Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường miền nam trong kháng chiến chống mĩ giai đoạn 1968 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****

Đề tài:
ĐƯỜNG ỐNG XĂNG DẦU CHI VIỆN CHO CHIẾN
TRƯỜNG MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ GIAI ĐOẠN 1968 – 1975

SVTH: Nguyễn Thị Lan
Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................4
6. Đóng góp của đề tài............................................................................................4
7. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................4
NỘI DUNG............................................................................................................5
Chương 1. CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ Ở MIỀN NAM VÀ YÊU CẦU
TỪ CHIẾN TRƯỜNG SAU NĂM 1968 ............................................................5
1.1. Âm mưu của Mĩ ..............................................................................................5


1.2. Thủ đoạn chiến tranh của Mĩ ..........................................................................6
1.3. Cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống lại “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ...7
1.2. Tình hình ta và địch ở miền Nam sau năm 1968 ..........................................15
1.2.1. Tình hình của ta ..........................................................................................15
1.2.2. Tình hình của địch ......................................................................................16
1.3. Chủ trương của Đảng về công tác chi viện cho chiến trường miền Nam sau
năm 1968 ..............................................................................................................19
Chương 2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG ỐNG XĂNG DẦU CHI
VIỆN CHO CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ GIAI ĐOẠN 1968 – 1975 ............................................................24
2.1. Lịch sử ra đời ngành xăng dầu ......................................................................24
2.2. Các hình thức chứa và dẫn xăng dầu ............................................................26
2.2. Khái quát về công tác vận chuyển xăng dầu chi viện cho chiến trường miền
Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975 ...................................27
2.3. Quá trình xây dựng đường ống xăng dầu ......................................................29


2.3.1. Ý tưởng đề ra và việc thực hiện ý tưởng ....................................................29
2.3.2. Xây dựng đường ống xăng dầu trên thực tế ..............................................32
2.3.3. Hoạt động của tuyến đường .......................................................................37
2.3.4. Kết quả .......................................................................................................39
2.4. Một số ý kiến, đánh giá, nhận xét về con đường xăng dầu chi viện cho chiến
trường miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975 ..............40
KẾT LUẬN .........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................49
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta trải qua 21 năm
chiến đấu cuối cùng đã kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân
năm 1975. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt 21 năm chiến đấu chống
Mĩ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc từ Cách mạng tháng
Tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong
kiến nước ta, rửa sạch nỗi đau mất nước hơn một thế kỉ. Thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam –
kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong
những thắng lợi vẻ vang nhất, hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc.
Để có được thắng lợi đó có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
trong đó phải kể đến sức mạnh to lớn của nhân dân hai miền, cả tiền tuyến và
hậu phương cùng đoàn kết chống lại kẻ thù xâm lược. Miền Bắc xã hội chủ
nghĩa được xây dựng, củng cố và tăng lên không ngừng về tiềm lực kinh tế, quốc
phòng, đảm bảo nghĩa vụ hậu phương lớn, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu chi
viện về sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Từ năm 1965 khi cả nước có chiến tranh, miền Bắc đã làm tròn một cách
xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước và hậu phương của cuộc
kháng chiến với tinh thần: “Thóc khơng thiếu một cân, quân không thiếu một
người” miền Bắc đã chi viện và đáp ứng mọi yêu cầu của miền Nam ruột thịt.
Trong số những kì tích đó phải kể đến việc xây dựng 5 con đường Hồ Chí Minh
lịch sử, mỗi con đường có những nhiệm vụ, vai trị, đóng góp riêng cho thắng lợi
của kháng chiến chống Mĩ.
Trong số năm con đường có đường ống dẫn xăng dầu chi viện cho chiến
trường miền Nam. Thử hỏi nếu khơng có xăng dầu thì làm sao xe ơ tơ, xe tăng
có thể chạy được, làm sao hàng chi viện có thể vào chiến trường miền Nam thực


hiện một cách đầy đủ, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu thực tế nơi chiến trường
trong khi những cách thủ công khác đã thử nghiệm nhưng hiệu quả không cao.

Đứng trước tình hình đó địi hỏi phải có một ống dần dầu từ Bắc vào Nam để
phụ vụ kịp thời những nhiệm vụ nơi tiền tuyến
Đường ống dẫn dầu chi viện cho miền Nam được bắt đầu xây dựng từ năm
1968 kéo dài từ biên giới Việt – Trung và các cảng của miền Bắc qua miền
Trung vươn đến tận Nam Bộ. Trải qua bao khó khăn, gian khổ, vất vả, hi sinh
xây dựng và phát triển, đến năm 1975 hệ thống đường ống dẫn dầu đã có tổng
chiều dài là 5.000km. Đường ống xăng dầu đã chi viện rất lớn vào chiến trường
miền Nam góp phần vào chiến thắng của dân tộc. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên,
nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đã khẳng định:“Nếu mọi người gọi tuyến
đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một huyền thoại, thì cơng trình
đường ống dẫn xăng, dầu vượt Trường Sơn là huyền thoại trong huyền thoại
đó”. Những người trực tiếp hay gián tiếp làm nên đường ống xăng dầu đã tạo ra
một kì tích, một huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh xun lịng đất" mà ít người
biết tới.
Với mong muốn tìm hiểu sự ra đời, hoạt động và vai trò của tuyến đường
xăng dầu chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, chúng tôi chọn đề tài: “Đường
ống xăng dầu chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống
Mĩ giai đoạn 1968 – 1975” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường miền Nam trong
kháng chiến chống Mĩ 1968 – 1975 đã thu hút nhiều tác giả nghiên cứu, có thể
kể ra một số cơng trình tiêu biểu như:
Trong cuốn 5 đường mịn Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Phong đã trình
bày về quá trình xây dựng, hoạt động, kết quả của tuyến đường ống xăng dầu
được xây dựng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ từ năm 1968 đến năm 1975.


