Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Trang phục truyền thống của người dao tiền ở xã yên nguyên huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang trong xu thế biến đổi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 100 trang )

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa văn hoá dân téc thiĨu sè
-------------------------

TRANG PhơC TRUN THèNG CđA NG¦êI dao tiỊn
ë x· yªn nguyªn, hun chiªm hãa, tØnh tuyªn quang
trong xu thế biến đổi hiện nay
Khoá luận tốt nghiệp cử nhân văn hoá
Chuyên ngnh văn hoá dân tộc thiểu số
M số: 608

Sinh viên thực hiện

: H THị TUYềN, vhdt 15B

Giảng viên h-íng dÉn

: TS. NGUN ANH C¦êNG

Hμ Néi, 05-2013

1


LỜI CẢM ƠN
Qua q trình làm khóa luận em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Anh Cường đã tận tình hường dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ em hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa văn hóa dân tộc
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong q trình học tập và hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Yên Nguyên, các cá nhân, gia


đình tại thơn Đồng Vàng đã cung cấp nguồn tài liệu trong quá trình em đi
thực tế tại địa phương.
Do điều iện thời gian có hạn, trong khóa luận có thể cịn nhiều điều
thiếu sót chưa được hồn chỉnh. Vì vậy em rất mong nhận được nhiều ý kiến
góp ý của các thầy, các cơ cũng như các bạn, để sau này có diều kiện tiếp tục
nghiên cứu một cách toàn diện và tốt hơn.

Sinh viên

Hà Thị Tuyền

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài ......................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 7
7. Bố cục đề tài .............................................................................................. 8
Chương1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ YÊN NGUYÊN VÀ NGƯỜI
DAO TIỀN, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG. ................. 9
1.1 Khái quát chung xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang ............................................................................................................ 9
1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình ......................................................................... 9
1.1.2 Khí hậu ........................................................................................... 10
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên .................................................................... 10

1.1.4 Tình hình dân cư ............................................................................. 12
1.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................. 12
1.2 Khái quát về người Dao Tiền ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang ...................................................................................... 15
1.2.1 Tên gọi, lịch sử cư trú của nhóm người Dao Tiền ở xã Yên Nguyên... 15
1.2.2 Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ............................ 18
1.2.3 Đặc trưng văn hóa của người Dao tiền ở xã Yên Nguyên .............. 21
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 24
Chương 2: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO TIỀN
Ở XÃ YÊN NGUYÊN, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG
......................................................................................................................... 25
2.1 Quan niệm về trang phục truyền thống ............................................ 25
2.2 Quá trình tạo ra trang phục ............................................................... 27
2.2.1 Nguyên liệu ..................................................................................... 27
3


2.2.2 Dệt vải ............................................................................................. 28
2.2.3 Cách thêu hoa văn ........................................................................... 29
2.2.4 Kỹ thuật cắt may ............................................................................. 31
2.3 Trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở xã Yên Nguyên ... 32
2.3.1 Các thành tố của trang phục truyền thống....................................... 32
2.3.2 Trang phục trong sinh hoạt và lao động thường ngày .................... 44
2.3.3 Trang phục trong ngày lễ hội và cưới xin ....................................... 45
2.4 Đồ trang sức ......................................................................................... 47
2.5 Một số giá trị của trang phục truyền thống người Dao Tiền ở xã
Yên Nguyên ................................................................................................ 49
2.5.1 Giá trị sử dụng ................................................................................. 49
2.5.2 Giá trị văn hóa – lịch sử .................................................................. 50
2.5.3 Giá trị thẩm mỹ ............................................................................... 52

Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 55
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ
TRỊ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO TIỀN Ở XÃ
YÊN NGUYÊN, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG ......... 57
3.1 Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người Dao Tiền
ở xã Yên Nguyên ........................................................................................ 57
3.1.1 Thực trạng biến đổi trong trang phục truyền thống ........................ 58
3.1.2 Nguyên nhân biến đổi ..................................................................... 63
3.2 Một số giải pháp bảo tồn, phát triển trang phục truyền thống người
Dao Tiền ở xã Yên Nguyên ....................................................................... 65
3.2.1 Giải pháp về chính sách .................................................................. 67
3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................... 70
3.2.3 Giải pháp về sử dụng ....................................................................... 71
Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78

4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những trang
phục rất riêng, rất phong phú và đa dạng. Mỗi trang phục mang nét độc đáo và
đặc trưng cho từng vùng miền. Trang phục gắn bó mật thiết với cuộc sống, là
dấu hiệu thông tin quan trọng để nhận biết tộc người sau ngôn ngữ. Trang phục
không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà cịn thể hiện tập qn
nếp sống, trình độ thẩm mỹ và nếp sống văn hóa của mỗi dân tộc.
Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cánh cửa giao thương

được mở rộng với nhiều nước trên thế giới đồng bào dân tộc thiểu số được
tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau thơng qua các phương tiện thơng tin
đại chúng, người dân ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa đó, dẫn đến giá
trị văn hóa truyền thống, nhất là trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu
số có nguy cơ bị pha trộn, lai căng và khơng cịn giữ được bản sắc. Nếu khơng
có sự nhận thức đúng đắn về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các
dân tộc, trong đó có giữ gìn trang phục truyền thống, mỗi dân tộc sẽ tự đánh
mất sự tồn tại của chính mình.
Trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện
nay. Văn hóa được xem như nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời cũng
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Đảng ta đã khẳng
định: Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc
biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát
huy truyền thống văn hóa đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc.
Muốn được như vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu để thấy được các giá trị văn
hóa đích thực của một tộc người, tìm kiếm giải pháp bảo tồn, phát huy...là nhu
cầu bức thiết hiện nay.
5


