Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tìm hiểu về làn điệu sình ca của người cao lan ở xã đèo gia huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.62 KB, 80 trang )

Khúa lun tt nghip

Trờng đại học văn hóa h nội
Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số
------***------

Khóa luận tốt nghiệp
Tìm hiểu về ln điệu sình ca của ngời cao lan
ở x Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Giảng viên hớng dẫn
Sinh viên thực hiện

: GS.TS Hong Nam
: Phạm Thị Tâm
: VHDT - K15A

Líp

Hμ Néi, 2013
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

1


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
rất nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sở văn hóa,
thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang, phịng văn hóa thơng tin huyện Lục Ngạn,


ủy ban nhân dân xã Đèo Gia và đồng bào người Cao Lan ở xã Đèo Gia đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi cả về vật chất lẫn tinh thần, cung cấp cho tôi những tư
liệu quý giá trong quá trình điền dã và khảo sát thực tế tại địa phương.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo trong khoa văn
hóa dân tộc thiểu số đã giúp đỡ tôi bước đầu tiếp cận các cơng trình nghiên
cứu về văn hóa dân tộc.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hồng Nam đã là người thầy
trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Do cịn hạn chế về trình độ và khả năng, bài khóa luận khơng tránh khỏi
những hạn chế thiếu xót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cơ giáo và các bạn để bài khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Sinh viên

Phạm Thị Tâm

PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

2


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ............................................................................ 6
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề. ......................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 7
5. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 7
6. Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................... 7

7. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 7
8. Bố cục đề tài .................................................................................................. 8
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI CAO
LAN Ở XÃ ĐÈO GIA, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG ........... 9
1.1. Khái quát về địa lý, môi trường tự nhiên ở xã Đèo Gia, Lục Ngạn,
Bắc Giang .......................................................................................................... 9
1.2. Khái quát về người Cao Lan ở xã Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc Giang. .. 11
1.2.1. Đời sống kinh tế của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang.................................................................................................. 12
1.2.2. Đời sống văn hóa của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang .................................................................................................. 13
Chương 2. SÌNH CA VÀ TỔ CHỨC HÁT SÌNH CAO LAN Ở ĐÈO GIA,
LỤC NGẠN, BẮC GIANG ........................................................................... 21
2.1.Những vấn đề chung ................................................................................ 21
2.1.1.Đôi nét về văn nghệ dân gian ................................................................. 21
2.2. Sình ca nguồn gốc, tên gọi và ý nghĩa.................................................... 23
2.3. Phân loại sình ca ...................................................................................... 26
2.4 . Quy tắc và cách thức trong hát sình ca ............................................... 27
2.4.1. Quy tắc trong hát sình ca........................................................................ 27
2.4.2. Cách thức hát sình ca ............................................................................ 28
2.5. Kết cấu những bài sình ca. ..................................................................... 30
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

3


Khóa luận tốt nghiệp

2.6. Nội dung hát sình ca................................................................................ 33
2.6.1. Sình ca ban đêm ..................................................................................... 33

2.6.2. Sình ca ban ngày .................................................................................... 46
Chương 3. GIÁ TRỊ, SỰ BIẾN ĐỔI, BẢO TỒN VÀ NHỮNG BIỆN
PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀN ĐIỆU SÌNH CA Ở XÃ ĐÈO
GIA, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG ....................................... 59
3.1. GIÁ TRỊ TIÊU BIÊU CỦA SÌNH CA .................................................. 59
3.1.1. giá trị nghệ thuật và thấm mỹ................................................................. 59
3.1.2. Giá trị nhân văn và giáo dục: ................................................................. 60
3.2: Những biến đổi của sình ca Cao Lan ở Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc
Giang. .............................................................................................................. 63
3.2.1. Xu hướng biến đổi ................................................................................. 63
3.2.2. Nguyên nhân biến đổi sình ca Cao Lan ở Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc
Giang. ............................................................................................................... 64
3.3. Bảo tồn và phát huy Sình ca Cao Lan ở Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc
Giang ............................................................................................................... 65
3.3.1 Nghiên cứu sưu tầm các bài hát Sình ca Cao Lan .................................. 65
3.3.2. Đào tạo nghệ nhân hát, và mở các lớp dậy hát sình ca .......................... 66
3.3.3. Tuyên truyền phổ biến hát Sình ca cho đồng bào công chúng qua các
phương tiện thông tin đại chúng. ..................................................................... 67
3.3.4. Xây dựng môi trương diễn xướng cho sình ca....................................... 67
3.3.5. Đưa sình ca Cao Lan vào dậy trong các trường văn hóa nghệ thuật. .... 68
3.3.6. Đưa sình ca vào các hoạt động văn hố quần chúng. ............................ 68
3.3.7. Thành lập các câu lạc bộ hát sình ca tại cơ sở. ...................................... 68
3.3.8. Thường xuyên tổ chức các hội diẽn, giao lưu hát sình ca Cao Lan ....... 69
3.4. Kiến nghị. ................................................................................................ 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 76
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

4



Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam bao gồm 54 dân tộc cùng sinh sống hoà bình trên dải đất trải
dài hình chữ S. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc. Dân
ca chính là một trong những nét văn hóa đặc sắc đó. Nó là báu vật của mỗi
dân tộc, là nơi gửi gắm tâm tư nguyện vọng của người dân, là món ăn tinh
thần khơng thể thiếu của mỗi dân tộc, giúp con người quên đi những bon chen
xô bồ của cuộc sống mưu sinh để hịa mình vào những làn điệu nhẹ nhàng,
mượt mà, dung dị mà đằm thắm trong tình u đơi lứa, trong đám cưới, đám
hỉ thậm chí ngay cả trong khi lao động sản xuất. Dân ca như một sợi dây vơ
hình kết nối tình người, xe duyên cho các đôi nam nữ. Thanh niên nam nữ
dùng dân ca để bộc lộ tình cảm và ước nguyện được gắn bó với nhau và nhiều
đơi đã thành vợ thành chồng chỉ qua những câu hát đối đáp mộc mạc ấy. Mỗi
vùng miền lại có những làn điệu dân ca riêng, mang đặc trưng riêng như: hát
quan họ ở Bắc Ninh, hát xoan hát ghẹo ở Phú Thọ...
Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang là nơi đan xen của nhiều dân tộc thiểu
số, mỗi dân tộc có làn điệu dân ca riêng như hát Sli của người Nùng, điệu hát
soong cơ của người Sán Dìu... Trong đó người viết đặc biệt ấn tượng với làn
điệu Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang - nơi có đơng đồng bào người Cao Lan sinh sống nhất.
Do sống đan xen với các dân tộc anh em khác, nên vốn văn hoá của đồng
bào tuy rất phong phú, đa dạng nhưng thời lại bị biến đổi khá mạnh mẽ. Đến
với người cao Lan là đến với làn điệu Sình Ca- linh hồn văn hóa Cao Lan, đây
là loại hình văn hóa tinh thần văn hóa tinh thần vơ cùng đặc sắc và có ý nghĩa
lớn đối với người Cao Lan nói riêng cũng như người Việt Nam nói chung.
Thế nhưng hiện nay sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nền kinh tế

thị trường, những ảnh hưởng chóng mặt của đơ thị hóa và lối sống công
nghiệp đang từng ngày từng giờ tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế xã
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

