Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tìm hiểu lễ hội làng trên lưu vực sông thu bồn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 69 trang )

Ƣ

Ƣ



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆ

IH C

i

Ê

TÌM HIỂU LỄ HỘ

ƢU VỰC

SƠNG THU BỒN TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Kiều Oanh
Chuyên ngành

: ƣ phạm Lịch sử

Lớp

: 12SLS

gƣời hƣớng dẫn


: ThS. Nguyễn Xuyên

Nẵng, 05/2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5. Nguồn tƣ liệu ...........................................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................4
7. Bố cục đề tài ............................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................. 5
CHƢƠNG I. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN .................................................... 5
1.1. Khái quát chung về lễ hội ..................................................................................5
1.1.1. Quan niệm về lễ hội ..........................................................................................5
1.1.1.1. Phần lễ ............................................................................................................7
1.1.1.2. Phần hội ..........................................................................................................8
1.2. Lễ hội truyền thống ............................................................................................8
1.2.1. Dẫn luận về lễ hội truyền thống Việt Nam .......................................................8
1.2.2. Đặc trƣng của lễ hội truyền thống ...................................................................10
1.2.2.1. Lễ hội truyền thống của ngƣời Kinh ............................................................11
1.2.2.2. Lễ hội của các dân tộc ít ngƣời ....................................................................12
1.3. Tổng quan về Quảng Nam ..............................................................................13
1.3.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành Quảng Nam ..........................................................13
1.3.2. Đặc điểm địa lí tự nhiên ..................................................................................15
1.3.3. Điều kiện về dân cƣ .........................................................................................16
1.3.4. Điều kiện về kinh tế - xã hội ...........................................................................17

1.3.5. Đôi nét về lƣu vực sông Thu Bồn ...................................................................19
CHƢƠNG II. MỘT SỐ LỄ HỘI LÀNG TRÊN LƢU VỰC SÔNG THU BỒN,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỐN, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA
NÓ………………………………………………………………………………22
2.1. Một số lễ hội làng tiêu biểu trên lƣu vực sông Thu Bồn ..............................22
2.1.1. Lễ hội Bà Thu Bồn ..........................................................................................22
2.1.1.1. Nguồn gốc ....................................................................................................22

1


2.1.1.2. Thời gian và địa điểm...................................................................................23
2.1.1.3. Tiến trình diễn ra lễ hội ................................................................................23
2.1.1.4. Giá trị của lễ hội đối với đời sống cƣ dân địa phƣơng .................................26
2.1.2. Lễ hội Dinh Bà làng Chiêm Sơn .....................................................................27
2.1.2.1. Nguồn gốc ....................................................................................................27
2.1.2.2. Thời gian và địa điểm...................................................................................28
2.1.2.3. Tiến trình diễn ra lễ hội ................................................................................28
2.1.2.4. Giá trị của lễ hội đối với đời sống cƣ dân địa phƣơng .................................36
2.1.3. Lễ tế Bà chúa Tàm Tang .................................................................................37
2.1.3.1. Nguồn gốc ....................................................................................................37
2.1.3.2. Thời gian và địa điểm...................................................................................39
2.1.3.3. Tiến trình diễn ra lễ hội ................................................................................39
2.1.3.4. Giá trị của lễ hội đối với đời sống cƣ dân địa phƣơng .................................40
2.1.4. Lễ hội Cầu Bông .............................................................................................40
2.1.4.1. Nguồn gốc ....................................................................................................40
2.1.4.2. Thời gian và địa điểm...................................................................................41
2.1.4.3. Tiến trình diễn ra lễ hội ................................................................................42
2.1.4.4. Giá trị của lễ hội đối với đời sống cƣ dân địa phƣơng .................................47
2.2. Những nét đặc trƣng trong các lễ hội làng trên lƣu vực sông Thu Bồn .....50

2.3. Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị của một số lễ hội
làng trên lƣu vực sông Thu Bồn.............................................................................53
2.3.1. Thực trạng của một số lễ hội làng trên lƣu vực sông Thu Bồn .......................53
2.3.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị của một số lễ hội làng trên lƣu vực
sông Thu Bồn ............................................................................................................55
2.3.2.1. Giải pháp chung ...........................................................................................55
2.3.2.2. Giải pháp cụ thể ...........................................................................................56
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 60
PHỤ LỤC


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa, là một thành tố
quan trọng cấu thành và có tác dụng duy trì những yếu tố văn hóa khác cùng tồn tại.
Tham gia lễ hội là một ứng xử văn hóa. Nói đến “lễ hội”, “hội hè”, “đình đám”… là
nói đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân Viêt Nam từ xƣa đến nay. Lễ hội
chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc đăc biệt là tính cộng cảm
làng - xã vun đắp, nâng đỡ tinh thần cộng đồng của làng quê xóm cũ. Nhận thức
đƣợc ý nghĩa xã hội của lễ hội mà ở bất cứ một thời đại nào, nhà nƣớc nào cũng
chăm lo duy trì và phát triển các hoạt động lễ hội cho nhân dân.
Ở nhiều nơi trên đất nƣớc ta, do điều kiện, hoàn cảnh mỗi vùng, đặc biệt là do
hoàn cảnh chiến tranh nên lễ hội đã bị gián đoạn, khơng tổ chức đƣợc. Bƣớc vào
thời kì đổi mới, đất nƣớc đang trong tiến trình hội nhập thì nhiều hoạt động văn hóa
xã hội đã đƣợc phục hƣng. Đó có lẻ là điều tất yếu, bởi vì lễ hội có một vai trị quan
trọng trong đời sống văn hóa nói chung và đời sống tâm hồn, tâm linh nói riêng của
ngƣời Việt Nam trong bất kì thời đại nào.
Cũng do nhiều yếu tố khác nhau về phong tục, văn hóa của mỗi vùng miền mà
từng lễ hội sẽ có những điểm nổi bậc và khốc lên mình màu sắc riêng. Quảng Nam

là một trong những nơi hội tụ nhiều lễ hội đặc sắc. Với các lễ hội nhƣ lễ hội Cá
Ơng, lễ hội Cầu Bơng, lễ hội rƣớc Cộ chợ Đƣợc, lễ hội Bà Thu Bồn… nét văn hóa
này dƣờng nhƣ đã trở thành một bộ phận khơng thể thiếu trong đời sống của ngƣời
dân nơi này.
Cũng nhƣ vậy, hệ thống các lễ hội trên lƣu vực sông Thu Bồn đã mang lại cho
ngƣời dân địa phƣơng một món ăn tinh thần và những giờ phút đƣợc vui chơi thoải
mái sau những ngày tháng lao động vất vả. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển
của mình, các lễ hội trên lƣu vực dịng sơng này đã để lại dấu ấn văn hóa khơng nhỏ
đối với ngƣời dân tại đây nói riêng và ngƣời dân Quảng Nam nói chung.
Tìm hiểu lễ hội làng trên lƣu vực sơng Thu Bồn là một con sông lớn nhất ở
Quảng Nam, do vậy có thể góp phần vào việc tìm hiểu sâu hơn các vấn đề về làng,
lịch sử vùng đất và văn hóa làng xã ở đây nói riêng và trên đất nƣớc ta nói chung.
1