Văn hóa vật thể là một trong các yếu tố là một trong các yếu tố quan
trọng của bản sắc dân tộc cần được lưu giữ cấp thiết. Trong tiến trình phát
triển của một xã hội. Đặc biệt trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước vấn đề này càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Là con em dân tộc
của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, một mảnh đất tập trung nhiều
thành phần dân tộc, nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc một trong những giá trị văn
hóa đó là trang phục ( y phục, trang sức). Cho nên, tôi muốn đi sâu nghiên
cứu vấn đề trang phục truyền thống của dân tộc Dao Tiền, một dân tộc cịn
bảo lưu và giữ gìn nhiều bản sắc văn hóa độc đáo.
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Với các tộc người không kể các yếu tố khác, chỉ riêng trang phục cũng
tạo cho họ có ý thức phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữ nhóm
này với nhóm khác và qua trang phục muốn nói lên tâm tư, tình cảm, nếp
sống, văn hóa của dân tộc mình.
Trang phục hình thành và ra đời không chỉ là phương tiện bảo vệ cơ thể
và làm đẹp cho con người. Mà trang phục cịn có ý nghĩa xã hội cũng bởi lẽ
đó trang phục là một nguồn tư liệu hết sức có giá trị để nghiên cứu nguồn gốc
và bản sắc văn hóa của tộc người đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trang phục truyền thống của người Dao Tiền
trong xu tế biến đổi hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tại xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cùng với các dân tộc khác, dân tộc Dao đã được giới nghiên cứu dân
tộc học và văn hóa trước đây cũng như hiện nay chú ý tới. Nhiều cơng trình
6


nghiên cứu đã được in thành sách. Về trang phục của nhóm Dao Tiền, đã có
một số cơng trình nghiên cứu nhắc đến, song chỉ là một mục nhỏ hay các bài
báo giới thiệu qua một số nét về trang phục của một nhóm Dao. Do vậy về
mặt tư liệu vẫn cịn thiếu cụ thể. Trong các cơng trình nghiên cứu về trang
phục của người Dao có một số cơng trình của các tác giả như cuốn Người
Dao ở việt Nam của Bế Văn Đẳng và đồng một số tác giả khác.Cuốn Trang
phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam luận văn tiến sĩ của Nguyễn Anh
Cường đã đề cập cơ bản trang phục của các nhóm Dao ở Việt Nam. Cuốn
Trang phục cổ truyền của các dân tộc Việt Nam của PGS- TS Ngô Đức Thịnh
cũng đề cập tới trang phục của các nhóm Dao (trong đó có Dao Tiền) chỉ
mang tính chất giới thiệu chưa đi sâu vào miêu tả trang phục. Về sau có cuốn

Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam của
các tác giả Diệp Trung Bình, Hà Thị Nự, Ma Ngọc , Nguyễn Khắc Tụng và
Lê Ngọc Thắng (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc – 1997) có đề cập tên hoa văn
trang phục Dao Tiền. Ở bài khóa luận này, tơi muốn đi sâu vào nghiên cứu
trang phục của dân tộc Dao Tiền tại xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang nhằm góp phần nghiên cứu, hệ thống, toàn diện về trang phục.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu trang phục của dân tộc Dao Tiền, tôi đã tiến hành khảo
sát thực tế tại xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên quang nới có
nhiều đồng bào Dao Tiền cư trú.
Với hình thức khảo sát, nghiên cứu, thu thập, ghi chép, chụp ảnh,
phỏng vấn, tham khảo tài liệu là những phương pháp chủ yếu trong nghiên
cứu của bài khóa luận này.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã có đã có đóng góp nguồn tư liệu về trang phục của người Dao
cụ thể là nhóm Dao Tiền góp phần vào cơng tác nghiên cứu, đồng thời đem
7


lại nguồn tư liệu đối với những người làm công tác nghiên cứu văn hóa dân
tộc, nghiên cứu dân tộc học cũng như nghành sân khấu và điện ảnh.
Hy vọng kết quả bước đầu của việc nghiên cứu trang phục cổ truyền
dân tộc Dao Tiền ở xã Yên Nguyên, huyện chiêm Hóa, Tỉnh Tun Quang
khơng những góp phần vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
mà cịn góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong
sự nghiệp hiện đại hóa cơng nghiệp hóa đất nước.
7. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về mảnh đất và người Dao Tiền ở xã Yên
Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Chương 2: Trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở xã Yên
Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn phát huy giá trị trang
phục truyền thống người Dao Tiền ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang.

8


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ YÊN NGUYÊN VÀ NGƯỜI DAO TIỀN,
HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG
1.1 Khái quát chung xã n Ngun, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tun Quang
1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
* Vị trí địa lý: Chiêm Hóa là huyện miền núi, cách trung tâm tỉnh lỵ
Tuyên Quang 67km về phía Bắc, nằm trên vĩ độ 105001’ - 105003’ độ kinh
đông và 22057’ - 22059’ độ vĩ bắc. Phía bắc giáp huyện Na Hang; phía nam
giáp huyện Yên Sơn; phía đơng giáp huyện chợ Đồn (Bắc Cạn); phía tây giáp
huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (Hà Giang). Có tổng diện tích tự nhiên
trên 128.037,89 ha với trên 12 vạn dân, có 18 dân tộc cùng sinh sống: như
Kinh, Tày, Dao, Hmơng, Cao Lan, Pà Thẻn, Nùng...huyện có 1 thị trấn và 25 xã.
Xã Yên Nguyên nằm ở phía Tây Nam của huyện Chiêm Hóa, cách
trung tâm huyện 20 km và cách thành phố Tuyên Quang 41 km, xã có 22 thơn
chạy dọc theo hai bên tuyến Tỉnh lộ DT 190.
+ Phía Đơng giáp xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa.
+ Phía Tây giáp xã Bình Xa, Minh Hương, huyện Hàm Yên.
+ Phía Nam giáp xã, Chiêu Yên, Lực Hành, huyện n Sơn.
+ Phía Bắc giáp xã Hồ Phú, huyện Chiêm Hóa.
* Địa hình: n Ngun là xã có địa hình gọn, nằm ở độ cao trung bình