Cuốn Dịng sơng mang lửa của Hồ Sỹ Hậu ngun là Cục trưởng Kinh tế
Bộ Quốc phòng (trong chiến tranh chống Mĩ, ông từng là kỹ sư thiết kế, thi công

đướng ống xăng dầu Trường Sơn). Đây là cuốn tiểu thuyết kể lại câu chuyện của
mình và đồng đội đã vượt qua những khó khăn, gian khổ và sự hi sinh trong quá
trình xây dựng đường xăng dầu. Bên cạnh đó cũng nói đến đời sống thường ngày
của các chiến sĩ ngành xăng dầu.
Trong cuốn Con đường máu lửa của Nguyễn Xn Giá chủ biên đã nói lên
cơng lao to lớn của các cán bộ chiến sĩ ngành xăng dầu trên con đường vận tải
chiến lược Trường Sơn chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc
cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Cuốn Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu
nước (1954 – 1975) của tác giả Phạm Ngọc Liên đã nói lên mối quan hệ khăng
khít, biện chứng giữa hậu phương và tiền tuyến, giữa sự chi viện của miền Bắc
đối với miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ.
Ngồi ra cịn có nhiều bài báo, bài nghiên cứu trên các tạp chí viết về
đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường miền Nam trong giai đoạn từ
1968 – 1975. Các tài liệu này là hết sức quý giá để chúng tôi tham khảo trong
q trình hồn thành khóa luận.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tuyến đường xăng dầu chi viện cho
chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Phạm vi nghiên cứu là quá trình hình thành, xây dựng, hoạt động của
đường xăng dầu chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ từ 1968 – 1975.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường miền
Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975 nhằm mục đích làm rõ
quá trình hình thành đường ống xăng dầu từ miền Bắc chi viện cho chiến trường


miền Nam và đặc biệt là làm nổi bật tầm vóc, ý nghĩa của tuyến đường này. Qua

đó thấy được những chủ trương, đường lối của Đảng trong tổ chức và lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài này chúng tơi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau
bao gồm: Các sách chuyên khảo, báo, tạp chí, các bài nghiên cứu, một số khóa
luận, luận văn có liên quan.
Nghiên cứu đề tài này chúng tơi sử dụng các phương pháp có tính nguyên
tắc như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp khác như
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu… để rút ra kết luận cần
thiết.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường miền Nam trong
kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975” hoàn thành sẽ làm rõ được quá
trình hình thành, hoạt động cũng như vai trò của tuyến đường ống xăng dầu,
đồng thời thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Mong muốn của chúng tơi là khi đề tài hồn thành cịn là nguồn tài liệu
phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu. Ngồi ra đây cịn là tài liệu tham
khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung gồm có 2 chương
Chương 1: Cuộc chiến đấu chống Mĩ ở miền Nam và yêu cầu từ chiến
trường sau năm 1968
Chương 2: Quá trình xây dựng đường xăng dầu chi viện cho chiến
trường miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975


NỘI DUNG
Chương 1

CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ Ở MIỀN NAM VÀ YÊU CẦU TỪ
CHIẾN TRƯỜNG SAU NĂM 1968

1.1. Âm mưu của Mĩ
Đến đầu năm 1965 cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ tiến hành ở miền
Nam Việt Nam đã lên tới đỉnh cao và đang đứng trước nguy cơ thất bại hồn
tồn. Để cứu vãn tình thế đó Mĩ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với những
phương tiện, vũ khí, chiến tranh hiện đại vào miền Nam Việt Nam để đẩy mạnh
chiến tranh xâm lược và cũng chính từ đó Mĩ chuyển từ chiến lược “chiến tranh
đặc biệt” sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” với mức độ, tính chất mạnh hơn.
“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của
Mĩ. Là một trong ba hình thức chiến tranh (đặc biệt, cục bộ, tổng lực) được đề ra
phù hợp với chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. Chiến tranh cục
bộ bắt đầu từ giữa năm 1965 được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân của
một số nước thân Mĩ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và qn của chính
quyền Sài Gịn, trong đó qn Mĩ giữ vai trị quan trọng và khơng ngững tăng
lên về số lượng và trang thiết bị
Thực hiện “chiến tranh cục bộ” nhưng âm mưu của Mĩ vẫn không thay đổi
so với những lần trước. Mĩ luôn mong muốn biến miền Nam Việt Nam thành
thuộc địa kiểu mới của Mĩ và lần này chúng mở rộng ra cả miền Bắc, ngăn chặn
sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam và sự ủng hộ của các nước trong phe
xã hội chủ nghĩa đối với Việt Nam. Đồng thời làm lung lay ý chí chống Mĩ của
cả nước bằng các thủ đoạn như vu cáo miền Bắc xâm lược miền Nam hay chia sẽ
trách nhiệm với các nước đồng minh.
Những âm mưu trên đây được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn và hình thức
khác nhau nhưng Mĩ khơng biết rằng Mĩ đang đề ra trong thế thua và thế bị
động. Ban lãnh đạo cũng như nhân dân Việt Nam đã xác định đứng trước tình


hình đó phải cùng nhau đồn kết lại tìm cách chống Mĩ và giành được nhiều

thắng lợi.
1.2. Thủ đoạn chiến tranh của Mĩ
Mĩ thực hiện “chiến tranh cục bộ” dựa vào vũ khí mạnh, số lượng qn đội
đơng. Lính Mĩ ở miền Nam cuối năm 1964 là có 26.000 người cho đến cuối năm
1965 lên tới 180.000 người và 20.000 lính của các nước thân Mĩ. Ngồi ra cịn
có 70.000 lính hải qn và khơng qn trên các căn cứ của Mĩ ở Philippin, Thái
Lan và Hạm đội 7 luôn sẵn sàng tham chiến ở miền Nam.
Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đồn tên
lửa phịng khơng và Đà Nẵng. Đến ngày 8 – 3 – 1965 Mĩ cho hai tiểu đoàn thuộc
lữ đồn 9 lính thủy đánh bộ từ Ơkinaoa (Nhật Bản) vào Đà Nẵng, mở đầu việc
đưa quân Mĩ vào miền Nam
Mĩ sử dụng chiến thuật mới đó là chiến thuật “tìm và diệt”, “bẽ gãy sương
sống cộng sản” do Oetsmolen đưa ra vào tháng 6 năm 1965 khi mà chính phủ Mĩ
cho phép đưa quân Mĩ “ra trận khi thấy cần thiết”.
Ngày 17 – 7 – 1965 thì Giơnxơn quyết định đưa 44 tiểu đoàn Mĩ vào miền
Nam Việt Nam chấp nhận chiến lược “tìm diệt”. Đây là một quyết định “vượt
qua ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến tranh trên bộ ở Châu Á” thì cuộc chiến
tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam Việt Nam bước vào giai đoạn mới - giai
đoạn “chiến tranh cục bộ”.
Thực hiện chiến lược mới này Mĩ đưa nhiều vũ khí hiện đại vào miền Nam
Việt Nam như nhiều loại máy bay khác nhau như máy bay chiến đấu, máy bay
lên thẳng, xe tăng, xe bọc thép và nhiều phương tiện khác để nhanh chóng chiếm
đoạt miền Nam.
Ngồi ra Mĩ cịn sử dụng thủ đoạn mới là “tranh thủ trái tim nhân dân thực
chất là giành lại nhân dân (trước hết là dân ở vùng được giải phóng) bằng nhiều
cách thức khác nhau như dùng đôla, sử dụng biện pháp mềm dẻo, bắt họ trở lại
ách kìm kẹp, tàn bạo của Mĩ – Ngụy. Mĩ cịn thực hiện “chia sẽ trách nhiệm” lơi
kéo các nước đồng minh như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Ôxtraylia, Niu



