Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.66 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI
KHOA VĂN HĨA HỌC
--------------------

ĐỒN THỊ NGỌC

VĂN HĨA LÀNG Q
TRONG THƠ LỤC BÁT ĐƯƠNG ĐẠI
(TÌM HIỂU QUA THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG KIM NGỌC

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình và tận tụy của các thầy (cơ) giáo Khoa Văn hóa học Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.Em xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ vơ cùng q báu đó.
Đặc biệt qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến cơ giáo – Tiến sĩ Hồng Kim Ngọc - người đã hết lòng giúp đỡ
và chỉ bảo tận tình để em hồn thành tốt nhất khóa luận này.
Em xin gửi tới q thầy(cơ) trong Hội đồng bảo vệ lời cảm ơn chân
thành!
Do bản thân còn hạn chế về trình độ nên khóa luận chắc chắn sẽ cịn
nhiều thiếu sót, vậy nên em rất mong nhận được sự chỉ bảo,góp ý từ phía thầy
cơ, đồng nghiệp và các bạn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2013
Tác giả khóa luận


Đồn Thị Ngọc


MỤC LỤC
¬

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2
Chương 1: VĂN HĨA LÀNG Q VÀ VÀI NÉT SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ
ĐỒNG ĐỨC BỐN .............................................................................................................. 11

1.1.Văn hóa – những vấn đề chung ............................................................... 11
1.1.1. Văn hóa và văn học .................................................................................. 11
1.1.2. Đơi nét về văn hóa làng quê ....................................................................... 20

1.2. Sự biểu hiện của văn hóa làng quê trong thơ ca dân tộc ..................... 23
1.2.1. Trong thơ ca dân gian ............................................................................... 23
1.2.2. Trong thơ ca trung đại .............................................................................. 27
1.2.3. Trong thơ ca hiện đại ................................................................................ 30

1.3. Con đường sáng tạo thi ca của nhà thơ Đồng Đức Bốn ...................... 34
1.3.1. Trước khi đến với thi ca ............................................................................ 35
1.3.2. Sau khi đến với thi ca ............................................................................... 35

1.4. Đặc điểm của thể thơ lục bát ................................................................... 38
1.4.1. Triển khai tứ thơ ..................................................................................... 38
1.4.2. Xây dựng hình ảnh

.................................................................................. 38

1.4.3. Ngôn ngữ .............................................................................................. 39

1.4.4. Giọng điệu ............................................................................................. 40

Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT
ĐỒNG ĐỨC BỐN .............................................................................................................. 41

2.1. Cảnh sắc làng quê ..................................................................................... 41
2.1.1. Cảnh sắc làng quê mượt mà và đằm thắm hiện lên trong thơ Đồng Đức Bốn ........... 41
2.1.2. Cảnh sắc làng quê vương vấn nét truyền thống trong thơ Đồng Đức Bốn

............... 45

2.2. Cảnh sinh hoạt văn hóa nơi làng quê ..................................................... 55
2.2.1. Phong tục tập quán hội hè đình đám ............................................................. 56
2.2.2. Những sinh hoạt đời thường của con người lao động chân lấm tay bùn. ................. 61

2.3. Những nhân vật góp phần thể hiện văn hóa làng................................. 64
2.3.1. Những người phụ nữ chân quê .................................................................... 64


2.3.2. Những lão nông, trai làng nơi thôn dã ........................................................... 68
2.3.3. Những em thơ của xứ đồng ........................................................................ 69

2.4. Sự thay đổi của văn hóa làng quê trong cuộc sống mới ...................... 71
2.4.1. Những mã văn hóa mới mang tính tích cực..................................................... 71
2.4.2. Những luồng văn hóa mang tính tiêu cực trong cuộc sống mới ............................ 73

2.5. Một số cách thức lưu giữ “phần hồn” văn hóa làng Việt .................... 73
2.5.1. Thơng qua hệ thống văn học về văn hóa làng Việt ............................................ 73
2.5.2. Thông qua hệ thống các hoạt động văn hóa làng .............................................. 74
2.5.3. Thơng qua ý thức trách nhiệm của nhân dân ................................................... 75


KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 79
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 81


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.Trải qua sự vô tình của thời gian, mọi thứ được bồi đắp, nhưng có
những giá trị một đi khơng trở lại, và để lại cho con người ta những khoảng
không tĩnh lặng và hồi niệm về những điều đã qua và văn hóa làng nơi kí ức
của mỗi con người là một điều minh chứng. Đến với thời kì đương đại, người
ta bàn nhiều về văn hóa, nói nhiều về ảnh hưởng của nó tới đời sống con
người và đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về văn hóa cội nguồn, đề tài
được chú trọng nhiều hơn cả đó là văn hóa truyền thống. Và văn hóa làng quê
như là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ đang đi tìm hồn cốt nơi
làng quê đang bị lãng quên.Trong thời kì hội nhập đầy thử thách, văn hóa
truyền thống hay hẹp hơn là văn hóa làng quê đang bị mai một mỗi ngày. Thế
hệ trẻ họ đang mất định hướng về cái gọi là văn hóa truyền thống, họ đang lên
tiếng bởi họ cần hiểu văn hóa dân tộc mình là gì và họ muốn hiểu về “ngơi
làng văn hóa” đó. Chính vì lí do đã thơi thúc, cho người thực hiện khóa luận
này động lực lớn để nghiên cứu văn hóa làng quê dưới góc độ văn học, vừa
nhạy cảm với thời cuộc, lại mang được sự tinh tế, sâu sắc và nhân văn của văn
hóa bản thể lẫn khách thể của nó. Hướng nghiên cứu này khơng phải đi theo
lối mịn cổ điển mà nhìn một cách khách quan nhận diện được tính biện
chứng giữa văn hóa và văn học nhằm chỉ ra mạch nguồn sâu sa văn hóa dân
tộc chi phối tính sáng tạo của văn học và ngược lại văn học lại là hiện thân
của văn hóa dân tộc.
Đây là hướng nghiên cứu mang tính chất kế thừa và triển vọng rất phù

hợp với thời cuộc.
2. Với một đất nước một ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao thời kì
cách tân văn hóa Việt Nam như mang trong mình cốt lõi của văn hóa ngàn
xưa, được gọi là “bản sắc dân tộc”. Điều này được thể hiện qua từng văn hóa


