Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân – nghiên cứu trên địa bàn hà nội TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.44 KB, 12 trang )

1

2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất nông nghiệp thâm canh đã tạo
ra một khối lượng lương thực thực phẩm rất lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên
của hơn sáu tỷ người trên hành tinh này. Lợi thế năng suất cao của nông nghiệp thâm
canh đã và đang đưa phương thức này phát triển lên đến đỉnh cao của nó. Trong đó,
sự đóng góp của khoa học cơng nghệ được ghi nhận như là yếu tố quyết định cho
nông nghiệp thâm canh tồn tại và phát triển. Thế nhưng, việc sử dụng nhiều loại phân
bón hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp thâm canh (Pimentel và
cộng sự, 2005; Carvalho, 2006), dẫn đến vô số thách thức như suy giảm sức khỏe con
người, đặc biệt là sinh sản và hệ thống thần kinh trung ương (Von Duszeln, 1991;
Singh, 2000; Bretveld và cộng sự, 2006). Chính vì vậy, canh tác hữu cơ đã xuất hiện
và được coi là hệ thống nông nghiệp thân thiện với môi trường khi tránh sử dụng hóa
chất tổng hợp và phân bón (Venkataraman và Shanmugasundaram, 1992;
RoitnerSchobesberger và cộng sự, 2008; Mahdi và cộng sự, 2010; Suthar, 2010).
Canh tác hữu cơ gắn chặt với hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững về môi trường,
kinh tế và xã hội (Padel, 2001). Canh tác hữu cơ ít tác động bất lợi đến môi trường
hơn so với canh tác thông thường, vốn dựa vào về các yếu tố đầu vào bên ngoài ở
một mức độ lớn hơn (Gomiero và cộng sự, 2008). Canh tác hữu cơ còn giúp giảm
thiệt hại chung cho môi trường (Pimentel và cộng sự, 2005; Carvalho, 2006) và cải
thiện sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam có lịch sử sản xuất nông nghiệp và phương thức canh tác hữu cơ từ
lâu đời. Trước năm 1980, nông dân chủ yếu sử dụng các giống cây trồng bản địa,
giống cổ truyền với năng suất và nhu cầu sử dụng phân bón thấp, chủ yếu hấp thu từ
phân bón hữu cơ, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nên rất ít phải sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật đặc biệt là thuốc hố học. Sản xuất nơng nghiệp hữu cơ Việt Nam đang
từng bước phát triển, diện tích sản xuất hữu cơ tăng nhanh qua các năm, năm 2015


đạt hơn 76 nghìn ha, tăng trên 3,6 lần so với năm 2010, năm 2018 diện tích gieo trồng
hữu cơ đã đạt 3,2 ngàn ha lúa, 2 ngàn ha rau, 2,8 ngàn ha chè, 4,7 ngàn ha cây ăn quả,
2,1 ngàn ha điều, 135 ngàn ha nuôi trồng thủy sản… tập trung tại 40 tỉnh, thành phố
trên cả nước, sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến các thị
trường Nhật, Đức, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia...
(Tổng cục thống kê, 2019).
Thành phố Hà Nội với diện tích là hơn 3.300 km2, với dân số khoảng gần 10
triệu người. Mặc dù là Thủ đơ nhưng có hơn 50% là diện tích là nơng nghiệp và
khoảng 50% dân số sống ở khu vực nông thơn, gần 40% lao động trong lĩnh vực
nơng nghiệp. Tồn thành phố, có 17 huyện, 1 thị xã, 6 quận cịn sản xuất nơng
nghiệp. Trong phát triển kinh tế, nơng nghiệp Hà Nội tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng

có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nơng sản đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong
phú và ngày càng tăng của người dân Thủ đô. Với mục tiêu xây dựng ngành nơng
nghiệp Thành phố có cơ cấu hợp lý, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, phát huy được lợi thế so sánh; phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp
sinh thái và nông nghiệp hữu cơ, thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai và thực hiện
đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Hà Nội, trong
lĩnh vực trồng trọt, tính đến 2019, diện tích sản xuất nơng nghiệp hữu cơ tồn thành
phố có 50/33.160 ha rau hữu cơ, 170/200.000 ha lúa, diện thích cây ăn quả cịn rất
nhỏ và manh mún…Từ đó cho thấy diện tích sản xuất nơng nghiệp hữu có mới chỉ
đạt 0,3% diện tích canh tác, mặc dù có tăng qua các năm, những tỷ trọng này là rất
thấp, một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ trên địa bàn đã thành công nhưng
chưa được nhân rộng
Có nhiều ngun nhân làm cho sản xuất nơng nghiệp hữu cơ của Hà Nội chưa
phát triển được trong thời gian qua, một trong những nguyên nhân là người sản xuất
trực tiếp sản xuất (người nông dân) chưa sẵn sàng để chấp nhận sản xuất nông nghiệp
hữu cơ do lo ngại nhiều vấn đề từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp hữu cơ
như quy trình, thời gian, sản xuất, tiêu thụ, giá cả… Chính vì vậy, tác giả quyết định

lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp
hữu cơ của người nông dân – nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài cho luận
án của mình.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất nông
nghiệp hữu cơ của người nơng dân trên địa bàn Hà Nội; từ đó đưa ra một số đề xuất,
kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy ý định chấp nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ của người nông dân trên địa bàn Hà Nội nói riêng và Việt Nam
nói chung.
Mục tiêu cụ thể
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu
cơ của người nơng dân
• Xây dựng mơ hình nghiên cứu để tìm hiểu mức độ ảnh hướng của các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông
dân trên địa bàn Hà Nội.
• Đề xuất, kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy ý định chấp
nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân trên địa bàn Hà Nội nói
riêng và Việt Nam nói chung.
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu


3

4

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ
của người nông dân. Người nông dân ở đây là người đại diện hộ nông dân đang trực tiếp
sản xuất nông nghiệp. Với đối tượng nghiên cứu này, tác giả tiến hành tìm hiểu thơng qua

phỏng vấn sâu một số chuyên gia và một số nông dân, đồng thời tiến hành khảo sát bằng
bảng hỏi người nông dân đang thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ và những nông dân
đang canh tác thông thường ở khu vực Hà Nội về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp
nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong hai lĩnh vực chính của nơng nghiệp hữu cơ là
trồng trọt và chăn ni thì tác giả tập trung vào đối tượng nghiên cứu là trồng trọt.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân đang
thực hiện canh tác thông thường và canh tác hữu cơ ở Hà Nội. Tuy nhiên, do sự
giới hạn về nguồn lực, tác giả khơng thể nghiên cứu tồn bộ người nơng dân ở
Hà Nội nên đã lựa chọn điều tra nông dân tại một số khu vực như Sóc Sơn,
Đan Phượng và Thạch Thất là các khu vực chiếm diện tích tương đối lớn trong
sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Hà Nội; riêng Thạch Thất có trang trại Hoa
Viên sản xuất nơng nghiệp hữu cơ với diện tích gần 10 ha, số cịn lại nằm rải
rác ở Sóc Sơn, Đan Phượng,.... Sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, kinh nghiệm làm nông nghiệp và thu nhập hàng năm từ nơng nghiệp là
tiêu chí được tác giả quan tâm khi tiến hành khảo sát để có thể xác định mối
quan hệ giữa các biến nhân khẩu học này với ý định chấp nhận sản xuất nông
nghiệp hữu cơ.
- Về thời gian nghiên cứu: đối với số liệu thứ cấp (1) về lý thuyết, tác giả thu
thập từ các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến đề tài từ trước cho đến
nay, (2) về thực tiễn, tác giả tìm hiểu về sản xuất nơng nghiệp hữu cơ ở Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong giai đoạn 2015 - 2020; đối với số
liệu sơ cấp, tác giả thu thập từ phỏng vấn sâu một số chuyên gia và một số
nông dân cũng như tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi người nông dân đang thực
hiện canh tác hữu cơ/canh tác thông thường ở một số khu vực ở Hà Nội trong
năm 2019; từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho cơ quan quản lý
nhà nước nhằm thúc đẩy ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của
người nông dân trên cả nước.
Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: số liệu thứ cấp được thu thập từ
các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi được phân tích, so sánh và
tổng hợp để hình thành khung lý thuyết, mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.

