinh thần hết sức phong phú, độc đáo. Điều này đã được
một số nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và cũng đã có những cơng trình nghiên
cứu tầm cỡ được viết thành sách như “Xã hội truyền thống của người Cơtu”
của Lưu Hùng, Ban dân tộc Quảng Nam, xuất bản năm 2005… hay một số

bài viết trên các báo, tạp chí (báo Đà Nẵng, tạp chí Đất Quảng…). Các tác giả
này cũng đã trình bày được khá đầy đủ mọi mặt của đời sống các tộc người
nơi đây. Tuy nhiên, với các loại hình và giá trị văn hoá của các tộc người này




7

thì cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách thật kỹ
lưỡng, sâu sắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hố dân tộc Cơtu ở huyện
Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng một cách tồn diện và sâu sắc nhằm định
hướng cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hố về lâu dài.
3. Phạm vi, đối tượng và mục tiêu
3.1. Phạm vi, đối tượng
Nghiên cứu các giá trị văn hoá của dân tộc Cơtu từ xưa và nay để bảo
tồn và phát huy.
3.2. Mục tiêu
Tìm hiểu một cách sâu sắc, tỉ mỉ, cụ thể về những giá trị văn hoá vốn
có của dân tộc Cơtu đặt trong bức tranh văn hóa chung của dân tộc.
4. Đóng góp của đề tài
4.1. Về mặt khoa học
Nghiên cứu văn hoá tộc người Cơtu ở huyện Hồ Vang có thể tìm hiểu
về các luồng dân cư, di dân, các tộc người ở đây trong lịch sử, nắm được các
thành phần tộc người, các giá trị văn hoá truyền thống của tộc người này.
4.2. Về mặt thực tiễn
Giúp mọi người có cái nhìn tồn diện và đầy đủ hơn về văn hóa của
dân tộc Cơtu. Góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu văn hố dân tộc Cơtu ở
huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đề tài này, tôi đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm của Đảng về nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng.



8

5.2. Phương pháp cụ thể
Người viết tiến hành hệ thống hóa, thu thập tài liệu và phân tích, so
sánh, đối chiếu, tổng hợp như theo yêu cầu của đề tài.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài
gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về huyện Hồ Vang và dân tộc Cơtu trên địa
bàn huyện
Chương 2: Các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Cơtu cần
được bảo tồn
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp bảo tồn các giá trị văn hoá
dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang - Đà Nẵng




9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HOÀ VANG VÀ DÂN TỘC CƠTU
1.1. Tổng quan về huyện Hoà Vang
1.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý

Là một huyện ngoại thành bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành
thành phố Đà Nẵng, huyện có tọa độ từ 15o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và
107o49’ đến 108o13’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đơng và Phú Lộc của tỉnh Thừa
Thiên - Huế
- Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam
- Phía Đơng giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu
- Phía Tây giáp huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam
Hệ thống đường giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện
tương đối thuận tiện. Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam
chạy từ Cầu Đỏ qua các xã Hòa Châu và Hòa Phước; quốc lộ 14B chạy qua
các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng;
tuyến đường tránh Nam Hải Vân đi qua các xã Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa
Nhơn; các tuyến đường: ĐT 601, 602, 604, 605 do thành phố quản lý và hệ
thống các tuyến đường giao thông liên huyện và liên xã. Vị trí địa lý, điều
kiện giao thơng thuận lợi là một điều kiện quan trọng để Hòa Vang khai thác
tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
hội trong ngắn hạn cũng như lâu dài.




10

1.1.1.2. Địa hình
Hịa Vang có 3 loại địa hình là miền núi, trung du và đồng bằng.
Vùng đồi núi: phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha,
bằng 79,84% tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Bốn xã miền núi, bao
gồm Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú và Hịa Liên, có độ cao khoảng từ400-500
m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1.487 m), độ dốc lớn hơn 40o, là nơi tập trung

nhiều rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố
Đà Nẵng. Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm
nghiệp, nông nghiệp.
Vùng trung du: chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến
100 m, xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hòa Phong, Hòa
Khương, Hòa Sơn, Hịa Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74 % diện
tích tồn huyện; phần lớn đất đai bị bạc màu, xói mịn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít
đất phù sa bồi tụ hàng năm ven khe suối. Địa hình và đất đai ở vùng này phù
hợp cho việc trồng các cây cạn, có nhu cầu nước ít, chịu được hạn.
Vùng đồng bằng: bao gồm ba xã Hòa Châu, Hịa Tiến, Hịa Phước với
tổng diện tích là 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở
độ cao thấp 2-10 m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và
đất cát là hai loại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa
màu. Tuy nhiên, có yếu tố khơng thuận lợi là do địa hình thấp, khu vực này
thường bị ngập lụt trong những ngày mưa lũ lớn.
1.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Hồ Vang nằm trong vùng khí hậu giao thoa giữa Bắc Hịa Vang với
Nam Hịa Vang, giữa Đơng Tây Sơn với Tây Tây Sơn, tạo nên nên khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8
đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt
rét mùa đơng nhưng khơng đậm và khơng kéo dài.




