Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Bán đảo Ả rập phần 21 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.88 KB, 8 trang )

Bán đảo Ả rập

Chiến tranh Yom Kippur ( chương 21 )

Khơi mào chiến tranh

Cuộc chiến tranh này là một phần của xung đột Arab-Do Thái, một cuộc
xung đột vẫn đang tiếp diễn, bao gồm nhiều trận đánh và các cuộc chiến
tranh kể từ năm 1948 khi nhà nước Israel được thành lập. Trong cuộc chiến
tranh Sáu Ngày năm 1967, người Do Thái đã chiếm đóng bán đảo Sinai của
Ai Cập, tất cả con đường dẫn tới kênh đào Suez, nơi này đã trở thành ranh
giới ngừng bắn; và một nửa cao nguyên Golan của Syria.

Trong vài năm tiếp sau cuộc chiến này, Israel đã dựng nên nhiều chiến tuyến
ở cả Sinai và cao nguyên Golan. Vào năm 1971, Israel đã dành 500 triệu đô
la để củng cố vị trí của họ ở kênh đào Suez, một mắt xích trong các chiến
tuyến và có một công sự khổng lồ là phòng tuyến Bar Lev, được đặt tên theo
tướng Do Thái Chaim Bar-Lev.

Tuy nhiên, theo như Chaim Herzog:
“Vào ngày 19-6-1967, chính phủ đoàn kết dân tộc của Israel đã biểu quyết
nhất trí việc trao trả Sinai cho Ai Cập và cao nguyên Golan cho Syria để đổi
lấy những hiệp định hòa bình. Golan sẽ được phi quân sự hóa và sẽ sắp xếp
một cuộc đàm phán về eo biển Tiran. Chính phủ cũng quyết định mở những
cuộc thương lượng với vua Hussein của Jordan về đường biên giới phía
Đông”.

Quyết định của người Do Thái được chuyển đến các nước Arab qua chính
phủ Mỹ. Người Mỹ đã được thông báo quyết định này nhưng không truyền
đạt lại nó
. Không có bằng chứng nào cho thấy Ai Cập hay Syria đã


nhận được nó, do đó họ chưa bao giờ nhận được đề nghị này. Quyết định
này được giữ bí mật trong nội bộ chính phủ Israel và đề nghị này bị hủy bỏ
vào tháng 10 năm 1967.

Cả Ai Cập và Syria đều khát khao thu hồi lại những vùng đất đã mất của
mình trong chiến tranh Sáu Ngày. Tuy nhiên hội nghị thượng đỉnh Arab tại
Khartoum đã đưa ra tuyên bố “không” kiên quyết là sẽ “không hòa bình,
không công nhận và không đàm phán với Israel.”

Tổng thống Gamal Abdel Nasser của Ai Cập chết vào tháng 9-1970. Kế tiếp
ông là Anwar Sadat, người đã kiên quyết đánh Israel và chiếm lại phần lãnh
thổ đã mất trong chiến tranh Sáu Ngày. Vào năm 1971, Sadat, đáp trả lại
sáng kiến của nhà trung gian hòa giải Liên Hợp Quốc Gunnar Jarring, tuyên
bố rằng nếu Israel tự động cam kết “rút quân đội ra khỏi Sinai và dải Gaza”
và thi hành các điều khoản khác của nghị quyết 242 Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc, Ai Cập sau đó sẽ “sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận hòa
bình với Israel”. Israel trả lời rằng họ sẽ không rút khỏi vị trí giới tuyến
trước ngày 5-6-1967.

Sadat hy vọng rằng bằng gây ra một thất bại hạn chế với người Do Thái, tình
thế có thể biến đổi. Hafiz al-Assad, người đứng đầu Syria lại có một quan
điểm khác. Ông không hứng thú lắm với việc đàm phán và cảm thấy việc
đoạt lại cao nguyên Golan sẽ hoàn toàn là lựa chọn quân sự. Kể từ cuộc
chiến Sáu Ngày, Assad đã lao vào cuộc chạy đua vũ trang và hy vọng biến
Syria thành một sức mạnh quân sự thống trị trong các nước Arab. Với sự
giúp đỡ của Ai Cập, Assad cảm thấy rằng quân đội mới của ông sẽ chiến
thắng một cách thuyết phục trước quân đội Do Thái và như vậy sẽ bảo đảm
vai trò của Syria trong khu vực.

