1
ĐẶT VẤN ĐỀ
William Osler đã từng đưa ra nhận định “Nhân loại chỉ có ba kẻ thù
lớn: sốt, nạn đói và chiến tranh. Trong số đó kẻ thù lớn nhất và ghê gớm nhất
cho tới nay vẫn là sốt” [7].
Sốt là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh trong đời sống của một
người không thể tránh khỏi không có triệu chứng sốt xảy ra và là triệu chứng
phổ biến gặp trong hầu hết các bệnh nhiễm trùng ở người lớn cũng như trẻ em
[12]. Sốt có nhiều nguyên nhân gây ra bởi một tác nhân nào đó, như nắng, nóng,
do phải làm việc ở ngoài trời hay thao tác công việc trong lò cao gây ra rối loạn
cơ quan điều nhiệt của cơ thể tại hành não, hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
gây phản ứng tăng thân nhiệt để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Về bản chất, sốt là phản ứng có lợi cho cơ thể. Chỉ khi nào sốt cao và
rất cao (là biểu hiện rối loạn nghiêm trọng quá trình điều hoà thân nhiệt và
dẫn tới một loạt các rối loạn trầm trọng ở những cơ quan khác) thì mới cần
dùng đến thuốc hạ nhiệt và các thuốc cần thiết khác. Bởi vậy, trước mỗi
trường hợp sốt cần xác định rõ đó là sốt sinh lý hay sốt bệnh lý để có thái độ
xử lý đúng. Sốt làm cho mọi người lo ngại đa số người dân đều cho rằng sốt
là có hại. Vấn đề hiểu biết về sốt, cũng như cách xử trí ban đầu khi có người
trong gia đình bị sốt, không phải ai cũng làm được và làm đúng. Mặc dù trong
dân gian cũng có những phương pháp để hạ nhiệt với các bài thuốc nam thông
dụng nhưng không phải tất cả đều có thể áp dụng được. Nó còn phụ thuộc vào
nhận thức của mỗi người dân, phụ thuộc vào trình độ của mỗi người trong gia
đình. Đây cũng là những thử thách lớn cho ngành y tế của các nước đang phát
triển nói chung trong đó có cả ngành y tế của Việt nam. Để phát hiện sốt hàng
ngày tại gia đình, không nhất thiết phải sử dụng các trang thiết bị đắt tiền, các
kỹ thuật cao và chi phí thuốc men tốn kém, mà chỉ cần giáo dục cho người
2
dân dựa vào các phương tiện sẵn có, phù hợp với điều kiện cũng như khả
năng tập quán của cộng đồng [16].
Do tính phổ biến, tính thực tiễn cũng như tầm quan trọng của vấn đề
này ở cộng đồng nên chúng em chọn đề tài “Khảo sát cách xử trí khi bị sốt
của người dân ở xã Thủy Vân huyện Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế”
để nghiên cứu.
Đề tài có 2 mục tiêu
1. Tìm hiểu kiến thức về sốt của người dân
2. Thái độ xử trí sốt tại nhà của người dân.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỊA DƢ VÀ HÀNH CHÍNH
Xã Thủy Vân là xã đồng bằng nằm ven thành phố Huế thuộc huyện
Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế 3km
* Ranh giới:
- Phía Đông giáp xã Thủy Thanh, phía Tây giáp phường Vỹ Dạ, phía
Bắc giáp xã Phú Mỹ, phía Nam giáp phường Xuân Phú.
Xã Thủy Vân có tuyến đường liên xã dài 7km và được bao bọc bởi 2
nhánh sông Đại Giang và sông Như Ý
* Diện tích tự nhiên: 492 ha; sản xuất nông nghiệp chiếm 85%; ngành
nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp 15%
* Dân số: có 1448 hộ, gồm 6261 khẩu; trong đó nam: 2229 chiếm
35,60%; nữ: 4032 chiếm 64,40%
* Tình hình kinh tế: Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông,
sản xuất nông nghiệp chiếm 85%, ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
chiếm 15%.
* Văn hóa giáo dục:
Trong xã có 1 trường cấp II, ba trường cấp I, 12 trường Mầm non. Xã
được phổ cập trung học cơ sở từ năm 2000. Xã có 4 niệm phật đường.
* Về y tế: Xã có 1 trạm y tế cấp 4, hiện đang xây dựng mới một trạm y
tế qui mô hơn, trạm y tế nằm ở trung tâm của xã. Biên chế của trạm gồm: 01
bác sĩ, 01 y sĩ đa khoa, 01 nữ hộ sinh trung học, 01 dược sĩ trung học, 01 y sĩ
y học cổ truyền, có 04 y tế thôn bản, 10 cộng tác viên dân số.
4
1.2. SỐT
1.2.1. Sơ lƣợc lịch sử về sốt
Sốt chỉ xảy ra ở động vật có xương sống máu nóng và đã cùng tồn tại
từ khi có con người. Vì vậy có thể nói sốt là yếu tố chọn lọc trong quá trình
tồn tại và phát triển của loài người. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về sốt,
trong đó có một số công trình nổi bật như:
Năm 1943 Menkin công bố tìm được chất Pyrexin có thể gây sốt khi
tiêm cho thỏ, nhưng về sau người ta tìm thấy chất này có hiện tượng dung nạp
và chỉ là độc tố của vi khuẩn [15].