- Phương pháp định tính – phỏng vấn sâu: kiểm tra mức độ phù hợp của từng
yếu tố và các quan sát sử dụng trong nghiên cứu; từ đó rút ra các nhóm yếu tố
phù hợp với điều kiện môi trường nghiên cứu.
- Phương pháp định lượng – điều tra bảng hỏi: đo lường ảnh hưởng của các yếu
tố tới ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân thông
qua việc kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng việc sử dụng
các kỹ thuật của phần mềm SPSS 24.0 và AMOS 24.0.
1.4. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu vừa đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn:
Về mặt lý luận, nghiên cứu lấp đầy được khoảng trống khi tập trung tìm hiểu ý
định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân ở Việt Nam –
nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội với mơ hình tích hợp, kết hợp cả hai cách tiếp cận
hợp lý và đạo đức.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu góp phần xác định các yếu tố và mức độ tác động
của từng yếu tố đến ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông
dân ở Việt Nam – nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị
cho cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp hữu cơ ở Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
1.5. Bố cục của luận án
Để trình bày tồn bộ nội dung nghiên cứu của mình, ngoài phần mở đầu, phần
kết luận, các danh mục, phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan nghiên cứu
Chương 3. Bối cảnh và phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ
Nguyễn Thế Đặng và cộng sự (2012) đưa ra định nghĩa: “Nông nghiệp hữu cơ là
một phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học
có trong tự nhiên. Nói một cách khác, phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là
một phương thức sản xuất mà trong đó các q trình sản xuất đều theo quy luật sinh
học tự nhiên vốn có”. Katić và cộng sự (2010) nói rằng nơng nghiệp hữu cơ như một
hình thức sản xuất nơng nghiệp đặc biệt, là nền tảng cho sản xuất nơng nghiệp bền
vững. Đó là một hình thức sản xuất đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nguyên tắc bảo
vệ và bền vững môi trường. Còn theo Kilcher (2006) và Henning và cộng sự (1991),
nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào hoàn toàn là hữu
cơ, cũng đồng nghĩa với nông nghiệp bền vững. Lampkin (1994) lại định nghĩa nông


5

6

nghiệp hữu cơ là nông nghiệp mà tạo ra các hệ thống sản xuất tích hợp, nhân văn, bền
vững về mơi trường và kinh tế. Liên đồn phong trào Nơng nghiệp hữu cơ Quốc tế
(International Federation of Organic Agriculture Movement – IFOAM) đã trình bày
định nghĩa sau: Nơng nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất duy trì sức khỏe của
đất, hệ sinh thái và con người. Nó phụ thuộc vào các quá trình sinh thái, đa dạng sinh
học và các chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương, thay vì sử dụng các yếu tố đầu
vào có tác dụng phụ. Nơng nghiệp hữu cơ là hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại
bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón hóa học tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết
tăng trưởng cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc nhằm giảm thiểu ô
nhiễm, đảm bảo sức khỏe con người và tạo ra nông sản sạch. Mặc dù các định nghĩa
đưa ra là khác nhau, nhưng tất cả đều cho rằng canh tác hữu cơ là một hệ thống sản
xuất thân thiện với môi trường và một phương pháp nông nghiệp bền vững (Scofield

1986; Bowler 1992).
2.2. Tổng quan các nghiên cứu về ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu

Nghiên cứu về ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được thực hiện
chủ yếu bởi các học giả nước ngoài. Trong đó, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân là đề tài được nhiều
học giả nước ngồi lựa chọn. Căn cứ theo nội dung thì các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân được chia thành các
nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm yếu tố thuộc về nhân khẩu học, tính cách và quan điểm của
người nơng dân: độ tuổi (Alexopoulos và cộng sự, 2010; Azam và Banumathi, 2015;
Xie và cộng sự, 2015); giới tính (Azam và Banumathi, 2015); trình độ học vấn (Azam
và Banumathi, 2015); tính sáng tạo (Alexopoulos và cộng sự, 2010); quyền sở hữu
đất đai (Azam và Banumathi, 2015); kinh nghiệm, giáo dục và kiến thức (Soltani và
cộng sự, 2013; Azam và Shaheen, 2019); sở thích rủi ro (Xie và cộng sự, 2015); động
lực, chuẩn chủ quan (Asadollahpour và cộng sự, 2016); thái độ (Asadollahpour và
cộng sự, 2016; Sharifuddin và cộng sự, 2016; Laepple, 2008).
Thứ hai, nhóm yếu tố thuộc về nhận thức của người nơng dân: nhận thức về thị
trường và sự đóng góp của canh tác hữu cơ để bảo vệ môi trường (Alexopoulos và
cộng sự, 2010); sức khỏe/an toàn (Aoki, 2014; Asadollahpour và cộng sự, 2014;
Cranfield và cộng sự, 2010; Jierwiriyapant và cộng sự, 2012); nhu cầu xã hội và
thách thức kinh tế (Cranfield và cộng sự, 2010); sự thành công của các trang trại hữu
cơ lân cận và cơ hội xuất khẩu (Jierwiriyapant và cộng sự, 2012); thu nhập và cơ hội
(Soltani và cộng sự, 2013); lợi nhuận, tài chính (Aoki, 2014; Asadollahpour và cộng
sự, 2016; Cranfield và cộng sự, 2010, Ullah và cộng sự, 2015); chi phí, chi phí lao
động (Ullah và cộng sự, 2015; Xie và cộng sự, 2015; Asadollahpour và cộng sự,

2016); khả năng tương thích, hiệu quả (Ullah và cộng sự, 2015); năng suất (Cranfield
và cộng sự, 2010; Ullah và cộng sự, 2015); lợi ích (Xie và cộng sự, 2015); sự hữu
ích, rủi ro (Sharifuddin và cộng sự, 2016); trồng trọt (Azam và Shaheen, 2018); sự

quen thuộc với hệ thống sản xuất hữu cơ (Koutsoukos và Iakovidou, 2013); mục tiêu
(Laepple, 2008).
Thứ ba, nhóm yếu tố thuộc về trang trại của người nông dân: quy mô trang trại
(Alexopoulos và cộng sự, 2010; Azam và Banumathi, 2015); việc sử dụng trang trại
cho thuê (Azam và Shaheen, 2018).
Thứ tư, nhóm yếu tố thuộc về môi trường: kinh tế, thể chế, xã hội (Azam và
Shaheen, 2018; Laepple, 2008); môi trường (Cranfield và cộng sự, 2010); đào tạo
(Jierwiriyapant và cộng sự, 2012); hỗ trợ từ mạng lưới nông nghiệp, kinh tế, vật lý,
sinh học (Jierwiriyapant và cộng sự, 2012); sự cạnh tranh và cơ sở hạ tầng
(Koutsoukos và Iakovidou, 2013); sự hợp tác sản xuất (Soltani và cộng sự, 2013);
môi trường (Aoki, 2014; Asadollahpour và cộng sự, 2014; Altieri và cộng sự, 2017;
Sharifuddin và cộng sự, 2016; Xie và cộng sự, 2015); tiếp cận tín dụng, tiếp cận
thơng tin (Ma và cộng sự, 2017).
Thứ năm, nhóm yếu tố thuộc về các chính sách truyền thơng và hỗ trợ: sự hỗ trợ
và chính sách của chính phủ (Asadollahpour và cộng sự, 2014; Azam và Shaheen,
2018; Soltani và cộng sự, 2013; Cranfield và cộng sự, 2010); mạng lưới tiếp thị
(Azam và Shaheen, 2018; Koutsoukos và Iakovidou, 2013; Cranfield và cộng sự,
2010); kiểm soát sản xuất và chất lượng (Cranfield và cộng sự, 2010).
Dựa trên tổng quan nghiên cứu tác giả đề xuất tìm ra khoảng trống nghiên cứu:
Một là, tổng quan nghiên cứu cho thấy nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ với sự kết hợp các lý thuyết khác nhau
chưa từng được thực hiện tại bối cảnh Việt Nam.
Hai là, việc chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ liên quan đến khía cạnh đạo
đức, bảo vệ mơi trường, do đó cần được tiếp cận theo hai khung lý thuyết là: cách
tiếp cận hợp lý dựa trên một số lý thuyết nghiên cứu về hành vi và cách tiếp cận đạo
đức.
Ba là, kết hợp các lý thuyết khi nghiên cứu về ý định của người nông dân đã
được thực hiện trong một số nghiên cứu (Rezaei và cộng sự, 2019, Yanakittkul and
Aungvaravong, 2017), tuy nhiên việc kết hợp các lý thuyết theo cách tiếp cận hợp lý
và cách tiếp cận đạo đức trong nghiên cứu ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp

hữu cơ của người nông dân chưa được thực hiện.
Dựa trên khoảng trống nghiên cứu đã xác định, tác giả dự định hướng nghiên
cứu của đề tài như sau:


7

8

• Kết hợp các lý thuyết theo cách tiếp cận hợp lý và cách tiếp cận đạo đức khi
nghiên cứu ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nơng dân,
nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội.
• Căn cứ vào mơ hình lý thuyết tích hợp xác định các yếu tố và mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố đến ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của
người nông dân, nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội.
• Nghiên cứu sự tác động của các biến kiểm sốt như: giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, kinh nghiệm làm nông nghiệp và thu nhập hàng năm từ nông nghiệp
đến ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân, nghiên
cứu trên địa bàn Hà Nội.
2.3. Lý thuyết nghiên cứu về ý định của người nơng dân
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior – TPB): TPB đã
được chứng minh là một khung lý thuyết thích hợp để lập mơ hình chuyển đổi sang
canh tác hữu cơ vì ít nhất ba lý do: thứ nhất, chuyển đổi sang canh tác hữu cơ là nhu
cầu thiết yếu với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có chủ ý của nơng dân; một đặc tính hiển
thị ứng dụng của TPB như là mơ hình lý thuyết thích hợp hơn (Kruege và cộng sự,
2000). Thứ hai, TPB tính đến các yếu tố xã hội và kỹ thuật trong việc ra quyết định.
Thứ ba, mơ hình TPB có thể xem xét những khó khăn hoặc tiềm năng những hạn chế
mà nơng dân có thể nhận thấy khi áp dụng một kỹ thuật nông nghiệp mới (Läpple và
Kelley, 2013).
Mơ hình kích hoạt tiêu chuẩn (Norm Activation Model – NAM): NAM kết hợp

cùng TPB đã được áp dụng trong nghiên cứu của Rezaei và cộng sự (2019) về ý định
của nông dân sử dụng các thực hành quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) - một phương
pháp kiểm sốt dịch hại thân thiện với mơi trường.
Lý thuyết phổ biến đổi mới (Innovation Diffusion Theory – IDT): IDT thống trị
hệ thống lý thuyết và thực hành khuyến nông khắp nơi trên thế giới trong hơn nửa thế
kỷ. IDT được khẳng định là tốt và được áp dụng cho quy trình áp dụng canh tác hữu
cơ (Padel, 2001). Trong khi những đổi mới thường được nghiên cứu liên quan đến sự
phát triển cơng nghệ, thì khía cạnh xã hội của sự đổi mới đã được xem xét trong các
nghiên cứu về canh tác hữu cơ (Vartdal, 1993; Sutherland và Darnhofer, 2012). Canh
tác hữu cơ là gần nhất với nguyên tắc sinh thái của nông nghiệp bền vững, so với
nơng nghiệp thơng thường, thì khá đổi mới (Beauchesne và Bryant, 1999). Coi nơng
nghiệp hữu cơ là hình thức nơng nghiệp đổi mới phức tạp, Sutherland và Darnhofer
(2012) tuyên bố rằng nông nghiệp hữu cơ đã trở nên dễ chấp nhận hơn khi mà người
ta thấy nó có lãi, đặc biệt là nếu nó có lãi hơn hơn các trang trại thơng thường lân cận.
Theo Padel (2001), IDT có thể giúp hiểu được q trình phổ biến nơng nghiệp hữu cơ
trong một cộng đồng và cách thức mà quá trình này có thể được hỗ trợ và cải thiện, ví
dụ, thông qua hệ thống thông tin trong nông nghiệp hoặc khuyến nông.

Lý thuyết động lực bảo vệ (Protection motivation theory - PMT): PMT đã được
sử dụng làm lý thuyết nền trong một số nghiên cứu về ý định và hành vi của người
nông dân như: ý định và hành vi của người nơng dân liên quan đến biến đổi khí hậu
(Le Dang và cộng sự, 2014; Ghanian và cộng sự, 2020); hành vi của người nông dân
liên quan đến môi trường (Wang và cộng sự, 2019); hành vi thích ứng với hạn hán
của người nông dân (van Duinen và cộng sự, 2015).
2.4. Căn cứ xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Sự kết hợp TPB và NAM đã được thực hiện chứng minh là phù hợp trong nhiều
nghiên cứu như Klöckner và Ohms (2009) về mua sữa hữu cơ; Park và Ha (2014) về
ý định tái chế; Han và Hyun (2017) về ra quyết định liên quan đến môi trường của khách
thăm bảo tàng; Liu và cộng sự (2017) về hành vi giao thông bền vững; Rezaei và cộng
sự (2019) về áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp của người nông dân (IPM).

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991) và lý thuyết động lực bảo
vệ (PMT) (Rogers, 1983) sẽ được tích hợp để nghiên cứu về ý định chấp nhận sản
xuất nông nghiệp hữu cơ. Các cơng trình trước đây đã sử dụng các khung nghiên cứu
tích hợp TPB và PMT với các lý thuyết khác như Bulgurcu và cộng sự, 2010; Pahnila
và cộng sự, 2007; Herath và Rao, 2009; Lee và Kozar, 2005; Lee và Larsen, 2009.
Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ kết hợp duy nhất hai lý thuyết TPB và PMT như
hành vi tuân thủ chính sách bảo mật hệ thống thông tin (ISSP) (Ifinedo, 2012);
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi môi trường của nông dân (Wang và
cộng sự, 2019).
2.5. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất, căn cứ vào lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) kết hợp với một số lý
thuyết khác nghiên cứu về hành vi như: mơ hình kích hoạt tiêu chuẩn (NAM), lý
thuyết phổ biến đổi mới (IDT) và lý thuyết động lực bảo vệ (PMT). Việc kết hợp các
lý thuyết trong việc xây dựng mơ hình nghiên cứu góp phần xem xét các ý định hành
vi ở nhiều cách tiếp cận: cách tiếp cận hợp lý và cách tiếp cận đạo đức (Valizadeh,
2018).
Thứ hai, căn cứ vào mơ hình nghiên cứu về ý định và hành vi của người nông
dân trong nghiên cứu của Yanakittkul và Aungvaravong (2017) và Rezaei và cộng sự
(2019). Đây là những nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí uy tín thuộc danh
mục Scopus và ISI, hiện đang đăng tải trên ScienceDirect.


9

Các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:
Ý định (IN) thể hiện động lực của cá nhân trong việc đưa ra quyết định hoặc kế
hoạch có ý thức để nỗ lực thực hiện hành vi cụ thể (Conner và Armitage, 1998). TPB
cho rằng ý định của một cá nhân có thể được dự đốn với độ chính xác cao bởi thái
độ (AT) đối với một hành vi nhất định, cảm nhận khả năng kiểm soát (PBC) và chuẩn
chủ quan (SN) (Ajzen, 1991, 2002).

Thái độ thể hiện mức độ đánh giá của một cá nhân về một hành vi là thuận lợi
hoặc không thuận lợi (Ajzen, 1991). Thái độ đối với một hành vi phụ thuộc vào đánh
giá tổng thể về hành vi và niềm tin vào kết quả mong muốn của nó (Tan và cộng sự,
2017). Nói chung, thái độ tích cực hơn của các cá nhân đối với một hành vi có thể
dẫn đến để có ý định thực hiện hành vi đó nhiều hơn (Gao và cộng sự, 2017a). Thái
độ có thể được xem như một yếu tố quyết định cơ bản về ý định của một cá nhân
(Yadav và Pathak, 2017; Li và cộng sự, 2018; Rezaei và cộng sự, 2018a). Nơng dân
sẽ có ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ chỉ khi họ tin rằng việc thực
hành là hữu ích và mang lại kết quả tích cực cho họ.
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ảnh hưởng trực tiếp của
PBC đến ý định (Chen, 2017; Tan và cộng sự, 2017; Li và cộng sự, 2018). Theo đó, ý
định mạnh mẽ của các cá nhân để thực hiện một hành động cụ thể sẽ chịu ảnh hưởng
bởi mức độ kiểm soát bản thân (Gao và cộng sự, 2017a). Khi người nơng dân cảm
thấy họ có kiến thức, kỹ năng và nguồn lực phù hợp để sản xuất nông nghiệp hữu cơ,
nhiều khả năng họ sẽ hình thành ý định.

10

Nhận thức của mỗi cá nhân về sự chấp thuận của một người quan trọng đối với
một hành vi sẽ đủ để thúc đẩy ý định thực hiện hành vi (Shin và Hancer, 2016). Nhận
thức cao về các tiêu chuẩn chủ quan liên quan có thể làm tăng xác suất thực hiện một
hành vi cụ thể (Gao và cộng sự, 2017a). Nếu nông dân cảm thấy rằng họ chịu áp lực
xã hội khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhiều khả năng họ sẽ có xu hướng sử dụng
những thực hành đó.
Nhìn chung, xuất phát từ lý thuyết TPB, nghiên cứu này đã đưa ra các giả thuyết
sau:
Giả thuyết H1: Thái độ có ảnh hưởng tích cực đến ý định chấp nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ của người nông dân.
Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định chấp nhận
sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân.