Dilan tham gia đứng về phía Mĩ để đánh vào miền Nam Việt Nam khi có vấn đề
gì xảy ra thì trách nhiệm sẽ thuộc về nhiều nước.
Dùng khơng qn và hải quân đánh phá hủy diệt miền Bắc nhằm ngăn chặn
sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam và phá hoại các tiềm lực kinh tế, an
ninh quốc phòng mà ta đã xây dựng trong mấy chục năm qua. Đồng thời ngăn
chặn sự chi viện của các nước bên ngồi vào Việt Nam. Chính vì thế mà Mĩ mở
rộng chiến tranh hơn nữa ra miền Bắc cũng như các nước Đơng Dương để thực
hiện âm mưu của mình.
Bên cạnh đó Mĩ cịn sử dụng thủ đoạn vu cáo “miền Bắc xâm lược miền
Nam”. Mĩ vừa “ăn cướp vừa la làng” để làm lung lay ý chí, quyết tâm đánh Mĩ
xâm lược của nhân dân ta, và làm cho thế giới hiểu nhầm về cuộc chiến đấu của
nhân dân ta.
Ỷ vào ưu thế của mình về quân sự với đội qn đơng, vũ khí hiện đại, hỏa
lực mạnh, cơ động mạnh, không quân mạnh. Khi Mĩ mới vào miền Nam đã cho
quân viễn chinh mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” tiến cơng vào đơn vị giải
phóng qn vào thôn Vạn Tường – Quảng Ngãi (8 – 1965). Tiếp đó Mĩ mở liên
tiếp hai cuộc phản cơng chiến lược trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 –
1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân vào vùng “Đất thánh Việt cộng”.
Sử dụng nhiều thủ đoạn như vậy để Mĩ mong muốn nhanh chóng thắng lợi
và kết thúc chiến tranh. Qua đó chúng ta cũng thấy được sự thâm độc cũng như
nguy hiểm khi mà Mĩ vạch ra nhưng thủ đoạn của mình để thực hiện. Đồng thời
đó cũng là những gợi ý trước để chúng ta tìm cách đối phó lại với từng thủ đoạn
mà đế quốc Mĩ đưa ra để giảm bớt nhưng tổn thất, hi sinh của nhân dân ta.
1.3. Cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống lại “chiến tranh cục bộ” của

Ngay khi quân viễn chinh Mĩ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam trực tiếp tham
chiến, và chuyển từ hình thức “chiến tranh đặc biệt” sang hình thức “chiến tranh
cục bộ” thì tại Hội nghị trung ương lần thứ 12 (12 – 1965) Đảng ta đã nhận định
đó vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ và mục tiêu cũng



như tính chất chính trị của nó vẫn khơng thay đổi. Tuy nhiên cuộc chiến tranh
lần này diễn ra ác liệt hơn và chúng mở rộng hơn. Từ chỗ hoàn tồn dựa vào
qn đội Sài Gồn thì nay Mĩ lại thêm cả quân đội của các nước viễn chinh thân
Mĩ với số quân đông hơn và trang bị hiện đại hơn những lần trước nhiều.
Nhưng Mĩ đã mở rộng, tăng cường chiến tranh xâm lược trong thế thua, thế
bị động theo một chiến lược mà trong đó chứa đầy mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn
giữa mục đích chiến tranh là nhằm cứu vãn chế độ thực dân kiểu mới nhưng lại
tiến hành theo biện pháp cũ. Quân Mĩ tuy được trang bị vũ khí hiện đại nhưng
tinh thần chiến đấu lại kém, lại ở vào thế thua thế thất bại và hơn hết là do tính
chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh. Đứng trước tình hình đó khơng cho phép
bọn xâm lược sử dụng theo ý muốn tiềm lực kinh tế, lực lượng quân sự của nước

Việc tăng cường các hoạt động xâm lược ra miền Nam, mở rộng chiến
tranh phá hoại ra miền Bắc của Mĩ đã làm cho mâu thuẫn vốn có từ trước của
nhân dân hai miền với đế quốc Mĩ ngày càng thêm sâu sắc đều đó làm cho tinh
thần yêu nước, căm thù giặc càng dâng cao và sự đoàn kết giữa nhân dân hai
miền càng thêm chặt chẽ.
Trong khi đó cách mạng miền Nam đang ở thế thắng còn cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc cũng đã giành được nhiều thành tựu to lớn và thực sự đã
trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng cả nước, là hậu phương lớn mạnh
của cuộc kháng chiến ở miền Nam.
Chính từ sự phân tích thực tế trên, Trung ương Đảng ta đã đi đến kết luận:
“Mặc dầu đế quốc Mĩ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh, lực
lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn”. Do đó cách mạng miền
Nam “phải giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công” và cuộc chiến tranh
này tuy ngày càng trở nên gay go, ác liệt nhưng “nhân dân ta đã có cơ sở chắc
chắn để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng
và điều kiện để đánh bại âm lược trước mắt và lâu dài của địch”



Dưới ánh sáng của nghị quyết Trung ương, với ý chí “Khơng có gì q hơn
độc lập, tự do” và được sự chi phối và viện trợ của miền Bắc nhân dân ta ở miền
Nam đã chiến đấu anh dũng và liên tiếp giành được nhiều thắng lợi.
Trận thắng đầu tiên là ở Núi Thành - Quảng Nam vào tháng 5 năm 1965 tại
đó một đại đội lính thủy Mĩ bị bộ đội địa phương của ta diệt gọn
Mờ sáng ngày 18 – 8 – 1965 sau đã chiếm được Chu Lai (Quảng Nam) lính
thủy đánh bộ Mĩ mở cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” vào thôn Vạn
Tường (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi, sát bờ biển phía bắc Quảng
Ngãi, cách căn cứ Chu Lai 17 cây số, nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta,
tìm kiếm một thắng lợi quân sự để gây uy thế cho lính thủy đánh bộ Mĩ, lấn
chiếm vúng giải phóng và mở rộng khu an tồn cho căn cứ Chu Lai. Lực lượng
Mĩ sử dụng vào cuộc hành quân này khoảng 9.000 tên, gồm ban chỉ huy Trung
đồn 7 thuộc Sư đồn 1 lính thủy đánh bộ, 4 tiểu đồn lính thủy đánh bộ, 2 tiểu
đồn bộ binh ngụy, một tiểu đoàn xe tăng và xe lội nước, một số lượng pháo
binh, cơng binh…Chúng cịn huy động tới 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng và xe bọc
thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay chiến đấu vào cuộc càn quét.
Về phía ta, sau một ngày chiến đấu một trung đồn chủ lực lúc đó đang ở
Vạn Tường cùng với quân du kích và nhân dân địa phương, đã đẩy lùi được cuộc
hành quân càn quét của địch, tiêu diệt hơn 900 tên, bắn cháy 22 xe tăng và xe
bọc thép, hạ 13 máy bay. Vạn Tường là trận đầu tiên do quân viễn chinh Mĩ trực
tiếp chiến đấu với quy mô lớn, sử dụng cả hải, lục, không quân trên chiến trường
miền Nam nhưng đã bị đòn phủ đầu mạnh mẽ của quân ta đánh trả và bị tổn thất
nặng nề.
Vạn Tường được coi như Ấp Bắc đối với quân Mĩ và nếu trận Ấp Bắc (1 –
1963) đã mở đầu “cao trào diệt ngụy” thì Vạn Tường mở đầu cho “cao trào diệt
Mĩ” trên tồn miền Nam. Sau những chiến thắng đó một làn sống “ tìm Mĩ mà
đánh lùng ngụy mà diệt” dâng cao trên khắp miền Nam. Nhiều “vành đai diệt
Mĩ” xuất hiện như ở Hòa Vang, Chu Lai (Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn)…Một



