Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ngành đóng thuyền ở quảng nam dưới thời nguyễn từ thế kỉ XVII nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 75 trang )


ƢỜ

Ó


Ƣ




UẬ







i

NGÀNH ÓNG THUYỀ Ở QUẢ
Ờ NGUYỄ
( Ừ
Ế Ỉ XVII – Ử
ẦU

inh viên thực hiện

: ê hị


NAM DƢỚ


òa

: ƣ phạm ịch sử

Chuyên ngành
ớp

: 12SLS

gƣời hƣớng dẫn

: h . guyễn Xuyên

Đà Nẵng, 05/2016

Ỉ XIX)


MỤC LỤC
Ở ẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1
2.

ịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2

3.


ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................4

4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4
5. guồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................4
óng góp của đề tài ..............................................................................................5

6.

7. Bố cục của khóa luận ............................................................................................5
ƢƠNG 1:





Ể NGÀNH

ĨNG THUYỀ

Ở QUẢ

NAM RA

Ờ VÀ PHÁT TRIỂN.............................................................................................6
1.1. Vài nét về vùng đất, con ngƣời ở Quảng Nam.................................................6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................6
1.1.2. Con người Quảng Nam .....................................................................................7
1.2. Sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của Quảng Nam dƣới thời guyễn..........9
1.2.1. Kinh tế ...............................................................................................................9
1.2.2. Văn hóa – xã hội .............................................................................................13

1.3. ự ra đời và phát triển của ngành đóng thuyền ở Việt Nam trƣớc thế kỉ
XIX............................................................................................................................14
1.3.1. Từ thời Hùng Vương đến thế kỉ X ..................................................................14
1.3.2. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI .............................................................................17
1.3.3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ......................................................................21
CHƢƠ G 2: NGÀNH Ó G THUYỀN Ở QUẢ G NAM THỜI NGUYỄN......25
2.1.

oạt động đóng thuyền ở Quảng Nam dƣới thời Nguyễn............................25

2.1.1. Hoạt động đóng thuyền ở Quảng Nam ...........................................................25
2.1.2. Nguyên liệu đóng thuyền ................................................................................27
2.1.3. Kĩ thuật đóng thuyền .......................................................................................29
2.1.4. Cơng cụ dùng để đóng thuyền.........................................................................36
2.1.5. Một số làng nghề đóng thuyền tiêu biểu ở Quảng Nam .................................37
2.1.5.1. Làng mộc Kim Bồng ....................................................................................37


2.1.5.2. Làng nghề đóng tàu Tân Phú .......................................................................39
2.2. Các sản phẩm trong nghành đóng thuyền ở Quảng Nam dƣới thời Nguyễn......40
2.2.1. Thuyền nan ......................................................................................................40
2.2.2. Thuyền thúng ..................................................................................................40
2.2.3. Ghe bầu ...........................................................................................................44
2.2.4. Ghe câu............................................................................................................48
2.3. Vai trị của ngành đóng thuyền trong đời sống xã hội..................................49
2.3.1. Vai trò đối với kinh tế .....................................................................................49
2.3.2. Vai trị đối với văn hóa – xã hội......................................................................52
2.3.3. Vai trò đối với quân sự....................................................................................55
Ế LUẬ ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢ ......................................................................................59

Ụ LỤC



Ở ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
lượng mưa hằng năm cao vào loại nhất nhì thế giới, với lượng mưa trung bình
khoảng 1500 mm, chủ yếu tập trung vào một mùa, nên khi mùa mưa đến, nhiều nơi
bị ngập nước trên diện rộng. Với việc nước ta có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch
chằng chịt, bên cạnh đó, biển Đơng lại ơm dọc chiều dài đất nước, do đó thuyền bè
là một phương tiện giao thơng có quan hệ rất mật thiết với người dân. Chính vì vậy,
nghề đan thuyền, đóng thuyền, đóng tàu bè ở nước ta phát triển rất sớm, đó khơng
chỉ là phương tiện giao thơng chính mà cịn có vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế, xã hội và văn hóa của người Việt. Đặc biệt, với người dân vùng sông nước,
thấp trũng, hay các địa phương dọc theo bờ biển thì chiếc thuyền có một vai trị vơ
cùng quan trọng.
Là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích trên 10 km², Quảng
Nam có 125 km đường bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến Vũng Quít (bây giờ gọi
theo cách đọc miền bắc là Dung Quất), nước sâu, tàu dưới một chục tấn có thể cập
bến. Đó là những điều kiện mà Quảng Nam, cụ thể là vùng đất Hội An, từ thế kỉ
XVI đã là nơi cập bến của rất nhiều tàu thuyền từ bên ngồi vào bn bán với Đại Việt
và Hội An trở thành một trong những thương cảng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.
Mặt khác, cùng với biển, điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Quảng Nam
nhiều con sông như: Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ,... Những con sông này là một
trong những con đường chính để giao lưu về mọi mặt của đời sống xã hội. Tàu
thuyền ở đây đóng vai trị chủ yếu trên các tuyến đường sơng, đường biển để đi lại,
chun chở hàng hóa... Để phục vụ những nhu cầu đó, ở Quảng Nam ngay từ rất
sớm đã xuất hiện ngành đóng tàu thuyền và mang những dấu ấn riêng.
Được sự quan tâm và ưu tiên của các chúa Nguyễn mà đặc biệt là của các vua

thời Nguyễn, vào thế kỉ XIX, ngành đóng thuyền ở nước ta nói chung, Quảng Nam
nói riêng đã có những điều kiện để phát triển. Theo lời nhận xét của John White –
một trong những Nxbhàng hải Mỹ đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1820, có dịp
thăm viếng thủy xưởng sau này là Hải quân Công xưởng Sài Gòn: “Người Việt

1


Nam là những Nxbkiến trúc tàu bè, có khả năng kỹ thuật cao nhất, hồn tất cơng tác
thật chính xác”. Và ông cũng không tiếc lời ngợi khen những chiếc thuyền có cấu
tạo độc đáo bằng mê tre rất thơng dụng là ghe bầu đi buôn hay giống như hải thuyền
của các hải đội Hồng Sa sử dụng: “Chúng tơi rất kinh ngạc thấy rằng có một số
chiếc trọng tải quá 50 tấn mà có đáy thuyền làm bằng tấm phên tre... được đan sít
sao và gồm có hai phần, mỗi phần tạo thành một bên đáy thuyền nằm dưới cái đai
mạn thuyền. Những bộ phận của loại thuyền này dài hơn, mập hơn những bộ phận
của loại thuyền khác. Người ta có thể tháo rời ra và ráp chúng lại một cách dễ dàng
mà khơng có gì nguy hiểm. Mặt khác, vì mỗi năm chúng chỉ đi có một chuyến theo
đợt gió mùa thuận lợi, mỗi lần dỡ hàng xong thì chúng được tháo rời ra và đem cất
giữ để tránh thời tiết xấu. Đáy loại thuyền này cũng như đáy các loại thuyền khác
đều có phết loại nhựa dính dầu và vơi, hỗn hợp rất đều, tạo thành một hợp chất dính
rất bền, tuyệt đối khơng thấm nước và chống lại sự tấn cơng của các lồi sâu hà một
cách hữu hiệu...”.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề đóng thuyền Quảng Nam dưới thời Nguyễn có ý
nghĩa vơ cùng to lớn, nó khơng chỉ góp phần hiểu rõ ngành đóng thuyền ở đây mà
cịn góp phần hiểu sâu sắc hơn ngành đóng thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn. Đồng
thời ta cũng thấy được rằng mỗi chiếc thuyền là một sản phẩm văn hóa, là sự kết
hợp của nhiều yếu tố khác nhau (bao gồm chức năng sử dụng, kỹ thuật, nguồn
nguyên liệu, môi trường, kinh tế, bối cảnh xã hội hay truyền thống của xã hội), cho
nên, việc nghiên cứu về ngành đóng thuyền cũng góp phần làm rõ được nhiều khía
cạnh của lịch sử như các vấn đề kinh tế, văn hóa, qn sự,... Mặt khác, với tình

hình hiện nay, biển Đông là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, muốn bảo vệ được biển đảo
một cách vững chắc thì bên cạnh việc đấu tranh trên các mặt nước ta cũng phải đẩy
mạnh phát triển tàu thuyền có trọng tải lớn góp phần vào bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, tơi chọn vấn đề “ gành đóng
thuyền ở Quảng Nam dƣới thời Nguyễn (từ thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XIX)”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.

ịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi nghiên cứu vấn đề đóng thuyền ở Việt Nam thì đã có một số cơng trình

nghiên cứu với những mức độ khác nhau và trên những khía cạnh khác nhau. Liên
quan đến đề tài có các cơng trình sau:
2


J. B. Pietri (1949), Đỗ Thái Bình dịch, Thuyền buồm Đơng Dương, Nxb Sài
Gịn. Tác phẩm được viết bởi một Chánh Nha Ngư nghiệp của Nxbnước Đông
Dương, với nhiều năm ở Đơng Dương, có điều kiện đi nhiều nơi từ Campuchia phía
Nam, ven suốt tồn bộ bờ biển Việt Nam ngày nay, tới cả một phần nhỏ phía Nam
ven biển Trung Quốc và đảo Hải Nam. Đây là một cuốn sách kĩ thuật. Một mặt,
cuốn sách cung cấp cho ta một số bài viết và minh họa rất trung thực, sáng tỏ giúp
cho các độc giả có thể hiểu được về các loại thuyền cổ xưa của đất nước ta nói riêng
và Đơng Dương nói chung. Cuốn sách cũng góp phần giúp cho người đọc thấy
được từng chi tiết của thuyền bè Đơng Dương, buồm và dậy nhợ, cách đóng thuyền và
các trang trí phụ trợ. Đặc biệt, cuốn sách cũng có đề cập khá rõ về việc đóng tàu thuyền
ở khác vùng như Bắc Kì, Nam Kì, Trung Kì – An Nam; phương Bắc; Xiêm La,…
Võ Văn Hòe (chủ biên) (2010), Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng,
Nxb Đà Nẵng. Là tập thứ tư trong Tổng tập văn hóa, văn nghệ dân gian đất Quảng,
tác phẩm tập trung giới thiệu các nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng như các

nghề liên quan đến gỗ, mây, tre, dệt, ngư nghiệp,… Trong tác phẩm cũng đề cập
đến việc đóng thuyền, tàu thuyền ở xứ Quảng như đóng tàu ở làng mộc Kim Bồng,
làng nghề đóng tàu Tân Phú, đồng thời cũng đã liệt kê được các loại thuyền có ở
Quảng Nam.
Trần Đức Anh Sơn (2014), Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời
Nguyễn, Nxb Văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm giúp cho
chúng ta có cái nhìn tổng qt về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong
dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kì đầu của vương thời Nguyễn
(1802-1945), những yếu tố có ảnh hưởng qua trọng đến sự phát triển của ngành
đóng thuyền và hoạt động của tàu thuyền vào thời Nguyễn. Mặt khác, tác phẩm cịn
cho ta thấy được sự quan tâm của các ơng vua thời Nguyễn đến sự phát triển của
ngành đóng thuyền và tàu thuyền, sự phát triển được thể hiện ở chỗ rất nhiều xưởng
đóng tàu ra đời với rất nhiều thợ giỏi, quy mô, chủng loại và số lượng tàu thuyền,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và hoạt động kinh tế.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ đi vào nghiên cứu những vấn
đề chung mà chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đóng thuyền ở
Quảng Nam. Tuy nhiên, những cơng trình trên đó là cơ sở quan trọng để tơi dựa vào
để nghiên cứu vấn đề của mình.
3


3.

ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Góp phần làm rõ thêm những vấn đề về sự hình thành và phát triển của ngành
đóng thuyền ở Quảng Nam dưới thời Nguyễn từ đó có những đánh giá, nhận xét cụ thể.
Hiện nay, khi mà vấn đề biển Đông đang là vấn đề nóng thì ngành đóng
thuyền là một ngành quan trọng, cho nên, nghiên cứu vấn đề này cũng góp phần

thấy được kĩ thuật đóng thuyền của cư dân Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói
riêng, từ đó học tập và phát triển ngành nghề này.
Bên cạnh đó, hiện nay, dù đã biết áp dụng các phương tiện kĩ thuật tiên tiến
vào ngành đóng thuyền nhưng đây vẫn là một công việc nặng nhọc. Cho nên, các
làng nghề hay cơ sở đóng tàu thuyền ở các địa phương mà cụ thể là Quảng Nam đang
bị mai một. Do đó, đề tài này cũng góp phần khơi gợi tình yêu đối với ngành nghề
thuyền thống, là cơ sở để lưu giữ và phát triển ngành đóng thuyền ở Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu, hệ thống hóa, sưu tầm, tập hợp tài liệu để làm rõ sự phát triển của
ngành đóng thuyền ở Quảng Nam dưới thời Nguyễn. Tìm hiểu sự ra đời của một số
làng nghề ở địa phương.
Nhận xét và đánh giá sự phát triển của ngành đóng thuyền ở Quảng Nam dưới
thời Nguyễn, tìm ra các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành đóng thuyền.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

ối tượng
Đối tượng là ngành đóng thuyền ở tỉnh Quảng Nam

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu các địa điểm đóng thuyền chủ yếu trong tỉnh
Quảng Nam.
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu ngành đóng thuyền ở Quảng Nam dưới thời
Nguyễn từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
5. guồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Các tác phẩm Sử học đã xuất bản.
4



Các bài viết trên tạp chí, hội thảo về ngành đóng thuyền, làng nghề truyền
thống ở Quảng Nam,…
Các bài viết trên Internet liên quan đến đóng thuyền và các làng nghề truyền
thống ở Quảng Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề này tôi đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác –
Lê Nin và sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic, phương pháp sưu tầm, tập hợp tài liệu, so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp,
hệ thống hố …
- Đặc biệt chú ý là công tác điều tra nghiên cứu thực địa, điền dã.
6.

óng góp của đề tài
Đề tài hồn thành góp phần tìm hiểu sâu hơn ngành đóng thuyền ở nước ta

dưới thời Nguyễn. Qua đó hiểu thêm sự phát triển của kinh tế nói chung mà cụ thể
là ngành thủ công nghiệp ở Quảng Nam cũng như tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc.
Mặt khác, đề tài cũng sẽ là một nguồn tham khảo thêm cho những ai muốn tìm
hiểu, nghiên cứu thời Nguyễn, Quảng Nam và lịch sử dân tộc.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Tiền đề để ngành đóng thuyền ở Quảng Nam ra đời và phát triển
Chương 2: Ngành đóng thuyền ở Quảng Nam thời Nguyễn

5



CHƢƠNG 1:
TIỀN Ề Ể NGÀNH ÓNG THUYỀN Ở QUẢNG NAM



VÀ PHÁT TRIỂN
1.1. Vài nét về vùng đất, con ngƣời ở Quảng Nam
1.1.1. i u kiện ự nhiên
Quảng Nam nằm ở miền Trung của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về
phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh
Kon Tum, phía Tây giáp các tỉnh Sekong (Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào), phía
Đơng giáp biển Đơng. Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lí 108026’16” đến
108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc. Quảng Nam có
18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố và 16 huyện, với 247
xã/phường/thị trấn (năm 2010, huyện Tây Giang đã thành lập thêm 03 xã mới).
Nhìn chung, vị trí địa lí của tỉnh khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và
đặc biệt là sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, khoa học kĩ thuật với các vùng trong cả
nước hay khu vực, quốc tế.
Một nét độc đáo trong địa lí Quảng Nam chính là sơng ngịi, các sơng chảy
theo hướng từ tây sang đông như nguồn sông Con, sông Cái,… chảy hợp thành các
sông lớn nhỏ (sông Vu Gia, sơng Thu Bồn, sơng Tam Kì,…). Mạng lưới sơng ngịi
ở Quảng Nam là mạch giao thơng từ bao đời nay giữa miền xuôi và miền ngược.
Không chỉ là nguồn cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nguồn thủy sản cho
người dân mà ở các vùng ven sông cịn là nơi thuận lợi để các xóm làng, thị tứ, thị
xã… mọc lên. Hệ thống sơng ngịi tự nhiên khoảng 900 km, được phân bố khá đều
ở các huyện, thành phố, gồm hai hệ thống sơng chính là sơng Thu Bồn và sơng Tam
Kì, đổ ra biển Đơng theo hai cửa sông lớn là Cửa Đại (Hội An) và Cửa An Hịa
(Núi Thành). Diện tích lưu vực Vu Gia, Thu Bồn (bao gồm một phần lưu vực thuộc
tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km² và lưu vực sông

