Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tư tưởng nho giáo trong quan điểm trị nước của lê thánh tông 1460 1497

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.44 KB, 55 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

NGUYỄN THỊ SINH

Tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị
nước của Lê Thánh Tông (1460 - 1497)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xun

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này em đã nhận được sự chỉ bảo, động viên, giúp
đỡ tận tình từ thầy Nguyễn Xuyên cũng như các thầy cô trong khoa Lịch Sử và từ phía
bạn bè, người thân. Tuy nhiên, bước đầu làm quen với cơng tác nghiên cứu khoa học
và trình độ bản thân cũng như nguồn tài liệu còn nhiều hạn chế nên khóa luận này sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cơ,
bạn bè để khóa luận được hồn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến q


thầy cơ, bạn bè và người thân của em. Kính chúc mọi người sức khỏe và thành công
trong cuộc sống!

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2012
Sinh viên: Nguyễn Thị Sinh
Lớp: 08SLS

MỞ ĐẦU
2
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xun

1. Lí do chọn đề tài
Mỗi triều đại hay quốc gia muốn tồn tại và phát triển bền vững thì địi hỏi phải
xây dựng được một đường lối chính trị phù hợp và đúng đắn. Lịch sử đã chỉ rõ cho
chúng ta thấy, để xây dựng đường lối trị nước phù hợp thì khơng ít triều đại và quốc
gia đã sử dụng ít nhất một hoặc nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
Lê Thánh Tông là một vị vua “anh minh, quyết đoán” [10, 73] có ý thức sâu sắc
về chăm lo và ổn định đời sống của dân chúng, phát triển triều đại. Lê Thánh Tông
nắm bắt được xu thế cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng một hệ tư tưởng vào
đường lối trị nước của triều đại. Nó là nền tảng cơ sở lí luận, kim chỉ nam định hướng
chung. Ơng cũng nhận thức rõ Nho giáo không chỉ là một tơn giáo mà ở khía cạnh nào
đó, Nho giáo cịn là học thuyết về chính trị, kinh tế - xã hội và đạo đức. Chính từ đó,
Lê Thánh Tơng đã quyết định lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, thực hiện
chiến lược “sùng nho trọng đạo”[10, 77].
Vận dụng hệ tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị nước của Lê Thánh Tơng

đã góp một phần quan trọng, tạo dựng nên một xã hội “thái bình, thịnh trị” [10, 86]
triều đại Lê Thánh Tông trở thành đỉnh cao, thời kì hồng kim của chế độ phong kiến
ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về triều đại Lê Thánh
Tơng nói chung, đường lối trị nước của ơng nói riêng; hiểu rõ thêm một số vấn đề lịch
sử Việt Nam thời trung đại.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong
nhiều lĩnh vực. Trong hoàn cảnh đó, nghiên cứu vấn đề này để thấy được những yếu tố
cịn tích cực, tiến bộ của tư tưởng Nho giáo vận dụng trong đường lối trị nước nhằm
góp phần xây dựng, củng cố xã hội là cần thiết.
Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi muốn bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Tư tưởng Nho giáo trong quan
điểm trị nước của Lê Thánh Tông (1460 - 1497)”, làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

Đây là nội dung quan trọng trong lịch sử Việt Nam, nên đã có nhiều học giả
trong và ngoài nước nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài này. Trong đó
có thể kể tới một số cơng trình tiêu biểu sau:
Nho giáo của Trần Trọng Kim, Đại Cương Triết Học Trung quốc của Dỗn
Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình. Các tác phẩm này đã trình
bày khái quát về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và nội dung chính của tư
tưởng Nho giáo.

Viết về con người và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tơng có các cuốn: Hồng đế
Lê Thánh Tơng nhà chính trị tài năng nhà văn hóa lỗi lạc nhà thơ lớn của Trung tâm
khoa học xã hội nhân văn Quốc Gia, cuốn Lê Thánh Tông - con người và sự nghiệp
của Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Về tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tơng có các cơng trình: Sự phát triển của
tư tưởng chính trị Việt Nam thế kỉ X - XV của Nguyễn Hồi Văn. Tác phẩm này đã
trình bày khái quát về sự phát triển của tư tưởng Nho giáo. Cuốn Tìm hiểu tư tưởng
chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tơng đến Minh Mạng của Nguyễn Hồi Văn,
cơng trình đã nêu rõ đường lối chính trị của Nho giáo.
Tuy nhiên, các cơng trình trên mới chỉ nhìn nhận hết sức khái quát, sơ lược về
sự phát triển của hệ tư tưởng Nho giáo cũng như tư tưởng chính trị của Lê Thánh
Tơng, chưa có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện. Song đây là nguồn tư liệu quan trọng,
nền tảng để chúng tôi kế thừa và tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm hoàn thiện vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lê Thánh Tông sử dụng các hệ tư tưởng khác nhau trong quan điểm trị nước
của mình nhưng tư tưởng Nho giáo là chủ đạo. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ
đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Nho giáo trong đường lối chính trị của Lê Thánh Tơng.
Ngồi ra, chúng tơi cịn tìm hiểu về con người và sự nghiệp của Lê Thánh Tông, cũng
như một số nét cơ bản về sự phát triển của Nho giáo ở các triều đại khác, yêu cầu lịch
sử đặt ra ở nước ta thời Lê Thánh Tơng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng làm nổi bật tác
động của đường lối trị nước theo quan điểm Nho giáo đối với Đại Việt thời Lê Thánh
Tông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

Nhằm làm sáng tỏ tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị nước của Lê Thánh
Tông nên chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu tư tưởng Nho giáo trong quan điểm
trị nước của Lê Thánh Tông.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, để phân tích và đánh giá các sự kiện. Trong q trình đó, chúng tơi có sử dụng
các phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, và các thao tác cơ bản
phân tích, tổng hợp, mơ tả, so sánh, đối chiếu, thống kê,…Sử dụng các phương pháp
và thao tác trên chúng tôi thực hiện đề tài này qua 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Sau khi xác định được tên, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
của đề tài, chúng tơi tiến hành tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài
như: sách, báo, tạp chí,…về tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị nước của Lê Thánh
Tơng. Chúng tơi tìm kiếm và thu thập tài liệu tại các thư viện như: thư viện trường Đại
Học Sư Phạm Đà Nẵng, thư viện Tổng Hợp Đà Nẵng, Thư viện Quân Khu V, thư viện
trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I, thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội II.
Ngồi ra, chúng tơi cịn tìm kiếm thông tin trên mạng và các nhà sách: nhà sách Bạch
Đằng, nhà sách Phương Nam,… qua sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cơ, bạn bè
và người thân.
Bước 2: Dựa vào những tài liệu đã thu thập được, chúng tơi tiến hành phân tích,
tổng hợp các nội dung tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị nước của Lê Thánh
Tông.
Bước 3: Sau khi làm nổi bật nội dung tư tưởng Nho giáo trong quan điểm trị
nước của Lê Thánh Tông, chúng tôi nêu lên tác động của đường lối trị nước theo quan
điểm Nho giáo đối với sự phát triển của Đại Việt thời Lê Thánh Tông.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài được thực hiện góp phần trình bày một cách đầy đủ về tư tưởng Nho giáo
trong quan điểm trị nước của Lê Thánh Tông.
Đề tài thực hiện xong sẽ cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan

tâm và muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Thực hiện đề tài cũng giúp chúng tôi bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, để sau này có điều kiện tiếp tục đi sâu và thành thạo hơn với công tác
này.
5
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành đường lối trị nước theo quan điểm Nho giáo của
Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
Chương 2: Nội dung của đường lối trị nước theo quan điểm Nho giáo của Lê
Thánh Tông (1460 -1497).
Chương 3: Tác động của đường lối trị nước theo quan điểm Nho giáo đối với sự
phát triển của Đại Việt thời Lê Thánh Tơng (1460 - 1497).

