Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐÀO HỮU LINH

TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM VĂN DƯỢC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài “Tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các doanh
nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Các số liệu thu thập, điều tra nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở
bất kỳ tài liệu nào khác.

Tác giả luận văn

Đào Hữu Linh



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 4
4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5
7. Những đóng góp của luận văn ....................................................................................... 5
8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ VIỆC ỨNG DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP......................................................... 7
1.1.

Tổng quan về kế toán quản trị................................................................................. 7

1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị ................................................................................. 7
1.1.2. Vai trị của kế tốn quản trị ..................................................................................... 8
1.2.

Một số nội dung cơ bản của kế toán quản trị ........................................................ 10
1.2.1.

Lập dự toán ngân sách ................................................................................ 10

1.2.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 10
1.2.1.2. Phân loại dự toán ..................................................................................... 10
1.2.1.3. Các bước lập dự tốn ............................................................................... 12

1.2.1.4. Các mơ hình dự tốn................................................................................ 13
1.2.2.

Kế tốn Chi phí và quản trị chi phí trong doanh nghiệp............................. 16

1.2.2.1. Chi phí sản xuất ....................................................................................... 16
1.2.2.2. Phân loại chi phí ...................................................................................... 16
1.2.2.3. Xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................................... 19
1.2.3.

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận .................... 22


1.2.3.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 23
1.2.3.2. Ứng dụng C-V-P để phân tích điểm hịa vốn .......................................... 24
1.2.3.3. Ứng dụng C-V-P cho việc ra quyết định ................................................. 25
Lựa chọn thơng tin thích hợp cho việc ra quyết định ................................. 25

1.2.4.

1.2.4.1. Thơng tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn ............................. 25
1.2.4.2. Thơng tin thích hợp cho việc ra quyết định dài hạn ................................ 26
1.3.

Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp ....................................................... 26
1.3.1.

Tổ chức chứng từ kế toán ........................................................................... 26

1.3.2.


Tổ chức tài khoản kế toán ........................................................................... 26

1.3.3.

Tổ chức sổ sách kế toán .............................................................................. 27

1.3.4.

Tổ chức báo cáo kế toán quản trị ................................................................ 27

1.3.4.1. Yêu cầu của báo cáo quản trị................................................................... 27
1.3.4.2. Nguyên tắc thiết lập báo cáo quản trị ...................................................... 28
Tổ chức bộ máy kế toán .............................................................................. 28

1.3.5.

1.3.5.1. Mơ hình kết hợp ...................................................................................... 28
1.3.5.2. Mơ hình tách biệt ..................................................................................... 28
1.3.5.3. Mơ hình hỗn hợp ..................................................................................... 29
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm xây dựng ảnh hưởng tới cơng tác Kế tốn
quản trị….………………………………………………………………………………………………………………….29
1.4.1.

Đặc điểm tổ chức sản xuất ............................................................................. 29

1.4.2.

Đặc điểm của sản phẩm xây dựng.................................................................. 30


1.4.2.1.

Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc ............................................... 30

1.4.2.2.

Sản phẩm xây dựng có giá trị lớn và thời gian thi công dài .................... 30

1.4.2.3.

Địa điểm thi công xây dựng thường xuyên thay đổi ............................... 31

1.4.2.4.

Quá trình thi cơng xây dựng thường diễn ra ngồi trời ........................... 31

1.4.2.5.

Việc sử dụng nguồn lực lãng phí, ơ nhiễm mơi trường........................... 31

1.4.3.

Đặc điểm của chi phí ngành xây dựng ........................................................... 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI TPHCM ................................................................. 34


2.1.


Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng .................................................................. 34

2.1.1.

Một số khái niệm ............................................................................................ 34

2.1.2.

Các loại hình cơng ty xây dựng...................................................................... 34

2.1.3.

Vai trò của ngành xây dựng đối với nền kinh tế ............................................ 37

2.2. Thực trạng cơng tác kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại
TPHCM ........................................................................................................................... 38
2.2.1. Khảo sát các doanh nghiệp xây dựng tại TPHCM................................................ 38
2.2.1.1.

Mục tiêu khảo sát ........................................................................................ 38

2.2.1.2.

Nội dung khảo sát ....................................................................................... 38

2.2.1.3.

Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 39


2.2.1.4.

Phạm vi khảo sát ......................................................................................... 39

2.2.1.5.

Phương pháp khảo sát ................................................................................. 39

2.2.1.6.

Kết quả khảo sát .......................................................................................... 41

2.2.2. Nhận xét chung về thực trạng cơng tác kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp
xây dựng tại TPHCM ...................................................................................................... 50
2.2.3. Một số nguyên nhân dẫn tới thực trạng công tác kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp xây dựng tại TPHCM hiện nay ........................................................................... 50
2.4.3.1.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp ............................................................ 51

2.4.3.2.

