Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Luận văn thạc sĩ các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒNG TRẦN TRÂM ANH

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG
HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y
TẾ: NGHIÊN CỨU VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒNG TRẦN TRÂM ANH

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG
HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y
TẾ: NGHIÊN CỨU VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................................... ...... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................ ...... 1
2. Giá trị thực tiễn của đề tài ...................................................................................... ...... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. ...... 4
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... ...... 5
5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ ...... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... ...... 5
7. Điểm mới của luận văn .......................................................................................... ...... 6
8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. ...... 7
CHƯƠNG I ................................................................................................................... ...... 8
TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ .................... ...... 8
1.1. Giới thiệu .............................................................................................................. ...... 8
1.2. Quản trị công mới và hợp tác công – tư ................................................................ ...... 8
1.2.1. Sự thay đổi khu vực công và phương thức quản trị công mới ............................ ...... 8


1.2.2. Sự tương tác giữa khu vực công và khu vực tư .................................................. ...... . 9
1.2.3. Lịch sử hình thành mơ hình hợp tác cơng – tư ................................................... ...... . 11
1.3. Lý thuyết về hợp tác công – tư .............................................................................. ...... . 13
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................... ...... . 13
1.3.2. Đặc điểm tổng quát của hợp tác công – tư ......................................................... ...... . 15

1.3.3. Thiết lập cơ chế hợp tác công tư ...................................................................... ........ . 17
1.3.3.1. Về phía đối tác nhà nước ............................................................................. ........ . 18
1.3.3.2. Đối tác tư nhân ............................................................................................ ........ . 19
1.3.4. Lợi ích và rủi ro của hợp tác cơng – tư ............................................................ ........ . 20
1.3.4.1. Lợi ích khi thực hiện hợp tác công - tư ......................................................... ........ . 20
1.3.4.2. Những rủi ro tiềm tàng khi thực hiện hợp tác công tư ................................... ........ . 22
1.4. Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế .................................................................... ........ . 24
1.4.1. Khái niệm về y tế và xã hội hóa dịch vụ y tế ................................................... ........ . 24
1.4.2. Ý nghĩa của hợp tác công - tư trong y tế ........................................................... ........ . 26
1.5.Tóm tắt .................................................................................................................. ........ . 27
Chương 2:.................................................................................................................... ........ . 29
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ TRONG LĨNH
VỰC Y TẾ Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ .................................................................... ........ . 29
2.1. Giới thiệu ............................................................................................................. ........ . 29
2.2. Tình hình hoạt động lĩnh vực y tế vùng Đông Nam Bộ ...................................... ........ . 29
2.2.1. Tổ chức hệ thống y tế vùng Đông Nam Bộ ...................................................... ........ . 29
2.2.1.1. Hệ thống y tế công lập ................................................................................... ........ . 31


2.2.1.1.1. Đối với các cơ sở y tế đã hoàn thành tự chủ tài chính và các cơ sở y tế tự chủ tài
chính một phần ............................................................................................................ ........ . 31
2.2.1.1.2. Đối với các cơ sở y tế chưa tự chủ tài chính ............................................... ........ . 32
2.2.1.2. Hệ thống y tế ngồi cơng lập ........................................................................ ........ . 32
2.2.2. Thành tựu, tồn tại và thách thức đối với lĩnh vực y tế của vùng Đông Nam Bộ trong
bối cảnh hội nhập và phát triển ................................................................................... ........ . 33
2.2.2.1. Thành tựu cơ bản ........................................................................................... ........ . 33
2.2.2.2. Những tồn tại và thách thức ........................................................................... ........ . 35
2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng xã hội hóa và hợp tác cơng – tư trong lĩnh vực y tế . 39
2.3.1. Chủ trương xã hội hóa y tế và hợp tác cơng – tư .............................................. ........ . 39
2.3.2. Các chính sách khuyến khích............................................................................ ........ . 42

2.3.3. Nhận xét đánh giá từ mơ hình PPP trong lĩnh vực Y tế.................................... ........ . 43
2.4. Tóm tắt ................................................................................................................. ........ . 47
Chương 3:.................................................................................................................... ........ . 48
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG HỢP TÁC CÔNG – TƯ
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ ......................................................................................... ........ . 48
3.1. Giới thiệu ............................................................................................................. ........ . 48
3.2. Các yếu tố thành công cơ bản (CFSs) trong PPP ................................................ ........ . 48
3.3. Lựa chọn và phân tích các yếu tố thành cơng quan trọng cho các dự án PPP .... ........ . 57
3.3.1. Lựa chọn các yếu tố thành công quan trọng cho các dự án PPP ...................... ........ . 57
3.3.2. Phân tích các yếu tố thành cơng quan trọng cho các dự án PPP ...................... ........ . 60
3.3.2.1. Nhóm yếu tố 1 – Mua sắm và đấu thầu hiệu quả (Effective Procurement) ... ........ . 60
3.3.2.2. Nhóm yếu tố 2 – Khả năng thực hiện dự án (Project Implementability)....... ........ . 61