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI TRỊ NƯỚC THEO QUAN
ĐIỂM NHO GIÁO CỦA LÊ THÁNH TÔNG (1460 - 1497).
6
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

1.1. Vài nét về Lê Thánh Tông
1.1.1. Thân thế
Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, tên khác là Lê Hạo, hiệu Thiên Nam
động chủ, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (25/8/1442), là con trai thứ tư của vua
Lê Thái Tông và Quang Thục hồng thái hậu Ngơ Thị Ngọc Dao (con Ngô Từ, cháu
Ngô Kinh, đại công thần khai quốc, theo Lê lợi từ thời khởi nghĩa).
Khi bà Ngô Thị Ngọc Dao bị dèm pha, vu oan và phải đi lánh nạn ở chùa Huy
Văn ( Hà Nội), tại đây Lê Tư Thành đã được sinh ra. Sử cũ ghi chép lại rằng, vua sinh
ra: “Tư trời rạng rỡ, thần sắc anh dị, tuấn tú, sáng suốt, chững chạc”[21, 239]. Điều
này như dự báo trước rằng Lê Tư Thành sau này sẽ làm nên một sự nghiệp vẻ vang đối
với quê hương, đất nước.
Năm Thái Hòa thứ 3 (1445), vua Lê Nhân Tơng phong cho ơng làm Bình
Ngun Vương, kể từ đó Lê Tư Thành trở về cung cấm cùng với các phiên vương
khác học tập ở Kinh diên.
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nội bộ triều đình lục đục mâu thuẫn, chia bè kéo
cánh, tìm cách tiêu diệt lẫn nhau để tranh giành quyền lực nhưng những hành động và
việc làm của Lê Tư Thành tỏ ra là một người không màng danh lợi, chỉ ra sức học
hành siêng năng, chăm chỉ, cần mẫn: “Tính trời sinh tri, mà sớm khuya không rời
quyển sách; tài năng lỗi lạc, mà chế tác lại càng lưu tâm; ưa điều thiện, th ích người
hiền, chăm chăm khơng mỏi” [45, 89]. Khi lên ngôi, Lê Thánh Tông vẫn miệt mài
nghiên cứu sử sách, chữ nghĩa thánh hiền, chú trọng công việc triều chính chứ khơng
hề sao nhãng hay bỏ bê, nhà vua đã có lần từng tự thuật lại trong bài thơ Nơm của
mình:
Trống dời canh cịn đọc sách
Chiêng xế bóng chửa thơi chầu [11, 22].
Là người có tài nhưng Lê Tư Thành khơng tìm cách phơ trương hay khẳng
định mình mà ln che giấu, khơng lộ vẻ anh khí ra ngồi, chỉ vui với sách vở đời xưa,

nghĩa lí thánh hiền. Khơng những vậy, Lê Thánh Tơng cịn: “Thờ mẹ rất có hiếu, ở với
bề tơi đều lấy lịng thành”[20, 257]. Khi lên làm vua cơng việc chính sự nhiều nhưng
lúc mẹ ốm Lê Thánh Tông vẫn: “Ngày đêm hầu hạ thuốc men, cơm nước không lúc
nào rời. Thường bữa ăn vua tự nếm trước rồi mới đưa mời mẹ”[11, 39].
7
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xun

Ơng cha ta đã nói hữu xạ tự nhiên hương, nên dù Lê Tư Thành khơng biểu lộ ra
tài năng của mình song mọi người xung quanh vẫn nhận thấy rõ tài năng và đức độ của
ơng. Hành động đó của Lê Thánh Tơng càng khiến mọi người tin yêu ông nhiều hơn:
“Tuyên Từ Thái Hậu u như con mình đẻ ra; Nhân Tơng cho là người em hiếm có ”
[45, 89], các triều thần và quan lại đánh giá cao về Lê Thánh Tơng: “Thực là bậc
thơng minh đáng làm vua, bậc trí dũng đủ giữ nước” [21, 610]và “Trong lòng cho là
bậc khác thường” [21, 610].
Sau khi Lạng Sơn Vương Nghi Dân khởi binh giết vua Nhân Tông và Thái hậu,
tự lập làm vua thì các triều thần rất bất mãn. Ngày 6 tháng 6 năm 1460, Nguyễn Xí và
Đinh Liệt là những trung thần nghĩa sĩ của nhà Lê, đã cầm đầu quan lại, tướng sĩ khởi
sự phế Nghi Dân và đưa Lê Tư Thành lên ngôi vua khi ông mới 18 tuổi. Lê Thánh
Tông lên ngôi và đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460 - 1470), sau đó đổi sang niên
hiệu Hồng Đức (1470 - 1497), ơng đã trị vì đất nước trong 38 năm (1460 - 1497) và đã
làm nên một sự nghiệp vẻ vang. Lê Thánh Tông được mọi người biết đến là một vị
minh quân, nhà chính trị tài năng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc.
1.1.2. Sự nghiệp
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thắng lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngơi
hồng đế, xây dựng chính quyền mới theo thiết chế cũ của nhà Lý - Trần. Tuy nhiên

bộ máy nhà nước thời Lý - Trần đã tỏ ra lỗi thời và không còn phù hợp nữa: “Cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lí nhà nước và hành chính mang tính hạn chế”[25, 81]. Bên cạnh
đó thì: “Chính quyền trung ương chưa mạnh, nội bộ vương triều mâu thuẫn tranh
giành địa vị, quyền lực”[25, 82] và “Cơ cấu kinh tế - xã hội của nhà nước quân chủ
quan liêu chưa được vững chắc”[25, 82]. Đặc biệt là thời Nhân Tông theo sử sách
phản ánh lại thì tệ hối lộ cơng hành, phường dốt đặc nổi lên như ong. Người trẻ không
biết nghĩ, tự ý làm càn. Bán quan mua ngục, ưa giàu, ghét nghèo, bọn dạo sát thì được
bổ dụng…
Nhận thức được thực trạng trên của vương triều và đất nước: “Xét thấy cần phải
làm hưng sự nghiệp lớn của ông cha, vun đắp cho vận hay buổi thái bình” [22, 12] với
tư chất thơng minh và quyết đốn, Lê Thánh Tơng đã tiến hành cơng cuộc cải cách có
ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo
dục,…
8
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

Về bộ máy hành chính, ở trung ương Lê Thánh Tơng xóa bỏ các cơ quan quyền
lực trung gian như: Hàn Lâm Viện, Đô Sát Viện,…đồng thời đến năm 1466, đặt đầy
đủ lục bộ (Hộ, Lại, Lễ, Binh, Hình, Cơng). Ở địa phương, Lê Thánh Tơng cho xóa bỏ
các đơn vị hành chính cũ, chia cả nước thành 12 đạo và đến năm 1471 đặt thêm đạo
thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Đứng đầu là Đạo, sau đó là phủ, huyện, châu, xã.
Về kinh tế, Lê Thánh Tông quán triệt tư tưởng kinh tế chủ đạo “trọng nơng”,
ơng cho thực hiện chính sách ban cấp lộc điền và thực thi chính sách quân điền, khai
hoang. Tuy nhiên, Lê Thánh Tơng vẫn khuyến khích phát triển thương nghiệp và thủ
công nghiệp một cách hợp lí: “Nơi nào muốn chia mở chợ mới để tiện mua bán thì

quan phủ huyện châu khám xét, quả thực tiện lợi cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo
tiện lợi mà họp chợ khơng cứ là có ngạch hay không ” [21, 678-679].
Để thiết lập kỉ cương trật tự xã hội, Lê Thánh Tông đã ban hành bộ luật Hồng
Đức gồm 722 điều, luật, chia làm 6 quyển, 13 chương; đề cập nhiều mặt luật pháp
khác nhau: luật hình sự, luật dân sự, luật hành chính, luật tố tụng, luật hơn nhân, luật
gia đình,… nhằm bảo vệ nhà nước quân chủ quan liêu, bảo vệ quyền lợi của giai cấp
địa chủ phong kiến, củng cố trật tự xã hội phong kiến và bảo vệ chế độ gia tộc phụ
quyền cùng các chuẩn mực đạo đức phong kiến theo tinh thần của Nho giáo. Bộ luật
này được đánh giá là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong lịch sử pháp luật của chế độ phong
kiến ở Việt Nam.
Trên lĩnh vực giáo dục, Lê Thánh Tông cho tu sửa và mở mang Văn Miếu, củng
cố và phát triển Quốc Tử Giám. Cùng với đó ra sức chăm lo, phát triển giáo dục khoa
cử để tuyển chọn và đạo tạo nguồn nhân tài ra làm quan điều hành cơng việc nước nhà.
Ngồi ra, Lê Thánh Tông đặt chức giáo thụ ở các huyện để dạy học cho người dân.
Nhà nước đã tổ chức được 12 kì thi rất quy củ, chọn ra 501 tiến sĩ trong đó có 10 vị
trạng nguyên.
Cùng với sự nghiệp chính trị, kinh tế, giáo dục Lê Thánh Tông cũng đặc biệt
coi trọng việc chấn chỉnh và phát triển nền văn hóa của quốc gia dân tộc. Nhằm thống
nhất lễ nghi, phong tục tập quán trong xã hội, khuyến khích mọi người sống hịa thuận
trong gia đình và xây dựng tình làng nghĩa xóm,…Lê Thánh Tơng đã ban bố 24 huấn
điều trong nhân dân.