11

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,8oC cao nhất vào các tháng 6, 7, 8
với nhiệt độ trung bình 28 - 30oC; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình
18 - 23oC. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m nhiệt độ trung

bình khoảng 20oC.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, cao nhất các tháng 10, 11, trung
bình khoảng 85 - 87%; thấp nhất các tháng 6, 7 trung bình khoảng 76 - 77%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1164mm, mưa lớn thường tập trung
vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp. Các hướng gió
thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 2; gió mùa Đơng Nam
và Tây Nam vào tháng 5 và tháng 7. Huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng của
bão, trung bình hàng năm có 1 - 2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn
bão lớn.
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ; nhiều nhất là vào
tháng 5, 6, trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; lớn nhất là vào tháng 12 và
tháng 1 trung bình 58 đến 122 giờ/tháng.
Hồ Vang có khá nhiều sơng với 3 sơng chính là sơng Cu Đê, sơng
Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện một số sông nhỏ như sông Yên, Bầu Sấu và nhiều
ao hồ khác. Nhìn chung chất lượng nước các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất, trừ sông Cẩm Lệ và sông Cu Đê bị nhiễm mặn thuỷ triều
vào thời gian mùa khô từ tháng 5 đến tháng 6.
Ngoài hệ thống nước mặn, nước ngầm trong hệ thống thuỷ văn cũng rất
phong phú. Theo đánh giá sơ bộ, Hịa Vang có trữ lượng nước ngầm lớn, mực
nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ
sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Nhìn chung, các điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện Hịa Vang có
nhiều thuận lợi, đồng thời có nhiều khó khăn thách thức đối với sản xuất và
đời sống của nhân dân huyện Hòa Vang.




12


1.1.1.4. một số tài nguyên sẵn có
 Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê năm 2007, tổng diện tích đất huyện Hịa Vang là
73.691 ha. Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nơng nghiệp
là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng
rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công
nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc.
Tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng như sau:
Đất nông lâm nghiệp 61.923,8 ha, chiếm 84,0% diện tích tự nhiên, đất
phi nơng nghiệp là 6.201,1 ha chiếm 8,4% và đất chưa sử dụng 5.566,1 ha
chiếm 7,6%.
Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 93,3% cho các mục
đích nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi
nơng nghiệp khác. Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tương đối
cao. Thu nhập năm/1 ha đất nông nghiệp đạt 32 triệu đồng/ha. Đối với lâm
nghiệp, theo ước tính, chỉ số này chỉ vào khoảng 2 triệu đồng/ha rừng sản
xuất. Hệ số sử dụng đất cây hàng năm 2007 khá cao, ước đạt 1,95 lần.
 Tài ngun rừng
Huyện Hịa Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây là một
trong các thế mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 53.306,1ha
chiếm 89,3%. Trong đó, đất rừng sản xuất là 29.794,6 ha (42,1% diện tích đất
tự nhiên), tập trung chủ yếu ở Hòa Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú, đất rừng
phòng hộ là 12.658,7 ha (chiếm tỷ trọng 17,9% diện tích tự nhiên), đất rừng
đặc dụng là 10.852 (15,3% diện tích tự nhiên) thuộc địa bàn các xã Hịa Ninh
và Hòa Bắc. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2007 đạt khoảng 75%.



