Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 133 trang )

`

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH TRONG CÁC
HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC – GIÁO DỤC NHẰM HÌNH
THÀNH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ
24 - 36 THÁNG TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : Th.S Mai Thị Cẩm Nhung
Sinh viên thực hiện

: Đoàn Thị Thanh Phƣợng

Lớp

: 12SMN1

Đà Nẵng, tháng 4/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu sử
dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.


Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Thanh Phượng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới ThS.
Mai Thị Cẩm Nhung – Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp. Cơ ln là người động viên và khích lệ tơi trong những lúc gặp khó
khăn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các q thầy, cơ, anh chị và bạn bè đồng
nghiệp trong Khoa Giáo dục Mầm non, Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã bố trí thời
gian và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tơi có thể triển khai, thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người ln động viên,
khuyến khích và giúp đỡ tơi, đó là nguồn động lực chủ yếu giúp tôi vượt qua mọi
khó khăn để hồn thành khóa luận này.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Thanh Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................5
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................5
5. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................5

6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................6
8. Những đóng góp của đề tài ...................................................................................7
9. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC – GIÁO DỤC NHẰM HÌNH THÀNH
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI.................8
1.1. Lý luận về tƣơng tác mẫu tính ..........................................................................8
1.1.1. Khái niệm tương tác mẫu tính .......................................................................8
1.1.2. Đặc trưng của tương tác mẫu tính..................................................................9
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tương tác mẫu tính ..........................................17
1.2. Lý luận về khả năng thích ứng của trẻ 24 - 36 tháng ở trƣờng mầm non ..23
1.2.1. Khái niệm khả năng thích ứng .....................................................................23
1.2.2. Bản chất khả năng thích ứng .......................................................................24
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của trẻ 24 - 36 tháng ở
trường mầm non .....................................................................................................30
1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 24 - 36 tháng ...................................................34
1.3. Các hoạt động chăm sóc trẻ ở trƣờng mầm non ...........................................36
1.4. Vai trị của việc sử dụng tƣơng tác mẫu tính trong các hoạt động chăm sóc
- giáo dục hình thành khả năng thích ứng cho trẻ 24 - 36 tháng ở trƣờng mầm
non

38


1.5. Các yêu cầu của việc sử dụng tƣơng tác mẫu tính nhằm hình thành khả
năng thích ứng cho trẻ 24 - 36 tháng ở trƣờng mầm non....................................39
1.5.1. TTMT được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi .....................................................39
1.5.2. Giáo viên cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn cả về thể chất, tinh thần và tính

mạng.......................................................................................................................40
1.5.3. Giáo viên cần kiên trì, bình tĩnh đối với những trẻ khó thích ứng ..............41
1.5.4. Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp trẻ thích ứng với
trường mầm non .....................................................................................................42
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC – GIÁO DỤC NHẰM HÌNH THÀNH
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI TRƢỜNG MẦM NON CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24
- 36 THÁNG TUỔI ...................................................................................................44
2.1. Mục đích nghiên cứu của thực trạng..............................................................44
2.2. Vài nét về đối tƣợng khảo sát ..........................................................................44
2.3. Thời gian khảo sát thực trạng .........................................................................46
2.4. Nội dung khảo sát .............................................................................................46
2.4.1. Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc sử dụng TTMT nhằm hình thành
khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ...........................................46
2.4.2. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng TTMT nhằm hình thành khả năng thích
ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ....................................................................46
2.4.3. Tìm hiểu mức độ hình thành khả năng thích ứng thông qua TTMT cho trẻ
nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi .......................................................................................46
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................46
2.5.1. Quan sát sư phạm .........................................................................................46
2.5.2. Đàm thoại .....................................................................................................46
2.5.3. Điều tra bằng Anket .....................................................................................47
2.5.4. Thu thập, nghiên cứu, phân tích kế hoạch tổ chức hoạt động .....................47
2.5.5. Xử lý số liệu bằng toán thống kê .................................................................47


2.6. Kết quả thực trạng ...........................................................................................47
2.6.1. Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc sử dụng tương tác mẫu tính trong
các hoạt động chăm sóc – giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ

nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non ........................................................47
2.6.2. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng tương tác mẫu
tính trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục nhằm hình thành khả năng thích
ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi và những biểu hiện thích ứng của
trẻ...........................................................................................................................49
2.6.3. Thực trạng việc sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục
nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ...............52
2.6.4. Thực trạng mức độ hình thành khả năng thích ứng thơng qua sử dụng tương
tác mẫu tính trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục cho trẻ nhà trẻ 24 - 36
tháng ở trường mầm non........................................................................................54
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................62
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH TRONG
CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC – GIÁO DỤC NHẰM HÌNH THÀNH KHẢ
NĂNG THÍCH ỨNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI VÀ THỰC
NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................................................63
3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp sử dụng tƣơng tác mẫu tính trong các hoạt động
chăm sóc – giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36
tháng tuổi ..................................................................................................................63
3.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .......................................................................63
3.1.2. Tình hình thực tế của địa phương ................................................................63
3.1.3. Biểu hiện khả năng thích ứng của trẻ ..........................................................64
3.1.4. Khả năng tổ chức các hoạt động của cơ giáo...............................................64
3.1.5. Mục tiêu chương trình GD nhà trẻ ............................................................65
3.2. Biện pháp sử dụng tƣơng tác mẫu tính trong các hoạt động chăm sóc –
giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng
tuổi ............................................................................................................................66


3.2.1. Sử dụng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ trong quá trình tương tác với trẻ .............66
3.2.2. Xây dựng “Mái nhà Xanh” và cho trẻ tham gia ..........................................67

3.2.3. Sử dụng vật trung gian trong q trình tương tác mẫu tính.........................68
3.2.4. Thực hiện cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường ..........................69
3.2.5. Sử dụng hát ru ..............................................................................................70
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................................72
3.3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm ............................................................72
3.3.2. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm.........................................73
3.3.3. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................73
3.3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm.....................................................................75
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM.............................................................94
1. Kết luận ................................................................................................................94
2. Kiến nghị sƣ phạm ..............................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CDS

: Child-directed speech

ĐC

: Đối chứng

GDMN : Giáo dục mầm non
MS

: Maternal speech


NXB

: Nhà xuất bản

TB

: Trung bình

TTMT : Tương tác mẫu tính
TN

: Thực nghiệm

TTN

: Trước thực nghiệm

STN

: Sau thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1

2.2

3.1


3.2

3.3

3.4
3.5

Tên bảng
Kết quả về thực trạng mức độ hình thành khả năng thích ứng
cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Thực trạng mức độ hình thành khả năng thích ứng của trẻ nhà
trẻ 24 - 36 tháng tuổi qua từng tiêu chí
Kết quả khảo sát khả năng thích ứng của trẻ ở nhóm ĐC và
nhóm TN trước thực nghiệm
Kết quả khảo sát khả năng thích ứng của trẻ ở 2 nhóm ĐC và
TN trước khi tiến hành thực nghiệm qua từng tiêu chí
Kết quả khảo sát khả năng thích ứng của trẻ ở nhóm ĐC và
TN sau thực nghiệm
Kết quả khảo sát khả năng thích ứng của trẻ ở nhóm ĐC và
TN sau thực nghiệm qua từng tiêu chí
Khả năng thích ứng của trẻ nhóm ĐC TTN và STN

Trang
57

57

75


77

78

80
83

Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng thông qua
3.6

sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục ở

84

nhóm ĐC TTN và STN qua từng tiêu chí
3.7

Khả năng thích ứng của trẻ nhóm TN TTN và STN

85

Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi qua sử
3.8

dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục ở

87

nhóm TN TTN và STN qua từng tiêu chí
3.9


3.10

3.11

Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ hình thành khả
năng thích ứng của trẻ ở nhóm ĐC trước và sau TN tác động
Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng thích ứng của trẻ
ở nhóm TN trước và sau TN tác động
Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng thích ứng của trẻ
ở nhóm TN và ĐC sau TN tác động

90

90

91


DANG MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
2.1

2.2

2.3

2.4

Tên biểu đồ

Thực trạng mức độ thích ứng với chế độ sinh hoạt hằng ngày
của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi qua tiêu chí 1
Thực trạng mức độ thích ứng với đám đơng của trẻ 24 - 36
tháng tuổi qua tiêu chí 2
Thực trạng mức độ thích ứng với thực phẩm của trẻ 24 - 36
tháng qua tiêu chí 3
Thực trạng mức độ thích ứng với đồ dùng, đồ chơi của trẻ 24
- 36 tháng qua tiêu chí 4

Trang
58

58

59

60

Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông
3.1

qua sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục

76

ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm
Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng thơng qua
3.2

sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục ở


79

nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm
Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông
3.3

qua sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục

81

ở 2 nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 1
Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thơng
3.4

qua sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục

81

ở 2 nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 2
Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông
3.5

qua sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục

82

ở 2 nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 3
Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông
3.6


qua sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục
ở 2 nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 4