vùng miền, qua các điệu hị, điệu lí hay đơn giản là những câu ca dao truyền
miệng tự ngàn đời. Chính văn học là cây bút vạn năng cho ta viết lại những gì
ta cảm nhận, những gì ta yêu mến, và để lại những tác phẩm để đời và chính
điều đó đã giúp cho văn hóa làng q được hiện hữu ngay cả khi nó đã mất đi.
3. Từ Bắc vào Nam con người Việt Nam gắn bó với ngọn lúa, bờ tre
với hương đồng gió nội và từng lớp người họ lớn lên từ những lời ru, từ
những điều bình dị ấy. Mỗi con người ai cũng có quê, và “quê” được hiểu,
được nhớ khác nhau giữa các thi nhân, nó chứa đầy phong vị đồng thơm dạ
lúa với những cách tân độc đáo, hiện đại nhưng không làm mất đi tính truyền
thống chân chất ấy với những tên tuổi gắn liền thời kì thơ đương đại: Bùi
Giáng, Phạm Cơng Trứ, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Duy…họ đi tìm những giá
trị về văn hóa làng quê đang bị lãng quên.
4. Trong vấn đề bảo tồn và lưu giữ văn hóa làng, điều quan trọng nhất
đó là việc phải lưu giữ như thế nào? Thì văn học đã trả lời bằng chính thể thơ
lục bát mang dư vị của ca dao biến thể, lại mang phong thái của chất truyền
thống ngàn xưa. Qua đó tác giả văn học như lên tiếng cho những khát khao,
ước mơ của những con người quanh năm chân lấm tay bùn, vì vậy thể thơ lục
bát được ví như “cây bút đồng quê” trong diễn đàn văn học.
5. Điều mà các nhà nghiên cứu về văn hóa làng quê, đó là thường bỏ
qua bản sắc, mà chạy theo cái gọi là thực tế, thời cuộc, họ đánh mạnh ngịi bút
của mình vào việc làm sao để bảo tồn bản sắc dân tộc, trong thời kì hội nhập.
Mà họ khơng hiểu rằng muốn gìn giữ văn hóa dân tộc trước tiên phải hiểu nó
là cái gì? Và nó bao gồm những giá trị gì? nó ảnh hưởng như thế nào đến suy
nghĩ, cuộc sống của mỗi con người. Chính vì lẽ đó, Đại hội Đảng lần thứ VIII,

đã nhấn mạnh “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,
đó khơng phải là nhiệm vụ riêng có của Đảng, Nhà nước mà là nhiệm vụ cấp
thiết của mỗi người dân Việt Nam trong nước và nước ngoài.
6. Thể thơ lục bát đã có từ rất lâu đời, gắn liền với tên tuổi như đại thi
hào Nguyễn Du với tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”, đến với thời kì đương
đại vào khoảng hai thập kỉ trở lại đây, thơ lục bát phát triển mạnh mẽ đặc biệt


được nhấn mạnh với sự có mặt của nhà thơ làng quê Đồng Đức Bốn trên thi
đàn Việt Nam, cùng với đó là hai tác giả Nguyễn Duy và Phạm Công Trứ
cũng vô cùng đậm chất quê. Với những nguồn cảm hứng văn hóa làng vơ tận,
những tác giả ở cái tuổi ngũ tuần vẫn mang đầy chất ngông, với khuynh
hướng đi tìm cái mới trong thể thơ lục bát đó là bằng việc thổi vào đó hồn quê
và họ đã thành cơng bằng chính sự cống hiến hết mình đó. Văn hóa làng q
như tiềm ẩn trong mình một sức mạnh vơ hình, tâm linh và huyền bí, nó như
cuốn những thi nhân, tao nhân mặc khách trở thành “người tình” của nó tự
bao giờ khơng hay. Bởi chứa trong đó là tình u q hương, u đất nước,
u những gì đang hiện hữu và yêu cả những cái gì đã mất đi rồi. Đó cũng
chính là lí do, người làm khóa luận cũng muốn thử mình “nhấn chìm” vào
trong đó để tìm lại những giá trị đã đang và sẽ bị quên lãng.
7. Tính cho đến thời điểm này chưa có một cơng trình nghiên cứu chính
thức nào nói về văn hóa làng q thơng qua thơ lục bát đương đại, mà nhấn
mạnh tới “thi sĩ làng quê” – Đồng Đức Bốn. Chính vì điều này đã làm tiền đề
để người làm khóa luận thực hiện đề tài này.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Văn hóa làng q Việt, như một ẩn số cho những người chưa khám phá
ra nó, nó lại vừa là trái thơm chưa hề trịn trịa cho những ai tìm ra nó. Và nhà
thơ Đồng Đức Bốn là một minh chứng, ông luôn đi tìm cái hồn của quê,
nhuộm chút buồn vương vấn cộng vào đó là phảng phất con người quê, cảnh

sắc quê nơi đồng sâu chiêm trũng. Đi cả một đời thơ nhưng Đồng Đức Bốn
vẫn nghĩ mình chưa thực sự tìm thấy ở nơi đó cái điều gì đó cịn thiêu thiếu, ở
lưng chừng giữa tự giới. Trong giới nghiên cứu đã phân ra làm hai thái cực,
một bên coi Đồng Đức Bốn người bắc cầu cho thơ lục bát, nhưng phía cịn lại
coi thơ ơng như một thứ “thơ mạ vàng”. Điều đó được thể hiện qua các cơng
trình nghiên cứu như thế nào? tôi xin khảo lược một số cơng trình nghiên cứu,
bài viết có ý nghĩa với khóa luận này.
Đồng Đức Bốn – người tình của thơ đồng quê thể lục bát đương đại,
ông nổi lên từ cái chân chất, ngơng ngạo của đời thường. Ơng bỏ đi những cái


không hề cần thiết, tự rơi vào khoảng không của hiện thực mà trải nghiệm và
như thế ông cùng biết bao tác động cả cuộc sống đời thường đã làm lên một
Đồng Đức Bốn người thổi hồn cho thơ lục bát đương đại.
Chính vì lí do đó hình tượng Đồng Đức Bốn, như một ma lực “hấp
dẫn” các nhà nghiên cứu, các nhà bình thơ trong giới chun mơn, với những
lời bình phẩm trong các bài nghiên cứu như: Trong “Mai Văn Phấn và Đồng
Đức Bốn khác biệt và thành cơng”, kỷ yếu hội thơ tại Hải Phịng (15/5/2011),
do Đình Kính tuyển chọn, có 11 bài nghiên cứu về Đồng Đức Bốn trong tổng
số 44 bài. Tôi xin nêu một số bài sau: Đồng Đức Bốn đa đoan thơ lục bát (Bùi
Kim Anh), Những bài thơ cuối cùng của Đồng Đức Bốn (Đinh Quang Tốn),
Đồng Đức Bốn thơ và đời giữa cõi hư không (Vũ Thúy Hồng). Phần II – Dư
luận Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc có 42 bài viết về Đồng Đức Bốn, tôi xin
nêu một số bài sau: Đồng Đức Bốn Tiếng chuông chùa trong mưa(Khánh
Phương), Chờ đợi tháng ba (Chu Nguyễn), Đồng Đức Bốn – chàng thi sĩ
đồng quê (Nguyễn Thanh Phong), Đồng Đức Bốn phiêu du vào thơ lục bát
(Nguyễn Đăng Điệp).Bốn sáu tám (Nguyễn Việt Hà), Đọc thơ lục bát của
Đồng Đức Bốn (Nguyễn Anh Thư) [7].
Đứng ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau các nhà nghiên cứu đều đưa
ra những ý kiến trái chiều nhau. Nhưng đối với người làm trong nghề họ cũng