Năm 1948 Beeson tìm ra chất gây sốt chiết xuất từ bạch cầu đa nhân
trung tính và gần đây người ta tìm ra được chất gây nội sinh (Endogenous
Pyrogen) là một protein có trọng lượng phân tử 13000 – 15000 dalton [2].
Năm 1977 người ta biết chất gây sốt nội sinh qua thực nghiệm, cứ 35
nanogam chất này làm tăng thân nhiệt lên 0,6
o
C [2].
Năm 1989 chất gây sốt nội sinh được biết rõ hơn nó giống Interleukin -
1 và được viết tắt là EP/IL 1 [2].
Ngày nay người ta biết rằng có 11 protein gây sốt có nguồn gốc từ
nhiều loại tế bào nhưng nguồn gốc chính là từ đại thực bào [2].
1.2.2. Định nghĩa, phân loại và cơ chế sốt
1.2.2.1. Định nghĩa
Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt lên quá mức bình thường của cơ thể do
rối loạn trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi khi bị kích thích bởi Interleukin
1. Chất lymphokin này thường được tiết ra khi có phản ứng viêm toàn cơ thể,
đa số trường hợp do nhiễm trùng [9].
Dưới quan điểm của ngành truyền nhiễm được gọi là sốt khi nhiệt độ
đo theo đường trực tràng vượt qua 37
o
3C buổi sáng hay 37
o
5C buổi chiều.
Nếu lấy nhiệt độ dưới nách hay dưới lưỡi phải cộng 0,5
0
C. Nên lấy nhiệt cách
xa bữa ăn, sau khi nghĩ ngơi ít nhất nữa giờ [9].
5
Tuy nhiên không phải tất các trường hợp có thân nhiệt cao (tức trên
mức bình thường là 37
0
C đã xem như sức khỏe có vấn đề. Do vậy khi cặp
nhiệt độ tại nách với người khỏe mạnh bình thường nếu như có chỉ số thân
nhiệt trên, dưới 37
0
C là không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi ta cặp nhiệt độ ở
miệng hay tại hậu môn mà chỉ số thân nhiệt là 37,2
0
C thì chắc chắn là cơ thể
đã bị sốt. Song cũng cần lưu ý một số chỉ số thân nhiệt thay đổi theo môi
trường như vào buổi sáng có thân nhiệt hạ hơn và cao lên vào buổi chiều hay
buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn là chính xác nhất và thường cao hơn chỉ số
thân nhiệt lấy ở miệng là 0,3
0
C [15], [20].
Nhưng khi đo nhiệt độ ở miệng sau khi vừa uống nước nóng thì nhiệt
độ cũng có thể tăng cao, nếu không chú ý dễ nhầm tưởng là bị sốt. Thân nhiệt
có thể cao hơn bình thường, khi mặc quá nhiều quần áo làm da không thể tỏa
nhiệt ra môi trường, hay sau khi luyện tập, hoặc hoạt động mạnh. Khi thời tiết
nóng ấm cũng làm cho sự tỏa nhiệt của cơ thể chậm lại khiến tích nhiệt làm
cho thân nhiệt cao hơn bình thường. Trong các trường hợp hoạt động sinh lý
như khi phụ nữ rụng trứng hay khi hành kinh thân nhiệt thường tăng cao hơn
bình thường tới 0,5
0
C [15], [20 ].
Ngoài các trường hợp như vừa nêu trên nếu như thân nhiệt đo được có
chỉ số từ 37
o
2C – 37
o
7C trở lên thì chắc chắn bị sốt [20 ].
Như vậy sốt là trạng thái cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm
đều hòa nhiệt bị tác dụng bởi các nhân tố gọi là chất gây sốt đưa đến kết quả
tăng sản nhiệt kết hợp với giảm thải nhiệt [1].
1.2.2.2. Phân loại sốt
* Theo nguyên nhân
Sốt là một biểu hiện của nhiều bệnh, đa số là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng
có trường hợp không do nhiễm khuẩn. Một số nguyên nhân gây sốt hay gặp.
- Sốt do nhiễm khuẩn: Tác nhân gây sốt có thể là kháng nguyên siêu vi
khuẩn, ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn hay độc tố hoặc các sản phẩm của vi
6
khuẩn li giải. Cũng có thể là một chất gây sốt rút ra từ tổ chức tổn thương hoại
tử, nhất là những tổ chức liên võng nội mô bị nhiễm khuẩn [4],[12], [18].
Các cơ quan bị nhiễm khuẩn thường gặp là
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm họng cấp, viêm Amydales…
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm khí phế quản, viêm phổi,
viêm màng phổi, áp xe phổi, lao phổi…
+ Nhiễm khuẩn tim mạch: Thấp tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…
+ Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Viêm gan, áp xe gan, viêm đường mật,
thương hàn, lỵ trực trùng…
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm đài bể thận…
- Sốt không do nhiễm khuẩn: Do cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây bệnh.
Như say nóng, say nắng; sau tiêm chủng vacxin; sốt tiêu máu sau truyền máu. Sốt
do tiêu hủy tổ chức: sau chảy máu, sau gãy xương. Do rối loạn nội tiết: Cơn
cường giáp. Sốt do tăng sinh tổ chức trong ung thư và bệnh về máu [12], [18].