9
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xun


Khơng chỉ dừng lại ở các lĩnh vực trên, Lê Thánh Tơng cịn tiến hành cải tổ lại
cách thức tổ chức và quản lí quân đội từ cấm quân, quân 5 phủ đến quân ở các địa
phương trong cả nước; tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nơng”.
Cải cách của Lê Thánh Tơng được coi là cuộc cải cách hành chính tồn diện
nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam được thực hiện toàn diện từ trên xuống, bao
trùm và chỉ đạo cuộc cải cách là tư tưởng pháp quyền hóa bộ máy hành chính, đã góp
phần tạo nên sự ổn định và phát triển của Đại Việt vào thế kỉ XV.
Thời đó, Đại Việt: “Là một quốc gia hùng cường ở vùng Đơng Nam Á. Địa vị
và uy tín của nước nhà được nâng cao, nền độc lập dân tộc được đảm bảo ” [11, 273].
Thời kì này được coi là thời hoàng kim, đỉnh cao của chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Lê Thánh Tông không chỉ được biết đến với tư cách là một vị vua anh minh,
nhà chính trị tài năng mà ơng cịn được mọi người biết đến với tư cách là một nhà văn
hóa lớn của dân tộc. Khơng chỉ làm chính trị, Lê Thánh Tơng còn tham gia sáng tác
các tác phẩm văn học, là chủ soái của hội Tao Đàn gồm 28 thành viên với nhiều tác
phẩm chữ Hán và chữ Nôm nổi tiếng có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Văn minh cổ
xúy, Anh hoa hiếu trị, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thánh Tơng di thảo,…
Nhìn nhận, đánh giá về con người và sự nghiệp của Lê Thánh Tông, các sử thần
nhà Lê đã ca ngợi Lê Thánh Tông là một đấng anh quân: “Vua sáng lập chế độ, văn
vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược dù
Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được, hùng tài đại lược, võ
giỏi văn hay, mà thánh học rất chăm, Quy mơ xếp đặt cơng việc trung hưng, có thể
sánh vai với Thiếu Khang nhà Hạ, nối gót được Tuyên Vương nhà Chu, mà khinh hẳn
Quang Vũ nhà Hán, Hiến Tông nhà Đường là hạng dưới vậy”[45, 90-91].
1.2. Những cơ sở hình thành đường lối trị nước theo quan điểm Nho giáo của Lê
Thánh Tông (1460 - 1497).
1.2.1. Tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước
Sự khủng hoảng, suy yếu và sụp đổ của nhà Trần, rồi sự tồn tại ngắn ngủi của
nhà Hồ (1400 - 1407), kế đến là sự thống trị hà khắc và tàn bạo của chính quyền đơ hộ
nhà Minh đã làm cho đất nước ta trở nên suy yếu, khủng hoảng trầm trọng. Năm 1428,
sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, Lê Lợi lên ngơi hồng đế. u cầu

cấp thiết đặt ra lúc đó là phải nhanh chóng khơi phục nền kinh tế, ổn định lại đời sống
nhân dân sau bao nhiêu năm loạn lạc, li tán. Đặc biệt là việc xây dựng một bộ máy
10
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xun

chính quyền mới để đáp ứng những yêu cầu trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, do
những điều kiện chủ quan và khách quan mà 30 năm đầu nhà Lê Sơ vẫn chưa đưa ra
được một thiết chế chính trị mới. Chính vì vậy, 30 năm đầu nhà Lê Sơ đã cho dựng lại
bộ máy chính quyền theo thiết chế cũ của Nhà Trần:
Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua là hai chức Tả, Hữu tướng quốc, ba chức
Tư, ba chức Thái, ba chức Thiếu, Bộc xạ,…giúp vua bàn bạc, quyết định những công
việc hệ trọng của triều đình. Kế đến là ban Văn và ban Võ. Văn ban do Đại hành khiển
đứng đầu, phụ trách chung mọi việc. Tiếp đến là bộ Lại và bộ Lễ do Thượng thư đứng
đầu, các cơ quan chuyên trách như: Khu mật viện, Hàn lâm viện, Ngũ hình viện, Ngự
sử đài, Quốc tử giám, Quốc sử viện, Nội thị sảnh, các quán, cục, ti. Võ ban có các
chức Đại tổng quản, Đại đô đốc, Đô tổng quản, Tổng quản, Tổng binh, Tư mã,…đứng
đầu 6 quân Điện Tiền, 5 quân Thiết Đột,…
Ở địa phương, đứng đầu các đạo là chức Hành khiển phụ trách mọi việc quân
dân, sau đó là các an phủ sứ, tri phủ, tuyên phủ sứ, chuyển vận sứ đứng đầu các trấn,
lộ, huyện. Xã có các xã quan.
Tuy nhiên, càng về sau thì bộ máy nhà nước theo mơ hình trên lại bộc lộ ra
những hạn chế cố hữu. Về chức vụ thì tuy các Tướng quốc, Bình chương, Bộc xạ là
trọng thần song vị trí vai trị lại khá mờ nhạt. Nhà vua thường dựa vào các công thần
cùng họ như: Đại tư đồ Lê Sát, Đại tư mã Lê Ngân, Thiếu phó Lê Văn Linh,…để giải
quyết các công việc quan trọng trong triều. Mặt khác, các vua lên kế vị Thái Tổ

thường rất nhỏ tuổi: Thái Tông lên ngôi khi mới 10 tuổi, Nhân Tông lên ngôi khi 2
tuổi. Các vua kế vị cịn nhỏ tuổi nên quyền nhiếp chính thường do các Thái hậu cùng
sự trợ giúp của các đại thần thân tín. Nhờ vào tinh thần đồn kết trong những năm của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nên chính quyền nhà lê mới đứng vững được trong 30 năm
đầu, nhưng cũng không mấy tốt đẹp. Mâu thuẫn, chia bè phái để tranh giành trong nội
bộ các công thần thường xuyên xảy ra đã dẫn tới việc sát hại lẫn nhau, và trong thực tế
khơng có vị vua nào nhà Lê lúc đó có khả năng kiềm chế điều này. Nhiều cơng thần đã
bị giết hại như: Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả,…Khơng dừng lại ở đó, nhiều
người có chức có quyền trở nên suy thoái đạo đức, chuyển sang hưởng thụ, rồi tham
nhũng, nhận hối lộ: “Khoảng năm Thái Hòa, Diên Ninh trên thì tể tướng, dưới đến
trăm quan, mưu tội lẫn nhau, bừa bãi hối lộ”[11, 99]. Đồng thời việc kiện tụng thì rối
bời khiến: “Hình quan làm khơng xuể”[11, 99] khiến các đài quan phải kêu lên. Bậc
11
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

thang quan chức các sảnh viện thì hầu như khơng chuẩn xác, các trường hợp điển hình
như: Hà Lật từng là Thượng thư bộ Lại nhưng sau lại thăng thừa chỉ viện Hàn Lâm,
hay Đào Công Soạn là Thượng thư bộ Lễ được thăng chức Môn hạ tả ty thị
lang,…Đến năm 1427, Lê Lợi đã đặt viên ngoại lang 6 bộ và cho bọn Nguyễn Tông Vĩ
6 người làm chức ấy song trên thực tế cả triều đình chỉ thấy nhắc đến 2 vị Thượng thư
bộ Lại và bộ Lễ.
Như vậy, bộ máy chính quyền theo mơ hình nhà Trần mà các vua Lê trước đưa
vào áp dụng, đã tỏ ra lỗi thời và lạc hậu: “Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí nhà nước và
hành chính mang tính phân tán, quyền lực của nhà nước quân chủ quan liêu trung
ương tập quyền bị hạn chế ” [25, 81] nhiều bất cập.