Giả thuyết H3: Cảm nhận khả năng kiểm sốt có ảnh hưởng tích cực đến ý
định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân.
Nhận thức về kết quả (AC) được gọi là nhận thức của cá nhân về tác động tích
cực của hành động ủng hộ xã hội đối với người khác hoặc đánh giá của họ đối với
những thứ khác (De Groot và Steg, 2009). Gán cho trách nhiệm (AR) cho thấy cảm
giác trách nhiệm của cá nhân đối với kết quả của các hành vi ủng hộ xã hội (De Groot
và Steg, 2009). Chuẩn mực cá nhân (PN) còn thể hiện nghĩa vụ đạo đức trong việc
thực hiện một hành động cụ thể hoặc kiềm chế nó (Schwartz và Howard, 1981).
Áp dụng mơ hình kích hoạt tiêu chuẩn (NAM) với ý định chấp nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ cho thấy nơng dân nhận thức được kết quả tích cực của việc thực
hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ và cảm thấy trách nhiệm về kết quả sẽ có nghĩa vụ
đạo đức để sử dụng những thực hành để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ
môi trường. Cảm giác về nghĩa vụ này, đến lượt nó, dẫn đến một ý định mạnh mẽ để
sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Chính vì vậy, xuất phát từ mơ hình kích hoạt tiêu chuẩn NAM, nghiên cứu này
đã đưa ra các giả thuyết sau:
Giả thuyết H4: Nhận thức về kết quả có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn mực
cá nhân của người nơng dân.
Giả thuyết H5: Gán cho trách nhiệm có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn mực
cá nhân của người nơng dân.
Giả thuyết H6: Nhận thức về kết quả có ảnh hưởng tích cực đến gán cho
trách nhiệm của người nơng dân.
Zhang và cộng sự (2017) đã khẳng định rằng một cá nhân có nhận thức về kết
quả tích cực của việc thực hiện một hành vi cụ thể sẽ có nhiều khả năng hình thành
các đánh giá thuận lợi về hành vi đó. AC phản ánh niềm tin của một cá nhân về thái
độ đối với đối tượng nhất định, nó có thể được coi là yếu tố quyết định thái độ đối với


11


12

đối tượng đó (Park và Ha, 2014). Dựa trên với các nghiên cứu trước đó (Han, 2014,
2015; Park và Ha, 2014; Han và Hyun, 2017), nghiên cứu này đã đưa ra giả thuyết
rằng AC có mối quan hệ với AT. Khi nơng dân nhận thức được kết quả tích cực của
việc sản xuất nơng nghiệp hữu cơ thì nhiều khả năng có một thái độ thuận lợi hơn đối
với việc thực hiện nó.
Ngồi ra, AC cũng liên quan trực tiếp đến SN, khi các cá nhân nhận thức về một
kết quả hành vi cụ thể sẽ có một hiểu rõ hơn về tác động của hành vi đó đối với người
khác và môi trường (Schwartz, 1977). Bằng chứng thực nghiệm đã được cung cấp bởi
một số nghiên cứu về tác động trực tiếp của AC lên SN (Bamberg và Möser, 2007;
Park và Hà, 2014; Han, 2015; Zhang và cộng sự, 2017).
PN được kích hoạt khi một cá nhân nhận thấy hành động ủng hộ xã hội sẽ dẫn
đến ảnh hưởng tích cực đến cá nhân khác (tức là nhận thức về kết quả consequences) và khi cá nhân đó cảm thấy có trách nhiệm những hậu quả tiêu cực có
thể xảy ra do anh ấy/cô ấy không hành động. Schwartz (1977) và Huijts và cộng sự
(2013) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa PN và ý định xã hội và các tác giả đã chỉ
ra rằng PN định hướng ý định hành vi (Udo và Bagchi, 2019).
Do đó, các giả thuyết được đề xuất là:
Giả thuyết H7: Nhận thức về kết quả có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của
người nông dân.
Giả thuyết H8: Nhận thức về kết quả có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn chủ
quan của người nông dân.
Giả thuyết H9: Chuẩn mực cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến ý định chấp
nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân.
Lợi thế hành vi so sánh (Comparative Behaviors’ Usefulness – CBU) so sánh
những lợi thế của hành vi của nông dân, điều chỉnh dựa trên lý thuyết phổ biến đổi
mới (IDT) (Rogers, 2003), được quan tâm để áp dụng cho hành vi sản xuất hữu cơ.
Theo đó, lý thuyết thảo luận về các yếu tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới
như sau: (1) lợi thế tương đối, (2) sự tương hợp, (3) sự phức tạp, (4) khả năng thử
nghiệm và (5) khả năng quan sát. Aubert và cộng sự (2012) đề cập đến bốn lợi thế

tương đối dựa trên tầm quan trọng của nông dân khi áp dụng công nghệ nơng nghiệp
chính xác: (1) năng suất mở rộng, (2) giảm chi phí đầu vào, (3) thơng tin được cải
thiện để ra quyết định và (4) tác động môi trường thấp hơn. Sattler và Nagel (2010)
chỉ ra ba loại lợi thế tương đối: các điều khoản của chi phí, điều khoản về nhu cầu
thời gian, và các điều khoản rủi ro.
Nhận thức rủi ro của người nông dân (Farmers’ Perception of Risk – FPR) là
nhận thức rủi ro của nông dân về những gì có thể xảy ra với hành vi cây trồng. Dựa
trên lý thuyết động lực bảo vệ (PMT), Le Dang và cộng sự (2014) cho thấy nhận thức
rủi ro của nông dân đến từ tác động của thay đổi khí hậu đến năng suất, sức khỏe của

nơng dân, tài chính của nơng dân và ảnh hưởng từ ý định của nơng dân để thích ứng
với hành vi.
Chính sách hỗ trợ của chính phủ (Support of Government Policies – SGP) là
một yếu tố chính sách xuất phát từ khu vực tư nhân và chính phủ để hỗ trợ và định
hình hành vi của người nơng dân như một động lực bên ngoài. Smit và cộng sự
(2009) phát hiện ra rằng động lực bên ngoài từ điều kiện kinh tế đã thúc đẩy nông dân
thay đổi canh tác hữu cơ vì họ tin rằng nó sẽ bền vững hơn so với canh tác thơng
thường. Ngồi ra, Bennbedgaard và cộng sự (2003) xác định rằng động lực kinh tế là
một yếu tố thiết yếu làm cho nông dân nhận ra rằng trồng trọt hữu cơ sẽ làm cho gia
súc khỏe mạnh hơn và dẫn đến thu nhập cao hơn. Mặt khác, động lực bên ngồi cho
nơng dân được chính phủ hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin, thiết bị và đảm bảo giá
sản phẩm (Le Dang và cộng sự, 2014). Thơng thường, cần có thời gian khoảng ba
năm để chuyển đổi canh tác thông thường sang phương pháp áp dụng canh tác hữu cơ
(FAO, 2015; Swezey và cộng sự, 1998; Raynold, 2000; Tranter và cộng sự, 2009) và
người ta nhận thấy rằng trong giai đoạn chuyển đổi sớm, tổng thể sản lượng cây trồng
giảm đáng kể (Meena, 2010; Lohr và Salomonsson, 2000; Pacini và cộng sự, 2003)
và ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận (Läpple và Van Rensburg, 2011). Do đó, Chính phủ
cần hỗ trợ và thúc đẩy canh tác hữu cơ bằng cách cung cấp trợ cấp chuyển đổi
(Rezvanfar và Olhan, 2011; Soltani và cộng sự, 2014; McBride và Greene, 2007). Sự
hỗ trợ của chính phủ trở thành một yếu tố mở rộng lý thuyết IDT trong nghiên cứu

của Mandari và cộng sự (2017).
Chính vì vậy, các giả thuyết được đề xuất như sau:
Giả thuyết H10: Lợi thế hành vi so sánh có ảnh hưởng tích cực đến ý định
chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nơng dân.
Giả thuyết H11: Nhận thức về rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến ý định chấp
nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân.
Giả thuyết H12: Chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến
ý định chấp nhận sản xuất nơng nghiệp hữu cơ của người nông dân.
CHƯƠNG 3. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Bối cảnh nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững mà nền nơng nghiệp
Việt Nam nói chung và nơng nghiệp Hà Nội nói riêng cần hướng tới. Tuy nhiên thách
thức đối với nông nghiệp hữu cơ hiện nay là đời sống người dân cịn thấp và dân trí
chưa cao, do vậy việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng gặp nhiều khó khăn và thách
thức, nhất là vấn đề nâng cao nhận thức cho cả cộng đồng về giá trị của nông nghiệp
hữu cơ. Dưới đây là một số kết quả quan trọng của sản xuất hữu cơ trên địa bàn thành
phố Hà Nội.