Trong thực tế thì không phải bệnh nào cũng đầy đủ các triệu chứng của
nó, mà có thể bị che lấp bởi dấu hiệu của các bệnh khác kèm theo. Cho nên
khi bị sốt, ta cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được khai thác các triệu chứng
và khám xét một cách toàn diện, được theo dõi và kịp thời xử trí đúng đắn.
* Theo thời gian
- Sốt cấp: < 10 ngày
- Sốt kéo dài: khi sốt trên 2 tuần [13]
* Diễn biến sốt
Theo mức độ:
- Sốt nhẹ: Nhiệt độ từ 37,6
o
C - < 38
o
C
- Sốt vừa: Nhiệt độ từ 38
o
C - < 39
o
C
- Sốt cao: Nhiệt độ từ 39
o
C - < 41
o
C
- Sốt rất cao: Nhiệt độ 41
o
C [18].
7
1.2.2.3. Cơ chế sinh sốt
Sự điều chỉnh hoạt động trung tâm điều nhiệt: Chất gây sốt nội sinh làm
thay đổi điểm đặt nhiệt (Set point) của trung tâm khiến nó điều chỉnh thân nhiệt
vượt quá 37
0
C, nói cách khác nhiệt độ 37
0
C được trung tâm coi là bị nhiễm lạnh
do vậy cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm lạnh. Như vậy trung tâm điều nhiệt
trong sốt không rối loạn mà vẫn điều chỉnh được thân nhiệt và vẫn phản ứng
đúng qui luật với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Khi chất gây sốt hết tác
dụng điểm đặt nhiệt trở về mức 37
0
C cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm nóng.
Sốt quá cao, trung tâm mới bị rối loạn, mất khả năng điều chỉnh [1], [2].
Hậu quả của sốt cao: khi sốt cao sẽ gây nên các rối loại chuyển hóa
như: Thay đổi chuyển hóa năng lượng, thay đổi chuyển hóa glucid, thay đổi
chuyển hóa lipid, thay đổi chuyển hóa protid, thay đổi chuyển hóa muối –
nước và thăng bằng toan - kiềm.
Ngoài ra sốt cao còn làm thay đổi chức năng của các cơ quan như tuần
hoàn, hô hấp, rối loạn tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tiết niệu , chức năng gan,
tăng chức phận miễn dịch [1],[2].
1.2.2.4. Tầm quan trọng về lâm sàng của sốt
Nhiệt độ là một chỉ báo đơn giản, khách quan và chính xác của một
trạng thái sinh lý và ít chủ quan hơn nhiều đối với kích thích từ bên ngoài và
do nguyên nhân tâm lý so với các dấu hiệu sống còn như mạch, nhiệt độ,
huyết áp.Vì các lý do đó, việc xác nhận thân nhiệt hỗ trợ cho việc đánh giá
mức nghiêm trọng của bệnh, tiến trình và thời gian của nó, ảnh hưởng của trị
liệu hoặc thậm chí hỗ trợ cho việc quyết định liệu một người nào đó có mắc
bệnh thực thể hay không? [3],[5].
* Lợi ích của sốt
Có một số ít bệnh nhiễm trùng ở người, trong đó sốt cao rõ ràng tỏ ra
có lợi cho người bệnh, một số hình thái viêm khớp mạn tính và ung thư lan
rộng, một số bệnh khác như viêm màng bồ đào và viêm khớp dạng thấp chẳng
8
hạn, đôi khi được cải thiện sau khi dùng liệu pháp gây sốt. Các đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu tăng lên khi thân nhiệt cao, cũng như các quá trình dị hóa huy
động các axit amin từ cơ. Người ta quan sát thấy những gia tăng không đáng
kể trong hoạt động thực bào và hóa ứng động bởi các bạch cầu đa nhân của
người trong giai đoạn ủ bệnh của sốt. Những người già yếu và mắc bệnh
nhiễm trùng có thể sốt ít hoặc không sốt và điều này thường được nhận định
như một dấu hiệu tiên lượng xấu [3], [5].
* Tác hại của sốt
Sốt gia tăng nhiều quá trình chuyển hóa, sức làm việc và nhịp tim gia
tăng, tiết mồ hôi làm mất thêm nhiều muối và nước. Có thể có tình trạng khó
chịu do nhức đầu, sợ ánh sáng, toàn thân mệt mỏi, hoặc mất cảm giác nóng
một cách khó chịu. Sốt có thể thúc đẩy các cơn co giật ở những người động
kinh. Rét run và vã mồ hôi của những cơn sốt nhiễm khuẩn là đặc biệt khó
chịu đối với người bệnh. Ở người cao tuổi đang mắc bệnh tim hay bệnh mạch
não có thể là đặc biệt nguy hại [3],[5].
1.2.2.5. Cách đo thân nhiệt
Theo Phan Xuân Trung [21] nếu nghi ngờ trẻ có sốt nên để bàn tay vào
trán trẻ, nếu có cảm giác nóng nực tức là trẻ đã sốt, sau đó ta nên cặp nhiệt độ
để biết chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ.