so với mực nước biển trên 500m. 2/3 diện tích là đồi núi xung quanh được
bao bọc bởi hai dãy núi: Núi Quạt ở phía Đơng và Núi Khuổi Yểng ở phía
Tây; chiều rộng của xã là 04 km, chiều dài 12 km. Có các dãy núi chạy dọc
9


theo sườn phía Đơng và Tây, tạo thành lịng chảo thuận tiện cho việc trồng
cấy lương thực và thực phẩm.
1.1.2 Khí hậu
Cũng giống đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc, khí hậu của
xã mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 22- 240c, cao nhất trung bình 33350c, thấp nhất 12-130c, khí hậu của xã chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa có hai mùa rõ rệt.
Mùa đông lạnh-khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
nhiệt độ trung bình thấp, nhiều thời kỳ nhiệt đọ xuống tới 5-60c, tháng lạnh
nhất vào khoảng thang 11, tháng 12(âm lịch). Thời tiết mùa này thường khơ
hanh, nhiều tháng có sương muối, có rét đậm, rét hại…và chịu ảnh hưởng
đậm nét của gió mùa Đơng Bắc. Sương muối thường xuất hiện từ tháng 12
đến tháng 2 sang năm mỗi tháng xuất hiện từ 1 đến 2 ngày, mỗi ngày xuất
hiện từ 1 đến 2 giờ.
Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1500-1700, mưa bão tập trung từ tháng 5 đến
tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét, hiện tượng mưa đá thường xảy ra gây
nhiều thiệt hại cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân
trên địa bàn xã.
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai: Theo số liệu thống kê năm 2010 tổng diện tích đất tự nhiên là:
3933,31 ha. Đất đai của xã Yên Nguyên chủ yếu là đất thịt nhẹ pha cát. Thành
phần cơ giới từ nhỏ đến trung bình dễ canh tác phù hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của nhiều loại cây trồng.

10


Trong đó:
- Diện tích đất nơng nghiệp: 3611,51 ha
Diện tích đất lâm nghiệp là : 2724,38 ha
Diện tích đất ni trồng thủy sản là : 7.82
-Diện tích đất phi nơng lâm nghiệp: 141,51 ha
Đất ở :66,3 ha
Đất chuyên dùng xây dựng : 68,7 ha
Đất tơn giáo, tín ngưỡng: 0.09 ha
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 6.5 ha
-Các loại đất khác: 180,3 ha
Diện tích rừng của xã là :2.724,38 ha
Trong đó rừng sản xuất là: 1.804,61 ha, rừng phòng hộ là 919,77 ha
Nguồn nước: Nước chia làm hai mùa phù hợp với hai mùa của khí hậu.
Mùa lũ tập trung đến 80%tổng lượng nước trong năm và thường xảy ra ngập
lụt. Mạng lưới sơng suối có vai trị quan trọng đối với sản xuất và đời sống,
vừa là nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp, cho nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản phục vụ đời sống nhân dân. Ngoài nguồn nước từ các sơng suối, xã
cịn có một hệ thống nước ngầm phong phú.
Về Khoáng sản: Với tổng số chiều dài 12 km suối cả qua địa bàn xã
hàng năm cung cấp khoảng 10.000m3- 13.000 m3 cát sỏi phục vụ cho nhu
cầu xây dựng tại địa phương và các xã lân cận.
Mỏ đá vơi có ở các thơn: n Quang, Cầu Mạ, Đồng Quy, Cầu Cả, Tát
Chùa. Hiện nay chưa được khai thác và sử dụng.

11



1.1.4 Tình hình dân cư
Hiện nay xã n Ngun có 22 thơn ,theo điều tra dân số ngày
1/4/2011 có 1.873 hộ với 7830 người, gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống
như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa, Cao Lan, Hmông.
CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC TRONG XÃ YÊN NGUYÊN THEO
THỒNG KÊ NĂM 2011.
STT

DÂN TỘC

DÂN SỐ

TỈ LỆ (%)

(Ng¦ười)
1

Tày

3992

50,98

2

Kinh

2653

33,88


3

Dao

650

8,3

4

Hoa

500

6,39

5

Nùng

16

0.2

6

Cao Lan

13


0,16

7

Hmơng

6

0,75

1.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội
Nằm cách trung tâm huyện lỵ chừng 20km, Yên Nguyên là xã miền
núi của huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang với hơn 1.500 hộ, hơn 7.000 nhân
khẩu, gồm 7 dân tộc anh em chung sống: Hmông, Tày, Nùng, Dao, Cao
Lan…Là một xã có thế mạnh về vị trí, địa lý, khí hậu, tài nguyên, nguồn nhân
12


lực, giao thông, thuỷ lợi thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế: nông, lâm
nghiệp. Yên Nguyên cùng là một trong những xã đi đầu trong các phong trào
xây dựng văn hố, an ninh quốc phịng.
Năm 1999, n Ngun vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng
danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lược vũ trang” và danh hiệu “Anh hùng lao
động trong thời kỳ đổi mới” năm 2000.
Mơ hình kinh tế hộ gia đình là mơ hình kinh tế chủ yếu nhất trong tồn
xã. Các mơ hình như: Gà tam hoàng, lợn siêu nạc, vịt siêu trứng và phát triển
chăn ni trâu, bị, lợn…
Người dân của xã chủ yếu làm nông nghiệp canh tác trên đất đồi hoặc
các thửa ruộng, lúa là cây lương thực chủ yếu, diện tích gieo trồng cả năm là