13

14

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố,
Chi cục bảo vệ thực vật tham mưu với Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn trình
Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND về
việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2009 - 2015” và điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong đề án tại Quyết định số
5975/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 và Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày
02/7/2015 với mục tiêu đến năm 2015 đạt 5.000 - 5.500 ha rau an toàn.

Để đạt mục tiêu của Đề án, Chi cục bảo vệ thực vật tham mưu với Sở Nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn trình Ủy Ban Nhân Dân thành phố ban hành Quyết
định số 104/2009/QĐ-UBND “Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn
trên địa bàn Hà Nội”; Quyết định số 474/QĐ-UBND “Phê duyệt định hướng Quy
hoạch mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”;
ban hành 30 quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, 10 quy trình rau hữu cơ, 01 quy trình
kỹ thuật sản xuất khoai tây an tồn bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Chi cục bảo
vệ thực vật thành phố Hà Nội phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tư vấn lập 31
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng rau an toàn tập trung với diện tích 2.197 ha, có 10
dự án đã được đầu tư và đưa vào sử dụng; phối hợp chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất: đến năm 2014 đạt 4.931 ha, năm 2015
khả năng đạt 5.100 ha, trong đó: 171 ha rau VietGAP và 21 ha rau hữu cơ.
Ngoài sản xuất rau hữu cơ theo các nhóm nơng dân, tại các xã, một số doanh
nghiệp tham gia sản xuất rau hữu cơ như: Cơng ty Việt Liên diện tích sản xuất rau
hữu cơ đạt 3 ha trên địa bàn quận Long Biên, Cơng ty TNHH khai thác tiềm năng
sinh thái Hịa Lạc diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 10 ha trên địa bàn huyện Thạch
Thất, trang trại Hoa Viên chuyên sản xuất các loại rau bản địa hữu cơ,... Các doanh
nghiệp hoạt động theo hình thức quản lý sản xuất tập trung: thuê ruộng, thuê nhân
công để tổ chức sản xuất...
Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, diện tích trồng rau và rau an tồn của thành
phố Hà Nội đều có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, diện tích sản xuất rau
hàng năm tăng từ 29.356 ha năm 2014 lên 33.160 ha vào năm 2018, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt khoảng 3,2%/năm trong khi diện tích sản xuất rau an tồn tăng
trưởng với tốc độ chậm hơn, chỉ khoảng 2%/năm, giá trị năm 2018 đạt 5616,6 ha.
Đồng thời, tỷ trọng diện tích rau an tồn trong tổng diện tích sản xuất rau nói chung
của thành phố Hà Nội còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng 17%.
Cơ cấu các loại hình rau an tồn cũng có sự biến động rõ rệt trong giai đoạn kể
trên. Cụ thể, diện tích rau an tồn được cấp giấy chứng nhận chiếm tỉ trọng lớn nhất
(khoảng 90%) và hầu như không biến động, giá trị trong 4 năm liên tiếp dừng tại
5.044 ha, trong khi diện tích rau an tồn theo VietGAP và rau hữu cơ tăng lên nhanh


chóng. Diện tích gieo trồng rau an tồn theo VietGAP và rau hữu cơ tăng khoảng 3
lần trong giai đoạn 2014-2018.
Đối với cây lúa, một số địa phương cũng đang bắt đầu sản xuất theo hướng hữu
cơ, như xã Đồng Phú và xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ. Xã Đồng Phú,
huyện Chương Mỹ là địa phương đầu tiên của Hà Nội triển khai trồng lúa hữu cơ.
Năm 2012, Hợp Tác Xã được tiếp cận dự án PAMSI của tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ
trợ xây dựng mơ hình với diện tích 5ha. Sau vài vụ triển khai, nhận thấy hiệu quả
kinh tế cao, xã viên đã mạnh dạn mở rộng diện tích. Đến nay, tồn xã có hơn 70ha
lúa hữu cơ với giống Bắc Thơm số 7, trong đó 23ha đã cấp giấy chứng nhận sản xuất
hữu cơ. Xã Nam Phương Tiến – Chương Mỹ năm 2019 cũng đã tổ chức sản xuất lúa
theo hướng hữu cơ với diện tích 10ha. Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp Tác Xã Đồng
Phú, Phạm Văn Thành cho biết, mặc dù gạo hữu cơ được bán với giá trung bình
25.000 – 30.000 đồng/kg nhưng đầu ra của sản phẩm vẫn chưa ổn định do số doanh
nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với nông dân chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong những năm qua, việc sản xuất theo hướng hữu cơ về cây ăn quả mới chỉ
mang tính manh nha của một số hộ chưa được đại trà, tập trung hiện nay có một số
vùng đang sản xuất mới theo hướng hữu cơ trên cây bưởi như: Xã Nam Phương Tiến
– Chương Mỹ, Xã Thượng Mỗ - Đan Phượng; Xã Cẩm Lĩnh, Vật Lại, Yên Bài – Ba
Vì; Xã Cát Quế, Yên Sở - Hoài Đức; Phường Phú Diễn - Quận Bắc Từ Liêm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Thành phố phấn đấu đến
năm 2020 có 1.384 ha diện tích sản xuất cây ăn quả ứng dụng cơng nghệ cao; tỷ lệ
giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao chiếm 15-20% tổng giá trị sản xuất cây ăn
quả tồn thành phố; khuyến khích các vùng cây ăn quả sản xuất theo hướng tập trung,
đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu như: Mỹ, châu Âu...
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Quy trình nghiên cứu: Quy trình nghiên cứu được thực hiện thơng qua các
bước: tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu để xây dựng mơ hình và
thang đo; nghiên cứu định tính để kiểm tra các biến độc lập và phụ thuộc, xác định
mối quan hệ giữa các yếu tố; nghiên cứu định lượng để kiểm định độ tin cậy của các

thang đo (Cronbach’s Alpha), để kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám
phá (EFA), phân tích yếu tố khẳng định (CFA), kiểm định mơ hình bằng phân tích
cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định tác động
của các biến kiểm sốt; từ đó đề xuất các giải pháp.
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
a. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Tác giả sử dụng các công cụ như SicenceDirect.com, Emerald Insight, Proquest
Central để tổng hợp và thống kê các cơng trình nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ,
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra,


15

16

một số cơng trình trong nước đã xuất bản về chủ đề nông nghiệp hữu cơ và ý định
chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ được tác giả tập hợp từ hệ thống thư viện
Quốc gia, các tạp chí chuyên ngành trong nước.
Sau đó, tác giả tiến hành so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu, tìm các
điểm chung và điểm khác nhau, phân tích kết quả đạt được và phương pháp nghiên
cứu của từng cơng trình nghiên cứu đã thực hiện.
b. Phương pháp định tính – phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích kiểm tra mức độ phù hợp của
các yếu tố và các quan sát dự định sử dụng để nghiên cứu. Các yếu tố và quan sát
được tác giả sử dụng trong bài viết phần lớn được tổng hợp từ các nghiên cứu trước,
đa phần thực hiện tại các tổ chức nước ngồi. Vì vậy, phỏng vấn chun gia và một
số người nông dân là cần thiết để rút ra nhóm yếu tố phù hợp với điều kiện Việt Nam
và điều kiện cụ thể ở Hà Nội.
c. Phương pháp định lượng – điều tra bảng hỏi
Phương pháp định lượng được sử dụng sau phương pháp phân tích và tổng hợp

và phương pháp định tính nhằm đo lường ảnh hưởng của các yếu tố tới ý định chấp
nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng bảng hỏi để thực hiện điều tra. Kết quả
điều tra cần phân tích thơng qua sử dụng các kỹ thuật của phần mềm SPSS và
AMOS. Các công cụ này sẽ giúp tác giả phân tích hệ số tinh cậy Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích yếu tố khẳng định (CFA), phân tích cấu
trúc tuyến tính (SEM).
- Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua cuộc phỏng vấn sâu với 5
chuyên gia nghiên cứu về nông nghiệp và 5 người nông dân lựa chọn ngẫu nghiên ở
khu vực Hà Nội. Các câu hỏi trong phỏng vấn sâu bao gồm:
1. Ơng bà có biết đến sản xuất nơng nghiệp hữu cơ khơng? Ơng bà đã thực hiện
sản xuất nông nghiệp hữu cơ hay chưa?
2. So với hình thức sản xuất khác, theo Ơng/bà sản xuất nơng nghiệp hữu cơ có
lợi ích và bất lợi gì đối với người nơng dân?
3. Theo Ơng/bà, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất
nơng nghiệp hữu cơ của mình? Trong số các yếu tố Ông/bà vừa liệt kê, theo
Ông/bà yếu tố nào được cho là quan trọng nhất và yếu tố nào được cho là ít
quan trọng nhất?
4. Theo Ơng/bà, cơ quan quản lý nhà nước nên có chính sách gì hay giải pháp gì
để thúc đẩy người nơng dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ?
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nơi làm việc hoặc nơi ở của người được
phỏng vấn với thời lượng khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nội dung của buổi phỏng vấn sâu