Các loại nhiệt kế thường dùng để đo thân nhiệt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị sử dụng để đo nhiệt
độ. Dưới đây là một số loại phổ biến:
- Nhiệt kế thủy ngân: Đây là loại rất thông dụng, nhưng khi sử dụng
cho trẻ phải lưu ý vì nhiệt kế vỡ, thủy ngân sẽ gây độc cho trẻ.
- Nhiệt kế số: cho biết kết quả chính xác và nhanh, có thể dùng để đo
thân nhiệt ở miệng, hậu môn, nách.
9
- Nhiệt kế điện đo nhiệt độ ở tai: loại này cho kết quả nhanh, chính
xác, dễ dùng và hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên không nên dùng đối với trẻ
em dưới 3 tháng tuổi vì lỗ tai các em nhỏ và không đúng lắm.
Cách đo thân nhiệt ở hậu môn:
Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, rảy ống để mức thủy ngân xuống
dưới 36
0
C rồi bôi một ít dầu vaselline vào đầu ống.
Cần chú ý bôi dầu vaselline vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn
cháu bé. Động tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm xây xác bên
trong hậu môn và chảy máu. Cần để ống đo trong hậu môn ít nhất là 2 phút [21].
Đo ở nách:
Phương pháp này dễ thực hiện và thuận tiện hơn so với cách đo nhiệt độ
hậu môn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là kết quả kém chính xác hơn so với các
kết quả khác. Số đo nhiệt độ đo ở nách thường thấp hơn số đo nhiệt độ hậu môn
khoảng 0,5
0
C. Để có được số đo chính xác nhất ta thực hiện như sau:
Trước khi đo nhớ rảy ống nhiệt độ xuống dưới 35,5
0
C ( hay bấm nút
cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử). Khi đặt ống nhiệt kế vào nách trẻ, phải
đảm bảo đặt đúng phần da. Chờ tối thiểu 5 phút với ống thủy ngân ( hay đến
khi có tiếng bíp của máy điện tử
)
mới đọc kết quả. Cộng thêm 0,5
0
C để có
được nhiệt độ trung tâm.
Đo ở tai:
Gần đây trên thị trường xuất hiện loại nhiệt kế điện tử đặc biệt để đo ở
tai trẻ. Ưu điểm của thiết bị này là ít gây khó chịu cho trẻ, cho kết quả nhanh
hơn và không gây nguy hiểm ( làm thủng màng nhĩ ). Tuy nhiên, số đo có thể
dao động nếu cha mẹ đặt nhiệt kế không đúng vị trí hoặc trẻ quá bé ( dưới 3
tháng tuổi ). Để đo được chính xác ta làm sau:
Đặt trẻ ngồi ở tư thế thẳng đứng. Trẻ dưới 1 tuổi ống tai xu thế hướng
ra trước, do đó khi đo phải kéo vành tai ra hướng sau so với lỗ tai. Trẻ trên 1
tuổi thì ống tai có xu hướng chúc xuống nên khi đo phải kéo vành tai lên trên.
10
Nhiệt độ hai bên tai trái và phải không giống nhau, do đó phải đo một bên
nhất định [21].
1.3. XỬ TRÍ SỐT
1.3.1. Các vấn đề thƣờng gặp trong khi xử lý sốt
Như vậy nếu bệnh nhân sốt cao thì ta có nên luôn cố gắng hạ nhiệt không?
Sốt thông thường ít gây tác hại, không gây khó chịu và lại có thể có lợi
đối với các cơ chế phòng vệ của vật chủ, cho nên dùng thuốc hạ nhiệt không
phải là điều cốt yếu giúp cho người bệnh dễ chịu và lại có thể gây nhiễu đối
với hiệu quả của một tác nhân trị liệu đặc hiệu hoặc đối với diễn biến tự nhiên
của bệnh. Tuy vậy, có những tình huống trong đó việc giảm thân nhiệt lại có
một tầm quan trọng sống còn ví dụ trúng nóng, sốt cao sau mổ, hôn mê do
sốt cao, các cơn co giật hoặc sốc có kèm sốt và suy tim. Trong các điều kiện
như vậy việc làm giảm thân nhiệt được chỉ định [3].
1.3.2. Hạ sốt theo Tây y
Trước hết, những điều cần làm để hạ sốt cho trẻ tại nhà là uống thuốc
hạ sốt, khuyến khích ăn uống, theo dõi các dấu hiệu trở nặng để đưa trẻ đi cấp
cứu kịp thời (ói mửa nhiều dù chỉ một lần, đau bụng, bứt rứt, mệt, lạnh tay
chân, tím, vã mồ hồi, xuất huyết ) và tái khám đúng hẹn. Khi trẻ sốt cao co
giật, cha mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên, lấy khăn gấp lại, nhét vào
miệng đề phòng trẻ cắn lưỡi. Sau đó đưa trẻ đến các cơ sở gần nhất, sơ cấp
cứu rồi tìm nguyên nhân bệnh [6], [20], [23].
Thuốc an toàn nhất để hạ sốt cho các cháu là Paracetamol. Cứ 4 - 6 giờ
một lần, các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống từ 10 - 15mg Paracetamol/ mỗi
kg cân nặng [20], [23].