5


Khóa luận tốt nghiệp

hội văn hóa của dân tộc cao Lan, đã làm cho đời sống văn hoá xã hội của
người Cao Lan có nhiều biến đổi. Các làn điệu dân ca của nhóm Cao Lanmột di sản văn hố đã bị mai một dần theo năm tháng. Người già am hiểu về
vốn văn hoá độc đáo này ngày một ít dần đi, còn lớp trẻ lại quên đi truyền
thống văn hố của chính dân tộc mình. Họ thờ ơ trước những làn điệu dân ca
mượt mà của dân tộc mình mà đi học các bài hát mới của dân tộc đa số. Trước
thực tiễn cái cũ mất đi cái mới chưa kịp được tiếp nhận, việc tìm hiểu, nghiên
cứu và sưu tầm các giá trị văn hoá phi vật thể nói chung và dân ca của người
Cao Lan nói riêng là việc vô làm cùng cần thiết, sẽ giúp cho các thế hệ trẻ ý
thức được giá trị văn hố của chính dân tộc mình.
Là một người con được sinh ra trên mảnh đất Bắc Giang, may mắn được
học chun ngành văn hóa dân tộc thiểu số, u thích làn điệu dân ca mượt
mà của tộc người Cao Lan- một thứ dân ca nhập tâm và mê muội. Trước thực
trạng nguy cơ mai một và biến mất của làn điệu dân ca tinh túy và mượt mà
này, bản thân em một nhà quản lí văn hóa dân tộc thiểu số trong tương lai tự
nhận thấy mình phải có trách nhiệm nghiên cứu tìm hiểu về những nét văn
hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, và cũng là để góp thêm tiếng nói trong
ước vọng của dân tộc Cao Lan về bảo tồn giữ gìn phát huy văn hóa dân gian
của dân tộc mình. Bên cạnh đó việc thực hiện khóa luận này sẽ giúp cho em
trau dồi thêm những kiến thức kinh nghiệm về văn hóa dân tộc phục vụ cơng
tác quản lí văn hóa dân tộc thiểu số sau này.
Với tất cả lý do trên em mạnh dạn chọn đề tài: Tìm hiểu về làn điệu

Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang để làm khóa luật tốt nghiệp cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Dân ca là tài sản vô cùng quý giá của mỗi dân tộc, là báu vật của tộc
người, việc giữ gìn các giá trị văn hóa trong dân ca là hết sức cần thiết, chính
vì vậy mà đã có rất nhiều tác giả có những cơng trình nghiên cứu đề cập đến
vấn đề dân ca như: Dân ca các dân tộc thiểu số (1997), Nguyễn Văn Trụ,
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

6


Khóa luận tốt nghiệp

NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội. Tìm hiểu dân ca Việt Nam (1994), Phạm Phúc
Minh, NXB Âm nhạc, Hà Nội. Dân ca Cao Lan (1997), Trần Văn Trụ,
Nguyễn Văn Lạng, Nguyễn Thu Minh. Dân ca Mèo (1967), Dỗn Thanh,
NXB Văn học. Văn hóa Cao Lan, Lâm Qúy, NXB Khoa học xã hội. Dân ca
Cao Lan –đêm hát thứ nhất(2003), Lâm Qúy, NXB dân tộc. Dân ca Cao Lan
(1982), Phương Bằng, NXB Văn hóa Dân tộc. Trong các cơng trình nghiên
cứu về Bắc Giang đã xuất bản như: Địa chí Bắc Giang (2002), NXB Văn hóa
thơng tin Bắc Giang và trung tâm Unesco Thông tin tư liệu, lịch sử văn hóa
Việt Nam. Truyền thống văn hóa - thơng tin huyện Lục Ngạn (2007), Uỷ ban
nhân dân, phịng văn hóa-thơng tin huyện Lục Ngạn. Di sản văn hóa Bắc
Giang về văn hóa phi vật thể (2006), bảo tàng Bắc Giang.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các vấn đề về chính sách
dân tộc, phong tục tập quán và các làn điệu dân ca một cách tổng quát nhất vì
vậy với đề tài này người viết muốn cung cấp và bổ xung thêm nguồn tư liệu
thực tế về làn điệu sình ca- linh hồn văn hóa của người Cao Lan, đồng thời đề
xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển làn điệu sình ca của người Cao

Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu làn điệu sình ca nhằm cung cấp một số thơng tin về sự ra
đời, quá trình hình thành, những đặc điểm và phương thức hát sình ca đồng
thời khẳng định một số giá trị tiêu biểu của loại hình dân ca Cao Lan.
Trên cơ sở đó:
Tìm ra những biện pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của người
Cao Lan nói chung và sự phát triển của các hình thức hát dân ca trong tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành khóa luận, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:

PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

7


Khóa luận tốt nghiệp

Phương pháp điền dã dân tộc học nhằm thu thập nguồn tư liệu thực tế tại
địa phương, phỏng vấn, quan sát, ghi chép thực địa, ghi âm, nghiên cứu tư
liệu và xử lí thơng tin
Phương pháp thu thập xử lí thơng tin qua các nguồn tư liệu sách báo,
mạng internet
Phương pháp miêu tả phân tích, tổng hợp rút ra nhận xét
5. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là cộng đồng người Cao Lan với làn điệu sình ca ở
xã đèo gia, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang từ lời hát, nội dung, cách thức
sinh hoạt, đến các giá trị văn hóa cần bảo tồn.
6. Phạm vi nghiên cứu.

Do hạn chế về khả năng chuyên môn cá nhân và thời gian nên em chỉ
tập trung nghiên cứu làn điệu sình ca của tộc người Cao Lan ở khu vực xã
Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc Giang, đây là nơi tập trung khá nhiều người Cao
Lan sinh sống.
7. Đóng góp của đề tài
Bổ xung thêm tư liệu về làn điệu sình ca của người Cao Lan ở xã Đèo
Gia , huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Giúp nâng cao nhận thức tầm quan trọng của lưu giữ những giá trị văn
hóa tiêu biểu của dân tộc cho đồng bào người Cao Lan nói chung và đồng bào
Cao Lan ở xã Đèo Gia nói riêng.
Đề xuất các giải pháp phù hợp để giữ gìn và phát huy giá trị của làn điệu
sình ca trong đời sống của cộng đồng người Cao Lan nói chung và người Cao
Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của bài khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về điạ lí tự nhiên và người Cao Lan ở xã Đèo Gia,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

8


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: Sình ca và và tổ chức hát sình ca ở xã Đèo Gia huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Giá trị, biến đổi và các biện pháp bảo tồn, phát triển sình ca
Cao Lan ở xã Đèo Gia- Lục Ngạn- Bắc Giang.


PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

9


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI CAO LAN
Ở XÃ ĐÈO GIA, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
1.1. Khái quát về địa lý, môi trường tự nhiên ở xã Đèo Gia, huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Lục Ngạn là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Bắc
Giang có diện tích là 1.011.49 km2. Huyện có 29 xã và có 1 thị trấn được chia
thành hai vung; vùng cao có 12 xã vùng thấp có 17 xã và 1 thị trấn.
Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng (Lạng Sơn), phía Nam và
phía Tây giáp huyện Lục Nam (Bắc Giang), phía Đơng giáp huyện Sơn Động
(Bắc Giang) và huyện Lộc Bình (Lạng Sơn). Hệ thống đường giao thông khá
phát triển, Lục Ngạn có một đường khác thơng nhau với đường bộ chạy qua,
đó là con đường nối tỉnh Lạng Sơn với vùng lục Ngạn qua Kiên Lao, Cấm
Sơn, Xa Lý… là con đường quốc lộ 31 chạy từ Bắc Giang qua Sơn Động lên
Lộc Bình (Lạng Sơn). Từ Lục Ngạn có thể qua Quảng Ninh bằng đèo Hạ Mi
(Sơn Động).
Lục ngạn có bồn địa do hai dải núi lớn là Bảo Đài và Huyền Đinh viền
bọc mà thành. Chảy qua bản địa theo hướng Đông - Tây là sông Lục Nam
(tên chữ là Minh Đức Giang). Có thể nói đây là khu vực chủ yếu là miền núi
được nâng lên mạnh thuộc lưu vực sông Lục Nam, với những đỉnh núi cao và
hiểm trở nên khu vực này có khả năng phát triển nghề rừng (chủ yếu là bảo vệ
và rừng phịng hộ), chăn ni và trồng trọt cây cơng nghiệp.
Lục Ngạn là vùng đất khá đặc biệt thường được coi là một tiểu vùng khí

hậu so với các vùng khác trong tỉnh, lục ngạn có lượng mưa ít hơn cả (1.321
ly), nhiệt độ trung bình cũng thấp hơn cả 220C.
Về đất đai: Lục Ngạn có thể chia thành ba vùng chính với những đặc
điểm chính tiêu biểu cho vùng trung du.

PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

10


Khóa luận tốt nghiệp

Vùng núi: Phân bố ở độ cao từ 170 m trở lên, chủ yếu là loại đất flralit,
song mức độ phong hố yếu, tầng đất mỏng, có màu xám đất này rất thích
hợp trồng rừng.
Vùng đồi: Phân bố ở độ cao 170 m trở xuống, mức độ phong hoá rất
mạnh, tầng đất tương đối dầy. Đất phù hợp với chồng sặn, dứa, chè và các
loại cây ăn quả khác; vải thiều, nhãn, hồng không hạt….
Vùng đồng bằng và thung lũng: Là vùng bạc màu và tự thoái hố dần đất
chua, yếu khí chủ yếu trồng các loại lương thực và thực phẩm.
Cịn theo tính chất sản xuất các loại đất được chia thành; Đất lâm nghiệp
chiếm 58.760 ha, đất trông đồi núi trọc 28.760 ha, và đất nông nghiệp là
15.080 ha.
Như vậy với những đặc điểm đất đai, khí hậu, thuỷ văn ở Lục Ngạn đã
tạo cho huyện có một thảm thực vật phong phú, đa dạng.
Lục Ngạn là một huyện miền núi. Chính vì vậy mà hệ thống tổ chức xã
hơi cịn rất hạn chế, dân cư chưa đơng đúc. Tính đến ngày 31/12/2004 Lục
Ngạn có 196.516 người, mật độ 180 người/km2, Lục Ngạn hiện có 11 dân tộc
chung sống, là các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu… Trong
đó dân tộc Kinh chiếm 54% dân số, với số dân là 23.779 người. Cao Lan là

một trong số những dân tộc sống xen kẽ với 11 dân tộc anh em khác. Các dân
tộc đều có nét văn hố đặc sắc riêng của mình, tạo lên sự phong phú đa dạng
trong nền văn hoá chung của huyện. Về với mảnh đất này ta được hiểu nhiều
hơn về một vùng đất quê hương vải thiều nổi tiếng bao lâu nay.
Đèo Gia là một xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn nằm ở phía đơng
nam, cách trung tâm huyện 30 km.
Về gianh giới:
Phía Đơng giáp với xã Yên Định- huyện Sơn Động.
Phía Nam giáp với xã Bình Sơn- huyện Lục Nam.
Phía Tây giáp với xã Tân Lập- huyện Lục Nam
Phía Bắc giáp với xã Phú Nhuận - huyện Lục Ngạn
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

11


Khóa luận tốt nghiệp

Có hai dân tộc anh em chung sống rải rác ở 7 thơn trong đó; dân tộc Cao
Lan chiếm 70%, dân tộc Kinh chiếm 30% tổng số dân khoảng 4.300 khẩu với
900 hộ, với diện tích tự nhiên là 4.415,5 ha.
Đèo Gia là một xã thuộc huyện miền núi nên địa hình khơng bằng phẳng,
chủ yếu là rừng núi, đồi ruộng xen kẽ nhau, diện tích đất canh tác chủ yếu rải
rác ở các khe núi, rạch sơng suối, đất đai có độ phì cao nhiều mầu mỡ, với khí
hậu ơn hồ, khí hậu ơn hồ phân bốn mùa rõ rệt nhiệt độ trung bình 200C, độ
ẩm 72-78%. Đây là điều kiện thuận lợi cho thâm canh tăng vụ phù hợp với
các loại cây ăn quả, cây lúa tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế địa
phương.
1.2. Khái quát về người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang.