được ghi âm, lưu trữ và mã hóa trong máy tính. Sau đó, đoạn ghi âm được gỡ băng,
tổng hợp và phân tích để đưa ra kết luận nhằm tìm hiểu điểm giống và khác nhau
giữa mơ hình lý thuyết và thực tế tại Hà Nội - Việt Nam. Từ kết quả phỏng vấn sâu,
tác giả xác định mơ hình nghiên cứu chính thức.
- Các biến và thang đo
Các thang đo được rút ra từ tổng quan nghiên cứu, có điều chỉnh căn cứ vào kết

quả phỏng vấn sâu. Mỗi thang đo đo lường bởi một số bộ quan sát do các học giả
từng sử dụng trong nghiên cứu của mình. Các biến quan sát và thang đo hầu hết được
sử dụng từ các nghiên cứu nước ngoài, được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và sau
đó được dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tác giả đã tập hợp các bộ quan
sát cho từng thang đo dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước. Sau khi hoàn thiện
bản dịch các bộ thang đo, tác giả có tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia và
người nông dân (đối tượng trực tiếp trả lời) để đảm bảo lựa chọn bộ quan sát phù hợp
với nghiên cứu của mình đồng thời các biến quan sát và thang đo được dịch chính
xác, rõ ràng và không làm thay đổi đáng kể ý nghĩa.
Các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert với thang điểm đánh giá từ 1
đến 5. Mức độ đồng ý của người trả lời sẽ tăng dần từ 1 đến 5, trong đó 1 – hồn tồn
khơng đồng ý, 2 – khơng đồng ý, 3 – trung hịa, 4 – đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý.
- Thiết kế nghiên cứu
• Kết cấu bảng hỏi:
- Phần mở đầu: giới thiệu với người trả lời về mục đích, ý nghĩa và tính bảo mật
của thơng tin mà họ sẽ cung cấp.
- Phần 1: Tìm hiểu mức độ đồng ý của người người trả lời về các phát biểu liên
quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất nơng nghiệp hữu

- Phần 2: Tìm hiểu thơng tin cá nhân của người trả lời.
• Quy trình xây dựng bảng hỏi được thiết kế theo trình tự 3 bước như sau:
- Xác định thang đo và các biến quan sát cho từng thang đo trên cơ sở tổng quan
nghiên cứu. Các biến quan sát của từng thang đo phần lớn được kế thừa và
dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nên để xây dựng bảng hỏi bằng tiếng Việt thì
tác giả nhờ hai chuyên gia vừa thơng thạo tiếng Anh, vừa có kinh nghiệm trong
lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt
và sau đó dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh để đảm bảo việc chuyển
đổi ngơn ngữ là chính xác, rõ ràng, mạch lạc và không làm thay đổi đáng kể ý
nghĩa của các biến quan sát trong từng thang đo. Các biến quan sát cho từng
thang đo được đưa vào bảng hỏi người trả lời dưới dạng mức độ đồng ý từ 1

(hoàn tồn khơng đồng ý) đến 5 (hồn tồn đồng ý).


17

18

- Bảng hỏi nháp được gửi đến 30 đối tượng để đánh giá và nhận xét nhằm đảm
bảo khơng có sự hiểu lầm về từ ngữ và nội dung của từng câu hỏi, kiểm tra các
thang đo.
- Trên cơ sở khảo sát thử 30 đối tượng, tác giả tiến hành hoàn thiện bảng hỏi để
thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi qua Hội nông dân, qua doanh nghiệp
tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và qua đường link googleform hướng tới các hội
nhóm của nơng dân sản xuất nơng nghiệp hữu cơ để có thể có được kết quả
khảo sát từ đúng khách thể nghiên cứu đã lựa chọn và nông dân đang sản xuất
hoặc nằm trong vùng sản xuất nơng nghiệp hữu cơ.
• Thiết kế mẫu:
Mức kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp ước lượng, số lượng tham số cần ước
lượng và mức kỳ vọng về độ tin cậy trong nghiên cứu quyết định quy mô mẫu nghiên
cứu. Trong nghiên cứu của mình, Tabachnick và Fidell (2006) đã kết luận rằng, kích
thước mẫu cần đảm bảo tối thiểu là N ≥ 8m + 50 (trong đó m là số biến độc lập của
mơ hình). Hair và cộng sự (2010) cho rằng đối với phân tích yếu tố thì kích thước
mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến quan sát được đưa vào phân tích và số quan sát
phải đạt mức tối thiểu gấp 5 lần so với số lượng biến quan sát sử dụng. Hoàng Trọng
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) xác định số quan sát tối thiểu phải bằng 4 đến 5
lần số biến trong phân tích yếu tố.
Mẫu điều tra của tác giả là những người nông dân đại diện cho các hộ nông dân
đang thực hành canh tác thông thường và canh tác hữu cơ tại địa bàn thành phố Hà
Nội tại một số khu vực như Sóc Sơn, Đan Phượng và Thạch Thất. Tác giả lựa chọn
mẫu theo phương pháp thuận tiện và để đảm bảo tính đại diện, mẫu nghiên cứu cố

gắng được phân bổ đa dạng về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm
nông nghiệp và thu nhập làm nông nghiệp.
Tác giả thu thập danh sách các hộ nơng dân ở 3 khu vực là Sóc Sơn, Đan
Phượng và Thạch Thất từ chính quyền địa phương. Trên cơ sở danh sách có được, tác
giả tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên mỗi khu vực 150 người nông dân đại diện cho các
hộ nơng dân.
• Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được tác giả thu thập qua hai hình thức:
- Hình thức 1: thiết kế phiếu khảo sát trên công cụ google (google docs) và trực
tiếp gửi tới địa chỉ email của đối tượng được điều tra.
- Hình thức 2: phiếu khảo sát được phát trực tiếp cho đối tượng điều tra tại nhà,
trang trại.
Thời gian khảo sát chính thức: từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2019.
• Phân tích dữ liệu

Thứ nhất, độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích
nhân tố khám phá (EFA) để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp do các biến
quan sát này (biến rác) có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị
Mai Trang, 2009). Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử
dụng được; từ 0,6 trở lên cũng có thể cân nhắc sử dụng trong trường hợp khái niệm
đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu mới. Ngồi
ra, khi đánh giá các thang đo thì hệ số tương quan biến-tổng (corrected item-total
correlation) phải từ 0,3 trở lên mới đảm bảo yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010).
Thứ hai, phân tích nhân tố EFA nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu
thành những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các
khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả thực hiện hai kiểm định là kiểm định KMO
và Barlett’s. KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phân
tích nhân tố khám phá (EFA), hệ số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì kết quả

phân tích nhân tố khám phá (EFA) được cho là phù hợp. Sau đó, để xác định những
nhân tố chính, tác giả sử dụng phương pháp rút trích nhân tố dựa vào giá trị
Eigenvalue. Những nhân tố nào có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới có thể được giữ
lại trong mơ hình phân tích (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Thứ ba, phân tích yếu tố khẳng định (CFA): cho phép kiểm định cấu trúc lý
thuyết của các thang đo cũng như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với
các khái niệm nghiên cứu khác mà không bị sai lệch so với sai số đo lường
(SDoenkamp và Van Trijp, 1991). Các hệ số sử dụng trong CFA gồm: Chi-square
điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích hợp so sánh (CFI); chỉ số Tucker
và Lewis (TLI); chỉ số RMSEA. Mơ hình được xem là thích hợp nếu Chi-square có
P_value > 0,05. Nghiên cứu sử dụng kết hợp với tiêu chuẩn CMIN/df cho kiểm định
Chi-square. Với cỡ mẫu N > 200, tác giả sử dụng tiêu chuẩn CMIN/df < 5. Ngoài ra,
các tiêu chuẩn khác cũng cần quan tâm như GFI, TLI, CFI ≥ 0,9 (Bentler và Bonett,
1980). RMSEA ≤ 0,08 hoặc nếu RMSEA ≤ 0,05 là rất tốt (Steiger, 1990) chứng tỏ
mơ hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường.
Thứ tư, phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM): được sử dụng để kiểm định mơ
hình và các giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể:
- Kiểm định các giả thuyết về các quan hệ nhân quả có phù hợp (FIT) với dữ liệu
thực nghiệm hay không.
- Kiểm định khẳng định (InnfirReting) các quan hệ giữa các biến.
- Kiểm định các quan hệ giữa các biến quan sát và không quan sát (biến tiềm
ẩn).


