Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nguồn gốc phương đông của khoa học nghệ thuật hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.62 KB, 68 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

NGUYỄN QUỐC LUẬT

Nguồn gốc phương Đông của khoa học, nghệ
thuật Hy Lạp cổ đại

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lồi người có lịch sử hàng triệu năm, còn nền văn minh sớm nhất lại xuất
hiện cách đây trên 5000 năm. Trong dòng chảy lịch sử đó, nhiều nền văn minh đã
lần lượt ra đời ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới: ở Châu Phi có văn minh
Ai Cập, ở Tây Á có văn minh Lưỡng Hà, ở Đơng Á có văn minh Trung Hoa, ở
Nam Á có văn minh Ấn Độ. Muộn hơn, văn minh Hy Lạp và La Mã hình thành
ven Địa Trung Hải, sau đó là văn minh Arab ở Tây Á và Trung Đơng. Mặc dù
hồn cảnh phát sinh, phát triển, niên đại và thời gian tồn tại khác nhau nhưng tựu
chung, đó là thành tựu sáng tạo lớn lao của lồi người trong lịch sử.
Phương Đơng và phương Tây là những khái niệm do người Hy Lạp đưa ra
đầu tiên, chỉ hai khu vực văn hóa rộng lớn với những đặc trưng văn hóa riêng.
Các khái niệm trên có lẽ chưa hồn tồn đúng về mặt địa lý nhưng về mặt văn
hóa thì nó phản ánh tương đối chính xác. Sự khác nhau về điều kiện hình thành


đã quy định đặc trưng của các nền văn minh trên thế giới. Mỗi nền văn minh đều
có những nét riêng biệt về các mặt, khơng có một nền văn minh nào giống nền
văn minh nào. Tuy vậy, nhiều khi chúng ta bắt gặp nét đặc trưng của nền văn
minh này lại thể hiện ở một nền văn minh khác; đó chính là kết quả của q trình
giao lưu văn hóa.
Ngay từ rất sớm, sự giao lưu giữa các nền văn hóa đã diễn ra. Ở Ai Cập,
thời Cổ vương quốc (khoảng 3000 - 2400 năm tr.CN): “Trong một lần khai quật
ở Biblos (Syria), người ta đã phát hiện được những mảnh gốm có khắc tên
Pharaon Khufu và Menkaure và một bình kim loại có khắc tên vua Unis. Bức phù
điêu trên tường thờ vua Sahura miêu tả một đoàn thuyền buôn Ai Cập sang Châu
Á mua bán nô lệ” hoặc “Ở Ai Cập đã tìm thấy những mảnh gốm vỡ được chế tạo
từ đảo Crete; và ngược lại những hạt chuỗi Ai Cập thuộc các vương triều XI XII đã được phát hiện ở Crete” [25;tr.46]. Như vậy, các nền văn minh cổ đại đã
có sự giao lưu với nhau từ rất sớm. Hay nói cách khác, ở mức độ cao hơn, văn
hóa phương Đơng và văn hóa phương Tây đã đến với nhau như một điều tất yếu.
Trong q trình giao lưu văn hóa đó, những thành tựu của các nền văn
minh phương Đông đã được người Hy Lạp tiếp thu một cách hoàn hảo. Văn minh
Hy Lạp, nền văn minh được xem là cội nguồn của văn minh phương Tây, do ra
đời muộn hơn các nền văn minh phương Đơng nên đã có điều kiện tiếp thu


3

những thành tựu của các nền văn minh trên, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học nghệ thuật. Nói cách khác, văn minh phương Đông là một trong những nguồn
gốc hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp.
Trong thời đại ngày nay, quá trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây này vẫn
đang diễn ra; tuy nhiên, khác với trước đây, giao lưu văn hóa Đơng - Tây ngày
nay diễn ra khắp nơi trên thế giới với quy mơ mang tính tồn cầu. Nó khơng bị
bó hẹp trong khuôn khổ một vài quốc gia hay vùng lãnh thổ với nhau nữa mà với
sự phát triển của công nghệ thông tin, giao thông, liên lạc, con người khắp nơi
trên thế giới đều có thể đến với nhau; khoảng cách về địa lý và ngơn ngữ bây giờ

chỉ cịn mang tính tượng trưng. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu
giao lưu văn hóa càng có ý nghĩa.
Với mong muốn góp phần tìm hiểu về ảnh hưởng của văn minh phương
Đông đến khoa học - nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu sự giao lưu văn hóa trong thời đại ngày nay, tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Nguồn gốc phương Đông của khoa học, nghệ thuật Hy Lạp cổ đại” làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua những tài liệu sưu tầm được, tôi thấy rằng: hiện nay ở nước ta chưa
có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện nguồn gốc phương
Đơng của nền văn minh Hy Lạp cổ đại trên lĩnh vực khoa học - nghệ thuật. Các
nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa thế giới của nước ta mới chỉ dừng lại ở việc
khôi phục lại bức tranh quá khứ về nền văn minh Hy Lạp cổ đại mà chưa đi sâu
vào nghiên cứu nguồn gốc phương Đông của nền văn minh này ở trên các lĩnh
vực.
Trong cuốn Lịch sử thế giới Cổ đại (2 tập) của Chiêm Tế, ông dành tập 1
để nói về lịch sử phát triển cũng như thành tựu của các nền văn minh phương
Đông và tập 2 để nói về văn minh Hy Lạp, La Mã. So với các cơng trình nghiên
cứu về lịch sử thế giới cổ đại sau này, Chiêm Tế trình bày sâu hơn, nhất là ở phần
các nền văn minh phương Đơng, ngồi bốn nền văn minh lớn là Lưỡng Hà, Ấn
Độ, Ai Cập, Trung Hoa, Chiêm Tế còn đề cập đến các nền văn minh khác ở Tây
Á như: Hittietes, Phenici, Assyria… vốn được xem là chiếc cầu nối giữa văn hóa
Đơng - Tây. Trong những nghiên cứu của mình, Chiêm Tế đã chỉ ra được ảnh


4

hưởng của các nền văn minh phương Đông đối với văn minh Hy Lạp trên một số
lĩnh vực, đặc biệt là khoa học.
Trong cuốn Lịch sử thế giới cổ đại do Lương Ninh chủ biên đã hệ thống

lại lịch sử Hy Lạp từ khi hình thành đến năm 30 tr.CN. Cuốn sách cũng nêu được
điều kiện địa lý, dân cư để hình thành văn minh, những thành tựu của văn minh
Hy Lạp trên các lĩnh vực… Tuy nhiên, nó chưa đề cập đến ảnh hưởng của các
nền văn minh phương Đông đối với văn minh Hy Lạp.
Cuốn Lịch sử văn minh thế giới của Vũ Dương Ninh không chú trọng vào
trình bày nhiều về lịch sử mà chú trọng vào thành tựu của nền văn minh Hy Lạp.
Tác giả cũng đã đề cập đến con đường giao lưu giữa các nền văn minh Đông Tây cổ đại. Tuy vậy, sự giao lưu đó thể hiện thế nào tác giả chưa đề cập đến.
Một số cuốn sách viết về lịch sử của các khoa học như: Cuốn Lịch sử toán
học của Nguyễn Cang, Danh nhân toán học thế giới của Lê Hải Châu cũng đã
nói tới ảnh hưởng của tốn học Ai Cập, Lưỡng Hà đến các nhà toán học Hy Lạp
cổ đại…
Các học giả ở miền Nam trước năm 1975 như Nguyễn Đức Quỳnh, Phạm
Cao Dương… cũng đã đề cập khá nhiều về ảnh hưởng của văn hóa phương Đơng
đến văn minh Hy Lạp. Điển hình là cuốn Thượng cổ sử Tây phương xuất bản
năm 1944 của Nguyễn Đức Quỳnh hay Thượng cổ sử Tây phương xuất bản năm
1967 của Phạm Cao Dương. Trong cuốn sách này, Phạm Cao Dương cũng đã đề
cập đến ảnh hưởng của các nền văn minh ở Tây Á đến Hy Lạp, đặc biệt là Ai
Cập và Lưỡng Hà trên khá nhiều lĩnh vực.
Trong các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài, vấn đề nguồn gốc
phương Đông của văn minh Hy Lạp cũng được chú ý tới. Cuốn Lịch sử văn minh
phương Tây nhóm tác giả: Motimer Chambers, Barbara Hanawalt, David Herlily
cuốn Lịch sử phát triển của văn minh nhân loại của Rane Brinton Jonh.B.
Christopher, Robert Lee Wolf, ảnh hưởng của văn minh phương Đông đặc biệt là
của Ai Cập và Lưỡng Hà được nhắc đến nhiều lần. Tuy nhiên, do đây không phải
là những cơng trình chun khảo nên vấn đề trên được nêu một cách sơ lược,
chưa có hệ thống.
Như vậy, vấn đề nguồn gốc phương Đông của văn minh Hy Lạp không
phải là vấn đề quá xa lạ đối với các học giả nghiên cứu lịch sử, văn hóa thế giới.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu chỉ xem đây là một phần nhỏ trong diễn trình lịch