670,59 ha, năng suất bình qn đạt 64,68 tạ/ha; Ngồi ra cịn trồng ngơ diện
tích 172 ha, năng suất bình qn đạt 46,05 tạ/ha, lạc cả năm 64,5 ha năng suất
bình quân đạt 3,11 tạ/ha…
Khơng phải tất cả các hộ trong bản đều có nghề phụ một số hộ gia đình
làm đậu, làm củi bán ở chợ phiên, mua sắt vụn…thu nhập bình quân mỗi hộ là
500 000 đồng/tháng.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là 700 000 người/tháng
Về cơ sở sản xuất cả xã có 14 cơ sở cơ khí sửa chữa, 3 cơ sở chế biến
nông- lâm sản, 2 cơ sở nghành nghề nông thôn và 9 cơ sở dịch vụ thương mại.
Các cơ sở này hoạt động có hiệu quả.
Hiện nay, diện tích đất nơng nghiệp của xã chủ yếu được sử dụng để
trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, ngơ…và có một số diện tích bị bỏ
hoang. Một số diện tích đất nơng nghiệp khác được sử dụng để trồng lúa
nước. Ngồi ra, các hộ dân trong bản cịn trồng các cây hoa màu như khoai,

13


đỗ tương,… để làm lương thực, thực phẩm cho người và gia súc, gia cầm.
Trâu, bị là những vật ni chính trong gia đình để làm sức kéo. Trung bình
mỗi hộ ni từ 1- 2 con trâu, bị.
Những yếu tố rủi ro: Do điều kiện địa hình đồi núi khá dốc nên hàng
năm các con suối nhỏ thường xảy ra lũ quyét gây thiệt hại không nhỏ cho sản
xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân. Về mùa khô thường xảy ra các vụ
cháy rừng.
Xã có điện lưới quốc gia năm 1995 đảm bảo cung cấp điện cho 100%
số hộ trong tồn xã.
Đường giao thơng tồn xã có 8 km, đường liên xã 1,5 km và 17,93 km
đường liên thơn và Bê tơng hố 7,1 km, cịn lại 5,5 km đường đất.
Về giáo dục: Tồn xã có 03 trường học, 01 trường trung học cơ sở; 01

trường tiểu học chia ra hai phân hiệu, và 01 trường mầm non trung tâm với 5
điểm trường tại các cụm thôn, 100% số trẻ em trong độ tuổi đến trường
Về Y tế: Xã có 01 Trạm Y tế gồm có 01 Bác sĩ và 05 Y sỹ, trong đó
có 01 y sỹ chuyên trách dân số gia đình và trẻ em xã. Thực hiện tốt việc khám
và chữa bệnh cho nhân dân và thực hiện tốt công tác KHHGĐ và đạt 10
chuẩn quốc gia về Y tế, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ở giai
đoạn đầu cho nhân dân và giữ vai trị chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người
dân trên địa bàn xã.
Các vấn đề khác: Công tác lao động việc làm thường xuyên được quan
tâm. Công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, các
chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện đạt kết quả. Các chính sách đối
với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có cơng và các đối tượng trợ cấp xã hội
tiếp tục được quan tâm thường xuyên, đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng đối

14


tượng, đúng chế độ. Tích cực cơng tác phịng chống các tệ nạn xã hội nhất là
ma tuý.
Công tác tôn giáo, dân tộc: Xã có thơn n Quang và Hợp Long theo
đạo Thiên chúa Giáo nên chính quyền xã ln thực hiện tốt chính sách tơn
giáo, dân tộc. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng khối đại đồn
kết dân tộc, nâng cao cảnh giác đề phịng kẻ xấu lợi dụng các chính sách dân
tộc nhằm kích động chia rẽ tình đồn kết giữa các dân tộc trên địa bàn.
Để bảo tồn những giá trị văn hoá tốt đẹp của địa phương, Yên Nguyên
đã thành lập các đội văn nghệ, thể thao ở 20 thôn, bản phục vụ nhân dân trong
các dịp lễ, tết với các tiết mục: hát then, hát cọi của đồng bào dân tộc Tày, hát
Páo Dung của dân tộc Dao… Xây dựng gia đình văn hoá cũng là một trong
những mục tiêu mà Yên Nguyên đặt ra để xây dựng xã văn hoá, văn minh.
Đến nay, tồn xã đã có 80% số thơn, bản đạt tiêu chuẩn thơn văn hố, gần