Ngun nhân từ phía nhân viên kế tốn ..................................................... 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI TPHCM................................................................................. 53
3.1. Phương hướng của việc tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp
xây dựng tại TPHCM ...................................................................................................... 53
3.2.


Giải pháp tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp xây dựng tại TPHCM
…………………………………………………………………………………………………………………………54

3.2.1.

Giải pháp tổ chức chứng từ kế toán ............................................................... 54

3.2.2.

Giải pháp tổ chức tài khoản kế toán ............................................................... 60

3.2.3.

Giải pháp tổ chức sổ sách kế toán .................................................................. 62

3.2.4.

Giải pháp tổ chức báo cáo kế toán ................................................................. 63

3.2.5.

Giải pháp tổ chức bộ máy kế toán .................................................................. 71


3.3.

Kiến nghị ............................................................................................................... 72

3.3.1.


Về phía doanh nghiệp..................................................................................... 72

3.3.2.

Về phía nhân viên kế toán .............................................................................. 72

3.4.

Đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 74
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAA
ABC
BCKQHĐKD
BCTC
CĐKT
CP
C-V-P
DN
DNTN
ĐT
ĐVT
EVA

GDP
HĐKD
IFAC
KQHĐKD
KTQT
LNKH
NVL
PL
QT
SLSP
SX
TNHH
TPHCM
TSCĐ
VNĐ
XNK

American Accounting Association
Activity based costing
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo tài chính
Cân đối kế toán
Cổ phần
Cost - Volume - Profit
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Đối tượng
Đơn vị tính
Economic Value Added
Gross Domestic Product

Hoạt động kinh doanh
International Federation of Accountant
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kế toán quản trị
Lợi nhuận kế hoạch
Nguyên vật liệu
Phân loại
Quản trị
Số lượng sản phẩm
Sản xuất
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
Tài sản cố định
Việt Nam Đồng
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
I.

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Quy trình lập dự tốn ngân sách……………………………………….……12
Sơ đồ 1.2: Mơ hình ấn định thông tin từ trên xuống…………………………..…….…14
Sơ đồ 1.3: Mô hình thơng tin phản hồi…………………………………………...…….15
Sơ đồ 1.4: Mơ hình thơng tin từ dưới lên……………………………………….…..….16
II.

Bảng Biểu


Bảng 2.1: Loại hình hoạt động………………………………………………….……...41
Bảng 2.2: Thời gian hoạt động……………………………………………….…..…….42
Bảng 2.3: Quy mô lao động………………………………………………..….……….43
Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn…………………………………………………….……….43
Bảng 2.5: Chế độ kế toán áp dụng…………………………………..………..….…….44
Bảng 2.6: Bộ máy tổ chức kế tốn…………………………………...…………….….44
Bảng 2.7: Hình thức kế toán……………………………………………………..…….44
Bảng 2.8: Phương thức lao động kế toán……………………………….……….…….44
Bảng 2.9: Tầm quan trọng của kế toán quản trị………………………………….…….45
Bảng 2.10: Mục tiêu của KTQT………………………………………………….….….45
Bảng 2.11: Nội dung kế toán quản trị đang áp dụng ………………….………………..46
Bảng 2.12: Loại dự toán được lập ở các doanh nghiệp………………...………………..46
Bảng 2.13: Phân loại chi phí theo cách ứng xử…………………………………..……..47
Bảng 2.14: Báo cáo được lập…………………………………………………………....47
Bảng 2.15: Báo cáo lợi nhuận theo C-V-P……………………………….……………..48
Bảng 2.16: BCKQHĐKD từng dự án…………………………………………………..48
Bảng 2.17: Tổ chức bộ máy KTQT……………………………………………………..49
Bảng 2.18: Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo KTQT…….………………..49
Bảng 2.19: Nhân sự kế toán quản trị………………………………………………..…..49
Bảng 2.20: Phần mềm kế toán quản trị……………………………………………..…..50
Bảng 3.1: Đề nghị mua hàng……………………………………………………….….55


Bảng 3.2: Đề nghị xuất vật tư…………………………………………………...…….56
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp theo dõi nhân công trực tiếp……………………………….57
Bảng 3.4: Bảng chi tiết theo dõi nhân công trực tiếp………………………...……….57
Bảng 3.5: Bảng chi tiết theo dõi máy thi công………………………………….…….59
Bảng 3.6: Báo cáo dự tốn doanh thu……………………………………………..…..63
Bảng 3.7: Bảng dự tốn chi phí vật liệu ………………………………………..…….64
Bảng 3.8: Bảng dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp………………………………….65