5

sử thế giới nói chung và lịch sử Hy Lạp nói riêng mà chưa thực sự xem đây là
một mảng đề tài để tập trung nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của văn minh phương Đông đến văn minh Hy Lạp cổ đại thể
hiện trên nhiều lĩnh vực, nhưng thực hiện đài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu
của chúng tôi là thành tựu về khoa học tự nhiên, nghệ thuật của các nền văn minh
Tây Á chủ yếu là Lưỡng Hà, Ai Cập và ảnh hưởng của nó đến văn minh Hy Lạp
cổ đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài khóa luận tốt nghiệp, tơi chỉ tập trung nghiên
cứu về nguồn gốc phương Đông của khoa học tự nhiên và nghệ thuật Hy Lạp cổ
đại trong giới hạn thời gian từ khởi thủy đến thế kỷ IV tr.CN.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài này, tơi đặt mục đích cho việc nghiên cứu là:
- Làm sáng tỏ nguồn gốc phương Đông của khoa học - nghệ thuật Hy Lạp
trong suốt thời kỳ từ khởi thủy đến thế kỷ IV tr.CN. Qua đó nhìn nhận, đánh giá
vai trị của các quốc gia Phương Đơng trong việc hình thành văn minh Hy Lạp.
- Cung cấp thêm những hiểu biết về văn minh Hy Lạp, văn minh của các
quốc gia cổ đại phương Đơng và q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây thời cổ
đại, làm cơ sở thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia,
khu vực trong bối cảnh hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra tơi thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Sưu tầm, lựa chọn, xử lý, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến văn
minh Hy Lạp, văn minh phương Đông, chú trọng văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Vạch ra những biểu hiện ảnh hưởng của khoa học, nghệ thuật phương
Đông đối với Hy Lạp cổ đại.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về vai trị của các quốc gia phương
Đơng đối với Hy Lạp và sự kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tiếp thu được
lên một tầm cao mới.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu


6

5.1. Nguồn tư liệu
Để hồn thành khóa luận này, tơi chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu thành
văn. Nguồn tư liệu thành văn được chia làm 2 loại chủ yếu:
- Các cơng trình nghiên cứu của các học giả liên quan đến vấn đề đã được
công bố bao gồm các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước
trước và sau năm 1975.
- Các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí: Nghiên cứu Châu Âu hay
trên mạng internet.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và phép biện chứng của sử học mácxít để xem xét, đánh giá các sự kiện, hiện
tượng lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương
pháp logic; đi sâu vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu,
đánh giá, hệ thống hóa các nguồn tư liệu thành văn.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đạt được mục đích nghiên cứu đề ra sẽ có những đóng góp sau đây:
- Nêu bật được những thành tựu về khoa học - nghệ thuật của các nền văn
minh phương Đông; chỉ ra q trình, con đường giao lưu văn hóa giữa các nền
văn minh phương Đông với văn minh Hy Lạp.

- Làm rõ nguồn gốc hình thành, phát triển của các ngành khoa học, nghệ
thuật Hy Lạp.
- Làm sáng tỏ sự tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đơng của văn minh Hy
Lạp khơng phải là một q trình tiếp thu thụ động mà là sự tiếp biến và phát triển
lên một tầm cao mới. Văn minh Hy Lạp cũng chính là nơi lưu giữ những giá trị
của văn hóa phương Đơng, những giá trị mà chúng từng bị đánh mất ngay chính
q hương của mình.
- Cung cấp nguồn tư liệu có hệ thống cho những ai quan tâm đến vấn đề,
nhất là các nhà nghiên cứu về văn hóa Hy Lạp hay giao lưu văn hóa Đơng - Tây.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về sự giao lưu văn hóa giữa Hy Lạp và các quốc
gia phương Đông thời cổ đại
Chương 2: Ảnh hưởng của khoa học, nghệ thuật phương Đông đối với Hy
Lạp cổ đại


7

NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ GIAO LƯU VĂN HĨA GIỮA HY LẠP
VÀ CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐƠNG THỜI CỔ ĐẠI
1.1. Khái qt về văn hóa phương Đơng và văn hóa Hy Lạp thời kỳ cổ đại
1.1.1. Văn hóa Phương Đơng thời cổ đại
1.1.1.1. Sơ lược về sự hình thành, phát triển của các nền văn hóa Phương
Đơng cổ đại
Phương Đông và Phương Tây là những thuật ngữ đã có từ sớm. Thời cổ
đại, người Hy Lạp dùng thuật ngữ phương Đơng để chỉ những vùng đất ở phía
Đơng của Địa Trung Hải. Trong tâm thức của họ, đó là vùng đất đầy bí ẩn và
mang những đặc trưng khác hẳn với văn minh Hy Lạp, văn minh phương Tây.

Cuộc viễn chinh của Alexander Đại đế (334 - 323 tr.CN) được gọi là cuộc “Đông
chinh” bởi, những nơi mà Alexander đi qua như Ba Tư, Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn
Độ… đều là những vùng đất thuộc phương Đông.
Về mặt địa lý, phương Đông thời cổ đại bao gồm Châu Á và một phần
Bắc Phi. Ngay từ rất sớm, các nền văn minh đầu tiên của thế giới đã xuất hiện tại
phương Đông. Từ thiên niên kỷ thứ IV tr.CN đến thiên niên kỷ III tr.CN, bốn
trung tâm văn minh lớn của phương Đông đã lần lượt ra đời: Ai Cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Hoa. Phương Đông bước vào xã hội có giai cấp sớm trong lịch sử
phát triển của nhân loại. Sự ra đời nhà nước phương Đông tuân theo quy luật
điển hình: nhà nước ra đời khi xã hội phân hóa giàu nghèo, phân chia giai cấp
trên cơ sở sự phát triển của công cụ lao động bằng kim loại. Mặc dù vậy, sự ra
đời của nhà nước cổ đại phương Đông cũng đi theo quy luật đặc thù, nhu cầu trị
thủy và tự vệ cũng góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh sự hình thành nhà nước.
Về mặt dân cư, các tài liệu nhân chủng và khảo cổ đã khẳng định, trên địa
bàn hình thành các nền văn minh cổ đại phương Đơng đã sớm có sự định cư của
con người. Các nhóm dân cư này thường sống tập trung tại lưu vực của các con
sông lớn và hình thành nên các cơng xã nơng thơn. Tính nơng nghiệp điển hình
đã quy định tính cách của những con người phương Đơng. Họ ưu thích sự ổn
định về nơi ở, sống hịa mình vào thiên nhiên và có tính cộng đồng cao. Đây là
các cư dân bản địa, là những công dân đầu tiên khi các quốc gia cổ đại phương
Đông ra đời.


8

Các nền văn hóa phương Đơng thường xuất hiện trên lưu vực những dịng
sơng lớn từ bờ biển phía đơng Địa Trung Hải đến bờ biển Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương: Lưu vực sơng Nile ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigris
và Euphrat cùng chảy ra vịnh Pecxich; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi
sông Ấn (Hindus) và sông Hằng (Gangga); và lưu vực hai con sơng lớn Hồng

Hà và Dương Tử (Trường Giang) tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Nam
màu mỡ. Các lưu vực sơng ở phương Đơng nói trên đều tạo thành những đồng
bằng rộng lớn và phì nhiêu, thuỷ lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, dễ
canh tác rất phù hợp với sự phát triển của nơng nghiệp. Chính vì vậy cư dân các
khu vực nói trên đã sớm gắn bó với việc sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng
lúa nước.
Phân lập các lưu vực rộng lớn nói trên là những hệ thống núi non trùng
điệp và những sa mạc mênh mông: sa mạc Shahara ở Tây Ai Cập, dãy núi Zagrot
ở phía đông Lưỡng Hà, dãy Himalaya và cao nguyên Pamir ở bắc và đông bắc
Ấn Độ, rồi vùng sa mạc Nội Mông, Ngoại Mông ở bắc và tây bắc Trung Hoa. Vì
vậy, các nền văn hố - văn minh cổ đại phương Đông xuất hiện và phát triển một
cách tương đối độc lập, chính vì thế, mỗi nền văn hố - văn minh có tính chất độc
đáo riêng và mang đậm dấu ấn dân tộc.
Văn minh Ai Cập được biết đến là một nền văn minh huyền bí. Sự tách
biệt về mặt địa lý khiến cho Ai Cập ít chịu ảnh hưởng từ bên ngồi. Ai Cập ln
được che phủ bởi một sự bí ẩn. Ngược lại với Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà luôn
phải chịu nhiều biến động. Lưỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn và dường như
khơng có trở ngại nào về mặt địa lý để xâm nhập vào khu vực này. Nhiều dân tộc
đã đến, định cư ở Lưỡng Hà, điều đó đã làm tăng tính đa dạng của văn hóa nhưng
cũng làm lịch sử vùng đất này thường xuyên xáo trộn vì các cuộc chiến tranh.
Một nền văn hóa khác cũng chịu những biến động phức tạp không kém là
Ấn Độ. Là một tiểu lục địa nên cũng giống như Ai Cập, Ấn Độ ít phải chịu
những ảnh hưởng từ bên ngoài. Mặc dù vậy, sự chia cắt về địa hình bên trong Ấn
Độ lại quy định tính khơng thống nhất về chính trị cũng như văn hóa. Nó trái với
mong muốn thống nhất về lãnh thổ, chính trị, văn hóa của người Trung Hoa. Bởi
theo quan niệm nước lớn của Trung Hoa, họ phải là trung tâm của thiên hạ và các
dân tộc Man, Di, Nhung, Địch phải chịu sự khuất phục của họ.