chưa thực sự hiểu hết được dòng chảy của thời gian, hay chất quê trong thơ
lục bát của Đồng Đức Bốn nó đậm đến như thế nào? Điều này đã thúc đẩy
người nghiên cứu đề tài này, cố gắng bằng cả tâm và sức tìm hiểu sự khác biệt
trong thơ Đồng Đức Bốn với các nhà thơ khác.
Đề tài này đi từ góc độ văn hóa học, dùng những lý thuyết văn hóa học,
đã học được nhìn nhận một hiện tượng thơ lục bát đương đại Đồng Đức Bốn,
từng ý như vẽ lên bức họa đồng quê, văn hóa làng tích đọng trong từng nghĩa.
Văn hóa làng sẽ không chỉ đơn thuần quy phạm trong biểu tượng như: cây đa
– bến nước – sân đình, mở rộng ra nó mang tính gắn kết cộng đồng của những
con người q. Đó chính là mã văn hóa mới, mà người làm khóa luận mang
tới cho bạn đọc thơng qua sự tìm hiểu thơ lục bát Đồng Đức Bốn.


Điều này đã khẳng định tài năng thơ lục bát của Đồng Đức Bốn cũng
như sự yêu thích và trân trọng của bạn đọc đối với những vần thơ lục bát hấp
dẫn, giản dị, mộc mạc, thấm đẫm hồn quê của người thi sĩ tài hoa mà cũng
lắm truân chuyên này.
3.MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

- Mục đích: Tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa làng quê được thể
hiện ở văn hóa làng quê trong thơ Đồng Đức Bốn, khóa luận này cho thấy
được văn hóa làng quê Việt được khắc họa qua thể thơ truyền thống mà cách
nhìn nhận mới.
- Nhiệm vụ: Làm rõ hơn một sự vận động của văn hóa truyền thống
trong đời sống và những mã văn hóa mới được khám phá.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Đối tượng: Khóa luận tập trung vào việc thể hiện văn hóa làng quê trong
thơ lục bát đương đại qua khảo sát thơ lục bát của nhà thơ Đồng Đức Bốn.
- Phạm vi: Chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và sử dụng tài liệu nói

về văn hóa dân tộc, và sự thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca để làm
cơ sở lý luận cho đề tài này.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp lịch sử - xã hội
6. BỐ CỤC KHĨA LUẬN

Ngồi phần Mở đầu và phần Kết luận, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Văn hóa làng quê và vài nét sáng tác của nhà thơ Đồng
Đức Bốn


Chương 2: Những biểu hiện văn hóa làng quê trong thơ lục bát
Đồng Đức Bốn


Chương 1
VĂN HÓA LÀNG QUÊ VÀ VÀI NÉT SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ
ĐỒNG ĐỨC BỐN
1.1. VĂN HÓA – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.1. Văn hóa và văn học
Quan niệm về văn hóa với bản thể có nghĩa nhiều chiều, nhiều hướng, văn
hóa đã là “tâm điểm” của rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới. Trên thế giới có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa đứng từ nhiều góc độ khác nhau.

Với những thống kê của mình, giáo sư Phan Ngọc bằng việc sưu tầm
của ông nhận định rằng có hơn 400 định nghĩa về văn hóa tính đến năm 1994.
Và theo nhà nghiên cứu A. Kroeber và Kluckhohn (người Mỹ), có trên 200
định nghĩa về văn hóa. Đó là những con số, nhưng trên thực tế còn nhiều hơn
thế, bởi lẽ trên thế giới sự đa sắc tộc, đa chủng tộc là nguyên nhân kế tiếp dẫn
tới việc văn hóa được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau.
Ở Việt Nam, từ văn hóa được các nhà nho Duy Tân du nhập vào từ đầu
thế kỷ này, cách hiểu khái niệm “văn hóa” khơng những là đã theo cách hiểu
của phương Tây mà đã từng bước thay đổi tương ứng với sự phát triển của
nền khoa học châu Âu hiện đại. Tuy nhiên, trước đó hàng chục thế kỷ cũng đã
có một quan niệm mang yếu tố truyền thống tương đồng với cái ngày nay
phương Tây gọi là “văn hóa”.
Trong cách hiểu truyền thống, ta thấy có những mối quan hệ khăng khít
giữa những từ ngày nay gọi là văn hóa,văn minh, văn vật, văn hiến với
những nghĩa khác nhau.Tất cả đều có nguồn gốc từ chữ “văn”.
Văn, theo cách hiểu trên là: “Cái đẹp của cương và nhu xen kẽ nhau đó
là văn của trời.Văn sáng tỏ rực rỡ, dừng lại ở lễ nghĩa đó là văn của người.


Xem xét văn của trời có thể hiểu được sự chuyển biến của bốn mùa. Xem xét
văn của người có thể thúc đẩy việc giáo hóa làm cho thiên hạ tốt đẹp (hóa)”.
Hiểu văn hóa theo nghĩa“văn trị giáo hóa” là có sự tương đồng với
khái niệm “văn hóa” dịch từ chữ “culture” với ý nghĩa “trình độ phát triển,
lịch sử của xã hội và con người trong các giá trị vật chất và tinh thần, của
những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể. Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan
tới đời sống tinh thần của con người” (Bách khoa tồn thư Liên Xơ, Mục
Kul’tura) [14].
Theo giáo sư Nguyễn Hồng Phong cũng nhận định: “văn hóa khơng
hồn tồn thuộc thượng tầng kiến trúc,nó khơng thay đổi theo sự thay đổi của
phương thức sản xuất, của cơ sở kinh tế xã hội. Các cuộc cách mạng lớn,

chân chính đều thể hiện tính liên tục về văn hóa và văn hóa chính là động lực
của cách mạng.Giữa tính truyền thống và tính hiện đại có sự kế thừa và kết
hợp” [20].
Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VII “Về một số nhiệm vụ văn hóa văn nghệ những năm trước mắt”, nêu rõ:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế -xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội”.[21].
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam cũng
đã định nghĩa “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một
cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này
hay tộc người này mơ hình hóa theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tượng.
Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này đó là văn hóa dưới hình thức
dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc
người khác, các biểu hiện lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác” [15, 17].
Với bốn thành tố cấu tạo nên văn hóa đó là: lao động sản xuất, tri thức,
học vấn,tiềm lực sáng tạo, lối sống. Lao động sản xuất ở đây được hiểu như lao
động chân tay và trí óc. Đó chính là những hoạt động để nuôi sống con người