90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hố. Từ năm 2000 đến nay Yên
Nguyên nhận được nhiều bằng khen của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa
phương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có nhiều thành tích trong
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
1.2 Khái quát về người Dao Tiền ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang
1.2.1 Tên gọi, lịch sử cư trú của nhóm người Dao Tiền ở xã Yên Nguyên
Dân tộc Dao có nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây được gị là
Mán,nhưng đồng bào tự nhận tên gọi của mình là “ Kiếm Miền” theo phát âm
của các nhóm Dao Đại Bản ( Dao Đỏ), Dao Tiểu Bản ( Dao Tiền ), Dao Cc
Mùn, Dao Quần Chẹt, Dao Lơ Gang, Dao Cc Ngáng. Gọi là “ Kiếm Mân”
theo phát âm của các nhóm Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài còn
phát âm theo tiền Hàn Việt là “ Sơn Nhân” có nghĩa là người ở rừng, cịn viết
15


theo chữ Hán là “ Dao Nhân” tức là người Dao. Phát âm của đồng bào là Dìu
Miền, Ỳu Miền, Dao Miền...Vì lẽ đó người ta gọi là dân tộc Dao.
Qua các tài liệu, thư tịch cổ và các dữ liệu dân tộc học, chúng ta biết
được nguồn gốc xã xưa dân tộc Dao cư trú là Kinh Châu và Dương Châu
thuộc Trung Quốc. Do tác động của biến cố lịch sử, các nhóm Dao di cư vào
Việt Nam qua các thời kỳ bằng nhiều con đường khác nhau.
Theo các tác giả sách, theo gia phả của một số gia đình và một số tài
liệu khác: thì nguồn gốc người Dao là từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam và
đến Tuyên Quang sớm nhất vào thế kỷ XIII. Trong các sách truyện, sách cúng
ma thường nói đến nhiều địa danh ở Trung Quốc. Người chết đồng bào đưa
hồn về “ Dương Châu Đại Điện” hay “ Động Đào Nguyên” đây là hai địa
danh thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc. Chính vì vậy hiện nay ở tất cả các
nghành Dao Tuyên Quang còn tồn tại quan niệm sâu sắc cho rằng Dương
Châu là quê cha đất tổ của đồng bào.

Đồng bào Dao di cư vào Việt Nam và đến Tuyên Quang với nhiều
nguyên nhân, luồng di cư, thời gian và nhiều nhóm khác nhau. Nhưng nguyên
nhân chủ yếu là do sự áp bức, tràn áp của chế độ phong kiến Trung Quốc và
các cuộc chiến tranh phong kiến liên miên, ngoài ra là nạn nhân thiên tai hạn
hán mất mùa... sự có mặt của người Dao ở Tuyên Quang là q trình thích
ứng với mơi trường tự nhiên để xây dựng làng bản, xây dựng cuộc sống mới.
Là quá trình chống các thế lực phong kiến thực dân, đồng thời cũng là q
trình quan hệ văn hóa – kinh tê – xã hội...góp phần xây dựng cơng sức của
mình xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Nết nổi bật là ở Tuyên Quang có đủ 9 ngành Dao: Dao Đại Bản( Dao
Đỏ), Dao Tiểu Bản ( Dao Tiền), Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Lơ
Gang, Dao Cc Mùn, Dao Thanh Y, Dao áo Dài, Dao Coóc Ngáng. Tất cả
các nghành Dao nói trên đều chung một thứ tiếngđó là tiếng Dao. Ngơn ngữ
16


Dao rất gần gũi với ngôn ngữ người Hmông tạo thành nhóm ngơn ngữ
Hmơng – Dao.
Theo một số tài liệu như: Bình Hồng Khốn Điệp, Q Hải Đồ, các
sách truyện cúng, bài sớ, ta thấy nói đến Đại Minh Quốc ( thế kỷ XIII – XVI )
hoặc, Đại Thanh Quốc ( thế kỷ XVI – XIX ) là các triều đại vua Trung Quốc
vì vậy ta có thể đốn rằng đồng bào sang Tuyên Quang thời gian đó.
-Vào thế kỷ thứ XII – XVI, nhóm Dao Quần Trắng từ Phúc Kiến tới
Quảng Yên ngược lên Lạng Sơn, Cao Bàng, Thái Nguyên rồi đến Tuyên Quang.
- Thế kỷ XVII, nhóm Dao Thanh Y từ Quảng Đơng vào Móng Cái qua
Lục Ngạn đến Bắc Giang sang sông Đuống rồi ngược lên Tuyên Quang.
- Thế kỷ XVIII một bộ phận dân tộc Dao từ Quảng Đông và Quảng Tây
di cư vào Cao Bằng, Lạng sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đó là nhóm Dao
Đỏ Dao Tiền.
Ở Chiêm Hóa tập trung các nghành Dao sau: Dao Đỏ, Dao Tiền và Dao

áo dài.
Cùng một dân tộc nhưng mỗi nghành cư trú một vùng nhất định, có vài
nghành cùng cư trú xen kẽ nhau: Dao Đỏ, Dao Tiền....Nói chung là ở xen kẽ
với các dân tộc, xen kẽ theo xóm, khơng xen kẽ theo hộ. Tập trung chủ yếu
nhất là ở các xã vùng cao trong huyện như : Kiên Đài, Phú Bình, Yên
Nguyên, Phúc Sơn.
Theo lời kể của các cụ già thì người Dao Tiền đến cư trú ở xã Yên
Nguyên vào năm 1953 họ di cư từ các vùng lân cận từ trong huyện và các
huyện khác đến họ di cư để tìm những mảnh đất mới để khai hoang và lập
thành bản làng theo khảo sát người Dao Tiền ở thôn Đồng Vàng xã Yên
Nguyên là một bộ phận di cư đến từ xã Linh phú của huyện Chiêm Hóa và

