Ăn uống thoát “bẫy” đột quỵ
Hạn chế ăn món mặn và
bớt thói quen dùng nước
chấm trên bàn ăn sẽ giúp
giảm nguy cơ đột quỵ.
Nguy cơ đột quỵ ngày càng gia tăng trong cuộc
sống bận rộn ngày nay. Có thể làm giảm nguy cơ
đột quỵ bằng chế độ ăn uống hợp lý và tập cho
bản thân có những thói quen sống lành mạnh.
Bên cạnh những căn bệnh có thể làm tăng nguy cơ
đột quỵ như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong
máu cao, bệnh tim mạch… những yếu tố không thể
thay đổi được như tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình
cũng ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra thói quen ăn
uống, hút thuốc lá, nghiện rượu, ít vận động,
cholesterol máu cao, thừa cân, béo phì, béo bụng…
cũng có thể dẫn đến đột quỵ. Với nhóm nguyên nhân
này, có thể thay đổi được bằng chế độ dinh dưỡng và
tập luyện.
Ăn đa dạng, siêng vận động
Cân bằng thực phẩm ăn vào với hoạt động thể lực.
Duy trì cân nặng lý tưởng phù hợp với chiều cao bản
thân. Dùng chỉ số khối cơ thể (cân nặng (kg) chia cho
chiều cao (mét) bình phương) để đánh giá có bị thừa
cân hay không. Nếu chỉ số này từ 23 trở lên là đã
thừa cân, nếu từ 25 trở lên là béo phì, cần giảm cân
để trở về mức cân nặng lý tưởng (chỉ số khối cơ thể
trong khoảng 18,5 đến < 23). Thay đổi món thường
xuyên và ăn đa dạng thực phẩm.
- Chọn ngũ cốc thô: gạo không xát kỹ, khoai, bắp,
bánh mì đen…
- Chọn rau và trái cây: đa dạng các loại rau trái,
không ăn nhiều trái cây ngọt như nhãn, trái vải, nho
ngọt, xoài, mít, sầu riêng…
- Chọn thực phẩm ít béo, ít cholesterol: chọn thịt cá
nạc (ăn cá nhiều hơn thịt), không ăn da, lòng, phủ
tạng, óc. Chọn các món hấp, luộc, nấu canh, kho lạt
hơn là chiên xào, quay, ăn vừa phải trứng gia cầm (1
– 3 trứng/tuần, nếu có cholesterol máu cao thì ăn < 1
trứng/tuần).
- Chọn thực phẩm có lượng đường ngọt ít hoặc vừa
phải: không thêm đường vào thức uống, chọn thức
ăn hoặc uống không quá ngọt.
- Chọn thực phẩm có lượng muối và natri ít hoặc vừa
phải: hạn chế ăn mắm, khô cá, các món kho mặn,
muối dưa, thức ăn chế biến sẵn. Hạn chế thói quen
dùng nước chấm hoặc muối trên bàn ăn.
- Hạn chế thức uống có cồn: không uống thường
xuyên hoặc nếu đã quen uống thì giảm dưới một ly
rượu nhỏ mỗi ngày.
- Hoạt động thể lực thường xuyên: thanh niên có thể
vận động cường độ trung bình hoặc cao (nếu cường
độ tối đa là 10 thì có thể vận động ở mức 7 – 8) ít
nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất năm ngày trong
tuần. Người trung niên và cao tuổi có thể vận động ở
mức trung bình (mức 5 theo thang điểm 10) và phải
được theo dõi bởi thầy thuốc. Đối với những người bị
bệnh khớp thì có thể vận động ở tư thế nằm hoặc
ngồi hoặc vận động dưới nước (bơi lội).
- Năng động trong mọi hoạt động: chọn thang bộ thay
cho thang máy, đi bộ hoặc xe đạp đến cơ quan (nếu
có thể), tự điều khiển các kênh tivi chứ không dùng
điều khiển từ xa, có thể vận động trong lúc xem tivi…
Năm chữ “hãy” nên làm theo
Hãy thực tế: liệt kê những thói quen cần thay đổi và
mỗi tháng cố gắng đạt được vài thay đổi nhỏ, đánh
dấu lên đó để theo dõi sự tiến bộ.
Hãy mạo hiểm: thử nhiều loại thực phẩm khác nhau
để tiến dần đến ăn đa dạng.
Hãy linh động: cân bằng năng lượng ăn vào và hoạt
động thể lực trong nhiều ngày. Vận động nhiều thì ăn
nhiều, ít vận động thì giảm ăn lại.
Hãy điều độ: thưởng thức các loại thức ăn, nhưng