19

- Là phương pháp tổ hợp phương pháp hồi quy, phương pháp phân tích yếu tố,
phân tích phương sai.
- Ước lượng độ giá trị khái niệm (cấu trúc yếu tố) của các độ đo trước khi phân
tích sơ đồ đường (path analysis).

- Cho phép thực hiện đồng thời nhiều biến phụ thuộc (nội sinh).
- Cung cấp các chỉ số độ phù hợp cho các mơ hình kiểm định.
- Cho phép cải thiện các mơ hình kém phù hợp bằng cách sử dụng linh hoạt các
hệ số điều chỉnh MI (Modification Indices).
- SEM cung cấp các cơng cụ có giá trị về thống kê khi dùng thông tin đo lường
để hiệu chuẩn các quan hệ giả thuyết giữa các biến tiềm ẩn.
- SEM giúp kiểm định giả thuyết các mơ hình, kiểm định thống kê chúng (vì
EFA và hồi quy có thể không bền vững nhất quán về mặt thống kê).
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Các yếu tố được đề xuất từ mơ hình NAM và lý thuyết IDT, PMT và TPB đã
chứng minh sự phù hợp thông qua kết quả phỏng vấn sâu. Ý định chấp nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đến từ mơ hình NAM và lý
thuyết IDT, PMT và TPB. Do đó, mơ hình nghiên cứu với các nhân tố là phù hợp đến
tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi thông qua nghiên cứu định lượng.
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
Trong nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành điều tra với quy mô mẫu khoảng
450 phiếu ở cả ba khu vực nghiên cứu, số phiếu thu về là 330 phiếu (đạt 82,50%), sau
khi làm sạch dữ liệu, số phiếu được sử dụng để phân tích là 318 phiếu (đạt 79,50%).
Với độ tin cậy 95% và độ chính xác ± 7%, Yamane (1967) cho rằng khi quy mô nông
dân của tổng ba khu vực nghiên cứu là Sóc Sơn, Dan Phuong và Thạch Thất lớn hơn
100.000, cỡ mẫu gồm 318 nông dân là phù hợp cho nghiên cứu này, số phiếu đủ điều
kiện để thực hiện mục tiêu của nghiên cứu định lượng.
Thống kê 318 quan sát trong nghiên cứu định lượng cho thấy mẫu nghiên cứu
người nông dân nam (chiếm 42,45%) và nơng dân nữ (chiếm 57,55%); trong đó phần
lớn nằm trong nhóm có độ tuổi từ 31 đến 40 (chiếm 40,57%), sau đó đến nhóm tuổi
dưới 30 (chiếm 29,56%); trình độ học vấn của người nông dân tham gia khảo sát chủ
yếu đã tốt nghiệp Trung cấp (chiếm 33,33%); số lượng người nơng dân có kinh
nghiệm làm nơng từ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số quan sát, cụ thể
là 27,99%, tiếp sau là trên 15 năm chiếm hơn một phần tư tổng số quan sát, cụ thể là

26,42%. Bên cạnh đó, thu nhập hàng năm từ nông nghiệp trong khoảng từ 200 triệu
đến 300 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là 33,02%.

20

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử
dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám
phá (EFA) để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp do các biến quan sát này (biến
rác) có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo của nghiên cứu đều đảm bảo yêu cầu, thấp
nhất = 0.729 và cao nhất = 0.880.
Từ bảng kết quả kiểm định KMO and Barlett’s, hệ số KMO tính được từ mẫu
điều tra là 0,765 lớn hơn 0,5. Như vậy, quy mô mẫu điều tra đủ điều kiện thích hợp
để tiến hành phân tích yếu tố. Với 50 biến quan sát đánh giá các thang đo về ý định
chấp nhận sản xuất nơng nghiệp hữu cơ có thể rút trích được thành 10 yếu tố chính.
Theo kết quả tính tốn từ mẫu điều tra, 10 yếu tố này giải thích được 64,455% sự
biến thiên của bộ dữ liệu.
Với kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), từ 50 biến quan sát ban đầu và
46 biến quan sát chính thức sẽ được rút trích thành 10 yếu tố chính. Phân tích nhân tố
khám phá (EFA) cho thấy các yếu tố với các biến quan sát giải thích cho những yếu
tố trên là phù hợp để thực hiện các phân tích tiếp theo.
Từ kết quả phân tích EFA, ta có 10 yếu tố chính thức được sử dụng trong mơ
hình nghiên cứu, trong đó 4 yếu tố được đề xuất từ lý thuyết TPB, 3 yếu tố được đề
xuất từ mơ hình NAM, 3 yếu tố được đề xuất từ lý thuyết IDT và PMT. Để đánh giá
mơ hình và các thang đo có đạt u cầu của một mơ hình, thang đo tốt hay khơng cần
sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khẳng định (CFA). Kết quả phân tích CFA từ
mẫu điều tra có TLI = 0,991 > 0,9; CFI = 0,992 > 0,9; CMIN/df = 1,052 ≤ 2 và
RMSEA = 0,024 ≤ 0,08. Do vậy, kết quả tính tốn được cho thấy các chỉ số của mơ
hình đều thỏa mãn, mơ hình được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. Thang đo được
đánh giá là đáng tin cậy khi độ tin cậy tổng hợp có ý nghĩa khi có giá trị lớn hơn 0,5

và tổng phương sai rút trích có ý nghĩa khi có giá trị trên 0.5 (Hair và cộng sự 1995;
Nunnally, 1978). Ta có thể thấy các giá trị CR đều lớn hơn 0,5 và AVE của tất cả các
thang đo đều lớn hơn 0,5. Do đó, các thang đo lường nhìn chung là đáng tin cậy.
Ở bước phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), tác giả sẽ tiến hành phân tích theo
4 mơ hình, trong đó:
- Mơ hình 1: Mơ hình dựa trên thang đo của lý thuyết TPB: IN, AT, SN và PBC.
- Mơ hình 2: Mơ hình kết hợp lý thuyết TPB và mơ hình NAM với 7 yếu tố IN,
AT, SN, PBC, PN, AR, AC.
- Mơ hình 3: Mơ hình kết hợp TPB, lý thuyết IDT và lý thuyết PMT với 6 yếu tố
IN, AT, SN, PBC, CBU, FPR, SGP.
- Mơ hình 4: Mơ hình nghiên cứu chính thức với 10 yếu tố: IN, AT, SN, PBC,
PN, AR, AC, CBU, FPR, SGP.


21

Bảng 4.23. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết
Ước lượng
S.E
C.R
P-value

K ết
luận
H1 AT 
IN
0,147
0,054
2,714

0,007
Ủng hộ
H2 SN 
IN
0,135
0,053
2,537
0,011
Ủng hộ
H3 PBC 
IN
0,153
0,059
2,581
0,010
Ủng hộ
H4 AC  PN
0,265
0,070
3,795
***
Ủng hộ
H5 AR  PN
0,178
0,070
2,555
0,011
Ủng hộ
H6 AC  AR
0,256

0,068
3,762
***
Ủng hộ
H7 AC  AT
0,327
0,073
4,474
***
Ủng hộ
H8 AC  SN
0,217
0,065
3,350
***
Ủng hộ
H9 PN 
IN
0,129
0,057
2,277
0,023
Ủng hộ
H10 CPU 
IN
0,189
0,062
3,033
0,002
Ủng hộ

H11 FPR 
IN
0,021
0,059
0,350
0,726
Bác bỏ
H12 SGP 
IN
0,140
0,058
2,437
0,015
Ủng hộ
Ghi chú: Mức ý nghĩa (P); ***<0.001; S.E: Độ lệch chuẩn; C.R: Giá trị tới hạn
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm AMOS 22.0
Kết quả ước lượng các tham số được trình bày trong bảng 4.24 và kết quả trọng
số hồi quy chưa chuẩn hóa được trình bày trong bảng 4.23 cho thấy 4 mối quan hệ có
ý nghĩa thống kê ở mức P-value < 0.001; 2 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức Pvalue < 0.01 và 5 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức P-value < 0.05. Theo kết
quả ước lượng đó, có 1 giả thuyết chưa đủ căn cứ để kết luận có mối quan hệ tương
quan.
Bảng 4.24. Trọng số hồi quy chuẩn hóa
Giả thuyết
Ước lượng
 Ý định
H1
Thái độ
0,175**
 Ý định
H2

