Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bình luận bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến lãi suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.79 KB, 6 trang )

BÀI TẬP GIỮA KỲ
Mộn: Pháp luật Ngân hàng
Họ và tên: Lê Phương Anh
Lớp: Cao học Luật Kinh tế
_________________________________
Đề bài: Bình luận bản án liên quan đến lĩnh vực pháp luật ngân hàng.

BÀI LÀM
Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về lãi suất, phạt vi phạm
trong hợp đồng tín dụng trong thời gian qua có một số vướng mắc trong việc áp
dụng quy định pháp luật để tính lãi suất, lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng tín
dụng.
Lãi suất, lãi suất nợ quá hạn và phạt vi phạm được quy định trong các bộ
luật, luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. BLDS năm 2015 (Trách
nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357); thỏa thuận phạt vi phạm
(Điều 418); nghĩa vụ trả nợ của bên vay (Điều 466); lãi suất (Điều 468; và các
luật khác có liên quan như: Luật Các tổ chức tín dụng (Lãi suất, phí trong hoạt
động kinh doanh của tổ chức tín dụng (Điều 91)); Luật Thương mại (Phạt vi
phạm (Điều 300); mức phạt vi phạm (Điều 301)…
Tuy nhiên, trong thời gian qua, do chưa có sự nhận thức thống nhất về các
quy định pháp luật về lãi suất, phạt vi phạm trong hợp đồng, dẫn đến tình trạng
trong thực tiễn xét xử, cùng loại tranh chấp hợp đồng tín dụng, trong đó các bên
thỏa thuận về lãi suất, thỏa thuận phạt vi phạm nhưng có Tịa án xử chấp nhận
tính lãi suất nợ quá hạn và phạt vi phạm; có Tịa án xử chỉ chấp nhận tính lãi
suất nợ quá hạn mà không chấp nhận phạt vi phạm vì cho rằng tính lãi suất q
hạn đồng thời phạt vi phạm là “lãi chồng lãi”, “phạt chồng phạt”.
Do đó, học viên đã lựa chọn bình luận bản án về tranh chấp hợp đồng tín
dụng giữa Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Kiên Long và Bị đơn: Bà Phan Hòa
Băng Tuyền, Chủ doanh nghiệp tư nhân Vạn Thơng.
I. TĨM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN:
Ngân hàng TMCP Kiên Long (gọi tắt là Ngân hàng Kiên Long) và bà Phan


Hòa Băng Tuyền – Chủ doanh nghiệp tư nhân Vạn Thông (gọi tắt là DNTN Vạn
Thơng) có giao kết Hợp đồng tín dụng số 2434703/HĐTD ngày 8/9/2011 để vay
số tiền 6.000.000.000 đồng, mục đích vay bổ sung vốn kinh doanh. Thời hạn
1


vay là 12 tháng; Lãi suất trong hạn tại thời điểm ký hợp đồng là 2%/tháng, Lãi
suất cho vay được điều chỉnh 03 tháng/lần và được tính bằng lãi suất tiền gửi tiết
kiệm VNĐ kỳ hạn 13 tháng lãnh lãi cuối kỳ của Ngân hàng Kiên Long tại thời
điểm thay đổi lãi suất cộng thêm biên độ 0,8%/tháng. Đến ngày 9/9/2012 ký phụ
lục HĐ số 2434703.2/PL.HĐTD gia hạn thêm 12 tháng là đến ngày 9/9/2013.
Lãi suất trong hạn tại thời điểm ký phụ lục hợp đồng là 1,65%/tháng, lãi suất
cho vay được điều chỉnh 06 tháng/lần và được tính bằng lãi suất tiền gửi tiết
kiệm VNĐ kỳ hạn 13 tháng lãnh lãi cuối kỳ của Ngân hàng Kiên Long tại thời
điểm thay đổi lãi suất công thêm biên độ 0,6%/tháng. Lãi suất quá hạn bằng
150% lãi suất trong hạn ngay trước thời điểm phát sinh nợ quá hạn. Hình thức
thanh toán: lãi hàng tháng, gốc cuối kỳ.
Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, ông bà Đặng Ngọc Phi và Phan Hịa Băng
Tuyền đã thế chấp tài sản của mình theo Hợp đồng thế chấp số 2434703/HĐTC
ngày 08/9/2011, được Công chứng tại phịng cơng chứng số 1 tỉnh Tây Ninh
ngày 8/9/2001 và đăng ký giao dịch bảo đảm tại văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất huyện Châu Thành và thị xã Tây Ninh ngày 9/9/2011. Tài sản thế chấp
gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 56.444 m2 thuộc thửa 193
tờ bản đồ 09, tại ấp 2 , xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đứng
tên bà Phan Hòa Băng Tuyền;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 51.300 m 2 thuộc thửa 1829
tờ bản đồ 09, tại ấp 2, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đứng
tên ông Đặng Ngọc Phi;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị diện tích 256m 2 đất thuộc