Sadat cũng có những mối bận tâm quan trọng trong nước trong việc muốn có

chiến tranh. “Ba năm kể từ khi Sadat lên nắm quyền … là những năm sa sút
nhất trong lịch sử Ai Cập… Một nền kinh tế suy kiệt tăng thêm sự thất vọng
cho cả đất nước. Chiến tranh là một lựa chọn liều lĩnh”. Nhà sử học Do Thái
Raphael lại cho rằng Sadat cảm thấy gốc rễ của vấn đề là sự nhục nhã tột
cùng trong cuộc chiến Sáu Ngày, và trước khi có bất kỳ cải cách nào được
đưa ra, nỗi nhục đó phải được rửa sạch. Nền kinh tế Ai Cập đang trong tình
trạng rối ren, nhưng Sadat biết rằng những cải cách sâu rộng mà ông thấy
cần thiết sẽ không được lòng đại bộ phận dân chúng. Một chiến thắng quân
sự sẽ tạo cho ông uy tín cần để tạo ra sự thay đổi.

Các quốc gia Arab khác đã cho thấy sự miễn cưỡng tham gia vào cuộc
chiến. Vua Hussein của Jordan lo sợ sự mất mát lớn khác về lãnh thổ như đã
từng xảy ra trong chiến tranh Sáu Ngày, mà Jordan đã mất đi một nửa dân
số. Sadat cũng ủng hộ đòi hỏi của tổ chức giải phóng Palestine PLO về lãnh
thổ (Bờ Tây và dải Gaza) và đã thắng lợi trong việc thuyết phục Yasser
Arafat rằng ông sẽ được trao quyền kiểm soát khu vực này. Hussein vẫn coi
Bờ Tây là một phần của Jordan và muốn nó được trao trả lại đất nước của
ông. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tháng Chín đen tối năm 1970, một cuộc
nội chiến ngắn ngủi đã xảy ra giữa PLO và chính phủ Jordan. Trong cuộc
chiến này, Syria đã can thiệp vũ trang về phía của PLO, gây chia rẽ giữa
Assad và Hussein.

Iraq và Syria cũng có mối quan hệ căng thẳng, và người Iraq đã từ chối tham
gia cuộc chiến lúc đầu. Liban, vốn chung đường biên giới với Israel, không
được trông đợi sẽ gia nhập vào cuộc chiến của người Arab bởi lực lượng
quân sự nhỏ bé và không kiên định. Vài tháng trước chiến tranh, người ta
thấy Sadat chiến đấu trên mặt trận ngoại giao để lôi kéo sự hậu thuẫn cho
cuộc chiến. Vào cuối năm 1973, ông khẳng định có được sự ủng hộ của hơn
100 quốc gia. Đó là hầu hết các quốc gia của liên đoàn Arab, phong trào
không liên kết và tổ chức thống nhất châu Phi. Sadat cũng đã cầu viện châu

Âu và đạt được một số thành công trước cuộc chiến. Anh và Pháp lần đầu
tiên đứng về phía Arab chống lại Israel trong hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc.

Sự kiện dẫn đến chiến tranh

Năm 1972, Anwar Sadat đã công khai tuyên bố rằng Ai Cập chuẩn bị gây
chiến với Israel, và rằng họ đã chuẩn bị để “hy sinh một triệu chiến binh Ai
Cập”. Từ cuối năm 1972, Ai Cập bắt đầu tăng cường nỗ lực để xây dựng lực
lượng của họ, nhận được nhiều vũ khí từ Liên Xô như chiến đấu cơ MiG-21,
tên lửa phòng không SA-2, SA-3, SA-4, SA-6 và SA-7, xe tăng T-55 và T-
56, vũ khí chống tăng RPG-7 và tên lửa điều khiển chống tăng AT-3 Sagger;
đồng thời cải thiện chiến lược quân sự dựa vào học thuyết chiến tranh Xô
viết. Các tướng lĩnh chịu trách nhiệm chính về sự thảm bại năm 1967 được
thay thế bởi những nhân vật xuất sắc mới.