13


Rừng đặc dụng nằm trong địa phận xã Hòa Ninh và Hòa Bắc, thuộc
vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành
lập với mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng
nhằm nâng độ che phủ của rừng, phát huy tác dụng phịng hộ mơi trường của
rừng. Trong vùng rừng đặc dụng có rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa
dạng, các tài nguyên động thực vật phong phú, đặc biệt có nhiều loại gỗ quý,
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp rất hấp dẫn với khách du lịch như khu vực
Bà Nà - Núi Chúa.
Rừng và tài nguyên rừng của huyện Hịa Vang có vai trị quan trọng đối
với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện. Ngồi vai trị phịng
hộ cho huyện và thành phố Đà Nẵng, rừng cịn là thế mạnh có nhiều tiềm
năng trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến
lâm sản, dịch vụ du lịch.
 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản đã được phát hiện ở Hòa Vang chủ yếu là các
loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bao gồm: đá ốp lát, đá phục vụ xây
dựng, đá mỹ nghệ, tập trung chủ yếu ở các xã trung du và miền núi Hòa
Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Ninh và Hòa Phú. Các mỏ cát xây dựng ở dọc sông Cẩm
Lệ, Tuý Loan, Quá Giáng. Đất sét với trữ lượng lớn để sản xuất gạch ngói có
ở hầu hết các xã đồng bằng và trung du. Ngoài ra, đã phát hiện quặng
Volfram ở Nà Hoa (Hòa Ninh), quặng thiếc ở Đồng Nghệ (Hòa Khương)
nhưng trữ lượng không lớn.
 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước: Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông
Túy Loan, sông Cu Đê ... là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy
nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho huyện Hòa Vang.





14

Trữ năng thuỷ điện của các sông trên địa bàn huyện hiện đang được Công
ty Cổ phần thuỷ điện GERUCO Sông Côn khảo sát nghiên cứu. Trước mắt Công
ty này đang triển khai đầu tư cụm dự án thuỷ điện sơng Hương - Lng Đơng tại
xã Hịa Phú với tổng công suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ
đồng) và cụm dự án thuỷ điện sông Nam - sơng Bắc tại xã Hịa Bắc với tổng
cơng suất dự kiến 12 MW (tổng vốn đầu tư khoảng 877 tỷ đồng).
1.1.2. Lịch sử, văn hố
Vùng đất Hịa Vang xưa vốn là vùng đất Chiêm Thành, cha ông ta đã
theo bước chân của các vua chúa, đi mở mang bờ cõi, khai phá vùng đất mới.
Qua bao nhiêu thế hệ kế tiếp nhau phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức,
trên rừng xanh dưới mảnh đất ruộng vườn, cũng hơn một thế kỷ sau mới hình
thành được làng xóm.
Và cũng từ đây, các xóm làng như Túy Loan (1470), Bồ Bản (1476)
Phong Lệ, Cẩm Toại, Đại La... được hình thành và gắn liền với địa danh Hịa
Vang ngày ấy. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì huyện Hòa Vang được
ghi danh vào bản đồ của nước Việt Nam vào năm 1605 - đầu bản triều - tức là
đầu nhà Nguyễn.
Qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau, Hịa Vang cũng có chuyển biến
theo nó. Đó là sự chia tách và sát nhập lại của chính quyền vua chúa để dễ
dàng cho việc cai quản, từ đó lịch sử của huyện Hòa Vang cũng thay đổi
theo như ở đời Gia Long thứ nhất (1802), đóng tại Ái Nghĩa, đến năm Minh
Mệnh thứ V (1824) lại dời xuống Hóa Khuê Trung Tây. Đến năm Tự Đức
thứ hai (1848) lại trở về đóng tại phía Tây bắc của xã Ái Nghĩa. Năm 1899
lại dời về xã Bình Thuận và huyện Hịa Vang thuộc phủ Điện Bàn gồm có 7
tổng: Bình Thái, Thanh An, An Phước, Phước Tường, Hòa An, Tổng Giáo
với 158 xã, thôn.




15

Sau khi kí hiệp ước Geneve, triều đình nhà Nguyễn lại cắt một số đất
của huyện Hòa Vang làm nhượng địa cho thực dân Pháp. Trước sự đàn áp và
bóc lột, quân và dân ta đã đứng lên đoàn kết chống lại quyết liệt. Từ Chi bộ
Phổ Lỗ Sỹ, Chi bộ Phú Lộc ra đời đầu tiên thời kỳ năm 1939 - 1940 cho đến
khi huyện uỷ lâm thời được thành lập để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Để
thuận lợi cho việc hoạt động cũng như tránh được sự càn quét của kẻ thù,
Huyện uỷ Hòa Vang và cán bộ các ngành đoàn thể về tạm ở Đồng Nghệ sau
lên Đồng Xanh xây dựng khu căn cứ để bám trụ. Đây là một vùng núi hoang
vu, ở phía tây xã Phước Hiệp, trên triền núi phía nam có xóm Orây của đồng
bào dân tộc ít người, có đường tắt qua Đá Nhảy lên Trung Man, chỉ có một
con đường độc đạo đi ra Đồng Nghệ rồi xuống đường 14 do đó đây là căn cứ
rất an tồn.
Trước Cách mạng tháng tám - 1945, Quảng Nam thuộc liên khu V,
huyện Hòa Vang bấy giờ hợp xã nhất từ các xã cũ thành 28 xã mới. Sau năm
1954, chính quyền Sài Gòn chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh: Quảng Nam
và Quảng Tín, các huyện đổi thành quận, quận Hịa Vang được chia làm 5
khu. Đến giữa 1958, lại tách quận Hòa Vang ra thành 2 quận: Hòa Vang và
Hiếu Đức.
Trong giai đoạn 1954-1960 dưới chế độ độc tài Ngơ Đình Diệm - tay
sai của đế quốc Mỹ, với chính sách “tố cộng” và luật 10/5, Hòa Vang đã bị
biến thành nhà tù rộng lớn, bắt bớ, giam cầm, chém giết hàng vạn cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Chúng biến nhà lao Phú Hòa, Tùng Sơn, Túy Loan...
thành “địa ngục trần gian”, tra tấn cực kỳ dã man, để bắt cán bộ đảng viên ly
khai với Đảng, khai báo cán bộ, cơ sở cách mạng đang hoạt động.
Để thuận tiện cho việc cai quản khu Trung bộ, ngày 31/7/1962 chính
quyền miền Nam do tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ký sắc lệnh số 162-NV
chia tỉnh Quảng Nam thành 2 đơn vị hành chính là Quảng Nam và Quảng Tín.