thửa 313 tờ bản đồ 01, tại 776 đường Cách Mạng Tháng Tám, ấp Hiệp Bình, xã
Hiệp Ninh, huyện Hịa Thành, tỉnh Tây Ninh đứng tên ông Đặng Ngọc Phi cùng
tài sản trên đất của ông Phi và bà Tuyền gồm: 01 căn nhà cấp 3, diện tích xây
dựng nhà 119,75m2
Do vi phạm nghĩa vụ nợ lãi kể từ ngày 9/9/2012 và nợ gốc từ ngày
9/9/2013 khơng thanh tốn, Ngân hàng khởi kiện u cầu bà Phan Hòa Băng
Tuyền – Chủ doanh nghiệp tư nhân Vạn Thơng trả cho Ngân hàng tổng số tiền
tạm tính đến ngày 4/10/20163 là 7.450.277.400 đồng, trong đó gốc:
6.000.000.000 đồng và lãi (đến ngày 04/10/2013) lãi trong hạn: 1.152.300.000
đồng, lãi quá hạn: 108.000.000 đồng, tiền phạt chậm trả lãi: 189.977.400 đồng
và lãi phát sinh từ sau ngày 4/10/2013 cho đến khi trả hết nợ (mỗi ngày lãi quá
hạn là 4.500.000 đồng và tiền phạt chậm trả lãi phát sinh là 1.152.300 đồng)
2


Ngày 15/5/2014, Tòa án nhân dân huyện Châu Thành đã mở phiên tòa xét
xử sơ thẩm, tại Bản án sơ thẩm số 05/2014/KDTM – ST tuyên xử: Chấp nhận
yêu cầu của Nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả 8.710.740.300 đồng, trong đó
gốc: 6.000.000.000 đồng, lãi trong hạn: 1.152.300.000 đồng, lãi quá hạn:
1.111.500.000 đồng, phạt chậm trả lãi 446.940.300 đồng; lãi được tính tới khi trả
xong nợ, tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng của các tài sản thế chấp nêu
trên.
II. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ:
* Lựa chọn luật áp dụng
Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Kiên Long và bà Phan Hòa Băng
Tuyền được ký kết ngày 08/9/2011 đến ngày 09/9/2012 thì bà Tuyền vi phạm
nghĩa vụ thanh toán nên phát sinh tranh chấp, ngân hàng khởi kiện u cầu Tịa
án giải quyết. Do đó, Tịa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh thụ lý
giải quyết và áp dụng Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại năm 2005, Luật Tổ
chức tín dụng năm 2010 và Luật đất đai năm 2003 là đúng quy định pháp luật.