Vai trò của các siêu cường cũng là một yếu tố chính tác động đến 2 cuộc
chiến. Chính sách của Liên Xô là một trong số các nguyên nhân gây ra sự
yếu kém của quân đội Ai Cập. Cố tổng thống Nasser chỉ có được các tên lửa
phòng không sau khi thăm Moscow và cầu viện các ông chủ điện Kremlin.
Ông tuyên bố rằng nếu không cung cấp cho ông, ông sẽ về Ai Cập và nói với
nhân dân Ai Cập rằng Moscow đã bỏ rơi họ, và sau đó sẽ từ bỏ quyền lực
cho một người có thể thỏa thuận với người Mỹ. Người Mỹ sẽ có vai trò cao
hơn trong khu vực này, điều mà Moscow không thể cho phép.

Một trong số những mục tiêu không công bố trong cuộc chiến tranh tiêu hao
(cuộc chiến tranh hạn chế giữa Ai Cập và PLO với Israel, từ 1967 đến 1970)
của Ai Cập là buộc Liên Xô phải cung cấp cho Ai Cập những vũ khí và
trang thiết bị chiến tranh tiên tiến hơn. Ai Cập thấy rằng cách duy nhất để
thuyết phục những nhà lãnh đạo Xô viết về sự kém cỏi của những máy bay

và vũ khí phòng không họ cung cấp cho Ai Cập từ năm 1967 là cho những
vũ khí này thử chống lại những vũ khí tối tân mà Mỹ cung cấp cho Israel.

Chính sách của Nasser sau thất bại năm 1967 trái ngược với Liên Xô. Nhà
nước Xô viết theo đuổi việc tránh một cuộc xung đột lớn giữa người Arab và
người Do Thái với ý định không gây ra sự đối đầu với Mỹ. Thực tế của ý đồ
đó trở nên rõ ràng khi hai siêu cường gặp nhau ở Oslo và đồng ý duy trì
nguyên trạng tình hình hiện tại. Điều này là không thể chấp nhận được với
những nhà lãnh đạo Ai Cập, và khi họ nhận thức được rằng sự chuẩn bị của
người Ai Cập để vượt qua kênh đào đang bị lộ, họ thấy khẩn thiết phải trục
xuất người Liên Xô ra khỏi Ai Cập. Vào tháng 7 năm 1972, Sadat trục xuất
hầu hết tất cả 20000 cố vấn quân sự Liên Xô ra khỏi đất nước và thay đổi
chính sách đối ngoại theo hướng nghiêng về phía Mỹ. Syria thì vẫn duy trì
quan hệ gần gũi với Liên Xô.

Liên Xô nghĩ rằng có rất ít cơ hội cho Sadat trong bất kỳ cuộc chiến tranh
nào. Họ cảnh báo rằng mọi cố gắng vượt qua phòng tuyến trọng yếu Suez sẽ
gánh chịu những tổn thất to lớn. Người Liên Xô, vốn sau đó hướng tới một
tình hình lắng dịu, không thích thú gì khi thấy khu vực Trung Đông mất ổn
định. Vào tháng 6-1973, trong cuộc gặp với tổng thống Mỹ Richard Nixon,
nhà lãnh đạo Xô viết Leonid Brezhnev đã đề nghị Israel quay trở về đường
biên giới năm 1967. Brezhnev nói rằng nếu Israel không làm thế, “chúng tôi
sẽ gặp khó khăn trong việc giữ cho tình hình quân sự khỏi sự bùng nổ” –
một sự biểu lộ rằng Liên Xô sẽ không thể kiềm chế kế hoạch của Sadat.

Trong một cuộc phỏng vấn công bố trên tờ Newsweek (9-4-1973), Tổng
thống Sadat lại đe dọa gây chiến với Israel. Một vài lần trong suốt năm
1973, lực lượng Arab diễn tập trên quy mô lớn khiến cho quân đội Israel ở
trong mức độ báo động cao nhất, chỉ được thu hồi trong vài ngày sau. Ban
lãnh đạo Do Thái đã tin rằng nếu một cuộc tấn công xảy ra, không quân

Israel có thể đẩy lùi nó.