82


Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông
3.7

qua sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục

84

của nhóm ĐC TTN và STN
Khả năng thích ứng của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng thông qua
3.8

sử dụng TTMT trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục ở

86

nhóm TN TTN và STN
3.9

3.10

3.11

3.12


Khả năng thích ứng với chế độ sinh hoạt của trẻ nhà trẻ 24 36 tháng ở nhóm TN TTN và STN
Khả năng thích ứng với đám đơng của trẻ nhà trẻ 24 - 36
tháng ở nhóm TN TTN và STN
Khả năng thích ứng với thực phẩm của trẻ nhà trẻ 24 - 36
tháng ở nhóm TN TTN và STN
Khả năng thích ứng với đồ dùng, đồ chơi của trẻ nhà trẻ 24 36 tháng ở nhóm TN TTN và STN

88

88

89

89


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống Giáo dục Quốc dân, là nền
tảng của cả hệ thống giáo dục. Là một người giáo viên, chúng ta cần phải coi trọng
việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, không chỉ là
môi trường vật chất mà cịn phải tạo ra mơi trường tâm lý vì trẻ nhỏ lệ thuộc vào
người khác để được an toàn cả về thể chất và cảm xúc, nhằm giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm – xã
hội và thẩm mĩ. Từ đó, giúp trẻ hồn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển
các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.
Đa số trẻ từ 0 - 3 tuổi được chăm sóc, giáo dục tại gia đình, mẹ và những

người thân chính là người tạo ra mối quan hệ xã hội đầu tiên, chủ yếu cho trẻ, do
vậy, tương tác xã hội chủ yếu của trẻ là tương tác mẫu tính. Người ta thường nói:
"Tâm hồn trẻ lên ba, tài người già trăm tuổi" câu nói ấy đã phần nào thể hiện sự đa
dạng về tâm lý của trẻ em 2 - 3 tuổi, trẻ lứa tuổi này đang còn rất bé, dễ bị tổn
thương cả về tâm và sinh lý, đặc điểm sinh lý trẻ phát triển mạnh, việc giáo dục đưa
trẻ vào nề nếp để tham gia các hoạt động là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong suốt quá trình phát triển của trẻ.
Nhà trẻ chính là trường học giao tiếp đầu tiên mà trẻ cần phải trải qua, ở đó,
trẻ được tiếp thu những bài học đầu tiên về xã hội, học được cách tiếp xúc với các
bạn, biết cách bảo vệ chính kiến của mình. Nhà trẻ như một hệ thống tổ chức dạy
cho những con người nhỏ tuổi hành vi ý chí, khả năng kết nối những mong muốn
của trẻ với nguyện vọng của bạn bè cùng trang lứa cũng như những yêu cầu của
người lớn. Tuy nhiên, trẻ 24 - 36 tháng chưa tách rời bố mẹ, gia đình nên ngày đầu
tiên đến trường mọi thứ đều lạ lẫm với trẻ, trẻ thường có thái độ sợ hãi, có cảm giác
bị bỏ rơi, trẻ tránh né bạn bè, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cơ giáo, thậm chí
cịn la khóc, khơng ăn, khơng ngủ hoặc khơng tham gia vào các hoạt động, trẻ


2

khơng hồ nhập vào tập thể, nhiều trẻ phải mất một thời gian khá lâu mới có thể
thích nghi được với môi trường giáo dục mới.
Hiện nay, với những thay đổi về quan điểm giáo dục mầm non, những cơng
trình nghiên cứu về tương tác mẫu tính đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong số các nghiên
cứu lý luận thì một số cơng trình chưa được cơng bố rộng rãi, một số khác còn tồn
tại nhiều cách hiểu khác nhau về các thuật ngữ quốc tế thì biện pháp để giúp trẻ 24 36 tháng tuổi thích ứng với mơi trường mới, giúp các bậc phụ huynh có thể yên
tâm, vui vẻ khi trao con cho các cô nhằm phát triển nhân cách trẻ một cách toàn
diện là điều được rất nhiều bậc phụ huynh cũng như nhà giáo dục quan tâm. Từ
những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động
chăm sóc – giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36

tháng tuổi ở trường mầm non.”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Mở đầu cho xu hướng nghiên cứu về TTMT phải kể tới các nhà tâm lý học
Ainsworth, M. D Bell, S.M & Stayton. Trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX, nhóm tác
giả Ainsworth đã tăng cường các khái niệm cơ bản, giới thiệu khái niệm "cơ sở an
toàn” (“secuse base”) và phát triển một lý thuyết về một số kiểu gắn bó của trẻ sơ
sinh: gắn bó an tồn, gắn bó khơng an tồn- lảng tránh và gắn bó khơng an tồn mâu thuẫn. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm kiểu gắn bó thứ tư: gắn bó
vơ tổ chức. [3; tr 99-135]
Tiếp tục cho xu hướng nghiên cứu này phải kể tới tên tuổi của John Bowlby
với các công t nh nghiên cứu về Attachment (Sự gắn bó). Attachment được giới
nghiên cứu giáo dục Âu Mĩ bắt đầu từ những năm 1977 với đại biểu tiêu biểu là
John Bowlby. Ông đã xuất bản bộ ba tập sách “Attachment and Loss” (“Gắn bó và
mất mát”) nhằm khẳng định vai trị của sự gắn bó mẫu tử nói riêng và sự gắn bó
mang tính lồi nói chung đối với sự phát triển của con người. John Bowlby tiêu biểu
cho khuynh hướng nghiên cứu Sự gắn bó nói chung và tương tác mẫu tính nói riêng
có nguồn gốc từ bẩm sinh của con người.[12; tr 246 - 248]


