Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa bàn phường cam giá thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN NGỌC QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI
ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM SANG TRỒNG HOA ĐÀO
TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG CAM GIÁ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Mơi trường

Khoa

: Quản lý Tài ngun

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN NGỌC QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI
ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM SANG TRỒNG HOA ĐÀO
TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG CAM GIÁ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Mơi trường

Lớp

: Địa chính Mơi trường

Khoa

: Quản lý Tài ngun

Khóa học

: 2015 - 2019

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Thanh Thủy

TS. Trần Thị Phả

Thái Nguyên, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống toàn bộ lượng kiến thức đã được trang bị, vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua
đó, sẽ hoàn thiện hơn về lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm
đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cơng việc sau này.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, ban chủ
nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa
bàn phường Cam Giá”.
Với tấm lòng biết ơn của mình bản thân em xin bày tỏ sự biết ơn vô cùng sâu
sắc và chân thành tới các các thầy cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên; cô giáo TS. Vũ Thị Thanh
Thủy và cô giáo TS. Trần Thị Phả đã giảng dạy và hướng dẫn truyền đạt tận tình
những kiến thức chuyên ngành cho chúng em trong suốt thời gian qua. Đồng thời
em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân
phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡ em hồn thành tốt khóa luận
tốt nghiệp và hồn chỉnh các nội dung của khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong các thầy cơ giáo cùng các bạn đánh giá đóng góp ý kiến để báo
cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày


tháng

Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Quỳnh

năm 2019


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu ..................................................................................3
2.1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu ............................................................................3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu .........................................................................3
2.2. Khái quát vấn đề nghiên cứu ................................................................................3
2.2.1. Đất đai và một số lý luận về đất đai ..................................................................3

2.2.2. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ..............................9
2.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững ...................................................................10
2.2.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam .....................11
2.2.5. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất .................................................17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành .........................................................................20
3.2.1. Thời gian tiến hành .........................................................................................20


iii

3.2.2. Địa điểm tiến hành ..........................................................................................20
3.2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .............................................................21
3.3.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá, so sánh .......................................22
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................22
3.3.4. Phương pháp kế thừa .......................................................................................22
Phần 4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC ....................................... 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Cam Giá thành phố Thái
Nguyên ......................................................................................................................23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23
4.1.2. Khái quát về kinh tế, xã hội ............................................................................27
4.2. Tình hình sử dụng đất của phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên .............27
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên ..........27
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại làng nghề hoa đào phường Cam Giá thành phố
Thái Nguyên ..............................................................................................................29

4.2.3. Tình hình sản xuất cây hàng năm và cây hoa Đào tại làng nghề phường Cam
Giá, thành phố Thái Nguyên .....................................................................................30
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường, đời sống thu nhập nhân dân tại
phường Cam Giá .......................................................................................................38
4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................................38
4.3.2. Tác động đến môi trường ................................................................................44
4.3.3. Tác độngđến việc phát triển kinh tế xã hội .....................................................45
4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp cho trồng đào tại phường Cam giá ..46
4.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................46
4.4.2. Những khó khăn ..............................................................................................46
4.4.3. Đề xuất giải pháp ............................................................................................46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 49
5.1. Kết luận ..............................................................................................................49


iv

5.1.1. Điều kiện tự nhiên. kinh tế. xã hội của phường Cam Giá thành phố Thái
Nguyên ......................................................................................................................49
5.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên ..........49
5.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội. môi trường. đời sống thu nhập nhân dân tại
phường Cam Giá .......................................................................................................50
5.1.4. Đề xuất giải pháp cho trồng đào tại phường Cam Giá ....................................50
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 53


v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới.................12
Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất tỉnh Thái Nguyên ......................................16
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên .........28
Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng cây hàng năm ................................31
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2018..........................................34
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ năm 2018 ........................................35
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất hoa đào của các hộ trồng đào trong làng nghề ..........37
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng đào ................................................39
Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế của trồng đào và một số cây trồng khác ...........43
Bảng 4.8: Một số loại sâu bệnh hại cây Hoa đào ......................................................44


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ các đơn vị hành chính giáp với phường Cam Giá TP Thái Nguyên .... 23
Hình 4.2: Bản đồ phường Cam Giá TP Thái Nguyên .............................................. 24
Hình 4.3: Bản đồ ranh giới vùng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể hoa đào Cam
Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ..................................... 36