Cao Lan là một nhóm người thuộc dân tộc Sán Chay, họ sinh sống ở Bắc
Giang chừng một, hai trăm năm nay, cư trú chủ yếu bốn huyện Lục Ngạn,
Lục Nam, Sơn Động và Yên Thế.
Trước đây các học giả Pháp gọi người Cao Lan là Mán Cao Lan, coi Cao
Lan là một ngành của dân tộc Dao. Cũng có một số người gọi họ là Trại, là
Sán Chay. Tuy vậy cho đến nay người Cao Lan ở Bắc Giang đều nhận mình
là người Cao Lan, tiếng dân tộc gọi là Hờn Bán. Họ tự thống nhất với nhau
tên gọi đó và coi mình là một tộc người riêng biệt, có lịch sử phát triển, và nét
văn hoá riêng khác hẳn dân tộc Dao và Sán Chay.
Người Cao Lan (ở Bắc Giang) có nguồn gốc từ Dương Châu, Quý Châu,
Quảng Tây (Trung Quốc), di cư vào Quảng Ninh (Việt Nam) chừng hơn một
trăm năm nay. Từ Quảng Ninh đồng bào đến Đèo Gia (Lục Ngạn), Lục Sơn,
Bình Sơn (Lục Nam)… Khi mới sang Việt Nam, người Cao Lan chỉ có 1-2
dịng họ với 5-7 nóc nhà. Dần dần, cùng với dòng chảy của thời gian, đồng
bào Cao Lan kéo về quần tụ ngày càng đông lên. Đến nay ở Đèo Gia có
khoảng 600 hộ Cao Lan sinh sống

PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

12


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.1. Đời sống kinh tế của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Do địa hình hiểm trở chủ yếu là đồi núi, nên xưa kia hoạt động kinh tế
chủ yếu của đồng bào là nương rẫy (theo lời chú Hoàng Văn Dũng - phó chủ
tịch uỷ ban nhân dân xã Đèo Gia). Nhưng ngày nay, đồng bào đã trồng lúa
nước, cịn có ngơ, khoai, hoa màu khác rau, đỗ, vừng… Ngồi ra người Cao

Lan còn trồng nhiều loại cây ăn quả, tre nứa và các loại cây lấy gỗ khác. Xưa
kia cứ tới mùa hanh khô đồng bào lại đốt rừng làm nương (tháng 10- 11 Âm
lich), đợi đến mùa xuân năm sau cuốc xới, gieo trồng. Ngày nay bà con không
đốt rừng nữa mà đã biết chuyể đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng khoa học vào
sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất. Từ cấy một vụ chuyển sang cấy
hai vụ.
Vì vậy từ chỗ sản xuất mang tính tự cấp tự túc thì nay dân tộc Cao Lan
đời sống thay đổi nhanh chóng tình trạng đói nghèo đã giảm, đời sống được
nâng cao. Mấy năm gần đây, họ đã biết trồng và chăm sóc cây vải thiều, một
cây trồng chủ đạo mang tính chiến lược để xố đói giảm nghèo.
Người Cao Lan xưa kia, chăn nuôi chủ yếu là trâu với hình thức thả rơng
vào rừng, khơng chăn dắt mà chỉ đeo mõ vào trâu đầu đàn để nhận biết trâu
nhà mình. Đến mùa vụ đồng bào mới mang trâu về để cày cấy, song nay tình
trạng đó khơng cịn nữa. Trâu, bị đã được nhốt ở nhà và chăn dắt cẩn thận.
Ngồi trâu, bị người Cao Lan cịn ni dê, ngựa, lợn và nhiều loại gia cầm
như gà, vịt, ngan, ngỗng… Tuy nhiên việc chăn nuôi chỉ mang tính chất phụ
trợ cho kinh tế gia đình, gia cầm còn đơn điệu, chưa quan tâm áp dụng khoa
học kỹ thuật trong chăn nuôi. Đồng bào chưa biết tận dụng, khai thác tiềm
năng có sẵn như bãi chăn, nguồn thức ăn để phát triển quy mô lớn.
Người Cao Lan cũng biết săn bắn để bảo vệ mùa, cải thiện sinh hoạt
hàng ngày. Mùa xuân họ thường tổ chức đi săn, người đầu tiên bắn được thú
thì được chia một đầu, một đùi sau và bộ xương, nếu có người bắn thêm thì
được người bắn trước chia cho 1/2 đùi thú. Săn bắn là công việc chủ yếu của
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

13


Khóa luận tốt nghiệp


đàn ơng, hái lượm là cơng việc chủ yếu của nữ giới. Đồng bào Cao Lan
thường rủ nhau vào rừng thu lượm sản phẩm của thiên nhiên như măng rừng,
nấm, rau, quả góp phần cải thiện bữa ăn gia đình.
Hiện nay đời sống của nhân dân trong xã đã được cải thiện rất nhiều,
trong xã đã có trường cấp I,II cho con em đến học. Điện lưới đang được kéo
về thôn bản. Đường xá được quan tâm mở mang nối thôn bản với huyện lị.
Kinh tế vườn đồi đã tạo thu nhập ngày càng một cao cho nhân dân. Nhà ở đa
phần là nhà chệt lợp ngói, một số hộ đã xây dựng được nhà mái bằng và có ti
vi, xe máy sử dụng, hệ thống thơng tin liên lạc cũng được phủ sóng rộng
khắp. Tuy là xã vùng cao của huyện nhưng Đèo Gia có rất nhiều tiềm năng
phát triển so với trong vùng.
1.2.2. Đời sống văn hóa của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Do quá trình di cư muộn nên đồng bào Cao Lan cư trú ở vùng sâu vùng
xa, cách xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn. Tuy vài năm gần đây
nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm nên nơi cư trú của đồng bào
đã thay đổi nhiều.
Xưa muốn đến Đèo Gia phải qua những con đường quanh co, sườn bị
rất khó đi, hay phải qua sông Lục Nam mới tới được Đèo Gia. Người Cao Lan
cư trú ở những nơi bằng phẳng, cao ráo gần sông suối, ven các cánh rừng, họ
ở thành từng bản với một hay nhiều dòng họ. Cùng với sự phát triển của xã
hội dân tộc Kinh đã đến đây tụ cư, gắn bó cùng dân tộc Cao Lan trong sản
xuất và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Từ xưa, người Cao Lan thường ở nhà sàn. Họ khơng chỉ coi ngơi nhà của
mình là nơi cư trú đơn thuần, mà nó cịn là biểu hiện cả những ý niệm về tâm
lý, tín ngưỡng bản sắc văn hố của dân tộc Cao Lan. Ngơi nhà được kết cấu
rất đơn giản theo kiểu cột ngoằm chôn thẳng xuống đất, sàn và vách đều được
ken bằng vách nứa, mái lợp cỏ gianh. Trên nhà sàn là nơi sinh hoạt của gia
đình, dưới nhốt gia xúc, gia cầm. Nhưng từ năm 1970 trở lại đây ngôi nhà sàn
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS


14


Khóa luận tốt nghiệp

của người Cao Lan đã có nhiều thay đổi, cải tiến theo kiểu nhà sàn người Tày,
kèo kìm q giang, cột gỗ kê tảng, mái lợp ngói âm dương hoặc ngói móc,
ngói mũi. Ngày nay nhà của một dân tộc Cao Lan thường gồm nhà chính 4-5
gian, nhà bếp 2- 3 gian, khu chăn nuôi cũng giống nhà các dân tộc khác; nền
đất, kết cấu vì kèo đơn giản, bào trơn đóng kiểu kèo kìm q giang gác tường
trình đất.
Người Cao Lan trước đây thường trồng bơng dệt vải, tự làm ra quần áo
phục vụ cho gia đình, xuất phát từ nền kinh tế tự cung tự cấp, qua trang phục
đánh giá khả năng lao động cần cù của người phụ nữ. Trang phục gồm áo,
váy, yếm, thắt lưng, vòng cổ, vòng tay, nhẫn, xà cạp (trang phục nữ giới).
nam giới thì có áo và quần. Ngày nay, người Cao Lan từ các cụ già đến em
nhỏ, nam cũng như nữ đều mặc gịống người Kinh, họ không tự trồng bông
dệt vải và may quần áo dân tộc như trước đây, và trong thực tế họ rất ngại
mặc trang phục dân tộc (vì khó khăn trong đi lại và sản xuất, đồng thời cũng
do nhu cầu đời sống ngày càng cao họ đòi hỏi được thoả mãn nhu cầu thẩm
mỹ, cùng với sự phát triển của xã hội họ khơng cịn nhiều thời gian rảnh rỗi
nữa)
Về tơn giáo tín ngượng, người Cao Lan có tín ngưỡng dịng họ mà nổi
bật là tục thờ “Dinh húi”- là con vật nuôi, các con vật tự nhiên mà từ xa xưa
vì lí do nào đó đã tác động tới đời sống sinh hoạt của ơng thuỷ tổ dịng họ. Vì
vậy người Cao Lan có bao nhiêu dịng họ thì có bấy nhiêu tục thờ ma hương
hoả khác nhau như: Họ Ninh kiêng khơng ăn thịt trâu; Họ Hồng khơng ăn
thịt trâu, thịt chó… Ở Đèo Gia có ngơi chùa thờ thánh Cao Sơn và thờ thần
Nông, hàng năm tổ chức lế thần vào các ngày: 4/1, 15/2, 15/4, 15/7, và 15/9

âm lịch. Tôn giáo đã in sâu và ảnh hưởng tới đồng bào qua việc xem phong
thuỷ chọn hướng nhà, hướng đất chôn người chết, cùng với luật âm dương
“Tiền lưu thuỷ, hậu cao sơn”.
Lễ tết: Tết nguyên đán là lúc mọi người được nghỉ ngơi vui vẻ, thăm hỏi
chúc tụng nhau một năm mới nhiều điều tốt lành. Ngoài tết nguyên đán đồng
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

15


Khóa luận tốt nghiệp

bào cịn ăn tết 3/3 ,5/5, 14/7 đặc biệt là tết cơm mới được tổ chức vào tháng 8
Âm lịch, khi đó đồng bào đem những bơng lúa cao hợn trong ruộng về xay
nấu cơm cúng tổ tiên, trong ngày này người ta kiêng không cho khách lạ nhìn
thấy và chỉ người trong gia đình mới được ăn, do đó mà đồng bào thường
trồng cây nêu trước nhà để báo hiệu cho mọi người biết.
Ma chay:
Người Cao Lan quan niệm chết chưa phải là hết, mà là sự luân hồi sang
thế giới khác, khi trong nhà có người chết, con trai của người chết cùng ông
chú hoặc ông cậu đi đến nhà thầy (thầy cúng) mời đến làm ma tiễn người chết
về với tổ tiên. Theo phong tục trong đám tang của người Cao Lan thì ơng bà
thơng gia chỉ đưa đám đến nửa đường thì quay về, thông gia chỉ đến viếng
vong ở cổng chứ không được vào trong nhà. Trong đám tang chỉ dùng trống
không dùng kèn, chiêng trong thời gian để tang các con không được ngủ trên
giường mà phải ngủ dưới đất trong ba đêm, khi qt nhà khơng được hót rác
đổ ra ngồi…
Cưới xin:
Cưới xin là một bước khơng thể thiếu trong các nghi lễ vòng đời người.
Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng vậy,

việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Thanh niên nam nữ Cao Lan
cũng có quyền chọn bạn đời, song cơ bản việc hôn sự là do cha mẹ quyết
định. Tập tục của đồng bào quy định, nếu như có trùng họ, thờ cùng một loại
ma thì khơng lấy nhau làm vợ chồng. Ngoài ra trai gái muốn đi tới hơn nhân
cịn phụ thuộc vào số mệnh có hợp nhau hay không. Cho dù yêu nhau tha thiết
nhưng nếu số mệnh khơng hợp thì cũng khơng thể lấy được nhau. Các bước
để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan cơ bản như sau:
Lễ đặt trầu: Nhà có con trai lớn đến tuổi trưởng thành bố mẹ nói rõ với
con trai ý định tìm dâu. Nếu người con trai đồng ý gia đình chuẩn bị 4 bìa
đậu, 1 lít rượu, 8 quả cau, 8 lá trầu, nhờ chú hoặc bác của chàng trai sang nhà
gái gọi là lễ đặt trầu (pốt slam lưu). Đến nhà gái, lễ được đặt vào 4 chiếc bát
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

16


Khóa luận tốt nghiệp

ăn cơm thật sạch (đại diện cho hai bên họ nội, họ ngoại) mỗi chiếc bát để 2
quả cau, 2 lá trầu rồi đặt lên bàn thờ. Sau từ 3 đến 5 ngày, nhà gái không
mang trả lại trầu cau có nghĩa là đồng ý.
Lễ dạm ngõ: Nhà trai cử bác hoặc chú mang sang nhà gái 4 quả cau đặt
vào hai bát con sạch để lên bàn thờ. Sau 7 ngày, nhà gái không trả lại cau là
mọi việc tốt đẹp. Tiếng Cao Lan gọi bước này là “hiền sờn tềnh”.
Lễ đặt gánh- ăn hỏi: Lễ đặt gánh - ăn hỏi (pơi tềnh lìu): Nhà trai chuẩn bị
một lễ gồm 42-46 cái bánh dầy (thường là bánh chay), hai con gà thiến thật
đẹp, 4 lít rượu, ít tiền mặt, 8 quả cau, 8 lá trầu. Tìm được ngày tốt, nhà trai cử
người mang lễ sang nhà gái, xin lá số của cô gái về nhờ thày xem. Cơm xong,
gia đình cơ gái viết tên tuổi ngày giờ sinh của cô gái vào một tờ giấy rồi đưa
cho nhà trai. Sau lễ đặt gánh, nhà trai tổ chức xem ngày, chọn mối và chuẩn bị