và duy trì sự tồn tại của xã hội. Cịn đối với tri thức học vấn là nói đến với
những hiểu biết mà giáo dục đưa lại. Về mặt tiềm lực sáng tạo bao gồm các
lĩnh vực khoa học kỹ thuật và nghệ thuật. Cịn nói đến lối sống là một phần
trong cách con người ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Lâu nay, chúng ta chỉ chú ý đến cơ sở kinh tế, ít ai nghĩ đến cơ sở khác
– đó là cơ sở của nền tảng tinh thần, là toàn bộ những giá trị tinh thần của
dân tộc và của nhân loại sáng tạo ra. Những giá trị đó thực chất là tiềm năng,
là năng lượng tinh thần góp phần làm nên sức mạnh, phẩm chất và năng lực
của các thế hệ công nhân, thiếu nó dân tộc khó phát triển vững mạnh.
Trong hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc “cũng nhận định. “Những thành tựu của cách mạng khoa học
công nghệ thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng
ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của lồi người, đồng thời cũng đặt ra
những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc”.[22].
Tư tưởng trên khơng chỉ có ý nghĩa khẳng định các giá trị văn hóa quá
khứ của dân tộc, của nhân loại trước đây và hiện nay, mà cịn hình thành một
quan niệm mới về cơ sở phát triển theo mơ hình – văn minh phương Tây kết
hợp với văn hóa dân tộc. Đó là mơ hình đúng đắn nhất, là phương hướng
chiến lược của các nhiệm vụ và giải pháp để lãnh đạo thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta, theo đúng cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo nghị quyết
đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thế giới của con người, một dân tộc muốn tồn tại và tạo ra một
chỗ đứng trong nhân loại bao la, bản thân họ phải tạo ra, phải phát triển bản
sắc văn hóa dân tộc mình. Bản sắc dân tộc được ví như “linh hồn” của dân
tộc, được coi như căn cước của mỗi dân tộc, nó phân biệt dân tộc này với dân
tộc khác, nó cũng là tiếng nói riêng biệt của dân tộc đó. Mỗi cộng đồng riêng
biệt sẽ sản sinh ra nền văn hóa kết tinh những tinh hoa của dân tộc mình. Trên


nửa thế kỷ qua, với đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng, cùng chính sách
coi trọng và tơn vinh dân tộc, chúng ta bước đầu đã xây dựng thành cơng một
nền văn hóa – văn nghệ mới, đậm đà bản sắc dân tộc. Cố Thủ Tướng Phạm
Văn Đồng đã khẳng định: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tồn bộ lịch sử
của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam
vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua
được,để không ngừng phát triển lớn mạnh” [10, 16].
Có thể thấy, nắm bắt được bản chất của văn hóa sẽ giúp chúng ta có thể
nắm bắt được sự tác động và ảnh hưởng của văn học tới văn hóa. “Mỗi dân

tộc có nền văn hóa riêng.Văn học nằm trong văn hóa, là tinh túy của văn hóa
nên nó cũng phải là đặc trưng của văn hóa dân tộc” [16,65].
Quan niệm về văn học, văn học cũng giống như các loại hình nghệ
thuật khác, nó khơng đóng vai trò là một lực lượng của cải vật chất và cũng
khơng trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất ra vật chất nào cho đời
sống con người. Nhưng cũng khơng vì thế văn học mất đi vị thế vốn có của
mình, nó là nền của tâm hồn, là gương soi của cuộc sống, nó là sự chiêm
nghiệm của các nhà thơ, nhà văn về cuộc đời, đôi lúc là những mảnh trời
riêng tư. Nhưng hơn thế nữa, văn học đóng vai trị như “cơng cụ” lưu truyền
những dấu tích ơng cha. Hãy tưởng tượng rằng, khi xã hội vắng bóng văn
học,cuộc sống này sẽ tẻ nhạt đến như thế nào?Và điều đó như sự thơi thúc
các nhà nghiên cứu văn học ln đi tìm hiểu bản chất, nắm bắt những đặc
trưng cũng như quy luật của văn học. Để từ đó hiểu được ý nghĩa mà văn
học mang tới cho đời sống con người, nó bao hàm những giá trị được biểu
hiện như thế nào?
Khi nói đến văn học là một hình thái xã hội thẩm mĩ,là chúng ta đang
bàn luận tới đặc thù của văn học với các hình thái ý thức xã hội khác thuộc
kiến trúc thượng tầng như khoa học,triết học, đạo đức, chính trị, tơn giáo vv…
Loại hình nghệ thuật ngơn từ được quy phạm là văn học, nhận định này được
ra đời rất sớm cùng với những sản phẩm để đời cho văn minh nhân loại và đó


cũng chính là đặc thù của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác như:
hội họa, kiến trúc, điêu khắc…Mỗi loại hình nghệ thuật đều có ngun liệu
tạo chất khác nhau và nội dung, hình thức cũng khác nhau. Ví dụ như: loại
hình nghệ thuật hội họa, nó chiếm một khoảng không gian lớn, “chớp” lấy
một khoảnh khắc nhất định, hàm chứa trong đó là một thơng điệp và nó mang
tính chất tĩnh. Nhưng riêng đối với âm nhạc lại hồn tồn khác, nó lấy giai
điệu làm nền cho ca khúc, tính chất động được thể hiện nhuần nhuyễn với
những âm trầm bổng, nó sẽ trốn khoảng khơng gian nhất định như (nhà hát,