3.3.2.3. Nhóm yếu tố 3 – Bảo lãnh Chính Phủ (Government Guarantee) .................. ........ . 63
3.3.2.4. Nhóm yếu tố 4 – Điều kiện kinh tế thuận lợi (Favourable Economic Conditions) . 63
3.3.2.5. Nhóm yếu tố 5 - Thị trường tài chính ln sẵn có nguồn lực (Available Financial
Market) ........................................................................................................................ ........ . 64
3.4. Thu thập dữ liệu ................................................................................................... ........ . 64
3.4.1. Mẫu và cách thức chọn mẫu ............................................................................. ........ . 64
3.4.2. Đặc điểm mẫu ................................................................................................... ........ . 65
3.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... ........ . 69
3.5.1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) ................. ........ . 70
3.5.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo .......................................................................... ........ . 74
3.5.3.Điểm trung bình và xếp hạng về tầm quan trọng của các CSFs ........................ ........ . 75
3.5.4.Sự khác biệt giữa khu vực công và khu vực tư khi đánh giá về tầm quan trọng của các
CSFs ............................................................................................................................ ........ . 79
3.5.5.So sánh giữa các nước liên quan đến 5 CSFs hàng đầu cho PPP ...................... ........ . 80
3.6.Tóm tắt .................................................................................................................. ........ . 84
Chương 4 ..................................................................................................................... ........ . 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................... ........ . 85
4.1. Kết luận ................................................................................................................ ........ . 85
4.2. Khuyến nghị chính sách ....................................................................................... ........ . 87
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỪ PHẦN MỀM SPSS


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực.
Các số liệu, kết quả do trực tiếp tác giả thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu
khác tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2013
Người thực hiện luận văn

Hoàng Trần Trâm Anh


TỪ VIẾT TẮT
ADB

Asia Development Bank
Acquired immune deficiency

Ngân hàng phát triển Châu Á
Hội chứng suy giảm miễn

syndrome


dịch
Xây dựng - sở hữu - vận

AIDS

BOO

Build - Own – Operate
hành
Xây dựng - vận hành -

BOT

Build Operate Transfer

BT
BTC

Build – Transfer
Ministry of Finance

BTL

Build - Transfer - Leasing

chuyển giao
Xây dựng - chuyển giao
Bộ tài chính
Xây dựng - chuyển giao cho thuê
Xây dựng - chuyển giao -


BTO

Build - Transfer - Operate

BV
CBCNV
CFA
CFSs
CHA
CNTAC

vận hành
Bệnh viện
Cán bộ công nhân viên
Chuyên viên phân tích tài

Chief Financial Analysis
Critical Success Factors

chính
Các yếu tố thành công cơ bản
Hiệp hội y tế Trung Quốc

China National Textile and
Apparel Council
Design-Build- Fiunance –

Thiết kế - xậy dựng - Tài trợ


Operation
Design - Build – Operate

- vận hành
Thiết kế - xây dựng - vận

Foreign direct investment
Service Company to foreign

hành
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Cơng ty TNHH MTV Dịch

DBFO

DBO

FDI
FOSCO
GDP
GTVT

Commission
Gross Domestic Product

vụ Cơ quan nước ngồi
Tổng Sản phầm quốc nội
Giao thơng vận tải



HDI
HDP

HFIC

Human Development Index
HIFU Development Project
HoChiMinh City Finance and
Investment State-owned
Company
HoChiMinh City investment

Chỉ số phát triển con người
Dự án Phát triển HIFU
Công ty Đầu tư Tài chính
Nhà nước TP.HCM
Quỹ Đầu tư phát triển đô thị

HIFU
Fund for urban development
HIV

Human immunodeficiency virus

IMF
Medifund
Medisave
Medisheild
NĐ- CP
NGO

NQ- CP
PFI
PPP
P/X
Q/H
SGD

International Monetary Fund
Medical fund
Medical saving account
Medical shield account

Sở KH&ĐT

Non-Government Organisation

Public Private Partnership

Singapore dollar
Department of Planning and

TP.HCM
Virus suy giảm miễn dịch ở
người
Quỹ tiền tệ thế giới
Quỹ tiết kiệm
Tài khoản tiết kiệm
Tài khoản tiết kiệm
Nghị định - Chính Phủ
Tổ chức phi Chính phủ

Nghị quyết - Chính Phủ
Sáng kiến tài chính tư nhân
Hợp tác công - tư
Phường/ Xã
Quận/ Huyện
Đồng đô la Singapore
Sở Kế hoạch và Đầu tư

Investment
Cơng ty có chức năng đặc
SPV

Special Purpose Vehicle

TB
TCKT
TNHH (LLP)
TP.HCM
TTB

Tuberculosis
Accounting department
Limited Liability Partnertship
Ho Chi Minh City

The People committee of Ho Chi

Trung tâm y tế dự phòng
Trung Ương
Ùy ban nhân dân Thành phố


Minh City
The People committee

Hồ Chí Minh
Ùy ban nhân dân

TTYTDP
TW
UBND TP.HCM
UNBD

biệt
Bệnh lao
Phịng Tài chính Kế tốn
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang thiết bị


United Nations Development

Chương trình Phát triển Liên

Programme
United State dollars
Viet Nam Development Bank
Viet Nam Dong
World Bank
World Health Organisation

World Trade Organization

Hiệp Quốc
Đồng đô la Mỹ
Ngân hàng phát triển Việt Nam
Tiền Việt Nam
Ngân hàng thế giới
Tổ chức y tế thế giới
Tổ chức thương mại thế giới