Đồng thời sẽ lƣu giữ đƣợc những giá trị của văn hóa làng xã và vạch ra những giá
trị chƣa phù hợp để từ đó sẽ phát huy những điều phù hợp và hạn chế những gì
khơng phù hợp.
Với các giá trị trong từng lễ hội xét về cả truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa
lẫn nét hiện đại sẽ đẩy mạnh việc phát triển văn hóa địa phƣơng, có thể phát huy
vào việc khai thác phát triển du lịch góp phần nâng cao đời sơng kinh tế, những lễ
hội làng trên lƣu vực sông Thu Bồn ở Quảng Nam đang dần đƣợc quan tâm, giữ gìn
và phát triển. Song song với đó cần phải có giải pháp và hƣớng đi đúng đắn để có
thể khai thác có hiệu quả nhất các giá trị về văn hóa cũng nhƣ trong phát triển du
lịch, quảng bá hình ảnh rộng khắp trên tồn Việt Nam và vƣơn xa hơn nữa.
Từ đó, ngày càng lƣu giữ và phát triển, góp phần khơi dậy lòng yêu quê hƣơng
đất nƣớc, chung tay bổn tồn và phát triển các giá trị văn hóa của địa phƣơng, của
dân tộc ta.
Chính vì những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tơi chọn đề tài “Tìm
hiểu lễ hội l ng rên lưu vực sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam”

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lễ hội là một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu văn hóa, nhiều học giả.
- Tác phẩm Lễ hội truyền thống và hiện đại của nhóm tác giả Thu Linh - Đặng
Văn Loan (1984),cho ta một cái nhìn tồn cục những lễ hội cả truyền thống và hiện
đại diễn ra trên khắp ba miền đất nƣớc.
- Tác phẩm Lịch sử xứ Quảng - tiếp cận và khám phá của hội Khoa học lịch sử
thành phố Đà Nẵng cho ta hiểu thêm về lịch sử tỉnh Quảng Nam theo bề dài lịch sử.
- Tác phẩm Lễ hội Việt Nam của Võ Ngọc Khánh giúp chúng ta hiểu biết
chung về lễ hội ở Việt Nam.
- Tác phẩm Lễ hội và văn hóa dân gian xứ Quảng của tác giả Lê Duy Anh đã
giới thiệu cho chúng ta biết và hiểu thêm một số lễ hội dọc theo dịng sơng Thu
Bồn, đồng thời cũng đã giới thiệu khái quát một số lễ hội nhƣ lễ hội Bà Thu Bồn, lễ
hội Cầu Bông ,…diễn ra trên lƣu vực sơng Thu Bồn và những nét văn hóa tiêu biểu
cho lễ hội.
2


Nhƣ vậy, trên phạm vi cả nƣớc và tỉnh Quảng Nam có khơng ít các tác phẩm viết
về lễ hội. Tuy nhiên, một số lễ hội làng trên lƣu vực sông Thu Bồn với quy mô của
từng lễ hội chƣa lớn vì vậy các các bài nghiên cứu, bài viết liên quan chƣa nhiều.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết đăng trên các trang báo điện tử đã đề cập tới
một số lễ hội nhƣ Lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội rƣớc Cộ chợ Đƣợc, lễ hội Cầu Bồng,…
với những nét đặc sắc về lễ hội làng.
Nhìn chung, những tác phẩm trên đã tìm hiểu tổng quát các lễ hội nhƣng chƣa
đi vào cụ thể. Tuy vậy, những tác phẩm đó chính là cơ sở cho chúng tơi nghiên cứu
đề tài này.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.


ối ượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của vấn đề này là toàn bộ các vấn đề liên quan đến lễ

hội làng trên lƣu vực sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam, khả năng khai thác phát
triển du lịch của nó.
3.2. Mục đích đ tài
Việc nghiên cứu đề tài này, mục đích đặt ra trƣớc mắt là dựng lại một bức
tranh sinh động về một số lễ hội đã có truyền thống lâu đời và tồn tại cho đến ngày
nay. Từ đó thấy đƣợc vai trị của nó trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng
ngƣời dân trên lƣu vực sơng Thu Bồn nói riêng, ngƣời dân Quảng Nam nói chung,
và những giá trị của nó mang lại cho hoạt động du lịch của tỉnh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến một số lễ hội làng đƣợc tổ chức trên lƣu vực sông
Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam trƣớc đây và những năm gần đây.
4. hƣơng pháp nghiên cứu
- Về phƣơng pháp luận: đây là đề tài có liên quan đến đời sống văn hóa tinh
thần, tín ngƣỡng của dân tộc do vậy chúng tôi đứng trên quan điểm của Đảng về
vấn đề văn hóa dân tộc, tơn giáo tín ngƣỡng để làm cơ sở phƣơng pháp luận trong
việc tìm hiểu, nghiên cứu. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng phƣơng pháp lịch sử
và phƣơng pháp logic.
3


- Về phƣơng pháp cụ thể: chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điền dã sƣu tầm, thu
thập tài liệu, phỏng vấn những ngƣời am hiểu. Đồng thời vận dụng các thao tác
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các nguồn tƣ liệu
5. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành sƣu tầm, tiềm kiếm tƣ liệu trên sách
báo, các tạp chí, các văn bản tổ chức lễ hội… có liên quan và các nguồn tài liệu thu
thập trên báo đài, các phƣơng tiện truyền thơng khác. Cùng với đó là nguồn tƣ liệu

có đƣợc qua cơng tác điền dã, phỏng vấn những nhà nghiên cứu, những ngƣời trực
tiếp tham gia lễ hội.
6. óng góp của đề tài
- Làm rõ một số lễ hội làng trên lƣu vực sông Thu Bồn để thấy đƣợc những
giá trị văn hóa của nó.
- Việc nghiên cứu góp phần làm rõ hơn về giá trị của các lễ hội, từ đó nâng
cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
- Đƣa ra một số giải pháp giúp cho việc khai thác lễ hội vào việc phát triển du
lịch địa phƣơng
- Bổ sung thêm một nguồn tƣ liệu quý cho việc nghiên cứu về văn hóa, về lễ
hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phấn Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm
có 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở thực tiễn và lý luận
Chƣơng 2 : Một số lễ hội làng trên lƣu vực sông Thu Bồn, thực trạng và giải
pháp bảo tồn, phát huy những giá trị của nó.