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

BNN


Bộ nông nghiệp

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

GĐVH

Gia đình văn hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch


KHCN

Khoa học cơng nghệ

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KTXH

Kinh tế xã hội

LNTT

Làng nghề truyền thống

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

SXKD

Sản xuất kinh doanh

Sở KH&CN

Sở khoa học và công nghệ

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở

TTCN

Tỷ trọng công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VH-XH

Văn hóa xã hội


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai - cội nguồn của mọi hoạt động sống của con người. Trong sự nghiệp
phát triển của đất nước, đất luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng, đất là nguồn đầu
vào của nhiều ngành kinh tế khác nhau, là nguồn tư liệu sản xuất của ngành nông
nghiệp. Không những thế, đất đai cịn là khơng gian sống của con người.
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ cơng truyền thống với những
đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công

xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của dân tộc. Các làng nghề đã
hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống cộng
đồng và dần dần được qui về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề cổ truyền,
nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công..
Việt Nam cịn là một đất nước phương đơng với nhiều nét văn hóa truyền
thống nổi tiếng được bạn bè trên thế giới biết đến và ngợi ca. Bên cạnh những nét
văn hóa trong giao tiếp ứng xử, nét văn hóa truyền thống chơi hoa đào dịp Tết cũng
tạo nên nét văn hóa riêng biệt mang đậm chất dân tộc.
Nghề trồng hoa nói chung và trồng hoa đào nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong
việc cải tạo môi trường cảnh quan và cịn có vai trị quan trọng trong việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng trong điều kiện diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp. Tuy
nhiên, q trình phát triển nghề trồng đào còn hạn chế do chưa có quy hoạch cụ thể,
việc trồng đào của người dân vẫn mang tính chất tự phát, người dân trồng nhiều loại
đào khác nhau, nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như những thuận lợi và khó
khăn của cây trồng này chưa đạt hiệu quả cao, rất khó có thể phát triển với quy mơ lớn.
Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc
chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa bàn phường Cam
Giá thành phố Thái Nguyên. Nhằm tìm loại cây trồng và phương thức canh tác cho
hiệu quả sử dụng đất cao nhất, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.


2

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
So sánh hiệu quả kinh tế của việc trồng đào so với việc trồng một số cây hàng
năm từ đó xác định giống đào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng đào so với việc trồng một số cây
hàng năm khác ở địa phương;

- Đề xuất các giải pháp cải thiện để phát triển giúp dân phát triển bền vững
nghề trồng đào.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Đảm bảo sự thống nhất quản lí nhà nước về đất đai.
- Số liệu thu thập phải trung thực, chính xác, khách quan.
- Những biện pháp, kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với địa phương.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu
Hoa Đào Cam Giá là sản phẩm làm đẹp cho đời, là món ăn tinh thần và thú
chơi tao nhã của người Việt Nam song lại hạn chế về thời vụ bán hàng, chỉ duy nhất
một lần trong năm vào dịp tết đến xuân về.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
Nghề trồng hoa đào tại phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên mới hình
thành khoảng hai chục năm trở lại đây. Dù khơng có những thế uốn tỉa q cơng phu
nhưng đào Cam Giá đẹp bởi vẻ tự nhiên tươi tắn, đặc biệt là thắm sắc và bền hoa.
Vì thế, đào Cam Giá khoảng chục năm nay được nhiều người săn đón.
Những cánh đào trồng trên "đất thép" này có thể trưng hết tháng Giêng mà cành vẫn
chi chít quả xanh non xem lẫn những nụ hoa mập mạp, đỏ thẫm, lá lộc vẫn tươi
nguyên như vừa được cắt từ vườn.
2.2. Khái quát vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Đất đai và một số lý luận về đất đai
2.2.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo các nhà khoa học thì “Đất” tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh,

nó có nghĩa trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Cịn
“Đất đai” tương đương với từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi
khơng gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ. Giả thuyết Trái đất được hình thành
như thế nào và có từ bao giờ cũng là vấn đề con người đã từng dày công nghiên
cứu. Sự sống xuất hiện trên trái đất và tác động vào nó là một q trình tiến hóa
khơng ngừng. Theo nghĩa hẹp hơn, từ khi có sự xuất hiện của con người, con người
cùng với sự tiến hóa của mình cũng khơng ngừng tác động vào đất (chủ yếu là lớp
vỏ địa lý) và làm thay đổi nó một cách nhất định. Theo tiến trình này, con người
cũng nhận thức về đất đai một cách đầy đủ hơn. Ví dụ: “Đất đai là một tổng thể vật