UNDP
USD
VDB
VND
WB
WHO
WTO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Dự án PPP nằm ở giữa của dự án đầu tư công và đầu tư tư nhân . ............... 15
Bảng 1.2 Những lợi ích nổi bật cho các thành phần trong nền kinh tế ...... ................. 22
Bảng 3.1: Một số các nghiên cứu về các yếu tố thành công/ các rào cản của dự án PPP
....................................................................................................................................... 55
Bảng 3.2: Tóm tắt các yếu tố thành công quan trọng cho các dự án PPP .................... 57
Bảng 3.3: Mẫu điều tra theo độ tuổi ............................................................................. 65
Bảng 3.4: Mẫu điều tra theo địa phương ...................................................................... 66
Bảng 3.5: Mẫu điều tra theo đơn vị công tác ............................................................... 67
Bảng 3.6: Mẫu điều tra theo thâm niên công tác ......................................................... 68

Bảng 3.7: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ............................................................. 70
Bảng 3.8: Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát .............................................74
Bảng 3.9: Điểm trung bình và xếp hạng về tầm quan trọng của các CSFs trong các dự án
PPP
....................................................................................................................................... 76
Bảng 3.10: Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng khu vực công và khu vực tư
khi đánh giá về tầm quan trọng của các CSF ............................................................... 79
Bảng 3.11: So sánh giữa các nước liên quan đến 5 CSFs hàng đầu cho PPP ............. 82

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mẫu điều tra theo độ tuổi ................................................................65
Hình 2: Mẫu điều tra theo địa phương .........................................................67
Hình 3: Mẫu điều tra theo đơn vị cơng tác ..................................................68
Hình 4: Mẫu điều tra theo thâm niên công tác .............................................69


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ở Việt Nam, hệ thống bệnh viện công là cơ sở chiếm phần lớn nguồn ngân sách của
toàn ngành Y tế, chất lượng dịch vụ bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người
dân. Hệ thống các bệnh viện công lập được giữ vững củng cố và phát triển, nhiều cơ sở đã
được đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới, bước đầu khắc phục được tình trạng xuống cấp, thiếu
hụt giường bệnh. Hệ thống bệnh viện công được phân cấp quản lý hành chính và phân tuyến
kỹ thuật từ trung ương đến địa phương. Tuyến quận/huyện thực hiện các kỹ thuật chăm sóc
sức khỏe cơ bản, mang tính đa khoa. Tuyến tỉnh/thành phố thực hiện chăm sóc sức khỏe với
các kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính chuyên khoa, tiếp nhận người bệnh do tuyến huyện
chuyển đến. Tuyến trung ương là tuyến cuối cùng, thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu
và tiếp nhận người bệnh từ tuyến 2 chuyển lên. Bệnh viện tuyến cao hơn được phân bổ nhiều

ngân sách hơn, được cung cấp trang thiết bị và thuốc men tốt hơn, thu hút nhiều nhân viên y
tế giỏi hơn. Vì vậy, người bệnh thường bỏ qua tuyến cơ sở để đến khám chữa bệnh ở tuyến
tỉnh và trung ương khiến các bệnh viện tuyến trên ln ở trong tình trạng quá tải và thực
hiện nhiều kỹ thuật y học đơn giản hơn so với quy định về phân tuyến kỹ thuật. Năng lực y
tế tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất tại nhiều bệnh viện đã xuống cấp, trang thiết
bị lạc hậu, thiếu thốn; cán bộ có tay nghề cao, chun mơn giỏi thiếu, dẫn đến năng lực cung
cấp dịch vụ khám chữa bệnh hạn chế.
Thời gian qua, ở Việt Nam, loại hình y tế ngồi cơng lập phát triển cả về số lượng lẫn
chất lượng. Khu vực y tế ngồi cơng lập cũng phát triển nhanh chóng, nhiều phịng khám,
bệnh viện tư nhân với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại lần lượt ra đời, tạo môi trường cạnh
tranh với các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, nâng cao
năng lực chuyên môn bước đầu là giải pháp hiệu quả nhưng chưa đủ, cần thiết phải có một
mơ hình hoạt động mới và một cơ chế chính sách quản lý thích hợp với điều kiện của kinh tế
thị trường và phát triển bền vững. Trong khi nhu cầu về vốn cho ngành y tế rất cao nhưng


2

việc huy động nguồn vốn ngồi nhà nước cịn gặp khó khăn và trở ngại. Có nhiều rào cản
như khung pháp lý chưa hồn chỉnh, cịn phân biệt cơng tư và thiếu hụt nguồn nhân lực
(dược sĩ, bác sĩ)… khiến tư nhân và các nhà đầu tư nước ngồi cịn e ngại khi rót vốn vào
các dự án y tế. Khu vực y tế tư nhân hiện cũng chưa nhận được bất kỳ chính sách hỗ trợ nào
về biện pháp tạo vốn từ Nhà nước.
Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại quốc tế (WTO) năm 2006, chúng ta đang từng bước thực hiện đầy đủ các văn bản của
WTO như Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Thỏa thuận về các rào cản kĩ thuật
đối với thương mại (TBT, SPS). Như vậy, Trong lĩnh vực dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh, chúng ta phải áp dụng GATS, TBT để: "Thực hiện các biện pháp được tổ
chức (cơng hay tư) nhằm phịng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của toàn thể