4


NỘI DUNG
ƢƠ
Ơ Ở THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát chung về lễ hội
1.1.1. Quan niệm về lễ hội
Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời giàu giá trị nhân bản và đậm đà
bẳn sắc dân tộc. Các loại hình nghệ thuật phát triển phong phú và nhiều dáng vẻ.
Nói đến văn hịa nói đến tồn bộ những giá trị sáng tạo về vật chất và tinh thần, thể
hiện trình độ sống và dân trí, những quan điểm về đạo lý, nhân sinh, thẩm mỹ của

một dân tộc và dấu ấn của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ
trƣớc Cách mạng Tháng 8 đã đƣa ra một định nghĩa sâu sắc về văn hóa: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, con người sáng tạo ra, phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học tôn giáo, nghệ thuật văn học, những công cụ
cho sinh hoạt hằng ngày về ăn mặc ở và những phương tiện, phương thức sử dụng.
Tồn bộ những sáng tạo đó là văn hóa. Văn hóa là sử dụng tổng hợp mọi phương
thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loại người đã sinh sản ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống, những đòi hỏi của sự sinh tồn”.[16]
Nhƣ vậy, có thể nói văn hóa là chứng tích của trình độ văn minh. Sức mạnh
của các nền văn hóa dân tộc đang dần dần đƣợc coi nhƣ một nhân tố nội sinh trong
việc phân tích nghiên cứu các trƣờng hợp thành cơng của phát triển. Khơng thể nói
đến sự phát triển hoàn thiện của một dân tộc non kém. Ngƣợc lại, thƣớc đo của một
nền văn hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trình độ phát triển của xã hội về khoa học
kĩ thuật, trình đồ dân trí, sự phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn,
vấn đề con ngƣời và môi trƣờng văn hóa, sức sáng tạo bền bỉ tỏng lao động và đấu
tranh của nhân dân và dân tộc đó.
Ngay từ đầu Cách mạng Tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sức
mạnh của nền văn hóa dân tộc, xác định nền văn hóa mới phải phục vụ nhân dân:
“Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý quốc dân nghĩa là văn hóa
phải sửa đổi được tham nhũng được lười biếng, phù hoa xa xỉ. Tâm lý của ta lại
5


còn muốn lấy tự do độc lập làm gốc. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý
tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có
tinh thần vì nước qn mình, vì lợi ích chung mà qn lợi ích riêng. Với xã hội, văn
hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân của Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông
đàn bà hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng thụ cái hạnh phúc của mình nên
được hưởng”.[15:tr 72]
Phải có một nền văn hóa, văn nghệ mới do nhân dân trực tiếp xây dựng và làm

chủ, văn hóa phải có ích, phải phục vụ đất nƣớc, phục vụ đời sống nhân dân. Nghị
quyết Đại hội Đảng 8 đã dành cho văn hóa một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt
động xã hội. Yếu tố nội sinh này là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển
xã hội. Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đầm đà bản sắc dân tộc. “Tiến tiến” ở
đây nhằm nhấn mạnh đến tính thời đại, tính hiện địa và phẩm chất tiến bộ của văn
hóa. “Đậm đà bản sắc dân tộc” là nhấn mạnh cái gốc, cái truyền thống, tính ổn định
và bền vững của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Nền văn hóa Việt Nam thời kì hiện đại đang tiếp tục sinh sơi phát triển về
nhiều mặt. Đối với giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục đƣợc gìn giữu, khám phá và
tơn vinh ở trong và ngoài nƣớc.
Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa, là một thành tố
quan trọng cấu thành và có tác dụng duy trì những yếu tố văn hóa khác cùng tồn tại.
Tham gia lễ hội là một ứng xử văn hóa. Nói đến “lễ hội”, „hội hè”, “đình đám”, …là
nói đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân Việt Nam từ xƣa đến nay. Lễ hội
chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc đặc biệt là tính cộng cảm
làng xã - vun đắp, nâng đỡ tinh thần cho từng cá nhân.
Có thể nói, lễ hội đã góp phần củng cố cái tinh thần cộng đồng của làng quê
xóm cũ. Nhận thức đƣợc ý nghĩa xã hội của lễ hội mà ở bất cứ thời đại nào, nhà
nƣơc nào cũng chăm lo duy trì và phát triển các hoạt động lễ hội cho nhân dân.
M.Bakhtin, nhà triết học, nhà nghiên cứu văn học đã viết rằng: “Thực chất lễ
hội là cuộc sống đƣợc tái hiện dƣới hình thức lễ tế và trị diễn là cuộc sống lao động
và chiến đấu của cộng đồng dân cƣ. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể trở
thành lễ hội đƣợc nếu nhƣ nó khơng đƣợc thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế
6


giới tâm linh, tƣ tƣởng của các biểu tƣợng vƣợt lên trên tôn giáo của các phƣơng
tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực
tại hiện hữu, đạt tới lý tƣởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu
việt và cao cả.”

Theo GS.Kuahayyashi (Nhật Bản): “Xét về tính chất xã hội, lễ hội là quảng
trƣờng của tâm hồn. Xét về tính chất văn hóa, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi
dƣỡng nghệ thuật nhƣ: mỹ thuật, nghệ thuật, giá trị, kịch văn học và với ý nghĩa đó
lễ hội tồn tại và có liên quan mật thiết đến sự phát triển của văn hóa.”
Beverly J.Stoeltie cho rằng: “Lễ hội là một hình thức văn hóa cổ xưa và linh
hoạt, giàu biến thái về mặt tổ chức và mặt chức năng trong các xã hội trên khắp thế
giới. Tuy nhiên, do tính đa dạng của chúng các lễ hội thể hiện một số đặc trưng.
Chúng diễn ra theo từng khoảng thời gian, lịch quy định và cơng khai về bản chất.
Lễ hội có tính chất cũng tham gia về nội dung, lại phức tạp về cấu trúc, phong phú
về cách bày tỏ, cảnh trí và mục đích.” [19]
Có thế nói, ngƣời xƣa đã tạo ra một khoảng cách sử thi đủ để thần thánh hóa
những sự kiện có thật, những con ngƣời có thật gắn nhƣ nhân vật đó, những tích đó
đã đƣợc măc định trong tâm trí họ từ đời này sang đời khác. Những điều đó đƣợc
thể hiện trong các nghi lễ các hoạt động lễ hội mà chúng ta đã đƣợc chứng kiến chính là sự tái hiện lại những tích đó bằng khơng khí tơn nghiêm và linh thiêng.
Lễ hội chia làm hai phần: Lễ và Hội.
1.1.1.1. Phần lễ
Lễ là tổng thể nghi thức thể chế hóa trật tự, gán với sự tích, quyền năng của
thần, diễn đạt mối quan hệ của Ngƣời và Thần. Lễ cơ bản là linh thiêng. Theo từ
điển tiếng Việt 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng: “Lễ là những nghi thức tiến hành
nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm của một sự kiện có ý nghĩa nào đó.”
Dƣới thời phong kiến, các nhà Nho quan niệm Lễ là trật tự, là chữ đã định sẵn
của Trời “Lễ nghĩa thiên chi tự”, cần phải có và khơng thể đảo ngƣơc. Cuộc sống xã
hội cần phải có lễ để phân biệt, giữ gìn trật tự trong mối quan hệ đa chiều, luôn diễn
ra trong đời sống xã hội. Lễ đƣợc coi là cơ sở của một xã hội có tổ chức và đã phát
7


triển đến một trình độ nào đó.
Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định
mang tính biểu tƣợng để đánh dấu, kỉ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục

đích cảm tạ, tôn vinh ƣớc nguyện về sự kiện nhân vật đó với mong muốn nhận đƣợc sự
may mắn tốt lành, nhận đƣợc sự giúp đỡ từ những đối tƣợng mà ngƣời ta thờ cúng.
Lễ là các nghi lễ trang trọng gắn liền với một tôn giáo, một thần thoại, một
huyền thoại, một phong tục,… khẳng định nền nếp, đạo lý truyền thống của dân tộc.
Với những nghi thức tế lễ, rƣớc, dâng hƣơng,… Phần lễ tiến hành tiến hành theo
một trật tự gần nhƣ không thống nhất: cáo, hiến tế, cầu xin, cảm tạ.
Lễ đơn giản diễn ra trong thần điện, đa số các lễ hội đền, hội chùa, đình nƣớc
ta tiến hành lễ đơn giản. Lễ mở rộng ra ngoài thần điện với đám rƣớc, diễn xƣớng.
1.1.1.2. Phần hội
Trong một lễ hội, phần hội là phần khá quan trọng phản ánh những nét sinh
hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, không thể gọi là Lễ hội nếu thiếu đi phần này.
Theo từ điển Việt 2002: Nhà xuất bản Đà Nẵng: “Hội là những cuộc vui tổ chức
chung cho đông đảo ngƣời dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.”
Hội là đời thƣờng diễn ra bên ngoài thần điện và mở rộng ra tất cả các vùng
miền, cộng đồng, đến từng gia đình, diễn ra trong thời gian lễ sau đó. Hội mang hai
tính chất đó là chúc mừng thần linh và hƣởng thụ ân huệ. Thần ban ca múa, đánh
đu, chọi gà… Hội là phần của những trò chơi dân gian, diễn xƣớng vui chơi cúa tất
cả mọi ngƣời đều có thể tham gia vì nó đƣợc mơ phỏng theo những động tác lao
động hàng ngày nhƣ đấu vật, đánh đu, chơi cờ, hát đối…
1.2. Lễ hội truyền thống
1.2.1. Dẫn luận về lễ hội truyền thống Việt Nam
Với nền văn minh lúa nƣớc lâu đời ở xứ sở nhiệt đới, lễ hội cổ truyền Việt
Nam xuất phát từ đó vơi nhiều hình thức phong phú đa dạng và độc đáo.
Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa. Nền văn hóa Việt
Nam là nền văn hóa nơng nghiệp. Vậy lễ hội truyền thống Việt Nam là lễ hội nông
8


nghiệp. Cội nguồn sâu xa nhất là tín ngƣỡng phồn thực trong nông nghiệp của các
dân tộc Việt Nam luôn cầu mong mƣa thuận gió hịa cho vạn vật sinh sơi nảy nở.

Theo GS. Trần Quốc Vƣợng thì lễ hội nông nghiệp không chỉ bao hàm những
lễ hội gắn một cách trực tiếp với nghề nơng mà ta có thể gọi là nghi thức hay nghi lễ
nông nghiệp nhƣ lễ hội “Lồng Tồng” của ngƣời Tày, lễ tế Thần Nông, lễ Hạ điền
(xuống đồng của ngƣời Mƣờng), lễ hội Thƣợng điền của ngƣời Việt - mà bao gồm
cả những hội săn chim, đuổi cuốc, săn hổ, bắt cáo, hội đánh bắt cá ở suối, ao, hồ,
hội hái lá, hái măng, hái nấm ở rừng, ở bụi bao gồm cả những hội đền, hội phù, hội
chùa, hội đình.. Tất cả chúng đều đƣợc gọi là lễ hội nơng nghiệp vì chúng diễn ra
trong khơng gian thơn dã (mang tính chất chu kì). Chủ nhân của những lễ hội này
phần lớn là nông dân, là thợ thủ công, địa chủ, quan lại, sống ở vùng q và có lối
sống thơn dã. Bản sắc văn hóa Việt Nam đƣợc thể hiện đậm nét nhất ở văn hóa
làng. Lễ hội cổ truyền là ính hoạt văn hóa điển hình của văn hóa dân gian truyền
thống - thành tố làm nên bản sắc văn hóa đó.
GSTS. Nguyễn Duy Quý có định nghĩa về lễ hội một cách chính xác nhƣ sau:
“Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần
và vật chất, tơn giáo, tín ngƣỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thƣờng.
Đó cịn là một sinh hoạt có quy mơ lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút một số lƣợng
lớn những hiện tƣợng của đời sống xã hội…”
Lễ hội mang sức sống của một dân tốc đƣợc minh chứng qua thời gian ngàn
năm lịch sử, là một bảo tàng văn hóa sống lƣu giữ tín ngƣỡng tơn giáo, sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ dân gian,nơi phản ánh một cách trung thực nhất tâm thức của
một dân tộc cần cù chịu khó, yêu lao động.
Đối với cá nhân con ngƣời, tham gia lễ hội là một cách tham gia vào quá trình
sáng tạo và sáng tạo văn hóa, đƣợc hịa mình vào trong dịng nƣớc đầu nguồn của
văn hóa dân tộc với một tinh thần cộng đồng và cộng cảm sâu sắc.
Bản chất và nội dung của lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa cộng
đồng bởi đây là hoạt động văn hóa tập thể thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức và
tiến hành. Dù ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng phải do đông
đảo quần chúng nhân dân tiến hành. Khơng bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm
9



ngƣời nào đó trong xã hội. Khơng có đơng ngƣời đến sự khơng thành hội, bởi thế
mới có câu “đơng nhƣ hội” chính là vậy.
Mục đích lễ hội là một hoạt động văn hóa nổi bậc trong đời sống con ngƣời
với nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của con ngƣời.
Lễ hội là cách thức giao cảm cộng đồng, giao hòa giữa con ngƣời với trời đất,
giữa hiện tại với hồi tƣởng trong quá khứ và hi vọng tƣơng lại.
Lễ hội truyền thống xƣa nhấn mạnh phần lễ, tức là phần nghi lễ vì nhu cầu tâm
linh lớn.
Lễ hội truyền thống nay phần hội đƣợc nhấn mạnh nhiều hơn vì từ nhu cầu
tâm linh giờ đã chuyển sang giải quyết nhƣ cầu vui chơi, sống lại không khí dân dã
của những trị chới dân gian xƣa, khơng khí tƣng bừng náo nhiệt hơn.
Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng là một nét văn hóa tâm thức đặc biệt của ngƣời
Việt Nam. Để lễ hội là dịp thể hiện sức mạnh cao nhất, sự tập trung sức đoàn kết
của cộng đồng, chúng ta phải giữ cho đƣợc nét văn hóa của từng lễ hội.
1.2.2.