9


Mặc dù mang nhiều đặc trưng khác nhau và chịu sự chi phối của nhiều
điều kiện, sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia cổ đại vẫn diễn ra và nó đã trở
thành quy luật chung. Sự giao lưu đã đưa các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn
và làm giàu thêm kho tàng văn hóa của mỗi nước.
1.1.1.2. Các thành tựu văn hóa cơ bản
Với lịch sử tồn tại lâu đời, các nền văn minh phương Đông đã phát triển
rực rỡ và đóng góp cho nền văn minh của thế giới nhiều thành tựu quan trọng
trên tất cả các lĩnh vực.
 Chữ viết
Những chữ viết cổ nhất trên thế giới hiện nay đều xuất hiện tại các nước
phương Đông. Từ TNK IV tr.CN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo nên một hệ
thống chữ viết của riêng mình. Đây là một hệ thống chữ tượng hình, muốn biểu
thị một vật gì, người Ai Cập vẽ hình vật đó ra. Đối với các khái niệm trừu tượng
hoặc các hình vẽ phức tạp, người Ai Cập dùng phương pháp mượn ý để biểu đạt.
Sau một thời gian phát triển, những tượng hình đơn giản ban đầu đã được hệ
thống hóa thành một bảng chữ cái gồm 24 chữ.
Loại chữ tượng hình này được dùng trong một khoảng thời gian dài
khoảng hơn 3000 năm, tuy nhiên, sau đó nó bị quên lãng. Phải đến năm 1822,
một nhà ngôn ngữ học người Pháp tên là Champollion mới khôi phục lại ngơn
ngữ này. Chữ tượng hình Ai Cập là nguồn gốc của của các ký tự Latinh được
dùng phổ biến trên thế giới.
Cũng giống như người Ai Cập, người Lưỡng Hà cũng sáng tạo ra chữ viết
cho riêng mình. Vào TNK IV tr.CN, người Lưỡng Hà đã dụng chữ hình đinh
trong giao tiếp hằng ngày. Chữ Sumer là chữ tượng hình. Hệ thống chữ Sumer cổ
có khoảng 600 kí hiệu. Sau này người ta cịn thêm một số kí hiệu ghi âm nữa.
Trong quá trình phát triển, hệ thống chữ viết Sumer được đơn giản hố đi nhiều.
Từ hình vẽ gần giống sự vật, các kí tự tượng hình dần chuyển thành hình trịn,
hình cong, hình bán nguyệt, rồi sang vạch thẳng. Cuối cùng để dễ ấn vào đất sét,
các vạch thẳng được cải tiến thành hình nêm, hình đinh hay hình góc (hai vạch

thẳng gặp nhau tạo thành một góc), vì vậy chữ Sumer nói riêng, các chữ ở khu
vực Tây Á tiếp thu chữ Sumer nói chung, thường được gọi là chữ hình đinh, chữ
hình nêm hay chữ hình góc. “Giấy” được người Sumer dùng để viết là đất sét
mềm được cán thành những mảng mỏng, cuộn lại thành hình quả cầu, hình lăng


10

trụ, v.v. Nhờ chữ viết, các giá trị về lịch sử và văn hoá Ai Cập, Lưỡng Hà đã
được bảo tồn cho đến tận ngày nay.
 Văn học
Các cư dân cổ đại phương Đông đã để lại cho nhân loại nhiều di sản quý
giá về văn học. Người Ai Cập và Lưỡng Hà có một kho tàng văn học khá phong
phú, đó là tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất giáo huấn, trào
phúng, thần thoại… Hầu hết các tác phẩm văn học của người phương Đông được
sáng tác dưới dạng truyền khẩu, các tác phẩm của dịng văn học viết xuất hiện rất
ít.
Các tác phẩm mang nội dung chất răn dạy về cuộc sống, người Ai Cập có
chuyện Nói thật và Nói Láo, Lời răn dạy của Duaup, Truyện người thất vọng với
linh hồn của mình… Hoặc về đề tài là các cuộc phiêu lưu, mạo hiểm, họ có
chuyện Thuyền gặp nạn, Xinuhet… Văn học Ai Cập cịn có một phận văn học
viết của tầng lớp quý tộc, đó là các tác phẩm mang nội dung giáo huấn như Lời
khuyên bảo của vua Heracleopolit, Lời khuyên răn của Ipuxe, Lời tiên đoán của
Neffecti…
Khác với văn học Ai Cập, văn học Lưỡng Hà lại nổi tiếng về thể loại thần
thoại và sử thi. Các thể loại này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại tín
ngưỡng, tơn giáo. Chủ đề của nó thường là ca ngợi các thần và giải thích sự hình
thành thế giới… Về thần thoại, người Lưỡng Hà có Truyện khai thiên lập địa,
Truyện nạn hồng thủy… Đây là các câu chuyện kể về sự hình thành của thế giới,
sự trừng phạt của các vị thần, sự tái sinh thế giới… Về sử thi, người Lưỡng Hà

có bộ sử thi Gilgamet.
Tóm lại, người Ai Cập và Lưỡng Hà đã đạt được nhiều thành tựu về văn
học. Nó đã phản ánh phần nào đời sống vật chất và tinh thần của họ thời cổ đại.
Văn học Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có ảnh hưởng lớn đến văn học, tôn giáo của
các dân tộc khác sau này, đặc biệt là các nội dung liên quan đến sự hình thành thế
giới, sử thi…
 Tín ngưỡng, tôn giáo
Giống như cư dân của các quốc gia cổ đại khác, ban đầu, người Ai Cập và
Lưỡng Hà tôn thờ rất nhiều thứ: thần tự nhiên, thần động vật, linh hồn người
chết… Người Ai Cập thờ Thiên thần, Địa thần, Thủy thần… Tương tự như vậy,
Người Lưỡng Hà cũng tôn thờ Thần trời (Anu), Thần đất (Elin), Thần nước


11

(Ea)... Nói tóm lại, trên mỗi phương diện của cuộc sống đều có những vị thần
riêng cai quản. Về sau, cùng với sự hình thành nhà nước trung ương tập quyền
người Ai Cập và Lưỡng Hà đều chọn cho mình một vị thần chủ làm vị thần quan
trọng nhất. Người Ai Cập thờ thần Mặt Trời - Ra, người Lưỡng Hà coi thần
Mardouk, cháu của thần Anu, con trưởng của thần Ea là chúa tể các thần.
Việc thờ cúng người chết cũng rất được người Ai Cập, Lưỡng Hà coi
trọng, họ quan niệm trong mỗi con người đều cố một linh hồn. Người Ai Cập xây
hẳn cả một kim tự tháp to lớn để bảo tồn thi thể người chết với ước muốn một lúc
nào đó hồn sẽ nhập lại với xác để hồi sinh. Người Lưỡng Hà chú ý đến lễ mai
táng, họ quan niệm cuộc sống sau khi chết cũng giống như cuộc sống trước khi
chết cho nên, những người giàu có thường được mai táng theo rất nhiều thứ: nơ
lệ, vàng bạc, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt… Thi thể người chết được đặt trong
những ngôi mộ lớn, thậm chí, những người bình thường khi chết cũng được chơn
trong những chiếc quan tài bằng đất sét.
Các lồi dã thú cũng được người Ai Cập và Lưỡng Hà sùng bái. Người Ai