16

Quảng Tín từ bờ nam sơng Thu Bồn trở vào, tỉnh Quảng Nam từ bờ bắc sông
Thu Bồn trở ra. Hịa Vang thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngược lại, chính quyền
kháng chiến tỉnh Quảng Nam quyết định chia tỉnh Quảng Nam thành 2 đơn vị
hành chính: tỉnh Quảng Tín từ bờ bắc sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Đà từ bờ
nam sông Thu Bồn trở về. Hòa Vang thuộc tỉnh Quảng Đà.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đội quân viễn chinh Mỹ đổ bộ
vào Đà Nẵng, tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ” tại miền nam Việt Nam.
Hòa Vang nhận nhiệm vụ lịch sử, chạm trán đầu tiên với đội quân xâm lược
này bằng cuộc đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị quyết liệt. Từ Hải
Vân đến Ngũ Hành Sơn, có thể nói nơi nào trên mảnh đất Hịa Vang cũng
biến thành chiến trường ngút ngàn khói đạn bom, nơi nào cũng gánh chịu
nhiều đau thương tang tóc, nhưng nơi nào cũng in dấu chiến công oanh liệt
của quân và dân ta đánh Mỹ thắng Mỹ. Địch muốn biến Hòa Vang thành vành
đai trắng để bảo vệ căn cứ chiến lược liên hợp hải - lục - không quân tại Đà
Nẵng, để tiêu diệt lực lượng cách mạng, giành thế tiến cơng chủ động trên
tồn chiến trường. Do đó chiến dịch trực thăng vận, chiến xa vận, càn trắng,
bình định cấp tốc... địch đều thực hiện hết sức quyết liệt tại đây. Chỉ trong
vòng 3 năm, từ 1966 - 1968 gần như tồn bộ xóm làng trên tồn huyện đều bị
địch đánh phá hoang tàn, kể cả núi rừng của Hòa Vang cũng bị bom đạn Mỹ
đánh phá trơ trụi. Nhân dân 4 vùng của Hòa Vang đều bị địch bắt vào các trại
tập trung với mưu đồ đánh mất chỗ dựa của cách mạng.
Sau 1975, Uỷ ban nhân dân cách mạng khu Trung bộ ra Quyết định số
119/QĐ vào ngày 10/4/1975 hợp nhất hai tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam
thành một đơn vị hành chính với tên gọi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Với
những chiến công đã dành được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ cũng như thành quả trong công cuộc xây dựng quê hương, 30
năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Hoà Vang đã vinh dự được Đảng và