ặc trƣng của lễ hội truyền thống
Việt Nam là mảnh đất đa sắc tộc và đa lễ hội.
“Mồng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng”

Với 54 dân tộc anh em cƣ trú trên khắp các miền đất nƣớc, sự đậm đặc của Lễ
hội đƣợc đúc kết trong nhiều câu ca dao tục ngữ đã in sâu vào trong trí nhớ dân
gian. Phong phú hơn cả là sinh hoạt lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ của ngƣời Kinh với
118 lễ hội lớn nhỏ từ vùng đất Tổ Phú Thọ tới Bắc Ninh với Hội Lim, Hội Dâu…
rồi tới cả Hà Tây của Hội chùa Hƣơng vịng qua Thái Bình với hội chùa Keo, lại
qua Hải Dƣơng để dự Hội Côn Sơn Kiếp Bạc. Tới dải đất miền Trung của nắng và
gió rồi tới Tây Ninh, Bà Chúa xứ núi Sam (An Giang), Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà
Đen, lễ hội Lăng Bà Chiểu (Thành phố Hồ Chí Minh). Nhìn chung lễ hội diễn ra

chủ yếu vào mùa xuân, ở 3 tháng đầu năm, bởi thế mới có câu “Tháng Giêng là
tháng ăn chơi” và tháng 3 là hội hè.
10


1.2.2.1. Lễ hội truyền thống của ngƣời Kinh
Tết nguyên đán: đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ, khởi đầu một năm mới.
Giỗ tổ Hùng Vương (lễ hội Đền Hùng)
Hiếm có nơi nào trên thế giới lại có đƣợc hình thức tín ngƣỡng thờ tổ tiên độc
đáo nhƣ ở Việt Nam. Truyền thống này gắn với truyền thuyết của con Lạc cháu
Hồng. Lễ hội diễn ra trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thơn cổ tích xã Hy Cƣơng – Phong
Châu – Phú Thọ từ ngày mồng 8 đến 10 tháng 3 Âm lịch. Tại lễ hội diễn ra các hoạt
động nhƣu hát xoan, hát chèo, tuồng, hát ghẹo,…
Lễ hội Cổ Loa
Đền Cổ Loa thờ vua An Dƣơng Vƣơng - ngƣời có cơng to lớn trong việc dựng
nƣớc và giữ nƣớc. Lễ hội diễn ra từ mồng 6 tháng giêng để tƣởng nhớ công ơn của
nhà vua.
Lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc như:
+ Lễ hội đền Đô (Đền Lý Bát Đế)
Đền Đô đƣợc xây từ thế kỉ 11 tại Đình Bảng (Tiên Sơn - Bắc Ninh) để tƣởng
nhớ Lý Công Uẩn và các đời vua thời Lý tiếp theo.
Lễ hội có các hoạt động rƣớc kiệu khổng lồ, đấu vật, chọi gà, hát chèo, tuồng.
+ Lễ hội Đống Đa:
Giỗ trận Đống Đa - kỉ niệm ngày vua Quang Trung đại phá tiêu diệt gần 20 vạn
quân Thanh tại gò Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789. Lễ hội diễn ra vào mùng 5 tết ta.
+ Lễ hội Trƣờng Yên:
Diễn ra tại cố đô Hoa Lƣ để tƣởng nhớ công ơn lớn lao của Đinh Tiên Hoàng
và Lê Đại Hành. Tại đây diễn ra các nghi thức rƣớc nƣớc, tế lễ ở hai đền. Đặc biệt,
phần hội có diễn ra trận cờ lau tập trận, bơi chải, múa rồng,…
Lễ hội tôn vinh các vị thần

+ Hội Phù Đổng: Diễn ra tại xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội từ ngày 6
đến 12 tháng tƣ âm lịch.
11


+ Hội Phủ Giầy thờ thánh Mẫu văn hóa dân tộc: Bà chúa Liễu - là một trong
tứ bất tử của điện thần Việt Nam.
+Hội đền Dạ Trạch thờ Chữ Đồng Tử và Tiên Dung có cơng giúp dân khai
hoang, trồng trọt và chữa bệnh...
Lễ hội các làng nghề
+ Hội làng Đồng Kỵ : Làng thuộc xã Đồng Quang, Tiên Sơn, Bắc Ninh có
nghề mộc làm đồ khảm trai trên các tủ chè, sập gụ, bàn ghế xuất khẩu . Trong lễ hội
có tục rƣớc và đốt pháo...
+ Hội làng Chng
+ Lễ hội làng Triều Khúc: làng có nghề làm nón quai thao, thêu may tuyệt
xảo, làm đồ thờ tự. Thêm vào đó là hơn 10 nghề thủ cơng, bn bán...
Lễ hội văn hóa: Rất nhiều lễ hội văn hóa đƣợc diễn ra nhƣ lễ hội chùa Hƣơng,
Hội Lim...
Lễ hội tơn giáo: Lễ hội Rằm tháng hay cịn gọi là lễ Vu Lan, cầu khấn cô hồn,
là ngày “ mở cửa địa ngục”, Lễ hội Phật Đản, Lễ hội Thiên chúa giáo...
1.2.2.2. Lễ hội của các dân tộc ít ngƣời
Bên cạnh lễ hội của ngƣời Kinh, các dân tộc anh em cịn lại cũng đóng góp
vào kho tàng văn hóa dân tộc những lễ hội truyền thống đặc sắc và độc đáo nhƣ: Lễ
hội đâm trâu: tục đâm trâu, ăn tràu. Dâng trâu của ngƣời Banar ở Tây Nguyên.
Lễ hội Ok om Bok (dân tộc Khơ Me) hay còn gọi là lễ hội cũng trăng của
ngƣời Khơ Me Nam Bộ ở các tỉnh Nam Bộ. Tại đây ngoài những nghi thức cịn có
các trị chơi nhƣ đùa ghe,…
Lễ hội Bỏ mà truyền thống của ngƣời Bana ở Gia Lai…
Lễ hồi Lồng Tồng (dân tộc Tày) hay còn gọi là lễ hội xuống đồng mở lúa gieo
trồng lúa mới. Đặc sắc của lễ hội là có màn cúng thần nơng, có màn múa kì lân,

ném cịn, đánh đu…

12


1.3. Tổng quan về Quảng Nam
1.3.1. ơ lƣợc lịch sử hình thành Quảng Nam
Trƣớc kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1306 theo thỏa ƣớc giữa vua
Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng
hai châu Ô tức Thuận Châu (nam Quảng Trị, Huế) và châu Rí tức Hóa Châu (một
phần Huế, bắc sơng Thu Bồn) làm sính lễ cƣới con gái vua Trần Nhân Tông là công
chúa Huyền Trân. Ngƣời Việt dần định cƣ tại hai vùng đất mới, ngƣời Chiêm Thành
lùi dần về vùng đất cịn lại phía Nam của vƣơng quốc.
Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ
hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tƣ Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị
Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù
Mơng, vua Lê Thánh Tơng lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng
Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tƣ Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định). Danh xƣng Quảng Nam xuất hiện từ đây.
Theo dịng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đơ của một vƣơng quốc cổ có
thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dƣới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở
thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh,
Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An đƣợc
chọn là điểm giao thƣơng duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thƣơng gia nƣớc
ngồi hay gọi Quảng Nam Quốc. Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần
vào tiến trình mở nƣớc của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này nhƣ sau: “Chúa ở
trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hồng) chính sự rộng rãi, qn lệnh nghiêm
trang, nhân dân đều an cƣ lạc nghiệp, chợ không hai giá, khơng có trộm cƣớp.
Thuyền bn các nƣớc đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn”.
Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn

chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng… Quan
lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trƣớc hồn
cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hƣởng ứng
13


mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân
Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng
Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tƣớng Nguyễn Cửu
Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự
nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất
đất nƣớc có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam.
Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nƣớc. Về hành chính, vua chia đất
nƣớc thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng
Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh.
Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính
thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam đƣợc chia thành 8 phủ, huyện gồm
Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và
Tiên Phƣớc.
Năm 1888, dƣới thời vua Thành Thái, Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng Nam để
trở thành đất nhƣợng địa của thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Giơnevơ, dƣới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng
Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hòa
Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức,
và Thƣờng Tín và Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phƣớc, Hậu Đức,
Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ.
Sau khi thống nhất đất nƣớc, chính phủ nƣớc Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà
Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng
Nam-Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và các huyện Hồ Vang, Ðiện Bàn, Duy

Xun, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phƣớc, Tiên Giang, Phƣớc
Sơn, Trà My.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng đƣợc
chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Giằng (nay là huyện Nam Giang),
14


Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phƣớc Sơn, Duy Xuyên, Điện
Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nơng Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phƣớc,
Trà My (nay là Bắc Trà My và Nam Trà My), Núi Thành và 2 thị xã: thị xã Tam Kỳ
(nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An (nay là thành
phố Hội An).
1.3.2.

ặc điểm địa lí tự nhiên

Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà
Nội 883 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Nam và
cách Thành phố Hồ Chí Minh 887 km về phía Bắc theo đƣờng Quốc lộ 1A. Phía
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng
Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hịa Dân chủ Nhân dân
Lào), phía Đơng giáp Biển Đơng. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện,
gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã/phƣờng/thị trấn. Tỉnh lỵ của
Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2. Địa hình thấp dần từ Tây
sang Đơng và chia làm 3 vùng: vùng núi phía Tây, trung du ở giữa và đồng bằng
ven biển phía Đơng. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt
độ trung bình năm trên 25oC, lƣợng mƣa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm
với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mƣa (tháng 10, 11 và 12). Vu Gia Thu Bồn

và Tam Kỳ là hai lƣu vực sơng chính.
Rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng Nam.
Quảng Nam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhƣng do bị khai thác quá mức trong một
thời gian dài nên diện tích rừng ngun sinh cịn ít.
Quảng Nam có đƣờng bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi
tiếng, nhƣ: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam
Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)... Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệ
sinh thái phong phú đƣợc công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài
ngun nƣớc, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa
15


đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du
lịch văn hóa, du lịch sinh thái).
1.3.3.

iều kiện về dân cƣ

Cƣ dân Quảng Nam là sự cộng cƣ trong suốt quá trình mở nƣớc. Ngƣời Việt
(Kinh) có mặt ở Quảng Nam trƣớc năm 1471, cùng với ngƣời Chăm pa, ngƣời Hoa.
Ngày nay, ở Quảng Nam, ngồi ngƣời Việt thuần gốc, ngƣời Hoa, cịn có ngƣời
Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là ngƣời Trung Quốc (ngƣời Minh Hƣơng).
Có thể nói cộng đồng những ngƣời khai phá vùng đất mới Quảng Nam là
những con ngƣời bản lãnh và khát vọng, giàu tinh thần đấu tranh, đƣợc tôi luyện
trong gian khổ và trƣởng thành trong chiến đấu khắc phục những khó khăn từ thiên
nhiên và do lịch sử đem lại.
Những con ngƣời Việt Nam tiên phong đó lại tiếp xúc và hội nhập với nền
văn hóa Chàm, trong dịng văn hóa Ấn Ðộ Mã Lai và Hải đảo Thái Bình Dƣơng tại
cựu đơ Trà Kiệu và Thánh Ðịa Mỹ Sơn của Chiêm Thành. Ðó là một nền văn hóa

đa dạng và rực rỡ.
Những yếu tố đó tạo nên một nét đặc thù riêng biệt cho vùng văn hóa Quảng
Nam trong nền văn hóa chung của dân tộc Việt. Những yếu tố văn hóa cụ thể và rực
rỡ đó trong hàng thế kỷ đã hun đúc nên con ngƣời Quảng Nam có ý chí, bản lãnh
kiên cƣờng, tính tình phóng khống, ham chuộng tự do, kiên nhẫn, chịu khó, ham
học hỏi, cầu tiến, khả năng tiếp nhận và phát huy cái mới.
Tính đến hết năm 2010, dân số Quảng Nam là 1.435.629 ngƣời, với mật độ
dân số trung bình là 139 ngƣời/km². Dân cƣ phân bố trù mật ở dải đồng bằng ven
biển, dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ. Mật độ dân số của
Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vƣợt quá 1,000 ngƣời/km2 trong khi rất thƣa thớt ở
các huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân số trung bình của 6 huyện miền núi gồm
Đơng Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phƣớc Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My là
dƣới 20 ngƣời/km2. Với 81,4% dân số sinh sống ở nơng thơn, Quảng Nam có tỷ lệ
dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nƣớc. Tuy nhiêu q
trình đơ thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân
16


cƣ nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
Theo cuộc tổng điều tra dân số ngày 01.04.2009, có 34 tộc ngƣời cùng sinh
sống trên địa bàn Quảng Nam trong đó đơng nhất là ngƣời Kinh (91.1%), ngƣời Cơ
Tu (3.2%), ngƣời Xơ Đăng (2.7%), và ngƣời Gié Triêng (1.3%). 29 tộc ngƣời cịn
lại chỉ chiếm 0.9% dân số.
Quảng Nam có lực lƣợng lao động dồi dào, với trên 887.000 ngƣời (chiếm
62% dân số tồn tỉnh), trong đó lao động ngành nơng nghiệp chiếm 61,57%, ngành
công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%.
Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, nhƣng cơ cấu dân số trẻ và đa phần
trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về tiêu dùng và hƣởng thụ văn hố, nhất
là các hoạt động văn hố cơng cộng, các loại hình văn hố, nghệ thuật mới, các hoạt
động thể thao.