17


một bộ phận người Dao Tiền ở huyện Hàm Yên. Gia đình ơng Vàng Văn
Khoe là một trong những gia đình Dao Tiền cư trú lâu đời nhất ở thơn Đồng
Vàng gia đình ơng đến cư trú ở n Ngun. “ Ơng cho biết trước năm 1953
đời ơng nội của ông sống ở xã Linh Phú thuộc huyện Chiêm Hóa, sau đó do
sự di canh di cư tìm vùng đất mới nên cả gia đình đã chuyển tới xã Yên
Nguyên vào năm 1953 và định cư ở đây cho tới bây giờ”. Sau đó là người
Dao Tiền từ các vùng khác cùng đến cư trú nên số lượng người Dao Tiền
trong xã được tăng lên.
Xã yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang là nơi có đơng
đảo người Dao Tiền sinh sống vì điều kiện địa lý, khí hậu có nhiều yếu tố phù
hợp với điều kiện sống của họ, cho nên người Dao Tiền hình thành những bản
làng cư trú. Sự giàu có của tự nhiên, khống sản và tài nguyên rừng là một
trong những nguồn sống quan trọng giúp cho đồng bào Dao ở đây tồn tại và
phát triển cho đến ngày nay.
1.2.2 Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội

Trồng trọt: người Dao Tiền trước kia sống chủ yếu bằng ngề nương rẫy
du canh du cư trên các sườn núi và gần như khơng có ruộng nước ở các vùng
thấp. Mọi thứ trồng trọt đều phá rừng để gieo trồng .Với nền nông nghiệp tự
cung tự cấp nên đời sống của họ hết sức bấp bênh, nương phần lớn là đất dốc,
dễ bị xói mịn, chóng bạc màu. Vì vậy mỗi đám nương rẫy chỉ làm được hai,
ba năm lại bỏ đi phát nương khác, bởi phụ thuộc vào thiên nhiên mùa màng
thất bát, rừng núi cạn kiệt, đời sống đồng bào gặp nhiều khó khăn, sản xuất
chậm phát triển.
Sau khi có các chính sách của Đảng và Nhà Nước quan tâm người Dao
Tiền đã bỏ núi để định canh định cư, tổ chức thành làng, bản cố định. Họ làm
nương trồng lúa nước trên những cánh đồng màu mỡ, hay các thung lũng khá
18


rộng trên các triền núi thấp gần nguồn nước và họ đã có một nền nơng nghiệp
tương đối ổn định nên đời sống ngày một no ấm, nghề trồng bông dệt vải phổ
biến ở các nhóm Dao trong đó có Dao Tiền.
Chăn ni: Ngồi trồng trọt các cây lương thực và hoa màu, đồng bào
cịn chăn ni lợn, gà, trâu, bị, thả cá ao...Làm các nghề thủ cơng, dệt vải rèn
sắt, làm các công cụ lao động như: dao, cuốc...khai thác lâm thổ sản như tre,
gỗ, thu hái lượm, săn bắt thú rừng... cho nên , vận động đồng bào định canh
định cư đã giảm bớt diện tích phá rừng hàng năm.
Trao đổi buôn bán: Người Dao Tiền thường đi chợ để mua bán và trao
đổi hàng hóa và các dịp chợ phiên của vùng. Tuy sự mua bán còn ít bởi
phương tiện đường xá xa xôi. Nhưng, đồng bào vẫn mang các loại lương thực,
thực phẩm đến chợ để trao đổi lấy muối, thuốc lá, thuốc lào, vải, kim chỉ phục
vụ cho sinh hoạt và cho công việc nữ cơng của mình. Những dụng cụ bằng
kim loại như: cuốc, xẻng, lưỡi rìu, nồi, xoong chảo...
Về ăn uống: Trước đây người Dao gặp nhiều khó khăn nên bữa ăn hàng
ngày có phần đạm bạc lương thực chủ yếu là gạo, ngơ và các loại rau rừng.

Các món ăn ngày thường cũng như trong dịp lễ, tết của người Dao có sự
tương đồng với nhiều tộc người trong cùng địa phương. Hàng ngày họ ăn cơm
tẻ nấu, cơm ngô, cơm nếp... các loại bánh như bánh chưng Tày, bánh rán,
bánh ngô....Trong dịp lễ tết họ ăn một số món ăn như bún, tiết canh, lịng
dồi...Món ăn của người Dao khá đa dạng được chế biến bằng nhiều hình thức:
nấu, luộc, xào, nướng, hàm, quay.
Đồ uống của người Dao gồm có nước và rượu, trong đó nước lã là thứ
đồ uống thơng dụng nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong các dịp lễ, tết,
cưới xin, rượu là thứ uống phổ biến nhất.

19


Đàn ông hay hút thuốc lá và thuốc lào, không hút thuốc phiện, đàn bà
thì ăn trầu nhưng khơng phổ biến.
Phương tiện vận chuyển: chủ yếu của người Dao là chiếc gùi và túi đan
bằng sợi gai đen ở sau lưng rất được họ ưa dùng.
Làng bản: Làng bản của người Dao Tiền ở xã Yên Nguyên ít tập trung
thường 5 – 7 nhà quần tụ với nhau, rất ít có 20 nóc nhà liền nhau. Nhà cửa
chủ yếu của họ là nhà đất, có một số ít làm nhà nửa đất nửa sàn. Nhà được
làm ở lưng đồi, hoặc bên sườn đồi thoai thoải. Nguyên vật liệu làm nhà chủ
yếu là tự kiếm các cây rừng như, tre, nứa, vầu...
Về quần áo, trang sức, trang phục: Đồng bào Dao nhất là phụ nữ rất
phong phú và đa dạng. Chính từ các bộ nữ phục này mà hình thành nên các
tên gọi các nghành Dao. Chất liệu chủ yếu là từ sợi vải bông tự dệt, màu nền
chủ yếu là màu chàm, xanh đen. Về kiểu dáng có sự khác nhau giữu các
nhóm. Áo phụ nữ phần lớn là áo dài, cài cú thẳng giữa ngực khép 2 vạt lại rồi
thắt lưng. Riêng phụ nữ nhóm Áo dài cài khuy nách. Phần lớn ở các ngành
Dao phụ nữ mặc quần ống hẹp. Riêng phụ nữ nghành Tiểu Bản mặc váy,
nhóm Quần Trắng mặc quần trắng trong đám cưới.