phong trào thi đua trở thành “dũng sĩ diệt Mĩ” và “đơn vị anh hùng diệt Mĩ”
được dấy lên sôi nổi khắp nơi.
Khả năng thắng Mĩ của quân và dân ta trong “chiến tranh cục bộ” đã được
chứng minh trong trận Vạn Tường và tiếp tục được chứng minh trong chiến đấu
chống lại hai cuộc phẩn công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 của Mĩ.
Bước vào mùa khô thứ nhất 1965 – 1966 Mĩ huy động lực lượng tới
720.000 quân trong đó quân viễn chinh gần 220.000 quân. Mĩ mở cuộc phẩn
công chiến lược lần thứ nhất bắt đầu từ tháng 1 năm 1966 và kéo dài trong 4
tháng với tất cả là 450 cuộc hành quân lớn nhỏ trong dó có 5 cuộc hành qn
“tìm diệt” then chốt nhằm vào hai hướng chính là vùng đồng bằng khu V và
vùng Đông Nam Bộ với mục tiêu là đánh bại quân chủ lực mà chúng gọi là “bẽ
gãy xương sống cộng sản” của ta và giành lại thế chủ động trên chiến trường
đồng thời cũng cố tinh thần quân ngụy khi mà chúng đang hoang mang.
Quân ta với thế trận chiến tranh nhân dân đã có cùng với nhiều phương
thức tác chiến khác nhau chúng ta đã chặn đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc trên mợi
hướng tiến công của chúng. Những trận đánh chống lại các cuộc hành quân cản
quét của địch như trận ở Củ Chi (1 – 1966) trận ở Bắc Bình Định từ (28 – 1 tới 7
– 3 – 1966)…Các lực lượng của ta cịn chủ động tập kích vào các sân bay như
Chu Lai, Tân Sơn Nhất, Phú Lợi và các căn cứ khác của Mĩ tiêu biểu là cuộc tập
kích vào khách sạn Vichtoria ngày 1 – 4 – 1966 đã tiêu diệt tới 200 sĩ quan.
Trong 4 tháng mùa khơ 1965 – 1966 trên tồn miền Nam nhân dân ta đã loại
khỏi vịng chiến đấu 104.000 tên trong đó có 42.500 tên Mĩ, 3.500 các nước thân
Mĩ, bắn rơi và phá hủy 1.430 máy bay, phát hủy 600 xe tăng và xe bọc thép
Sang mùa khô thứ 2 với lực lượng quân Mĩ huy động lên tới 980.000 tên
trong đó quân viễn chinh là 440.000 quân Mĩ mở cuộc phản công chiến lược lần
thứ hai với 895 cuộc hành quân lớn nhỏ trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt
vào hướng chính là Đơng Nam Bộ nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu
não của ta nhanh chóng giành thắng lợi để tạo nên bước ngoặt trong kháng chiến.
Với 3 cuộc hành quân lớn là cuộc hành quân Attơnborơ, Xeđaphôn, và Gianxơn



Xiti đánh vào chiến khu Dương Minh Châu, đánh vào Tam giác lửa là (Trảng
Bằng – Bến Súc – Củ Chi) và đánh vào vùng Tây Ninh biên giới giữa Việt Nam
và Campuchia.
Các cuộc hành quân của Mĩ đề nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não
kháng chiến của ta ở Nam Bộ, phá kho tàng dự trữ của ta, lấn chiếm, chia cắt,
triệt phá căn cứ kháng chiến và phong tỏa biên giới.
Về phía ta sau mùa khơ 1965 – 1966 giành được thắng lợi cho đến khi Mĩ ồ
ạt đưa quân mở cuộc tiến công chiến lược vào mùa khô thứ hai. Trung ương
Đảng ta đã chủ trương mở ngay trong tháng 6 – 1966 mặt trận đường 9 phía Bắc
Quảng Trị tạo nên hướng tiến cơng mới trên một địa bàn chiến lược buộc định
phải phân tán lực lượng qn chủ lực ra phía Bắc. Ngồi ra nhân dân ta cịn mở
hàng loạt cuộc phản cơng đánh bại các cuộc hành quân của chúng. Ba cuộc hành
quân lớn “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ đều bị đánh tan. Cuộc hành quân
Gianxơn Xiti là lớn nhất nhưng thất bại của nó cũng là nặng nề nhất có 8.300
qn hầu hết là lính Mĩ bị loại khỏi vịng chiến đấu, có 692 xe qn sự các loại
bị phá hủy và 119 máy bay bị bắn rơi.
Trải qua hai mùa khô với hai cuộc tổng tiến công của Mĩ ở miền Nam nước
ta đều bị thất bại nhìn chung là toàn diện và nặng nề. Sự thất bại này khơng chỉ
tính ở con số thiệt hại mà điều quan trọng là sự phá sản hoàn toàn các mục tiêu
chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của chúng đề ra.
Bên cạnh những thắng lợi trên mặt trận quân sự quân và dân miền Nam còn
giành nhiều thắng lợi trên mặt trận chính trị. Ở hầu khắp các vùng nơng thôn
quần chúng nhân dân nhận được sự hỗ trợ từ các lực lượng vụ trang đã vùng lên
đấu tranh chống lại các ách kìm kẹp của địch, trừng trị các bọn ác ôn, đánh phá
từng mảng các “ấp chiến lược” làm thất bại các âm mưu “giành dân” của chúng.
Trong hầu hết các thành thị miền Nam các lực lượng công nhân, học sinh,
sinh viên và nhiều tầng lớp lao động khác đã nỗi dậy đấu tranh chống chế đội Mĩ
– ngụy, địi lật đổ chính quyền Thiệu – Kì. Phong trào diễn ra rất sôi nỗi ở các

thành phố lớn như Huế - Đà Nẵng – Sài Gòn.