4

chất gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và khơng gian tự nhiên của thực thể vật chất
đó”; hoặc: “Một vạt đất là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất. Xét về mặt địa
lý, có những đặc tính tương đối ổn định hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ
có thể dự đốn được của sinh quyển theo chiều thẳng đứng phía trên và phía dưới
của phần mặt đất này. Nó bao gồm các đặc tính của phần khơng khí, thổ nhưỡng
địa chất, thủy văn, cây cối, động vật sinh sống trên đó và tất cả các hoạt động trong
quá khứ và hiện tại của con người ở chừng mực mà những đặc tính đó có ảnh hưởng
tới sử dụng vạt đất này trước mắt và trong tương lai” (Brink man và Smyth, 1976).
Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai
là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng
địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản
trong lịng đất, tập đồn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết
quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ
thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa…)” (Hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio
de Janerio, Brazil, 1993). Như vậy, đất đai là một khoảng khơng gian có thời hạn
theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm

động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khống sản trong lịng đất) theo
chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng
nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động
sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. (TS. Nguyễn Hữu Ngữ - Đại học
Huế - Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất)
Đối với sản xuất nông lâm nghiệp đất là một tư liệu sản xuất vô cùng q
giá, cơ bản và khơng gì thay thế được. Luật đất đai đã khẳng định: “Đất đai là tài
nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng gì thay thế được
của nơng nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh và quốc phòng”. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức và
xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay.


5

Đối với môi trường đất được coi là hệ đệm, như một phễu lọc luôn làm sạch
môi trường với tất cả các chất thải thông qua hoạt động sống của sinh vật nói chung
và con người nói riêng.
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo
vệ và sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, đưa việc quản lý và sử dụng đất đai vào
quy chế chặt chẽ, khai thác tiềm năng của đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả,
triệt để tiết kiệm đất, góp phần vào cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
công bằng xã hội, từng bước đưa nông nghiệp, lâm nghiệp lên sản xuất lớn, phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Trung tâm học
liệu Thái Nguyên - Giáo trình thổ nhưỡng)
2.2.1.2. Các chức năng của đất đai
Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai Việt Nam (1993) thì “Đất là tài
sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là
sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh

thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân”.
Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và
sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt: sản xuất, mơi trường sự
sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ
(nguyên liệu khống sản trong lịng đất); khơng gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vật
mang sự sống; phân dị lãnh thổ. Con người đã thừa nhận đất đai đối với lồi người
có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng sản xuất: Là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con
người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung ấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều
sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi
và trồng trọt.
- Chức năng môi trường sự sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật
sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen
di truyền để bảo tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và
dưới mặt đất.


6

- Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm
thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản
xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hồn khí quyển
của địa cầu.
- Chức năng tồn trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ nước
mặt và nước ngầm vơ tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hồn nước trong tự
nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.
- Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi
nhu cầu sử dụng của con người.
- Chức năng khơng gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi
trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.

- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: đất đai là trung tâm để bảo vệ các
chứng tích lịch sử, văn hóa của lồi người, là nguồn thơng tin về các điều kiện khí
hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ.
- Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển
vận của con người cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật..giữa các
vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
- Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ
yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và
tồn trái đất nói chung. Mỗi vùng lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế,
xã hội rất đặc thù. (PGS. TS. Lê Quang Trí - Những vấn đề cần quan tâm trong quy
hoạch sử dụng đất đai)
Đất đai có nhiều chức năng và cơng dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều bộc lộ
trong quá khứ, đang ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do
vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra các
chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai.
2.2.1.3. Đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động và đời sống của
con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng và mặt bằng lãnh thổ (bao gồm các tài