Tam Kỳ) là 735 km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy
chủ yếu theo hướng Tây - Đông và đổ ra biển Đông tại các cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa
Đại (Hội An) và An Hịa (Núi Thành). Ngồi hai hệ thống sơng trên, sông Trường

6


Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc Nam kết nối hệ thống
sông Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ. Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên
mạng lưới sơng ngịi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc.
Đường bờ biển dài 125km, ven biển có nhiều bãi tắm nổi tiếng: Hà My (Điện
Bàn), Cửa Đại, An Bàng (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Bãi Rạng (Núi
Thành)… Đường bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ
và sạch đẹp cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng ngun sinh phía
Tây Quảng Nam, sơng Trường Giang và xứ đảo Cù Lao Chàm là những điểm du
lịch sinh thái lý tưởng; ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên về sơng ngịi như trên đã tạo cho Quảng Nam
những thế mạnh riêng, nó khơng chỉ tạo điều kiện để kinh tế Quảng Nam phát triển
mà mà còn tạo tiền đề để ngành đóng thuyền ra đời và phát triển. Nó vừa cung cấp
một lượng thuyền lớn cho nước ta phục vụ cho hoạt động kinh tế và quân sự, đồng
thời thể hiện nét văn hóa của cư dân Quảng Nam.
1.1.2. Con người Quảng Nam
Vùng đất Quảng Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm dâu bể nên bức
tranh dân cư ở đây không khỏi xáo trộn và phức tạp. Ở vùng đồng bằng ven biển,
người Chăm là lớp cư dân có mặt sớm nhất, họ được coi là cư dân bản địa. Tiếp đến
là người Việt và người Hoa. Còn ở địa bàn rừng núi của tỉnh Quảng Nam là nơi cư
trú của các tộc người nói ngữ hệ Môn – Khơme như: Cơ tu, Xê đăng,… Cho đến
nay trên địa bàn tỉnh có 6 tộc người đang cư trú là Kinh, Hoa, Cơ tu,… Trong đó,
người Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất 93%, còn hầu như bộ phận người Chăm đã bị kinh
hóa. Cùng cộng cư và sinh sống lâu đời trên một vùng đất, lại chịu tác động của một

hoàn cảnh lịch sử như nhau nên từ bao đời nay, các tộc người trên vùng đất này có
mối liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
góp phần hình thành nên diện mạo và tâm tính con người Quảng Nam, thể hiện
trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại
xâm để bảo vệ quê hương, đất nước. Tóm lại, kết cấu cộng đồng cư dân các dân tộc
trên vùng đất Quảng Nam vừa đa dạng vừa phức tạp. Phức tạp vì ln có sự thay
đổi, đa dạng vì vùng đất này có nhiều dân tộc cư trú.
Trải qua q trình cộng cư, sinh sống, lao động và chiến đấu chống lại kẻ thù,
lại chịu sự tác động của tự nhiên mang tính đặc thù nên con người Quảng Nam đã
7


sớm tạo cho mình một lối ứng xử độc đáo. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Đàn ơng
thì lo việc cày ruộng, đàn bà chăm lo nuôi tằm dệt lụa. Núi sông hùng vĩ, nên con
người tư chất rất thông minh, kẻ sĩ có lịng trung thực, lời nói ngang nhiên, thẳng
thắn. Tuy thế đất là rất xấu, sông nước thì chảy xiết, nên tính con người hay nóng
nảy, ít trầm tĩnh, chỉ những người học vấn uyên thâm mới không bị phong thủy ràng
buộc… phong tục tiết kiệm nhưng thật thà, chất phác, phong thổ tất cả đều như
thế…” [20, tr.28]. Khơng những vậy con người Quảng Nam cịn cần cù trong lao
động, đồng cảm trong chiến đấu chống lại kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước,
mở cửa trong giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài và ham học hỏi.
Với tiềm năng kinh tế mà vùng đất Quảng Nam đưa đến, cùng với khả năng và
óc sáng tạo, người dân xứ Quảng Nam rất sáng dạ, nhạy bén trong cuộc sống, biết
mô phỏng và làm được những dụng cụ và các sản phẩm theo nghệ thuật, kĩ thuật
Tây phương. “Họ (dân Quảng Nam) đóng tàu, làm Nxbđúng với bản vẽ của kiến
trúc sư, họ sơn rất khéo và trên những bức sơn có những cây cối, hoa cỏ, chim
mng rất ngoạn mục”. Đó là lời nhận xét của Koffer, một giáo sĩ và cũng là y sĩ
từng ở Huế và Quảng Nam trong một thời gian dài vào đời chúa Túc Tông (1725 –
1738), Thế Tông (1738- 1756) [37, tr.102].
Bên cạnh đó, người Quảng Nam có tố chất thơng minh, sáng tạo, cứng cỏi và

có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất.
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say
Sức sống, sức sáng tạo của người dân nơi đây luôn gắn liền với sự “nhạy cảm
với cái mới, khao khát cái mới như đất hạn khát mưa, háo hức hút ngay từ giọt nước
đầu tiên. Thậm chí khi chưa thật sự có giọt nước nào, chưa thật sự mưa đã náo nức
hóng về mưa, cảm nhận ra nó rất sớm, chờ đón nó nồng nhiệt”. Đất và người Quảng
Nam ln là những bí ẩn đối cho những ai muốn khám phá.
Ngồi ra, Quảng Nam cịn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống được hình
thành và phát triển từ nhiều đời nay như làm gốm, làm chiếu,... Trải qua hàng trăm,
hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây như một phần
không thể tách rời lịch sử mỗi làng q, thơn xóm của vùng đất này. Bên cạnh đó, lễ
hội ở Quảng Nam cũng hết sức phong phú và đa dạng. Các lễ hội của người dân
miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo,… tất cả đều mang yếu tố
8


tín ngưỡng, tâm linh, được tổ chức đều đặn hàng năm để cầu mong cho mưa thuận
gió hịa, quốc thái dân an; để ngợi ca những bậc tiền nhân; hướng về cội nguồn,
truyền thống của dân tộc và thể hiện khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ của con
người nơi đây…
1.2. ự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của Quảng Nam dƣới thời Nguyễn
1.2.1. Kinh ế
Trong ghi chép của các tác giả đương đại, Quảng Nam được coi là một vùng
đất giàu có. Trước hết, do nằm ở trung điểm của một trong những tuyến chính của
hệ thống giao thương châu Á nên có điều kiện để buôn bán trao đổi đặc biệt là ở
thương cảng Hội An. Theo Lê Q Đơn thì: “Xứ Thuận Hóa, đường thủy đường bộ
liên tiếp tới xứ Quảng Nam, phía hữu xứ Quảng Nam lại thơng với các nước phiên,
về đường biển thì cách tỉnh Phúc Kiến, tỉnh Quảng Đông không đến 3 - 4 ngày, cho
nên thuyền buôn từ trước đến tụ hội ở đấy” [10, tr.231]. Đến Đàng Trong năm 1618

- 1621, giáo sĩ người Ý là Cristoforo Borri từng hết sức ngạc nhiên về vị trí tự nhiên
của các thương cảng. Theo ông, ở vùng duyên hải Đàng Trong chỉ trong khoảng
hơn 100 dặm nhưng có đến 60 hải cảng, “tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên
đất liền... Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có
hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam” [8, tr.91]. Từ một cái
nhìn hướng sâu vào lục địa, trong tác phẩm nổi tiếng Hành trình và truyền giáo,
giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng cho rằng: “Họ cũng rất giàu vì có đất đai phì
nhiêu với 24 con sơng cung cấp nước, cũng nhờ đó mà rất tiện việc đi lại bằng
đường sơng ngịi, tiện việc thơng thương và hành trình” [1, tr.49].
Xứ Quảng nói riêng và phương Nam nói chung là một vùng đất hết sức trù
phú về tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nhiều nguồn tài ngun cịn chưa được
khai phá. Trong tác phẩm Phủ biên tạp lục, học giả Lê Quý Đơn (1726-1784) từng
cho rằng: “Xứ Quảng là đất phì nhiêu nhất thiên hạ. Người Thăng Hoa, Điện Bàn
biết dệt vải lụa, vóc đoạn, lĩnh là, hoa màu khéo đẹp chẳng kém Quảng Đông, ruộng
đồng rộng rãi, lúa gạo tốt đẹp, trầm hương, tốc hương, sừng tê, ngà voi, vàng bạc,
đồi mồi, trai ốc, bông, sáp, đường mật, dầu sơn, cau, hồ tiêu, cá muối, gỗ lạt, đều
sản xuất ở đây…” [10, tr.337]. Từng sống ở Hội An, xứ Quảng, C. Borri nhận thấy
tiềm năng nông nghiệp của vùng này là rất lớn. Theo ông: “Nước lụt làm cho đất
màu mỡ và phì nhiêu nên mỗi năm có ba vụ lúa, đầy đủ và dồi dào đến nỗi không ai
9