Ngày 19 – 3 – 1966 Hội sinh viên người Huế đã cử người vào Đà Nẵng tổ
chức một cuộc hội thảo về hai vấn đề : Tác hại của đồng đô la và bán nước hay
cứu nước. Tất cả các sinh viên Đà Nẵng đề tham gia buổi hội thảo này.
Từ cuối tháng 3 – 1966 trở đi phong trào đấu tranh của nhân dân Huế - Đà
Nẵng có nhiều chuyển biến mới mạnh mẽ hơn và ảnh hưởng tới nhiều nơi trên
đất nước nhất là Sài Gòn. Nhiều cuộc bãi cơng, bãi khóa, bãi thị nổ ra làm tê liệt
mọi hoạt động của địch.
Từ trong kết quả đấu tranh quân sự kết hợp với chính trị nhân dân miền
Nam đã mở rộng thêm nhiều vùng làm chủ ở nông thôn, đồng bằng, rừng núi và
đô thị. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ngày càng mở rộng thêm uy tín
trên trường quốc tế và được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế công nhận là đại
diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Căn cứ trên tình hình đó đồng thời có những đánh giá chung về lực lượng
của ta và địch cũng như những khả năng phát triển của cuộc kháng chiến chống
Mĩ. Trung ương Đảng ta đã họp hội nghị (1 – 1967) đề ra chủ trương sáng suốt,
kịp thời mở thêm mặt trận ngoại giao nhằm phối hợp với mặt trận chính trị, quân
sự đang trên đà thắng lợi ngày càng to lớn ở hai miền đất nước. Đấu tranh ngoại
giao của ta trong kháng chiến chống Mĩ như Đảng ta đã nhận định là phải trở
thành một mặt trận và phải luôn ln thể hiện được tính tích cực chủ động như
đấu tranh quân sự và chính trị vậy. Điều này cũng đã được thể hiện ra trong bản
tuyên bố ngày 28 – 1 – 1967 của Bộ Ngoại Giao ta: “Nếu Mĩ muốn đàm phán
với Việt Nam thì trước hết Mĩ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và
mọi hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa”.[12; tr.209].
Sự phối hợp giữa mặt trận quân sự - chính trị - ngoại giao đã tạo ra nhưng
điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta tiếp tục tiến lên và giành nhiều thắng
lợi lớn. Trung ương Đảng ta tại Hội nghị Bộ Chính trị tháng 12 – 1967 và Hội

nghị toàn thể Ban chấp hành lần thứ 14 tháng 1 – 1968 đã đi đến quyết định lịch
sử “Chuyển cuộc chiến trạnh cách mạng miền Nam sang một thời kì mới – thời


kì giành thắng lợi quyết định”. Nghị quyết của Đảng còn chỉ rõ: “Nhiệm vụ
trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhật của toàn đảng,
toàn dân, toàn quân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên
một bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng cơng kích – tổng khởi
nghĩa đề giành thắng lợi quyết định”[12; tr.209].
Do ta tiến hành tổng cơng kích – tổng khởi nghĩa trong điều kiện địch cịn
trên 1 triệu qn và có tiềm lực chiến tranh lớn nên cuộc tiến công của các lực
lượng vũ trang ở các chiến trường chính và sự nỗi dậy của nhân dân ở khắp các
đô thị lớn và đây chính là hai mũi tiến cơng phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ
nhau để thúc đẩy cuộc tổng cơng kích – tổng khởi nghĩa ở cả ba vùng chiến lược
đô thị , nông thôn đồng bằng và rừng núi tiến triển.
Cịn về phía Mĩ sau khi thất bại ở hai mùa khơ thì chúng đã tăng thêm số
lượng quân đội Mĩ lên tới 525.000 người, đưa tổng số tham chiến của chúng lên
tới 1,2 triệu người và chúng có kế hoạch mở cuộc phản cơng chiến lược mùa khô
lần thứ 3 đánh vào vùng Đông Nam Bộ nhưng khi cuộc hành quân vừa mới bắt
đầu thì địch đã phát hiện ra chúng ta có những hướng di chuyển chiến lược quan
trọng và buộc chúng hủy bỏ nhưng kế hoạch đã định và rút phần lớn những lực
lượng chủ chốt về đóng giữ ở những vùng chiến lược quan trọng và chuẩn bị đối
phó với nhưng cuộc tiến công của ta. Mĩ – Ngụy tuy biết trước sẽ có cuộc tiến
cơng lớn của ta nhưng khơng phán đốn được những hướng tiến cơng và quy
mơ, hình thức của ta nên chưa có chuẩn bị gì cụ thể mà chỉ ra lệnh báo động và
hủy bỏ lệnh ngừng bắn trong dịp tết.
Chủ trương của ta về cuộc “tổng công kích – tổng khởi nghĩa” được thực
hiện trong tình hình đó. Cuộc tổng tiến cơng và nỗi dậy được mở đầu bằng cuộc
tập kích chiến lược bất ngờ của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị trong đêm
giao thừa tết Mậu Thân năm 1968.

Cuộc tổng tiến công và nỗi dậy được diễn ra qua ba đợt: đợt 1 từ 30 -1 đến
25 – 2, đợt 2 từ 5 – 5 đến 15 – 6, đợt 3 từ 17 – 8 đến 30 – 9 – 1968 với quy mô
rộng lớn hơn.