7

nguyên trên mặt đất, trong lòng đất và mặt nước) là điều kiện đầu tiên. Nói về tầm
quan trọng của đất, C-Mác viết: “Đất là một phịng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng
cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”.
Nói về vai trị của đất với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động không phải là nguồn
duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của của cải
vật chất, còn đất là mẹ”. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và
tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất được tồn tại như một vật thể lịch sử tự
nhiên. Cần nhận thấy rằng, đất đai ở hai thể khác nhau: Nếu đất tách rời sản xuất

(tách rời con người) thì đất tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên (trời sinh ra đất)
cứ thế tồn tại và biến đổi. Như vậy, đất không phải là tư liệu sản xuất, nghĩa là gắn
với con người, gắn với lao động thì đất được coi là tư liệu. Đất chỉ tham gia vào quá
trình lao động, khi kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ thì đất mới trở
thành tư liệu sản xuất. Khơng phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã hội, để thực hiện
quá trình lao động cần phải có đủ cả ba yếu tố:
- Hoạt động hữu ích: chính là lao động hay con người có khả năng sản xuất,
có kỹ năng lao động và biết sử dụng công cụ, phương tiện lao động để sản xuất ra
của cải vật chất.
- Đối tượng lao động: là đối tượng để lao động, tác động lên quá trình lao động.
- Tư liệu lao động: là công cụ hay phương tiện lao động được lao động sử
dụng tác động lên đối tượng lao động. Như vậy, quá trình lao động chỉ có thể bắt
đầu và hồn thiện được khi có con người và điều kiện vật chất (bao gồm cả đối
tượng lao động và công cụ lao động hay phương tiện lao động). Đất đai là điều kiện
vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là
đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như xây dựng nhà xưởng, bố trí
máy móc, làm đất..) vừa là phương tiện lao động (mặt bằng cho sản xuất, dung để
gieo trồng, nuôi gia súc…), vì vậy đất đai là: “Tư liệu sản xuất”. Tuy nhiên, cần lưu
ý các tính chất “đặc biệt” của loại tư liệu sản xuất là đất so với các tư liệu sản xuất
khác như sau:


8

- Đặc điểm tạo thành: đất đai xuất hiện, tồn tại ngồi ý chí và nhận thức của
con người; là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của
lao động. Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của lao
động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất.
- Tính hạn chế về số lượng: đất đai là tài nguyên hạn ché về số lượng, diện tích
đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt lục địa. Các tư liệu sản xuất

khác có thể tăng về số lượng, chế tạo lại tùy theo nhu cầu xã hội.
- Tính khơng đồng nhất: đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng dinh
dưỡng, các tính chất lý, hóa. Các tư liệu sản xuất khác có thê đồng nhất về chất lượng, quy
cách, tiêu chuẩn (mang tính chất tương đối do quy trình cơng nghệ quy định).
- Tính khơng thay thế: đất khơng thể thay thế bằng tư liệu sản xuất khác,
những thay thế do áp dụng KHCN có tính chất nhân tạo chỉ mang tính tức thời,
khơng ổn định như tính vốn có của đất. Các tư liệu sản xuất khác, tùy thuộc vào
mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể thay thê bằng tư liệu sản xuất khác
hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế hơn.
- Tính cố định vị trí: đất đai hồn tồn cố định vị trí trong sử dụng (khi sử
dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các tư liệu sản xuất khác
được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác tùy
theo sự cần thiết.
Tính vĩnh cửu: đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu (không phụ thuộc vào tác động
của thời gian). Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm
nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì
nhiêu) cũng như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tùy
thuộc vào phương thức sử dụng (tính chất có giá trị đặc biệt), khơng tư liệu sản
xuất nào có được. Các tư liệu sản xuất khác đều bị hư hỏng dần, hiệu quả sử dụng
giảm và cuối cùng bị loại khỏi quá trình sản xuất. (TS. Lương Văn Hinh – TS.
Nguyễn Ngọc Nơng – Ths. Nguy ễn Đình Thi - Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất
đai - Tr ư ờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)