Chuẩn chủ quan
0,153*
H3
Cảm nhận khả năng kiểm soát  Ý định
0,178*
 Chuẩn mực cá
H4
Nhận thức về kết quả
0,268***
nhân
 Chuẩn mực cá
H5
Gán cho trách nhiệm
0,178*
nhân
 Gán cho trách
H6
Nhận thức về kết quả
0,259***
nhiệm
 Thái độ
H7
Nhận thức về kết quả
0,313***
 Chuẩn chủ quan
H8
Nhận thức về kết quả
0,218***
 Ý định
H9

Chuẩn mực cá nhân
0,145*

22

H10
H11
H12

 Ý định
Lợi thế hành vi so sánh
0,212**
 Ý định
Nhận thức về rủi ro
0,026
 Ý định
Chính sách hỗ trợ của Chính
0,174*
phủ
Ghi chú: Mức ý nghĩa (P); *** < 0,001; ** < 0,01; * < 0,05
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm AMOS 22.0
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan, cảm nhận khả
năng kiểm soát, chuẩn mực cá nhân, lợi thế hành vi so sánh, chính sách hỗ trợ của
Chính phủ là những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất nông
nghiệp hữu cơ của người nông dân.
Thứ nhất, thái độ của người nơng dân có mối quan hệ tỷ lệ thuận (β = 0,175**)
với ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thái độ của người nông dân liên
quan đến quan điểm cho rằng chất lượng sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ tốt hơn

nông nghiệp thông thường, canh tác hữu cơ tốt cho nông dân và sức khỏe của các
thành viên trong gia đình, các sản phẩm từ canh tác hữu cơ là tốt cho sức khỏe của
người tiêu dùng, các sản phẩm từ canh tác hữu cơ tốt cho môi trường. Kết quả này
thống nhất với nghiên cứu của Asadollahpour và cộng sự (2016); Sharifuddin và cộng
sự (2016) và Laepple (2008).
Thứ hai, chuẩn chủ quan của người nơng dân có mối quan hệ tỷ lệ thuận (β =
0,153*) với ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Người nông dân quan
tâm đến lựa chọn chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ dựa trên ý định và quyết định
của hàng xóm, nhóm nơng dân và các thành viên trong gia đình. Ngồi ra, các thơng
tin giới thiệu từ các phương tiện truyền thông như truyền hình, đài phát thanh hoặc
báo cũng là kênh giúp người nơng dân có ý định thực hành sản xuất nơng nghiệp hữu
cơ. Kết quả này thống nhất với nghiên cứu của Asadollahpour và cộng sự (2016).
Thứ ba, cảm nhận khả năng kiểm sốt của người nơng dân có mối quan hệ tỷ lệ
thuận (β = 0,178*) với ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Người nông
dân được thúc đẩy ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ khi họ biết về sự
khác biệt giữa canh tác hữu cơ và canh tác thông thường, kiến thức về quy trình và kỹ
thuật canh tác hữu cơ. Sau khi nhận biết được về sự khác biệt và có kiến thức về nông
nghiệp hữu cơ, người nông dân sẽ có sự tự tin để thực hiện canh tác hữu cơ, nhận
được chứng chỉ hữu cơ, kiểm soát năng suất với nơng nghiệp hữu cơ, từ đó thúc đẩy
ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Kết quả này thống nhất với nghiên
cứu của Asadollahpour và cộng sự (2016).
Thứ tư, chuẩn mực cá nhân của người nông dân có mối quan hệ tỷ lệ thuận (β =
0,145*) với ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ý định chấp nhận sản


23

24

xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân được thúc đẩy khi họ cảm thấy bắt buộc

về mặt đạo đức khi thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong trang trại của mình,
việc thực hành sản xuất nơng nghiệp hữu cơ phù hợp với nguyên tắc đạo đức, giá trị
và niềm tin của người nông dân và bản thân người nơng dân sẽ cảm thấy có lỗi khi
khơng thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong trang trại của mình.
Thứ năm, lợi thế hành vi so sánh của người nơng dân có mối quan hệ tỷ lệ thuận
(β = 0,212**) với ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bản thân người
nông dân khi nhận thức được lợi thế của canh tác hữu cơ so với canh tác thông
thường như sản phẩm từ canh tác hữu cơ được bán với giá cao hơn so với canh tác
thơng thường, máy móc và thiết bị sử dụng trong canh tác hữu cơ không khác với
canh tác thông thường, lao động được sử dụng để canh tác hữu cơ khơng khác với
canh tác thơng thường, chi phí canh tác hữu cơ thấp hơn chi phí canh tác thơng
thường và canh tác hữu cơ có tác động mơi trường ít hơn nơng nghiệp thơng thường
thì người nơng dân sẽ có ý định chuyển đổi sang nơng nghiệp hữu cơ.
Thứ sáu, chính sách hỗ trợ của Chính phủ có mối quan hệ tỷ lệ thuận (β =
0,174*) với ý định chấp nhận sản xuất nơng nghiệp hữu cơ. Khi có các chính sách hỗ
trợ của Chính phủ trong việc phê duyệt giấy chứng nhận, cung cấp kiến thức và thông
tin về canh tác hữu cơ, chính sách về sản xuất thiết bị như hạt giống, phân hữu cơ và
các công cụ làm đất, chính sách về giá, chính sách khám phá thị trường mới, chính
sách cung cấp nước, chính sách vay vốn với lãi suất thấp cho canh tác hữu cơ thì ý
định chấp nhận sản xuất nơng nghiệp hữu cơ của người nông dân được thúc đẩy. Kết
quả này thống nhất với nghiên cứu của Asadollahpour và cộng sự (2014); Azam và
Shaheen (2018); Soltani và cộng sự (2013); Cranfield và cộng sự (2010).
5.2. Một số kiến nghị cho cơ quan quản lý Nhà nước
Luận án đưa ra một số kiến nghị như sau:
• Thay đổi nhận thức của nơng dân về sản xuất nơng nghiệp hữu cơ
• Đưa ra các chính sách khuyến khích sản xuất nơng nghiệp hữu cơ trên cơ sở
đảm bảo ưu tiên so với sản xuất nơng nghiệp thơng thường
• Đưa ra các chính sách nhằm để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
- Hạn chế

Nghiên cứu về ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông
dân – nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội của tác giả mặc dù đã cố gắng song vẫn còn
một số hạn chế:
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu của luận án là người nông dân trên địa bàn Hà
Nội. Tuy nhiên, tác giả chỉ có thể tiến hành điều tra một số lượng nhỏ (318 người).
Thứ hai, ý định chấp nhận sản xuất nơng nghiệp hữu cơ của người nơng dân
ngồi những yếu tố được chỉ ra trong mơ hình nghiên cứu thì cịn nhiều yếu khác đến

từ bản thân người nơng dân và mơi trường chưa được phân tích đầy đủ trong nghiên
cứu này.
Thứ ba, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân mà chưa tiếp tục tìm
hiểu từ ý định đến hành vi thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông
dân trên địa bàn Hà Nội.
Thứ tư, tác động của các biến kiểm sốt (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,
kinh nghiệm làm nơng nghiệp và thu nhập hàng năm từ nông nghiệp) chưa được mô
tả và phân tích chi tiết trong nghiên cứu này.
- Hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, mở rộng các yếu tố để tìm hiểu về ý định ảnh hưởng đến việc chấp
nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân.
Thứ hai, xây dựng mơ hình nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ giữa ý định
chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hành vi thực hành sản xuất nơng nghiệp
hữu cơ.
Thứ ba, nghiên cứu định tính và định lượng đã được sử dụng để kiểm định mơ
hình nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu tình huống về ý định chấp nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ và hành vi thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần được thực
hiện trong nghiên cứu tiếp theo để làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố này cũng như
tìm ra giải pháp thúc đẩy ý định cũng như hành vi sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
5.4. Kết luận
Dựa trên mô hình tích hợp với hai cách tiếp cận: cách tiếp cận hợp lý gồm lý

thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết phổ biến đổi mới (IDT), lý thuyết động
lực bảo vệ (PMT) và cách tiếp cận đạo đức với mơ hình kích hoạt tiêu chuẩn (NAM),
luận án đã hoàn thành mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định chấp nhận sản xuất nơng nghiệp hữu cơ của người nơng dân; từ đó đưa ra một số
đề xuất, kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường ý định chấp nhận
sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân trong đó từng mục tiêu cụ thể: tổng
quan các nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và ý định chấp nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ; hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về sản xuất nông
nghiệp hữu cơ và ý định chấp nhận sản xuất nơng nghiệp hữu cơ; xây dựng mơ hình
nghiên cứu để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất nông
nghiệp hữu cơ của người nông dân trên địa bàn Hà Nội; trên cơ sở đó, đưa ra một số
đề xuất cho cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường ý định chấp nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ của người nông dân đã được phân tích, làm rõ trong nội dung
của luận án.



×