1.3.4.

iều kiện về kinh tế - xã hội

Quảng Nam có điều kiện về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội:
Về tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha
đƣợc hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù
sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu
xói mịn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sơng là nhóm đất quan trọng nhất trong
phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ
vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài
ngày. Nhóm đất cát ven biển đang đƣợc khai thác cho mục đích ni trồng thủy sản.
Về tài ngun rừng: Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỉ lệ che phủ đạt
40,9%; trữ lƣợng gỗ của tỉnh khoảng 30.000.000m3. Diện tích rừng tự nhiên là
388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng già ở Quảng Nam hiện có khoảng 10.000
ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng cịn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng
trung bình và rừng tái sinh, có trữ lƣợng gỗ khoảng 69m3/ha. Các khu bảo tồn thiên
nhiên trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc huyện Nam Giang.
Tiềm năng thủy điện: Quảng Nam có hệ thống sơng ngịi dày đặc với tổng
chiều dài khoảng 900 km, trong đó có 337km đã đƣa vào khai thác, bao gồm 9 con
17


sơng chính. Sơng ở Quảng Nam có dịng chảy ln ln thay đổi, ln chuyển dịng
và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mƣa lũ. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng các
cơng trình thủy lợi ở thƣợng lƣu các con sông kết hợp xây dựng các trạm thủy điện
vừa và nhỏ nhƣ: thủy điện Sông Tranh I, thủy điện Sông Tranh II, thủy điện Sông A
Vƣơng, thủy điện Sông Bung... nhằm hạn chế lũ lụt và cung cấp nƣớc về mùa khô
cho vùng đồng bằng ven biển, tạo tiền đề bền vững cho phát triển nông nghiệp,
công nghiệp, du lịch, đô thị và nƣớc sạch cho dân cƣ đơ thị.

Tài ngun thủy sản: Quảng Nam có bờ biển dài trên 125km và thềm lục địa
rộng lớn, có nguồn hải sản vô cùng phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ.
Theo số liệu của Viện Quy hoạch thủy sản thì vùng biển Nam Trung bộ có trữ
lƣợng cá khoảng 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 20 vạn tấn, trữ lƣợng mực
7.000 tấn, tôm biển 4.000 tấn. Với những tiềm năng và lợi thế kể trên, Quảng Nam
có điều kiện để phát triển ngành đánh bắt xa bờ cũng nhƣ ngành nuôi trồng thủy sản
ở các vùng ven sông, ven biển và ở quần đảo Cù Lao Chàm...
Tài nguyên khoáng sản : Theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu thì
nguồn tài ngun khống sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang đƣợc khai
thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong
đó đáng kể là than đá ở Nơng Sơn có trữ lƣợng khoảng 10 triệu tấn, đã và đang khai
thác với sản lƣợng năm cao nhất đạt khoảng 5 vạn tấn/năm. Ngồi ra cịn có mỏ
than Ngọc Kinh (trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn) nhƣng đã ngừng khai thác từ năm
1994 vì khơng có khả năng khai thác công nghiệp; vàng gốc và vàng sa khoáng ở
Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dƣơng, riêng ở Bồng Miêu đã và đang khai thác với sản
lƣợng khoảng vài trăm kg/năm; cát trắng cơng nghiệp là khống sản có trữ lƣợng
lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực các huyện Thăng Bình, Núi Thành.
Tài nguyên du lịch: Quảng Nam là một trong những tỉnh, thành có chiều dài
bờ biển lớn nhất ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ, với nhiều bãi tắm sạch đẹp và
thơ mộng nằm ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành... khơng bị ơ
nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nƣớc biển xanh và khí hậu biển rất lý
tƣởng cho việc phát triển các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng. Bên cạnh đó, cịn có
quần đảo Cù Lao Chàm đƣợc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế
18


giới vào tháng 5.2009, cùng 10 hồ nƣớc (với 6.000 ha mặt nƣớc, khoảng 11.000 ha
rừng xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ) là một trong những tiềm năng
lớn để phát triển du lịch Quảng Nam. Ngồi ra, hai di sản văn hóa thế giới là Đô thị
cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và nhiều di tích lịch sử văn hóa (LSVH) cùng với

nhiều loại hình hoạt động văn hóa nhƣ hát tuồng, hát đối, hơ bài chịi, dân ca, hát hị
khoan… và các quần thể kiến trúc khác đã tạo nên những điểm thu hút khách du
lịch đến tham quan, tìm hiểu.
Cùng với những tài ngun và di sản đó, Quảng Nam cịn có nhiều làng nghề
sản xuất hoa màu, thủ công mỹ nghệ truyền thống cùng những vùng đồng ruộng,
sông nƣớc vẫn giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, các lễ hội đặc sắc
hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch làng nghề, làm đa dạng các
loại hình du lịch, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách.
Đến nay, tồn tỉnh có 100% xã, phƣờng, thị trấn đã chuẩn về phổ cập Tiểu học
và chống mù chữ, trong đó có 227/240 xã, phƣờng, thị trấn phổ cập Tiểu học đúng
độ tuổi đạt 94,6%; 15/18 huyện phổ cập THCS, có 215 xã đạt chuẩn về phổ cập
THCS đạt 89,58% số xã, tăng 11,04% so với năm học trƣớc. Tồn tỉnh có 204
trƣờng mầm non, tiểu học, THCS đƣợc công nhận chuẩn Quốc gia.
Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có nhiều tiến bộ đáng kể.
Năm 2008 bình quân 1 vạn dân có 4,45 bác sĩ; 20,65 cán bộ y tế/1 vạn dân; 24,84
giƣờng bệnh/1 vạn dân. Đến nay, 100% số xã phƣờng có trạm y tế; tỷ lệ trạm y tế
xã, phƣờng có bác sĩ là 34,58%.
Đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh
có 224 xã có đƣờng ơ tơ đến trung tâm xã, số lƣợng thuê bao điện thoại cố định
157.152 thuê bao, mật độ điện thoại trung bình trên 100 dân năm 2008 đạt 10,48
máy. Tỷ lệ ngƣời dân sử dụng internet trên địa bàn tỉnh năm 2008 là 0,76 ngƣời/100
dân, có 219 bƣu cục khu vực và bƣu điện văn hố xã.
1.3.5.

ơi nét về lƣu vực sơng Thu Bồn

Sơng Thu Bồn với diện tích lƣu vực rộng 10,350 km2, là một trong những
sơng nội địa có lƣu vực lớn nhất Việt Nam. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc
19



Linh thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nƣớc vào sông
Hàn, Đà Nẵng. Trƣớc khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nƣớc của sông chảy vào
sông Trƣờng Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành. Sông Thu
Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lƣu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn có vai
trị rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn ngƣời Quảng. Phần lớn diện tích lƣu
vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam, phần thƣợng nguồn một phần nằm trên
đất Kon Tum và Quảng Ngãi.
Sông Thu Bồn là dịng chính của hệ thống sơng cùng tên. Phần thƣợng nguồn
của sơng cịn đƣợc gọi với một cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ núi
Ngọc Linh cao 2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thƣợng
lƣu, sông chảy theo hƣớng Nam-Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My,
Tiên Phƣớc, Hiệp Đƣớc, Nông Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy sông chảy vào vùng
đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và Thành phố Hội An. Chiều dài của
dịng chính đến Cửa Đại dài 198 km với tổng diện tích đến Giao Thủy (nơi hợp lƣu
với sông Vũ Gia) rộng 3,825 km 2. Thƣợng lƣu của sơng Thu Bồn có các phụ lƣu
cấp II lớn nhƣ Sông Khang, sông Vang, sông Tranh, sông Gềnh Gềnh. Tại Giao
Thủy, sông nhận nƣớc từ phụ lƣu Vu Gia tạo thành một hệ thống phân lƣu khá phức
tạp ở vùng hạ lƣu sông. Tại thị trấn Vĩnh Điện, một phần nƣớc của sông Thu Bồn
đổ vào chi lƣu Vĩnh Điện dẫn nƣớc vào sông Hàn và đổ ra cửa Đà Nẵng.
Về tài nguyên khoáng sản: Lƣu vực sông Thu Bồn phần thƣợng lƣu là nơi
đƣợc cho là có nhiều vàng sa khống. Việc khai thác vàng thủ công, khai thác sỏi và
cát ở đây đã làm ô nhiễm nƣớc sơng và gây xói mịn đất. Trên thƣợng nguồn sơng
Thu Bồn có hai cơng trình thủy điện đã và đang đƣợc xây dựng, đó là Sơng Tranh
1 và Sông Tranh 2.
Về tài nguyên sinh vật: Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nƣớc,
có nhiều cồn, với hai hệ sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển. Với tầm quan trọng
về đa dạng sinh học và văn hóa, vùng hạ lƣu sơng Thu Bồn bao gồm quần thể khu
đô thị cổ Hội An, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và vùng hạ lƣu sông Thu Bồn