Cập coi bò mộng, cá sấu là những vị thần thiêng liêng. Ngồi ra, họ cịn thờ
những con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư (Sphynx). Người Lưỡng
Hà cũng tơn thờ các lồi vật. Tàn dư của việc sùng bái dã thú được thể hiện
thông qua hình tượng các thần. “Thần Mardouk được thể hiện bằng một con vật
nửa rắn, nửa chim dữ, thần Nerkgan, vua của Âm phủ được thể hiện thành một
con quái vật mặt người nhưng lại có sừng bị, trên lưng có lơng, có cánh, có
mình của sư tử và có bốn chân” [24;tr.46].
 Nghệ thuật
Ngay từ rất sớm, người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra những nền
nghệ thuật độc đáo. Thông qua những thư tịch cổ và những dấu tích cịn lại ngày
nay, có thể thấy, người Tây Á, mà tiêu biểu là Ai Cập và Lưỡng Hà đã có một
nền kiến kiến trúc và điêu khắc hết sức phát triển.
Về kiến trúc, người Ai Cập nổi tiếng với các kim tự tháp vĩ đại. Kim tự
tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thời kỳ Cổ vương quốc. Những kim
tự tháp đầu tiên được xây dựng cách đây trên 4000 năm, những ngôi mộ này là
nơi lý tưởng để chôn cất thi thể của các Pharaon hay những người quyền quý để
cho cuộc sống ở thế giới bên kia sung sướng hơn. Chính vì mục đích đó, những
kim tự tháp được xây dựng rất đồ sọ và kiên cố. Trong số các kim tự tháp đã


12

được xây dựng, lớn nhất là kim tự tháp Kheops. Theo sử gia Herodotus, kim tự
tháp này được xây dựng vào khoảng năm 2680 tr.CN. Trong thời gian 20 năm,
với công sức của 10 vạn dân công (tù nhân, nô lệ, dân thường), khối kiến trúc
hình chóp cao 230m, nặng 5 750 000 tấn này đã được xây dựng. Điều kỳ lạ là
không hiểu bằng cách nào, người Ai Cập cổ có thể đưa các khối đá nặng hàng
chục tấn lên cao hàng trăm mét rồi lại đặt chúng nằm khít với nhau mà khoảng
cách giữa các khối đá khơng q 5mm. Kim tự tháp là cơng trình tiêu biểu cho
nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại. Nó tiêu biểu cho đặc điểm của nghệ thuật

kiến trúc Ai Cập, đó là niềm đam mê sự to lớn cho các cơng trình nhằm “thể hiện
niềm kiêu hãnh dân tộc, vinh quang của đế chế, sức mạnh và tính trường tồn của
quốc gia” [2;tr.78].
Không giống như người Ai Cập, người Lưỡng Hà khơng dùng đá làm vật
liệu chính trong xây dựng vì nguồn đá xây dựng ở đây khơng nhiều. Thay vì vậy,
người Lưỡng Hà dùng gạch làm vật liệu chính vì nguồn đất sét ở đây rất nhiều.
Trong số các cơng trình kiến trúc của người Lưỡng Hà mà chúng ta được biết,
vườn treo Babilone là cơng trình tiêu biểu nhất.
Vườn treo Babilone được vua Nabuchodonosor cho xây dựng vào thế kỷ
VI tr.CN. Theo các kết quả khai quật khảo cổ, vườn treo Babilone thực chất là
một tháp cao - loại tháp giật cấp rất phổ biến trong kiến trúc Lưỡng Hà. Tháp này
bao gồm 4 tầng với những màu sắc khác nhau. Điều đặc sắc trong cơng trình này
là việc các loại cây, hoa được trồng và chăm sóc trong các tầng tháp. Nhiều lồi
kì hoa dị thảo, thậm chí có cả các cây cổ thụ được trồng trong vườn treo này, việc
cung cấp nước cho các loài cây hết sứu khó khăn do lượng nước cần nhiều nhưng
tháp lại quá cao. Tuy nhiên việc tưới nước và chăm sóc cho khu vườn đã được
giải quyết khá tốt, bằng những dấu vết tìm thấy là bộ máy thủy lực guồng nước
cho vườn treo, các nhà khảo cổ học đã mường tượng ra rằng:“nước được lên
bằng hệ thống gầu xếp thành chuỗi, quay liên tục, lấy từ ba cái giếng, do một đội
qn đơng đảo đảm nhiệm.” [15;tr.16].
Ngồi thành Babilone, Ziggurat (đài chiêm tinh) là cơng trình quan trọng
trong cuộc sống của người Lưỡng Hà. Ziggurat là một loại hình kiến trúc kiểu
tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng lên cao càng thu dần lại, có đường
dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên đỉnh, trên


13

đỉnh có đền thờ nhỏ… Các Ziggurat thường có 3 đến 7 bậc, mỗi tầng được trang
trí một mầu khác nhau tượng trưng cho ngôi sao thờ.

Về điêu khắc, người Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm
điêu khắc có giá trị. Các tác phẩm điêu khắc của người Ai Cập tập trung vào hai
loại hình chính là điêu khắc và phù điêu. Chủ đề chính của các tác phẩm là về
con người, động vật, thần thánh… Trong các tác phẩm tượng tròn mà chúng ta
được biết có tượng bán thân của nữ hồng Neffectiti, bức tượng viên thư lại, mặt
nạ vàng của Totankhamon, các bức tượng trong lăng mộ của Ramses II… Đặc
biệt hơn cả là bức tượng Sphynx nằm trong quần thể kim tự tháp Giza. Tượng có
chiều dài 55m, cao 22m, có hình mặt người, thân sư tử; đây được xem là hiện
thân của vua Kephren với ý nghĩa muốn ca ngợi vua khơng những có trí tuệ của
lồi người mà cịn có sức mạnh chúa tể của sư tử. Các bức chạm nổi được người
Ai Cập sử dụng chủ yếu trong các lăng mộ, các tác phẩm này rất đa dạng về chủ
đề, phản ánh cuộc sống vật chất và tinh thần của người Ai Cập trong thời kỳ đó.
Cịn với người Lưỡng Hà, họ cũng đạt được những thành tựu nhất định
trong lĩnh vực điêu khắc. Trong thời kỳ đầu, các nghệ nhân người Sumer giỏi
trong việc chế ra các tác phẩm bằng kim loại, khắc trên đá quý và điêu khắc: “họ
tạo được các mẫu vật rất đặc sắc theo nghệ thuật tự nhiên thành các loại vũ khí,
bình, chén, đồ trang sức, tượng người và vật, cũng cho thấy sự khéo léo về kỹ
thuật và kỹ năng mường tượng” [2;tr.100]. Ở các thời kỳ sau, các tác phẩm điêu
khắc vẫn xuất hiện nhưng về số lượng, quy mô không bằng ở Ai Cập. Người
Assyria rất giỏi về điêu khắc đặc biệt là về đề tài các con thú hoặc các cảnh bạo
lực, đề tài về bạo lực hoặc thể thao được ưa chuộng, ít thấy người Assyria cập về
sinh hoạt hằng ngày trong các tác phẩm điêu khắc của mình.
 Khoa học
Về mặt khoa học, đó là những phát kiến về tốn học, thiên văn, địa lí, y
học, v.v. Ai Cập là nơi toán học ra đời từ rất sớm. Người Ai Cập đã sáng tạo ra
hệthống chữ số thập phân, hệ đếm thập tiến vị mà biểu hiện của nó là những kí
hiệu trong văn tự cổ để ghi các số 1, 10, 100, 1000. Người Ai Cập cũng đã giải
được những bài tốn về tính diện tích hình trịn, hình tam giác, tính thể tích hình
tháp đáy vng, giải được các phương trình có hai ẩn số. Văn hoá Lưỡng Hà
cũng để lại dấu ấn về toán học. Lúc đầu, người Sumer dùng hệ đếm lấy số 60 làm

cơ sở như 1, 60, 600, 3600,… Ngày nay, hệ đếm này vẫn dùng để đo thời gian: 1


14

giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây hay một vịng trịn bằng 360 độ. Sau đó người
Lưỡng Hà sử dụng hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở. Người Lưỡng Hà sớm biết đến
bốn phép tính cộng trừ nhân chia, biết khai căn bậc 2, bậc 3; biết giảiphương
trình bậc 2, biết định lí Pythagore…
Trong lĩnh vực thiên văn học, lịch pháp học, văn hố phương Đơng đã để
lại nhiều thành tựu. Người Ai Cập phác họa được sơ đồ các tinh tú, phát hiện
được 5 hành tinh của hệ Mặt Trời là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Và từ việc quan
sát thiên văn, đặc biệt là việc quan sát sao Lang để theo dõi mực nước sông Nile,
người Ai Cập đã sáng tạo ra dương lịch (một năm có 365 ngày chia thành 12
tháng). Việc quan sát thiên văn của người Lưỡng Hà phát hiện ra sao chổi và các
hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, sao băng. Người Lưỡng Hà sáng tạo ra âm
lịch (một năm có 354 ngày, chia thành 12 tháng, trong đó 6 tháng 29 ngày và 6
tháng 30 ngày)…
Nền y học phương Đông có những phát kiến đặc biệt. Từ tục lệ ướp xác,
người Ai Cập Cập hiểu rất tường tận về cơ thể người và rất giỏi về phẫu thuật.
Tất cả các chuyên khoa như nội, ngoại, răng, mắt,… đều được quan tâm. Người
ta cũng coi tim là bộ phận quan trọng nhất nên khi ướp xác họ giữ tim riêng,
không ướp cùng xác. Từ khoảng năm 1500 - 1450 TCN, một bộ sách thuốc đã
được người Ai Cập biên soạn, trong đó có nói đến các cách chữa bệnh và thuật
ướp xác. Đối với người Lưỡng Hà, các bệnh thông thường về xương, gan, dạ
dày, mắt, da liễu đều có cách chữa trị hiệu quả.
Nói tóm lại, trong lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của mình, các
nền văn minh phương Đông cổ đại đã để lại cho chúng ta nhiều thành tựu trên tất
cả các lĩnh vực. Đó là những tài sản vô giá không chỉ đối với người dân phương
Đơng mà cịn đối với nhân loại nói chung. Rất nhiều những giá trị mà người

