Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của người tày ở xã vinh quang huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 105 trang )

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa văn hoá dân téc thiĨu sè
-------------------------

TRI THøC CH¡M SãC SøC KháE S¶N Phơ CủA NGƯờI ty
ở xà vinh quang, huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân văn hoá
Chuyên ngnh văn hoá dân tộc thiểu số
M số: 608

Sinh viờn thc hiện

: Hμ THÞ HIỊN, vhdt 15B

Giảng viên hướng dẫn

: THS. Vị THÞ UY£N

Hμ Néi, 05-2013

1


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành bài viết của mình, em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy cơ trong khoa văn hóa dân tộc. Nhân đây, em xin
chân thành cảm ơn quý thầy cô.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Vũ Thị Uyên đã trực tiếp
hướng dẫn chu đáo và chỉ bảo tận tình để em hồn thành tốt đề tài nghiên
cứu này.


Em cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã Vinh Quang đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và cung cấp tài liệu cho em. Đồng thời em cũng xin cảm ơn các
bà, các bác, các cô, các chị trên địa bàn xã đã giúp em trong quá trình khảo sát
thực tế và cung cấp những kinh nghiệm quý báu để em hồn thành khóa luận.
Dù đã cố gắng nhưng do trình độ và khả năng cịn hạn chế nên trong
bài viết cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ
để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Hà Thị Hiền

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 10
6. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 11
7. Nội dung và bố cục của khóa luận .......................................................... 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ VINH QUANG ......... 12
1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội địa bàn cư trú ........................................ 12
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 12
1.1.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................ 14
1.2. Khái quát về người Tày ở xã Vinh Quang....................................... 15

1.2.1. Lịch sử tộc người và quá trình chuyển cư .................................... 15
1.2.2. Dân số và phân bố dân cư ............................................................. 16
1.2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................ 17
1.2.4. Đặc điển về văn hóa ...................................................................... 20
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 26
Chương 2: TRI THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SẢN PHỤ CỦA
NGƯỜI TÀY Ở XÃ VINH QUANG TRONG XÃ HỘI TRUYỀN
THỐNG .......................................................................................................... 27
2.1. Quan niệm về sinh đẻ và một số khái niệm liên quan .................... 27
2.1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................... 27
2.1.2. Quan niệm về sinh đẻ ................................................................... 29
2.1.3. Quan niệm về chăm sóc sức khỏe sản phụ ................................... 30
2.2. Tri thức chăm sóc sức khỏe khi mang thai ...................................... 31
2.2.1. Chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi để dưỡng thai ..................... 31
2.2.2. Tri thức phòng chống bệnh tật ...................................................... 33
2.2.3 Một số kiêng kị và nghi lễ đối với phụ nữ mang thai .................... 35
2.3. Tri thức chăm sóc sức khỏe khi sinh con ......................................... 37
2.3.1. Tập tục liên quan đến sinh đẻ ....................................................... 37
3


2.3.2. Phòng chống các tai biến khi sinh ................................................ 40
2.3.3. Những nghi lễ và kiêng kỵ khi sinh con ....................................... 40
2.4. Tri thức chăm sóc sức khỏe sau khi sinh con .................................. 41
2.4.1. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc cho sản phụ ........................ 41
2.4.2. Tri thức phòng chống bệnh tật ...................................................... 45
2.4.3. Các nghi lễ, kiêng kị liên quan...................................................... 48
2.5. Vai trị của tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ trong xã hội truyền
thống người Tày ........................................................................................ 52
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 54

Chương 3: TRI THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SẢN PHỤ CỦA
NGƯỜI TÀY Ở XÃ VINH QUANG HIỆN NAY ...................................... 56
3.1. Biến đổi của tập quán chăm sóc sức khỏe sản phụ hiện nay ......... 56
3.1.1. Những thay đổi về quan niệm nhận thức ...................................... 56
3.1.2. Những thay đổi về chăm sóc sức khỏe sản phụ ............................ 58
3.2. Nguyên nhân biến đổi ........................................................................ 62
3.2.1. Kinh tế phát triển........................................................................... 62
3.2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước ............................................... 63
3.2.3. Dân trí và trình độ học vấn ngày một nâng cao ............................ 65
3.2.4. Mạng lưới y tế công ngày càng được nâng cao ............................ 65
3.3. Các giá trị của tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ ....................... 66
3.3.1. Hệ thống tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ ........... 66
3.3.2. Tính cộng đồng trong bảo vệ và phát triển nịi giống ................... 67
3.3.3. Góp phần khẳng định bản sắc văn hóa ......................................... 68
3.4. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tri
thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày ở xã Vinh Quang...... 69
3.4.1. Một số khuyến nghị ...................................................................... 69
3.4.2. Một số giải pháp ............................................................................ 71
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm lao động, người dân tự tổng kết từ thực tiễn,
rút ra những tri thức quan trọng trên nhiều mặt của cuộc sống góp phần tạo

nên một kho tàng tri thức dân gian phong phú và đa dạng. Tri thức dân gian là
một thành tố quan trọng trong hệ thống tổng thể của văn hóa tộc người. Thiếu
vắng thành tố này sẽ gây khó khăn lớn cho việc tìm hiểu cặn kẽ bản sắc văn
hóa của các dân tộc. Nó chẳng những khẳng định mà còn là nhân tố quan
trọng góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tộc người. Nghiên cứu
văn hóa tộc người khơng thể khơng tìm hiểu tri thức dân gian. Trong kho tàng
tri thức dân gian phong phú và đa dạng của dân tộc có sự đóng góp của nền tri
thức dân gian của đồng bào người Tày.
Người Tày ở Việt Nam nói chung và người Tày ở xã Vinh Quang,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói riêng có nhiều kinh nghiệm trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như trong lao động sản xuất, nuôi dạy con
trẻ, tổ chức cộng đồng, chăm sóc sức khỏe nói chung,…và đặc biệt là kinh
nghiệm trong chăm sóc sức khỏe cho sản phụ. Những kinh nghiệm này chứa
đựng trong đó những giá trị sâu sắc và có vai trị đặc biệt quan trọng trong
cuộc sống của đồng bào nơi đây.
Tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày gồm tri thức về
những bài thuốc, các món ăn mà người thân trong gia đình chế biến, những
quy tắc kiêng kị, những nghi lễ trong sinh hoạt cho người phụ nữ trong giai
đoạn mang thai và sau khi sinh đã được đúc kết, trao truyền cho nhiều thế hệ.
Nguồn tri thức dân gian phong phú và giàu có này phản ánh nhận thức thấu
đáo của đồng bào về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và sức
khỏe sản phụ nói riêng cũng như sự quan tâm và đề cao vai trò của phụ nữ.
5