9

2.2.1.4. Các xu thế phát triển sử dụng đất đai
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hịa mói quan hệ người đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của
thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý
nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích

sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Hiện nay việc sử dụng đất đai được phát triển
theo 5 xu thế sau:
- Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung.
- Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hóa và chun mơn hóa.
- Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa và cơng nghiệp hóa
- Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa, tồn cầu hóa.
2.2.2. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
2.2.2.1. Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất
trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
2.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
 Yếu tố điều kiện tự nhiên
Khi sử dụng đất ngồi bề mặt khơng gian cần thích ứng với điều kiện tự nhiên
và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như những yếu tố bao quanh mặt đất
như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, khơng khí và các khống sản dưới lịng đất.
Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố hàng đầu, sau đó là
điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác.
* Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nơng
nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ơn nhiều ít, nhiệt độ bình
qn cao, thấp, thời gian và không gian… trực tiếp ảnh hưởng tới sự phân bố, sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh… lượng mưa
nhiều, ít, bốc hơi nhanh chậm có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ êm
của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng cây trồng, gia
súc, thủy sản.


10

 Yếu tố về kinh tế - xã hội
Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố chủ yếu về xã hội, dân số và lao

động, thông tin và quản lý chính sách, mơi trường và chính sách đất đai, yêu cầu
quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hố, cơ cấu kinh tế và
phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao
thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý sử dụng lao
động, điều kiện trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực.
Cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu
mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong việc sử dụng đất nông
nghiệp.
2.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài
nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nơng nghiệp bền
vững phải có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng
thời giữ gìn và cải thiện mơi trường tài ngun cho đời sau. Phát triển nơng nghiệp
bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của tồn xã hội. Điều cơ
bản nhất của phát triển nơng nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống
trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
 Bền vững thường có ba phần cơ bản:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dàn trên cơ sở hệ thống nông
nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan
hệ con người hiện tại và cả đời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
 Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là:
- An toàn lương thực, thực phẩm.
- Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo yêu
cầu của thị trường.
- Phát triển môi trường bền vững.


11


- Ngày nay hiệu quả kinh tế cao cần được xem xét kỹ lưỡng trước áp lực xã
hội đòi hỏi trừ khử căn nguyên làm hại sức khỏe con người. Từ đó thấy rằng tính
bền vững của sử dụng đát phải được xem xét đồng bộ trên cả ba mặt: kinh tế, xã hơi
và mơi trường.
2.2.4. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên Thế giới và Việt Nam
2.2.4.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới
Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không
giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng
thừa nhận, hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát
triển. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện phát khai
hoang đất đai cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa
học và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trị quan trọng đối với
cuộc sống con người.
Hiện nay, tồn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới
là 3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Những loại đất tốt
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm
tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện
tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong đó chỉ có 46% đất có khả năng
sản xuất nơng nghiệp cịn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác.
Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: chỉ có 14% đất có năng
suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng suất thấp.
(Trích theo Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh
tác bị thu hẹp, sản xuất nơng nghiệp trở nên khó khăn hơn. Dân số thế giới vẫn tăng
đều đặn trong khi diện tích đất trồng trọt đang thu hẹp dần. Đối với các quốc gia
đang phát triển sẽ khơng có khả năng đáp ứng lương thực cho sự tăng dân số trong
tương lai nếu như không áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng và bảo vệ tốt tài
nguyên đất. Do đó sự gia tăng dân số đang là một áp lực lớn trong quản lý và sử
dụng đất đai.



12

Bảng 2.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới
Dân số

Diện tích đất canh

Diện tích đất canh

(triệu người)

tác (106 ha)

tác/người (ha)

1965

3027

1380

0.46

1980

4450

1500


0.34

1990

5100

1510

0.30

2000

6200

1540

0.25

2025

8300

1650

0.20

Năm

(Nguồn: Trích theo Đỗ Nguyên Hải, 2000)
Qua bảng 1.1 ta thấy rằng, diện tích đất canh tác/người giảm dần theo thời

gian. Diện tích đất canh tác bình quân năm 1965 là 0,46 ha/người, đến năm 2000
chỉ còn 0,25 ha/người, và dự báo đến 2025 chỉ cịn 0,2 ha/người mà ngun nhân
chính là do sự gia tăng dân số thế giới. Sự gia tăng sử dụng thuốc BVTV cũng tạo
ra nguy cơ ô nhiễm đất nơng nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên
thế giới ngày càng được sử dụng nhiều.
Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nơng
nghiệp. Tồn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên
15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Diện tích rừng bị mất
nhiều nhất ở vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu
hecta rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như: Campuchia và
Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản
phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
rừng vốn phong phú.
Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời
sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hố là q trình tự nhiên và xã
hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn
đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu hecta đất
bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. Xói