nhân dân". Về mặt nhận thức không nên phân biệt về công hay tư trong hệ thống y tế. Công
hay tư chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước về nâng cao sức khỏe
nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay, đa sở hữu trong hệ thống khám chữa bệnh nói chung, hệ
thống bệnh viện nói riêng là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng phân tầng xã hội và thực
hiện các cam kết quốc tế với tư cách là một thành viên của WTO.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hình thức PPP, nhà nước và tư nhân
cùng có lợi lớn. Đầu tư PPP giúp chính phủ giảm bớt gánh nặng bảo lãnh vốn, giải được bài
toán thu hút đầu tư trong cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo cơ hội cho phép các nhà đầu tư tư nhân
được đóng góp ý kiến, đề xuất các quy định, chính sách kinh tế, xã hội phù hợp hơn cho hoạt
động của tất cả các bên. Hợp tác với khu vực tư trong lĩnh vực y tế là cách thức mới của cải
cách. Mỗi khu vực có những điểm mạnh và điểm yếu của nó, khu vực cơng hay khu vực tư
một mình nó khơng thể cung cấp tốt dịch vụ y tế. Thông qua hợp tác, khu vực cơng và khu
vực có thể đóng vai trò đổi mới trong việc tài trợ và cung cấp dịch vụ y tế. Thúc đẩy hình
thức đối tác cơng – tư sẽ góp phần phát triển đồng đều dịch vụ y tế cơng tư, chuẩn mực hố


3

bệnh viện; cải thiện kỹ thuật y khoa; đáp ứng các phân khúc thị trường dịch vụ y tế; cải thiện
lộ trình hội nhập y tế quốc tế.
Mơ hình hợp tác công tư trong việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công được
coi là hướng đi đúng đắn củaViệt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để mô hình này có
thể thực sự hồn thiện và đem lại lợi ích như mong muốn rất cần có một chính sách, một
khung pháp lý đủ rộng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam đầu tư hình thức hợp tác cơng – tư
trong lĩnh vực y tế còn khá là mới mẻ. Nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết để cho mơ
hình này có sức sống trong thực tiễn. Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế, mơ hình hợp tác nào là
thích hợp? Thiết kế cơ chế, chính sách như thế nào để hướng đến mục tiêu mang lợi ích cho
người nghèo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và công bằng? Giải quyết bài tốn mâu thuẩn lợi
ích của nhà đầu tư và lợi ích của cộng đồng khi phải trả phí dịch vụ? Ở mức độ hoạt động,
làm thế nào đảm bảo ràng buộc trách nhiệm giữa các đối tác? Tổ chức hệ thống giám sát và

đánh giá hoạt động như thế nào...
2. Giá trị thực tiễn của đề tài
Các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về PPP trên thế giới rất phong phú, nhiều kết
quả quan trọng đã được công bố, cụ thể các nghiên cứu khẳng định khơng tồn tại một hình
thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có chiến lược riêng tùy thuộc bối cảnh, thế chế, nguồn tài
trợ và tính chất của dự án (Hardcastle et al, 2005); hoặc đặc biệt nhấn mạnh các quốc gia có
thể chế nhà nước mạnh, với khung pháp lý đầy đủ và minh bạch thường thành công với PPP
(Yescombe, 2007). Một số nghiên cứu khác của Akintoye et al (2001), Zhang (2005) nghiên
cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của PPP đã kết luận không có sự khác biệt về
các nhân tố này giữa các nước phát triển và đang phát triển. Sau cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008, “mối quan hệ giữa PPP và khủng hoảng” là đề tài được tập trung nghiên cứu
nhiều nhất như các nghiên cứu của Plumb et al (2009), Michael (2010), Yelin et al (2010).
Các bằng chứng từ các nghiên cứu này khẳng định các điều kiện thị trường hiện nay không
loại trừ PPP, ngược lại đã tạo cơ hội để các nước phát triển PPP ngày càng tinh tế hơn, phù


4

hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh sau khủng hoảng. Ngoài ra, các bài
nghiên cứu và tài liệu về PPP của các tổ chức kinh tế quốc tế như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF),
Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) rất đa dạng, có giá trị khoa
học, đặc biệt có thể ứng dụng các bài học rút ra từ thực tiễn các nước đang phát triển có
nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
Ở Việt Nam, PPP chính thức đưa vào trong năm 2010 thông qua Quyết định số
71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010. Kể từ đó nhiều dự án trong lĩnh vực y tế
được triển khai thông qua PPP. Để đảm bảo mục tiêu cuối cùng của PPP, xác định các yếu tố
thành công của việc thực hiện PPP là quan trọng đối với chính sách cơng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu hướng đến các mục tiêu:
• Xác định các yếu tố quyết định thành công đối với PPP trong lĩnh vực y tế.

• Xác định sự khác biệt của các CSFs trong lĩnh vực y tế giữa khu vực cơng và khu vực tư
nhân.
• So sánh sự khác biệt của các CSFs đối với PPP trong lĩnh vực y tế dựa trên nghiên cứu ở
vùng Đông Nam Bộ với một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng hình thức PPP.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau đây:
• Những yếu tố nào góp phần vào sự thành công của các dự án PPP trong lĩnh vực y tế ở
Việt Nam dựa vào nghiên cứu tình huống Vùng Đơng Bộ?
• Quan điểm của khu vực công và khu vực tư về các yếu tố quyết định thành công của việc
thực hiện PPP trong lĩnh vực y tế có sự khác biệt hay khơng?
• Các yếu tố quyết định thành công đối với PPP trong lĩnh vực y tế ở Vùng Đông Nam Bộ
so với một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng hình thức PPP có sự khác biệt nào khơng?