khán phòng…). Và đến với văn học ta lại có cảm nhận hồn tồn khác, vừa có
tĩnh lại vừa có động, trong thơ lại có họa,có thi nhân mặc khách với những gì
tình tứ hay đơn thuần chỉ là lời tự bạch. Ở đó, người ta thấy văn chương chiếm
một vị trí vơ cùng đặc biệt, nó như sự tổng hợp hồn hảo với nghệ thuật tạo
hình, nghệ thuật biểu diễn và nó như cầu nối giữa nghệ thuật tổng hợp với các
nghệ thuật riêng lẻ. Văn chương không phải là nghiệp vụ sáng tác ngơn từ,
nhưng chính ngơn từ lại mang tính tạo hình rất cao, nó cứ thế đi ra từ đời sống,
đơi khi nó mộc mạc như chính cuộc sống dân giã đời thường, để ta đọc rồi mà
mặc sức tưởng tượng về nó. Chính ngơn từ là chất liệu tạo nên các hình tượng
văn chương, đã quy định tính độc đáo và đặc thù của văn chương. Vì vậy khi
tiếp cận và tìm hiểu về văn chương nghệ thuật, khơng thể khơng tìm hiểu
về đặc trưng bản chất, chất liệu đã tạo nên hình tượng văn chương. Vậy ngơn
từ có những khả năng đặc biệt như thế nào?.
Nói đến văn chương nghệ thuật là nói đến sự xây dựng lên những hình
tượng bằng chất liệu ngơn từ. Ngơn từ là những biểu hiện trong ý niệm của
con người, nó ln bao hàm mục đích cũng như nội dung mà tác giả muốn
hướng tới – hay cịn gọi là phát ngơn của chủ thể, khơng có ngơn từ vơ chủ.
Trong tác phẩm văn học là tổng thể những phát ngôn (tác giả, cái tơi chữ tình,
người kể chuyện,nhân vật…), qua đó người nghe như ngầm hiểu được nội
dung của tác phẩm qua giọng điệu, tư tưởng, tình cảm…của các chủ thể phát
ngơn đó. Với chất liệu tiềm ẩn và nguồn chất liệu dồi dào của mình đó là


ngơn từ, thì văn học như được chắp thêm đơi cánh vừa mộng mơ mà lại vừa
hiện thực, nó phản ánh được những khía cạnh của đời sống, mặc cho thời gian
cứ trôi đôi lúc văn học cứ như đứng chững lại mà ngắm nghía, mà thưởng
ngoạm và chiêm nghiệm cuộc đời, văn học được ví như chứng nhân lịch sử
của mỗi thời kì, vì vậy nó như cầu nối vơ hình liên kết những ngành nghệ
thuật đơn lẻ. Nếu khơng có những bài thơ về những dịng sơng q trĩu nặng
phù sa, thì đâu có được những bài hát về con sơng q thơ mộng và đi vào

lịng người đến vậy. Chính vì lẽ đó văn học trải qua biết bao thăng trầm của
lịch sử, nó vẫn đứng đó như một nhân chứng nó là loại hình nghệ thuật quan
trọng, trong tổng thể các loại hình nghệ thuật, nó là “hạt giống tâm hồn” trong
đời sống tinh thần của con người.
Văn học dân gian và văn học viết là hai loại hình chính của văn học.
Văn học dân gian (là những sáng tác được lưu truyền bằng miệng từ đời này
qua đời khác), và văn học viết (những tác phẩm văn học được sáng tác, lưu
truyền bằng những văn bản viết). Với hai loại hình trên đã tạo nên sự phong
phú về cấu tứ ngôn từ cho văn học, vì văn học xuất phát từ chính nhu cầu của
con người trong quá trình phát triển của lịch sử của mình, vì vậy văn học phục
vụ cho đời sống con người.
Khi người ta đọc những tác phẩm văn học, thông điệp ở mỗi tác phẩm
lại khác nhau ở mặt nhìn nhận khía cạnh của đời sống, nhưng đều mang một
thơng điệp tổng quan về con người trong môi trường tự nhiên và xã hội –
những thân phận và cuộc đời của nó được lột tả qua ngịi bút sắc sảo của các
tác giả tài ba. Chính thơng điệp đó như làm dấy lên ở người đọc những tư
tưởng, tình cảm, suy nghĩ tưởng tượng lâu dài sâu sắc với nhiều loại thông
điệp khác. Và thế giới Chân – Thiện – Mỹ, như được mở ra khi ta bước vào
văn học với những hằng mong ở nơi đó ta tìm thấy ta trong chính những gì
bộn bề của cuộc sống, nó như nắm chắc chức năng hoàn thiện nhân cách của
người.Văn học khơng phải là sự “thốt li” vĩnh viễn khỏi cuộc sống, mà chỉ
trong một phút giây nào đó, nó thốt ra để tìm cái gì đó đã thuộc về quá khứ,


chiêm nghiệm nhiều điều và gặt hái những gì để rồi quay lại với cuộc sống
đời thường, nó biết mình phải làm gì để tồn tại, để làm con người tốt hơn.
Riêng nói đến chức năng và bản chất của văn học thì khơng bao giờ bị
thay đổi, kể từ khi nó ra đời cho đến nay. Trải qua biết bao thăng trầm của
lịch sử loài người, hành trang mà văn học mang theo là những kí ức thời gian
và hơi thở của thời đại, nó phát triển và có sự thay đổi khác biệt qua từng thời

kì. Văn học luôn hướng tới cái đẹp, hướng tới con người và những giá trị
nhân văn sâu sắc nằm chính trong những tác phẩm văn học chân chính. Điều
đó nằm chính trong đời sống tinh thần của mỗi con người, văn học là một bộ
phận của văn hóa con người (mã văn hóa).
Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học văn hóa với những tính chất tiềm
ẩn qua những lớp trầm tích của mình, được văn học “hạt giống tâm hồn” của
đời sống tinh thần của con người khai thác một cách triệt để và có mối quan
hệ chặt chẽ, khăng khít với văn hóa: “văn học là một bộ phận của văn hóa. Nó
phản ánh sự sáng tạo vơ giá của nền văn hóa đó” [26, 3]. Điều này được thể
hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII viết “Văn học là một bộ
phận trọng yếu của nền văn hóa dân tộc. Thể hiện khát vọng của nhân dân về
chân- thiện-mỹ”.Từ nghị quyết trên cho ta thấy được, mối quan hệ giữa văn
hóa và văn học là mối quan hệ giữa tồn thể và bộ phận. Vì văn học chỉ là
một bộ phận cấu thành văn hóa, đó là tiềm lực sáng tạo, đó chính là mối quan
hệ biện chứng, phản ánh được quy luật riêng chung (cái chung có trong cái
riêng và cái riêng là bộ phận làm phong phú cái chung,đơn thuần như Việt
Nam là một Đơng Nam Á thu nhỏ là vậy), nó cịn mang tính triết học cao, như
Lê nin đã nói “…cái riêng chỉ tồn tại trong mức độ nó liên hệ với cái chung.
Cái chungchỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng…). Vì vậy khi nghiên
cứu văn hóa, chúng ta không thể tách rời chúng với các bộ phận liên quan và
văn học như một sự thu nhỏ, tích đọng của các giá trị văn hóa, mà người ta
thường gọi đó là bản sắc văn hóa dân tộc. Hiểu theo cách khác văn hóa chính