Thứ hai, lau mát cho trẻ. Điều cần làm là pha nước ấm, tương tự như
pha nước tắm cho trẻ (để cùi chỏ tay của người lớn vào chậu nước, nếu thấy
nước âm ấm là được). Sau đó, dùng 5 cái khăn, 2 khăn đắp vào nách và 2
khăn đắp vào bẹn, khăn còn lại nhúng nước lau khắp cơ thể trẻ. Đối với các
11
khăn đắp cố định ở nách và bẹn, sau 5 - 10 phút lấy ra nhúng lại vào nước ấm,
vắt ráo và đắp liên tục vào bẹn và nách [6], [20], [23].
Có một thói quen mà người già hay sử dụng khi làm mát cho trẻ là đổ
vào nước ấm một chút rượu hay cồn (alchol). Việc kết hợp này có thể làm mát
trẻ rất nhanh, thậm chí mát lạnh do sự bốc hơi. Tuy nhiên, điều đó vô cùng
nguy hiểm [19], [20].
Kinh nghiệm cho thấy lấy chanh xoa cho trẻ sẽ khiến trẻ hạ sốt. Đây là
một điều không nên làm. Chanh có chứa một độ axít loãng làm bỏng hay hư
da trẻ [19].
Khi trẻ sốt, cởi bớt quần áo cho thoáng mát để sức nóng toả ra. Chỗ trẻ
nằm nghỉ ngơi phải thông thoáng [10].
Nhiều bậc cha mẹ, thấy con sốt cao, rờ tay chân thấy lạnh ngắt. Đó là do
nhiệt độ cao khiến trẻ ớn lạnh. Không được quấn trẻ quá nhiều. Quấn trẻ trong
chăn nhiều quá, sức nóng không có đường ra được, chỉ còn một con đường thoát
là dồn lên não [10], [20].
Về vấn đề dinh dưỡng, phải khuyến khích trẻ ăn uống bình thường, bú sữa mẹ.
Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối
loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng
nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng. Cho trẻ
uống nhiều nước như uống nước dừa, sữa, nước trái cây.
Ngoài nước ra, các loại nước này còn bổ sung thêm năng lượng, chất
bổ, vitamin Trẻ 15 tuổi, khi bị sốt, có thể uống 5 - 6l nước mỗi ngày là
chuyện bình thường. Nhưng phải cho trẻ ăn no trước, rồi mới cho trẻ uống
nước [10], [11], [20].
1.3.3. Những cây thuốc Nam và bài thuốc Nam hạ sốt thông dụng
+ Cây nén
Cây nén thuộc họ hành tỏi (Liliaceae) còn gọi là hành tăm. Thân giả,
chiều cao cây tùy thuộc vào mức độ chăm sóc trung bình từ 20-35 cm. Lá nén
12
dạng hình mũi kim. Củ màu trắng có vỏ mỏng bao bọc. Lá nén, củ nén nấu
đường, nấu cháo, nấu canh cá vừa thơm, ngọt lại là phương thuốc có tác dụng
giải cảm tốt. Lá, củ nén có chứa tinh dầu như hành, tỏi. Trong tinh dầu có
allylpropyl disulfua, diallyl disulfua và các hợp chất chứa lưu huỳnh khác có
đặc tính sát khuẩn. Do vậy người ta coi nén là một vị thuốc Nam dùng để trị
ho, cảm cúm [8].
+ Cây cúc tần
Cây cúc tần còn gọi là cây từ bi, cây lức có tên khoa học Pluchea
indica Less thuộc họ cúc (Compositae). Ở nước ta cây mọc hoang và được
trồng khắp nơi, thường trồng làm hàng rào cây xanh và lấy lá làm thuốc [8].
+ Cây rau má
Rau má - thuộc họ Hoa tán. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên
mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà thành tên cây.
Rau má thường dùng trong các trường hợp sau: Giải nhiệt, làm xuất được
chứng nóng nảy, bứt rứt trong người, trị trẻ em nóng sốt dữ dội, lên kinh
phong (trong uống, ngoài xoa), chữa ngứa lở mụn nhọt, giảm sưng, đỡ đau
(uống trong, đắp ngoài) [8].
+ Cây tía tô
Cây tía tô là một loại cỏ mọc hàng năm, cao 0,5-1m, thân thẳng đứng
có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn mép có răng cưa rõ rệt, màu tím
hay xanh tím, trên có lông. Hoa nhỏ, màu trắng hay tím nhạt, mọc nhỏ, vẫn
gọi nhầm là hạt, hình cầu độ 1mm. Lá tía tô có mùi thơm đặc biệt, vị hơi cay,
hơi ngọt. Lá cũng có một ít tinh dầu, một số nơi dùng chữa cảm mạo, Có tác
dụng trừ cảm lạnh, làm ra mồ hôi, giúp hô hấp, giúp tiêu hoá, giải độc thức ăn
do cua cá.
Dùng chữa các chứng bệnh cảm lạnh, ho hen, đau bụng, đầy hơi tức ngực.
Liều dùng: 5-10g. Sắc uống [8].
13
+ Chanh
Chanh là loài cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, với các loại như
chanh thường, chanh cốm và chanh đào. Đây là loại cây có nhiều tinh dầu
thơm nên quả, hạt, rễ, lá đều có thể dùng để làm thuốc.