5

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài tập trung vào khám phá các yếu tố thành công của mô hình PPP dựa
vào nguồn dữ liệu thu thập và khảo sát tại các đơn vị trên địa bàn vùng Đông Nam bộ, cụ thể
các Tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh. Đề tài tiến hành
khảo sát một số nhân viên và quản lý đang cơng tác tại: Ủy ban Nhân dân, Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y Tế, Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh Viện Đại học Y Dược
TP.HCM, Bệnh viện Tỉnh Bình Dường, Bệnh viện phụ sản bán công.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xác lập cơ chế hợp tác hợp công – tư trong lĩnh vực y tế ở vùng Đông Nam bộ
nên đối tượng nghiên cứu như sau:
 Lĩnh vực y tế, trong đó hệ thống bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng là
đối tượng nghiên cứu chủ yếu.
 Các thuộc tính vùng và địa phương được xem xét kỹ lưỡng (gồm các nhóm cơ sở hạ
tầng; nhóm thuộc tính về chế độ, chính sách; nhóm về mơi trường sống, điều kiện thị
trường…) trong quá trình xây dựng cơ chế hợp tác công tư.

 Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ chế hợp tác công tư trong lĩnh
vực y tế ở vùng Đông Nam bộ, đặc biệt cịn chú ý đến khía cạnh hợp tác của vùng. Để
phục vụ các nghiên cứu sâu về đổi mới cơ chế và chính sách thì các nghiên cứu về hành
vi và nhận thức của các đối tượng có liên quan cũng được khai thác (người quản lý, nhà
đầu tư…)
6. Phương pháp nghiên cứu


6

Do hai mục tiêu của đề tài đòi hỏi áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau
nên luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Cụ thể:
• Nghiên cứu định tính được thực hiện trên cơ sở kế thừa và vận dụng có chọn lọc các kết
quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới nhằm xác định các yếu tố và sự
khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự thành công của PPP trong lĩnh
vực y tế ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Mục đích của nghiên cứu này nhằm
tìm hiểu cách thức PPP vận hành ở những quốc gia đã tồn tại thị trường PPP, từ đó lựa
chọn phương pháp tiếp cận phù hợp cho nghiên cứu cách thức vận hành của PPP trong
điều kiện thị trường PPP mới manh nha hình thành như Việt Nam. Kết quả từ bước
nghiên cứu trên được kết hợp với thông tin ghi nhận từ các cuộc thảo luận trực tiếp của
tác giả với một số chuyên gia ở các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, các tập đoàn
doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực y tế, nhằm đạt được một đánh giá đa chiều về PPP để có
cơ sở điều chỉnh các thang đo về các yếu tố quyết định sự thành công PPP trong lĩnh vực
y tế ( nghiên cứu vùng Đông Nam Bộ).
• Nghiên cứu định lượng đo lường và xếp hạng các yếu tố quyết định sự thành công các dự
án PPP lĩnh vực y tế bằng cơng cụ phân tích sử dụng là phần mềm thống kê SPSS 20.
7. Điểm mới của luận văn
Luận văn thạc sĩ của tác giả đóng góp một số kết quả nghiên cứu như sau:
• Một là, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy sự tương tác chặt chẽ giữa khu vực nhà
nước và khu vực tư nhân trong suốt quá trình hợp tác là tuyệt đối cần thiết, đặc biệt trong

giai đoạn đầu khi thị trường PPP mới thành lập. Sự tương tác này phải hướng đến dung
hòa sự khác biệt giữa hai khu vực và quan trọng nhất là đạt được các mục tiêu khẩn cấp –
vốn đầu tư và chất lượng dịch vụ. Nếu không bất kỳ nỗ lực nào hướng tới một quan hệ
đối tác cơng-tư đều có thể thất bại.


7

• Hai là, phương pháp tiếp cận phù hợp cho những nền kinh tế đang phát triển và chưa tồn
tại thị trường PPP là chính phủ cần nắm bắt chính xác các kỳ vọng của nhà đầu tư để có
những điều chỉnh chính sách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu mong đợi thơng qua
PPP. Kết quả phân tích cho thấy có năm nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành công
của các dự án y tế theo hình thức PPP. Năm nhóm yếu tố đó là (1) Mua sắm và đấu thầu
hiệu quả, (2) Khả năng thực hiện dự án, (3) Bảo lãnh chính phủ, (4) Điều kiện kinh tế
thuận lợi (5) Thị trường tài chính ln sẵn có nguồn lực.
• Ba là, gợi ý ứng dụng kết quả nghiên cứu để điều chỉnh chính sách nhằm thu hút vốn đầu
tư tư nhân thông qua PPP để phát triển y tế tại vùng Đông Nam Bộ, cụ thể như: xây dựng
bộ tiêu chuẩn để lựa chọn các dạng hợp đồng PPP cho từng điều kiện cụ thể (qui mơ, tài
chính, đặc điểm dự án, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội,...), cung cấp hành lang pháp lý, cơ
chế phân bổ rủi ro và một số giải pháp tác nghiệp hỗ trợ các dự án PPP y tế thành công.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 4 chương:
• Chương I: Tổng quan về hợp tác cơng – tư trong lĩnh vực y tế.
• Chương II: Khái quát thực trạng xã hội hóa và hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế ở vùng
Đông Nam Bộ.
• Chương III: Phân tích các yếu tố quyết định hợp tác cơng – tư trong lĩnh vực y tế.
• Chương IV: Kết luận và khuyến nghị chính sách.