Ngày nay trong xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến đang là động
lực quan trọng trong sự nghiệp tăng trưởng kinh tế, ổn định trật tự xã hội, giữ
gìn mơi trường nhưng nó cũng tạo ra thách thức trong việc bảo tồn nền văn
hóa truyền thống, đặc biệt là nguồn tri thức dân gian là một mảng quan trọng
trong tri thức tộc người.

Chính vì vậy, em chọn đề tài: “ Tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của
người Tày ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang” làm đề
tài khóa luận của mình. Với mong muốn tìm thêm những nét đẹp truyền thống
trong văn hóa dân gian của người Tày, tìm hiểu những nghi lễ, kiêng kị và
nhất là những bài thuốc dân gian liên quan đến sinh đẻ của người Tày nơi đây,
đồng thời tìm cách phát triển nó để phục vụ đời sống hiện nay. Chọn đề tài
này em muốn được góp phần khiêm tốn của mình vào việc nghiên cứu, tìm
hiểu văn hóa của người Tày nói chung và người Tày ở xã Vinh Quang, huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên cả nước đã có nhiều tác phẩm, nhiều cơng trình nghiên cứu về văn
hóa của đồng bào người Tày ở Việt Nam. Các nghiên cứu Dân tộc học, nhân
học về người Tày và văn hóa truyền thống của đồng bào Tày tương đối phong
phú. Các tài liệu nghiên cứu về rất nhiều vấn đề: trang phục, nhà ở, nghệ thuật
dân gian,…Trong các cơng trình đó có thể kể đến như:
Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam của
đồng tác giả Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn( NXB Khoa học xã hội, năm
1968) tác phẩm này đã giới thiệu nguồn gốc lịch sử, truyền thống đấu tranh, sinh
hoạt vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội, nghệ thuật Tày, Nùng, Thái nói chung.
Cuốn Văn hóa Tày – Nùng của đồng tác giả Hà Văn Thư và Lã Văn Lô
(NXB Văn hóa dân tộc, năm 1984) đã trình bày những nét khái quát về xã
6


hội, văn hóa truyền thống của người Tày và Nùng đặc biệt là sự đổi mới sau
cách mạng tháng Tám.
Cuốn Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam (NXB Viện khoa học xã hội
Việt Nam, 1992). Cuốn sách là bức tranh khá đầy đủ về văn hóa của người
Tày, Nùng ở mọi nơi trên đất nước ta từ kinh tế, văn hóa, phong tục tập qn,
ngơn ngữ, chữ viết đến văn học nghệ thuật dân gian.

Tiếp theo là cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam ( các tỉnh phía Bắc)
(Viện Dân tộc học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997). Cuốn phong tục
tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc của tác giả Hoàng Quyết (NXB khoa học xã
hội, Hà Nội); Văn hóa dân gian Tày , Nùng ở Việt Nam (Hà Đình Thành,
2010); văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang (
Ninh Văn Độ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003); Sức khỏe sinh sản (
Vương Tiến Hòa, NXB Y học, Hà Nội); Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
theo y học cổ truyền (Lê Trần Đức, NXB Y học,1995 ),…
Những tác phẩm trên cũng ít nhiều đã đề cập tới các vấn đề nêu trên
chẳng hạn như Cuốn phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc của tác giả
Hoàng Quyết (NXB khoa học xã hội, Hà Nội) có 4 trang nói đến các kiêng kị
và tín ngưỡng trong việc sinh đẻ; cuốn văn hóa truyền thống các dân tộc Tày,
Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang ( Ninh Văn Độ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
2003) cũng chỉ khái quát về quan niệm, tập tục sinh đẻ của người Tày nhưng
lại chưa đi sâu nghiên cứu về cách chăm sóc sức khỏe cho sản phụ từ khi
mang thai cũng như khi sinh con như: ăn, uống, các bài thuốc,…
Hiện nay trên địa bàn xã, việc tìm hiểu về tri thức chăm sóc sức khỏe
cho sản phụ cũng được chú ý. Tuy nhiên, chủ yếu chỉ chú ý đến mặt y học
nhiều hơn là những phong tục tập quán, những nghi lễ kiêng kị liên quan đến
việc sinh đẻ. Và cũng chưa có bài viết nào nghiên cứu cụ thể đến tri thức
7


chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Như vậy trong hầu hết các tác phẩm, các cơng trình nghiên cứu về
người Tày ở Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu riêng về người Tày ở
xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Các tác phẩm cũng chỉ
đề cập một cách khái quát về văn hóa, phong tục tập quán, tri thức dân gian
và chưa có tác phẩm nào đề cập một cách cụ thể, chi tiết về tri thức chăm sóc

sức khỏe sản phụ của người Tày nói chung và người Tày ở xã Vinh Quang
nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thơng qua việc nghiên cứu tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe
sản phụ của người Tày ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang nhằm khẳng định những giá trị trong tri thức y học dân gian của cộng
đồng này. Tìm kiếm định hướng, giải pháp thích hợp cho việc bảo tồn và phát
huy những giá trị trong tri thức y học dân gian của Tày trong bối cảnh hiện
nay ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu những nét khái qt về mơi trường tự nhiên và xã hội của xã
Vinh Quang .
- Tìm hiểu tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày ở xã Vinh
Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Tìm hiểu những biến đổi trong tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ
hiện nay của người Tày của người Tày ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang.
8


- Đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của tri thức
dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày ở xã Vinh Quang
(Chiêm Hóa, Tuyên Quang ).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là tri thức chăm sóc sức
khỏe sản phụ của người Tày ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang với những tri thức cụ thể về ăn uống, làm việc nghỉ ngơi, tri thức
phòng chống bệnh tật, các kiêng kị và nghi lễ liên quan đến việc chăm sóc sức

khỏe sản phụ,…và chỉ nghiên cứu những tri thức này trong q trình chăm
sóc sản phụ từ khi mang thai đến khi sinh con được một tháng. Ngồi ra để
làm rõ đối tượng nghiên cứu chính thì đặc điểm tự nhiên, xã hội, mạng lưới y
tế địa phương, đặc trưng văn hóa của người Tày cũng là những đối tượng
khơng chính thức của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở xã Vinh Quang,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang với 7/16 thơn, đó là các thơn: Soi Đúng,
An Ninh, Ngọc Lâu, Bình Thể, Vĩnh Tường, Tơng Trang, Vĩnh Bảo. Chọn
nghiên cứu những thơn này bởi vì người Tày sinh sống chủ yếu ở đây, những
thôn khác cũng có người Tày sinh sống nhưng chiếm số lượng ít.
- Phạm vi thời gian: Khóa luận nghiên cứu theo hai mốc thời gian
chính: trước và sau Đổi mới (năm 1986 đến nay). Khi nghiên cứu theo
phạm vi thời gian này có thể thấy rõ hơn các giá trị của tri thức dân gian về
chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày ở xã Vinh Quang, đồng thời
thấy được sự biến đổi của nó hiện nay bởi sau đổi mới năm 1986 đời sống
của nhân dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức
9


khỏe với sự phát triển của mạng lưới y tế cơng. Điều này cũng ít nhiều ảnh
hưởng đến quan niệm nhận thức cũng như tri thức chăm sóc sức khỏe sản
phụ của người Tày nơi đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Phương pháp duy vật biện chứng có nghĩa là nghiên cứu các sự vật hiện
tượng trong tổng hòa mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Đó là coi tri
thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của cộng đồng người Tày ở xã Vinh
Quang, huyện Chiêm Hóa và sự biến đổi của nó là hệ quả tất yếu của sự
vận động, tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường

xã hội nơi họ sinh sống. Phải nghiên cứu vấn đề có tính lơgic, chẳng hạn
như tri thức chăm sóc sức khỏe cho sản phụ liên quan đến đời sống tín
ngưỡng của họ ( tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,…) liên quan đến kinh nghiệm
trong đời sống của họ. Nói cách khác khi nghiên cứu về tri thức chăm sóc
sức khỏe sản phụ của cộng đồng người Tày ta có thể thấy được đời sống tín
ngưỡng, trình độ nhận thức của họ. Phương pháp duy vật lịch sử có nghĩa
là nghiên cứu sự vật hiện tượng theo chiều dài lịch sử. Trong đề tài này là
việc nghiên cứu tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày từ trong
xã hội truyền thống đến nay, những vấn đề này luôn luôn vận động và biến
đổi vì thế phải nghiên cứu về người Tày trong sự vận động và phát triển
của họ điều này có nghĩa là mỗi chế độ xã hội nó lại có những tác động
khác nhau đến tri thức dân gian của cộng đồng người Tày nơi đây.
Điền dã dân tộc học là phương pháp tiếp cận chủ đạo của khóa luận.
Các kĩ thuật chủ yếu bao gồm quan sát, phỏng vấn- hỏi chuyện, ghi chép,
chụp ảnh,… được sử dụng trong q trình điều tra nghiên cứu.
Để xử lí các tài liệu thực địa tôi sử dụng phương pháp thống kê, so sánh,…
10


Để bổ sung tư liệu cho khóa luận, việc nghiên cứu các cơng trình đã
cơng bố, các tài liệu, báo cáo của trạm y tế xã Vinh Quang, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang cũng được chú trọng.
6. Đóng góp của khóa luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận này sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu
cho địa phương, những người nghiên cứu văn hóa tìm hiểu về người Tày hoặc
về tri thức chăm sóc sức khoẻ sản phụ của người Tày. Đề tài cũng giúp người
đọc hiểu rõ hơn về văn hóa Tày ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tun Quang, đồng thời góp phần làm rõ vai trị và giá trị của tri thức chăm
sóc sức khỏe sản phụ trong đời sống của đồng bào Tày nơi đây. Đề xuất một
số giải pháp cụ thể nhằm giúp người Tày ở xã Vinh Quang bảo tồn và phát

huy những giá trị tốt đẹp này.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan,
cá nhân đang công tác ở mạng lưới y tế cơ sở, các cơ quan bảo vệ bà mẹ trẻ em ở
địa phương,…
7. Nội dung và bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phụ lục, nội dung chính của khóa
luận được trình bày trong ba chương chính:
Chương 1: Khái quát về người Tày ở xã Vinh Quang
Chương 2: Tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày ở xã
Vinh Quang trong xã hội truyền thống
Chương 3: Tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Tày ở xã
Vinh Quang hiện nay