đƣợc Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ khoa học
20


đệ trình UNESCO cơng nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới . Theo tài liệu
nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc cho biết, vùng hạ lƣu sơng
Thu Bồn là nơi có khí hậu, mơi trƣờng tốt cho các loại sinh vật nƣớc ngọt, nƣớc
mặn và cả sinh vật trên cạn sinh sống, sinh sôi nảy nở và phát triển. Bên sơng Thu
Bồn có nhiều di tích lịch sử của vƣơng quốc Chăm Pa cổ xƣa, nhƣ thánh địa Mỹ
Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội An (tả ngạn
sông Thu Bồn, cách cửa Đại 4 km).
Địa chất, thổ nhƣỡng: Lƣu vực có thành phần đất đá khá đa dạng. Ở vùng
thƣợng nguồn là các thành tạo macma: granit biotit, granit haimica, cát kết, andezit,
đá phiến sét. Phía Nam lƣu vực còn bắt gặp phylit, quazit, cuội kết, đá hoa, đá phiến
mica, porphyolit, đá phiến lục của hệ tầng A Vƣơng. Phần thấp của lƣu vực phổ
biến các thành tạo sông cuội, sỏi, mảnh vụn, cát, bột, sét. Vùng gần biển chủ yếu là
cát có nguồn gốc gió biển và một phần nhỏ thành tạo cuội cát, bột có nguồn gốc
sơng – biển. Dọc theo sơng là các thành tạo: cuội, cát, bột, sét có nguồn gốc sơng
tuổi Đệ tứ. Phần thƣợng nguồn là đất mùn vàng đỏ trên núi, dọc hai bờ sông là đất
đỏ vàng trên phiến sét và đất xói mịn trơ sỏi đá. Đất núi dốc phần lớn trên 200 ,
tầng đất mỏng có nhiều đá lộ. Các đồng bằng đƣợc cấu tạo bởi phù sa cổ, phù sa
mới ngồi ra cịn có các cồn cát và bãi cát chạy dọc theo bờ biển ở các đồng bằng
ven biển.
Thảm thực vật: Rừng tự nhiên trên lƣu vực cịn ít, chủ yếu là loại rừng trung
bình và rừng nghèo, phần lớn phân bố ở núi cao. Vùng núi cao có nhiều lâm thổ sản
quý. Vùng đồi núi cao cịn rất ít rừng, đại bộ phận là đồi núi trọc và đất cây công
nghiệp, cây bụi, ngồi ra ở vùng hạ lƣu có đất trồng nƣơng rẫy xen dân cƣ.
Chính nhờ các yếu tố tự nhiên phong phú, đa dạng nhất là lƣợng phù sa bồi
đắp hai bên bờ sơng đã sớm hình thành nên những làng xã trù phú có đời sống văn
hóa tinh thần phát triển.


21


ƢƠ
Ê

MỘT SỐ LỄ HỘ

ƢU VỰC SÔNG THU BỒN,

THỰC TR NG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỐN, PHÁT HUY
NHỮNG GIÁ TR CỦA NÓ
2.1. Một số lễ hội làng tiêu biểu trên lƣu vực sông Thu Bồn
2.1.1. Lễ hội Bà Thu Bồn
2.1.1.1. Nguồn gốc
Có chuyện kể rằng: bà Thu Bồn là cơng chúa vua Mây. Khi bị giặc ngoại xâm
bao vây kinh thành, nhà vua và công chúa chạy lánh nạn, bà bị ngã ngựa chết, xác trơi
lập lờ trên dịng sơng, dân trong làng thƣơng xót mang bà lên bờ chơn cất. Năm đó, dân
làng Thu Bồn bị đại dịch đậu mùa, ai nấy cũng cầu mong trời đất phù hộ, độ trì cho dân
chúng thốt nạn, bà Thu Bồn linh ứng cứu giúp dân lành thốt khỏi đại dịch.
Cũng có truyền thuyết cho rằng bà Thu Bồn là nữ tƣớng vua Chăm rất xinh
đẹp, có mái tóc đen, dài óng mƣợt. Khi bị quân vua Lê đánh bại, bà phi ngựa chạy
về hƣớng làng Thu Bồn thì mái tóc dài vƣớng vào chân bạch mã, bà tử nạn, xác trôi
lập lờ trên dịng sơng. Phát hiện xác bà, dân chúng vớt lên khâm liệm bà bằng lá cây
và nhập chốn bồng lai vào giờ Ngọ, ngày 12 - 2. Năm đó, trời hạn hán, mất mùa,
đồng khô, cỏ cháy, dân làng cơ cực, đói khổ, bà linh ứng cho mƣa thuận, gió hịa,
cây trái tốt tƣơi, mùa màng trĩu hạt.
Lại có chuyện kể bà Thu Bồn là nữ tƣớng nhà Lê, bị giặc đuổi đánh. Khi chạy
đến Phƣờng Rạnh, nay thuộc huyện Nơng Sơn, thì bà ngã ngựa, bị qn thù đuổi

kịp, giết chết, đẩy xác xuống dịng sơng. Xác bà trơi theo dịng nƣớc trong xanh
đƣợc một đoạn rồi tấp vào ven bờ một ngơi làng phía hữu ngạn. Bấy giờ cƣ dân của
làng này còn thƣa thớt, cuộc sống của họ chủ yếu chài lƣới, trồng tỉa ven sông. Khi
thấy xác bà nữ tƣớng xinh đẹp bị giặc sát hại, dân làng xúm nhau đƣa bà lên bờ tổ
chức khâm liệm để bà thanh thản đi vào chốn thiên thu.
Thế là vong linh ngƣời nữ tƣớng luôn hiện hữu trong đời sống của bà con nơi
đây để độ trì cho dân lành luôn đƣợc tai qua, nạn khỏi, cuộc sống no ấm. Bà bị giặc
22


×