phải lam lũ, vất vả để sinh sống, ai cũng sung túc” [8, tr.19]. Cũng theo A.de
Rhodes thì: “Mỗi năm thường có lụt lội, vào tháng 1 và tháng 12, thỉnh thoảng có
tới ba mùa lụt thêm màu mỡ cho đồng ruộng. Vào thời điểm này, chỉ đi lại bằng
thuyền. Nxbcửa thì làm trống về phía dưới để cho nước lưu thơng và vì thế thường
đặt trên những cột lớn” [1, tr.49]. Theo Dương Văn An thì: “Bán mua đong đếm
tùy nơi, thóc 3 đấu khơng q 2 tiền; ăn uống không hề xa xỉ, của dẫu đầy kho
chẳng ăn hết trong năm” [2, tr.45].
Theo các nguồn tư liệu trong nước và quốc tế cho thấy, các nguồn lợi có thể

khai thác được từ vùng châu thổ, ven các triền sông, từ vùng rừng núi và biển cả là
rất lớn. Các nguồn tài ngun đó khơng chỉ phong phú về số lượng mà cịn đa dạng
về chủng loại. Đó chính là cơ sở để phát triển kinh tế nội, ngoại thương mà minh
chứng tiêu biểu là khả năng huy động nguồn hàng hóa về Hội chợ quốc tế hàng năm
tại Hội An. Tác giả Phủ biên tạp lục cho biết, vào thời cầm quyền của các chúa
Nguyễn, chính quyền Đàng Trong đã cho lập ở Thuận Hóa 7 kho, ở Quảng Nam 12
kho để chứa thóc gạo và của cải. Cũng theo tác giả thì phủ Gia Định và Đồng Nai
đất tốt vào bậc nhất. Đó là vựa lúa của cả xứ Đàng Trong. Thóc gạo đã sớm trở
thành sản phẩm kinh tế hàng hóa, khơng chỉ cung cấp cho Thuận Hóa mà cịn xuất
sang Trung Quốc và nhiều quốc gia láng giềng khu vực [10].
Về kinh tế ngoại thương, qua một thương nhân họ Trần (người Quảng Đông,
Trung Quốc), học giả Lê Q Đơn từng có những nhận xét mang tính so sánh về sự
tương đối khan hiếm hàng hóa của một số vùng so với Quảng Nam. Ở đó, “khơng
thứ gì là khơng có. Phàm hóa vật sản xuất ở Thăng Hoa, Điện Bàn, Quy Nhơn, Bình
Khang và dinh Nha Trang đường thủy, đường bộ, đi thuyền, đi ngựa đều hội tập ở
phố Hội An... Trước đây, hàng hóa nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cùng một
lúc cũng khơng hết được” [10, tr.234]. Bên cạnh đó: “Những sản vật quý phần
nhiều sản xuất từ miền Nam. Xứ Thuận Hóa, châu Bắc Bố Chính.... sản xuất nhân
sâm, yến sào, mật ong, sáp ong, sừng tê, ngà voi, sừng bị tót, diêm tiêu, giáng
hương, trầm hương, tốc hương, song, mây, gỗ mun, gỗ lim, gỗ hoa hèo, gỗi hoa nu,
gỗ kiền kiền...” [10, tr.318]. Cùng chung quan điểm đó, C. Borri cũng cho rằng:
“Những thương gia châu Âu bn bán ở đây đều nói rằng của cải của Đàng Trong
cịn nhiều hơn cả Trung Hoa mà chúng tơi biết là Đàng Trong rất giàu có về mọi
thứ” [8, tr.36].
10


Với Đàng Trong, việc trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa là nghề truyền thống và rất
phát triển ở xứ Quảng. Từ năm 1553, trong Ô châu cận lục, tác giả Dương Văn An
cho biết ở huyện Điện Bàn có xã “Lang Châu có nhiều lụa trắng” [2, tr.49]. Theo

một số Nxbnghiên cứu, thời bấy giờ, các thợ thủ công, nghệ nhân dệt lụa Đàng
Trong đã biết kết hợp giữa truyền thống dệt lụa của xứ Bắc với kỹ thuật dệt của
người Chăm và Trung Hoa để sản xuất ra những sản phẩm dệt nổi tiếng như tơ lụa
hảo hạng của Quảng Đơng (Trung Quốc). Họ có thể dệt vóc, sa, đoạn, lãnh, gấm,
trừu với hoa văn tinh xảo. Theo Lê Q Đơn thì: “Tổ xa đời họ Nguyễn là người
dinh Quảng Nam, phủ Thăng Hoa học dệt ở người Bắc khách, đời truyền nghề cho
nhau. Các hàng vóc, sa, lãnh, gấm, trừu cải hoa rất khéo. Ở Quảng Nam lụa thuế chỉ
lấy ở hai phủ Thăng Hoa, Điện Bàn. Đến như phủ Phú n thì có thợ dệt gọi là đội sa
vóc... Phủ Điện Bàn, huyện Phú Châu hàng năm nộp lụa thuế 2.350 tấm. Lụa Đoan
Quận Công trước đây lấy để cống phú thì rộng 1 thước 7 tấc, dài 30 thước, dày như
nắm sợi. Phủ Thăng Hoa, thuộc Hóa Châu hàng năm nộp lụa thuế 809 tấm, lụa lễ 11
tấm, thuế là để dâng lên (vua Lê), lễ là để biếu quan trấn”[10, tr.332 - 333].
Trên thực tế, thật khó có thể hình dung có một thời đại thương mại thịnh đạt ở
Đàng Trong mà khơng có vai trị tích cực của nghề đóng thuyền, làm mộc. Do có
thể khai thác được một số loại gỗ quý đặc biệt là gỗ sao mà làng mộc Kim Bồng
(Hội An) chuyên đóng ghe bầu trở nên nổi tiếng. Ghe bầu Kim Bồng cung cấp cho
nhiều xứ Đàng Trong và như vậy nó cũng là một sản phẩm hàng hóa. Làng nghề
này còn sản xuất nhiều sản phẩm gia dụng, mỹ nghệ tinh xảo phục vụ cho các hoạt
động giao thương. Ngồi ra, nhiều vùng cịn nổi tiếng về nghề rèn, nghề đúc, làm
mỹ nghệ, hàng thiếc, dệt chiếu, làm nón, làm giấy... Các mặt hàng này không chỉ
buôn bán ở Đàng Trong mà cịn xuất sang các nước trong đó có Trung Hoa, Nhật
Bản [27].
Là vùng đất rất phong phú về điều kiện tự nhiên, Quảng Nam là xứ sở cung
cấp các nguồn dược liệu, gỗ quý và nhiều loại sản vật khai thác từ những cánh rừng
nguyên sinh. Các sản vật này hết sức phong phú và được các thương nhân nước
ngoài ưa chuộng. Trước hết, phải kể đến các loại gỗ quý như gỗ sao, gỗ lim, gỗ tử
đàn ô mộc (gỗ mun), gỗ trắc mật (gỗ hoa lệ), gỗ thai bài, gỗ giáng hương keo, gỗ
hồng (gỗ sơn)... Về các loại gỗ quý của Đàng Trong, Lê Quý Đôn nhận xét: “Hai xứ
Thuận Quảng cho gỗ tốt nhất là gỗ hoa lệ, tục gọi là trắc mật, thớ nhỏ mịn, có mùi
11



