Mẹ xinh con khỏe
Tết, trẻ dường như được… phá lệ so với nếp sống
thường ngày. Làm cách nào giúp trẻ ngày Tết được
chơi đùa thỏa thích nhưng sau Tết vẫn trở lại nhịp sống
bình thường. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào các ông
bố, bà mẹ…
Đối với người lớn, những việc “phá lệ” đó khiến cho nhiều
phụ huynh đâm ra sợ… Tết. Bởi Tết đôi khi đồng nghĩa với
việc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - điều ai cũng tối kỵ
vào dịp đầu năm. Điều thường thấy sau Tết nhất là ông bà -
cha - mẹ hay bị tăng cân. Trong khi trẻ con đi học trở lại,
thầy cô phát hiện thấy học trò của mình “ốm đi” trông thấy!
Vậy để đối phó với các xáo trộn này, xin mách nước quý vị
những “mánh lới” giải quyết được vấn đề rất có hiệu quả
cho cả nhà chứ không riêng gì cho thành viên nào trong gia
đình.
Đặt những mục tiêu ngắn “khả thi”
Chẳng hạn “Tết này bố mẹ sẽ cố gắng không tăng cân và
các con không xuống cân” dường như dễ thực hiện hơn là
“Tết năm nay, mẹ phải xuống 1kg”. Khi nào đạt được mục
tiêu ngắn hạn này, ta sẽ đặt mục tiêu ngắn khác và cứ thế
mà lấn tới. Vì thành công “bước đầu” sẽ dễ có những bước
kế tiếp hơn. Cụ thể, dù là Tết hay ngày thường, xin gợi ý
những ai quan tâm một số điều dễ theo sau đây:
Không bao giờ bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng là một sai lầm. Bởi sớm muộn gì trong ngày,
bất cứ ai cũng sẽ phải ăn. Sự thật là với bao tử quá rỗng
người ta có khuynh hướng “ăn trả bữa”. Cơ thể bị đói sẽ
phản ứng đối phó lại bằng cách giảm tốc độ chuyển hóa
khiến có trường hợp nhịn ăn khổ sở mà vẫn tăng cân! Thí
dụ một thực đơn điểm tâm không làm tăng cân cho mẹ: 1
hũ yaourt “với” 1 quả cam, hay 1 đĩa bánh cuốn và 1 tách
cà phê đen. Bên cạnh đó, trẻ con từ 5 tuổi trở lên có dịp
được ăn sáng thong thả cùng với bố mẹ theo thực đơn: 1
bánh chưng nhỏ + 1 hũ yaourt + 1 quả quýt hay chuối.
Bên cạnh đó cần ăn một bữa xế lành mạnh, giữa bữa trưa
và bữa tối, để tránh ăn bữa tối quá nhiều, rồi đi ngủ. Thí dụ
đĩa trái cây với đu đủ hay lát dứa, dưa hấu hay 1 hũ yaourt
khoảng 4 - 5 giờ để bữa tối mãi 7 giờ hơn mới ăn.
Ăn nhiều rau, trái cây tươi
Mùa nào ta cũng có sẵn ổi, cóc, mãng cầu hay cam chứ
không nhất thiết phải trái cây nhập từ nước khác. Năm nay,
nếu cẩn thận thì nên tránh bất cứ thứ gì xuất xứ từ Trung
Quốc!
Chính vì vậy, ngày Tết nhớ mua nhiều trái cây đa dạng.
Nếu chỉ có vài loại trái cây dù ngon đến đâu mà ăn ba ngày
liền thì cũng thấy “ớn”. Bạn thử trộn sa-lat trái cây gồm
táo, dứa, chuối, dưa hấu với một muỗng súp đường và chút
rượu rum, sẽ mang lại khẩu vị lạ cho cả gia đình đấy!
Hạn chế nước ngọt có ga
Khi khát nước, cả nhà uống nước trắng, ăn trái cây, đừng
uống nước ngọt kể cả trà đường, mát lạnh hay nóng cũng
vậy. Một chai nước cam vắt như được quảng cáo thật hấp
dẫn trên ti-vi đem lại khoảng 300 calo thì chớ nghĩ là calo
này không tích lại được thành mỡ, đặc biệt nếu bạn và các
cháu có “ngoại hình” đã thuộc loại tròn tròn! Vậy có khát,
cả nhà hãy tập uống nước lọc ướp mát tủ lạnh là thượng
sách. Hoặc có uống nước cam, quýt, hay tắc vắt lấy nước
nhớ pha thêm nước đun sôi bỏ vừa đường theo tỉ lệ 1
muỗng cà phê cho 200ml là đủ.
Trẻ ăn ngon ngọt mà vẫn ốm?
Thắc mắc thường gặp là tại sao trẻ em thường bị sụt cân
trong ba ngày Tết mặc dù liên tục ăn nhiều chất bổ?
Nguyên nhân là do ăn các thức ăn ngọt chứa đường trước
bữa ăn 15 - 20 phút. Điều này khiến trẻ có cảm giác ăn kém
ngon miệng.
Bởi cảm giác đói thường xuất hiện khi nồng độ chất đường
glucose trong máu hạ xuống dưới mức bình thường (trung
bình là 1g/lít). Khi ăn thức ăn ngọt có bỏ đường saccharose
vào ruột được tiêu hóa (thủy phân) thành đường glucose và
levulose, hấp thu rất mau, gần như ngay tức khắc khiến
nồng độ glucose trong máu cũng tăng lên, cắt ngang cảm
giác đói, làm “ngang dạ”, ăn kém ngon.
Cuối cùng cũng xin lưu ý rằng nhân ngày Tết, người lớn có
vui câu chuyện khi cắn hạt dưa lách tách, cũng đừng quên
cảnh giác để trẻ con (dưới 5 tuổi) bắt chước. Bởi các hạt
nhỏ này rất có thể đi lạc vào đường hô hấp của trẻ gây sặc
và có khi phải đưa đi bệnh viện cấp cứu!.
Năng vận động
Mặt khác nên duy trì một mức hoạt động chân tay trung
bình 1giờ/ngày. Không cần phải thực hiện một lèo, bạn có
thể chia ra làm nhiều lần: 3 - 6 lần 10 phút như đi bộ hay
leo cầu thang, đạp xe đạp, đi chợ, đi mua sắm trong siêu thị
miễn có di chuyển bằng chân nhanh nhanh một chút là