* Về nội dung tranh chấp
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 thì:
“Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng
đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản
do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả
nợ.”. Như vậy, theo quy định pháp luật thì cho phép các bên được thỏa thuận về
mức lãi suất của lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn.
Về lãi quá hạn, Điều 11 Quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN quy định
mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng thỏa thuận
hoặc ấn định với khách hàng, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay
trong hạn. Thông thường, khi khoản vay quá hạn, ngân hàng đều áp dụng mức
cao nhất, theo đó, lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn.
Như vậy, trong vụ án trên, Ngân hàng Kiên Long và bà Phan Hòa Băng
Tuyền – Chủ DNTN Vạn Thơng có ký hợp đồng tín dụng ngày 8/9/2011 vay số
tiền 6.000.000.000 đồng. Đến ngày 9/9/2012 ký phụ lục gia hạn 12 tháng. Để
đảm bảo khoản vay, bà Tuyền cùng chồng là ông Đặng Ngọc Phi ký hợp đồng
thế chấp tài sản ngày 08/9/2011. Khi tham gia ký kết các hợp đồng trên, các bên
hoàn toàn tự nguyện và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về nội dung và
hình thức. Như vậy, có thể khẳng định, Hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng và
Hợp đồng thế chấp tài sản được ký giữa bà Phan Hịa Bằng Tuyền và Ngân hàng
là có thật và hợp pháp đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 BLTTDS số
3


24/2004/QH11 được sửa đổi bổ sung năm 2011. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Kiên Long buộc bà Phan Hòa Băng
Tuyền – Chủ DNTN Vạn Thông trả nợ số tiền vay trong đó nợ gốc là
6.000.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn là 1.152.300.000 đồng, nợ lãi quá hạn là
1.111.500.000 đồng là có căn cứ và đúng quy định pháp luật.
Khi khoản nợ quá hạn, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn

theo cam kết trong hợp đồng, ngân hàng có quyền phạt vi phạm hợp đồng. Theo
đó, phạt vi phạm hợp đồng không phải là tiền lãi mà là sự thỏa thuận giữa các
bên trong hợp đồng. Theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho
bên vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận và không quá 8% giá trị
nghĩa vụ bị vi phạm theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005.
Tuy nhiên, trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Kiên Long và bà Phan
Hịa Băng Tuyền khơng có quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Nếu trong hợp
đồng tín dụng có quy định: “Trường hợp, khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh
tốn, ngồi việc phải trả nợ gốc, lãi phát sinh thì cịn phải chịu phạt vi phạm
hợp đồng”, thì đương nhiên ngân hàng được quyền đưa ra yêu cầu.
Tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Hợp đồng tín dụng số 2434703/HĐTD quy
định trong trường hợp nếu bên vay vốn không trả gốc vốn vay đúng kỳ hạn thì
bên cho vay chuyển tồn bộ dư nợ của bên cho vay sang nợ quá hạn và phải chịu
lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay. Trường hợp bên vay không trả lãi
vay đầy đủ và đúng hạn thì ngân hàng sẽ thu thêm số tiền phạt chậm trả lãi suất
bằng 0,1%/ngày trên số tiền lãi chậm trả và số ngày chậm trả. Việc thỏa thuận
này không phải là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ luật
dân sự và Luật Thương mại. Ngân hàng nhầm lẫn giữa khái niệm phạt vi phạm
hợp đồng và lãi phạt chậm thanh tốn. Ngồi khoản tiền gốc, tiền lãi quá hạn,
khách hàng còn phải chịu lãi suất là 0,1%/ngày đối với số tiền lãi chậm thanh
toán theo số ngày chậm trả. Như vậy, đây chính là lãi chồng lãi và pháp luật
khơng quy định được thỏa thuận về nội dung này.
Về lãi phạt chậm thanh toán, theo Quy chế 1627 về cho vay của các tổ chức
tín dụng thì đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, việc phạt chậm trả đối
với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của
pháp luật. Như vậy, pháp luật khơng có quy định cho áp dụng lãi phạt chậm trả
độc lập với lãi quá hạn, mà quy định cho phép áp dụng phạt chậm trả tương ứng
với quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Khi cho vay, ngân hàng được quyền áp
dụng lãi trong hạn (chỉ áp dụng trong thời hạn vay) và lãi quá hạn (khi đã vi
phạm nghĩa vụ thanh toán trong hạn quy định) và không cho phép áp dụng thêm

một loại lãi nào khác trùng với thời gian đã áp dụng 1 trong 2 loại lãi nói trên.
4