những thứ mà nhà gái yêu cầu: tất cả những thứ nhà gái thách cưới được ghi
vào một tờ giấy.
Người Cao Lan chọn mối (mịi) khá cẩn thận bởi vai trị của ơng mối rất
quan trọng trong suốt quá trình diễn ra việc cưới- ông mối sẽ được đôi vợ
chồng trẻ coi như cha đẻ.
Báo ngày cưới: Chọn được mối, xem được tuổi của cô gái rồi, nhà trai sẽ
sang nhà gái thông báo ngày cưới cụ thể. Bước này do ông mối đi cùng một
người bên họ nhà trai mang theo một lễ gồm 1 con gà, 12 cái bánh dày, một
lít rượu, 40 quả cau, 100 lá trầu để nhà gái đi báo cho bà con làng xóm biết.
Lễ cưới: Trước đây trong dân tộc Cao Lan, nhà gái cưới hôm trước nhà
trai cưới hôm sau. Bao giờ cũng vậy, nhà trai đi đón dâu từ chiều hơm trước
và sẽ ngủ lại nhà gái một đêm. Đồn đón dâu của nhà trai gồm: ơng mối (ơng
mịi), một người đưa đường khoảng 30-40 tuổi, giỏi ca hát (thường là chú của
chàng trai) gọi là tằu pu, một người gánh lễ (tạm pu), em gái của chú rể (chíp
mâu), chú rể (lậc cừi mộ), phù rể (pờn lậc cừi mộ). Trong đám cưới người
Cao Lan, khi đi đón dâu bao giờ cũng phải mang theo đơi bánh dày dán giấy
đỏ, có ngơi sao năm cánh gọi là ẹt sầy (mỗi chiếc bánh khoảng 2kg gạo nếp).
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

17


Khóa luận tốt nghiệp

Đồn đón dâu đến nhà gái, ơng chú hoặc ông cậu cô dâu lấy ra một cái
ghế đặt ở cửa. Trên ghế để một bộ ấm chén (4 chén), một xuyến nước pha
sẵn. Sau khi nhà gái rót nước mời tằu pu lấy một cái bát đựng hai quả cau xin
phép được vào nhà.
Trong dân tộc Cao Lan, đám cưới bao giờ cũng có hát sình ca. Khi đồn
đón dâu của nhà trai đến cửa, muốn vào nhà phải biết hát. Nhà gái cho hai

cháu gái nhỏ cầm hai dây vải, một dây xanh, một dây đỏ đứng căng dây ở bậc
thang lên nhà. Bao giờ nhà gái cũng hát trước khoảng 4 bài nội dung chào hỏi,
sau đó nhà trai hát trả lời (thường là tàu pu- người dẫn đường hát). Cuộc hát
kéo dài 1-2 giờ đồng hồ nhà gái mới để nhà trai vào nhà. Riêng em gái chú rể
(chíp mâu) được đưa vào buồng cô dâu. Nhà gái đặt một cái sàng trên để 4 cái
bát (đại diện cho hai họ nội ngoại) trong đó có một cái bát đựng tờ giấy ghi rõ
ngày giờ cô dâu ra cửa, giờ cô dâu vào nhà chồng… để lên bàn thờ báo cáo và
xin phép tổ tiên. Sau đó, mọi người uống rượu, ăn cơm. Khoảng 8-9 giờ tối
thì cuộc hát bắt đầu cho tới sáng. Nội dung các bài hát là mời chào, chúc
mừng. Đó là những bài có sẵn. Ví dụ:
Kệnh cụ cậu ơng sốc ơng thằu
Mộc quạ nhì sthăn lơi pát dằu
Căm dỉ sthăn mùn hoi chắu với
Sếnh sú tằu pu nhắn xung ău.
Dịch nghĩa:
Kính chúc ơng chú, ơng cậu họ nhà trai
Cùng con cùng cháu đi đường dài
Hôm nay bên dâu mở tiệc rượu
Mời ông đôi chén uống cho vui.
Hay:
Xếch quạy nhắm…
Xếch quạy nhắm xung mộc nhăm tan
Nhắm xung hắm tắc sềnh xung tụi
Nhắm tan péc chán tang vồi hàn.
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

18


Khóa luận tốt nghiệp


Dịch nghĩa:
Mời các quý nhân cùng uống rượu
Mời người uống đơi đừng uống lẻ
Có uống đơi mới được đẹp đôi
Uống lẻ nghĩa bạc như vôi lạnh.
Khi đêm đã về khuya người ta lại hát rằng:
Cao tín mềnh tăng lềnh tàng tàng
Chộng sthăn nhắm cháu su pài hàng
Chộng sthăn nhắm cháu phài hàng xu
Thệnh ngô pài co lơi mấy tàng.
Dịch nghĩa:
Đốt đèn to lên sáng cả nhà
Để cuộc hôn nhân ngồi uống rượu
Hai bên hôn nhân ngồi ngay ngắn
Nghe những bài ca hát với nhau.
Khoảng 5 giờ sáng nhà trai hát tiếp hai bài cuối để xin phép ông chú, ông
cậu cô dâu cho cô dâu về nhà chồng. Lúc ấy mọi người lần lượt ra sân, nam
giới ra trước đứng xếp hàng ở ngoài. Một lúc sau “chíp mâu” cùng “lìu mộ”cơ dâu và “nợ ơ”- bạn dâu đi ra đứng đối với nam giới. Cô dâu được bà bá
hoặc bà dì mặc trang phục dân tộc cho. Ơng mối làm phép đi vịng trịn quanh
đồn đón dâu một lượt rồi giơ ngang chiếc gậy “mọi tậu”. Tất cả những người
đi đưa dâu đều phải chui qua chiếc gậy ấy. Đi qua sông suối, ông mối lấy gậy
làm phép dọn đường cho cô dâu qua. Cô dâu vứt xuống một miếng trầu xin
phép thần sông, thần suối.
Đến nhà trai, ông mối đánh tiếng rằng: chúng tôi đã đón cháu dâu về đây
rồi, ơng cậu (ơng chú, ơng bác) xin phép ma cho chúng tôi vào nhà. Lúc ấy
ông cậu của chú rể đánh tiếng trả lời: Vậy thì vào thơi. Thế là tất cả vào nhà.
Cơ dâu được đưa ngay vào buồng và ít được ra ngồi để tỏ sự lễ phép, dịu
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS


19


Khóa luận tốt nghiệp

dàng và gia giáo. Lúc ấy, nhà trai đã chuẩn bị sẵn một lễ gồm: một đôi gà
nhỏ, một sỏ lợn, một con gà to. Trong nhà trai, hai đời có bao nhiêu người
mất thì phải đặt bấy nhiêu bát cơm lên bàn thờ. Ông chú (hoặc ông cậu biết
cúng) làm lễ nhập chủ mới trong đó nói rõ cơ dâu tên gì, tuổi bao nhiêu, là thứ
mấy trong gia đình, thuộc họ gì… Nhà trai chuẩn bị một cái sàng, trên sàng có
hai chén rượu, trong hai chén rượu có hai cái nhẫn, hai chiếc đĩa trên để
miếng gan lợn và ít tiền mặt. Ơng mối làm phép xong thì “chíp mâu” bưng
vào trong buồng cơ dâu rồi trao chiếc nhẫn trong chén rượu bên tay phải cho
cô dâu, chiếc nhẫn trong chén rượu bên trái cho chú rể, hai người ăn hai
miếng gan lợn tỏ ý hạnh phúc bên nhau suốt đời. Chiều đến, họ nhà gái gồm
ông chú, ông cậu, bác và bạn cô dâu khoảng 6-8 người gọi là “Thsộng săn” lại
sang bên nhà trai. Nhà trai mời cơm họ và lại tiếp tục cuộc hát từ 8-9 giờ tối
cho tới sáng. Sáng hôm sau, cô dâu lấy hai cái bát đựng đôi cau, hai lá trầu
xin phép về lại mặt. Khoảng một, hai ngày sau, nhà trai lại gói 12 bánh nếp
mang sang nhà gái đón dâu về.
Phong tục cưới xin của người Cao Lan ở Đèo Gia, Lục Ngạn là một
phong tục đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. Qua các nghi lễ, các
bước xác định hôn nhân truyền thống đã cho thấy những nét văn hóa truyền
thống của người Cao Lan: tín ngưỡng thờ cúng, sinh hoạt cộng đồng, hát dân
ca, giao tiếp ứng xử, văn hóa ẩm thực… Tất cả đã tạo nên những giá trị văn
hóa, những dấu ấn không thể phai mờ trong cuộc đời mỗi người. Hiện nay
không phải các đám cưới của người Cao Lan đều tuân thủ theo các bước và
các nghi lễ trên, đặc biệt những đám cưới diễn ra giữa người Cao Lan và
người dân tộc khác thường theo cách tổ chức đám cưới của người Việt hiện
đại. Chính vì thế mà âm hưởng của những đêm hát đám cưới càng trở nên da

diết, gợi nhớ biết bao kỉ niệm.

PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

20


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2
SÌNH CA VÀ TỔ CHỨC HÁT SÌNH CAO LAN
Ở XÃ ĐÈO GIA, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
2.1. Những vấn đề chung
2.1.1. Đôi nét về văn nghệ dân gian
Bất cứ dân tộc nào cũng có một kho tàng văn nghệ dân gian giàu có, do
nhân dân lao động với khả năng sáng tạo phong phú của mình đã tạo ra và
tích luỹ được. Đó là những giá trị nghệ thuật gắn chặt với đời sống và tâm
hồn của nhân dân, có sức sống mãnh liệt và lâu bền.
Ở Việt Nam, nhân dân ta cũng có một kho tàng như vậy, nhân dân lao
động trong quá trình sống và lao động của mình ln ln sáng tạo nghệ
thuật. Sự sáng tạo này bắt nguồn từ cách nhìn, cách nghĩ của nhân dân đối với
thiên nhiên, đối với con người, bắt nguồn từ những cảm hứng trong sáng và
chất phác của nhân dân, được thể hiện bằng những tài năng bẩm sinh ngay
trong cuộc sống. Có những giá trị, những tác phẩm được hình thành trải qua
nhiều đời, do sự bồi đắp của nhiều lớp người.
Như vậy, hoạt động văn nghệ dân gian là một thứ hoạt động sáng tạo tập
thể, hồn nhiên, các giá trị nảy sinh trực tiếp từ những cảm hứng sống, cảm
hứng tình yêu và cảm hứng lao động mà hình thành. Những người sáng tạo
không hề được huấn luyện nghề nghiệp đầy đủ. Sự truyền bá những giá trị ấy
cũng hoàn toàn dựa vào những giác quan của con người, khơng có một thiết

bị nào. Cho đến về sau này, khi con người có những cơng cụ truyền bá hiện
đại (in, chụp ảnh, ghi âm, truyền thanh, v.v…) thì mới có cơng việc bảo tồn
lưu trữ, truyền bá để nghiên cứu, phân tích, học tập.
Văn hóa- văn nghệ dân gian (VH-VN DG) bao hàm các giá trị vật thể và
phi vật thể, chia ra nhiều lĩnh vực khác nhau như: Văn học dân gian; nghệ
thuật trình diễn dân gian (chèo, tuồng, ca trù…); trò chơi dân gian (đánh đu,
vật, bơi lội…); mỹ thuật dân gian (đình, đền, tranh, bia…); ẩm thực dân gian;
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

21


Khóa luận tốt nghiệp

nghề truyền thống; lễ hội truyền thống; các phong tục tập quán... Đó là những
giá trị văn hóa từ xa xưa lưu truyền lại, hay nói một cách hình tượng thì VHVN DG giống như một thứ “tài sản” quý mà các thế hệ trước để lại cho thế hệ
sau. Những giá trị ấy không chỉ mang ý nghĩa văn hóa, mà cịn mang ý nghĩa
lịch sử, ý nghĩa giáo dục, thẩm mỹ to lớn.
Dân ca chính là một lĩnh vực của văn nghệ dân gian
Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, khơng rõ tác giả. Đầu
tiên có thể do một người tự nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người từ đời
này sang đời khác, và được phổ biến từng vùng, từng dân tộc... các bài hát
được gọt dũa, sàng lọc qua nhiêu năm tháng tháng nên có sức sống bền vững
với thời gian.
Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay mỗi vùng, mỗi miền đều có âm
điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống,
hồn cảnh địa lý và đặc biệt là ngơn ngữ. Nhiều bài dân ca đã đạt đến trình độ
nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu
rộng.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa lâu đời do đó ca

nhạc Việt Nam rất phong phú đa dạng, kho tàng dân ca Việt Nam gồm nhiều
vùng miền ,nhiều thể loại Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan ở Phú Thọ, hát
ví, hát trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dơ Hà Tây, hát Ví Dặm ở
Nghệ An, Hà Tĩnh... ở trung bộ có hị Huế, Lý Huế, hát sắc bùa... ở nam bộ
có điệu Lí, điệu hị nói thơ v.v... mỗi một dân tộc lại có cho mình những làn
điệu dân ca riêng: dân ca của dân tộc Tây Nguyên (Gia Rai, Ê đê, Ba đa, Xơ
đăng), dân ca của dân tộc miền núi phía Bắc: Thái, Mơng, Mường... sọng cơ
của đồng bào Sán Dìu, đặc biệt có một làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm
khơng thể khơng nhắc tới đó chính là Sình ca- một làn điệu dân ca nổi tiếng
của đồng bào người Cao Lan.
Từ bao đời nay sình ca như một phần linh hồn ăn sâu vào máu thịt trở
thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Cao Lan
PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