Chính vì vậy mà ngay khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiếp tục ra sức củng cố
bộ máy nhà nước nhằm hồn thiện hơn. Trong bối cảnh đó, Nho giáo với mơ hình nhà
nước qn chủ quan liêu tỏ ra là một sự chọn lựa lí tưởng, có thể khắc phục những hạn
chế và tồn tại trong bộ máy nhà nước của triều Lê đang đặt ra lúc đó.
1.2.2. Nhu cầu khơi phục, phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của Đại Việt vào cuối thời Trần đã lâm vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng: “Các điền trang ngày một phát triển, nhưng sản xuất lại trở
nên trì trệ, đời sống các nơng nơ, nơ tì trong đó bị bần cùng hóa. Mất mùa, đói kém
liên tiếp xảy ra, nông dân nổi dậy bạo động” [29, 84].
Và hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc, chúng đã thiết
lập nền thống trị thuộc địa hà khắc ra sức bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân ta. Quân
Minh đã tiến hành cướp bóc của cải, tài sản, đặc biệt là những sản vật quý của dân ta
đem về Trung Quốc như: “Ngà voi, sừng tê, ngọc trai, vàng bạc…” [29, 109]. Rồi “Voi
ngựa, trâu bị, thóc lúa, thuyền bè, vũ khí, vàng bạc châu báu, trong đó có 235.900 súc
vật và 13.600.000 thăng thóc” [29, 109]. Chúng cịn bắt phụ nữ và trẻ em về Trung
Quốc làm nơ tì hoặc phục dịch cho bọn quan lại; bắt những người thợ giỏi, những Nho
sĩ có tài của nước Việt về phục dịch chúng như: Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Phi
Khanh, Nguyễn An,... Ngoài ra, chính quyền đơ hộ nhà Minh cịn áp dụng chính sách
thuế má nặng nề: “Thuế ruộng tăng lên gấp 3 lần. Chính quyền đơ hộ độc quyền mua
bán muối” [29, 109] . Những chính sách đó của nhà Minh đã làm cho đất nước ta suy
kiệt về tài nguyên, kinh tế trì trệ, khơng phát triển; đời sống của các tầng lớp nhân dân
trở nên cơ cực, khó khăn; xã hội tiêu điều xác xơ và hết sức ảm đạm.
12
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên


Sau khi giành được độc lập từ tay nhà Minh, các vua đầu triều Lê Sơ đã đề ra
nhiều chính sách nhằm khơi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên những cố
gắng đó vẫn chưa tạo ra được sự chuyển biến cần thiết mà vẫn trong tình trạng chung:
“Đồng ruộng, làng xóm điêu tàn. Nhân dân phiêu tán. Thủ cơng, thương nghiệp suy
sụp” [9, 324].
Lê Thánh Tông lên ngôi yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tiếp tục đề ra và thực
thi các chính sách phù hợp nhằm khơi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã
hội.
1.2.3. Nhu cầu phát triển văn hóa
Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các triều đại Lý - Trần cũng đã
đạt được những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực văn hóa: “Đời Lý là lúc bắt đầu một
giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn hóa dân tộc” [11, 166] và như Lê Quý Đôn đã
nhận định rằng: nước Nam ta ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh.
Văn hóa Lý - Trần hay cịn gọi là văn hóa Thăng Long, là sự phục hưng những
yếu tố văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang - Âu Lạc). Cùng với sự phục
hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý -Trần qua một q trình tiếp biến, tích hợp đã trở nên
phong phú và phát triển ở một tầm cao mới, mang đậm tính dân tộc sâu sắc.
Tuy nhiên, trải qua thời kì thống trị của chính quyền đơ hộ nhà Minh với

âm

mưu đồng hóa dân tộc ta, chúng đã tiến hành những thủ đoạn để tiêu diệt, hủy hoại văn
hóa Việt. Minh Thành Tổ đã trực tiếp ra lệnh: “Khi tiến quân vào An Nam thì chỉ trừ
những bản kinh và sách về Thích, Đạo khơng hủy, cịn tất cả những bản in sách, các
giấy tờ cho đến sách học của trẻ con như loại “thượng, đại, nhân, khâu, ất, kỉ”, thì
nhất thiết một mảnh giấy, một chữ đều phải thiêu hủy hết. Trong nước ấy, chỉ có
những bia do Trung Quốc dựng nên ngày trước thì để lại, cịn những bia do An Nam
lập ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng không được để lại” [9, 281].
Chủ trương trên của nhà Minh được thực hiện đã khiến cho những tác phẩm có
giá trị của Đại Việt thời ấy bị thiêu hủy hoặc bị chúng cướp đi như: bộ luật Hình Thư,

Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Binh gia yếu lược của Trần Quốc Tuấn,…nhiều di
tích lịch sử văn hóa bị phá hủy: chng Quy Điền, vạc Phổ Minh,…chúng còn cưỡng
bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình để theo tục lệ của chúng,…Điều đó
làm nền văn hóa nước ta bị hủy hoại nghiêm trọng, cần phải khôi phục lại.
13
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xun

Nhìn nhận ở góc độ khách quan chúng ta cũng phải thấy rằng ở thời điểm bấy
giờ, Nho giáo có vị trí và sức ảnh hưởng khá sâu rộng ở Trung Hoa và nhiều nước
Đông Á như: Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc,… bởi những yếu tố tích cực và phù
hợp của chúng, nên việc tiếp thu và học hỏi những tinh hoa của Nho giáo để củng cố
và phát triển nền văn hóa nước nhà là việc làm rất thiết thực.
Khi Lê Thánh Tông lên cầm quyền nhận thức rõ điều này, ông đã chú trọng
đẩy mạnh phát triển văn hóa.
1.2.4. Kế thừa đường lối sử dụng Nho giáo trị nước của các triều đại trước
Nho giáo được du nhập, truyền bá vào nước ta từ rất sớm - thời Bắc thuộc. Tuy
nhiên, Nho giáo truyền vào nước ta theo vó quân xâm lược nhằm mục đích chính trị,
bóc lột và đàn áp nhân dân ta nên: “Khơng được ưa thích trong các tầng lớp nhân dân
Việt Nam” [18, 26], vậy nên chưa có điều kiện để phát triển.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán
xâm lược, mở ra thời kì độc lập tự chủ ở nước ta; các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê
theo trật tự thời gian lần lượt được thành lập. Tuy nhiên, các vương triều này chỉ tồn
tại trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi, lại luôn bị các thế lực bên ngồi nhịm
ngó, trong bối cảnh đó nên các triều đại này chủ yếu tập trung củng cố trật tự trong
nước và đề phịng sự xâm lược của bên ngồi chứ chưa có những biện pháp và chính

sách nhằm tạo điều kiện cho Nho giáo phát triển.
Kế tiếp nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê là các triều đại Lý, Trần. Thời Lý -Trần, mặc
dù các triều đại này rất tôn sùng Phật giáo nhưng trong quá trình cai trị, những người
đứng đầu nhận thấy rằng không thể chỉ dựa vào một mình Phật giáo để trị nước mà địi
hỏi phải sử dụng một học thuyết tích cực hơn để trị nước. Nho giáo khơng chỉ là một
tơn giáo mà cịn là một học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức, và nếu tầng lớp nào
trong xã hội biết khai thác thì chỉ có lợi cho họ mà thơi. Như vậy, Nho giáo đã đáp ứng
một phần nào những yêu cầu đặt ra của các vương triều Lý - Trần lúc bấy giờ. Vì vậy,
các vương triều này đã bắt đầu sử dụng Nho giáo trong công cuộc trị nước của mình
và đã đạt những kết quả nhất định. Sự phát triển của Nho giáo ở thời Lý - Trần được
thể hiện rất rõ ở các mặt sau:
Thứ nhất là quán triệt tư tưởng triết học của Nho giáo, điều này thể hiện qua
thuyết thiên mệnh và thiên nhân cảm ứng. Sự thành lập của nhà Lý được tuyên truyền
là theo mệnh trời. Trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi thì cây gạo ở Hà Bắc ngày nay đã
14
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

bị sét đánh và người dân thấy ở đó có in lại một bài thơ, nội dung nói lên sự diệt vong
của nhà Tiền Lê và sẽ được thay thế bởi nhà Lý.
Sau khi lên làm vua: “Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên cũng muốn
thể hiện rằng việc làm của mình là do vâng mệnh trời” [32, 134]. Đến đời Trần Thái
Tông: “Trần Thái Tông khi mới lên làm vua đặt niên hiệu là Kiến Trung nhưng đến
năm 1232 thì đổi thành Thiên Ứng Chính Bình và giữ niên hiệu này cho đến năm
1251. Cái niên hiệu này cũng muốn nói lên rằng sự thành lập triều Trần là thể hiện ý
trời” [32, 135].