3

Nhóm nghiên cứu Ainsworth (1974) và cộng sự của bà là Blehar, Waters và
Wall (1978) cũng là những người đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ giữa sự nhạy
cảm mẫu tính với cảm giác gắn bó an tồn của trẻ nhỏ (attachment security) và đó
chính là một tiền đề chủ yếu của thuyết Sự gắn bó, tạo nên sự tương tác mẫu tính.
[3; tr 324]
H.Spencer (1820 - 1903) nhà triết học xã hội, nhà tâm lí học thực chứng người
Anh, đại biểu cho trường phái tâm lí học chức năng (Functionalism) - người khởi
xướng việc nghiên cứu vấn đề thích ứng trong tâm lí học. Đứng trên lập trường của
tâm lí học thực chứng và lí luận tiến hóa sinh học, H.Spencer cho rằng “Cuộc sống

là sự thích nghi liên tục các quan hệ bên trong với bên ngoài”. Theo ơng, hành vi cá
thể có bản chất thích ứng. Các hiện tượng tâm lí, ý thức chỉ là cơng cụ mới của sự thích
ứng giữa cơ thể với mơi trường. Tuy nhiên ông lại coi chọn lọc tự nhiên là quy luật cơ
bản của sự thích ứng tâm lí có cùng bản chất với thích nghi sinh học. [5; tr 137 - 212]
Tư tưởng của H. Spencer tiếp tục được phát triển bởi các nhà tâm lí học khác, đặc biệt
là W. Jem (1842 - 1910) thành một trường phái tâm lí học thích ứng. [23; tr 15 - 28]
Các nhà tâm lí học Liên Xơ (trước đây) cũng đã tiến hành nghiên cứu thích
ứng của học sinh, SV và những người mới vào nghề.
D.A. Andreeva tiếp cận vấn đề thích ứng theo quan điểm nhân cách, coi thích
ứng là một vấn đề của nhân cách. Theo bà, thích ứng tâm lí khác biệt về chất so với
thích nghi sinh học. Thích ứng là một q trình thích nghi đặc biệt của con người với
tư cách là chủ thể tích cực thâm nhập vào những điều kiện sống mới. [4; tr 16 - 18]
TS. Donatella Caprioglio tại Xêmina chuyên đề Thích ứng với trường mầm non
đã phân tích về các vấn đề xung quanh chủ đề “Thích ứng với trường mầm non của
trẻ em” như: đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ từ 0 - 6 tuổi; sự thích ứng với trường
mầm non và những khó khăn thích ứng của trẻ em; những triệu chứng cho thấy trẻ
không thích ứng với trường mầm non và những biện pháp giúp trẻ thích ứng với
trường mầm non. [26; tr 1]
Trên thế giới, rất nhiều cơng trình nghiên cứu về khả năng thích ứng được
cơng bố, như vậy việc thích ứng của người lớn cũng như của trẻ đối với môi trường


4

mới là điều mà được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu, đây là cơ sở để tơi tiếp tục
thực hiện đề tài này.
2.2. Ở Việt Nam
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện khi tìm hiểu về Thuyết Sự gắn bó, đã thấy rằng:
“Gắn bó có nghĩa là một mối quan hệ tình cảm hay những ràng buộc giữa một cá
nhân với một ai đó (thường là một người chăm sóc). Mối quan hệ này có thể đối