Bảng 3.9: Bảng dự tốn chi phí máy thi cơng………………………………..……….65
Bảng 3.10: Bảng dự tốn chi phí chung………………………………………………..66
Bảng 3.11: Bảng dự tốn chi phí bán hàng…………………………………………….66
Bảng 3.12: Bảng dự tốn chi phí quản lý DN………………………………………….66
Bảng 3.13: Bảng dự tốn lợi nhuận……………….…………………………………....67
Bảng 3.14: Bảng dự toán thu – chi tiền……………………………………….…….….68



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh

nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tồn tại
và phát triển, các doanh nghiệp phải có những thơng tin quan trọng để điều hành và ra
quyết định trong kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp
xây dựng nói riêng mới chỉ tập trung vào việc thiết lập thơng tin kế tốn tài chính phục vụ
cho việc lập báo cáo tài chính mà chưa quan tâm nhiều đến vai trị của kế tốn quản trị
trong doanh nghiệp. KTQT cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, nên
khơng có một khn mẫu chung để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.
Mặt khác, xuất phát từ vai trò quan trọng của ngành xây dựng trong nền kinh tế.
Hiện nay, giá trị sản xuất ngành xây dựng chiếm khoảng 6% GDP (theo số liệu năm 2013
là 5.94%). Xu thế của ngành xây dựng nhằm phát triển bền vững là liên kết và từng bước
nâng cấp các doanh nghiệp tạo năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực sản xuất. Ngành
xây dựng là ngành cơng nghiệp nặng cần một lượng lao động lớn, góp phần tạo công ăn
việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, cần được ưu tiên phát triển theo hướng hiện đại

hóa, tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.
Hơn nữa, phát triển trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, các doanh nghiệp xây
dựng cần hoàn thiện, tổ chức tốt cơng tác kế tốn quản trị nhằm cung cấp những thông tin
kịp thời cho nhà quản lý doanh nghiệp. Các thơng tin cung cấp đó phải đảm bảo các yêu
cầu phù hợp, tin cậy và kịp thời. Đây là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp chiến
thắng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trong bất cứ môi trường cạnh tranh nào, thì
việc tổ chức tốt cơng tác kế toán quản trị sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý các
nguồn lực và ra quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Với những lý do đó tơi đã chọn đề tài “ Tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong
các doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, với mong muốn sẽ làm rõ
những lý luận cơ bản về kế toán quản trị và hỗ trợ về mặt thực tiễn cho nhà quản trị trong
các công ty xây dựng tại TPHCM.


2

2.

Tổng quan nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Tác giả Martin N. Kellogg (năm 1962) với cơng trình nghiên cứu “Fundamentals

of responsibility accounting” được đăng trên tạp chí “National Association of
accountants” nghiên cứu này đã làm rõ được mối quan hệ của kế toán trách nhiệm đối với
các yếu tố khác như: cơ cấu tổ chức, kế toán chi phí, ngân sách… Để thiết lập kế tốn
trách nhiệm cần phải tổ chức thành các trung tâm, bộ phận. Tác giả của nghiên cứu này
cũng đề cập đến hệ thống kế tốn chi phí được sử dụng phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Đồng thời, chỉ ra phải tìm hiểu rõ nguồn gốc chi phí và phân loại chi phí để có thể kiểm
sốt được.
Ở Nhật Bản, kế tốn quản trị cũng được quan tâm và nghiên cứu nhiều. Chẳng hạn

như tác giả Monden, Y. và Hamada, K., 1991 trong nghiên cứu “Target costing and
kaizen costing in Japanese Automobile companies” nghiên cứu này đã cho thấy áp dụng
kế toán quản trị chi phí hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất ơ tơ ở Nhật Bản.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Nguyễn Việt (năm 1995) trong luận án của mình với đề tài “Vấn đề hồn
thiện hệ thống kế toán Việt Nam” nghiên cứu này đã nêu lên những nội dung kế toán quản
trị cơ bản và đưa ra những đề xuất khởi đầu trong bối cảnh kế toán quản trị bắt đầu áp
dụng ở Việt Nam.
Tác giả Phạm Văn Dược (năm 1997) đã nghiên cứu đề tài “Phương hướng xây
dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam”.
Nghiên cứu này nêu những điểm khái quát nhất về kế toán quản trị, đồng thời chỉ ra
những điểm khác nhau giữa kế tốn quản trị và kế tốn tài chính. Qua đó nghiên cứu đưa
ra các giải pháp để xây dựng các nội dung kế toán quản trị như: kế tốn quản trị chi phí,
xây dựng dự tốn ngân sách, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CV-P) và phương hướng vận dụng các nội dung đó vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Tác giả Phạm Ngọc Toàn (năm 2010) Với đề tài “Xây dựng nội dung và tổ chức kế
toán quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ”.