11


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ VINH QUANG
1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội địa bàn cư trú
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Xã Vinh Quang nằm cách trung tâm huyện Chiêm Hóa 8 km. Phía
Đơng tiếp giáp với xã Kim Bình, phía Tây tiếp giáp sơng Gâm, phía Đơng
Nam tiếp giáp xã Bình Nhân, phía Nam tiếp giáp xã Trung Hịa.
1.1.1.1. Địa hình:
Khá đa dạng bao gồm địa hình thung lũng bằng phẳng, đồi núi,…Trong
đó chủ yếu là địa hình đồi núi đặc biệt là đồi núi thấp, độ cao trung bình từ
100- 250 mét. Với đặc điểm về địa hình này thuận lợi cho việc phát triển
nhiều ngành sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình thung lũng bằng
phẳng thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp trồng trọt, đặc biệt là
trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu và các cây lương thực như ngô,

khoai, sắn,…Vùng đồi núi phát triển chăn nuôi các loại gia súc và đặc biệt
đây là thế mạnh về phát triển lâm nghiệp.
1.1.1.2. Đất đai:
“ Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 2555 ha. Trong đó đất nơng nghiệp
là 606,37 ha ( đất trồng lúa 146,49 ha; đất trồng cây hàng năm 307,83 ha; đất
trồng cây lâu năm 128,47 ha; đất có mặt nước chuyên dùng 20,58 ha), đất lâm
nghiệp 1226,6 ha, cịn lại là diện tích đất chun dùng khác”[16, tr 1] . Trong
đó, chủ yếu là đất feralit, thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực và
thực phẩm như: ngô, lạc, đậu tương, sắn,.. và đặc biệt đây là loại đất phù hợp
cho sự phát triển và sinh trưởng của các loại cây dược liệu như: cây ngải cứu (
co nhả ngải), cây cỏ xước (kíp thấp), cây hạt muồng , sài đất,…Đất đai ở đây
12


là nguồn tài nguyên quý giá, nó phản ánh nơi đây có nền nơng lâm nghiệp
tương đối phát triển.
1.1.1.3 Khí hậu
Do ảnh hưởng của địa hình cũng như mang đặc trưng của khí hậu miền
Bắc nói chung và vùng Đơng Bắc nói riêng, khí hậu nơi đây mang tính chất
nhiệt đới gió mùa chia làm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đơng. Trong đó mùa
đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc khí hậu khơ hanh nhưng khơng
có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết rơi,…Mùa hè không q
nóng bức do ít và hầu như khơng chịu ảnh hưởng của gió Lào. Với điều kiện
khí hậu mát mẻ, lượng mưa trung bình hàng năm lớn khoảng 2.500 mm, độ
ẩm khơng khí khá cao 87% đã tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển, nhất
là rừng, đặc biệt là cây dược liệu.
1.1.1.4. Tài nguyên sinh vật
Động, thực vật đa dạng và phong phú với khoảng vài trăm loài động
vật, tiêu biểu như: Nai, Hươu, Lợn rừng, Gà rừng, chim, ong,…Và có khoảng
750 lồi thực vật, trong đó đa dạng nhất vẫn là nguồn tài nguyên rừng bao

gồm nhiều loại cây trồng và các thảm thực vật với một số loài thực vật quý
như: Nghiến, Sưa, Lát hoa,….Ngoài ra nguồn tài nguyên này còn cung cấp
cho đồng bào nhiều loại dược liệu như: cây ích mẫu, Bách Bộ, Huyết Dụ,
Bướm bạc, Dạ Cẩm,…Với sự đa dạng và phong phú, nguồn tài nguyên này
không chỉ cung cấp cho đồng bào nguồn thực phẩm từ động, thực vật mà đây
còn là điều kiện hình thành nên những kinh nghiệm, tri thức dân gian trong đó
có tri thức chăm sóc sức khỏe bằng những lồi động, thực vật sẵn có này.
Nguồn dược liệu này đã được người Tày ở Vinh Quang áp dụng rất hiệu quả
trong việc chữa bệnh. Các loại dược liệu này có thể kết hợp với nhau theo
nhiều cách khác nhau để điều trị nhiều chứng bệnh.
13


1.1.1.5. Tài nguyên nước
Với điều kiện tự nhiên và sự đa dạng về địa hình của xã đã tạo nên sự
đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên nước, bao gồm: nguồn nước mặt
và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt là hệ thống khe suối phong phú, ngoài
ra trên địa bàn xã cịn có dịng sơng Gâm chảy qua, hàng năm có nguồn nước
mưa rồi dào. Ngồi nguồn nước mặt thì nguồn nước ngầm nơi đây cũng rất
phong phú. Mực nước ngầm tương đối cao, do vậy có thể khoan đào giếng.
Hiện nay nhân dân xã Vinh Quang chủ yếu dùng nguồn nước mặt và
nguồn nước ngầm, với điều kiện như vậy trên địa bàn xã luôn luôn đảm bảo
cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời bảo
vệ môi trường sinh thái khu vực.
1.1.2. Đặc điểm xã hội
1.1.2.1 Dân cư
Xã có tổng dân số là 7087 người, tổng số hộ là 1529 hộ. Được cơ cấu
thành 16 thôn, 2 hợp tác xã nông lâm nghiệp, gồm 8 dân tộc anh em cùng
chung sống ( Tày, Nùng, kinh, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu ), trong đó người
Tày chiếm dân số đơng nhất trong xã. Các tộc người nơi đây không sống

riêng rẽ mà họ sống xen kẽ với các tộc người khác, họ có sự giao lưu với nhau
trong mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa,…Chính những đặc
điểm này đã góp phần tạo nên nền văn hóa đặc sắc của xã Vinh Quang nói
chung và văn hóa của từng tộc người nói riêng.
1.1.2.2. Kinh tế
Kinh tế chủ đạo của các tộc người trên địa bàn xã là nền kinh tế
nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp họ chủ yếu trồng cây lúa nước
và làm nương rẫy. Trong thời gian gần đây có nhiều dự án phát triển kinh
14


tế, thay đổi cơ cấu cây trồng nên ngoài trồng lúa nước thì trên địa bàn xã đang
phát triển mạnh cây mía đường. Nhờ sự giao lưu, phát triển kinh tế và để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân thì thương nghiệp và thủ cơng
nghiệp cũng đang được đầu tư phát triển. Với xu hướng phát triển kinh tế hiện
nay sẽ là điều kiện nâng cao đời sống người dân nơi đây.
1.1.2.3. Xã hội
Xã Vinh Quang là xã thuộc khu vực “ ATK ”, nhân dân các dân tộc xã
Vinh Quang có truyền thống cách mạng lâu đời. Song điều kiện cơ sở hạ tầng
nghèo nàn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, cầu cống, chợ nông thôn, trường học,
trạm y tế,… với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh- quốc
phòng, chú trọng cơng tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Trên địa bàn xã
hiện nay có một trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 trạm y
tế. Điều này đã góp phần nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
1.2. Khái quát về người Tày ở xã Vinh Quang
1.2.1. Lịch sử tộc người và quá trình chuyển cư
Người Tày ở xã Vinh Quang là tộc người đã có mặt rất lâu đời trên