Nếu bị cảm sốt không ra mồ hôi, sắc lá chanh lấy nước uống và xông. Lá
chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn là cách giúp trẻ bớt chướng bụng [8].
Với phương châm kết hợp đông tây y của Đảng và của ngành đề ra đòi
hỏi chúng ta phải vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của cha ông
bằng thuốc nam. Việc sử dụng các loại thuốc nam trong xử trí sốt của người
dân trong cộng đồng có rất nhiều mặt tích cực với các loại cây thuốc do người
dân sử dụng trong hạ sốt chanh, nén, tía tô, ngãi cứu cho kết quả tốt [17].
14
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Vài nét về đối tƣợng nghiên cứu
Xã Thuỷ Vân huyện Hương Thuỷ được chúng tôi chọn lựa làm địa
điểm nghiên cứu. Đây là một xã đồng bằng cách trung tâm thành phố khoảng
3km. Dân số 6261 người, cơ cấu về kinh tế, văn hoá, xã hội rất phong phú.
Phương tiện đi lại dễ dàng.
Riêng về mặt y tế xã Thuỷ Vân có nhiều điều kiện thuận lợi với một
trạm y tế cấp 4 (đang xây dựng mới một trạm nhưng chưa đưa vào sử dụng).
Trạm có 1 bác sỹ, 1 y sỹ đa khoa, 1 y sỹ y học dân tộc, 1 nữ hộ sinh trung
học, 1 dược sỹ trung học. Bên cạnh đó xã Thuỷ Vân còn là nơi được trường
Đại học Y dược chọn làm địa điểm giảng dạy cộng đồng. Chính điều này
càng làm cho người dân trong xã có điều kiện tiếp xúc với các vấn đề y tế
thông qua các buổi đi thực địa để thực tập, tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ
trong cộng đồng của sinh viên.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng chúng tôi chọn để đưa vào nghiên cứu là những người từ 18
tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, xã
hội, nghề nghiệp Những đối tượng này có thể là người trực tiếp chăm sóc
sức khoẻ cho gia đình hoặc không. Sự khảo sát rộng này nhằm mục đích cho
chúng tôi một cách nhìn khách quan hơn để biết được kiến thức, cũng như
thái độ xử trí của người dân trong cộng đồng trước một vấn đề sức khoẻ khá
phổ biến là "sốt".
15
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không đưa vào nhóm nghiên cứu những đối tượng hội đủ
điều kiện trên nhưng không có khả năng giao tiếp như câm, điếc, lú lẫn, hoặc
mắc các bệnh tâm thần
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo kiểu nghiên cứu ngang mô tả có sử
dụng bộ câu hỏi điều tra.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2008 đến tháng 2/2009
2.2.3. Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu
2.2.3.1. Cỡ mẫu
2
2
2
)1(
d
PP
Zn
Với n: là cỡ mẫu đại diện tối thiểu
p: là tỷ lệ hiện mắc sốt đã nghiên cứu trước đó trong cộng đồng.
Giả sử p = 0,5.
d: Độ sai lệch nghiên cứu mong muốn chọn d = 0,01. Tương ứng
với độ tin cậy 95%. Ta có
96,1
2
Z
Vậy
100
)1,0(
5,05,0
96,1
2
2
n
Để tăng độ chính xác của nghiên cứu chúng tôi tiến hành nhân đôi số
mẫu. Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu khoảng xấp xỉ 200. Thực tế chúng tôi đã
điều tra được 198 đối tượng.
2.2.3.2. Cách chọn mẫu
Địa bàn xã Thuỷ Vân có 4 thôn với 1448 hộ, 6261 nhân khẩu, trong đó
nam 2229 người và nữ 4032 người.
16
Chúng tôi làm việc với chính quyền địa phương và trạm y tế xã chọn cả 4
thôn đưa vào phiếu điều tra là: Dạ Lê, Công Lương, Vân Dương và Xuân Hoà.
Từ 4 thôn này chúng tôi chọn mỗi thôn 50 người, để có được 50 người
này chúng tôi chọn ngẫu nhiên từ danh sách lưu ở uỷ ban xã cho những lần
bầu cử (để có đối tượng ≥ 18 tuổi và đủ điều kiện nghiên cứu).
2.3. CÁC KỸ THUẬT THỰC HIỆN
2.3.1. Bộ câu hỏi điều tra
Bộ câu hỏi điều tra được viết dựa trên kiến thức cơ bản về sốt và cách
xử trí sốt trong cộng đồng. Bộ câu hỏi gồm có 25 câu (phụ lục đính kèm).
Bám sát mục tiêu của đề tài. Bộ câu hỏi gồm có 3 phần.
- Phần 1: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu (từ câu 1 đến câu 7).
- Phần 2: Khảo sát các kiến thức cơ bản của người dân về "sốt" (từ câu
8 đến câu 16).
- Phần 3: Khảo sát thái độ xử trí sốt tại nhà của người dân thông qua
khảo sát hành vi và thói quen của họ (từ câu 17 đến câu 25).
2.3.2. Tiến hành điều tra
2.3.2.1. Thành lập nhóm để điều tra
Địa bàn điều tra tương đối rộng, đối tượng điều tra bận rộn nhiều công
việc. Do đó để tiếp cận được với đối tượng để điều tra tương đối khó. Vì vậy
chúng tôi thành lập nhóm điều tra.