3

Tuy nhiên, ba cơng trình nghiên cứu trên nghiên cứu kế toán quản trị chung cho tất
cả các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác với từng lĩnh vực, từng ngành nghề khác nhau
thì cách thức vận dụng kế tốn quản trị cũng khác nhau.
Cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu đi sâu hơn về những ngành, lĩnh vực như:
Tác giả Phạm Thị Thủy (năm 2007) đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mơ hình kế
tốn quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược Việt Nam”
Tác giả Hồ Thị Huệ (năm 2011) trong luận văn thạc sỹ của mình với đề tài “xây
dựng kế tốn quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tác giả Hồ Mỹ Hạnh (năm 2013) với đề tài “tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam”.

Bên cạnh những nghiên cứu kế toán quản trị về ngành dược, ngành may thì ngành
xây dựng cũng được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Điển hình có những nghiên
cứu sau:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Tuấn Ngọc (năm 2004) với đề tài “Hồn thiện
cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây
dựng cầu đường”.
Tác giả Nguyễn Hữu Phú (năm 2013) nghiên cứu đề tài “Tổ chức kế toán trách
nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải”
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải (năm 2013) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao
thơng thuộc bộ giao thơng vận tải”.
Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến ngành xây dựng này đã đề cập đến
nhiều vấn đề như: công tác kế toán sản xuất và giá thành sản phẩm, tổ chức kế toán trách
nhiệm, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, nhưng chưa đề cập đến tổ chức công tác kế
tốn quản trị cho các doanh nghiệp xây dựng. Ngồi ra, cũng có rất nhiều nghiên cứu về
kế tốn quản trị tại một doanh nghiệp nhằm nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn để giúp
các doanh nghiệp có thể vận dụng kế toán quản trị một cách dễ dàng và hiệu quả như các
nghiên cứu:


4

Tác giả Nguyễn Bích Liên (Năm 2007) với đề tài “Hồn thiện cơng tác kế tốn
quản trị tại Cơng ty Phân bón Miền Nam”.
Tác giả Lê Thị Mỹ Linh (Năm 2013) trong luận văn thạc sỹ đề tài “Hồn thiện
cơng tác kế tốn quản trị tại cơng ty cổ phần XNK thủy sản Cà Ná”.
Như vậy, kế toán quản trị là một công cụ quản lý rất hiệu quả, đã được nhiều tác
giả nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Qua tìm hiểu các nghiên cứu ở nước ngồi và
trong nước, luận văn có kế thừa một số lý luận về KTQT. Để áp dụng KTQT đi sâu vào
một ngành cụ thể thì cần nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như đặc

điểm sản phẩm của ngành nghề đó. Chính vì vậy, tác giả nhận thấy sự cần thiết để tổ chức
kế toán quản trị cho các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TPHCM.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn sẽ hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị. Từ đó xác lập

quan điểm và mục tiêu xây dựng nội dung và tổ chức cơng tác kế tốn quản trị cho các
doanh nghiệp xây dựng tại TPHCM.
Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp xây
dựng tại TPHCM.
Đề xuất nội dung và tổ chức cơng tác kế tốn quản trị cho các doanh nghiệp xây
dựng trên địa bàn TPHCM.
4.

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, luận văn cần phân tích các vấn đề liên quan đến kế tốn

quản trị tại các cơng ty xây dựng để trả lời các câu hỏi như:
-

Nhân tố nào ảnh hưởng tới cơng tác kế tốn quản trị tại các doanh nghiệp xây dựng

trên địa bàn TPHCM?
-

Nhu cầu sử dụng thơng tin kế tốn quản trị của các nhà quản lý và mức độ thỏa

mãn của họ đối với thơng tin mà kế tốn chi phí cung cấp hiện nay như thế nào?
nào?


Việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp xây dựng hiện nay như thế


5

-

Từ kết quả đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

xây dựng, đề xuất giải pháp tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp xây
dựng tại TPHCM?
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về hệ thống kế toán quản trị trong

các doanh nghiệp xây dựng tại TPHCM.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp xây dựng
tại TPHCM.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014
6.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong phương pháp này, tác

giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
Ngồi ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp như: phân tính, đánh giá,thống kê mơ tả,
thu thập thơng tin, phỏng vấn…Đồng thời, đưa ra các giải pháp để tổ chức cơng tác kế
tốn quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại TPHCM.

Trình tự nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp xây dựng để xác
lập quan điển nhằm đề xuất giải pháp tổ chức KTQT cho các doanh nghiệp xây dựng.
Thu thập tài liệu thứ cấp về thực trạng KTQT trong các doanh nghiệp xây dựng tại
TPHCM thông qua phỏng vấn, khảo sát; Khảo sát thu thập tài liệu sơ cấp về thực trạng tổ
chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp xây dựng và đánh giá thực trạng về tổ chức
công tác KTQT trong các doanh nghiệp xây dựng tại TPHCM.
Đề xuất giải pháp để tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp xây dựng tại TPHCM.
7.

Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận
Dựa trên cở sở lý thuyết về kế toán quản trị, luận văn đã nghiên cứu và hệ thống

hóa các vấn đề liên quan đến kế toán quản trị, cụ thể là: tập trung xây dựng hệ thống kế
tốn chi phí, hệ thống dự tốn, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận,


6

thiết kế thơng tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn. Đồng
thời tác giả cũng nêu lên sự cần thiết phải tổ chức cơng tác kế tốn quản trị tại các doanh
nghiệp.
Về mặt thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng cơng tác kế tốn quản trị trong các công ty xây dựng tại
TPHCM, và sự cần thiết của kế toán quản trị trong các quyết định kinh doanh. Từ đó, đề
xuất giải pháp nhằm tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng
tại TPHCM.
Đưa các chính sách của nhà nước ban hành đến gần với thực tế hơn và giúp các
doanh nghiệp xây dựng tăng khả năng cạnh tranh trên cơ sở tuân thủ các quy định của

pháp luật.
8.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời cam đoan, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán quản trị và việc ứng dụng kế toán quản trị tại
các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng
tại TPHCM.
Chương 3: Tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại
TPHCM.


7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ VIỆC ỨNG
DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan về kế toán quản trị

1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị
Nếu xét kế toán như một quá trình sản xuất thì nguyên liệu đầu vào là những
chứng từ ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong q trình sản xuất sự kết hợp
giữa kế tốn viên với trình độ chun mơn và các phương tiện trang thiết bị khác sẽ cung
cấp cho người sử dụng một sản phẩm đó là báo cáo. Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng của
báo cáo mà kế toán được chia làm hai loại chủ yếu là kế toán tài chính và kế tốn quản trị.
Kế tốn tài chính sẽ cung cấp những thông tin về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt

động kinh doanh của một doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định. Kế tốn tài
chính phục vụ cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: cơ quan thuế, ngân hàng, nhà
đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp… Do đó kế tốn tài chính phải tn theo các quy định
chuẩn mực và nguyên tắc kế toán. Khi so sánh số liệu kế tốn tài chính qua các kỳ chúng
ta có thể thấy được sự biến động tài sản, nguồn vốn hay sự phát triển của doanh nghiệp
đồng thời đánh giá được hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu
dự báo và ra quyết định thì kế tốn tài chính chưa đáp ứng được. Thơng tin kế tốn tài
chính chỉ phản ánh được các hoạt động đã xảy ra. Như vậy nhà quản trị không thể chỉ dựa
vào thông tin mà kế tốn tài chính cung cấp để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Để
đáp ứng được u cầu đó thì kế toán quản trị đã ra đời.
Khác với kế toán tài chính, kế tốn quản trị khơng cung cấp thơng tin cho các đối
tượng bên ngồi, mà cung cấp thơng tin cho nhà quản trị doanh nghiệp để giúp họ quản lý
và điều hành. Do đó thơng tin của kế tốn quản trị khơng theo các chuẩn mực, quy định
mà phụ thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý. Thông tin của kế toán quản trị phải được báo
cáo hàng ngày, hàng tuần, tháng, quý, năm chứ không phải như kế tốn tài chính (theo
q hoặc năm). Đồng thời thơng tin cung cấp phải có tính linh hoạt, phải được tổng hợp
phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau và có thể dự báo cho tương lai.
Tuy nhiên giữa kế tốn tài chính và kế tốn quản trị có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Chúng đều sử dụng các chứng từ ban đầu làm cơ sở để tính tốn các chỉ tiêu kinh


8

tế-tài chính. Kế tốn tài chính và kế tốn quản trị đều quan tâm tới trách nhiệm của nhà
quản lý.
Theo luật kế toán : “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp
thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế,tài chính trong nội
bộ đơn vị kế tốn”.
Theo liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC) năm 1989: “ Kế tốn quản trị là q trình
xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải thích, và truyền đạt thơng tin (cả tài