là bối cảnh mà trong đó văn học giữ một vai trò tạo nên sự phong phú, đa màu
sắc của văn hóa.
Mặc dù, văn học “khơng phải là tất cả nền văn hóa dân tộc nhưng trong
văn hóa, văn học là mặt cơ bản, tiêu biểu nhất, sinh động nhất, nhiều hương
sắc và có sức sống bền bỉ nhất” [25, 7]. Điều này cho ta thấy một sự thật hiển
nhiên rằng, nếu muốn tìm hiểu về một nền văn hóa nhất định, trước tiên ta

phải giải mã được những mã văn hóa được các nhà thơ, nhà văn “gói gém”
trong từng trang thơ, đoạn văn vừa ẩn mà lại vừa hiện. Giải mã văn hóa ẩn
giấu trong văn học cũng chính là cơng việc khám phá mối quan hệ đa chiều
giữa văn hóa và văn học, thứ nhất phải đặt văn học vào trong bối cảnh văn
hóa mà nó được sản sinh ra, để hiểu rõ thời kì đó,sự diễn tiến văn hóa có ảnh
hưởng tới sự phát triển của thời kì đó như thế nào, thứ hai từ văn học ta cảm
nhận được những tâm tư, tình cảm, khát vọng, tư tưởng, phong tục tập quán
… của con người trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
Văn học được coi là tấm gương của văn hóa,đi sâu tìm hiểu các tác
phẩm văn học ở đó ta thấy được sự biểu hiện của văn hóa đa dạng, nhiều
chiều qua từng góc độ nhìn và cảm thụ. Ta bắt gặp hình ảnh quê hương mặn
mòi nước biển của nhà thơ Tế Hanh, hay bức tranh dân gian dung dị mà nên
thơ, hay cách sống truyền thống được nhắc tới trong các sáng tác của Thạc
Lam. Với những thú vui tao nhã đất lề quê thói, Kim Lân như mang hồn làng
thấm đẫm vào từng trang văn của mình. Hay với những tập tục, tín ngưỡng
của làng Nguyễn Xuân Khánh, đã đưa người đọc trở lại với những hoạt động
sinh hoạt người dân trong làng Việt xưa và nay.
Nói một cách tổng qt khi tiếp cận văn hóa từ chính góc nhìn của văn
học, văn học được lớn dần lên từ nền văn hóa theo cấp số nhân, điều đó chi
phối nhiều quan điểm, tư tưởng của các thời kì mà nó đi qua và nó mang đậm
nét văn hóa của thời kì đó. Qua tính kết cấu, mơ típ, hình tượng, cảm xúc,
cách xây dựng nhân vật … để tạo nên những mã văn hóa đó, thì địi hỏi họ
phải có vốn văn hóa rộng và am hiểu được thị hiếu của từng thời kì. Và hơn


hết họ phải có nhân cách như một nhà văn hóa chứ khơng đơn thuần cầm ngịi
bút và viết những gì mình tâm đắc.Đó cũng chính là điểm khác nhau mang
tính độc lập giữa văn học và văn hóa.Một người có tri thức văn hóa cao, chưa
chắc đã là một nhà văn. Nhưng điều quan trọng hơn cả nhà văn phải có tri
thức về văn hóa, ít hay nhiều cơng phụ thuộc vào trình độ cảm thụ. Đó cũng

chính là điều kiện cần khi ta trở thành một nhà văn. “Nền tảng văn hóa chính
là mảnh đất màu mỡ ni dưỡng những tài năng, trong lịch sử văn học nghệ
thuật, các nhà văn lớn bao giờ cũng đồng thời là những nhà văn hóa tiêu biểu
cho thời đại của mình. Tác phẩm của họ luôn là những kết tinh của những
kiến thức văn hóa tổng hợp, rộng lớn địi hỏi độc giả cũng phải rất có văn hóa
mới cảm nhận và đánh giá chúng được” [24,31].
Như đã trình bày văn hóa bao gồm tổng thể, một hệ thống bao gồm:
phong tục tập qn, luật pháp, tín ngưỡng tơn giáo, nghệ thuật tạo hình…
Trong hệ thống vừa nêu ra, văn hóa là yếu tố chủ đạo trong việc thiết lập một
hệ thống hướng tới cái đẹp,hướng tới thế giới của “Chân – Thiện – Mỹ”, và
nó thường xuyên thay đổi qua các thời kì văn hóa. Khơng phải thời kì nào,
văn học lên ngơi, thì văn hóa cũng vậy. Đơi lúc văn hóa đứng ngồi “tầm
kiểm sốt” của văn học, để rồi có những khi văn học như đang thờ ơ trước sự
thay đổi của văn hóa. Khơng hẳn là như vậy, bởi lẽ văn học có khi “chống” lại
cả chế độ mang màu văn hóa đó.Ví thời kì cuối văn hóa phong kiến ở Việt
Nam,nó khơng đơn thuần là sự sụp đổ của các vương triều mà đó là sự tha
hóa về văn hóa.Văn học đứng ra như đấng cứu dỗi tâm hồn cho con người,xoa
dịu những nỗi đau và đả phá chế độ tàn tro của phong kiến.
Với cách nhìn nhận trên, người làm khóa luận này đưa ra nhận định,
khi ta tiếp cận văn hóa thơng qua văn học bằng nhận thức và đánh giá văn hóa
tinh thần được kết tinh trong văn học qua các hình tượng nghệ thuật, tư duy
nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật…Các biểu trưng văn
hóa (văn hóa truyền thống, văn hóa đương đại và văn hóa ngoại sinh), sẽ làm


hình tượng cho văn học, để từ đó văn học xây lên biểu tượng văn hóa (bản sắc
văn hóa dân tộc).
1.1.2. Đơi nét về văn hóa làng q
Có ý kiến cho rằng: “Với Việt Nam, khoe văn minh ấy là văn minh lúa
nước, khoe văn hóa ấy là văn hóa làng quê”. Biết bao đời gắn bó với đồng