22


Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Sình ca nguồn gốc, tên gọi và ý nghĩa
Ơng Tống Văn Bình một người già tâm huyết với làn điệu sình ca ở Đèo
Gia tâm sự: “Không biết từ bao giờ, người Cao Lan chúng tôi đã lưu giữ một
câu chuyện truyền thuyết về nàng Lưu Tam xinh đẹp và có tiếng là hát hay.
Nàng hát đến mức khơng ai có thể đối lại được, lời hát có nhiều ngữ nghĩa,
sâu sắc đến mức làm nhiều người nghẹn thở, tức tối. Người anh trai thấy tiếng
hát của em mình “ghê gớm” q, khơng cấm được em hát, đành bắt em đi lấy
chồng. Sợ về nhà chồng, em gái nói ngoa làm người ta ghét, anh ta đưa cho
nàng chiếc kéo và dặn: “Em cầm cái kéo về để trong buồng nhà chồng, bao
giờ kéo mở thì mới được nói”. Lưu Tam làm đúng như lời anh bảo, hằng ngày
đều xem kéo mà nàng thấy nó mãi khơng mở, bởi thế nàng khơng nói. Nhà

chồng khơng chịu được, cho nên đêm khuya mới sai người mang trả nàng về
nhà mẹ đẻ. Trên đường về nhà, nghe tiếng gà gáy nàng bắt đầu cất lên tiếng
hát. Tiếng hát như ai ốn trách than và có cả những lời “cay nghiệt” dành cho
phía nhà chồng. Nàng về ở hẳn với anh trai và tiếp tục đi hát ở hội hè, hay
những dịp vui chơi của bản làng… Cuối cùng, nàng đã hát suốt 13 ngày đêm
không ăn không ngủ rồi qua đời. Cái chết của nàng đã để lại cho người Cao
Lan những câu hát chất chứa nỗi niềm… Vì thế, Sình ca là tâm sự, thơi thúc
trong mỗi người Cao Lan chúng tôi)
Cho đến nay, những cuộc hát Sình ca của người Cao Lan đều có đề tài
riêng. Thanh niên nam nữ thường mượn những cảnh đẹp của núi rừng quê
hương, cảnh sinh hoạt hằng ngày, những câu chuyện cổ tích, thần thoại để
thơng qua đó nói lên tình yêu và ước vọng xây dựng cuộc sống vui tươi, hạnh
phúc của mình. Những đêm hát Sình ca là những đêm vui vẻ, sinh động, xóa
đi sự mệt nhọc của bao ngày lao động vất vả. Bởi thế, Sình ca ln có sức hút
diệu kỳ đối với người Cao Lan, nhất là các chàng trai, cơ gái nhờ có làn điệu
này mà nảy sinh những mối tình thật đẹp. Họ hát đối với nhau. Hát một hôm,
hai hôm, rồi hơm nào cũng hát và cũng có thể hát cả thời trẻ trung của mình…

PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

23


Khóa luận tốt nghiệp

Bên thua thì muốn hát mãi, bên thắng thì lại muốn khoe tài. Những câu hát
nhiều khi chỉ chân phương mộc mạc nhưng cũng nặng triết lí:
Cây bị gẫy vì tham lắm quả
Người có tội vì miệng nói ngoa
Quả ớt tuy cay ăn cả vỏ

Quả chuối tuy ngọt nhưng khi ăn vẫn phải bỏ vỏ ngoài
Vợ chồng dù xấu nhưng chung chăn gối
Tình duyên dù đẹp vẫn có thể chia li.
Mạch nguồn xưa gắn kết hơm nay
Cho đến nay, người ta chưa biết chính xác Sình ca có từ bao giờ. Nhưng,
ngồi câu chuyện truyền thuyết về nàng Lưu Tam, thì chắc chắn những làn
điệu này đã được hình thành và phát triển từ trong lao động sản xuất, nhằm
làm vơi đi nỗi vất vả nhọc nhằn, gắn kết cộng đồng thơn bản, vun đắp tình
u đơi lứa. Sình ca ln song hành với những buồn vui, trăn trở, đói no và
ước mơ khát vọng của bà con đồng bào dân tộc Cao Lan mà hình thành nên
nét văn hóa đậm đà bản sắc. Ơng Hồng Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Đèo
Gia cho biết: Làn điệu Sình ca thường được bà con dân tộc Cao Lan hát trong
đám cưới, hát trong tháng Giêng (hát hội), hát chúc tụng các cụ… Đặc biệt,
trong hát hội chỉ có thanh niên mới được tham gia, vì đi hát là để tìm hiểu yêu
đương của trai gái”.
Vào mùa xuân, làn điệu Sình ca cứ thế dập dìu suốt đêm thâu, có lúc
ngân cao, có khi trầm ấm và bay bổng làm lay động lịng người.
Chàng trai hát rằng:
Anh thì ở xa hôm nay đến đây
Gặp em không biết em đã có người tình hay chưa ?
Nếu có người tình rồi thì chúc em đẹp dun đơi lứa
Nếu chưa có người tình thì đừng có trách anh.

PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS

24


Khóa luận tốt nghiệp


Cơ gái đối lại:
Người u chưa có anh ơi!
Quẳng dao xuống nước cho đời chứng minh
Dao nổi thì em bạc tình
Dao chìm xuống nước tình này trắng trong
Nhờ có những lời hát đối đáp như thế mà nam, nữ của làng này, làng kia
đã nên nghĩa vợ chồng. Đã là người Cao Lan, nếu không biết hát Sình ca thì
coi như là khơng có bạn. Vì thế mọi người đều phải tự học hát. Thanh niên
hát theo người già, trẻ em hát theo người lớn. Cứ thế, khơng ít thì nhiều, hầu
như ai cũng biết hát lời ca của dân tộc mình. Chỉ bởi với một ý nghĩ “gìn giữ
di sản cho các thế hệ con cháu người Cao Lan mai sau.
Sình ca là dân ca nhập tâm, là điệu hát tồn tại lâu bền, là kho tàng văn
hóa sinh động phản ánh đời sống nội tâm vô cùng phong phú nhưng cũng hết
sức mộc mạc, giản dị của bà con dân tộc Cao Lan. Dường như từ mạch nguồn
truyền thuyết về nàng Lưu Tam mà họ đã ln tự hào và coi làn điệu Sình ca
là sản phẩm trí tuệ, văn hóa lâu đời nhất của dân tộc mình cịn lưu giữ, phát
triển đến ngày nay.
Sình - sểnh tiếng Cao Lan có nghĩa là thần, chúa có uy lực ngang với vị
thần siêu nhiên như: thần Sông, thần Núi..., số bài hát mà nàng Lưu Tam
truyền lại cho dân làng Cao Lan nhiều hơn cả lá rừng, người Cao Lan mỗi
người nhớ một đoạn, một bài rồi tập hợp lại thành một trường ca của dân tộc
mình. Cịn theo tên gọi dân gian của người dân trong xã Đèo Gia thì Sình tức
là xướng cịn Ca là Ca Lên, hát lên.
2.3. Phân loại sình ca
Theo ơng Đàm Huy Lộc (87 tuổi) người thuộc nhiều sình ca nhất ở thơn
Cống Luộc (thuộc xã Đèo Gia) thì có rất nhiều cách phân loại sình ca, nhưng
cách phân loại bao quát nhất cả về thời gian và không gian thì sình ca được
chia ra hai loại là sình ca ban đêm và sình ca ban ngày:

PHẠM THI TÂM – K15A, KHOA VHDTTS


25


×