Mỗi nhóm điều tra của chúng tôi gồm:
- Người nghiên cứu
- Một cộng tác viên tại địa phương (có thể là cán bộ y tế xã hoặc cộng
tác viên dân số)
- Một người có uy tín trong thôn đã hỗ trợ cho chúng tôi trong việc tiếp
cận đối tượng.
17
2.3.2.2. Làm việc với chính quyền địa phương tại xã và các thôn để thu thập
danh sách các đối tượng dự kiến được chọn thông qua danh sách bầu cử tại
địa phương
2.3.2.3. Thảo luận phương pháp làm việc với công tác viên và y tế địa
phương về bộ câu hỏi và phương pháp phỏng vấn để sử dụng bộ câu hỏi thu
thập thông tin một cách hiệu quả. Sau đó phỏng vấn thử 10 người để điều
chỉnh nội dung bộ câu hỏi và phương pháp phỏng vấn.
2.3.2.4. Tiếp xúc phỏng vấn đối tượng
Nhóm điều tra đến từng hộ gia đình có đối tượng được nghiên cứu để
trực tiếp phỏng vấn đối tượng và điền vào phiếu điều tra.
2.3.3. Cách đánh giá và nhận định kết quả
Đánh giá dựa vào các thái độ xử lý khi bị sốt.
- Kiến thức chung về sốt
+ Biết được đối tượng có nguy cơ cao bị sốt
+ Biết sử dụng nhiệt kế để lấy thân nhiệt khi bị sốt
+ Biết được thời gian và vị trí đặt nhiệt kế để lấy thân nhiệt.
+ Xác định được mức độ đo của cơ thể gọi là sốt.
+ Biết được sốt có lợi cho cơ thể, để can thiệp hạ sốt khi cần thiết
- Thái độ xử trí đúng khi bị sốt
+ Nằm phòng thoáng mát và nới rộng quần áo
+ Lau bằng nước ấm để hạ thân nhiệt hoặc cho uống Paracetamol khi
sốt cao.
+ Uống nhiều nước đặc biệt là nước pha oresol
+ Sử dụng các cây thuốc nam thông thường để hạ sốt như: củ nén, tía
tô, cúc tần, chanh
+ Đưa đến cơ sở y tế khi các biện pháp trên không có hiệu quả
- Các thái độ xử lý cần tránh khi bị sốt
+ Mặc nhiều áo, quần, nằm phòng kín
18
+ Đắp nước lá, xoa chanh lên người để hạ sốt
+ Cạo gió, chích lễ
+ Tránh sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của Bác sĩ
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nhập tất cả các số liệu trên vào phần mềm Microsoft Excel.
Lập bảng tính tỷ lệ %
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học thông thường.
19
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo giới
Bảng 3.1. Phân bố theo giới
Giới
n
Tỷ lệ %
Nữ
168
84,85
Nam
30
15,15
Tổng
198
100,00
Nhận xét: Trong 198 đối tượng được phỏng vấn nữ chiếm 84,85%,
nam chiếm 15,15%
3.1.2. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi
Tuổi
n
Tỷ lệ %
20-30
47
23,73
31-40
102
51,52
41-50
40
20,20
> 50
9
4,55
Tổng
198
100,00
Nhận xét: Nhóm tuổi được phỏng vấn từ 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ
(51,52%), nhóm > 50 tuổi có 9 đối tượng chiếm tỷ lệ thấp (4,54%)
Tuổi trung bình 36,33 ± 7,5 tuổi,
Tuổi cao nhất 73 tuổi, tuổi nhỏ nhất 22 tuổi
20
3.1.3. Trình độ văn hoá
Bảng 3.3. Trình độ văn hoá
Trình độ văn hoá
n
Tỷ lệ %
Tiểu học
38
19,20
THCS
126
63,64
THPT
26
13,12
Đại học
8
4,04
Tổng
198
100,00
Nhận xét: Đối tượng phỏng vấn có trình độ THCS chiếm tỷ lệ cao
nhất 63,64%, trình độ đại học có 8 đối tượng chiếm 4,04%.
3.1.4. Nghề nghiệp
Bảng 3.4. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
n
Tỷ lệ %
Nông nghiệp
88
44,44
Nội trợ
50
25,25
Buôn bán
38
19,19
CBCNV
22
11,12
Tổng
198
100,00
Nhận xét: Đối tượng phỏng vấn nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất
(44,44%), có 22 đối tượng là CBCNVC chiếm tỷ lệ thấp (11,12%).
21
3.1.5. Số ngƣời trong gia đình
Bảng 3.5. Số người trong gia đình
Số ngƣời trong gia đình
n
Tỷ lệ %
≤ 2 người
4
2,02
3-4 người
88
44,44
5-6 người
92
46,46
> 6 người
14
7,07
Tổng
198
100,00
Nhận xét: Số người trong gia đình 3-4 người và 5-6 người tương
đương nhau ( 44,44% và 46,46%); ≤ 2 người chiếm tỷ lệ thấp (2,02%).