chính và hoạt động) được sử dụng bởi nhà quản lý để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát
trong một tổ chức, đảm bảo nhà quản lý sử dụng và có trách nhiệm giải thích đối với các
nguồn lực của tổ chức”.
Tóm lại có thể hiểu, kế tốn quản trị là q trình xây dựng báo cáo và diễn giải các
thơng tin kế tốn cho những người ra quyết định bên trong tổ chức, giúp họ đưa ra các
quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả.
1.1.2. Vai trị của kế tốn quản trị
Kế tốn quản trị có vai trị quan trọng trong quản lý, điều hành doanh nghiệp thể
hiện qua các điểm cơ bản sau:
Là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nhà quản trị ra các quyết định kinh
tế như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định.
Lập kế hoạch: là lập một bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai,
hoặc tổng thể các chỉ tiêu kinh tế được xây dựng và đưa ra các biện pháp để đạt được các
mục tiêu kỳ vọng. Để xây dựng kế hoạch nhà quản trị thường phải dự đoán kết quả của
các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học có sẵn. Trong q trình xây
dựng, nhà quản trị thường phải liên kết các chỉ tiêu kinh tế với nhau để thấy rõ sự tác
động về nguyên nhân và kết quả trong tương lai.
Tổ chức thực hiện: đây là chức năng cơ bản của các nhà quản trị. Chức năng này
nhằm truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch cho các phòng ban trong doanh nghiệp. Đồng thời
tổ chức thực hiện tại các phòng ban theo kế hoạch đề ra. Chức năng này địi hỏi phải có sự
liên kết chặt chẽ từ các phòng ban với nhau, sử dụng nguồn lao động hợp lý nhằm khai
thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất. Chức năng này yêu cầu các nhà quản trị phải


9

sử dụng tổng hợp các thông tin của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, các thông tin bên
trong và bên ngồi, thơng tin định lượng và thơng tin định tính. Để từ đó phán đốn và
thực hiện tốt các q trình kinh doanh theo kế hoạch, dự tốn đã xây dựng.
Tổ chức thực hiện còn là sự kết hợp hài hồ giữa các yếu tố trong q trình sản

xuất và vai trò của các nhà quản trị để thực hiện các khâu công việc theo như kế hoạch đã
đề ra, nhằm đạt được mục tiêu của quá trình kinh doanh. Đây là giai đoạn quyết định nhất,
bởi vì các quyết định kinh doanh phải linh hoạt và phù hợp với các yếu tố sản xuất để đạt
được mục tiêu tối ưu.
Kiểm tra: là một chức năng rất quan trọng. Bằng cách lập các báo cáo phân tích,
so sánh chênh lệch để phát hiện ra những chênh lệch. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
đảm bảo việc thực hiện không đi chệch khỏi mục tiêu của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các chỉ tiêu của việc thực hiện kết hợp với các kế hoạch đề ra để tiến
hành kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện của doanh nghiệp. Thơng qua đó phân tích
và thu nhận các thơng tin phục vụ cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Thực chất của quá
trình kiểm tra và đánh giá thường là so sánh sự khác nhau giữa thực hiện với kế hoạch đã
xây dựng. Từ đó xác định các nguyên nhân ảnh hưởng để có thể điều chỉnh q trình thực
hiện của từng người, từng phòng ban nhằm cho các tổ chức hoạt động đạt được các mục
tiêu tối ưu. Thông thường việc kiểm tra, đánh giá của kế toán quản trị thơng qua hệ thống
kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp. Hệ thống kiểm sốt nội bộ được thực hiện thơng qua
việc phân công, phân cấp dựa trên cơ chế quản lý tài chính và trách nhiệm của từng cá
nhân, bộ phận trong một tổ chức hoạt động cụ thể.
Ra quyết định: của nhà quản trị luôn luôn thực hiện đan xen với các chức năng
khác. Sau khi nhận được thông tin cung cấp, nhà quản trị sẽ tiến hành ra các quyết định
theo thời điểm và mục đích cụ thể.
Đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin kế tốn quản trị. Dựa vào nguồn thơng
tin thu nhập, thơng qua phân tích, chọn lọc để đưa ra quyết định đối với từng hoạt động
của quá trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí...
Ra quyết định là cơng việc thường xun của các nhà quản trị ảnh hưởng đến kết
quả cuối cùng của doanh nghiệp. Việc ra quyết định thường dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều


10

nguồn thơng tin khác nhau, nhưng trong đó thơng tin kế tốn quản trị thường giữ vai trị

quyết định và độ tin cậy cao.
1.2.

Một số nội dung cơ bản của kế toán quản trị

1.2.1. Lập dự toán ngân sách
1.2.1.1. Khái niệm
Dự toán ngân sách là một kế hoạch về mục tiêu kinh tế-tài chính của doanh nghiệp
cần đạt được trong một kỳ hoạt động, đồng thời vạch rõ cách thức huy động và sử dụng
nguồn lực để thực hiện được mục tiêu đó.
Dự tốn ngân sách bao gồm: dự tốn tiêu thụ, dự tốn sản xuất, dự tốn chi phí
ngun vật liệu trực tiếp, dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp, dự tốn chi phí sản xuất
chung, dự tốn chi phí bán hàng, dự tốn chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn
hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
dự toán bảng cân đối kế toán.
Dự toán ngân sách cũng là cơ sở để đánh giá việc thực hiện của các bộ phận cũng
như đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý.
1.2.1.2. Phân loại dự toán
Phân loại theo chức năng: dự toán hoạt động và dự tốn tài chính.
Dự tốn hoạt động là dự tốn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như: dự tốn tiêu thụ nhằm dự tốn tình hình tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, từ
đó dự tốn số sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong kỳ, dựa vào số lượng sản phẩm tiêu thụ dự
kiến để dự tốn sản xuất. Sau đó lập dự tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, dự tốn chi phí bán hàng, dự tốn chi phí
quản lý doanh nghiệp và dự tốn kết quả hoạt động kinh doanh.
Dự tốn tài chính là các dự toán liên quan đến tiền tệ như : dự tốn dịng tiền, dự
tốn vốn, dự tốn bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Phân loại theo phương pháp lập: dự toán cố định và dự toán linh hoạt.
Dự toán cố định: là dự toán được lập với mức độ hoạt động xác định trước và khơng
thay đổi trong suốt q trình thực hiện. Loại dự tốn này thích hợp với điều kiện doanh