Đồ trang sức: Trang sức của phụ nữ Dao tương đối phong phú, đồ
bạc được dùng phổ biến, các hào bạc thường được đeo ở dây lưng cổ áo, túi
trầu dây đeo bao, mũ trẻ em. Ngành Tiểu Bản, Quần Chẹt dùng bạc nhiều
nhất, người Dao dùng đồng bạc đúc cúc áo, vòng tay, nhẫn, hoa tai, vịng
cổ, xà tích...
Người Dao có tập quán đổi công giúp đỡ lân nhau trong sản xuất gọi là
pụi công, li ê công. Lúc thiếu thốn cho nhau vay khơng tính lãi. Săn bắn được
thú rừng thì mời nhau ăn uống chia đều hết cho mọi nhà trong bản.

20


Đồng bào Dao Tiền có nhiều tập tục kiêng kỵ trong sản xuất, trong sinh
hoạt hàng ngày. Ngày nay một số tập tục kiêng kỵ lạc hậu đang bị mất dần.
1.2.3 Đặc trưng văn hóa của người Dao tiền ở xã Yên Nguyên
Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được
tắm bằng nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài
hoa chuối trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh
hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ. Một
số kiêng kỵ như nhà có người đẻ trong nhà khoảng 40 – 45 ngày khơng tiếp
khách lạ.
Tang ma: :Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay.
Nhà có người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào
huyệt. Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người
trong gia đình. Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó
chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân
mộ. ở một số nơi có tục hoả táng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên. Một
số kiêng kỵ như khi có người chết, họ mặc cho những bộ quần áo mới nhất
(Nếu là phụ nữ cắt hết các cúc bạc trắng ở trước ngực và đồng tiền ở sau
lưng). Người chết trong nhà được làm ma ngay hoặc đem chôn. Sau một thời

gian ngắn chết chưa được làm ma ngay hoặc đem chôn. Sau một thời gian
ngắn mới làm ma chay hay con gọi là làm ma khơ. Họ cho rằng người chết
chưa được làm ma thì chưa có nhà cửa an cư lập nghiệp, vẫn phải đi ăn xin
sống lang thang ở trong ngục.
Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình,
nhất là tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối,
người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho
người, trâu bị, tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo

21


đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt. Sáng hơm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn
giữa nguyên vị trí là có thể làm nhà được.
Tín ngưỡng phong tục tập qn: cịn nhiều tàn dư của tơn giáo ngun
thủy hình thức thờ cúng chủ yếu ở người Dao Tiền là thờ cúng tổ tiên. Thờ
cúng tổ tiên là hình thức nghi lễ chính. Nơi thờ tổ tiên chiếm một vị trí trung
tâm trong nhà, là nơi nghiêm tranh nhất, phụ nữ ít được đến gần. Người Dao
Tiền có các dòng họ như: Bàn, Đặng, Chu, Triệu, Đằng...Mỗi dòng họ có
những kiêng kỵ và lễ vật tổ tiên khác nhau. Đồng bào Dao Tiền ở xã Yên
Nguyên coi việc thờ Bàn Vương là thờ thủy tổ, nhưng lại khơng có bàn thờ
riêng. Các kỳ lớn thì mới phải cúng Bàn Vương và Ngọc Hoàng. Tục cúng
Bàn Vương là một nghi lễ long trọng gọi là làm Máng vào thời điểm cúng
phải thịt hết lợn gà, muốn giành nuôi phải mang đến nhà hàng xóm, sau khi
cúng song mới được đem về. Ngồi ra đồng bào cịn tin có nhiều thứ ma: ma
trời, ma đất, ma ngũ hải, ma không người thờ tự...
Cưới xin: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem
có hợp nhau khơng. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái
trước khi vào nhà, hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cơ dâu được cõng ra khỏi
nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.

Do mê tín dị đoan nên khơng có quan hệ hơn nhân. Chẳng hạn, nghành Dao
họ Bàn và họ Đặng, họ Bàn và họ Trịnh, họ Phùng và họ Đặng... khơng lấy
được nhau.
Gia đình : người Dao Tiền là gia đình nhỏ phụ quyền. Chủ gia đình là
người cha người con trai trưởng. Người này quyết định mọi công việc trong nhà.
Hôn nhân: là hôn nhân một vợ một chồng. Con gái đi làm dâu chính.
Nhưng khơng ít tàn dư những hình thức hơn nhân phong kiến, như ở rể có
thời hạn 3,5 năm cũng có khi là vĩnh viễn.

22


Văn học dân gian: dân tộc Dao Tiền ở xã Yên Nguyên có nền văn nghệ
cổ truyền phong phú đủ các thể loại: Thơ, ca, múa, nhạc...kho tàng chuyện cổ
tích được nhiều người ưa thích như: truyện “ Nguồn gốc lồi người”, “ Truyện
Bàn Đại Hộ”...Ngồi ra cịn có nhiều câu đố, ca dao và tục ngữ phong phú cả
về số lượng lẫn nội dung phản ánh kinh nghiệm sản xuất, mùa màng, thời tiết
phong tục tập quán, tình yêu quê hương đất nước và sự nảy nở tình yêu nam
nữ. Những câu đố về loài vạt và cỏ cây, với nhứng cuốn sách bằng chữ Dao,
các áng văn vần, thơ, bài hát, bài cúng có giá trị lớn về lịch sử, văn học...
Đặc biệt, phổ biến nhất trong sinh hoạt của người Dao Tiền là hát đối
đáp (páo dung). Trong những lễ hội, đám cưới, ngày lễ tết, phiên chợ là dịp
cho nam nữ thanh niên qua lời ca tiền hát tìm hiểu lẫn nhau. Họ hát rất tự
nhiên và bao giờ kết thúc buổi hát páo dung họ cũng tặng kỷ niệm cho nhau.
Không thể không nhắc tới nghệ thuật múa của người Dao Tiền ở xã
Yên Nguyên, có rất nhiều điệu múa được sử dụng trong các nghi lễ quan
trọng trong lễ cấp sắc, tết nhảy, múa cầu mùa, múa đón xuân, múa kiếm...
Lễ hội: hằng năm, bên cạnh những lễ “cấp sắc”, “lễ cưới” cịn có những
lễ hội lễ tháng 3 ( Thinh minh) ngảy thanh minh cúng họ, lễ 15 – 5 ( Ây cầu
dịp trông) lễ mua cây giống, cầu khấn giống tốt được mùa, làm ăn phát đạt.