8


Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC CÔNG –
TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
1.1. Giới thiệu
Chương 1 sẽ trình bày những lý thuyết và khái niệm nền tảng trong nghiên cứu này:
Quản trị công mới và hợp tác công – tư, lịch sử hình thành mơ hình hợp tác cơng – tư, lý
thuyết về hợp tác công – tư, hợp tác cơng – tư trong lĩnh vực y tế, lợi ích và rủi ro của hợp
tác công - tư. Nghiên cứu trình bày mơ hình hợp tác cơng – tư trong lĩnh vực y tế ở Trung
Quốc và Singapore để rút kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và vùng Đơng Nam Bộ nói
riêng.
1.2. Quản trị cơng mới và hợp tác công – tư
1.2.1. Sự thay đổi khu vực công và phương thức quản trị công mới
Quản lý công mới (New Public Managerment) và sự thay đổi khu vực công để hướng
đến quản trị nhà nước tốt (Good Governance) nhằm hướng tới xây dựng một nền hành chính
minh bạch, tinh gọn, năng động và hiệu quả, nó hướng đến phục vụ cơng dân thay vì cai trị
nhân dân như trong mơ hình hành chính cơng truyền thống.
Đây là những xu hướng cải cách hành chính đã xuất hiện khoảng 30 năm trở lại đây
trên thế giới và ngày càng mở rộng như là xu thế tất yếu của thời đại. Quản lý công mới
nhấn mạnh đến sự tham gia của khu vực tư vào khu vực công, vận dụng những nguyên tắc
của thị trường vào hoạt động cuả chính phủ, phi tập trung hóa và phi quy chế hóa, khoa học
hóa quy trình quản lý, các quyết sách chính trị - hành chính để hướng đến một nền hành
chính năng động, hiệu quả. Trên cơ sở đó, mơ hình quản trị nhà nước tốt (Good Governance)


9

hướng đến các giá trị: Mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước
(participatory), Hoạch định chính sách trên nguyên tắc đồng thuận xã hội (consensus

oriented), xây dựng một nền hành chính có trách nhiệm (accountable) và minh bạch
(transparent), Trách nhiệm giải trình (responsive), hiệu quả và hiệu lực (effective and
efficient), cơng bằng, tồn diện (equitable and inclusive) và tuân thủ luật pháp (follows the
rule of law).
Vào những năm 1980, “Quản lý công mới” đã được xác định như một sự thay thế
trong việc cung cấp các dịch vụ công. Quản lý công mới đang cố gắng để nâng cao hiệu quả
hoạt động của khu vực nhà nước bằng cách áp dụng phương pháp quản lý khu vực tư nhân.
Quan hệ đối tác công - tư đặc biệt có ý nghĩa vào đầu năm 1990, đại diện cho các công cụ
của quản lý công mới. Quan hệ đối tác công – tư là các tổ chức thuộc khu vực công cũng
như khu vực tư nhân làm việc cùng nhau để đáp ứng nhu cầu công cộng. Đối với một số
năm, nền kinh tế thị trường phát triển đã được sử dụng quan hệ đối tác công – tư như một
cách quản lý hiệu quả hơn trong việc cung cấp dịch vụ công trong sức khỏe, quốc phòng và
các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Làn sóng cải cách khu vực cơng này đã làm thay đổi đáng kể
“diện mạo” của khu vực công, cho thấy vai trò của nhà nước đã thay đổi, hướng đến tăng
năng suất, thị trường hóa, định hướng dịch vụ, phân cấp trách nhiệm, tư nhân hóa một phần
hoạt động của nhà nước và xu hướng quốc tế hóa.
1.2.2. Sự tương tác giữa khu vực công và khu vực tư
Tiêu chí phân biệt khu vực cơng và khu vực tư: có 3 tiêu chí phân biệt giữa hai khu
vực cơng và khu vực tư:
• Chế độ sở hữu cơng (tiêu chí chính)
• Nguồn vốn chính của nhà nước
• Chế độ quản lý của nhà nước: ở đây, nhà nước quản lý theo chế độ trực tiếp quản lý,
hoặc chế độ công quản, giao thầu, cho tư nhân tham gia quản lý.