17

Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý như sau: Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào năm 1978,
Anh hùng lực lượng công an nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ. Đây là điểm
soi sáng chói, ghi nhận những đóng góp của qn và dân Hịa Vang trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước. Hiện nay, tồn huyện có 636
Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 4.806 liệt sĩ, 1.602 thương binh, 970 chiến sĩ cách
mạng bị địch bắt tù đày, có 9/14 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, trong đó xã Hịa Tiến được 3 lần phong tặng danh
hiệu Anh hùng. Đó là truyền thống vinh quang, niềm tự hào và hành trang để
nhân dân và cán bộ huyện Hòa Vang bước vào thời kỳ đổi mới.
Tại kỳ họp lần thứ 10, quốc hội khoá IX nước ta (từ ngày 13/10/1996
đến 12/11/1996) đã quyết định tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 đơn
vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung
ương. Ngày 23/01/1997, Chính phủ ra Nghị định số 07/CP về việc thành lập
các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng gồm 5 quận và 2 huyện.
Huyện Hòa Vang được sát nhập cùng với thành phố Đà Nẵng và huyện
Hoàng Sa trở thành 7 quận huyện: Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên
Chiểu, Thanh Khê, huyện Hòa Vang, huyện Hoàng Sa trở thành thành phố Đà
Nẵng trực thuộc Trung ương. Hòa Vang lúc bấy giờ bao gồm 14 xã. Đến ngày
05/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2005/NĐ thành lập quận
Cẩm Lệ thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Hòa Vang đến thời điểm này bao
gồm 11 xã: Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa

Khương, Hòa Phú, Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hịa Bắc, cơ quan huyện
đóng tại xã Hịa Phong.
1.1.3. Đặc điểm dân cư
Trải qua diễn trình lịch sử, Hịa Vang là địa bàn của nhiều nền văn hoá
lớn chồng lên nhau như văn hoá Bàn Dũ, văn hoá Sa Huỳnh, văn hóa




18

Chămpa. Kể từ khi Hòa Vang gia nhập Đại Việt, cư dân Đàng Ngoài đến lập
làng sinh sống ngày càng đơng. Phần lớn cư dân Hịa Vang có nguồn gốc từ
Bắc Trung Bộ, mà đông đảo bắt nguồn từ Thanh Hố, Nghệ An. Cư dân bản
địa ở đây gồm có các dân tộc Chăm. Sau năm 1975, với sự biến động mạnh
mẽ của các luồng dân cư, Hịa Vang có thêm nhiều tộc người như: Hoa, Thái,
Nùng, Raglay. Người Kinh chiếm tới 95% dân số. Trải qua hàng thế kỷ di cư
vào vùng đất mới lập làng sinh sống cùng với cư dân địa phương, cư dân ở
đây đã tạo cho mình một tính cách riêng bên cạnh những nét truyền thống của
quê cha đất tổ.
Hiện nay Hòa Vang chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống là người Kinh,
người Việt gốc Hoa và người Cơtu, trong đó người Kinh chiếm vị trí đơng
đảo nhất với trên 90%, sinh sống trên khắp địa bàn huyện, người Cơtu sinh
sống ở hai xã: Hòa Bắc và Hòa Phú.
Nhân dân Hòa Vang theo 4 tơn giáo chính là Phật giáo, Thiên Chúa
giáo, Tin Lành và đạo Cao Đài. Bên cạnh việc đi theo các tơn giáo thì tín
ngưỡng thờ cúng ơng bà tổ tiên và một số tín ngưỡng dân gian khác cũng
được nhân dân giữ gìn và phát huy.
1.2. Khái quát về tộc người Cơtu
1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử tộc người Cơtu

Cơtu là một dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơme, nằm trong
tiểu chủng Môngôlôit phương Nam, thuộc loại hình nhân chủng Nam Á. Hiện
nay, dân tộc Cơtu cư trú ở Việt Nam và Lào. Tại Việt Nam theo điều tra dân
số năm 2009, người Cơtu có dân số khoảng 60.790 người. Họ sống tập trung
chủ yếu ở Tây Bắc tỉnh Quảng Nam tập trung chủ yếu ở ba huyện: Tây Giang,
Đông Giang, Nam Giang, khu vực Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung ở
hai huyện Nam Đông và A Lưới. Ở huyện Hòa Vang dân tộc Cơtu tập trung ở




19

thơn Giàn Bí, Tà Lan thuộc xã Hịa Bắc và thơn Phú Túc xã Hịa Phú. Khơng
gian sinh hoạt của người Cơtu là một địa bàn liền khoảng: về phía Đông là bộ
phận người Cơtu sống trên địa bàn nước ta như đã nói ở trên và về phía Tây là
người Cơtu sống trên đất Lào trong các tỉnh: Alavan, Chămpaxắc, Xavanaket.
Địa bàn cư trú của người Cơtu là vùng núi non trùng điệp, phần lớn đổ theo
hướng Tây Bắc - Đơng Nam.
Về nguồn gốc dân tộc Cơtu nói chung một số nhà ngôn ngữ cho rằng:
ngành ngôn ngữ Cơtu gần gũi nhất với các ngành ngôn ngữ Việt và Bana.
Cách đây khoảng 4000 năm đã có một ngơn ngữ tổ tiên chung cho các ngành
trên. “Các bằng chứng khảo cổ học, dân tộc học cho phép chúng ta đoán định
rằng: cách đây hơn 4000 năm, tổ tiên chung của người Việt, Mường, Katu
(Cơtu), Bana những người trồng lúa đã cư trú và dần lan tỏa khắp vùng lưu
vực sông Hồng (bao gồm cả Vân Nam và miền Bắc Việt Nam ngày nay). Họ
đã trở thành những chủ nhân quan trọng của nền văn hóa Đơng Sơn. Dần dần,
do sự tăng dân số và các cuộc chiến tranh nhiều nhóm nhỏ của cư dân Đông
Sơn từ miền Bắc Việt Nam đã di cư sang phía Tây và về phía Nam thành
nhiều đợt, bằng nhiều con đường khác nhau. Con cháu họ giờ đây đã trở