ứng giữa hai người lớn, nhưng giữa một đứa trẻ và người chăm sóc các mối quan
hệ này được dựa trên nhu cầu của trẻ em vể sự an toàn và bảo vệ, hết sức quan
trọng trong giai đoạn phôi thai và thời thơ ấu. Lý thuyết này cho rằng trẻ em gắn
với người chăm sóc theo bản năng, vì mục đích của sự tồn tại, và cuối cùng là do
bản sao di truyền. Mục đích sinh học là sự sống cịn và mục tiêu tâm lý là an tồn.
Thuyết Sự gắn bó khơng phải là một mô tả đầy đủ các mối quan hệ của con người,
cũng khơng phải là đồng nghĩa với tình u và tình cảm, mặc dù có thể chỉ ra rằng
những điều đó có tồn tại trong mối quan hệ này. Trong mối quan hệ trẻ em-người
lớn, mối quan hệ của trẻ cịn gọi là “sự gắn bó”- "attachment" và tương ứng với
người chăm sóc thì gọi là " mối quan hệ với người chăm sóc” – “care-giving
bond”. [25; tr.1]
Đinh Thanh Tuyến trong Kỉ yếu hội thảo Đào tạo giáo viên mầm non trong
thời kì hội nhập quốc tế, Kỉ niệm 25 năm thành lập khoa GDMN, ĐHSPHN, 163173 đã đề cập đến Sự tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
mầm non. [20; tr 1]
Đinh Thanh Tuyến có nghiên cứu đề tài “Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng
tuổi thông qua tương tác mẫu tính” năm 2003. [27; tr 35 - 145]
Đào Thanh Âm, Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
tại Hội thảo Mơ hình nhân cách giáo viên mầm non thời kỳ hội nhập quốc tế đã cho
rằng đặc điểm lao động của giáo viên mầm non ln thể hiện ba chức năng là chăm
sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ - con làm yếu
tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1 trong nhân cách một giáo viên
mầm non đích thực. [27; tr 1]


5

Cùng quan điểm này, bà Vũ Thị Thảo cho rằng, giáo viên mầm non không
chỉ là người thầy vun đắp tri thức, mà còn thực sự là người mẹ hiền thứ hai chăm
lo miếng ăn, giấc ngủ cho các em. Nếu không yêu con trẻ và thực sự đam mê với
nghề thì việc trở thành giáo viên mầm non đã khó, trụ vững với nghề cịn khó

hơn. [27; tr 1]
Khơng chỉ trên thế giới, mà ngay cả trong nước, rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về tương tác mẫu tính và khả năng thích ứng được cơng bố và nó có ảnh hưởng
rất lớn đến nhận thức của mỗi chúng ta.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng tương tác mẫu tính trong
các hoạt động chăm sóc– giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng của trẻ nhà
trẻ 24 - 36 tháng. Từ đó đề xuất một số biện pháp sử dụng tương tác mẫu tính nhằm
hình thành khả năng thích ứng cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 . Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng
tuổi ở trường mầm non.
4.2 . Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động chăm sóc –
giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở
trường mầm non.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu việc sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động chăm sóc tạo được
mơi trường tâm lý an tồn cho trẻ và được ứng dụng một cách khoa học, hợp lý thì
sẽ góp phần giúp trẻ thích nghi tốt với các hoạt động ở trường mầm non, làm cơ sở
giúp giáo viên có những biện pháp tác động phù hợp, tạo điều kiện để trẻ phát triển
tốt về mọi mặt.
6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động chăm sóc– giáo dục nhằm
hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non
Dạ Lan Hương và trường mầm non Tuổi Thơ.



6

6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.2.1. Nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
6.2.2. Khảo sát thực trạng việc hình thành khả năng thích ứng thơng qua
tương tác mẫu tính cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
6.2.3. Đề xuất một số biện pháp sử dụng tương tác mẫu tính nhằm hình thành
khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng và thực nghiệm sư phạm.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp lí thuyết thơng qua đọc tài liệu, sách báo, tạp chí có liên quan.
- Phân loại, hệ thống hóa lí thuyết để làm rõ mục đích nghiên cứu của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát và ghi chép hoạt động của trẻ, kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ
huynh để tìm hiểu hứng thú, thái độ, khả năng tham gia hoạt động của trẻ, tìm hiểu
thực trạng việc hình thành khả năng thích ứng thơng qua tương tác mẫu tính cho trẻ
nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện trực tiếp với trẻ và giáo viên nhằm tìm hiểu khả năng thích ứng
của trẻ, biện pháp sử dụng tương tác mẫu tính nhằm hình thành khả năng thích ứng
cho trẻ, những thuận lợi và khó khăn trong q trình hình thành khả năng thích ứng
cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
7.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
Chúng tơi dựa trên những gì quan sát được từ kết quả các hoạt động của trẻ từ
đó phân tích và đưa ra nhận định chung nhất.
7.2.4. Phương pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu thăm dò, điều tra ý kiến của các giáo viên dạy lớp nhà trẻ
24 - 36 tháng tuổi ở các trường mầm non trong TP. Đà Nẵng về việc hình
thành khả năng thích ứng thơng qua sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động

chăm sóc– giáo dục cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi.