thơm như mía nướng, màu sắc trước đỏ sau đen, tính bền, khơng mọt, người ta phần
nhiều dùng làm rương hịm, bàn ghế, địn kiệu và các đồ dùng; có thứ tên là thai bài,
sắc trắng như ngà voi, uốn khơng gãy, có thể làm cán giáo và làm cơn dài rất tốt. Gỗ
hồng tục gọi là gỗ sơn, sắc đỏ vàng như sơn dầu, bền chắc mềm mịn; gỗ giáng
hương keo thì sắc tía vàng, tính rất bền, hoa văn xốy trịn, có khi như xốy trơn ốc,
tiện đồ dùng, làm rương hịm đều tốt” [10, tr.321]. Ngồi ra, các cánh rừng cịn sản
dầu rái, sơn sống... đây chính là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong xây dựng,
kiến trúc, nghề mộc và đóng thuyền.
Ngồi ra, Đàng Trong có một vùng biển sâu, giàu có về tài nguyên. C. Borri
từng cho rằng: “Là người đã đi khắp các biển và đã đi qua các nước hình như tơi
khơng tìm thấy ở đâu nghề cá và cá có thể so sánh được với Đàng Trong... Người
Đàng Trong thích ăn cá hơn ăn thịt vì vậy mà họ mải mê đánh cá” [8, tr.28]. Mặt
khác, cũng có thể thấy, do tác động của điều kiện sinh thái, lại kế thừa truyền thống
hướng biển của người Chăm, cư dân duyên hải Đàng Trong đã giao hòa với biển cả,
giỏi nghề đi biển, khai thác hải sản. Các sản vật từ biển như vây, bóng cá, tơm cá
khơ, muối... khơng chỉ được trao đổi ở các chợ miền xi mà cịn được đưa đến
vùng Thượng (Trường Sơn - Tây Nguyên) và xuất ra nước ngoài với số lượng lớn.
Từ nửa sau thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản trên thế giới phát triển mạnh mẽ, dẫn
đến yêu cầu ngày càng cao về thị trường. Các nước tư bản phương Tây đổ xô đi tìm
kiếm thị trường. Trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm thị trường đó, Việt Nam là mục
tiêu quan trọng của họ. Quảng Nam, một vùng đất giàu tài nguyên và có điều kiện
thuận lợi cho các tàu bè nước ngoài cập bến ngay lập tức trở thành điểm đến lí
tưởng của các thương nhân phương Tây. Những thương nhân đầu tiên đến đây là
người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,… Về phía Trung Quốc, một mặt, sự phát
triển kinh tế trong thời NxbMinh đã kích thích trào lưu mậu dịch đối ngoại, mặt
khác phong trào di dân sang các nước Nam dương cũng đã tạo thêm nhiều căn cứ ở
hải ngoại cho cuộc thơng thương. Do đó, từ thế kỉ XVII, sự thông thương của Trung
Quốc với Đàng Trong ngày càng được tăng cường. Về phía Nhật Bản, đầu thế kỉ

XVII, Mạc phủ Tokugawa ban hành chính sách “mở cửa” tạo điều kiện thuận lợi
cho tàu buôn Nhật Bản đi bn bán ở nước ngồi. Thuyền bn Trung Quốc, Nhật
Bản hoạt rộng ráo riết trên các cảng biển Đàng Trong trong đó có Hội An (Quảng
Nam). Do đó, từ thế kỉ XVI, Hội An nói riêng mà Quảng Nam nói chung là nơi
12


nhộp nhịp tàu bè các nước cập bến hoạt động buôn bán.
Đứng trước sự phát triển của nền thương mại quốc tế, để đáp ứng yêu cầu phát
triển của vùng đất mới, các chúa Nguyễn đã không ngừng đưa ra những chính sách
giao thương tích cực, cởi mở, dùng giao thương để làm đòn bẩy phát triển kinh tế,
tăng cường sức mạnh và tiềm lực quốc gia. Quảng Nam là địa phương chính thực
hiện chính sách đó. Thứ nhất, dưới chính sách chú trọng sản xuất, giao thương nội
địa làm cơ sở giao thương với nước ngoài, chúa Nguyễn đã chiêu mộ những dân có
vật lực ở xứ Quảng Nam cho dời tới đây, phát chặt, mở mang, hết thảy thành bằng
phẳng, đất nước màu mỡ, cho dân tự chiếm, trồng cau, làm Nxbcửa. Đầu thế kỉ
XVII, giáo sĩ C.Borri đến Đàng Trong đã nhận xét: “Đất đai màu mỡ và sinh lợi…
mỗi năm họ gặt ba lần, thu được lượng thóc lúa dồi dào đến mức khơng phải làm gì
thêm để kiếm sống…” [8]. Đặc sản của Quảng Nam là mía, dâu, quế,… Những đặc
sản này đã trở thành những thương phẩm của Quảng Nam trao đổi với các lái bn
nước ngồi. Vào thế kỉ XVII, XVIII nghề trồng mía ở Quảng Nam phát triển rộng
rãi. Mía làm ra đường ở vùng này không chỉ cung cấp trong nước mà cịn là một
mặt hàng ưa thích của các thương nhân phương Tây: “Năm 1637, một chiếc tàu Hà
Lan cập cảng Hội An đã mua gần 2000 cân đường chở về Batavia”. Thời kì này, ở
Quảng Nam hình thành một số trung tâm sản xuất gốm sứ lớn, sản phẩm làm ra
không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn trở thành mặt hàng xuất khẩu được
ưa chuộng. Từ thế kỉ XVI, gốm ở Đàng Trong đã được xuất khẩu qua cảng Hội An
đến nhiều nước Đông Nam Á, nhiều nhất là Nhật Bản.
Nhìn chung, Quảng Nam là nơi cập bến của rất nhiều thương nhân nước ngoài,
tạo điều kiện cho tàu thuyền từ các ngả đổ về trao đổi, buôn bán. Từ đầu thế kỉ XVI,

do lệnh “hải cấm” của NxbMinh bãi bỏ, chính sách mở cửa của Mạc phủ, các
thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản đến buôn bán ở Đàng Trong tấp nập hơn
hẳn. Thương cảng Hội An nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại hàng đầu
của Đàng Trong, thu hút thương khách nhiều nước đến buôn bán. Theo P.Poavrơ ở
thế kỉ XVIII: “Ở Hội An có đến 6000 Hoa Kiều mà phần lớn là các lái bn giàu có,
vừa mua bán hàng hóa, vừa làm môi giới cho khách phương Tây, giữ các chức vụ
trong các tàu ti…” [5, tr.234].
1.2.2. Văn hóa – xã hội
Tiếp nhận nền văn hóa Champa, và ngay sau đó, từ rất sớm, con người trên
13


vùng đất mới Quảng Nam là những người Việt đầu tiên tiếp xúc với văn hóa
phương Tây, qua các Nxbbn, các giáo sĩ; rồi đến người Hoa, người Nhật, qua cửa
khẩu Hội An. Sự giao lưu với nhiều luồng văn hóa khác nhau ấy đã để lại những
dấu ấn đậm nhạt khác nhau trên mọi mặt sinh hoạt xã hội, thể hiện trong các hình
thái văn hóa dân gian.
Các tài liệu sử học cho rằng từ thời NxbTrần, cư dân Việt đã có mặt ở châu
Hóa nhưng khá ít và chủ yếu quần cư dọc hai con sông lớn Vu Gia, Thu Bồn. Theo
tài liệu của sử gia Phan Khoang, đến khi Nguyễn Hồng vào trấn thủ Thuận Hóa,
trong đó có Triệu Phong ở phía nam bao gồm đất Điện Bàn ngày nay, thì: “Nhân
dân bấy giờ gồm những thành phần rất phức tạp. Ngoài những người chăm lo cày
cấy làm ăn, cịn có những người theo NxbMạc, hoặc khuấy động cho NxbMạc;
những người tù đày, những du đảng, phiêu lưu từ các miền Nghệ, Thanh hoặc xa
hơn nữa xâm nhập qua các thời đại, đi tìm may mắn ở miền đất mới, những quan
quân bất mãn họ Trịnh hoặc bị lầm lỗi bỏ chạy vào nam, những thổ hào thổ tù
cường ngạnh nhũng nhiễu lương dân, những người Chàm còn ở lại…” [15]. Để ổn
định được trật tự, xây dựng xứ Đàng Trong phồn thịnh, một hệ thống chính quyền
và luật pháp bên cạnh chế độ cai trị mềm mỏng chắc chắn đã được áp dụng từ đó,
trong đó có các làng xã.