Lễ 15 – 7 ( thúi tít cha phiên miến) lễ này được tổ chức bắt đầu từ hôm 14 – 7
trả lễ tổ tiên, trả lễ cuối năm chính là tết Nguyên Đán, bên cạnh cịn có lễ hội
cầu mùa vào dịp mùng 3 – 4 đầu xuân mới.
Nghệ thuật tạo hình: chủ yếu thể hiện trên trang phục áo, quần, khăn,
mũ được thông qua hoa văn những hình trang trí cách điệu về người, động vật
như ( hươu, nai, chim thú, ngựa, chó...) thảo mộc ( cỏ cây, hoa lá) hình học (
phổ biến là chữ thập, ngôi sao tám cánh, mười cánh...).

23


Đồng bào Dao Tiền ở xã Yên Nguyên sống thật thà chất phác và rất
mến khách, hay kết bạn với các dân tộc láng giềng. Họ sống hòa đồng giữ lời
hứa và rất ghét sự dối trá. Đến bản của đồng bào người Dao Tiền được mọi
người chào đón nhiệt tình, nói chuyện vui vẻ cởi mở và rất dễ gần.
Tiểu kết chương 1
Dân tộc Dao nói chung và ngành Dao Tiền nói riêng dều có nền văn
hóa phong phú được hình thành trong quá trình lịch sử. Trải qua bao nhiêu
biến cố lịch sử, và ngày nay nền văn hóa ấy đang được phát huy mạnh mẽ với
nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc, nền văn hóa thể hiện trong
sinh hoạt kinh tế, trong sản xuất của của vật chất và phương tiện để sinh tồn,
từ sản xuất ra lúa gạo, ngô, khoai, sắn đến làm ra nhà cửa, y phục trang sức
phương tiện đi lại, đến tổ chức sinh hoạt đời sống gia đình, hoạt đọng xã hội,
các sinh hoạt tinh thần, tư duy, tất cả nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của
người Dao Tiền ỡ xã Yên Nguyên nói riêng và dân tọc Dao ở Tuyên quang
nói chung.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp miền rừng núi của huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tun Quang cộng với truyền thống đồn kết, gắn bó, thương yêu
giữa các làng bản, đã được người Dao Tiền khái quát hóa thành những hiện
tượng nghệ thuật, phong phú độc đáo trên trang phục. Trang phục chính là sự

phản ánh tâm tư, tình cảm sâu sắc, lịng u q hương đát nước của người
Dao Tiền, họ đã bảo lưu, gìn giữ phản ánh đặc trưng văn hóa truyền thống của
dân tộc mình. Một nền văn hoa ln là niềm tự hào, là món ăn tinh thần nâng
đỡ và khơi dậy niềm tin của người Dao Tiền ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

24


Chương 2
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO TIỀN Ở XÃ
N NGUN, HUYỆN CHIÊM HĨA, TỈNH TUN QUANG
Nói tới trang phục là nói tới cách ăn mặc của con người. Mỗi một thành
phần dân tộc trên đất nước ta có nếp sống đặc thù của mình nên ăn mặc cũng
phản ánh sắc thái phong phú, đa dạng đó. Do vậy mà q trình tạo lập nên giá
trị văn hóa mang đặc trưng tộc người của mỗi dân tộc là quá trình nhận thức,
lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội.
Là cư dân nông nghiệp trồng trọt, với nền kinh tế tự cung tự cấp. Trang
phục của dân tộc Dao Tiền ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang với những nét kỹ thuật thủ công độc đáo từ việc trồng bông, dệt vải,
nhuộm chàm, cắt may thêu thùa ... Đều dựa vào sức lao động chân tay, với
những công cụ thô sơ, để đáp ứng nhu cầu “ mặc” của mình. Đó thực sự là
một quy trình lao động bền bỉ tạo nên sản phẩm văn hóa trang phục.
2.1 Quan niệm về trang phục truyền thống
Đồng bào Dao Tiền quan niệm về trang phục theo ý hiểu riêng của
mình sống gần gũi với thiên nhiên đồng bào quan niệm về trang phục là
những vật dùng để che thân bảo vệ con người trước khí hậu khắc nghiệt của
thiên nhiên trước cái giá rét của mùa đơng lạnh giá, cái nóng oi ả của mùa hè.
Trang phục theo quan niệm của người Dao Tiền bao gồm các bộ phận
mặc trên người: để mặc là quần áo, váy...Để đội là khăn, mũ... và để đi là

giầy, dép.
Còn theo các nhà khoa học trang phục là từ ghép để chỉ việc “ ăn mặc”
của con người. Trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở xã Yên
Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang được quan niệm gồm hai yếu
tố: y phục và trang sức.
25


×