thành nhiều tộc người khác nhau về tên gọi và ngôn ngữ ở Việt Nam và Đông
Nam Á.
Do sống lâu trong rừng thẳm và núi cao người Cơtu đã bảo lưu nhiều
nét văn hóa cội nguồn. Cho đến thời gian gần đây ngôi nhà của dân tộc Cơtu
còn mang nhiều đặc điểm của hai dạng nhà khắc trên trống đồng Đông Sơn
cùng với nhiều phong tục được coi là thuộc thời kỳ văn hóa Đơng Sơn như:
đóng khố, cởi trần, xăm mình, cà răng, nhuộm răng đen, ăn trầu, trang trí đầu
bằng lơng chim, đánh trống đồng, cồng chiêng, dùng tên tẩm thuốc độc… vẫn
còn được thấy ở người Cơtu. Đồng thời hiện tượng các tộc người ngành Cơtu
sống gần kề liền một dải và các tộc ít người ngành ngơn ngữ Việt ở phía Bắc




20

với các tộc ngành ngôn ngữ Bana (Giẻ - Triêng, Xơ Đăng) ở phía Nam cho
phép đốn rằng, đó là các tộc người đã tách ra từ một khối Việt cổ di cư từ
phía Bắc. Trong khi đó truyền thuyết của người Cơtu đã kể rằng tổ tiên của họ
có một thời ở các khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Riêng tộc người Cơtu ở huyện Hòa Vang có khoảng hơn 1000 người
sống tập trung ở các thơn Giàn Bí, Tà Lan thuộc xã Hịa Bắc và thơn Phú Túc
xã Hòa Phú. Bộ phận người Cơtu ở đây khơng phải là cư dân bản địa mà đó là
kết quả của sự di cư từ bộ phận người Cơtu ở Tây Bắc Quảng Nam sang, chủ
yếu vào thế kỷ XIX sau khi hịa bình lập lại. Đây là kết quả của lối sống hỏa
canh truyền thống của người Cơtu và dần họ đã định cư tại đây, do ở đây có
nhiều điều kiện thuận lợi phù hợp với lối sống của họ. Bởi vậy, ta có thể nhận
thấy sự tương đồng về đời sống văn hóa của người Cơtu ở Hịa Vang và
người Cơtu ở phía tây tỉnh Quảng Nam.
1.2.2. Tên gọi, dân số

1.2.2.1. Tên gọi
Theo cách lí giải của người Cơtu thì Cơtu có nghĩa là: “người ở đầu
nguồn, trên cao (Cơ = người, tu = đầu nguồn nước)”. Đây là cách gọi cộng
đồng mình với địa danh, đặc điểm cư trú là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam
và chính họ cũng chia ra là người Cơtu sống ở vùng cao, vùng thấp và ở giữa,
đó cũng chính là nhóm địa phương của người Cơtu.
1.2.2.2. Dân số
Dân số của dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang tương đối ít, chỉ khoảng
hơn 1000 người, được phân bố ở 3 thơn: Tà Lang, Giàn Bí (xã Hịa Bắc) và
Phú Túc (xã Hòa Phú), và các làng này tương đối độc lập với nhau về mặt địa
lý. Các thôn này nằm ở vùng núi non khá hiểm trở.




21

CHƯƠNG 2
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ DÂN TỘC CƠTU CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN
2.1. Văn hoá vật chất
2.1.1. Ẩm thực
 Ăn uống
Cũng như các dân tộc khác sống lâu đời ở vùng núi, nền kinh tế chủ đạo
của người Cơtu bấy lâu nay là nền kinh tế nương rẫy, với việc chặt đốt cây
rừng lấy đất trồng cây lúa cạn mỗi năm một vụ.... Đây là một nền kinh tế mang
nặng tính chất tự nhiên. Xuất phát từ nền kinh tế chỉ biết lấy sản xuất kinh tế
nương rẫy làm nguồn sống chủ yếu mà ít chú ý đến làm vườn, chăn nuôi, làm
nghề thủ công, buôn bán trao đổi.... Cho nên trong cách thức ăn uống, trong cơ
cấu bữa ăn của người Cơtu trước đây cũng như hiện nay phản ánh rất rõ đặc
tính của cư dân nương rẫy, của nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín.