10

Theo Joseph E. Stiglitz (nhà Kinh tế học người Mỹ, giáo sư Trường Đại học Columbia), khu
vực cơng có 2 đặc điểm sau:
• Phương diện lãnh đạo: trong 1 chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các

cơ quan công lập đều được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định (trực tiếp hoặc gián
tiếp).
• Quyền lực hoạt động: các đơn vị trong khu vực công được giao một số quyền hạn nhất
định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được. Chẳng
hạn, chính phủ có quyền buộc cơng chúng phải nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự…
Có thể nói khu vực cơng là tổng thể các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phịng… thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước đầu tư, cấp phát tài chính tồn bộ hay bộ
phận quan trọng nhất, do nhà nước trực tiếp quản lý, tổ chức nhằm tạo ra những sản phẩm
vật chất tinh thần, những dịch vụ công cộng phục vụ đời sống nhân dân và lợi ích tồn xã
hội.
Khu vực tư là một thành phần không thể thiếu được bên cạnh khu vực công. Khu vực
tư cùng với khu vực công hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Leibenstein (1966) tìm ra lý thuyết X – hiệu quả, giải thích nguyên nhân thất bại của
chính Phủ xuất phát từ sự phân bổ không hiệu quả các nguồn lực. Leibenstein cho rằng sự
không hiệu quả của khu vực công xuất phát từ: cấu trúc tổ chức của chính phủ; và sự can
thiệp của chính phủ bóp méo thị trường, mang đậm bản chất của cơ chế quan liêu. Ông nhấn
mạnh nhà nước sẽ khơng thất bại nếu các chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng đủ lớn để
giải cứu. Theo lý thuyết này, sự hợp tác giữa hai khu vực công – tư là cần thiết nhằm cải


11

thiện sự không hiệu quả của khu vực công và tận dụng các nguồn lực của thị trường để cung
cấp dịch vụ tốt hơn.
Sau này, các bằng chứng thực nghiệm tiếp tục khẳng định kết quả của Leibenstien
như nghiên cứu của Stacey (1997) cho rằng đặc điểm của hình thức đầu tư truyền thống là:
năng suất thấp, khả năng sinh lợi kém và thiếu kết nối giữa cầu và cung. Nghiên cứu này
cũng nhấn mạnh ý tưởng của lý thuyết X - hiệu quả, cần phối hợp hài hòa các nguồn lực
trong xã hội (đặc biệt nguồn lực của khu vực tư nhân) để đảm bảo nhu cầu người dân được
đáp ứng. Ngoài ra, Birch và Haar (2000) kết luận rằng, thất bại của chính phủ cịn xuất phát

từ việc chính phủ theo đuổi quá nhiều mục tiêu cùng một lúc, vừa tạo việc làm, vừa cung cấp
hàng hoá phi lợi nhuận thương mại, và sự dàn trải trong đầu tư dẫn đến hiệu quả thấp. Hai
tác giả này đề xuất tư nhân hóa việc cung cấp hàng hóa cơng và tách chính phủ ra khỏi q
trình ra quyết định sẽ cải thiện chất lượng hàng hóa.
1.2.3. Lịch sử hình thành mơ hình hợp tác cơng – tư
Anh là nước đi tiên phong trong mơ hình PPP. Đầu những năm 1990, Vương quốc
Anh đưa ra Sáng kiến Tài chính Tư nhân (PFI) để thu hút hỗ trợ khu vực tư nhân cho một
loạt các dự án của chính phủ trong các lĩnh vực như đường giao thông, y tế, nhà tù, và quốc
phịng. Mơ hình PPP dần dần lan sang các nước công nghiệp khác cũng như thị trường mới
nổi, cụ thể:
• Ở châu Âu ngồi Anh và Scotland - Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý đã thực hiện
chính thức các dự án PPP / PFI và đã tạo ra các thể chế pháp lý để hỗ trợ thực hiện trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
• Hà Lan và Đức đang thử nghiệm với PPP / PFI và dự kiến sẽ đẩy mạnh tiến độ thực hiện
mô hình này trong tình hình tài chính cơng tiếp tục xấu đi. Đặc biệt là chương trình PPP /
PFI ở Đức, trong khi vẫn còn trong giai đoạn non trẻ, có tiềm năng để trở thành một trong


12

những chương trình lớn nhất châu Âu, chủ yếu là trong lĩnh vực giao thông vận tải và cơ
sở hạ tầng đường.
• Các nước như Hungary, Cộng hịa Séc, Slovakia, Croatia, Ba Lan và Estonia, đã tư nhân
hóa cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng với các mức độ khác nhau hoặc cho
phép đầu tư tư nhân tham gia hoạt động công cộng thông qua các thỏa thuận như PPP.
• Ngồi châu Âu, ở Canada và Úc các chương trình PPP / PFI đã trở thành chính sách của
chính phủ đang nhanh chóng phát triển và lan rộng trên khắp các lĩnh vực như cơ sở hạ
tầng và dịch vụ, theo mơ hình của Anh.
• Trong số các nước thị trường mới nổi đã thông qua chính sách PPP như là Trung Quốc,
Malaysia, Philippines, Nam Phi, Argentina và Chile.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994-2009 đã có
32 dự án được thực hiện theo mơ hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đô la.
Cũng giống như các nước khác, mơ hình BOT và BOO chiếm tỷ phần chủ yếu. Hai lĩnh vực
chiếm tỷ phần lớn nhất là điện và viễn thơng. Ngồi ra, có thể kể đến nhiều dự án hợp tác
công - tư khác đã và đang được triển khai từ thập niên 1990 đến nay như: BOT cầu Cỏ May,
BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ, và rất nhiều nhà máy điện nhỏ và vừa khác đang được thực
hiện theo phương thức BOO.Về mơ hình BOT, tổng cộng có 26 dự án với tổng mức đầu tư
là 128 ngàn tỷ đồng.
Riêng năm 2010, theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài, tổng số dự án cấp mới
được đầu tư trực tiếp từ nước ngồi là 969 dự án, trong đó theo mơ hình đầu tư BOT, BT,
BTO có 6 dự án chiếm 1% trên tổng số dự án cấp mới. Nhưng số lượng dự án cấp mới
chiếm 55% so với số dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT là 11 dự án, chiếm % cao
nhất trong số tất cả các hình thức đầu tư, so với năm 2009 khơng có dự án mới nào đầu tư
theo hình thức BOT, BT, BTO đó là một sự khởi sắc tốt.
Về hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8% trên tổng số dự án, số dự án cấp
mới chỉ có 799 dự án trong khi tổng số dự án đăng ký là 9.599 ( tính hết ngày 21/12/2010),