11

nghiệp có hoạt động kinh tế ổn định, khơng thay đổi nhiều khi có sự tác động của mơi
trường kinh doanh.
Dự toán linh hoạt: là dự toán được lập với các mức độ hoạt động khác nhau trong
một kỳ nhất định. Các nhà quản lý thường sử dụng dự toán linh hoạt nhiều hơn dự tốn cố
định và nó được xem như là một công cụ hoạch định và kiểm soát của doanh nghiệp. Dự
toán này thường được lập ở 3 mức độ hoạt động cơ bản: mức độ hoạt động thấp nhất, mức
độ hoạt động trung bình, mức độ hoạt động cao nhất. Ưu điểm của loại dự toán này là
thích ứng được với mơi trường kinh doanh có nhiều biến động và điều kiện doanh nghiệp
hoạt động kinh tế khơng ổn định.
Phân loại theo thời gian: dự tốn ngắn hạn và dự toán dài hạn.
Dự toán ngắn hạn được lập trong thời gian thường là 1 năm và có thể chia nhỏ ra
từng q, tháng. Dự tốn ngắn hạn thường liên quan đến việc mua hàng, bán hàng, sản
xuất, doanh thu, chi phí, sản phẩm tiêu thụ, mức giá bán… dự toán ngắn hạn được lập
hàng năm trước khi kết thúc niên độ kế toán và được xem như một công cụ hoạch định
làm mục tiêu hành động của năm kế hoạch.
Dự toán dài hạn thường được lập với thời hạn trên 1 năm, thường bao gồm dự toán
cho các mục tiêu dài hạn như chiến lược kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, nhà xưởng,
đầu tư mua sắm tài sản cố định…Dự toán dài hạn là việc đầu tư các nguồn lực để thu
được lợi nhuận dự kiến trong tương lai. Đặc điểm của loại dự toán này là rủi ro cao, dự
toán dài hạn thường thực hiện dựa vào dự toán ngắn hạn.
Phân loại theo mức độ phân tích: dự tốn gốc và dự tốn cuốn chiếu.
Dự toán gốc: là dự toán được lập mà không quan tâm đến dữ liệu trong quá khứ, mà
chỉ quan tâm tới hiện tại và tương lai. Các dự tốn về doanh thu, chi phí sẽ được đánh giá
như là lần đầu tiên thực hiện, tuy nhiên khi lập dự tốn cần tránh tình trạng xa rời thực tế.
Ưu điểm của loại dự toán này là phát huy được tính chủ động và sáng tạo của nhà quản lý
các cấp, đồng thời sẽ tránh được những khuyết điểm của quá khứ.

Dự toán cuốn chiếu: là dự toán được lập trên cơ sở dữ liệu quá khứ và điều chỉnh
cho các dự toán kỳ tiếp theo. Dự toán này thường được lập cho một năm sau đó chia
thành những kế hoạch q và tháng. Ví dụ dự tốn lập cho 12 tháng, tháng 1 đã đi qua thì


12

chúng ta sử dụng dự toán của tháng 1 để lập dự toán cho tháng 2 … nếu trong tháng 1 có
sự chênh lệch giữa dự tốn và thực tế thì tiến hành điều chỉnh cho phù hợp rồi làm cơ sở
lập dự tốn tiếp. Loại dự tốn này có ưu điểm là được cập nhật và điều chỉnh liên tục để
sát với tình hình thực tế. Nhưng nó cũng có nhược điểm là lệ thuộc vào dự tốn cũ, khơng
phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhà quản lý.
1.2.1.3. Các bước lập dự toán
Theo Stephen Brookson (năm 2000), quy trình dự tốn được chia làm 3 giai đoạn:
chuẩn bị, soạn thảo và theo dõi. Và quy trình được khái quát theo sơ đồ sau:

Xác định rõ mục tiêu
chung của công ty

Thu thập thông tin, số
liệu, chuẩn bị dự thảo
ngân sách đầu tiên

Phân tích sự khác nhau
giữa kết quả thực tế và
dự tốn

Chuẩn hóa ngân sách

Kiểm tra các con số dự

tốn bằng cách chất
vấn và phân tích

Theo dõi các khác biệt
và phân tích các sai số,
kiểm tra những điều
khơng ngờ đến

Đánh giá hệ thống

Lập dự toán tiền mặt
để theo dõi dòng tiền
từ bảng CĐKT và Báo
cáo KQHĐKD

Dự báo lại và điều
chỉnh, xem xét sử dụng
những dạng ngân sách
khác, rút kinh nghiệm

Xem lại quy trình
hoạch định ngân sách
và chuẩn bị ngân sách
tổng thể

Sơ đồ 1.1: quy trình lập dự tốn ngân sách


13


Giai đoạn chuẩn bị: đây là giai đoạn đầu tiên của q trình lập dự tốn, trong giai
đoạn này doanh nghiệp cần xác định đúng mục tiêu cần đạt được. Căn cứ vào mục tiêu để
cụ thể hóa thành các chiến lược. Sau đó doanh nghiệp sẽ xây dựng dự toán chuẩn. Điều
này giúp nhà quản lý cấp cao dễ dàng phối hợp với các dự toán bộ phận để so sánh, kết
nối nội dung. Sau khi mọi thứ được chuẩn bị đầy đủ cho việc lập dự toán chúng ta tiến
hành xem xét lại toàn bộ để đảm bảo việc soạn thảo ngân sách được thuận lợi.
Giai đoạn soản thảo: sau giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn soạn thảo. Ở giai đoạn
này ban dự toán ngân sách phải tập hợp thơng tin bên trong và bên ngồi doanh nghiệp
như: môi trường kinh doanh, các nguồn lực của doanh nghiệp… Trên cơ sở đó tiến hành
lập các dự tốn ngun vật liệu, nhân cơng, sản xuất chung, dịng tiền, dự toán bảng cân
đối kế toán, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh…
Giai đoạn theo dõi: việc lập dự toán ngân sách diễn ra liên tục, nhiều kỳ. Do đó,
cần theo dõi và đánh giá thường xuyên để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho những lần
tiếp theo.
1.2.1.4. Các mơ hình dự tốn
Tác giả sẽ trình bày 3 mơ hình lập dự tốn ngân sách: mơ hình ấn định thơng tin từ
trên xuống, mơ hình thơng tin phản hồi, mơ hình thơng tin từ dưới lên.
Mơ hình 1: Mơ hình ấn định thơng tin từ trên xuống
Đầu tiên các chỉ tiêu sẽ được định ra ở ban quản lý cấp cao, sau đó chuyển xuống
cho ban quản lý cấp trung gian. Sau khi cấp trung gian xem xét sẽ chuyển xuống ban quản
lý cấp cơ sở làm mục tiêu, kế hoạch hành động tại từng phòng ban trong doanh nghiệp.
Lập dự tốn theo mơ hình này mang tính áp đặt từ trên xuống, nếu các chỉ tiêu áp
đặt quá cao sẽ gây bất bình cho cấp dưới và khả năng đạt mục tiêu thấp. Do vậy khi áp
dụng mô hình này địi hỏi nhà quản lý phải có cái nhìn bao quát, xem xét khả năng thực
hiện và năng lực của các bộ phận nhằm tăng tính khả thi khi thực hiện dự toán.


14

QT cấp cao


QT cấp trung

QT cấp trung

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

QT cấp cơ sở

Sơ đồ 1.2: mơ hình ấn định thơng tin từ trên xuống
Mơ hình 2: Mơ hình thơng tin phản hồi
Đầu tiên các chỉ tiêu được định ra bởi nhà quản lý cấp cao, sau đó chuyển xuống
cấp trung gian xem xét, cấp trung gian xem xét xong và chuyển xuống cấp quản lý cơ sở.
Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng của mình, nhà quản trị cấp cơ sở sẽ điều chỉnh
các chỉ tiêu cho phù hợp và bảo vệ dự tốn của mình với cấp quản lý trung gian. Nhà quản
lý cấp trung gian sẽ tổng hợp lại và xác định các chỉ tiêu cho bộ phận mình và tiến hành
bảo vệ dự toán trước nhà quản trị cấp cao.
Bộ phận quản lý cấp cao sẽ tổng hợp lại số liệu từ cấp trung gian và căn cứ vào
tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp để tổng hợp thành một dự toán làm kế
hoạch hành động cho tồn cơng ty.
Lập dự tốn theo mơ hình này sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí và nó đòi hỏi sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Ưu điểm của mơ hình này là phát huy được trí
tuệ, khả năng sáng tạo của nhà quản lý các cấp, đồng thời dự tốn được lập có độ tin cậy
và tính khả thi cao.



×