7

7.2.5. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức thống kê toán học để xử lý số liệu đã thu thập được
trong thực tế khi tiến hành nghiên cứu.
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng biện pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả
của các biện pháp đề xuất và khẳng định sự phù hợp của kết quả thu được với giả
thuyết khoa học.
8. Những đóng góp của đề tài
8.1. Về lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc sử dụng tương tác mẫu
tính trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng
cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng.
8.2. Về thực tiễn
Đề tài góp phần xác định các tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng của trẻ 24 36 tháng, đề ra các biện pháp sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động chăm
sóc– giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ 24 - 36 tháng.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động
chăm sóc – giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36
tháng ở trường mầm non
Chương 3: Biện pháp sử dụng tương tác mẫu tính trong các hoạt động chăm
sóc – giáo dục nhằm hình thành khả năng thích ứng cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ở
trường mầm non và thực nghiệm sư phạm



8

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC – GIÁO DỤC NHẰM
HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ
24 - 36 THÁNG TUỔI
1.1. Lý luận về tƣơng tác mẫu tính
1.1.1. Khái niệm tương tác mẫu tính
Theo Từ điển Tiếng Việt (1998) do tác giả Hoàng Phê chủ biên, “tương tác là
tác động qua lại lẫn nhau”. [18; tr 532]
Theo Từ điển Từ và ngữ Hán Việt do Nguyễn Lân chủ biên, “tương tác là có
ảnh hưởng lẫn nhau”. [14; tr 434]
Tương tác mẫu tính được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh là “maternal interaction” theo nghĩa hẹp đó là hành vi phản ứng, tương tác giữa người mẹ và trẻ
nhỏ. Tương tác mẫu tính đặc trưng cho năng lực và kĩ năng giao tiếp của mẹ và
trẻ. TTMT bao gồm nhiều dạng như tương tác thể chất, tương tác ngôn ngữ,
tương tác nghệ thuật, v.v…, được xem là những điều kiện quan trọng để phát
triển nhận thức – trí tuệ, phát triển tình cảm - xã hội, phát triển ngôn ngữ, thẩm
mỹ của trẻ.
Theo nghĩa rộng, Tương tác mẫu tính cũng là hành vi của người lớn trong
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Do cơng việc chăm sóc trẻ trước tuổi
học đường có nhiều nét đặc thù nên giáo viên mầm non cũng cần có những phẩm
chất và năng lực của một người mẹ.
Trong phạm vi của đề, khi định nghĩa về tương tác mẫu tính, chúng tơi theo
nghĩa rộng, tức là hành vi tương tác mẫu tính là hành vi của người lớn trong việc
chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.



9

1.1.2. Đặc trưng của tương tác mẫu tính
a. Tương tác mẫu tính có nguồn gốc từ tự nhiên, mang tính bẩm sinh
Có thể nói, tương tác mẫu tính có nguồn gốc từ những đặc điểm sinh học độc
đáo của con người. Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của loài người vốn là loài
vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Sau nhiều biến động, loài
vượn người đã buộc phải rời khỏi ngọn cây cao để xuống sinh sống trên mặt đất. Từ
đó, cấu tạo của con người là đầu hướng thượng và chân bộ hành, dáng đứng thẳng
cũng làm cho tầm mắt của con người rộng và xa hơn, bộ ngực nở hơn đồng thời các
cơ quan của bộ máy phát âm phát triển. Các nhà khoa học xem đây là tiền đề sinh
học trước tiên giúp con người có những cơ sở vật chất để sản sinh ra các phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như âm thanh, nét mặt biểu cảm phong phú và cử chỉ
điệu bộ linh hoạt từ đôi bàn tay tự do.
Tuy nhiên, trong số các biến đổi về mặt sinh học của con người, sự tiến bộ của
bộ não là quan trọng nhất. Qua quá trình lao động và phát triển, bộ não của con
người cũng phức tạp dần lên, những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói
như thùy trán, thùy thái dương và phần dưới thùy đỉnh phát triển mạnh. Kết quả của
q trình tiến hóa ấy, so với những loài họ hàng với tổ tiên con người, bộ não con
người ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não với trọng lượng của tồn
thân) lớn hơn rất nhiều. Chúng ta có thể thấy được sự phát triển của đại não con
người qua các thời kì như sau:
Bộ não người Rushi- Người vượn Phương Nam: 500g
Bộ não người nguyên thủy: 1200g
Bộ não người Neandethal: 1400g
Bộ não người hiện sinh: 1500g
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng sau khoảng 350 vạn năm, bộ não của
người hiện sinh đã có trọng lượng gấp 3 lần so với não người Rushi. Đại não phát

triển giúp cho khả năng tư duy tượng trưng cũng phát triển, và kéo theo đó là điều
khiển các cơ quan khác một cách thành thục và hiệu quả hơn.