Thứ hai là thực hiện quan điểm đạo đức của Nho giáo. Đề cao trung hiếu, Lý
Thái Tông khi mới lên ngôi đã cho quan lại tổ chức lễ tuyên thệ ở miếu Đồng Cổ với
lời thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết ” [32, 135]. Trần
Thái Tông cũng tổ chức lễ tuyên thệ vào năm 1227, với nghi thức như sau: “Hàng
năm vào ngày 04 tháng 4, Tể tướng và trăm quan đến trực ngoài cửa thành từ lúc gà
gáy, tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan
mặc nhung phục lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đều thành đội ngũ, nghi trượng theo hầu
ra cửa Tây thành, đến đền thờ thần núi Đồng Cổ, họp nhau lại uống máu ăn thề. Quan
Trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng: Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch,
ai trái thề này, thần minh giết chết. Đọc xong Tể tướng sai đóng cửa điểm danh, người
vắng mặt phải phạt 5 quan tiền” ” [32, 135].
Vua quan nhà Lý - Trần trong cuộc sống hàng ngày cũng cố gắng để thực hiện
tốt tiêu chuẩn về nhân nghĩa trung hiếu. Vào thời Lý Anh Tông, thái tử Long Xưởng
thông dâm với cung phi nên bị vua Lý Anh Tông phế bỏ và cử em là Long Trát làm
thái tử. Khi vua Lý Anh Tơng sắp qua đời thì hồng hậu xin vua lập Long Xưởng
nhưng vua đã nói rằng: “Làm con bất hiếu còn trị dân sao được” [32, 136]. Vua Anh
Tông đã giao trách nhiệm cho Tô Hiến Thành giúp đỡ, hỗ trợ thái tử Long Trát. Hoàng
hậu đã đi đút lót vợ của Tơ Hiến Thành để giúp Long Xưởng nhưng ơng đã kiên quyết
chối từ và nói: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kể trung thần nghĩa sĩ đâu có
vui làm” [32, 136].
Thứ ba là tiến hành đường lối chính trị nhân chính. Các vua Lý - Trần tỏ ra rất
nhân từ trong việc trị nước. Vào năm 1055, Lý Anh Tông: “Nhân những ngày mùa
đông giá rét đã ra lệnh phải đối xử tử tế với tù phạm. Ơng nói: “Trẫm ở trong cung
nào là sưởi ngự, nào áo lót cầu cịn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong
15
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian mà ăn không no bụng, mặc khơng
kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết khơng đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy
lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa”” [32, 137]. Đến năm
1065: “Lý Thánh Tông ra lệnh phải khoan giảm trong xét xử…Từ nay về sau, khơng cứ
gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm” [32, 137].
Bước sang triều Trần, đường lối nhân chính thể hiện tập trung ở tư tưởng “tu
thân tề gia trị quốc”. Nhiều vị vua Trần được đánh giá là những người có lịng nhân ái
như: Vua Trần Thái Tông được đánh giá là “khoan nhân đại độ”, Trần Nhân tông được
khen là “nhân từ”.
Đối với nhân dân thì gặp năm mất mùa: “Nhà nước phát thóc cơng chẩn cấp
dân nghèo và miễn thuế thân, khi có giặc ngoại xâm đe dọa thì nhà vua mời các cụ
phụ lão đến điện Diên Hồng để thăm dò ý kiến của dân ” [32, 139].
Thứ tư là biểu hiện trong giáo dục và khoa cử: “Năm 1070, nhà Lý cho xây
dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Châu Công và “tứ phối” (Nhan Uyên, Tăng
Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử - NTT) để thờ. Năm 1075 vua Lý đã tuyển những người “ Minh
kinh bác học” (học rộng và sáng tỏ kinh điển nhà Nho) và cho thi Nho học tam
trường. Năm 1076 cho các quan văn biết chữ vào học Quốc tử giám” [44, 139]. Đến
năm 1086: “Triều đình lập Hàn lâm viện, nho sĩ Mạc Hiển Tích được tuyển bổ làm
Hàn lâm học sĩ” [29, 98], như vậy nhà Lý đã làm cái việc mà các triều đại trước không
làm được.
Đến đời Trần, Nho giáo và Nho học có sự khởi sắc hơn, nhiều trường Nho học
được mở, khoa cử đều đặn hơn: “Năm 1252, nhà Trần lập Quốc học viện, đắp tượng
Khổng Tử, Chu Công và Á thánh (Mạnh Tử), vẽ tranh thất thập nhị hiền để thờ. Tiếp
đó nhà Trần xuống chiếu vời nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng tứ thư ngũ
kinh” [13, 100]. Bên cạnh đó: “Ngồi Quốc tử viện là trường Nho học cao cấp, thời
Trần cịn có một số trường Nho học khác. Ta có thể kể: trường phủ Thiên Trường,
trường Lạn Kha thư viện (ở chùa Phật Tích), trường của Chiêu quốc vương Trần Ích
Tắc và trường Cung Hồng của Nho sĩ Chu Văn An ” [29, 99]. Nhiều Nho sĩ nổi tiếng

đã xuất hiện với uy tín lớn, trong đó có các gương mặt tiêu biểu như: Lê Văn Hưu,
Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn
An,… Họ dần dần đứng ra nắm những trọng trách quan trọng của nước nhà.
16
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

Như vậy: “Thời Lý Trần có thể coi là thời kì bước đầu phát triển của Nho giáo
ở Việt Nam” [32, 133]. Sử dụng Nho giáo trong công cuộc trị nước đã đem lại cho các
triều đại này những thành quả đáng kể, thời Lý-Trần là một thời kì phát triển cao về
mọi mặt của Đại Việt.
Đến thời Lê Sơ, mà đặc biệt là thời Lê Thánh Tơng đã có nhận thức rất rõ về
vai trò của Nho giáo trong đường lối trị nước. Nho giáo với mục đích chính nhằm thiết
lập một trật tự xã hội khắt khe, quy củ, tập trung quyền lực trong tay vua. Điều này đã
đáp ứng những mục đích đặt ra ban đầu của nhà Lê. Chính vì vậy, sau khi lên ngôi Lê
Thánh Tông vẫn tiếp tục kế thừa tư tưởng sử dụng Nho giáo trong đường lối trị nước
của các triều đại trước đó. Tuy nhiên khơng chỉ dừng lại ở đó, nó được phát triển lên
một tầm cao mới, Nho giáo được độc tôn trong giai đoạn này.