13

mịn rửa trơi cũng là một ngun nhân khác gây suy thối đất. Mỗi năm rửa trơi xói
mịn chiếm 15% ngun nhân thối hố đất. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói
mịn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trơi xói mịn hàng năm
là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương
thực. Sự xói mịn đất dẫn tới hậu quả là làm giảm năng suất đất, tạo ra nguy cơ mất
an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân
bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác (trích theo Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nơng nghiệp do q trình cơng

nghiệp hóa, đơ thị hóa và suy giảm chất lượng đất nơng nghiệp do sa mạc hóa, xói
mịn, rửa trơi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp khơng bền vững
sẽ làm tình trạng sản xuất nơng nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong vịng
luẩn quẩn: suy thoái đất – mất đa dạng sinh học – biến đổi khí hậu – hiệu quả sử
dụng đất thấp – tăng cường khai thác đất – suy thoái đất. Cùng với mức tăng dân số
và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nơng nghiệp thì
cách tiếp cận quản lý đất đai khơng bền vững đã đem lại nhiều thất bại.
Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích tự
nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu cho
hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do
con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới,
chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao
hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
2.2.4.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam
Theo thống kê năm 2013, tổng diện tích đất nơng nghiệp là 262.805 km2
(chiếm tới 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101.511 km2, đất lâm
nghiệp là 153.731 km2, đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.120 km2.
Việt Nam có 8 vùng đất nơng nghiệp gồm: Đồng bằng sơng Hồng, Đông Bắc
bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
bộ và ĐBSCL. Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng. Trong đó, ĐBSCL


14

chủ yếu là lúa; Tây Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đơng Nam bộ là cao su,
mía, bắp, điều…
Đất nông nghiệp hiện được chia thành 4 loại: Đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm (không bao gồm cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm trồng
xen, trồng kết hợp), đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nước dùng vào sản
xuất nơng nghiệp gồm các loại ao, hồ, sông cụt,... để nuôi trồng các loại thuỷ sản

(khơng tính hồ, kênh, mương, máng thuỷ lợi).
Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả
nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nơng nghiệp trong tổng diện
tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích tồn vùng và vùng đất
nơng nghiệp. Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung. Đất nông nghiệp chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp
giữa các vùng cũng khác nhau. Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu
Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi
năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m. Vùng Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất
đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình
qn đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt Nam là
0,25ha. Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đơi. Sự phân mảnh
cịn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao. Con số
này không dưới 4% diện tích canh tác.
Quỹ đất nơng nghiệp tiếp tục suy giảm do cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Theo
số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình qn mỗi năm
đất nơng nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn
hécta, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400
ngàn người. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như
mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.


15

Luật Đất đai 2013 đã mở rộng hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, để tạo điều kiện
thuận lợi cho q trình tích tụ, tập trung đất hình thành sản xuất hàng hóa lớn trong
nông nghiệp.

Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường: Sau 10 năm thi hành Luật, các địa phương đã thu hồi hơn 650.000 ha đất
nơng nghiệp để phục vụ lợi ích quốc gia, cơng cộng, quốc phịng, an ninh và phát
triển kinh tế. Việc hạn chế thẩm quyền thu hồi đất đối với chính quyền địa phương
đã đảm bảo quỹ đất trồng lúa ở mức trên dưới 4 triệu ha, giữ vững an ninh lương
thực, đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ việc đưa đất thu hồi vào sử dụng.
Nhà nước chủ yếu giao đất nông nghiệp cho nông dân, một phần khác được giao
cho các nông, lâm trường quốc doanh quản lý và sử dụng. Nhờ đó đã khuyến khích tập
trung và tích tụ đất nơng nghiệp, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn,
vừa giải phóng sức lao động, đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện. Từng
bước chiếm lĩnh thị trường thế giới ở các mặt hàng thế mạnh như gạo, thủy sản…
Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hơn nữa, cần tập
trung đất cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao và giải quyết vấn đề việc
làm và thu nhập của bộ phận nông dân khơng có đất. Phân bổ hợp lý đất đai giữa
đất trồng cây lương thực, đất trồng rừng, đất phi công nghiệp, đất dịch vụ, đất chỉnh
trang và phát triển đô thị...
Đồng thời, rà soát lại quy hoạch, lập lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
phù hợp với yêu cầu mới của q trình tái cơ cấu nơng nghiệp. Quy hoạch vùng
chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản
chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản; quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, rau, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm giá trị
cao khác; bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa
lúa và các cây trồng khác... (Trích Huy Thơng - Hiệu quả sử dụng đất nơng
nghiệp tại Việt Nam còn thấp).