10

Những tiến hóa về hình thái cơ thể và sự phát triển về đại não ở trên đã cho
thấy con người tiến hóa hơn hẳn các lồi động vật có vú bậc cao khác. Tuy nhiên,
sự tiến hóa đó cũng chứa đựng một sự mâu thuẫn: Con người với cấu tạo: đầu
hướng thượng, đi bộ bằng hai chân đã làm cho đường sinh nở bị hẹp lại, bộ não phát
triển hơn nên đầu to hơn các động vật khác, do đó con người có nguy cơ bị tuyệt
chủng. Chính vì vậy, q trình sinh nở của lồi người cũng khác hẳn với các lồi
động vật có vú bậc cao ở chỗ, một em bé được sinh ra thì hệ vận động chưa phát
triển mà chỉ có các giác quan phát triển (các lồi động vật như trâu, bị, dê… khi
mới chào đời đã có thể chạy nhảy…). Sự khác biệt này được giới nghiên cứu sinh
học gọi loài người là loài “nhập tổ thứ cấp” để phân biệt với “loài nhập tổ” ngay sau
khi sinh sản là các động vật có vú bậc thấp như chuột, chó và cũng phân biệt với
loài “ly tổ” ngay sau khi sinh sản là bò, nai, hươu, ngựa....Các nhà khoa học đã đưa
ra giả thuyết rằng có thể cơ chế “sinh non có tính chất sinh lý” (tức là sinh mà hệ
vận động chưa phát triển, chỉ có giác quan phát triển) đã giúp lồi người thốt được
nạn diệt chủng. Chính điều đó đứa bé mới cần sự chăm sóc đặc biệt của người mẹ,
và q trình chăm sóc ấy địi hỏi sự tương tác, giao tiếp mẫu tử. Giao tiếp trở thành
tình cảm bẩm sinh sinh tồn của con người. Đó chính là sự gắn bó giữa mẹ và bé.
Như vậy, mâu thuẫn của sự tiến hóa cũng cho ta thấy được nhu cầu gắn bó, tương
tác của lồi người ngay khi vừa mới chào đời.
TTMT có cơ sở từ chính những đặc điểm sinh học của con người. Do đó,
TTMT có nguồn gốc tự nhiên, mang tính bẩm sinh. Các nhà khoa học trên thế giới
đã nhận ra rằng giữa sự tiến hóa hình thái cơ thể của con người – đầu hướng
thượng, đi bộ bằng hai chân với sự tiến hóa về não bộ của con người tạo nên mâu
thuẫn của sự tiến hóa. Đi bộ hai chân hàng ngàn năm đã làm cho đường sinh nở của

người nữ bị teo nhỏ lại trong khi đó trọng lượng não bộ lại lớn lên. Trong khi đó,
con người lại được xếp vào hàng động vật có vú bậc cao như hươu, nai, bị, ngựa
đối trọng với lồi động vật có vú bậc thấp như chó, chuột mèo…Theo lơ-gich tiến
hóa, bé người phải đứng lên, đi lại, chạy nhảy hầu như ngay lập tức được như bé
hươu, nai, bò, ngựa. Nhưng trên thực tế bé người lại nằm trong tổ giống như bé chó,


11

chuột, mèo. Điều gì đã đảo ngược lơ-gich tiến hóa này trong câu chuyện sinh nở của
lồi người nếu khơng phải chính là do mâu thuẫn của sự tiến hóa kể trên. Để đảm
bảo cho sự sinh nở an toàn, để đảm bảo cho sự sinh tồn của giống loài, con người
không thể đợi đến khi xương cốt của bào thai cứng cáp vì nếu như vậy cả mẹ và bé
đều tử vong do đường sinh nở đã teo nhỏ lại do việc đứng thẳng và đi bộ trên hai
chân. Ra đời khi hệ vận động chưa phát triển giống như chó, chuột, mèo (những lồi
này khi sinh ra hệ vận động chưa phát triển) chính là cơ hội sống sót của mẹ và bé.
Vì thế mà các nhà sinh học đã đưa ra giả thuyết sinh sản; sinh non có tính chất sinh
lý ở con người. Với cơ chế tự nhiên và bẩm sinh này, việc chăm sóc tỉ mỉ, kỹ lưỡng
của người lớn đối với bé người là một điều kiện tất yếu đảm bảo cho sự sinh tồn của
giống lồi.
Cùng với sự tiến hóa của con người, nhu cầu gắn bó, tiếp xúc với người thân,
nhu cầu được chăm sóc trở thành tất yếu. Đây là tiền đề sinh học làm phát sinh
TTMT- mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Vì lẽ đó ta thấy TTMT có
nguồn gốc tự nhiên mang tính bẩm sinh. Có thể thấy, tương tác mẫu tính trước hết
ra đời từ những nhân tố tự nhiên, bẩm sinh của con người.
b. Tương tác mẫu tính có nền tảng từ sự nhạy cảm mẫu tính (maternal sensitive)
Sự nhạy cảm (sensitive) được xem như một trong những yếu tố then chốt
trong thuyết Sự gắn bó (Attachment Theory, Bowlby 1969,1973, 1980) và cũng là
nền tảng của sự tương tác mẫu tính. Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu Ainsworth
(1974) đã định nghĩa TTMT là đó là năng lực của người mẹ trong việc cảm nhận