17
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA ĐƯỜNG LỐI TRỊ NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG
NHO GIÁO CỦA LÊ THÁNH TÔNG (1460 - 1497)
2.1. Tư tưởng về một trật tự xã hội theo quan điểm Nho giáo
2.1.1.Tập trung quyền lực trong tay nhà vua
Theo chủ nghĩa “tôn quân” của Nho giáo, nhà vua được đẩy lên một vị trí rất
cao. Theo đó nhà vua là con trời (Thiên tử), người giữ mệnh trời và thay trời trị dân.
Vậy nên, vua có quyền lực rất lớn hay nói cách khác là quyền lực được tập trung trong
tay nhà vua. Điều này thể hiện rõ qua các lĩnh vực khác nhau:
Thứ nhất, trong bộ máy hành chính nhà nước. Nhằm thiết lập một nhà nước tập
quyền mạnh, có năng lực, tập trung được quyền lực của chính quyền trung ương, tập
trung quyền lực vào tay vua; Lê Thánh Tông đã bãi bỏ các chức quan và cơ quan trung
gian giữa vua với bộ phận thừa hành như: Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ
sảnh, Khu mật viện cùng các viên quan cao cấp là: Tể tướng (Tướng quốc), Đại hành
khiển, tả, hữu, Bộc xạ,…Giúp vua bàn bạc và điều hành những công việc quan trọng
của quốc gia dân tộc có các đại thần như: Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái úy, Thiếu
sư, Thiếu bảo,…
Đến năm 1466, đặt đầy đủ lục bộ do Vua trực tiếp chỉ đạo (đứng đầu mỗi Bộ là
thượng thư), đây là những cơ quan chính phụ trách mọi mặt cơng tác của triều đình:
+ Bộ Lại: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước.
+ Bộ Lễ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn
tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo.
+ Bộ Hộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tơ thuế kho tàng, thóc tiền
và lương, bổng của quan, binh.
+ Bộ Binh: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc
giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp.
+ Bộ Hình: Trơng coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện
cáo.
+ Bộ Công: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản
đốc thợ thuyền.

Giúp việc cụ thể có 6 Tự, Viện Hàn lâm, Viện Quốc sử, Quốc tử giám, Bí thư
giám,...Bộ phận thanh tra quan lại được tăng cường: ngoài Ngự sử đài có 6 khoa chịu
18
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

trách nhiệm theo dõi các bộ. Về võ, vua cũng là người chỉ huy tối cao; bên dưới có 5
qn đơ đốc phủ, các vệ quân bảo vệ kinh thành và thủ đô.
Mỗi bộ có 1 viên Thượng thư và 2 Tả bộ thị lang và cơ quan thường trực là Vụ
tư sảnh đứng đầu. Giám sát lục bộ là lục khoa tương ứng gồm: Lại khoa, Lễ khoa, Hộ
khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa. Đứng đầu các khoa là Đô cấp sự trung và
Cấp sự trung. Giúp việc cho Lục bộ là Lục tự.
Ở các đạo thừa tuyên, Thánh Tông đặt ba ti: Đô tổng binh sứ ti (gọi tắt là Đô ti)
phụ trách quân đội, Thừa tuyên sứ ti (gọi tắt là Thừa ti) phụ trách các viện dân sự,
Hiến sát sứ ti (Hiến ti) phụ trách việc thanh tra quan lại trong đạo của mình.
Các phủ có tri phủ đứng đầu, các huyện, châu có tri huyện, tri châu, ở xã, chức
xã quan được đổi gọi là xã trưởng. Ở miền thượng du, các bản mường vẫn được giao
cho tù trưởng, lang đạo cai quản như cũ. Riêng mạn biên giới phía bắc, nhà Lê cử
thêm một số tướng giỏi người miền xuôi lên trấn trị và biến thành “phiên thần”, đời
đời nối nhau cai quản địa phương.
Vua tìm cách hạn chế quyền lực của quý tộc tôn thất, không cho lập quân
vương hầu, phủ đệ và nhà vua cũng không phân phong con cháu đi trấn trị các nơi,
không giao cho họ các chức vụ quan trọng trong triều, để tránh tình trạng cát cứ phong
kiến và tránh nguy chiếm đoạt ngơi báu. Ngồi ra, một số cơng thần có uy tín và quyền
lực cao bị nghi kỵ và lần lượt bị giết hại: Lê Lăng, Cung vương Khắc Xương,…Vua
cịn bỏ lệ ban Quốc tính.

Như vậy, với cách thức tổ chức như trên thì đã tăng cường được sự kiểm soát
chỉ đạo của nhà vua đối với các triều thần, vua Lê Thánh Tông đã trực tiếp nắm giữ và
thâu tóm tồn quyền về chính trị.
Thứ hai, vua cịn là người trực tiếp quản lí nền kinh tế của quốc gia. Lê Thánh
Tông đưa ra quan điểm chỉ đạo sự phát triển đối với từng ngành kinh tế chung của cả
nước: xuất phát từ đặc điểm tình hình của nước ta và kế thừa đường lối của cha ông đi
trước “dĩ nông vi bản”, ông chủ trương coi trọng và đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp
là chính, cùng với đó là hạn chế sự phát triển của thương nghiệp; mặc dù chủ trương
hạn chế phát triển thương nghiệp nhưng trên thực tế, ông vẫn tạo điều kiện cho thương
nghiệp phát triển ở một chừng mực nhất định, nhằm đáp ứng những nhu cầu đặt ra
trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
19
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xun

Khơng chỉ chỉ đạo về tư tưởng kinh tế, Lê thánh Tơng cịn là chủ sở hữu cao
nhất của toàn bộ đất đai trong cả nước. Ruộng đất thời Lê Thánh Tông gồm hai bộ
phận chính là ruộng cơng và ruộng tư.
Làng xã phân chia ruộng đất cơng cho dân. Dân có quyền tự do (ở 1 chừng mực
nhất định) canh tác trên phần ruộng đất đó, cịn làng xã sở hữu trực tiếp ruộng đất đó
nhưng thực ra làng xã chỉ là người giúp vua triển khai phân bố ruộng đất ở địa phương
mà thôi. Nhà vua vẫn là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất. Làng xã chỉ là người chiếm
dụng ruộng đất, vì vậy phải chịu sự quản lí của nhà nước về mọi mặt.
Trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, xu hướng tư hữu
hóa ruộng đất diễn ra như 1 tất yếu, dù rằng trên thực tế ruộng đất tư hữu chỉ chiếm 1
tỉ lệ nhỏ bé còn đại bộ phận vẫn là ruộng đất công hữu thuộc sở hữu của vua. Như vậy,

tất cả đất đai ở gầm cầu dưới đất không chỗ nào khơng phải của vua.
Ngồi ra, vua cịn là người chỉ đạo việc ban hành và đặt ra các thứ tô, thuế với
những mức khác nhau. Vua chỉ đạo cho các quan phải đốc thúc dân chúng nộp tô, thuế
đúng thời hạn quy định. Những thời điểm mất mùa đói kém xẩy ra hay vì lí do nào đó,
vua có quyền cho dân trì hỗn hoặc giảm hay cũng có thể miễn thuế cho dân. Cũng có
khi vua miễn thuế cho dân nhưng sau đó thấy cần phải chi tiêu đến thì bắt dân nộp lại:
“Bính Tuất năm thứ 7 (1466) (Minh Thành Hóa thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, truy
đòi phú thuế”[22, 269].
Thứ ba, vua là người đứng đầu chỉ huy về tổ chức, trang bị, tập luyện cho quân
đội. Nhiều lần, vua trực tiếp cầm quân chỉ huy qn lính đánh giặc: “Vua thân làm
sách lược bình Chiêm ban cho các dinh…Ngày mồng 7, vua thân đem hơn 1.000 chiếc
thuyền chiến với hơn 70 vạn quân tinh nhuệ ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa, kéo
cờ hiệu thiên tử, đánh trống hò reo tiến đi…Vua đến cửa biển Thái Cần, thả quân tiến
đánh, chém được hơn 300 thủ cấp, bắt sông được hơn 60 người…Ngày 27, vua thân
đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém được hơn 100 thủ cấp. Ngày 28 vua tiến
vây thành Chà Bàn”[21, 325-326].
Thứ tư, Vua có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lê Thánh Tông đã cho
ban hành bộ luật Hồng Đức (Lê triều hình luật) vào năm 1483, với 13 chương, chia
làm 722 điều quy định chặt chẽ các hình phạt đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.
Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở pháp lí chung cịn trên thực tế, vua có quyền điều chỉnh, sửa
20
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

đổi, bổ sung luật bất cứ khi nào. Vua cịn có thể tăng hoặc giảm hay miễn tội cho các
đối tượng. Tóm lại, nhà vua có tồn quyền sinh, sát, miễn tội.