ruộng bao la, với những con người hồn hậu chất phát đã đi vào nhạc vào thơ
cất lên những âm thanh trong trẻo, văn hóa làng q chính là nhân tố tiêu biểu
đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Đó là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển tâm
hồn thuần hậu Việt Nam.
Văn hóa làng với nét biểu hiện đầy tính nhân văn sâu sắc và các giá trị
văn hóa được thể hiện trong một nhóm người cùng chung một khơng gian
cộng cư được gọi là làng. Làng là một không gian cộng cư tự nguyện của
người Việt đã được hình thành từ rất lâu đời dựa trên những điều kiện khác
nhau, vì thế mỗi làng mỗi vẻ, rất đa dạng. Giới nghiên cứu đều thống nhất cho
rằng, lịch sử Việt Nam có ba đơn vị được coi là hằng số cơ bản tồn tại trong
suốt thời kỳ lịch sử cho đến tận ngày nay, đó là nhà – làng – nước. Chính ba
đơn vị hằng số này chi phối tồn bộ đời sống vật chất tinh thần người Việt,
làm nên diện mạo và bản sắc văn hóa Việt Nam. Xét văn hóa làng ở khía cạnh
nào cũng vậy, cũng phải đặt nó trong mối quan hệ giữa nhà (gia đình), và
nước (tổ quốc).Theo giáo sư Hà Minh Đức viết “Cộng đồng làng xóm tồn tại
từ ngàn đời đã sản sinh ra nền văn hóa riêng của nó.Đó là những nền nếp,
phong tục tập quán, thế giới tâm linh qua tín ngưỡng tôn giáo và cách xử sự
trong quan hệ giữa người với người. Đó cũng là nếp thẩm mỹ đượm màu
dân tộc, giản dị,chân quê trong sinh hoạt hàng ngày, lòng hiếu học, giấc mơ
quan trạng, tình u đơi lứa thề bồi, cho đến những ngày hội xuân, đêm hát
chèo, buổi lễ chùa, lớp học thầy đồ …tất cả đều là những bộ phận nhỏ của
văn hóa làng quê” [11, 20]. Chính tầng văn hóa này như thâu giữ sâu kín
hồn quê mà các nhà thơ đã khai thác thành công nếp sống văn hóa lành
mạnh, giàu chất thẩm mỹ.


Từ những nhận định trên đưa cho ta cái nhìn khái quát về văn hóa làng
quê. Ở mỗi thời đại văn hóa làng ln biến đổi qua cách nhìn nhận ứng xử với
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nó được thể hiện ở mọi điều về:
cái đẹp, cái bi, cái hài, cái dị mọ… tất cả đều mang tiếng nói chung của thời

đại. Nhưng qua thời gian và sự biến đổi của không gian sống và sự hịa nhập,
giao lưu văn hóa, kinh tế xã hội, đã làm những điều kể trên bị bào mịn, phơi
hóa hay trương nở khuếch đại…diễn tiến đa chiều của văn hóa làng ở mỗi
thời kì lại vơ vàn điều khác nhau.Và những con người làng – chủ thể sáng tạo
– tận hưởng và quảng bá văn hóa làng được nhắc tới với tư cách như người
khơi nguồn văn hóa làng.
Bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam được xem xét qua mọi bình diện
ngơn ngữ, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, cách ăn mặc, ở đi lại… về ngơn
ngữ, có thể thấy được ở cách phát âm hay dùng từ ở mỗi làng quê lại có
những đặc điểm khá riêng biệt. Bởi lẽ, dọc theo dải hình chữ S, nước Việt
Nam cứ thế được lớn lên từ những làng quê (ven sông nước, ven núi đồi, ven
đô…), ở mỗi vùng miền điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lại có sự riêng biệt
nó như một thứ quy định vơ hình cho văn hóa của mỗi làng. Và để rồi những
tín ngưỡng, phong tục tập quán cứ thế mà nảy nở, phát triển: Hội Lim, Hội
Thánh Gióng, lễ hội Chùa Hương, hội Đền Trần, hội đền Bà Chúa kho, lễ
hội Lồng Tồng - xuống đồng (dân tộc Tày), lễ hội Cầu mưa (dân tộc
Chăm)… tính đến nay theo thống kê gần đây nhất, của Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch thì có bảy nghìn lễ hội lớn nhỏ được tổ chức theo chu kì hàng
năm. Qua thơng số trên, ta thấy dân tộc Việt Nam vốn nặng lòng ơn nhớ tiền
nhân, đã xây đắp nên những ngơi đền, đình, miếu để tơn thờ. Mỗi dịng họ
cũng lập ra nhà thờ để cúng giỗ. Sự thể hiện tình cảm bằng vật chất đó ta
thường gặp hầu hết khắp làng quê đất Việt. Sự sống và lẽ đời có văn hóa,
văn hóa có tơn vinh thờ phụng. Biết tơn vinh và thờ phụng tự ta đã hướng
tâm theo đúng quy luật của dịng chảy văn hóa làng q, mà tổ tiên ơng cha
chúng ta đã tạo dựng để làm điểm tựa vững chắc cho con cháu có những
bước đi xa hơn và ngày càng tốt đẹp hơn. Đúng như một nhận xét: “thờ cúng


tổ tiên là tạo điều kiện duy trì những khơng gian linh thiêng, những mơi
trường văn hóa truyền thống” [13,195-196].

Sự đa dạng về các dòng họ trong làng, là nguyên nhân tô điểm thêm
vào bức tranh đồng quê với màu sắc phong phú. Bởi lẽ những cuộc di dân lập
làng, lập ấp bởi chiến tranh, lưu đầy hay đơn giản chỉ là mưu sinh, những dân
ngụ cư trở thành dân chính cư, đã ăn vào nếp nghĩ của người quê. Khi di dân
họ mang theo họ, theo tên và mang theo cả bản sắc nơi quê mình, để rồi
những cuộc giao lưu văn hóa được diễn ra, sự giống khác nhau, được hịa
chung và họ trở thành thân thích của nhau tự bao giờ. Bởi lẽ, con người Việt
Nam luôn trọng đạo lí “Bầu ơi! Thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn”, họ trọng điều ăn tiếng nói, trọng điều ân nghĩa thủy
chung. Đó chính là nét nhân văn trong tâm hồn con người Việt Nam – một nét
đẹp của văn hóa Việt Nam.
Khi nhắc tới làng quê Việt, người ta không thể không nhắc tới cây đa –
bến nước – sân đình, được coi là biểu tượng hiện hữu tiêu biểu của làng quê
Việt Nam. Rồi đến những buổi chiều, chăn trâu cắt lúa lại nhìn về phía xa khói
lam chiều thấp thống cánh cò bay, với tiếng sáo diều vi vu trên triền non cao,
đại ngàn mây phủ. Màu xanh của cánh đồng như xanh thẫm lại trong mắt lòng
người tha hương, rồi chiếc cổng làng vẫn trụ vững dù cho sóng gió của thờ
gian, hay ta nghe đâu đây tiếng ru à ơi!, kẽo kẹt trở về với tuổi thơ. Hay những
chị gái quần vén ngang gánh nước giếng vào mỗi buổi sớm mai, mà làm nặng
người thi sĩ. Bức tranh quê cứ như ẩn ẩn hiện hiện trong con mắt của người thi
sĩ, để rồi những điều bình dị nhất của làng quê, cứ thẫm đậm những trang thơ
bất tận, trở thành biểu tượng của văn hóa làng quê Việt Nam.
Văn hóa làng q, như đang cuộn mình theo dịng chảy của thời gian,
nó là nơi người ta tìm về khi lạc lối, bởi trốn bình n đó, như “tắm gội” tâm
hồn khỏi những bộn bề lo toan của cuộc sống hiện tại. Tự nghìn năm văn hóa
làng bồi đắp vào nền văn hóa dân tộc lớp trầm tích văn hóa càng dày lên,
phong phú hơn qua lớp bụi của thời gian.