1.3. ự ra đời và phát triển của ngành đóng thuyền ở Việt Nam trƣớc thế kỉ
XIX
1.3.1. Từ thời Hùng Vương đến thế kỉ X
Từ xa xưa, người Việt cổ đã sống gần sơng nước, có tiếng giỏi bơi lặn, giỏi
chèo thuyền. Sử sách Trung Quốc cổ có ghi lại, miền đất Văn Lang là “xứ sở của
những người sống được dưới mặt nước”; hay, ở đất Việt cổ “việc trên cạn ít, việc
dưới nước nhiều”… Các tư liệu lịch sử cũng ghi chép lại những chiến thắng oai
hùng của quân ta trong các trận chiến trên sông nước. Trong giai đoạn từ Hùng
Vương - An Dương Vương đến thế kỷ X, trang bị quân sự các chiến binh còn rất
đơn giản, về cơ bản, chưa phân biệt rạch ròi với các trang bị, đồ dùng sinh hoạt
thường ngày của nhân dân. Khi đó, thuyền bè là trang bị quân sự quan trọng và
đáng chú ý hơn cả đối với các chiến binh. Thuyền chiến được khắc trên các trống
đồng thời Hùng Vương cũng là hình tượng tiêu biểu cho thủy quân thời sơ khai.
Những chiến binh cầm vũ khí, đứng trên thuyền được khắc trên tang trống hay thân
14


thạp đồng Đơng Sơn chứng tỏ vai trị của thuyền bè trong chiến đấu của người Việt
từ thời Đông Sơn cho tới sau này.
Đã có nhiều Nxbnghiên cứu, nhiều cơng trình, tác phẩm đề cập tới hình ảnh và
sức mạnh những chiếc thuyền chiến thời Hùng Vương - An Dương Vương. Dựa vào
hình ảnh hàng trăm chiến thuyền được khắc họa trên các trống, thạp và trên một số
chiếc rìu “nghi trượng”, kết hợp với những tài liệu về chính con thuyền đào được ở
Ngũ Thái (Bắc Ninh) và mộ quan tài hình thuyền ở Việt Khê (Hải Phịng)… các
Nxbnghiên cứu của Viện nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã phân chia sơ bộ thuyền bè
thời Hùng Vương - An Dương Vương thành ba loại dựa theo hình dạng và quy mô:
thuyền độc mộc, thuyền thúng và thuyền chiến [13].
Thuyền độc mộc và thuyền thúng là loại nhỏ và đơn giản hơn cả. Những chiếc
quan tài hình thuyền thuộc văn hố Đơng Sơn phát hiện được phổ biến ở vùng trũng
đồng bằng sơng Hồng cho biết phần nào hình dạng những chiếc thuyền độc mộc.

Chiếc quan tài hình thuyền ở Việt Khê là một ví dụ. Quan tài được làm từ một thân
cây gỗ rất lớn, đường kính tới gần 1m, được kht rỗng hình lịng máng, sâu từ 0,24
- 0,34m, bên ngoài chỉ đẽo vạt sơ qua, hai đầu bịt bằng hai tấm ván dày có rãnh và
chốt hãm, đầu lớn rộng 0,77m, đầu nhỏ rộng 0,57 m. Quan tài có hình dáng như một
chiếc thuyền độc mộc dài 4,76m. Ngoài mộ thuyền ở Việt Khê, phần lớn quan tài
hình thuyền Đơng Sơn có chiều dài trên dưới 2m, đường kính khoảng 0,5m, nhưng
chắc những chiếc thuyền độc mộc được các chủ nhân ở những mộ này sử dụng lúc
sinh thời phải có quy mơ lớn hơn. Tính theo luật tương quan những chiếc thuyền
độc mộc khắc trên trống Đồi Ro, làng Vạc, các Nxbnghiên cứu cho rằng những
thuyền đó có chiều dài ít nhất là 3m, dài nhất tới 10m. Những chiếc thuyền khắc
hoạ trên vài chiếc rìu phát hiện được ở vùng sông Mã được một số Nxbnghiên cứu
cho rằng đó là loại thuyền thúng. Thuyền thúng được đan bằng tre, sơn, trít nhựa
cây, sơn ta để chống thấm nước. Thuyền có hình bầu dục, chở được tối đa ba người.
Tuy nhiên khảo cổ học chưa phát hiện được một chiếc thuyền nào kiểu này. Nếu
thuyền độc mộc được sử dụng nhiều ở vùng núi độ dốc cao, nhiều thác thì thuyền
thúng chủ yếu được dùng ở các vùng sơng nước có dịng chảy êm đềm hơn và phạm
vi hoạt động hạn hẹp hơn.
Tuy nhiên, trong chiến đấu, khi cần thì cả thuyền độc mộc, cả thuyền thúng
đều có thể tham gia đánh trận được. Đó là chưa kể có những trường hợp, đặc biệt là
15


với lối đánh du kích, thì những loại thuyền nhỏ có tính cơ động, gọn nhẹ và đảm
bảo yếu tố bí mật bất ngờ, lại đắc dụng hơn. Trên những trống, thạp Đơng Sơn có
niên đại tương đối sớm như Cổ Loa, Miếu Môn, sông Đà… khắc hoạ những chiếc
thuyền thuộc loại lớn hơn. Đây khơng cịn là những chiếc thuyền độc mộc nữa mà
đã là những chiếc thuyền ghép ván có cấu tạo phức tạp, bao gồm cả chèo lái ở đuôi
thuyền, một số trường hợp ở đáy thuyền có một hoặc hai tấm ván để giữ thăng
bằng. Chiều dài của thuyền loại này có thể từ 10-15m. Tính theo luật tương quan,
thuyền ghép ván có thể có chiều dài tới trên 20m. Đầu và đi thuyền có cấu tạo

phức tạp. Mái chèo lái đằng đuôi rất lớn, rộng bản, người đứng hoặc ngồi chèo
trong tư thế gắng sức. Sạp vọng lâu bố trí ở phần nửa sau thân thuyền, có khi gần
giữa, có khi lui về phía đi thuyền. Vọng lâu cao chừng trên 1,5m. Trên sạp vọng
lâu có từ 1-2 người đứng trong đó và bao giờ cũng có một người sử dụng cung tên
hoặc nỏ. Dưới sạp cất giữ đồ đồng quý như trống, bình đồng.
Loại thuyền lớn nhất, có thể gọi là thuyền chiến được khắc họa trên những
chiếc trống Đông Sơn đẹp nhất như trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, thạp đồng Việt Khê,
Hợp Minh… Điểm nổi bật của loại thuyền chiến này là bộ phận vọng lâu - có thể là
nơi dành cho người chỉ huy hoặc là đài quan sát và chắc chắn nhất là vị trí chiến đấu
của những lính cung nỏ.
Từ đó ta thấy được từ thời Hùng Vương, cư dân Việt đã chế tạo ra được những
con thuyền với những kích cỡ và mục đích khác nhau, từ đây, ngành đóng thuyền
có điều kiện ra đời và phát triển. Thuyền khơng chỉ là phương tiện đi lại, vận
chuyển hàng hóa mà nó cịn là phương tiện qn sự, rất nhiều chiến thuyền được ra
đời trong từng thời kì lịch sử.
Vào năm 40, nữ tướng Lê Chân (của Hai Bà Trưng) được giao trấn giữ cửa
biển An Biên (Hải Phòng) với một đạo quân thủy, thuyền chiến của Lê Chân trong
một trận đã đánh chìm 4 chiến thuyền bọc sắt của Mã Viên, đủ để đoán rằng việc
chế tạo thuyền chiến của nữ tướng vững chãi như thế nào [13].
Có thể nói, từ con thuyền độc mộc trải qua hàng ngàn năm, người Việt xưa
không ngừng cải tiến sáng tạo trong việc đóng mới thuyền bè, luyện tập thủy quân
trở thành một trong những lực lượng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Qn thuỷ thời Ngơ Quyền ngồi các thuyền nhỏ như thuyền độc mộc, thuyền
thúng, cũng đã sử dụng Mơng đồng. Theo Việt sử lược, mỗi chiếc có 25 chiến thủ,
16