Thứ năm, vua cũng có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho nhân dân. Nhằm củng
cố gia đình, tơng tộc, thơn xóm theo lễ, nghĩa, hiếu, trung, tam tịng,…Năm 1470, Lê
Thánh Tơng đã ban hành 24 huấn điều xuống tận các làng xã. Vua ra quy định hàng
năm vào các ngày lễ lớn, xã trưởng phải tập trung nhân dân để giảng giải nội dung của
24 huấn điều này. Ngồi ra cịn sắc dụ xuống xã thôn minh định rõ 24 huấn điều đó.
2.1.2. Coi trọng sức dân
Dân là một bộ phận đơng đảo, chiếm tỉ lệ lớn trong xã hội. Về cơ bản nền kinh
tế nước ta là nền kinh tế tiểu nông, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. Vậy
nên, dân cũng là lực lượng lao động sản xuất chính, trực tiếp sản xuất ra của cải, vật
chất ni sống xã hội; đảm bảo và duy trì sự tồn tại, phát triển của quốc gia dân tộc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nước ta ln chịu sự nhịm
ngó, xâm lược của các thế lực bên ngồi. Trong bối cảnh đó, dân ta đã bao lần đứng
dậy cầm vũ khí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ bờ cõi của quốc gia dân tộc.
Lịch sử cũng đã chỉ ra rõ một điều nếu vua anh minh, nhân từ, quan tâm chăm
lo đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân thì nhân dân sẽ ủng hộ và phục tùng vua
nhưng nếu vua tỏ ra ích kỉ và tàn bạo thì dân sẵn sàng nổi dậy lật đổ nhà vua. Như vậy,
chúng ta thấy rằng sức dân có thể làm được bất cứ điều gì và: “Dân vừa là người đẩy
thuyền đi, vừa là người lật thuyền đổ”[18, 32]. Vậy nên, vua muốn bảo vệ ngai vàng
cũng như vương triều của mình thì địi hỏi phải chăm lo tới cuộc sống của dân, tạo
được lòng tin trong dân. Nhận thức được vai trò to lớn của sức dân, Lê Thánh Tông
ngay khi mới lên ngôi cũng như trong suốt quá trình cầm quyền trị vì của mình, đã ban
hành những chính sách giúp dân ổn định và nâng cao đời sống. Lê Thánh Tông đã
từng trịnh trọng khẳng định rằng đạo lớn của bậc đế vương là: “Thương yêu dân
chúng, kính trời xanh” [11, 81] và trách nhiệm của các quan cũng là yêu nuôi dân
chúng.
Thực hiện chủ trương này, Lê Thánh Tông cho ban hành những chính sách để
thúc đẩy sản xuất, từ đó góp phần ổn định và cải thiện đời sống của người dân. Vua
cho ban hành chính sách quân điền chia ruộng cơng làng xã, để mỗi người dân có một
diện tích đất nhất định mà canh tác. Ơng cịn cho tiến hành khai khẩn và phục hóa đất
đai để mở rộng thêm diện tích.

21
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

Để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, Lê Thánh Tông cho xây đắp và tu
sửa hệ thống các cơng trình thủy lợi và trị thủy như: đê sông, đê biển, kênh, mương,
sông ngịi,…
Ngồi ra, nhà nước cịn quy định mọi cơng trình xây dựng cần điều động dân
phu đều phải tiến hành ngồi thời vụ cày cấy, gặp mùa, hễ cơng việc gì có hại cho
nghề nơng thì khơng được khinh động sức dân. Lê Thánh Tơng cịn cho một bộ phận
lớn trong đội ngũ quân đội thay phiên nhau về quê tham gia và hỗ trợ hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Trong những năm khó khăn, hạn hán, lụt lội, nhà vua thường lập
đàn cầu đảo, tự trách mình hoặc ra chiếu khuyến nơng, động viên nhân dân khắc phục
khó khăn đảm bảo sản xuất.
Quan tâm, chăm lo đến cuộc sống của người dân, vua cũng thường xuyên chỉ
đạo và đốc thúc các quan phải năng đi thị sát, xem xét tình hình sản xuất nơng nghiệp
cũng như đời sống của dân tình ở các nơi nhằm nắm bắt những vấn đề nảy sinh, giúp
dân giải quyết khắc phục những tình trạng : lún, sạt, lở, vỡ đê; ngập úng, khô hạn; sâu
hại lúa và hoa màu, tình trạng cường hào, địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, nhũng nhiều
dân: “Sắc cho bộ Hộ khai hoặc lấp đường nước ở ruộng, đừng để cho ruộng úng ngập
hay khô cạn. Sai bộ Hộ tư tờ cho Thừa tuyên các sứ xét hỏi các ty Khuyến nơng và Hà
đê, chỗ nào có úng ngập lúa và có ruộng bỏ hoang thì tâu lên”[21, 294]. Vua còn:
“Sắc chỉ cho quan phủ huyện thân đi trong hạt xem xét ruộng nương ”[21, 311]. Ngoài
ra, vua sắc dụ cho các quan Thừa tuyên phủ huyện ở Sơn Nam rằng: “Bọn các ngươi
là hạng phương diện chức to, thân dân trách trọng, khơng biết thể theo lịng nhân của
triều đình u ni nhân dân, chỉ chăm làm những việc nhỏ mọn như roi vọt, sổ sách.

Nay sứ ty và phủ huyện các ngươi nên mau mau đi xét trong hạt, những nơi núi chằm
bờ biển, chỗ nào có thể làm ruộng được, các đê đậ p ngòi cừ, chỗ nào có thể đắp đảo
được, cùng là chỗ nào có giống hổ lang làm hại, có kể cường hào xui dục kiện tụng,
phong tục điêu bạc, nhân dân đau khổ, hết thảy các việc tiện lợi nên làm, những mối tệ
hại nên bỏ, trong hạn trăm ngày phải tâu rõ ràng lên ”[21, 337-338].
Bên cạnh đó, để các quan làm việc phải có trách nhiệm để cơng việc đạt được
kết quả cao, vua cho thực hiện công tác thanh tra, giám sát các quan. Nếu vị quan nào
làm tốt thì được khen thưởng và thăng chức cịn vị quan nào sao nhãng, bỏ bê thì bị
khiển trách và phải giáng chức. Tiêu biểu có thể kể đến trường hợp vua: “Giáng chức
22
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

bọn Thừa tuyên sứ các xứ Bắc đạo và bọn Lê Công Khác mỗi người một bậc, vì bản xứ
có nhiều sâu lúa mà khơng biết tâu lên trước, chỉ ngồi nhìn tai hại của dân ”[21, 300].
Trên lĩnh vực pháp luật, Lê Thánh Tông cho soạn thảo và ban hành bộ luật
Hồng Đức, trong đó có nhiều điều luật bảo vệ quyền sở hữu của người dân. Trước hết
là quyền sở hữu ruộng đất, vì đây là cái quyền gốc cho việc thực hiện các quyền cơ
bản tiếp theo, đảm bảo quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc cho
nhân dân; ruộng đất vốn cũng là nguyện vọng ngàn đời của người dân cày nước ta. Cụ
thể là quy định việc trừng phạt những hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và định đoạt ruộng đất của người dân như: “Tranh giành đất đai trái với trúc thư
(đ.354), nhận bừa ruộng đất của người khác (đ.334), hà hiếp, bức hại để mua ruộng
của người khác (đ.355), tá điền cấy rẽ mà trở mặt ăn cướp (đ.356), xâm lẫn bờ cõi
ruộng đất, nhổ bỏ giới mốc (đ.357), chặt cây trong khu mộ địa của người khác, chôn
cất chộm vào ruộng của người khác (đ.359), ruộng đất đang tranh chấp mà đánh