phương Đông (cụ thể ở đây là các dân tộc ở Tây Á) sáng tạo ra vẫn còn được
chúng ta sử dụng một cách phổ biến. Có thể nói, nền văn hóa của các dân tộc
phương Đơng có sức lan tỏa rất lớn, các nền văn hóa chung quanh dù ít hay nhiều
cũng chịu ảnh hưởng. Trong buổi đầu của sự giao lưu văn hóa Đơng - Tây, Hy
Lạp là quốc gia chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh sớm nhất.
1.1.2. Văn hóa Hy Lạp cổ đại
1.1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Hy Lạp cổ đại


15

Hy Lạp cổ đại là một quốc gia nằm ven bờ Địa Trung Hải có lãnh thổ rộng
bao gồm nhiều khu vực rải rác. Có thể chia Hy Lạp cổ đại làm 3 khu vực khác
nhau: miền Hy Lạp lục địa, Hy Lạp ở Tiểu Á và các đảo trên biền Aegea.
- Hy Lạp lục địa chính là phần diện tích ngày này của Hy Lạp, Hy Lạp lục
địa là phần phía Nam của bán đảo Balkan. Vùng Hy Lạp lục địa có thể chia làm 3
phần: phần phía Bắc là địa hình nửa đồi núi, nửa đồng bằng, phần trung Hy Lạp
lục địa bị các dãy núi, các cánh rừng chia cắt thành các vùng biệt lập khác nhau.
Vùng phía Nam hướng ra Địa Trung Hải với nhiều bán đảo nhỏ, khác với miền
Bắc và miền Trung, vùng này có các đồng bằng khá rộng và tương đối màu mỡ.
Vùng Hy Lạp lục địa là một bán đảo, 3 mặt hướng ra biển với nhiều vũng, vịnh
tự nhiên đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền hàng hải cổ xưa.
- Hy Lạp ở Tiểu Á: là vùng đất của Hy Lạp nhưng không nằm ở lục địa
châu Âu, nó thuộc Syria (Châu Á) ngày nay, người Hy Lạp gọi đây là vùng
“ngoại Hy Lạp”. Người Hy Lạp đã sớm định cư ở đây và thành lập nên các thành
bang của mình, trong đó tiêu biểu là thành bang Miles. Vùng đất này của Hy Lạp
nằm trên con đường giao lưu Đơng - Tây trên bộ, chính vì vậy vùng đất này được
xem là: “cầu nối, nối thế giới Hy Lạp với các nền văn minh cổ đại phương
Đông” [12;tr.6].
- Các đảo trên biển Aegea: biển Aegea là một biển trong Địa Trung Hải,

vùng biển này ôm trọn Hy Lạp lục địa và Hy Lạp ở Tiểu Á, nói cách khác nếu bờ
biển Aegea ở Phía đơng là của Hy Lạp ở Tiểu Á thì bờ biển Aegea phía tây là
của Hy Lạp lục địa. Là một vùng biển khơng rộng nhưng biển Aegea có rất nhiều
đảo nhỏ, đảo lớn nhất là đảo Crete nằm ở vùng biển phía Nam, đảo Crete và các
đảo, bán đảo khác tạo thành một vành đai tự nhiên che chắn biển Aegea với vùng
biển còn lại của Địa Trung Hải.
+ Đảo Crete: có những dịng sơng, những cánh đồng cỏ và đồng bằng
màu mỡ Messara. Đây là điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người, chính
vì vậy, Crete là một trong những cái nôi của văn minh Hy Lạp cổ đại (văn minh
Crete - Mycenae)
+ Các đảo Cyclades: tên gọi này bao gồm tất cả các hòn đảo trong biển
Aegea, là những gạch nối giữa đảo Crete, đất nước Hy Lạp và Châu Á. Những
hịn đảo này ít về tài nguyên, phân tán về vị trí cho nên ít mang tính thống nhất.


16

Những người dân của các đao Cyclades đã xây dựng nên những quan hệ giao lưu
đầu tiên trong vùng biển Aegea.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại khơng cho phép hình thành
một nền văn minh nơng nghiệp điển hình như ở các quốc gia cổ đại phương
Đơng. Tuy vậy, với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn khoáng sản, đặc biệt là kim loại
phong phú đã giúp Hy Lạp cổ đại phát triển một nền công - thương nghiệp và
mậu dịch hàng hải từ rất sớm. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
quốc gia Hy Lạp sau này.
Về mặt dân cư, trên các vùng đất của Hy Lạp cổ đại đã có người sinh sống
từ sớm. Người ta đã khai quật di chỉ Knossos trên đảo Crete và phát hiện nhiều
công cụ đá mới có niên đại khoảng cách đây khoảng 8500 năm. Từ cuối thiên
niên kỷ III tr.CN đến đầu thiên niên kỷ II tr.CN, những cư dân bản địa đã tạo nên
nền văn minh đầu tiên ở Địa Trung Hải, đó là nền văn minh Crete - Mycenae.

Đến cuối thiên niên kỷ thứ II, nền văn minh Crete - Mycenae tàn lụi, cũng
bắt đầu từ đây, người Hy Lạp từ các vùng đất phía Bắc thiên di xuống dần trở
thành những chủ nhân mới của những vùng đất này. Các tộc người Hy Lạp đã bắt
đầu sự di cư của mình từ cuối thiên niên kỷ III tr.CN. “Về nguồn gốc của các
dân tộc này, đã có nhiều giả thiết: từ các dân tộc châu Á, từ các dân tộc Semites,
Ấn - Âu (đôi khi người ta cho trường hợp sau là có liên quan đến dân tộc
Louvites định cư ở vùng Anatolie trong thời kỳ đó)” [12;tr.11]. Cuộc di cư kéo
dài trêm dưới 1000 năm nằy đã đưa đế hệ quả là các tộc người Hy Lạp đã chiếm
lĩnh được Hy Lạp lục địa, Hy Lạp ở Tiểu Á và các đảo trên biển Aegea.
Có nhiều tộc người Hy Lạp cổ đại nhưng trong đó có 4 tộc người chính cư
trú ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ Hy Lạp cổ đại. Người Doria định cư phía
nam bán đảo Pelopone, đảo Crete và một số đảo nhỏ trên vùng biển Aegea.
Người Eonia định cư ở vùng đồng bằng Attich, đảo Eubee và những vùng đất
ven bờ Tiểu Á. Người Achaea chủ yếu định cư ở miền trung Hy Lạp, người Eolia
định cư ở bắc Hy Lạp, một số đảo trên cùng biến Aegea và ven bờ biển Tiểu Á.
Các dân tộc này đã cùng nhau xây dựng nên lịch sử Hy Lạp, họ đều tự nhận mình
là con cháu của thần Hellene và gọi quốc gia của mình là Hellas.
Tóm lại, thành phần dân cư Hy Lạp có nhiều biến động qua các thời kỳ.
Ban đầu, người Hy Lạp bản địa đã tạo được nền văn hóa riêng của mình. Khi nền
văn hóa của người Hy Lạp bản địa tàn lụi, các dân tộc di cư đến lại tạo nên nền