Cịn phạt vi phạm là một hình thức chế tài áp dụng đối với một trong các bên vi
phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Do đó, nếu các bên có thỏa thuận
phạt vi phạm hợp đồng khi vi phạm nghĩa vụ thanh tốn thì ngân hàng được
quyền yêu cầu người có nghĩa vụ vi phạm phải chịu một khoản phạt trong phạm
vi quy định của pháp luật. Ngồi ra, pháp luật khơng cho quy định cho phép thỏa
thuận về lãi phạt chậm thanh toán như trong hợp đồng tín dụng nêu trên.
Như vậy, căn cứ nội dung đơn khởi kiện của Ngân hàng TMCP Kiên Long,
tại Bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh tuyên
xử: chấp nhận yêu cầu của nguyên đươn, buộc bà Phan Hòa Băng Tuyền – Chủ
DNTN Vạn Thông trả số tiền phạt chậm trả lãi trong hạn là 446.940.300 đồng là
không đúng theo quy định pháp luật.
Do đó, ngày 20/3/2018, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ
Chí Minh đã ban hành kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án trên của Tòa án
nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh kháng nghị: về khoản tiền phạt chậm
trả lãi như trên.
* Về trách nhiệm chậm thanh toán thi hành án
Luật Thi hành án dân sự 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2014 không quy
định về lãi suất chậm thi hành án. Song đây là nghĩa vụ được quy định tại Điều
305, Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 357, Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tại phần Quyết định của bản án tuyên xử về việc chậm thanh toán thi hành
án: “3. Kể từ ngày 16/5/2014, bà Phan Hòa Băng Tuyền – Chủ DNTN Vạn
Thơng cịn phải trả Ngân hàng Kiên Long lãi suất nợ quá hạn theo mức lãi suất
2.25.%/tháng trên số nợ gốc còn phải thi hành, cho đến khi trả hết nợ gốc.
Ngồi ra cịn chịu thêm một khoản tiền phạt do chậm trả lãi trong hạn với mức
phạt 0,1%/ngày trên số nợ lãi trong hạn là 1.152.300.000 đồng cho đến khi trả
hết số nợ lãi trong hạn này”.

Theo quy định tại Điều 305 BLDS năm 2005 về Trách nhiệm dân sự do
chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm
trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm
thanh tốn, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.”
Như đã phân tích ở trên, việc thỏa thuận khác trong hợp đồng tín dụng này
là không quy định pháp luật nên không được xem xét chấp nhận do đó Tịa án
tun về trách nhiệm chậm thanh tốn tính thêm một khoản tiền phạt do chậm
trả lãi trong hạn với mức phạt 0,1%/ngày trên số nợ lãi trong hạn là
5


1.152.300.000 đồng cho đến khi trả hết số nợ lãi trong hạn này là ảnh hưởng đến
quyền lợi của bị đơn.
Tại Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong
hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm đã được công
bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, đã yêu cầu ghi nhận vào bản án nội dung sau: Sau khi đã có bản án,
khách hàng vay phải tiếp tục thanh tốn cho tổ chức tín dụng khoản tiền lãi trên
nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo
mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong
khoản nợ gốc này.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay
theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay, thì lãi suất mà khách
hàng vay phải tiếp tục thanh tốn theo quyết định của tịa án cũng sẽ được điều
chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng, tổ chức tín dụng
cho vay.
Do đó, để bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án, tránh tình trạng
người phải thi hành án chây ì khơng thi hành án ảnh hưởng đến quyền lợi các

bên do chậm thi hành án, bản án cần xét xử lại và sửa phù hợp với tinh thần của
Án lệ số 08/2016.
Ngoài ra, pháp luật cần sửa đổi, quy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn
của Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp chậm thi hành án thì để Tịa án
thống nhất áp dụng theo quy định pháp luật./.
____________________________

6



×