23 tay chèo, thuyền chèo ngược xi, nhanh như gió; đó là thứ thuyền hẹp và dài,
dùng để xơng đánh thuyền giặc. Năm 931, tướng Dương Đình Nghệ đã sử dụng
thuyền Mông đồng trong các trận thủy chiến chống quân Nam Hán xâm lược. Đến

tận thế kỷ XIII, thuyền Mông đồng vẫn là loại thuyền chiến chủ yếu trong quân thủy
nước ta. Đó là một loại thuyền chiến có chiều dài khoảng trên 20 mét, rộng gần 4
mét, vỏ bọc đồng để tăng độ bền và chống tên, đạn của đối phương. Thuyền Mơng
đồng vừa có khả năng hoạt động trong sơng, vừa có khả năng hoạt động ngồi biển,
chủ yếu ở vùng cửa biển Bạch Đằng và vùng biển Đông Bắc nước ta. Trong trận
Bạch Đằng năm 938, loại thuyền chiến Mơng đồng thường có 32 tay chèo và 25
lính chiến đấu đã phát huy tác dụng rất lớn. Loại thuyền này xuất hiện ở Việt Nam
từ năm 807 – 809.
Đến thời Tiền Lê, Lê Hoàn cũng đã chú trọng việc đóng thuyền để xây dựng
thủy quân. Trong Đại Việt sử kí tồn thư có ghi lại những lần Lê Hoàn sử dụng lực
lượng thủy quân đánh thắng Chiêm Thành: “Vua thân đi đánh nước Chiêm Thành
thắng được… đóng thuyền chiến, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh” [19, tr.226].
1.3.2. Từ hế kỉ X đến hế kỉ XVI
Thời NxbLý, lực lượng thủy binh đã có thuyền Mơng Đồng (hai đáy), Lưỡng
Phúc (hai lòng), Ngự (thuyền chỉ huy), Lâu thuyền (thuyền lầu) và Trường Quang.
Việt sử lược chép: “Tháng 11 (năm 1106), vua sắp có việc lơi thơi với NxbTống, sai
đóng thuyền Vĩnh Long hai đáy và đóng chiến hạm”. Đại Việt sử ký tồn thư ghi:
“Năm 1124, đóng thuyền Trường Quang kiểu hai lòng”... Loại thuyền chiến phổ
biến là Mơng Đồng và Lưỡng Phúc, có hai đáy an tồn và tiện lợi. Trên thực tế,
thuyền Mơng Đồng đã có từ những thế kỷ trước, từ thế kỷ IX, ở nước ta đã đóng
loại thuyền này và sau đó, được sử dụng phổ biến. Đến thời Lý, thuyền Mông Đồng
đã được cải tiến, có hiệu quả hơn trong vận tải cũng như khi chiến đấu. Ngồi ra,
cịn có thuyền chỉ huy của vua, mang tên Kim Phượng, Thanh Lan, Cảnh Hưng,
Vĩnh Xn... [13]
Thuyền chiến thời này ngồi Mơng đồng cịn có thuyền lầu (lâu thuyền) và
thuyền mẫu tử. Lịch sử chép rằng: “Thời Lý đã có những xưởng lớn để đóng thuyền
chiến, xuất xưởng mỗi năm vài, ba trăm chiếc, có thuyền chở được 200 người với số
lượng thực mang theo cho một hành trình hàng ngàn cây số...”. Thuyền lầu gồm
những tầng lầu cao (lâu) nên có lợi thế về chiều cao (có chiếc đến 27m), phát huy
17



được hiệu quả quan sát, chỉ huy và vũ khí tầm xa; chứa được nhiều lính và ưu thế về
vũ khí tầm xa như cung, nỏ. Thuyền lầu là một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt,
có hai sàn (boong) chia tàu thành hai tầng: tầng trên giấu lính chiến đấu, tầng dưới
chứa lính chèo thuyền với hàng chục tay chèo và hai người điều khiển một mái
chèo. Ở đây, thuyền lầu gắn chặt với chiến thuật dùng cung nỏ trong đánh thủy, có
thể chở được trên hai trăm người và lương thảo, khí giới, thực hiện tốt những
chuyến vượt biển xa hàng ngàn kilômét. Thuyền lầu xuất hiện khá sớm ở Trung
Quốc (năm 219 TCN). Ở Việt Nam, năm 1205 (thời Lý) Đàm Dĩ Mông đã chế tạo
thuyền lầu, sau đó các vua Trần cũng đã dùng thuyền lầu làm tướng phủ (Sở chỉ
huy) trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Theo sử
sách, thời Lý, thợ thủ cơng nước ta đã biết đóng ra những con tàu bằng gỗ khá hiện
đại, góp phần vào cuộc đánh trẻ giặc ngoại xâm. Thuyền mẫu tử có cấu tạo hai
thuyền lồng vào nhau và có thể tách rời nhau, 4 mái chèo, 1 buồm, chuyên dùng
đánh hỏa cơng. Thuyền ngồi (thuyền mẹ) dài khoảng 12m, trong khung chứa cỏ,
củi, thuốc súng; đầu mũi cắm các đinh lớn, nhọn bằng sắt, hông thuyền cũng đầy
đinh sắt. Thuyền trong (thuyền con) là chiến thuyền nhỏ. Khi chiến đấu, thủy thủ
trong thuyền nhỏ chèo thật nhanh, lao thật mạnh vào thuyền đối phương, khiến cho
những đinh sắt nhọn ở mũi, khung thuyền mẹ cắm vào mạn thuyền đối phương, sau
đó người ta châm lửa đốt thuyền mẹ, rồi tách thuyền con ra khỏi thuyền mẹ, rút lui
hoặc tiếp tục chiến đấu như một chiến thuyền thông thường. Lửa bắt vào cỏ, củi,
thuốc nổ rồi lan sang và làm nổ tung thuyền đối phương.
Khơng kém cạnh, thậm chí hiện đại hơn, NxbTrần - vốn xuất thân từ vùng ven
biển, lại ưa chuộng nghề võ - càng chú trọng phát triển thuỷ quân, chế tạo nhiều
loại thuyền đặc biệt là thuyền chiến hơn nữa như: thuyền Châu Kiều, Đinh Sắt,
Trung tàu tải thương hay Cổ lâu thuyền... Sử sách chép rằng, Trần Quốc Tuấn luôn
chủ trương giữ quân số ở mức cần thiết, nhưng đối với thuyền chiến và thuyền vận
tải thì vẫn thường xuyên sắm sửa và được tăng thêm. Mỗi lần chuẩn bị đánh quân
Mông - Nguyên, vua Trần đều ra lệnh các lộ, các vương hầu đóng thuyền, ghe. Sứ

thần NxbTống, NxbNguyên đều tận mắt chứng kiến sức mạnh của thuỷ quân Đại
Việt. Sứ giả Trần Phu không chỉ thán phục tài bơi lội của thuỷ thủ NxbTrần, mà cịn
khâm phục kỹ thuật đóng thuyền Mơng Đồng… Theo An Nam tức sự, thuyền Mơng
Đồng thời đó được mơ tả: “đuôi như cánh uyên ương. Hai bên mạn thuyền cao hẳn
18


lên, mỗi chiếc có tới 30 tay chèo, nhiều thì đến hàng trăm [43].
Thuyền đinh sắt là loại thuyền được đóng ghép bằng những đinh sắt hoặc ốp
những đinh sắt có đầu đinh lớn - một kỹ thuật đóng thuyền mới xuất hiện vào thời
kỳ này để tăng độ lớn của thuyền và tăng độ bền vững trong những trận đấu thuyền.
Loại thuyền này khá lợi hại, mỗi mái chèo có hai người đẩy, lịng thuyền chia làm
hai tầng, tầng dưới dành cho lính chèo thuyền, tầng trên lát sàn để lính chiến đấu dễ
bề hoạt động. Có lẽ thuyền đinh sắt là tên gọi chung của các thuyền: thuyền lầu,
thuyền cổ lâu, thuyền lưỡng phúc…
Thuyền chiến thời Trần thường được nhắc đến với 3 loại lớn, cũng là 3 cỡ lớn
nhỏ khác nhau, ứng với các nhiệm vụ khác nhau. Thuyền lớn (đại chiến thuyền) đôi chỗ sử sách NxbNguyên gọi là chiến hạm - thường là thuyền của tướng chỉ huy,
thuyền đối thủy – dùng sức thuyền chọi thuyền, có khả năng đi biển tương đối tốt.
Loại thuyền cỡ trung bình là loại có khoảng 30 tay chèo và khoảng 20 – 30 lính
chiến đấu. Loại thuyền thứ ba là thuyền nhỏ (tiểu thuyền) hay thuyền nhẹ (khinh
thuyền) - loại thuyền cơ động nhanh. Thuyền chiến thời này được trang bị thêm sào
dài (can phách) và câu liêm. Cũng có cơ sở để chia thuyền chiến thời Trần thành các
loại thuyền tải lương, thuyền chở lính đổ bộ, thuyền đối thủy, thuyền liên lạc và
thuyền chỉ huy.
Đến thời NxbHồ, sách chép rằng, Hồ Quý Ly đã ra lệnh mở xưởng đúc vũ khí,
phát hành tiền giấy, thu hồi tiền đồng để đúc súng, tuyển thợ giỏi vào làm việc trong
các cơng xưởng qn sự. Vì thế, vũ khí, thiết bị quân sự vào thời kỳ này đã có
những bước tiến quan trọng về mặt kỹ thuật và tính năng quân sự. Thủy binh đã
được trang bị thuyền chiến lớn hơn trước và có khả năng thủy chiến khá tốt. Cụ thể,
bên cạnh kế thừa các chiến thuyền của các triều đại trước, như: Mông Đồng (hai