17

văn hóa khác. Nhưng nhìn chung, các dân tộc tạo nên văn hóa Hy Lạp đều có
xuất phát chung từ gốc du mục. Họ mang những đặc trưng khác hẳn với đặc
trưng của cư dân nông nghiệp phương Đông.
1.1.2.2. Một số thành tựu văn hóa cơ bản
Hy Lạp là nền văn minh xuất hiện sớm. Ra đời trên cơ sở phát triển một
nền kinh tế công thương nghiệp cổ đại, thể chế dân chủ chủ nô của nhà nước

chiếm nô điển hình; văn minh Hy Lạp đã mang trong nó tính chất sáng tạo. Mặt
khác, việc thừa hưởng những thành tựu của các nền văn minh phương Đông cổ
đại càng làm cho văn minh Hy Lạp thêm phong phú và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, văn minh Hy Lạp cổ đại đã để
lại nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và được coi là
mẫu mực của thế giới cổ đại.
 Chữ viết
Người Hy Lạp đã sáng tạo ra được chữ viết riêng của dân tộc mình. Người
Hy Lạp đã tiếp xúc với ngơn ngữ của người Phenici, một dân tộc nổi tiếng về
thương mại trên biển thời cổ đại. Trên cơ sở bảng chữ cái của người Phenici,
người Hy Lạp đã cải tiến nó thành bảng chữ cái Hy Lạp cổ. Với nhiều sự bổ
sung, bảng chữ cái Hy Lạp cổ đã đáp ứng được nhu cầu giao tiếp bằng văn bản
của người Hy Lạp vì nó rất linh hoạt trong việc ghép vần và ghi lại được các âm
tiết Hy Lạp. Sau này, người La Mã đã tiếp thu bảng chữ cái của người Hy Lạp
và sáng tạo nên bảng chữ cái Latinh. Bảng chữ cái Latinh là của người La Mã
nhưng phần lớn các ký tự trong đó vẫn giữ nguyên giống bảng chữ cái Hy Lạp.
Bảng chữ cái Latinh ngày nay được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Cịn bảng
chữ cái Hy Lạp vẫn được duy trì và sử dụng cho cộng đồng các dân tộc nói tiếng
Slave.
 Văn học
Thần thoại chiếm vai trò quan trọng trong kho tàng văn học Hy Lạp cổ
đại. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú, thể hiện cách giải thích của người Hy
Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người, những kinh nghiệm, khát vọng trong cuộc
sống… Đây đều là các tác phẩm văn học truyền miệng, thần thoại có ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống tinh thần của người Hy Lạp. Trong các loại hình văn học,
nghệ thuật, thần thoại ln là đề tài được sử dụng nhiều nhất. Karl Marx đã nhận


18


xét “vật liệu của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp”, điều đó chứng tỏ vị
thế của thần thoại trong văn học Hy Lạp lớn như thế nào.
Ngoài thần thoại, văn học Hy Lạp cổ đại còn được biết đến qua các bộ sử
thi. Có hai bộ sử thi lớn là Ilyade và Odyssee, đây cũng là các tác phẩm văn học
truyền miệng rất có giá trị. Nội dung các bộ sử thi này phần lớn mang tính chất
hoang đường, tuy vậy, nó cũng phần nào phản ánh được đời sống vật chất và tinh
thần của người Hy Lạp thời Homer.
Sau thời kỳ Homer, khi chữ viết đã được sử dụng phổ biến thì dịng văn
học viết của Hy Lạp cũng ra đời. Thơ, văn xuôi và kịch là các thể loại được yêu
thích nhất. Thơ ca Hy Lạp chủ yếu là thơ trữ tình, được nảy sinh và phát triển
vào thế kỷ VI tr.CN. Văn xuôi Hy Lạp lại chủ yếu là các truyện ngụ ngơn mang
tính chất trào phúng, nhiều truyện ngụ ngơn Hy Lạp có ảnh hưởng đến văn học
thế giới sau này. Ngược lại với truyện ngụ ngôn, kịch Hy Lạp tập trung vào mảng
bi kịch. Kịch có vai trị quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người Hy Lạp.
 Tín ngưỡng, tơn giáo
Đối với người Hy Lạp, tơn giáo có nghĩa là hệ thống diễn giải thế giới vật
chất sao cho con người bớt sợ những quyền lực huyền bí và tạo một mối quan hệ
mật thiết với thiên nhiên. Người Hy Lạp khơng coi trọng các điều răn, tín điều,
các nghi lễ phiền phức hay các bí tích. Mọi người được tự do tin, sống theo cuộc
đời của mình mà khơng sợ thần linh giận dữ.
Cũng giống nhiều dân tộc khác, tín ngưỡng của người Hy Lạp là sự sùng
bái nhiều vị thần. Tuy nhiên, các thần trong tín ngưỡng Hy Lạp khác hẳn với các
thần phương Đông.“Ở những nơi xa xơi khác, các thần tồn năng của các tơn
giáo phương Đông gây ra sự sợ hãi hơn là cảm giác an tồn. Thần thánh của Hy
Lạp khơng có các quyền năng lớn lao mà chỉ là những thần thánh mà con người
có thể thỏa hiệp bình đẳng” [2;tr.266].
Người Hy Lạp cho rằng các thần có những đặc tính giống như con người,
có thể xác, có dục vọng với đủ các trạng thái hỷ, nộ, ái, ố. Thần thánh của người
Hy Lạp có thể bị thương, bị chết, cũng ghen tng, ngoại tình, ích kỷ thậm chí là
có con với người trần tục.

Người Hy Lạp tôn thờ nhiều vị thần khác nhau, đó là tập hợp các vị thần
có cùng chung một nguồn gốc, nó gần giống như một dịng họ vậy. Họ đưa ra
“phả hệ các vị thần” để làm rõ nguồn gốc, ngôi thứ các vị thần này. Trong các vị


19

thần, thần Zeus cai quản đỉnh núi Olympus là vị thần quyền lực nhất, các anh em,
con cháu của Zeus cai quản một người một lĩnh vực riêng của cuộc sống con
người.
Về hình dạng, các thần trong thần thoại Hy Lạp hầu hết đều được thể hiện
dưới dạng hình người, thậm chí, vị thần thợ rèn Hephaistos được miêu tả là bị
thọt một chân và phải đi bằng nạng. Tất cả điều đó nói lên rằng, tơn giáo, tín
ngưỡng là một cái gì đó rất gần gũi với người Hy Lạp. Nó khơng mang nhiều
tính chất huyền bí mà thiên về tính hiện thực.
 Triết học
Trong điều kiện ít bị các thành kiến tôn giáo và uy quyền chuyên chế gị
ép, triết học cổ Hy Lạp đã có điều kiện để phát triển. Triết học Hy Lạp phát triển
mạnh từ thế kỷ VII tr.CN trở đi cùng với sự hình thành của nhà nước dân chủ chủ
nô. Nhiều nhà triết học Hy Lạp nổi tiếng đã xuất hiện với những trường phái
khác nhau. Hai trường phái lớn nhất là triết học duy tâm và triết học duy vật, hai
trường phái lớn này cũng phân thành các trường phái nhỏ khác nữa.
Trong triết học duy vật, phái đầu tiên phải kể đến là phái “chất nguyên
thủy duy nhất”. Những triết gia theo trường phái này cho rằng, thế giới được tạo
thành từ một loại vật chất duy nhất. Tiêu biểu cho phái này có Thales,
Anaximandros, Anaximen. Phái thứ hai là phái “nhị nguyên”, phái này cho rằng
thế giới được tạo thành từ hai loại vật chất đối lập nhau. Đại diện của phái này là
triết gia Empedocles.
Song song với triết học duy vật, triết học duy tâm cũng hết sức phát triển
ở Hy Lạp. Triết học duy tâm Hy Lạp cũng phân thành các phái nhỏ khác nhau

tùy theo nội dung của các học thuyết. Socrates theo trường phái duy tâm chủ
quan, Plato theo trường phái duy tâm khách quan, những triết gia khác lại rơi vào
vòng luẩn quẩn giữa duy tâm, duy vật như Ertosthenes hoặc cực lực chống lại
thuyết nguyên tử như Aristote…
Tóm lại, Hy Lạp là một trung tâm triết học của thế giới cổ đại. Triết học
Hy Lạp có nhiều nét chung so với triết học cổ Ấn Độ hay Trung Hoa. Mặc dù
vậy, triết học Hy Lạp luôn giữ được sự độc lập trong phát triển, ít bị tôn giáo hay
chính quyền chi phối.
 Nghệ thuật


20

Các nhà khoa học chia sự phát triển của nghệ thuật Hy Lạp qua 4 giai
đoạn: giai đoạn hình thành từ giữa thiên niên kỷ II tr.CN đến thế kỷ VII tr.CN,
giai đoạn thứ hai là giai đoạn cổ sơ nằm trong thế kỷ VII đến V tr.CN, đây là giai
đoạn nghệ thuật Hy Lạp chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật phương Đông.
Giai đoạn thứ 3, giai đoạn cổ điển vào khoảng thế kỷ V, IV tr.CN, đây là “giai
đoạn hồn thiện kiến trúc và điêu khắc mang tính chất lý tưởng đầy đủ”
[2;tr.303]. Giai đoạn cuối cùng từ thế kỷ IV đến thế kỷ I tr.CN.
Người Hy Lạp là những nghệ sĩ tài ba trên lĩnh vực nghệ thuật. Qua các
cơng trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, hội họa mà chúng ta được biết đã
chứng minh một điều: nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là kiến trúc, điêu
khắc rất phát triển.
Về điêu khắc, trên cơ sở tiếp thu những phong cách đã có trước đó, các
nghệ nhân Hy Lạp đã tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo cho riêng
mình. Nhiều nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị,
là chuẩn mực cho nghệ thuật chúng ta hiện nay. Các nghệ nhân Hy Lạp nổi tiếng
về các tác phẩm điêu khắc lấy đề tài con người. Các tác phẩm nổi tiếng như:
tượng người ném đĩa, tượng thần Vệ nữ, tượng Heracles, tượng thần Hermes…