mảnh đất này. Tày có nghĩa là Người, là tên đồng bào tự gọi và nay trở thành
tên gọi chính thức của dân tộc. Người Tày nói chung và người Tày ở xã Vinh
Quang nói riêng là cư dân định cư lâu đời ở Việt Nam. Người Tày ở xã Vinh
Quang gồm hai bộ phận: bộ phận người Tày gốc và bộ phận các dân tộc khác
do cộng cư lâu dài nên đã bị “Tày hóa ”. Đặc biệt trong cộng đồng người Tày
ở xã Vinh Quang có nhiều dịng họ gốc người kinh từ miền xi lên bởi nhiều
lí do khác nhau: hoạt động cách mạng trong thời chiến tranh, tha phương tìm
15


nơi làm ăn,… Họ đến và ăn ở, lấy chồng, lấy vợ người Tày, chịu ảnh hưởng
của văn hóa Tày và sau đó trở thành người Tày. Ngồi ra cịn có người Tày ở
các xã, huyện lân cận di cư sang để sinh sống.
Tuy có nguồn gốc và định cư tại đây với những nguyên nhân khác nhau
nhưng trải qua thời gian cùng chung sống đoàn kết, cộng đồng người này đã
khẳng định được bản sắc riêng của tộc người mình, bản sắc riêng có của cộng
đồng người Tày ở xã Vinh Quang.
1.2.2. Dân số và phân bố dân cư
“Xã Vinh Quang có 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Bao gồm các
dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu. Trong đó dân tộc có
số dân đông nhất là người Tày, gồm 4258 người, chiếm khoảng 60 % dân số
toàn xã” [15, tr 1]. Tất cả các dân tộc đều đoàn kết với nhau để giúp đỡ nhau
phát triển kinh tế cũng như các mặt văn hóa xã hội, quốc phịng an ninh…
Xã được chia thành 16 thơn: Phố Chinh, Vĩnh Tường, Ngọc Lâu, Soi
Đúng, Bình Thể, Tơng Trang, Quang Hải, Vĩnh Bảo, Quốc, Phong Quang,
Tiên Hóa 1, Tiên Hóa 2, An Ninh, Tân Quang, Tiên Quang 1, Tiên Quang 2.
Trong đó người Tày sống chủ yếu ở các thôn: Soi Đúng, An Ninh, Ngọc Lâu,
Bình Thể, Vĩnh Tường, Tơng Trang, Vĩnh Bảo.
Người Tày chủ yếu cư trú ở vùng thấp, đường giao thông thuận tiện,
gần đồng ruộng để tiện cho việc trồng trọt. Bản của người Tày thường sống

tập trung, xung quanh có nhiều cây ăn quả, cây bóng mát, cây lấy gỗ,…
những điểm trên cho thấy đồng bào sống định canh định cư, không du canh
du cư. Dựa vào những đặc điểm về dân số và phân bố dân cư như vậy, có thể
khẳng định rằng cộng đồng người Tày nơi đây là những cư dân nông nghiệp,
đặc biệt là phát triển nền nông nghiệp trồng trọt.
16


1.2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.3.1. Đặc điểm đời sống kinh tế và mưu sinh
Dân tộc Tày trên đất nước nói chung cũng như ở xã Vinh Quang, huyện
Chiêm, Hóa tỉnh Tuyên Quang nói riêng đều là cư dân nông nghiệp. Nền kinh
tế cơ bản là nền kinh tế nơng nghiệp, nguồn sống chính là trồng trọt, chăn
ni, thủ cơng nghiệp là ngành phụ gia đình.
* Trồng trọt
Điều dễ dàng nhận thấy nhất, đó là đồng bào trồng nhiều loại cây có
hầu hết ở miền Bắc nước ta. Cây trồng gồm nhiều loại khác nhau như cây
lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp..và trồng trên các
vùng đất khác nhau, theo các phương thức canh tác khác nhau.
- Cây lương thực
Trồng lúa nước là truyền thống lâu đời của đồng bào. Ruộng theo tiếng
Tày có nghĩa là “Nà”. Đó là những mảnh đất bằng phẳng có bờ giữ nước, giữ
ẩm, thơng thường ruộng nước có thể làm được hai vụ lúa.
Giống lúa được đồng bào sử dụng gồm hai loại: lúa tẻ (khảu chăm), và
lúa nếp (khảu nua). Tuy nhiên, lúa tẻ được trồng chủ yếu, lúa nếp chiếm tỷ lệ
rất nhỏ trong diện tích trồng lúa của đồng bào
Hiện nay đồng bào cấy hai vụ lúa một năm, lúa chiêm cho thu hoạch vào
tháng Sáu âm lịch, còn lúa mùa được thu hoạch vào tháng Mười cùng năm.
Ngồi cây lúa nước thì ngơ cũng là loại cây được đồng bào trồng phổ
biến. Ngô được trồng hai vụ trong một năm, thường được trồng ở trên nương,

giống ngô được đồng bào quen sử dụng là giống ngơ nếp và ngơ tẻ. Trước đây
thì đây thường là giống do đồng bào tự để lại từ những vụ trước nhưng hiện
nay đồng bào đã sử dụng những loại giống phổ biến được bán trên thị trường
17