người để gặt lấy lúa má (đ. 360), cấy rẽ ruộng công hay tư, không báo cho chủ mà tự
tiện đến gặt (đ. 361), các nhà quyền quý cướp đoạt ruộng đất ao đầm của lương dân,
từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt, từ 5 mẫu trở lên thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở
xuống thì xử tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định (đ.370 )”[44, 98].
Pháp luật nhà Lê bảo vệ chặt chẽ sức kéo trong nông nghiệp. Tội ăn trộm trâu bị bị
trừng phạt nặng. Năm 1489, Thánh Tơng ra lệnh cấm giết trâu bò ban đêm.
Để giảm các vụ xử án oan nhà vua nhắc nhở trong ngày xử án: “Phải có quan
đại lí tự cho người tù kêu oan, để tiện việc bẻ bác” [11, 81]. Ngoài ra, Lê Thánh Tơng
cịn cho thực hiện chính sách khoan hồng giảm nhẹ tội hoặc xóa tội cho những người
mắc tội để họ có cơ hội nhanh chóng trở về với cuộc sống đời thường, cải thiện lại
mình: “Tháng 11, đại xá thiên hạ, vì cớ điện Kính Thiên, Cẩn Đức mới làm xong ”[21,
268] và vua tiếp tục đại xá vì cớ: “Trẫm là người khơng có đức, làm chủ muôn dân,
muốn cho đều được giàu đủ mạnh khỏe, để đến thịnh trị. Năm ngối từ mùa thu đến
mùa đơng trời lâu khơng mưa, người khơng có hi vọng được mùa, dân có lịng lo đói
kém. Trẫm làm cha mẹ dân, đau xót trong lịng, nếu khơng ban ra ân rộng khoan tha,
thì sao có ân huệ thực sự đến nhân dân được”[21, 275].
Trên lĩnh vực giáo dục, Chính quyền nhà Lê cho phép tất cả các con em bình
dân (chỉ trừ phường tuồng chèo, con hát, những người đạo đức suy đồi ) đều có quyền
được học hành thi cử; để tạo điều kiện cho con em nông dân có cơ hội học tập mở
23
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

mang kiến thức và tham dự các kì thi, Lê Thánh Tơng cho đặt chức giáo thụ ở các
huyện.
Không chỉ dừng lại ở các chính sách trên, chính quyền Lê Thánh Tơng cịn đề

ra và thực thi nhiều biện pháp khác để dưỡng dân:
Rất coi trọng cách nhìn nhận, đánh giá và thái độ của dân đối với mọi việc làm
của vua cũng như các quan lại, công việc quốc gia đại sự; vua thường xuyên cử người
đi điều tra, thăm dò ý dân để có sự nhìn nhận đúng đắn và kịp thời điều chỉnh cho phù
hợp với lịng dân nếu như có thể: “Sai sáu bộ, sáu tự, sáu khoa chọn lấy lại viên trong
bộ tự khoa của mình người nào biết chữ có hạnh kiểm, mỗi bộ tự khoa 2 người, để
sung việc đi hỏi thăm sự đau khổ của quân dân và việc chính sự hay dở”[21, 291]. Nhà
vua cũng căn cứ cụ thể vào lòng dân với các quan để khảo sát đánh giá năng lực cũng
như tư chất của quan lại địa phương: “Có để lịng dân thương, được nhân dân yêu
mến, trong hạt số dân trốn đi ít thì mới là xứng chức. Nếu hay địi lỏi, quấy nhiễu theo
lòng riêng mà sinh tệ và trong hạt số dân trốn đi nhiều thì là khơng xứng chức”[11,
177].
Để dân giữ tên của họ tộc mình, khơng qn đi cội nguồn gốc rễ của tổ tiên, vua
đã cho bỏ lệ ban Quốc tính.
Những năm xảy ra thiên tai, hạn hán hay lũ lụt hoặc xảy ra chiến sự,… làm mất
mùa, bệnh dịch hoành hành; vua đã cho miễn giảm tô thuế và lao dịch: “Xuống chiếu
giảm tô ruộng và thuế nhân đinh theo chức bậc khác nhau; vì cớ bộ Hộ tâu lúa ruộng
mất mùa”[21, 293].
Cha ông ta từ ngàn xưa vẫn nói “an cư mới lập nghiệp”, chính vì vậy để nhân
dân khơng phải đi phiêu bạt vua đã cho khai khẩn đất đai, đắp đê ngăn mặn để lập
những xóm làng mới để người dân tới sinh sống và định cư. Do chính sách khuyến
khích dân, những vùng ven biển Yên Quảng, Sơn Nam và Thuận Hóa trở vào vốn thưa
dân ngày càng đông người đến sinh sống.
Vua rất chăm lo đến đời sống thường ngày của dân, ở các đạo nhà nước còn cho
lập các nhà Tế sinh để nuôi dưỡng những người già đơn độc, lập kho thuốc chữa bệnh
cho dân. Những nơi có dịch bệnh, vua ra lệnh cho các quan phải đến tận nơi bốc thuốc
và châm cứu cho từng nhà, từng người.
Giặc Bồn Man và Chiêm Thành như loài sâu độc, rắn độc hung tàn đến nhịm
ngó và quấy nhiễu khiến nhân dân lo ngại; vậy nên Lê Thánh Tông đã chủ động ra
24

SVTH: Nguyễn Thị Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Xuyên

lệnh cho tướng sĩ cũng như nhiều lần ơng đích thân cầm qn đi tiêu diệt giặc để trừ
mối lo cho dân, để dân yên tâm sản xuất lao động và sinh sống.
Là vị vua anh minh, nhân từ, yêu dân như con nên vào những thời điểm mà đời
sống người dân xa xút khổ cực, Lê Thánh Tông đã chủ trương tiết kiệm trong tiêu
dùng và sinh hoạt của mình và hồng cung nhằm chia sẻ nỗi khổ với dân chúng: “Mùa
thu, tháng 7, đại hạn, vua khơng ngồi ở chính điện, giảm bớt món ăn, triệt bỏ đồ
nhạc”[21, 255]. Rồi thì: “Hỗn việc xây cung thành; vì là nhiều lần có tâu mất mùa,
giá gạo cao vọt, cho nên hoãn”[21, 305].
Như vậy, xuất phát từ tư tưởng “dân vi quý, xã tắc thứ tri, quân vi khinh” của
Nho giáo và truyền thống “quốc dĩ dân vi bản”, an dân của các triều đại phong kiến
Việt Nam từ nhiều thế kỉ khác, chính quyền Lê Thánh Tông tiếp tục chú ý chăm lo đến
gốc của nước - dân chúng.
Với những chủ trương và chính sách chăm lo cho đời sống của các tầng lớp
nhân dân, vua Lê Thánh Tơng nói riêng và chính quyền nhà Lê nói chung đã chiếm
được lịng tin u của dân chúng, dân chúng hết lời ca ngợi công lao của vua Lê Thánh
Tông và hầu như trong suốt thời gian trị vì của ơng khơng có cuộc đấu tranh lớn nào
của nhân dân cả. Từ: “Ý thức phấn đấu cho sự giàu mạnh, đường lối dựng nước đúng
đắn và sự tin ở sức mạnh con người trên đã là những động lực làm cho xã hội nhanh
chóng đi vào thế ổn định, tạo được sự phấn khởi và tinh thần tích cực của người dân,
khiến họ hăng hái xốc tới làm thay đổi cuộc sống của bản thân, tha y đổi cục diện của
triều đại, thay đổi tình hình của đất nước, làm xuất hiện bộ mặt thái bình, thịnh trị của
triều đại”[11, 93].
Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: “Chủ nghĩa dân bản…đến thời Lê

Thánh Tông, đã được quy định, điển chế hóa như một đường lối, chính sách của nhà
nước,…là một thứ dân bản từ trên xuống chỉ là phụ đề cho một thứ chủ nghĩa “tôn
quân””[11, 81].
2.1.3. Trọng người tài
Nhà nước thời Lê Thánh Tơng cho rằng: việc chính trị lớn của đế vương khơng
gì cần bằng nhân tài và nhân tài là ngun khí của quốc gia, ngun khí mạnh thì trị
đạo cũng mới thịnh. Theo tư tưởng trọng sĩ của Nho giáo và xuất phát từ quan điểm
trên mà thời Lê Thánh Tơng rất coi trọng các Nho sĩ. Có nhà sử học đã từng cho rằng:
“Tất cả đều do cái mũ của nhà Nho mà ra”[29, 124].
25
SVTH: Nguyễn Thị Sinh


×