Các vị thần trong thần thoại Hy Lạp đều được thể hiện dưới hình dạng của con
người. Các bức tượng theo phong cách Hy Lạp đều có thân hình cân đối, tỉ lệ các
bộ phận trên cơ thể đều rất chính xác, các nét biểu cảm của khuôn mặt, sự chuyển
động của các cơ bắp đều được miêu tả một cách chân thực. Nói về điêu khắc Hy
Lạp, Karl Mark đã nhận xét: “trên một phương diện nào đó được coi là tiêu
chuẩn và không thể bắt chước được” [22;tr.626].
Về kiến trúc, những cơng trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại khơng hùng vĩ
như của Ai Cập cổ đại nhưng nó lại nổi bật ở sự thanh thốt, hài hồ. Các cơng
trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ đại thường được xây dựng trên những nền móng hình
chữ nhật với những dãy cột đá tròn ở bốn mặt. Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp
cổ đại đã hình thành ra ba kiểu cột mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong
trường phái “cổ điển”. Kiểu Doique (thế kỉVII tr.CN), trên cùng là những phiến
đá vng giản dị khơng có trang trí; kiểu Ionique (thế kỷ V tr.CN) cột đá trịn
thon hơn, thanh hơn nhờ chia cột thành những dải sống phẳng, đầu cột trang trí
hình cuộn hoặc xoắn ốc, chân cột có 3 nấc; kiểu Corinthien (thế kỉ IV tr.CN)


21

giống phong cách Ionique nhưng trang trí phức tạp hơn: có những cành lá dưới
những đường cong, thường cao hơn và bệ đỡ cầu kì hơn.
Ở Hy Lạp cổ đại có hai loại hình kiến trúc phổ biến, đó là loại hình kiến
trúccơng cộng Agora - những cơng trình mang tính dân dụng và Acropole - quần
thể kiến trúc phục vụ mục đích lễ nghi hay tơn giáo với nhiều đền đài, tường
thành được xây cất trên những khu đồi đá cao, trội lên so với vùng đất bằng
phẳng xung quanh.
Về lĩnh vực hội họa, dường như, trong lịch sử, đã có thời kỳ hội họa Hy
Lạp cổ đại đạt đến thời kỳ hoàng kim với nhiều danh họa và các trường phái khác
nhau. Tuy nhiên, tất cả những tác phẩm hội họa, điêu khắc đó khơng cịn tồn tại
cho đến ngày nay. Các tác phẩm hội họa Hy Lạp cổ đại mà chúng ta tìm được

chủ yếu là một vài bức bích họa trong cung điện của Knossos trên đảo Crete và
các họa tiết trên các sản phẩm gốm. Về nội dung, vào đầu thế kỷ VIII tr.CN,
những bức chân dung bắt đầu xuất hiện, ban đầu ở dạng tối giản theo quy luật
hình học. Qua thời gian, chân dung con người và động vật trở thành những chi
tiết quan trọng nhất trong việc trang trí các loại bình cùng với mơtíp thực vật của
phương Đơng.
Tới thế kỷ VII tr.CN, những bức họa màu đen vẽ trên bình được phát
triển. Những chiếc bình này kể về những huyền thoại, những vị nam thần, nữ
thần, các anh hùng... Hầu hết chúng là những tác phẩm hội họa chân dung màu
đen có khắc bóng trên nền đất sét màu vàng đỏ. Ở các giai đoạn sau, bắt đầu xuất
hiện các họa tiết vẽ chân dung màu đỏ. Ở các tác phẩm này, chúng không những
đạt được kỹ thuật cao trong vẽ phối cảnh mà cịn thể hiện được chiều sâu của
khơng gian.
 Khoa học tự nhiên
Về mặt khoa học tự nhiên, người Hy Lạp cổ đại đã có những cống hiến
lớn. Họ đã đặt cơ sở vững chắc cho nền khoa học cận hiện đại sau này. Trên các
lĩnh vực của khoa học tự nhiên đều xuất hiện những nhà khoa học Hy Lạp nổi
tiếng.
Về thiên văn học, Thales đã phát minh ra cách tính tốn và dự báo nhật
thực, nguyệt thực. Pythagore và các học trị của ơng lại có cái nhìn mới về vũ trụ,
ơng cho rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có quy luật của nó, ơng cũng nhận
thức được Trái Đất có hình cầu và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định. Nhà


22

thiên văn học sống ở thế kỷ III tr.CN Aristarque lại phát hiện ra lý thuyết về hệ
thống Mặt Trời. Ơng cũng tính tốn được khá chính xác thể tích của Mặt Trời,
Trái Đất, Mặt Trăng và khoảng cách giữa các thiên thể đó. Một nhà thiên văn học
khác là Eratosthene lại tính được độ dài vịng kinh tuyến của Trái Đất và góc tạo

nên bởi hồng đạo và xích đạo.
Về toán học, Hy Lạp đã xuất hiện nhiều nhà tốn học lỗi lạc, có đóng góp
lớn trong lịch sử toán học nhân loại như: Thales, Euclide, Achimede, Pythagore
… người Hy Lạp đã “vượt qua cánh tính nhân, chia, cộng, trừ, vươn tới sự khái
quát thành những định lý, định đề, nguyên lý vẫn được sử dụng trong toán học
hiện đại” [25;tr.192]. Thales đã phát hiện ra tỉ lệ thức trong hình học. Pythagore
lại phát hiện ra định lý mang tên ông về quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác
vuông, phân biệt các loại số chẵn, số lẻ và số khơng chia hết. Euclide soạn sách
“Tốn học sơ đẳng” trong đó chứa đựng định đề Euclide, nền tảng của mơn hình
học. Achimede cũng là một nhà tốn học Hy Lạp nổi tiếng khác, Achimede đã
tính được số pi khá chính xác và sớm nhất trong lịch sử phương Tây.
Về vật lý học, Achimede là người phát hiện ra sức đẩy của chất lỏng,
ngun lý địn bẩy, rịng rọc… Ngồi ra, Achimede cịn sáng chế ra nhiều máy
móc vận dụng các nguyên tắc vật lý như: máy bơm nước, gương hội tụ ánh sáng,
máy bắn đá, máy phóng gỗ…
Về hóa học, người Hy Lạp cổ đại đã biết đến kỹ thuật làm “vàng nhân
tạo”, thực ra, đây là kỹ thuật nhuộm kim loại là cho nó có màu vàng để phục vụ
những mục đích khơng tốt. Ngồi ra, những người thợ thủ cơng có thể thực hiện
mạ bạc, mạ thiếc lên bề mặt kim loại. Họ cũng đã biết đến nhiều hợp chất vô cơ
như: thần sa (HgS), xút, phèn, ôxít sắt, sunfua Asen…
Về y học, học giả Hy Lạp tên là Hypocrate đã giải phóng y khoa - dược
học khỏi con đường mê tín dị đoan. Ơng cho rằng, mọi bệnh tật đều do những
nguyên nhân trong giới tự nhiên gây nên, do đó phải dùng các phương pháp khoa
học để chữa trị. Một nhà giải phẫu học khác tên là Herophile lại chứng minh một
cách khoa học về chức năng tư duy của bộ não, lý luận tuần hoàn máu trong cơ
thể…
1.2. Các nhân tố thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa gi ữa Hy Lạp và
phương Đông thời cổ đại
1.2.1. Điều kiện địa lý