1.2. SỰ BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ CA DÂN TỘC


Văn hóa làng quê là nguồn cảm hứng vô tận cho nền thơ ca Việt Nam
tự bao đời đến nay, vừa gần gũi dung dị và rất đỗi thân quen.
1.2.1. Trong thơ ca dân gian
Thơ ca dân gian được ví như điệu tâm hồn của người dân đất Việt, là sự
biểu hiện tồn vẹn, sâu sắc khơng gian địa – văn hóa làng quê Việt Nam. Thơ
ca dân gian mang đến cho ta cảm nhận về cái đẹp trong cuộc sống trong thiên
nhiên và trong quan hệ ứng xử.
Nhất là trong ca dao, dân ca văn hóa làng quê được thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Ca dao được tồn tại dưới những dạng khúc ngâm,văn
vần, là khn thước cho lối thơ trữ tình. Ca dao khác với tục ngữ: ca dao thiên
về khía cạnh tình cảm, tục ngữ thiên về lý trí,kinh nghiệm. Đời sống tình cảm
nhân dân ta biểu hiện rất dồi dào, thắm thiết và sâu sắc trong ca dao.
Trong chúng ta, ai ai cũng lớn lên từ những chiếc nơi gia đình, được
đùm bọc yêu thương trong vòng tay cha mẹ và anh chị em ruột thịt. Cứ theo
thời gian mỗi con người lớn lên phương trưởng đến những chân trời mới,
nhưng gia đình chỉ có một cho dù nó có đơn sơ như thế nào đi chăng nữa, nó
cũng là nơi kí ức về tuổi thơ, nơi tình u thương bao la rộng lớn và bàn tay
ấy, tình u ấy ln sưởi ấm tâm hồn ta khi lạnh giá, vui chung những niềm
vui nhỏ bé, luôn nâng giấc ta về miền kí ức cịn mãi với thời gian.
Có lẽ thế, nên tình cảm gia đình như một mạch nguồn chảy xuyên suốt,
mạnh mẽ trong ca dao, dân ca. Tất cả những lời ca ấy khi bé ta đều được nghe
qua lời ru của bà của mẹ, để rồi khôn lớn lên, tìm hiểu nó ta càng thấm thía
biết bao, những câu ca:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Có lẽ bao giờ cũng vậy, trong tình cảm gia đình, khơi nguồn sâu sắc
nhất đó là tình cảm của người con đối với cha mẹ và ngược lại, rất tự nhiên



như hơi thở của cuộc sống vậy. Nơi ấy có cha mẹ là có tình u thương đằm
thắm, ngọt ngào.
Khơng những khuyên con người ta phải giữ đạo lí làm con, trọng chữ
hiếu, mà ca dao còn hướng con người ta tới cội nguồn, tổ tiên – một đạo lí
truyền thống tốt đẹp:
Con người có tổ có tơng
Như cây có núi như sơng có nguồn
Bên cạnh đạo lí người làm con biết ơn tổ tông, cha mẹ sinh thành
dưỡng dục, mà cịn là tình u thương anhem ruột thịt:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình cảm anh em ruột thịt được ca dao nhắc tới như một tình thương
yêu thiêng liêng “máu mủ ruột già”, hay “em ngã chị nâng”, nó đều hàm xúc
được lòng yêu thương, quý mến của anh chị em trong nhà.
Tình cảm vợ chồng có lẽ là nội dung được nhắc nhiều trong ca dao. Nó
là nét đẹp trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người:
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Tình yêu thủy chung son sắc của người phụ nữ Việt Nam, như làm nền
cho câu ca có vần điệu, quấn quýt sự yêu thương đó là một trong những phẩm
hạnh của người phụ nữ Việt.
Trong ca dao, chủ đề về tình bạn được nhắc tới với tần suất lớn, ví như
tình bạn giữa “Lưu Bình – Dương Lễ” là một tình bạn keo sơn gắn bó, gắn
với chữ đức và chữ tài. Những tình bạn tốt đẹp, thân thuộc gắn bó với cơng
việc làm ăn, tơ điểm thêm vào đời sống tình cảm của người dân Việt một nét
đẹp tâm hồn:
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời



Đây là câu hát mừng trong những cuộc hát lễ hội được diễn tả như gặp
một điều cao quí thiêng liêng, một niềm vui lớn. Nó thường là câu hát ở
chặng mở đầu, làm quen trong các cuộc đối đáp xưa. Lời ca cho ta thấy cái
gốc là tình cảm chân thực, niềm khát khao có bạn, q trọng tình bạn đã làm
nên niềm vui sướng đến bất ngờ của nhân vật trữ tình. Mang hình thức trị
chuyện, lời trị truyện thể hiện tình cảm gắn bó làng trên xóm dưới, nương
tựa, giúp đỡ lần nhau trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng.
Không chỉ gắn với người nhà, anh em, làng xóm, người Việt Nam vốn
nhân ái, bao dung ngay cả với vật tầm thường nhất:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Người nông dân rất trọng sự thiết thực và ghét sự viển vông,xa thực tế.
Họ yêu thương quý trọng con trâu một cách đặc biệt, vì trong hàng ngàn năm
trước đây, con trâu là “đầu cơ nghiệp của họ”. Người nông dân trong bài ca
dao thực sự coi con trâu là người bạn “đồng nghiệp” của mình, cho nên đã nói
như vậy. Vơ hình chung tác giả coi con trâu là “nơng gia” như mình, và do đó
cái “nghiệp nơng gia” vừa là nghề nghiệp vừa là sự nghiệp của cả mình và
trâu. Người nơng dân dùng lí trí, vừa dùng tình cảm động viên, thuyết phục
con trâu để nó tham gia cơng việc làm ruộng với mình một cách vui vẻ, tự
nguyện (chứ không dùng roi vọt đánh đập, cưỡng bức nó). Chính vì thế bài ca
dao có nội dung giáo huấn sâu sắc nhưng không khô khan, nặng nề mà rất hồn
nhiên, ngộ nghĩnh và dồi dào chất thơ. Hai câu cuối cùng đã kết thúc bài ca
dao rất đẹp, thấu tình mà đạt lí, hết sức tự nhiên.
Cũng biểu hiện tình yêu quê, ở bài ca dao dưới dưới đây, lột tả được sự
tự hào về phong cảnh, con người làng quê mình của nhân vật trữ tình:
Làng ta phong cảnh hữu tình



×