Đặc tính đơn giản, ít nghi thức, mang đậm yếu tố tự cung tự cấp trong
cơ cấu bữa ăn, trong cách thức tổ chức bữa ăn. Đây chính là sự thích ứng
trong ăn uống của con người với mơi trường sống.
Nhìn chung đồ ăn thức uống của người Cơtu là những thứ được chế
biến từ sản phẩm của núi rừng, là những sản phẩm do đồng bào tự làm ra,
không phải qua mua bán. Đó là các loại lương thực, thực phẩm có được nhờ
trồng trọt, chăn ni, săn bắn, thu nhặt từ núi rừng, sông suối về như lúa, sắn,
ngô, khoai, các loại thịt rừng, rau rừng, thịt gia súc, gia cầm, cá...
Trong cơ cấu món ăn đặc tính ăn theo mùa (hay nói khác là ăn uống
theo mùa vụ) của người Cơtu thể hiện rất rõ. Vào những lúc được mùa thì
đồng bào ăn nhiều, ăn no, lúc mất mùa, lúc giáp hạt thì ngược lại. Vào mùa
đơng, mùa xn nguồn rau, thực phẩm dồi dào bữa ăn da dạng, phong phú.
Vào mùa hè ăn uống trở nên đạm bạc, đơn giản do ít rau, ít thú săn....




22

Trước đây do tính chất của canh tác nương rẫy quy định nên trong một
ngày, người Cơtu chỉ ăn hai bữa chính (sáng và chiều), bữa trưa là bữa ăn phụ.
Trong các bữa ăn, đồng bào chú ý số lượng hơn là chất lượng thức ăn. Khi ăn
uống đồng bào ít mời mọc, cũng như ít có sự phân biệt ngơi thứ, tuổi tác....
Tính đơn giản trong ăn uống của đồng bào thể hiện rõ nhất trong cách
chế biến món ăn. Có thể nói ở người Cơtu kỹ thuật chế biến món ăn hết sức
đơn điệu. Thơng thường trong chế biến món ăn đồng bào ít pha chế, ít dùng
gia vị, chủ yếu chỉ có luộc và nướng thức ăn.
Tính cộng đồng biểu hiện trong cách bày biện thức ăn : thức ăn bày ra
chỉ chú ý tới tính tiện dụng, ai cũng có thể lấy thức ăn một cách dễ dàng. Khi
chia phần dù có mặt hay khơng, mọi thành viên trong cộng đồng làng đều có

phần. Thời kỳ trước đây đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, hay khách đến chơi
đều được phần như các thành viên khác.
Tính cộng đồng thể hiện trong cách hưởng lợi. Sản phẩm săn bắn được
trong phạm vi của làng mọi người đều được hưởng.
Tính cộng đồng cịn được thể hiện trong khơng gian ăn uống, trong số
lượng người tham gia vào các bữa ăn. Vào các dịp lễ tết, hội hè, ma chay,
cưới xin..., các gia đình dù ít dù nhiều đều chung nhau đóng góp và có mặt
đơng đủ tại gia chủ đứng ra chủ trì.
Ăn uống của người Cơtu thường khơng có kế hoạch, lãng phí dẫn đến
tình trạng thừa mà lại thiếu. Điều này thể hiện trong các dịp hội hè, cưới hỏi,
ma chay..., đồng bào thường bỏ ra một khối lượng thức ăn rất lớn, vượt ra
ngoài yêu cầu chi dùng. Đây cũng là những dịp đồng bào ăn uống thoải mái,
thừa thải, mà không nghĩ đến những lúc giáp hạt, đói kém.... Đối với người
Cơtu ý thức dành dụm tiết kiệm hầu như không được chú trọng. Hiện nay tình
trạng này vẫn cịn khá phố biến ở người Cơtu. Vào những dịp vui, dịp buồn,