Cuộc tiến công và nỗi dậy ơt hầu khắp thành phố, thị xã,các “ấp chiến
lược” và vùng nông thôn bị địch kiểm sốt. Chúng ta tiến cơng vào các cơ quan
đầu não của địch, sở chỉ huy Mĩ – Ngụy – chư hầu, tiến công hàng loạt các căn
cứ, các tuyến phịng thủ, các hệ thống giao thơng, các kho tàng làm tê liệt mọi
hoạt động của địch. Trong tất cả các thành phố ở miền Nam thì đội quân chủ lực
của ta tấn công vào hai thành phố lớn là Sài Gòn và Huế diễn ra mạnh mẽ nhất.
Tại Sài Gịn qn đội ta tấn cơng vào dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mĩ, Tổng nha
cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất…Tại Huế quân dân ta đã chiếm hầu khắp các
mục tiêu quan trọng như đài phát thanh, các khách sạn, sân bay và đã làm chủ
thành phố trong 26 ngày liên tiếp và cũng đã tổ chức đánh hàng trăm trận phản
công của địch. Ở các thành phố, thị xã khác như KonTum, Quảng Trị, Bến Tre,
Mĩ Tho…các lực lượng vũ trang của ta cũng tiến lên tiến công mạnh mẽ và gây
cho địch nhiều tổn thất nặng nề.
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng của đợt 1 tấn cơng qn và dân ta đã
loại khỏi vịng chiến đấu 150.000 địch và trong đó có 45.000 lính Mĩ, phá hủy
một khối lượng, phương tiện chiến tranh của chúng, bắn rơi 2.370 máy bay các
loại và nhiều tàu chiến đấu và xe quân sự khác. Từ trong cuộc chiến đấu nhiều
lực lượng mới chống Mĩ – Ngụy xuất hiện như Mặt trận đoàn kết dân tộc chống
Mĩ cứu nước được mở rộng. Tổ chức “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ
và hịa bình” ở Sài Gịn , Huế, Đà Nẵng trên toàn miền Nam được thành lập thu
hút đông đảo các lực lượng tham gia làm phân hóa bọn ngụy quyền, ngụy qn.
Cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân mở đầu cho cuộc tiến công và nỗi
dậy. Là địn đánh bất ngờ làm cho địch chống váng. Nhưng do lực lượng của
địch cịn đơng, cơ sở của chúng ở thành thị vẫn mạnh nên chúng đã nhanh chóng
tổ chức lại lực lượng và phản cơng lại cả ở vùng thành thị và nơng thơn. Vì vậy

trong đợt 2 và đợt 3 của cuộc tổng tiến công lực lượng của ta gặp rất nhiều khó
khăn và tổn thất, những người có cảm tình với cách mạng bị chúng tìm bắt.
Nhiều vùng giải phóng trước đây đã bị địch chiếm lại. Mục tiêu của đợt tấn công
và nỗi dậy không đạt được đầy đủ.


Do có những hạn chế về phía ta như chủ quan trong việc đánh giá cao lực
lượng của mình mà đánh giá thấp lực lượng của địch và tư tưởng nóng vội muốn
giành thắng lợi lớn và nhanh chống kết thúc chiến tranh, thiếu chủ động, không
kịp thời điều chỉnh các kế hoạch rút khỏi thành phố sau đợt 1 về vùng nơng thơn
để đảm bảo an tồn.
Mặc dù vậy ý nghĩa của cuộc tiến công và nỗi dậy là rất lớn đã mở ra bước
ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, làm lung lay ý chí
xâm lược của quân viễn chinh, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh.
Đến ngày 31 – 3 – 1968 Giônxơn tun bố khơng ra tranh cử tổng thống
nhiệm kì thứ hai cùng với việc thông báo quyết định hạn chế hoạt động của Mĩ ở
Việt Nam, ra lệnh ngừng ném bom bắn phá hoàn toàn miền Bắc và cử người
đàm phán hai bên, rồi đến đàm phán bốn bên về vấn đề chiến tranh ở Việt Nam.
Bản thông báo của Giôn xơn là sự thừa nhận thất bại của Mĩ ở miền Nam trong
chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
Những thắng lợi trên đây đã chứng tỏ sức mạnh tinh thần cũng như vật chất
của nhân dân ta ở cả hai miền kết hợp lại và ngày càng chứng tỏ dù Mĩ có sức
mạnh đến đâu thì cũng khơng thể thắng được chúng ta vì tính chất phi nghĩa của
cuộc xâm lược.
1.2. Tình hình ta và địch ở miền Nam sau năm 1968
1.2.1. Tình hình của ta
Cuộc tổng tiến cơng và nỗi dậy năm 1968, mở đầu bằng cuộc tập kích chiến
lược Tết Mậu Thân đây là địn đánh bất ngờ góp phần quyết định tới chiều
hướng của cuộc đấu tranh ở Việt Nam và Đơng Dương, làm phá sản hồn tồn
chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, làm chấn động dư luận nước Mĩ và cả

thế giới.
Tuy nhiên sau năm 1968 về phía chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn đó là
chúng ta mất đất, mất dân. Một bộ phận dân cư của ta phải di chuyển sang
Campuchia lánh tạm thời. Quân cách mạng chiếm giữ được thành phố bị quân
Mĩ và bọn tay sai đẩy ra khỏi thành phố và bị chúng chiếm lại. Những người dân


có cảm tình với cách mạng, ủng hộ qn giải phóng trước đó đều bi bắt, bị giết
hại, nhiều vùng nơng thơn của ta trước đây bị địch chiếm đóng và chúng còn bắt
nhân dân ta lao động khổ cực, làm tay sai cho chúng.
Về phía Mĩ sau địn đánh bất ngờ năm 1968 Hạ nghị viện Mĩ cũng ra nghị
quyết đòi rút hết quân Mĩ ở Việt Nam về nước trong thời gian ngắn nhất nhưng
thực tế thì phía lãnh đạo qn sự Mĩ vân khơng làm theo phía Hạ nghị viện Mĩ
mong muốn mà còn tăng cường chiến tranh mạnh hơn nữa bằng chiến lược mới.
Mặc dù vậy tổng thống Mĩ Níchxơn vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh ở Việt
Nam và Đông Dương đưa ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đơng
Dương hóa chiến tranh”. Tuy nhiên Mĩ luôn gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ
phía nhân dân ta là quyết tâm đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Chúng ta thưc hiện theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỉ niệm 15
năm ngày kí Hiệp định Giơnevơ về Đơng Dương (21 – 7 – 1954). “Quân dân cả
nước triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hi
sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết
chiến, quyết thắng đánh cho quân Mĩ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy quân,
ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hịa bình
và thống nhất nước nhà” [12; tr. 226].
Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam tiếp tục anh dũng
chiến đấu và giành được nhiều thắng lợi mới trên tất cả các mặt trận chính trị,
qn sự, ngoại giao.
1.2.2. Tình hình của địch
Sau năm 1968 tình hình của ta và địch có nhiều thay đổi. Qn ta thì ngày

càng lớn mạnh và tin tưởng, quyết tâm lớn hơn để đánh giặc và mong chờ đến
ngày thắng lợi. Cịn về phía Mĩ lại tìm ra nhiều cách thức, thủ đoạn để tiếp tục
kéo dài chiến tranh với mong muốn giành thắng lợi khi có cơ hội. Lợi dung tâm
lý chống chiến tranh và mong muốn của toàn thể người dân Việt Nam là sớm
chấm dứt chiến tranh và đổi mới tình hình chính trị - xã hội nước Mĩ Níchxơn
tung ra lời hứa là sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng 6 tháng và đồng thời sẽ có