13

cịn về hình thức liên doanh chỉ chiếm 7% trên tổng số dự án cấp mới đăng ký, hình thức cổ
phần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4% và 1% trên tổng số dự án cấp
mới. Ta thấy rằng hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO đang phát triển theo chiều
hướng tích cực. Vậy dưới sự giám sát và hỗ trợ của nhà nước, hình thức đầu tư theo mơ hình
PPP đã bắt đầu có sự tiến triển so với các hình thức đầu tư khác.
Đặc biệt là sau khi Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Thí điểm
đầu tư theo hình thức PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày15/1/2011. Điều
này đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào mơ hình hợp tác
nhà nước và tư nhân (PPP).
1.3. Lý thuyết về hợp tác công – tư

1.3.1. Khái niệm
Mơ hình hợp tác cơng tư đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều quốc gia, nhưng phát triển
mạnh từ những năm 1980. Trong thời gian này, ý nghĩa của khu vực tư đã được giới thiệu và
sử dụng trong khu vực công, tiêu chuẩn nền tảng thị trường đã được áp dụng đối với việc
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cơng. Trong suốt những năm 1990, triết lý quản trị công mới
và nền tảng thị trường đã ảnh hưởng sự quản trị công ở nhiều nước.
Có nhiều hình thức phản ánh sự kết hợp nhà nước – tư nhân:
Theo Linder (1999) đã phân biệt các cách sử dụng khác nhau của thuật ngữ hợp tác
công tư (PPP), mỗi cách sử dụng có khía cạnh riêng:
• PPP như là việc cải cách quản trị.
• PPP như là làm tái sinh những suy nghĩ cũ của các nhà quản trị cơng.
• PPP như là sự chuyển dịch rủi ro.


14

• PPP như cấu trúc lại dịch vụ cơng.
• PPP như là chia sẻ quyền lực.
Peters (1997) cho rằng trên cơ sở nhấn mạnh tầm quan trọng của những khía cạnh
kinh tế và khía cạnh xã hội như lịng tin, sự tương tác lẫn nhau, sẵn sàng đầu tư và chia sẻ
trách nhiệm trong mối quan hệ PPP. Ông cũng chỉ ra rằng: “PPP là một quá trình liên tục
của sự thỏa thuận và tương tác qua lại lẫn nhau. Ngoài ra, việc thiết lập một tổ chức riêng
biệt được xem là quan trọng để hiện thực hóa mối quan hệ đó”. Tầm quan trọng của việc
chia sẻ nghĩa vụ và rủi ro cũng được nhấn mạnh bởi Nijkampetal (2002) trong định nghĩa
PPP : “PPP là một hình thức đã được thể chế hóa của sự kết hợp các diễn viên nhà nước và
diễn viên tư nhân, trên cơ sở những mục tiêu thuộc về sở hữu của họ, làm việc với nhau theo
một mục tiêu chung, để mà cả hai bên tham gia chấp nhận những rủi ro đầu tư trên cơ sở
doanh thu và chi phí được xác định trước.” Klijn & Teisman (2003) cũng đã nêu bật những
đặc điểm chung của PPP, nhưng ông đã nhấn mạnh thêm bằng việc sử dụng một cách rõ
ràng thuật ngữ “giá trị tăng thêm”. “PPP được định nghĩa như là một sự kết hợp lâu dài giữa

đối tác nhà nước và đối tác tư nhân trong đó các diễn viên này phát triển những dịch vụ và
sản phẩm chung và trong đó rủi ro, chi phí và lợi ích được chia sẻ cho các bên tham gia.
Những cái đó được hình thành trên ý tưởng của giá trị tăng thêm chung”. Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB) giải thích: “ Mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân miêu tả một loạt
các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh
vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác. Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân
phân định một cách hợp lý và chặt chẽ các nhiệm vụ, nghĩa vụ và rủi ro mà mỗi đối tác nhà
nước và đối tác tư nhân phải gánh vác”. Đối tác nhà nước trong mối quan hệ đối tác nhà
nước – tư nhân là các tổ chức chính phủ, bao gồm các bộ ngành, các chính quyền địa
phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước. Đối tác tư nhân có thể là đối tác trong nước hoặc
đối tác nước ngồi, và có thể là các doanh nghiệp hoặc là các nhà đầu tư có chuyên mơn về
tài chính hoặc kỹ thuật liên quan đến dự án. Mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân cũng có
thể bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và / hoặc các tổ chức cộng đồng đại diện
cho những tổ chức, cá nhân mà dự án có tác động trực tiếp. Quan điểm của Bộ Tài chính


×