như: giống lúa lai C919, 9901,…vì cho năng suất cao hơn, mỗi vụ ngơ thường
cho sản lượng dưới 10 tạ/ha.
Ngồi ra đồng bào còn trồng sắn và khoai lang trên các nương đồi. Sắn
được trồng chủ yếu vào tháng Ba âm lịch. Sắn được chăm sóc làm cỏ nhưng ít
bón phân hóa học. Sắn cho thu hoạch vào tháng Chín âm lịch. Mỗi vụ sắn,
đồng bào thu hoạch được 60 tạ/ ha.
Khoai lang cũng được trồng hai vụ/ năm, vụ thứ nhất từ tháng Hai đến
tháng Sáu âm lịch; vụ thứ hai từ tháng Sáu đến tháng Mười Hai cùng năm.
Sau 6 tháng thì khoai cho thu hoạch.
- Cây thực phẩm, cây ăn quả
Cây thực phẩm chủ yếu được trồng trong vườn và theo mùa. Vào mùa
Xuân-Hè khi thời tiết nóng ấm, đồng bào thường trồng bí, bầu, mướp, đỗ
xanh,... Đây là những loại cây trồng phát triển tốt vào thời kì này, một số loại
có tác dụng hạ nhiệt rất phù hợp với khí hậu mùa Xuân – Hè.
Vào mùa Thu – Đông đồng bào hay trồng xu hào, bắp cải, xà
lách,…Những loại cây trồng này có thể phát triển tốt, phù hợp với tiết trời lạnh.
Ngoài ra đồng bào còn trồng nhiều loại cây ăn quả ở trong vườn cạnh
nhà như: Đào (mác tào), mận (mác mặn), ổi (mác ội), xồi (mác xồi ),...được
trồng với số lượng ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình.
Tóm lại, nghề nông nghiệp trồng trọt với truyền thống lâu đời đã mang
lại cho đồng bào nhiều kinh nghiệm sản xuất, những kinh nghiệm đó được thể
hiện ở việc xác định thời vụ gieo trồng, chọn giống, chọn đất, và cả năng suất
gieo trồng.
* Chăn ni

Hầu hết các hộ gia đình Tày nơi đây đều chăn nuôi gia súc, gia cầm.
18


Chăn ni gia súc như trâu, bị chủ yếu vào mục đích lấy sức kéo.
Chăn ni gia đình như gà, vịt, ngan, chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm
và các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, lễ tết của gia đình. Cùng với gà, vịt,
ngan, trâu, bị thì lợn cũng là giống gia súc không thể thiếu trong mỗi gia
đình của đồng bào Tày nơi đây, lợn ni chủ yếu phục vụ cho các ngày lễ
tết, đình đám của gia đình. Bên cạnh đó, một số gia đình đã tận dụng ao nhỏ
của gia đình với mục đích tăng thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày
và tăng thêm thu nhập cho gia đình.
* Nghề thủ cơng: Đối với đồng bào Tày nơi đây thì nghề thủ cơng chủ yếu
là đan lát. Sản phẩm đan lát được dùng trong đời sống hàng ngày chứ khơng phải
là hàng hóa mang ra trao đổi. Nhưng gần đây đã xuất hiện việc đan lát các sản
phẩm phục vụ xây dựng như: đan cót,…hay các sản phẩm dùng để đánh bắt cá
như: đơm, đó,…để bán nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Như vậy có thể thấy nơng nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của người
Tày nơi đây, trong nền kinh tế nơng nghiệp thì người Tày ở xã Vinh Quang
phát triển mạnh ngàng trồng trọt. Thủ công nghiệp và thương nghiệp ít phát
triển hơn nơng nghiệp.
1.2.3.2. Đặc điểm xã hội
Trong xã hội truyền thống, gia đình của đồng bào Tày là gia đình phụ
quyền, người chủ gia đình hay nói cách khác là người quyết định mọi việc
trong nhà đó là người đàn ông. Phân biệt trưởng thứ giữa con chú con bác ,
con cô con cậu rất rõ ràng. Quan hệ giữa bố chồng - con dâu, anh chồng - em
dâu rất ngặt nghèo.
Mỗi dịng họ có một người trưởng họ đứng đầu, là người có uy tín và có
vai trị rất lớn, là người đứng ra tổ chức và giải quyết mọi việc của dòng họ.
19



Trước đây hôn nhân của người Tày đều do cha mẹ sắp đặt, mặc dù trai
gái được tự do yêu đương. Cư trú sau hôn nhân đều ở bên chồng.
Đơn vị tụ cư của người Tày là làng. Quan hệ dịng họ, bản làng rất bền
chặt. Tính cộng đồng trong xã hội người Tày được thể hiện rõ rệt, nhất là
thơng qua các cơng việc của dịng họ, làng bản.
Hiện nay do đời sống kinh tế tương đối phát triển, trình độ dân trí được
nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng: giáo dục, y tế... Đáp ứng nhu
cầu học tập cũng như chăm sóc sức khỏe của đồng bào. Trong xã hội người
Tày đã có nhiều thay đổi, rõ nhất là trong gia đình và hơn nhân. Gia đình
người Tày là gia đình nhỏ nhưng quyền lợi trong gia đình bằng đẳng giữa
nam và nữ, nghĩa là vợ chồng có quyền quyết định các cơng việc trong gia
đình như nhau, khơng phân biệt giữa con trai hay con gái. Trong hôn nhân
nam nữ được tự do u đương và có quyền quyết định hơn nhân của mình.
1.2.4. Đặc điển về văn hóa
1.2.4.1. Đặc điểm về văn hóa vật chất
* Về nhà ở
Trong truyền thống, nhà ở của đồng bào Tày ở xã Vinh Quang là nhà
sàn, ngồi ra cịn nhà làm bằng đất (nhà trình tường).
Nhìn bên ngoài, đặc điểm dễ nhận thấy nhất đối với ngơi nhà sàn là nhà
có kết cấu hai mái hay bốn mái .
Người Tày bố trí, sử dụng ngơi nhà khá hợp lý. Người ta tận dụng tất
cả các khoảng không để sử dụng như: Gầm sàn để dành chứa dụng cụ sản
xuất, nhốt gia súc, trên mặt sàn người ở, người ta làm gác để đựng lương
thực,đồ gia đình.
Nhìn chung dù bố cục mặt sàn theo chiều dọc hay chiều ngang thì theo
tập quán buồng nữ giới vẫn được bố tri theo thứ tự: Buồng chị dâu cả ở gian
20