3.2. KIẾN THỨC VỀ SỐT
3.2.1. Đối tƣợng bị sốt
Bảng 3.6. Đối tƣợng bị sốt
Đối tƣợng bị sốt
n
Tỷ lệ %
Trẻ em
190
95,96
Người lớn
7
3,54
Người già
1
0,51
Tổng
198
100,00
Nhận xét: trẻ em là đối tượng hay bị sốt nhất chiếm tỷ lệ 95,96%, chỉ
có 1 trường hợp người già chiếm 0,51%.
22
3.2.2. Sử dụng nhiệt kế
Bảng 3.7. Sử dụng nhiệt kế
Sử dụng nhiệt kế
n
Tỷ lệ %
Không
150
75,76
Có
48
24,24
Tổng
198
100,00
Nhận xét: 48 đối tượng phỏng vấn có sử dụng nhiệt kế chiếm tỷ lệ
24,24%; 75,76% không sử dụng nhiệt kế
3.2.3. Nhận biết ngƣời bị sốt
Bảng 3.8. Nhận biết người bị sốt
Nhận biết ngƣời bị sốt
n
Tỷ lệ %
Sờ trán
10
20,83
Kẹp nhiệt kế
Nách
22
45,84
Hậu môn
0
0,00
Dưới lưỡi
0
0,00
Sờ trán + kẹp nhiệt kế
16
33,33
Tổng
48
100,00
Nhận xét: Khi nhận biết người bị sốt, có 22 đối tượng sử dụng nhiệt
kế chiếm tỷ lệ 45,84%, phối hợp dùng nhiệt kế và sờ trán chiếm tỷ lệ 33,33%.
23
3.2.4. Thời gian đo nhiệt kế
Bảng 3.9. Thời gian đo nhiệt kế
Thời gian đo nhiệt kế
n
Tỷ lệ %
3 phút
13
27,08
5 phút
14
29,17
10 phút
21
43,75
Tổng
48
100,00
Nhận xét: Thời gian đo nhiệt kế 10 phút chiếm tỷ lệ cao nhất 43,75%.
Thời gian đo 3 và 5 phút tương đương nhau chiếm 27,08% và 29,17%
3.2.5. Mức nhiệt độ ngƣời dân gọi là sốt
Bảng 3.10. Mức nhiệt độ người dân gọi là sốt
Nhiệt độ
n
Tỷ lệ %
37-38
0
C
5
2,53
> 38
0
C
162
81,82
>39
0
C
18
9,09
Không biết
13
6,57
Tổng
198
100,00
Nhận xét: Có 18 đối tượng (chiếm tỷ lệ 9,09%) phỏng vấn cho rằng
nhiệt độ cơ thể > 39
0
C mới gọi là sốt, có 13 trường hợp không biết nhiệt độ
nào chiếm 6,57%.
24
3.2.6. Nhận định sốt
Bảng 3.11. Nhận định sốt
Nhận định sốt
n
Tỷ lệ %
Có lợi
0
0
Có hại
198
100
Tổng
198
100
Nhận xét : 100% người được phỏng vấn cho rằng sốt có hại đến sức khỏe
3.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ TẠI NHÀ
3.3.1. Thái độ xử trí
Bảng 3.12. Thái độ xử trí
Thái độ xử trí
n
Tỷ lệ %
Nằm phòng thoáng mát
124
62,63
Nới rộng quần áo
87
43,94
Mặc quần áo kín sợ gió
52
26,26
Nằm phòng kín
9
4,55
Đắp chăn
1
0,51
Nhận xét: “Nằm phòng thoáng mát” chiếm tỷ lệ cao 62,63%; “Nới
rộng quần áo” chiếm tỷ lệ 43,94%; “mặc quần áo kín sợ gió” chiếm tỷ lệ
26,26%, “đắp chăn” chỉ có 1 ý kiến chiếm 0,51%.
25
3.3.2. Biện pháp để hạ sốt
Bảng 3.13. Biện pháp để hạ sốt
Biện pháp để hạ sốt
n
Tỷ lệ %
Lau bằng nước ấm
133
67,17
Xoa chanh lên người
132
66,67
Đưa đến cơ sở y tế
58
29,29
Đắp đá để hạ nhiệt
Cạo gió chích lễ
29
5
14,65
2,53
Nhận xét: Với các biện pháp để hạ sốt, các đối tượng được phỏng vấn
cho rằng “Lau bằng nước ấm” và “xoa chanh lên người”tương đương nhau
chiếm tỷ lệ 67,17% và 66,67%, “đắp đá để hạ nhiệt” chiếm 14,65%; “cạo gió
chích lễ” có 5 ý kiến chiếm 2,53%.
3.3.3. Sử dụng thuốc khi sốt
Bảng 3.14. Sử dụng thuốc khi sốt
Sử dụng thuốc khi sốt
n
Tỷ lệ %
Paracetamol
169
85,35
Paracetamol + oresol
15
7,57
Kháng sinh
14
7,08
Tổng
198
100,00
Nhận xét: Đa số các đối tượng được phỏng vấn sử dụng thuốc
paracetamol khi bệnh nhân sốt với 169 ý kiến chiếm 85,35%, dùng phối hợp
paracetamol + oresol và paracetamol + kháng sinh có tỷ lệ tương đương
7,08% và 7,57%.