những thay đổi trong các chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ để mong
cho mình trúng cử tổng thống vào cuối năm 1968.
Sau khi trúng cử tổng thống, chính thức bước vào nhà Trắng Níchxơn lại
đưa ra học thuyết mới mang tên mình “học thuyết Níchxơn” tiếp tục đẩy mạnh
cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
“Học thuyết Níchxơn” với chiến lược quân sự mới là “ngăn đe thực tế”
được thay thế chiến lược “phản ứng linh hoạt” của Kennơđi đã bị phá sản. Đề ra
học thuyết này phía lãnh đạo Mĩ mong muốn khơi phục lại sức mạnh nước Mĩ,
cố giữ vai trò lãnh đạo và bám lấy những lợi ích đế quốc chủ nghĩa trên thế giới.
Học thuyết này được vận dụng cụ thể ở Việt Nam, Lào, Campuchia và trên tồn
Đơng Dương về cơ bản đây là cuộc chiến tranh giữa người Việt Nam với nhau.
Âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông
Dương đánh người Đông Dương” với bom đạn, đô la Mĩ và do Mĩ chỉ huy và vì
lợi ích của Mĩ.
Mĩ rút qn ở đây có nghĩa là rút bớt quân Mĩ nhưng trên thực tế thì cuộc
chiến tranh ở Việt Nam vẫn tiếp tục bởi chúng tăng thêm số quân ngụy cũng như
trang bị thêm nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại. Mĩ tận dụng triệt để xương
máu của người bản xứ nhằm giảm bớt xương máu của người Mĩ nhưng vai trò cố
vấn Mĩ ngày càng quan trọng. Có thể nói tình hình qn đội Mĩ từ năm 1968 là
quân Mĩ là chỗ dựa của qn Sài Gịn và qn Sài Gịn là cơng cụ chủ yếu của
quân Mĩ.
Để đạt được mục tiêu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” , Phía lãnh

đạo Mĩ đưa ra cùng lúc ba loại hình chiến tranh “chiến tranh giành dân”, “chiến
tranh hủy diệt” và “chiến tranh bóp ngẹt” trên cơ sở huy động tối đa sức mạnh
nước Mĩ kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao xảo quyệt, dối trá
hòng đạt được ước muốn của mình.
Bên cạnh đó chính quyền Níchxơn cịn giúp chính quyền Sài Gịn thiết lập
một hệ thống chính trị và vũ trang ở cơ sở hoàn chỉnh được huấn luyện theo kiểu
thực dân mới, một chính quyền mới mà có Mĩ đứng sau chỉ đạo giúp sức để có


thể “tự đứng vững” hay “tự gánh lấy trách nhiệm” khi Mĩ giao phó cơng việc hay
rút về nước.
Qn đội Sài Gịn được tăng cường và hiện đại hóa để rồi biến thành công
cụ của Mĩ. Đội quân này được sử dụng trong những cuộc càn quét chống phá
cách mạng, xóa bỏ các căn cứ giải phóng hịng đẩy qn chủ lực giải phóng ra
xa, cắt đứt đường tiếp tế của hậu phương từ miền Bắc vào Miền Nam đồng thời
còn bị đẩy sang các nước Lào và Campuchia để tham chiến.
Bên cạnh những thủ đoạn quân sự và chính trị khơn khéo, lừa bịp thì giới
cầm quyền Mĩ cịn tiến hành lợi dụng thủ đoạn ngoại giao. Mĩ cho tiến hành
chiến dịch “Ngoại giao tồn cầu” và đóng vai trị là sứ giả hịa bình đi thương
lượng với rất nhều nước (trước hết là với các nước lớn) với mưu đồ lôi kéo họ
nhất là nhưng nước đồng minh vào hùa với Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược
Đông Dương thực hiện cái gọi là “chia sẽ trách nhiệm”, chia rẽ các nước xã hội
chủ nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc, chia rẽ các nước Đơng Dương với
nhau, cô lập cuộc chiến của nhân dân Đông Dương với các nước xã hội chủ
nghĩa và các nước bạn bè gần xa trên thế giới.
Có thể nói sau năm 1968 thì tình hình của ta và địch cũng đã có nhiều thay
đổi có lợi cho ta nhiều hơn và gây khơng ít khó khăn cho địch chúng ta có những
nền tảng nhất định để tiếp tục chiến đấu chống lại đế quốc Mĩ xâm lược đó là
tinh thần chiến đấu của nhân dân ta luôn được nêu cao và phát huy trong các
cuộc chiến từ trước đến nay, đó là sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, của

các nước trong phe xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ của bạn bè thế giới đối với
miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Ngược lại đế quốc Mĩ tuy là một
cường quốc lớn mạnh và giàu có nhưng trải qua hơn 10 năm thay chân Pháp
nhảy vào xâm lược nước ta và đề ra nhiều kiểu chiến tranh khác nhau nhưng kết
quả chung đều là thất bại và Mĩ đã rất nhiều lần thay đổi các chỉ huy những nhà
lãnh đạo thay nhau cầm quyền và thay đổi kế hoạch với mong muốn thống trị
được Việt Nam nhưng tất cả những gì Mĩ suy nghĩ và vạch ra đều ở thế thua và
thế bị động lần này cũng thế trong lòng nước Mĩ cũng như quân đội Mĩ đang gặp


nhiều mâu thuẫn và khó khăn vì thế chiến thắng được quân đội Việt Nam lúc này
là rất khó.
Quân đội Việt Nam tuy có những thuận lợi nhất định nhưng cũng vần cịn
những khó khăn cần phải giải quyết như công tác chi viện từ miền Bắc vào miền
Nam cần được đẩy mạnh hơn về mọi mặt trên mọi lĩnh vực như quân trang, quân
dụng, con người, tư tưởng và cần khắc phục những khó khăn trước mắt và lâu
dìa để con đường chi viện được lưu thông hơn và cần nhanh chóng tranh thủ sự
ủng hộ của các nước trên thế giới nếu như muốn nhanh chóng thực hiện cuộc
Tổng tiến cơng để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đó chính là những u cầu
thực tế của miền Nam sau năm 1968.
1.3. Chủ trương của Đảng về công tác chi viện cho chiến trường miền Nam
sau năm 1968
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đối thủ của nhân dân Việt
Nam là đế quốc Mĩ - đế quốc mạnh nhất hành tinh. Để đương đầu và đánh bại kẻ
thù xâm lược, nhất định dân tộc Việt Nam phải mạnh lên. Muốn vậy, ngoài
đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, cần phải có đường lối và biện pháp
xây dựng, bảo vệ hậu phương, nhằm tạo nên sức mạnh cần thiết ấy ở mọi lúc,
mọi hoàn cảnh.
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, miền Bắc
sạch bóng quân xâm lược, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa II) đã