đầu, rồi tiếp là gian của vợ chồng người con thứ hai, thứ ba…Con cái chưa
lập gia đình sẽ ở những buồng cuối cùng. Giữa các buồng được ngăn cách với
nhau bằng ván hoặc phên vách. “Tập quán không cho phép bố chồng hay anh
chồng vào buồng con dâu hay em dâu. Con dâu ít bước vào gian có bàn thờ tổ
tiên” [ 8, tr 21].
Hiện nay, do sự giao lưu văn hóa, do kinh tế dần phát triển nên những
ngôi nhà sàn của người Tày ở xã Vinh Quang cịn lại rất ít thay vào đó là
những ngơi nhà xây mái bằng, nhà trệt tường bằng xi măng, lợp ngói khang
trang hơn. Nhà trệt với ba gian rộng rãi, gian giữa ngăn đơi đặt bàn thờ tổ tiên
phía trong, phía ngồi tiếp khách, hai gian bên là chỗ ngủ của các thành viên
trong gia đình. Việc bố trí phịng ở cho những người phụ nữ mang thai và
sau khi sinh luôn được đồng bào chú ý quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho
hai mẹ con.
* Về trang phục
Người Tày nói chung và người Tày ở xã Vinh Quang nói riêng có trang
phục truyền thống khá đơn giản chỉ là một màu đen hoặc màu chàm được
nhuộm từ các loại lá cây rừng, đặc biệt là cây chàm. Đàn ông xưa kia mặc áo
ngắn, xẻ ngực, cài cúc và quần chân què. Phụ nữ mặc áo dài 5 thân, cài cúc
dưới nách phải, vạt áo dài quá đầu gối, mặc quần, đầu đội khăn vấn. Khi mặc
dùng thắt lưng quấn quanh eo. Nói chung trang phục của người Tày đều do
phụ nữ Tày tự khâu và nhuộm chàm, không trang trí hoa văn cầu kì. So với
trang phục của các dân tộc khác, trang phục của người Tày khá đơn giản,
không cầu kỳ, không màu sắc sặc sỡ. Tuy nhiên nó cũng tốt lên một nét
đẹp trẻ trung, dun dáng riêng.
Tuy nhiên, hiện nay do cuộc sống có nhiều thay đổi chịu ảnh hưởng của
người Kinh do vậy trang phục thường ngày chủ yếu theo người Kinh mặc âu
phục, chỉ những dịp lễ hội họ mới mặc quần áo Tày.
21



Trước đây, trẻ em mới lọt lòng được quấn bằng quần áo cũ của bố mẹ
đã được giặt sach, mềm thích hợp cho da thịt cịn non của trẻ. Tuy nhiên, hiện
nay do cuộc sống phát triển thì quần áo sơ sinh được mua tại các chợ, cửa
hàng. Đối với bà mẹ và trẻ nhỏ, thì việc ăn mặc ln được đảm bảo về việc
thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
* Về ăn uống
Cây lương thực chính của đồng bào Tày nơi đây. Đồng bào sử dụng hai
loại gạo để chế biến đồ ăn. Từ gạo tẻ nấu thành cơm hoặc chế biến nhiều loại
bánh như: bánh cuốn, bánh tẻ,…từ gạo nếp chế biến thành các loại xôi và các
loại bánh như: bánh trưng, bánh trôi, bánh sừng bị (pẻeng cóoc mị), bánh gai
( pẻeng pán),…Trước đây do cuộc sống còn nghèo nên người Tày còn độn
thêm ngơ, khoai, sắn… Đồng bào cịn sử dụng nhiều loại rau rừng trong bữa
ăn : rau ngót rừng ( sắc bón), măng ( mảy), rau đắng (sắc khơm),… Đồng bào
ăn hai bữa chính vào buổi trưa ( kin ngài) và buổi tối (kin trầu). Ngoài ra,
buổi sáng sớm, trước khi đi làm, họ còn ăn bữa sáng (kin dân hay kin lèng).
Ngồi uống nước trắng đun sơi, đồng bào còn đun với một số loại lá
cây để giải khát và phòng chống một số loại bệnh như lá chè, lá vối (bâư
xả),…Trong những ngày lễ tết hay khi gia đình có việc thì đồng bào cịn uống
rượu. Rượu được cất từ gạo, ngơ, sắn, chuối.
Có thể nói ăn uống không chỉ là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con
người mà có những món ăn và nước uống cịn có thể là những bài thuốc chữa
và phịng chống một số bệnh tật. Nhất là đối với sản phụ và trẻ em thì những
món ăn dành cho họ ln được quan tâm chú trọng hơn cả về chất để đảm bảo
sức khỏe.
1.2.4.2 Đặc điểm về văn hóa tinh thần
* Văn nghệ dân gian
Người Tày nơi đây có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể
loại thơ, ca, múa, nhạc,…trong đó tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng
22