đáy), Lưỡng Phúc (hai lòng), Ngự (thuyền chỉ huy), Lâu thuyền (thuyền lầu),
Trường Quang, Châu Kiều và Đinh Sắt… Năm 1404, Hồ Hán Thương cho đóng
Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương - một loại thuyền chiến lớn đóng đinh
sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái
chèo, để chở lương nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu. Theo mơ tả, nếu thuyền bình
thường có một đáy, thì thuyền loại này làm thêm một “đáy” nữa, tức một tầng sàn ở
trên, chia bụng thuyền làm hai phần: phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu
lính chiến đấu. Hiện, tài liệu về những con thuyền Cổ Lâu còn lại rất hiếm hoi,
19


nhưng nó ln được coi là chiến thuyền tiêu biểu cho quân thủy Đại Việt [43]. Năm
1403 – 1404, NxbHồ bắt đầu cho đóng thuyền hai lịng (thuyền Lưỡng Phúc). Đó là
một loại thuyền chiến hạng trung, đóng bằng gỗ, liên kết bằng đinh sắt, có buồm và
nhiều mái chèo, có hai đáy (bụng): đáy trên chở lương thực, vũ khí hoặc lính chiến
đấu; đáy dưới dành riêng cho phu chèo thuyền, chủ yếu dùng để vận tải. Năm 1404,
Hồ Nguyên Trừng chế tạo thuyền cổ lâu (cổ lâu thuyền) trên cơ sở kế thừa và phát
triển kỹ thuật đóng thuyền lầu (lâu thuyền) bằng việc đặt súng Thần Cơ trên thuyền.
Để đảm bảo bí mật, những thuyền này được ngụy trang như loại thuyền tải lương,
với những tên như Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương.
Sang thời Lê, thuyền chiến gồm ba loại: thuyền vận tải, thuyền chiến đấu và
thuyền đi tuần hoặc do thám, liên lạc. Thuyền chiến đấu có các phiên hiệu như:
Thiện Hải thuyền, Đấu thuyền, Lâu thuyền, Tẩu Kha thuyền, Khai Lãng thuyền, Hải
Cốt thuyền... với hình dáng, cấu trúc, chạm khắc, màu sắc, cờ hiệu khác nhau. Đó là
những thuyền dài - Thuyền Thiện Hải dài 65 thước (khoảng 26m), rộng 10 thước
(khoảng 4m), 46 cột chèo - thấp mạn nhưng cơ động, phù hợp với tính chất hoạt
động trong sơng và ven biển, trọng tải ước chừng khoảng 100 – 150 tấn. Vỏ thuyền
gồm các ván được ghép bằng đinh sắt. Mũi thuyền vát hơn đuôi thuyền và đều uốn
cao hẳn lên, thường được gia cố thêm bằng những phiến đồng hoặc đinh đồng. Phần
lịng thuyền dường như để trống, phía trên lát ván kín, tạo ra một mặt bằng hoạt

động rất cần thiết khi chiến đấu. Hai bên mạn thuyền có những mái chèo dày đặc
(trung bình khoảng 50 – 60 mái chèo). Bánh lái trông rất độc đáo, như một dấu hỏi
đặt nằm ngửa, nối với hệ thống cần lái ở đằng đuôi thuyền. Dọc hai bên thuyền là
những cột nâng mái, tương ứng với hệ thống mái chèo. Lầu chỉ huy đặt ở mũi
thuyền, trang trí đẹp. Điểm độc đáo nhất của cấu tạo thuyền này là một mái che lớn,
che kín hầu như tồn bộ thuyền, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người và vũ khí
trên thuyền. Mỗi thuyền có từ 1 – 5 khẩu pháo. Điều này phù hợp với trình độ và xu
hướng phát triển của quân thủy thế giới đương thời: thời kỳ phát triển cực thịnh của
pháo thuyền. Trang bị cho lính chiến đấu trên thuyền gồm: súng hỏa mai, đao, dao
găm, cung (hoặc nỏ), câu liêm… Đặc biệt trên thuyền chiến thời này có xuất hiện
những chiếc phao hình quả bầu phòng khi thuyền đắm, tục gọi là quả nổi. Trên một
số thuyền chỉ huy có thể được trang bị địa bàn và kính viễn vọng.

20


1.3.3. Từ hế kỉ XVI đến hế kỉ XVIII
Thời Trịnh – Nguyễn, quân thủy của ta rất mạnh với những chiến thuyền chiến
đấu ngang ngửa với chiến hạm của phương Tây. Năm 1643, thủy quân Chúa
Nguyễn do Thế tử Nguyễn Phúc Tần chỉ huy đã dẫn đầu 50 thuyền chiến vây đánh
3 tàu chiến của Hà Lan (đồng minh của chúa Trịnh). Kết quả là đánh chìm 1 tàu
chiến , hai chiếc kia bỏ chạy và một chiếc bị va vào đá ngầm rồi bị chìm. Tháng 81644, tàu Hà Lan do Thuyền trưởng Flavoer chỉ huy, được lệnh của Batavia đánh
phá bờ biển Đàng Trong cũng lại bị quân Chúa Nguyễn đánh phải bỏ chạy. Một tu
sĩ tên Choisy kể năm 1697, Chúa Nguyễn có 131 chiếc thuyền (chưa tính chiến
thuyền địa phương), mỗi thuyền có chừng 60 tay chèo, 2 pháo thủ, 3 sĩ quan chỉ
huy, hai trống trận. Tới thế kỷ XIX, thuyền lầu được chọn như một loại thuyền
chiến tiêu biểu cho quân thủy khi được khắc trên cửu đỉnh của triều Nguyễn.
Từ thế kỷ XVI - XVII, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cử những đồn
thuyền vượt biển đi giao lưu, bn bán với các lân bang như Trung Hoa, Nhật Bản,
Lưu Cầu, Nam Dương, Xiêm La… Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã thành

lập đội Hoàng Sa, dong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa)
để khai thác nguồn lợi hải sản, đo đạc hải trình, xác lập chủ quyền của Tổ quốc trên
những vùng biển đảo xa xôi. Cư dân Việt từ các làng quê ven biển đã khơng quản
ngại gian khó, vượt biển tìm đến những hịn đảo nằm giữa mn trùng sóng dữ, vừa
để khẩn hoang, lập làng làm nơi cư trú và mưu sinh muôn đời, vừa tạo nên những
phên dậu vững chắc để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Những chuyến vượt biển ấy
chính là tiền đề cho một ngành đóng thuyền phát triển mạnh mẽ vào thời chúa
Nguyễn (1558 - 1786), thời Tây Sơn (1771 - 1802) và thời Nguyễn. Các chúa
Nguyễn đã xây dựng một đội thuyền hùng hậu, đảm bảo cho các nhu cầu quốc
phịng, giao thơng và thương mãi. Theo Thomas Bowyear, một Nxbbuôn người Anh
đến Đàng Trong trong 2 năm 1695 - 1696, thì lực lượng thủy quân ở Đàng Trong
dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu có đến 200 chiến hạm, mỗi chiếc có từ 16 đến 22
khẩu đại bác, 500 chiến thuyền nhỏ từ 40 đến 44 tay chèo; 100 chiếc thuyền lớn từ
50 đến 75 tay chèo… và những chiến thuyền này đều do xưởng thuyền của phủ
chúa đóng. Nhờ vào lực lượng thủy quân hùng mạnh này mà quân đội của chúa
Nguyễn Phúc Lan đã đánh bại một đội tàu của Hà Lan ở cửa Eo (cửa Thuận An, ở
gần Huế) vào năm 1644.
21


×