Gần một năm trước cuộc chiến, vào ngày 24-10-1972, trong cuộc gặp với
hội đồng tối cao của lực lượng vũ trang, Sadat tuyên bố ý định gây chiến với
Israel ngay cả khi không có sự hỗ trợ từ Liên Xô. Kế hoạch được thực hiện
hoàn toàn bí mật – ngay cả những sỹ quan cao cấp cũng không được thông
báo ý đồ chiến tranh cho đến gần 1 tuần trước cuộc tấn công, và những
người lính chỉ được thông báo trước vài giờ. Kế hoạch tấn công được sắp đặt
với Syria qua mật danh Chiến dịch Badr (Badr tiếng Arab là trăng tròn), dựa
theo trận chiến Badr mà người Hồi giáo của Muhammad đã đánh bại bộ lạc
Quraish ở Mecca năm 624.

Chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ

Bộ phận nghiên cứu tình báo quân sự thuộc lực lượng phòng vệ Israel (viết
tắt là Aman) có trách nhiệm xem xét thông tin tình báo của Israel. Những
đánh giá của về khả năng xảy ra chiến tranh đã dựa vào một vài sự nghi
binh. Đầu tiên, Syria làm ra vẻ sẽ không gây chiến với Israel nếu Ai Cập
cũng không gây chiến. Thứ hai, bộ phận này nhận được tin từ một người
cung cấp tin tức ở địa vị cao của Ai Cập rằng Ai Cập muốn thu hồi toàn bộ
Sinai, nhưng sẽ không gây chiến cho đến khi họ nhận được các phi cơ ném
bom MiG-23 để vô hiệu hóa không lực Israel, và tên lửa Scud dùng để tấn
công các thành phố Israel như một cách để cản trở Israel tấn công cơ sở hạ
tầng của Ai Cập. Bởi vì họ không nhận được những chiếc MiG-23, và tên
lửa Scud chỉ đến Ai Cập từ Bulgaria vào cuối tháng 8 và nó sẽ mất 4 tháng
để huấn luyện các nhân viên mặt đất cho Ai Cập, Aman đã dự đoán rằng
chiến tranh với Ai Cập trước mắt sẽ không xảy ra. Sự nghi binh về chiến
lược của Ai Cập đã gây định kiến mạnh mẽ cho suy nghĩ của bộ phận này và
dẫn đến việc nó đã loại trừ những cảnh báo chiến tranh khác. Đã quá muộn
khi sau này trong một cuốn sách của nhà sử học Roni Bregman mới khám

phá ra rằng người cung cấp tin tức kia (hay có khả năng là gián điệp hai
mang) không ai khác chính là Ashraf Marwan, một chính trị gia Ai Cập.

Người Ai Cập đã thực sự làm cho sự hiểu lầm gia tăng hơn nữa. Cả người
Do Thái và người Mỹ tưởng rằng sự trục xuất các quan sát viên quân sự
Liên Xô đã giảm sút trầm trọng năng lực của quân đội Ai Cập. Người Ai
Cập bảo đảm rằng luôn có một luồng thông tin sai lệch về các vấn đề bảo
quản vũ khí và thiếu thốn nhân lực vận hành các thiết bị tối tân. Sadat đã
thực thi quá lâu chính sách "đu đưa bên miệng hố chiến tranh", những lời đe
dọa thường xuyên của ông đã bị thế giới bỏ qua.

Một tuần trước ngày lễ Yom Kippur, Ai Cập đã tổ chức một cuộc tập trận
dài một tuần ngay sát kênh đào Suez. Tình báo Israel, phát hiện ra sự di
chuyển của một đội quân lớn về phía kênh đào, đã bỏ qua và coi sự di
chuyển này chỉ là một cuộc diễn tập. Cuộc hành quân của quân đội Syria về
phía biên giới đã gây hoang mang, nhưng không được coi là một sự đe dọa
bởi vì Aman tin rằng họ sẽ không tấn công mà thiếu Ai Cập và Ai Cập sẽ
không tấn công cho đến khi vũ khí họ cần được gửi tới nơi.

×