kể. Nhiều truyện cổ, ca dao, dân ca, nêu cao vai trò lao động, ngợi ca nhân nghĩa,
lòng chung thủy, và đề cao tài năng, trí tuệ của con người.
Điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, hát ru con. Hát
then, hát lượn được dùng vào các mục đích sinh hoạt khác nhau. Người ta chỉ
hát lượn vào ban đêm trong những ngày xuân, những dịp hội hè. Vào những
ngày hội xuân, trong bối cảnh thiên nhiên tuyệt vời ấy, những lời hát ngân
vang thiết tha hịa vào khơng gian bao la, đến với mọi người, gợi cảm giác
u thương, u cuộc sống. Chính vì thế, đồng bào Tày đặc biệt là nam nữ
thanh niên rất thích lượn, họ mặc những bộ trang phục đẹp nhất đến đây để
gặp gỡ, giao lưu, giải trí, t×m hiĨu lứa đôi.
Nhc c truyn thng v ni ting ca ng bào là chiếc đàn tính,
chng nhạc.
Hiện nay, do sự giao lưu kinh tế, văn hóa và mọi mặt của đời sống xã
hội. Đặc biệt là việc giao lưu tiếp biến văn hóa, nên những giá trị văn hóa này
đã dần mất đi, rõ nhất là trong đời sống của đồng bào Tày nơi đây đã khơng
cịn thấy tồn tại những điệu hát lượn, hát đám cưới hay những cây đàn tinh,
chng nhạc nữa. Nó đã khơng cịn được sử dụng nữa. Kho tàng ca dao, tục
ngữ giờ chỉ còn những người già, người lớn tuổi mới có thể biết được.
* Tín ngưỡng, tơn giáo
Người Tày theo tín ngưỡng đa thần. Trong đó thờ cúng tổ tiên là tín
ngưỡng quan trọng nhất trong các gia đình đồng bào Tày nơi đây. Có thể thấy
rằng, thờ cúng tổ tiên là tập tục quen thuộc cho tới ngày nay của hầu hết các
dân tộc.
Hầu như nhà của đồng bào Tày nơi đây đều có một nơi tơn nghiêm để
thờ cúng. Thơng thường, bàn thờ tổ tiên đặt chính giữa nhà và làm thành một
không gian riêng. Người Tày quan niệm rằng: tổ tiên tuy đã chết đi về thế giới
23



bên kia nhưng vẫn luôn dõi theo phù hộ, chăm sóc con cháu mình. Đặc biệt
đồng bào tin là có ma, và họ phân biệt ma lành với ma dữ. Bất cứ khi trong
nhà có việc gì như ma chay, cưới xin cũng đều mời thầy cúng, thầy mo đến
cúng tế.
“ Đặc biệt trong tiềm thức của bà con, nhiều người tin là có ngày lành
tháng tốt nên cơng việc bắt đầu cũng như giờ ra cửa của cô dâu, hay tiễn đưa
người q cố…thường phải tính tốn và nhờ thầy mo cúng lễ cẩn thận. Khi
hành lễ, thầy mo mặc áo chàm thêu nhiều hoa văn hình chim, rồng , đội mũ
hình đài sen, phía trước mũ thêu hình Phật Bà Quan Âm, tạo nên nét riêng của
trang phục trong tín ngưỡng” [11,46]. Điều này cho thấy đồng bào Tày nơi
đây ảnh hưởng bởi đạo giáo, khổng giáo và phật giáo. Người Tày ở đây ngoài
việc sử dụng các bài thuốc nam thì cịn chữa bệnh bằng cúng bái.
Có thể nói tín ngưỡng tơn giáo của đồng bào cũng có những ảnh hưởng
nhất định đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của người Tày nơi đây.
* Lễ hội
Là cư dân nông nghiệp nên các nghi lễ, lễ hội chủ yếu xoay quanh việc
cầu mùa bội thu, cầu cho sức khỏe bình an. Những lễ hội chính gồm có:
Tết ngun đán: Đây là tết lớn nhất trong năm. Tùy khả năng từng
gia đình mà tổ chức ăn tết to hay nhỏ khác nhau, song ăn tết to hay nhỏ thì
mỗi gia đình phải có gà, lợn, để thờ cúng tổ tiên. Tất cả đều tiễn năm cũ
qua đi và đón năm mới đến. Cầu cho mọi người trong gia đình có sức khỏe
để làm ăn trong năm mới, cầu cho mưa thuận gió hịa.
Lễ hội lồng tồng: thường được tổ chức vào mùng 7 và mùng 8 tết với
ý nghĩa mở màn cho một mùa sản xuất mới. Là lễ cúng thần nông mong
được mùa bội thu, mưa thuận gió hịa. Lễ hội là nơi để giao lưu vui chơi,
giải trí, trao đổi kinh nghiệm trong đời sống cũng như sản xuất.
24



Tết tháng 7: Đây là tết lớn thứ 2 ( sau tết Nguyên Đán) được tổ chức
vào 14 hay 15 tháng 7 âm lịch. Là tết xá tội vong nhân, thể hiện tính nhân
văn, lịng u thương con người của đồng bào.
Đây là lúc cộng đồng vừa cấy xong vụ mùa. Dụng cụ sản xuất được rửa
sạch sẽ, cất cẩn thận để sang vụ sau sử dụng tiếp. Còn trâu, bị được mọi
thành viên trong gia đình chuẩn bị cỏ cho ăn trong hai ngày 14 và 15. Dịp tết
này, mỗi gia đình nhất thiết phải có vịt, gà, bún, xơi màu xanh, đỏ, tím, vàng
khác nhau.
Ngồi ra cịn có tết 5/5, lễ tảo mộ mùng 3/3, tết ăn cơm mới,…
Những lễ hội này là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần,
nó thể hiện ước mơ và mong muốn của con người về một cuộc sống ấm no,
hạnh phúc.
* Tri thức dân gian
Đồng bào Tày ở xã Vinh Quang cũng như những tộc người khác, trải
qua bao đời với sự tương tác và mối quan hệ qua lại giữa con người với tự
nhiên, với xã hội, đồng bào đã đúc kết cho mình những kinh nghiệm về tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những kinh nghiệm này là một kho tàng tri
thức dân gian quý báu. Đó là những tri thức trong lĩnh vực sản xuất: kinh
nghiệm canh tác lúa nước, làm thủy lợi, hay cách dự đoán thời tiết qua các
hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm làm nhà sàn, kinh nghiệm trong chăm sóc
sức khỏe đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ em,...
Những tri thức dân gian của người Tày nói chung và người Tày ở xã
Vinh Quang nói riêng đã góp phần làm phong phú và đa dạng kho tàng tri
thức dân gian của dân tộc. Ngoài ra với những đặc điểm về văn hóa vật chất
cũng như văn hóa tinh thần như vậy đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc riêng có
của người Tày nơi đây.
25



×