16

2.2.4.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất tỉnh Thái Nguyên
Hiện trạng năm 2010
STT

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.6
1.7
1.9
2
2.1
2.2
2.3
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.18
2.19

2.20
2.21
2.22
2.23
2.24
2.25
2.26
3
4

Chỉ tiêu sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên
Đất nơng nghiệp
Đất trồng lúa
Đất chun trồng lúa nước
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phịng hộ
Đất rừng sản xuất
Đất ni trồng thủy sản
Đất nơng nghiệp khác
Đất phi nơng nghiệp
Đất quốc phịng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất cụm công nghiệp
Đất thương mại dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất PNN
Đất sử dụng cho HĐKS
Đất phát triển hạ tầng

Đất danh lam, thắng cảnh
Đất có di tích lịch sử văn hóa
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất xây dựng trụ sở
Đất cơ sở tôn giáo
Đất làm nghĩa trang
Đất sản xuất vật liệu xây dựng
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi giải trí
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất song, ngịi,
Đất có MNCD
Đất phi nơng nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất khu đơ thị*



NNP
LUA
LUC
HNK
CLN
RPH
RSX
NTS
NKH

PNN
CQP
CAN
SKK
SKN
TMD
SKC
SKS
DHT
DDL
DDT
DRA
ONT
ODT
TSC
DTS
TON
NTD
SKX
DSH
DKV
TIN
SON
MNC
PNK
CSD
KDT

Diện tích (ha)


Cơ cấu
(%)

22.294,41
14.443,79
4.202,09
2.423,23
1.758,90
5.147,82
729,88
2.272,20
326,90
6,00
7.663,84
313,25
120,20
0,00
26,52
0,98
578,41
435,18
2.248,30
3.74
0,00
65,65
606,69
1.304.04
48,65
30,40
13,37

155,51
138,97
54,81
5,45
6,17
686,11
720,79
0,71
186,78
7703,47

100,00
64,79
18,85
10.87
7,89
23.09
3,27
10,19
1,47
0,03
34,38
1,41
0,54
0,00
0,12
0,00
2,59
1,95
10,53

0.02
0,00
0,29
2,72
5,85
0,22
0,14
0,06
0,70
0,62
0,25
0,02
0,03
3,08
3,23
0,00
0,84
7703,47

Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020
Tổng số
Cấp thành
Cấp tỉnh
phố xác Diện tích Cơ cấu
phân bổ (ha)
định (ha)
(ha)
(%)
22.294,41
0,00

22.294,41 100,00
12.440,41
0,00
12.440,41 55,80
3.213,00
3.213.00
14,41
1.961,00
1.961,00
8,80
1.620,00
1.620,00
7,27
4.743,00
4.743,00
21,27
471,00
471,00
2,11
1.509,00
6,77
312,00
312,00
1,40
22,41
0,10
9.798,00
0,00
9.798,00
43,95

483,91
483,91
2,17
172,69
172,69
0,77
105,00
105,00
0,47
164,00
164,00
0,74
229,00
229,00
1,03
695,00
695,00
3,12
469,00
469,00
2,10
2.768,00
2.768,00
12,42
6,00
6,00
0,03
10.00
10.00
0,04

71,00
71,00
0,32
691,00
35,72
725,72
3,26
1.662,00
1.662,00
7,45
173,63
173,63
0,78
36,92
36,92
0,17
37,00
37,00
0,17
361,00
361,00
1.62
151,91
0,68
55,75
0,25
7,29
0,03
6,89
0,03

686,81
3,08
718,74
3,22
0,71
0,00
56,00
0,00
56,00
0,25
7.703,47
0,00

Ghi chú: * Khơng tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên.
(Nguồn: QĐ – v/v điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch của thành phố Thái Nguyên)


×