nhận định: “Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc
cũng phải được củng cố”. Tiếp đó, phát biểu trong Đại hội Mặt trận dân tộc
thống nhất toàn quốc (tháng 9/1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Miền Bắc
là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có vững, nhà
mới chắc. Gốc có mạnh cây mới tốt”. Để củng cố miền Bắc thành nền gốc cho
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III
từ ngày 5 đến ngày 10 – 9 - 1960, đã chủ trương nhiệm vụ của toàn thể nhân dân
ta trong giai đoạn cách mạng lúc này là: Tăng cường đoàn kết tồn dân, kiên
quyết đấu tranh, giữ vũng hịa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở


miền Bắc đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt
Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần
tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hịa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
“Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định
nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước. Cịn cuộc cách mạng ở miền
Nam có ý nghĩa quyết định trực tiếp để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và
tay sai, giải phóng hồn tồn miền Nam thực hiện hịa bình thống nhất nước
nhà, hồn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước”[12;
tr.155].
Chính vì nhiệm vụ cũng như nhưng u cầu từ thực tế chiến trường là cần
phải tăng cường sức mạnh cả về vật chất và tinh thần hơn nữa để chiến đấu
chống lại đế quốc Mĩ đang tìm mọi cách tiêu diệt đất nước ta. Chính từ nhưng
điều đó mà dặt lên vai miền Bắc những nhiệm vụ mới và nặng nề hơn nhưng
vượt lên trên tất cả là tinh thần chiến đấu. Miền Bắc luôn hướng về miền Nam
ruột thịt và luôn phấn đấu “một người làm việc bằng hai”, “thóc khơng thiếu
một cân, qn khơng thiếu một người”,
“Tất cả vì tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
Như vậy, từ đầu, vai trị và vị trí của miền Bắc đã được Đảng ta xác định rất

rõ. Để làm tròn vai trị đó, trong kháng chiến chống Mĩ, hậu phương miền Bắc
được xây dựng theo một đường lối đúng đắn, sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, gắn chặt nhiệm vụ xây dựng với nhiệm
vụ bảo vệ vững chắc hậu phương, gắn chặt nhiệm vụ chiến lược của hậu phương
với nhiệm vụ chiến lược của tiền tuyến.
Ngày 14 – 3 – 1968 chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa ra quyết định
gửi tới Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam một
số quà gồm 5 vạn tấn gạo, 10 triệu tấn vải và 100 vạn tấn thuốc để tặng đồng bào
và chiến sĩ miền Nam. Trong thư Chính phủ VNDCCH viết “Những tặng phẩm
này biểu thị tấm lịng u thương vơ hạn của miền bắc đối với miền Nam, biểu


thi ý chí đồn kết và chiến đấu của cả dân tộc Việt Nam ta quyết tâm vượt mọi
khó khăn gian khổ, kiên trì chiến đấu, tiến tới giành những thắng lợi hoàn toàn
theo lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch nhân dịp đầu xuân năm
1968”[20;tr.346].
Nhờ thế, suốt những năm xây dựng, chiến đấu gian lao mà rất đỗi hào hùng,
miền Bắc đã vươn lên hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Sự đồng
tâm, nhất trí của hậu phương đã là một trong số những nhân tố nền tảng để Đảng
ta đề ra và chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam trên cả hai miền,
thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Năm 1959, miền
Bắc đưa vào miền Nam hơn 500 người. Năm 1964, con số đó tăng lên hơn
17.000 người.
Ngày 4 – 4 – 1972 Hội nghị lần thứ 20 của ban chấp hành trung ương Đảng
Lao động Việt Nam bàn về nhiệm vụ chống Mĩ cứu nước và nhiệm vụ kinh tế ở
miền Bắc XÃ HộI CHủ NGHĨA năm 1972. Hội nghị đề ra nhiệm vụ căn bản cho
tồn đảng, tồn dân kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,
phối hợp chặt chẽ với quân dân Lào và Khơme đánh bại “Việt Nam hóa chiến
tranh” và “Học thuyết Níchxơn”. Động viên sức người, sức của chi viện cho
miền Nam và giúp đỡ cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

Nâng cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc sự nghiệp
xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mặt kinh tế từ
trung ương đến cơ sở. Hội nghị kêu gọi toàn đảng, toàn quân, toàn dân ra sưc
thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm đánh thắng hoàn toàn
giặc Mĩ xâm lược và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Về kinh tế phương hướng cơ bản của việc cải tiến quản lý kinh tế là xóa bỏ
quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo phương thức kinh doanh xã
hội chủ nghĩa, khắc phục cách tổ chức quản lý thủ công, phân tán, xây dựng cách
quản lý của nền công nghiệp lớn nhằm thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.


Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972,
1975), nhân lực động viên ở miền Bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp 4
đến 5 lần so với trước. Khơng tính số qn bảo vệ miền Bắc, làm lực lượng dự bị
chiến lược, chiến đấu và cơng tác trên tuyến vận tải 559, chỉ tính riêng số quân
đưa vào miền Nam trong các năm kể trên như sau: Năm 1968 là 141.000 người.
Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, đảm bảo giao thông,
mở đường và các lực lượng bảo đảm khác gần hàng chục vạn người cũng được
động viên từ miền Bắc vào miền Nam.
Về vật chất, miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí,
phương tiện kỹ thuật do nước ngồi viện trợ, tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải
biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài, tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn
kilơmét dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải
phóng. Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền Bắc đưa vào miền Nam khối
lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964.
Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, miền Bắc còn
tiếp nhận hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, con em miền Nam tập kết; đón tiếp
gần 310.000 thương bệnh binh và hơn 350.000 lượt người từ tiền tuyến ra hậu
phương chữa bệnh, học tập... Với chế độ xã hội mới ưu việt được xây dựng và tỏ

rõ sức sống mãnh liệt trong khói lửa chiến tranh, miền Bắc thực sự là chỗ dựa
vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ
đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam, đặc biệt trong những lúc cách mạng miền
Nam bị tổn thất, gặp nhiều thử thách, khó khăn...
Bên cạnh đó cũng phải kể đến lực lượng cơng binh, bộ đội Đoàn 559,
ngành vận tải miền Bắc cùng hàng vạn dân công hỏa tuyến dồn sức sửa chữa,
mở rộng đường Trường Sơn, đặt thêm đường ống dẫn dầu nối dài từ hậu phương
Miền Bắc cho tới tận vùng Đông Nam Bộ nhằm cung cấp xăng dầu cho các đoàn
xe vận tải cũng như các đoàn xe ra chiến trường và nhiều công tác khác để đáp
ưng kịp thời chi chiến trường. Đường ống dẫn xăng dầu được xây dựng vào năm


×