23

Vào thời cổ đại, khi mà các điều kiện về giao thơng và thơng tin liên lạc
chưa phát triển thì điều kiện địa lý là nhân tố gần như giữ vai trò quyết định trong
việc thúc đẩy sự giao lưu văn hóa. Điều kiện địa lý càng thuận lợi thì q trình
giao lưu văn hóa càng mạnh mẽ, ngược lại nếu điều kiện địa lý khơng cho phép
thì q trình giao lưu văn hóa càng hạn chế hoặc khơng thể.
Điều kiện địa lý của Hy Lạp cổ đại và các quốc gia cổ đại phương Đông
rất thuận lợi để giao lưu văn hóa diễn ra sớm và mạnh mẽ. Các nền văn hóa Ai
Cập, Lưỡng Hà cổ đại hình thành trên lưu vực các con sông lớn ở Tây Á và Bắc
Phi. Xét về vị trí địa lý, vùng Tây Á, Bắc Phi và Địa Trung Hải nằm kề nhau.
Nếu lấy đảo Crete của Hy Lạp làm tâm thì đi lên phía Bắc là Hy Lạp lục địa, đi
về phía Nam là bờ biển Bắc Phi, về phía Đơng là vùng Tiểu Á và bán đảo Arabia.
Khu vực địa lý tiếp giáp giữa Ai Cập, Lưỡng Hà và Hy Lạp cổ là ngã ba đường
Á - Âu - Phi. Đây là địa bàn diễn ra sự giao lưu kinh tế, văn hóa quan trọng thời
cổ đại.
Nối liền Hy Lạp lục địa với Tiểu Á là rất nhiều hòn đảo trên biển Địa
Trung Hải.“Một dãy đảo tạo thành như một cái cầu bắc ngang giữa biển, nối
liền bán đảo Bancang với miền Tiểu Á, gọi là dãy đảo Cyclades, trong đó quan
trọng nhất có đảo Delos, trung tâm của mậu dịch hàng hải trên biển Aegea. Ở
phía Nam, có đảo Crete là hòn đảo lớn nhất của biển Aegea, nơi trung tâm của
nền văn minh tối cổ Crete - Mycenae” [29;tr.8]. Nó chính là cầu nối văn hóa giữa
Hy Lạp và phương Đơng.
Thêm vào đó, Địa Trung Hải là một biển gần kín, hẹp theo chiều Bắc Nam, khí hậu ở vùng biển này cũng ơn hịa vì ít bão hơn các biển và đại dương
khác. Ở đây có các dịng biển chảy ổn định và các luồng gió bắc thổi vào mùa hè.
Các đảo nằm rải rác trên biển chính là những trạm dừng chân lý tưởng cho các
chuyến hải trình dài ngày. Điều này giúp các đồn thuyền đi trên vùng biển này
gặp nhiều thuận lợi. Còn Hy Lạp là một bán đảo tự nhiên nằm trong Địa Trung
Hải, bị chia cắt thành các bán đảo, vũng, vịnh nhỏ khác.

Như vậy, về đường biển, để đi từ Hy Lạp đến các vùng đất ở phương
Đơng khơng q khó khăn vì xa xơi, cách trở. Những thuận lợi trên đã giúp
người Hy Lạp cổ sớm giong buồm đến các miền thuộc Địa Trung Hải như: Tiểu
Á, Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha, Bắc Phi… Ngược lại, các cư dân phương Đơng
cũng có điều kiện đến Hy Lạp để bn bán, trao đổi.


24

Về đường bộ, con đường để đi sang phương Đông và ngược lại cũng
khơng q khó khăn. Người Hy Lạp ở lục địa có thể đi ngược lên phía Bắc, qua
vùng Thrace đến Tiểu Á qua eo biển Hellespont. Từ Tiểu Á, đi theo hướng đông
và hướng nam, người Hy Lạp có thể đến được các nước phương Đơng. Ở đây
khơng có chướng ngại tự nhiên nào đáng kể cho nên việc đi lại càng thuận lợi
hơn.
Tóm lại, sự gần gũi và thuận lợi về mặt địa lý giữa Hy Lạp và các nước
phương Đông cổ đại là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự giao lưu văn hóa; và
nó cũng quyết định tính chất, mức độ giao lưu văn hóa giữa hai bên. Đó cũng là
lý do giải thích tại sao, Hy Lạp cổ đại lại chịu ảnh hưởng của Ai Cập, Lưỡng Hà
từ sớm và chủ yếu chứ không phải là Trung Hoa, Ấn Độ hay những nền văn
minh cùng thời nào khác.
1.2.2. Hoạt động thương mại
Từ những thuận lợi về mặt địa lý trên, ngay từ rất sớm, người Hy Lạp cổ
đại đã buôn bán với các vùng đất ở phương Đông. Ở Ai Cập, thời Cổ vương quốc
(khoảng 3000 - 2400 năm tr.CN): “Trong một lần khai quật ở Biblos (Syria),
người ta đã phát hiện được những mảnh gốm có khắc tên Pharaon Khufu và
Menkaure và một bình kim loại có khắc tên vua Unis. Bức phù điêu trên tường
thờ vua Sahura miêu tả một đồn thuyền bn Ai Cập sang Châu Á mua bán nơ
lệ” hoặc “Ở Ai Cập đã tìm thấy những mảnh gốm vỡ được chế tạo từ đảo Crete;
và ngược lại những hạt chuỗi Ai Cập thuộc các vương triều XI - XII đã được

phát hiện ở Crete” [25;tr.46].
Đảo Crete là nơi hình thành nền văn minh sớm nhất ở Hy Lạp. Văn minh
Crete có nền kinh tế khá phát triển, nông nghiệp tạo ra được lượng nông sản lớn,
đặc biệt là dầu ôliu, thủ công nghiệp tương đối phát triển với các nghề sản xuất
đồ gốm, rèn, làm đồ trang sức… Từ sự phân công lao động như trên, cộng với
điều kiện địa lý thuận lợi, hoạt động thương mại của Crete đã diễn ra khá sầm
uất. Thuyền buôn của Crete đi khắp Địa Trung Hải và trao đổi nhiều loại hàng
hóa, đặc biệt là các mặt hàng thủ cơng.
Ở giai đoạn sau, giai đoạn Homer trong lịch sử Hy Lạp (thế kỷ XI đến thế
kỷ IX tr.CN), nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng có bước thụt. Tuy
nhiên, từ thế kỷ VIII tr.CN trở đi, kinh tế Hy Lạp cổ đại lại có sự biến chuyển,
kim loại, đặc biệt là đồ sắt được sử dụng phổ biến trong sản xuất đã làm năng


25

suất lao động tăng lên, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp và đạt được
nhiều thành tựu; số lượng ngành nghề thủ công tăng lên, kỹ thuật sản xuất ngày
càng được cải tiến. Trong một số ngành nghề thủ cơng, tính chun mơn hóa
ngày càng cao, xuất hiện các vùng chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định:
Corinth chuyên đóng các loại thuyền, Mile chun gia cơng kim loại và dệt,
Mega chuyên sản xuất các mặt hàng len dạ…
Sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp đã khiến thương mại của Hy
Lạp khôi phục trở lại. Nhiều thành thị với tư cách là những trung tâm công
nghiệp và thương mại đã xuất hiện, tiền tệ bằng kim loại ra đời thay cho lối buôn
bán vật đổi vật trước kia. Đặc biệt, sau chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư, ngoại thương
của Hy Lạp càng có điều kiện phát triển khi Athene nắm quyền khống chế Địa
Trung Hải. Cảng Pire trở thành trung tâm xuất nhập khẩu của Hy Lạp, Athene trở
thành một trung tâm mậu dịch, đầu mối bn bán, cịn Delos trở thành chợ nơ lệ
nổi tiếng nhất thời cổ đại…

Ở chiều ngược lại, các dân tộc ở phương Đông cũng đã sớm biết và buôn
bán với các vùng đất của Hy Lạp cổ đại. Hầu như các quốc gia cổ đại phương
Đông ven Địa Trung Hải đều có quan hệ thương mại với Hy Lạp như Ai Cập,
Lưỡng Hà, Hittietes, Phenici, Ba Tư…
Trong các quốc gia phương Đơng thì Phenici là quốc gia nổi tiếng nhất về
buôn bán trên biển thời cổ đại. Từ nửa đầu thiên niên kỷ II tr.CN, ở các quốc gia
thành thị Phenici, đã hình thành một tầng lớp đơng đảo những người thương nhân
giàu có ngồi việc bn bán các nơng lâm, hải sản trong nước, còn đem ra bán ở
nước ngồi, các ơng vua Phenici cũng đều là những nhà bn lớn.
Người Phenici có kỹ thuật đóng tàu rất nổi tiếng, họ có thể đóng những
con tàu gỗ có tải trọng lớn, đi được dài ngày trên biển. Mặt khác, địa hình bờ
biển của Phenici cũng rất thuận lợi cho việc thành lập các cảng biển. Chính
những điều kiện đó đã giúp người Phenici sớm làm chủ mặt biển, ngay từ đầu
thiên niên kỷ III trước công nguyên, thuyền buôn và thuyền đánh cá của họ đã lui
tới bờ biển của Ai Cập, đảo Crete và vùng biển Aegea. Đến thiên niên kỷ II trước
công nguyên, họ đã đi khắp nơi trên mặt biển Địa Trung Hải, đổ bộ lên tận Bắc
Phi và Tây Ban Nha. Sau đó họ đã ra khỏi Địa Trung Hải, đi ven bờ biển Tây Phi
của Đại Tây Dương.


×