23

đồng bào tổ chức ăn uống thoải mái, chu tất, chấp nhận trả nợ đến mấy năm
sau. Chính vì thế đặc tính này trở thành một gánh nặng cho đồng bào, cần
phải sớm được loại bỏ.
Ăn bốc (ăn bằng tay) là tập quán khá phổ biến trong các thời trước đây
của người Cơtu. Tập quán này có cái lợi là gọn nhẹ, dễ xử lý trong khi ăn,
nhưng đồng thời cũng phản ánh trình độ ăn uống của đồng bào. Như đã trình
bày, thơng thường người Cơtu chỉ chế biến món ăn theo hai cách: luộc và
nướng. Trước đây đồng bào ít có các món xào, món canh. Món canh có tính
phổ biến và là đặc sản của người Cơtu là món canh thập cẩm. Đây là một món

ăn vừa giống canh vừa giống cháo được hợp thành từ gạo (sản phẩm trồng
trọt), dọc mùng, rau rừng, nấm, lõi chuối non (sản phẩm hái lượm) cua, ốc,
nhái, xương thú (sản phẩm săn bắt), cá, muối...
Hiện nay ở người Cơtu, tập quán ăn bốc đã mất vị trí trong cách thức ăn
uống của đồng bào. Dụng cụ trong ăn uống của đồng bào Cơtu ngày nay đã
phong phú lên rất nhiều, bao gồm các loại bát đĩa, thìa, muổng, đũa. Đồng bào
từng bước đã biết giữ vệ sinh trong ăn uống, thế nhưng vào những dịp ăn
uống đông người, đồng bào vẫn còn tập quán ăn bốc.
Ăn uống của người Cơtu mang tính thực dụng nhiều hơn là thẩm mỹ,
hơn thế đơi lúc cịn mang tính tâm linh. Một thời gian dài trước đây đối với
người Cơtu ăn uống chỉ là nhu cầu, là điều kiện đảm bảo sự sinh tồn. Sống
giữa vùng núi non, ln bị cái đói đe dọa, hành hạ nên đồng bào chưa xem ăn
uống như là một nghệ thuật, một chuẩn mực xã hội. người Cơtu chỉ kiêng ăn
những động, thực vật mà đồng bào xem là tổ vật, vật kiêng của dòng họ.
Do nhiều nguyên nhân tác động nên đối với người Cơtu, khâu chế biến,
nhất là bảo quản thức ăn ít được chú ý. Đối với đồng bào đồ ăn trong các bữa
ăn thường "chặt to, kho mặn". Đồng bào ít có kinh nghiệm trong việc bảo




24

quản thức ăn. Thức ăn để dành chủ yếu được phơi khô hay dầm muối, treo
trên các sàn bếp....
Uống rượu và hút thuốc là một trong những tập quán khá phổ biến và
lâu đời đối với người Cơtu.
 Một số đặc sản và cách làm



Bánh Cuốt

Loại bánh nếp này hiện nay ở vùng Cơtu còn phổ biến, họ dùng khi có
tiệc tùng đãi khách hay khi đi xa gói bánh ăn đi đường và liên hoan khi mừng
tỉa lúa xong. Bánh Cuốt (hay bánh sừng trâu). Gọi là bánh đót bởi vì nó được
gói bằng lá đót, cịn bánh sừng vì nhìn xa giống hai cái sừng trâu, bị. Bánh
này ngon, dẻo và thơm (nhưng không thơm bằng cơm lam).
Bánh này cách làm dễ, nguyên liệu họ chỉ cần ra rừng một đoạn sẽ có
bạt ngàn cây đót, họ ngắt loại lá đót tươi tốt, dày và khơng rách đem về làm
bánh. Và họ chuẩn bị trước dây lạt để buộc bánh.
Cách làm: họ lấy nếp ngon, bỏ vào trong gói lá đót. Lá đót họ làm theo
cách: cầm lá phía đầu nhọn xuống dưới, họ xoay lá 360 độ để giáp mí lá tạo
thành hình nón, họ giữ chặt hai mí và lấy nắm gạo bỏ đầy, nén vừa chặt vào
hình nón, họ giữ chặt hai mí và lấy nắm gạo bỏ đầy, nén vừa chặt vào hình
nón của lá đót. Sau đó họ gấp lại phía lá đót đầu to phần cịn lại phần cịn lại
của lá đót và giữ chặt cái bánh. Rồi gói tiếp cái thứ hai như cái thứ nhất, khi
gói xong hai cái họ ốp sát nhau buộc lại đem ngâm vào nước sạch khoảng 2 3 tiếng đồng hồ rồi nấu như bánh chưng, bánh tét. Bánh Cuốt của người Cơtu
không bỏ nhân như bánh khác. Bánh Cuốt dùng được trong thời gian 2 - 3
ngày, khi để lâu bánh sẽ cứng, nhưng khi cứng thì đem bánh nướng vào than
hồng sẽ ăn giòn và dẻo ngon.




×