chính xác những dấu hiệu của con mình và đáp ứng lại một cách tinh tế, tự nhiên và
phù hợp. Một người mẹ nhạy cảm là người mẹ có thể thông tỏ mọi điều mà trẻ
mong muốn. Ainsworth và cộng sự của bà là Blehar, Waters và Wall (1978) cũng là
những người đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ giữa sự nhạy cảm mẫu tính với cảm
giác gắn bó an tồn của trẻ nhỏ (attachment security), và đó chính là một tiền đề
chủ yếu của thuyết Sự gắn bó, tạo nên sự tương tác mẫu tính.
Mức độ gắn bó giữa mẹ và bé được xác định thông qua việc bé có khả năng
biết dựa vào mẹ như một bảo đảm an toàn để khám phá sự vật và đồng thời tự cân


12

bằng, xoa dịu những lúc khó chịu hay buồn bã của mình. Sự an tồn trong mối gắn
kết mẹ con được xem là một điều quan trọng phản ánh sự tự tin của trẻ trong một
bối cảnh có sự hiện diện biểu cảm của mẹ và sự phản hồi từ phía mẹ, từ đó giúp
nâng cao sự định hướng tích cực và tin cậy của trẻ với mẹ, với chính bản thân mình
và với thế giới nói chung. Ngược lại, sự chăm sóc của mẹ thiếu nhạy cảm và ít phản
hồi lại trẻ có thể gây ra trạng thái bất an trong sự gắn bó mẫu tử. Chính trạng thái
này sẽ khiến trẻ mất tự tin trước mẹ, và điều này sẽ là nguyên nhân tạo nên xu
hướng tiêu cực và sự hoài nghi ở trẻ nhỏ (những dạng biểu hiện của Sự gắn bó –
Ainsworth, 1978; Main và Solomon, 1990). [19; tr 147]
Đã có rất nhiều nỗ lực để làm sâu sắc hơn khái niệm Sự nhạy cảm nhưng khi
được chỉ ra bởi Meins, Femyhough, Fradley và Tuckey (1999), những định nghĩa
đó có xu hướng thiếu sự thống nhất giữa nhà nghiên cứu, những người coi hành vi
như một yếu tố cấu thành sự nhạy cảm mẫu tính. Chẳng hạn như, người mẹ có khả
năng gắn kết sự mạnh mẽ với các dạng phản ứng tùy theo trạng thái cảm xúc của trẻ
thì được xem như là một yếu tố cấu thành nên Sự nhạy cảm (Tomasello, 1995). Kivijärvi và những người khác (2001) nhận định rằng bên cạnh bản năng biểu cảm sẵn
có, người mẹ nào hành động một cách nhạy bén, nhạy cảm là người có thể đáp ứng
con mình những gợi ý, kết nối được với con mình, phản chiếu được con mình và
đồng thời biết lường trước và bố trí sắp xếp mơi trường xung quanh con sao cho

hợp lí. Như vậy họ đã thao tác hóa cấu trúc của hành vi nhạy cảm bởi tổng số tất cả
biểu hiện của phụ huynh trong chương trình Đánh giá mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái ở độ tuổi mầm non (Parent-Child Early Relational Assessment, PCERA;
Clark 1985). [19; tr 150]
Mặt khác Silvén, Niemi và Voeten (2002) định nghĩa Sự nhạy cảm như là một
tiêu chí đánh giá trong năng lực làm mẹ nhằm thúc đẩy trẻ vui chơi, đúng giờ và
hoạt bát nhanh nhẹn trong nhận thức. Khá gần với quan điểm này, Stevens, Blake,
Vitale và MacDonald (1998) cho rằng một người mẹ nhạy cảm là người có thể duy
trì được sự chú ý của trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động và lựa chọn được những hoạt động
phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.


13

Laakaso, Poikkeus, Katajamäki và Lyytinen (1999b) đã đánh giá Sự nhạy cảm
theo tổng số của 10 nấc thang, trong đó bao gồm ngồi khả năng duy trì sự chú ý và
các yếu tố thúc đẩy cịn bao gồm các khía cạnh khác như bản năng xúc cảm, yêu
thích sự tham gia tương tác, cũng như cho phép trẻ hành động một cách độc lập.
Tương tự như vậy trong nghiên cứu của Bauwell, Tamis-LeMonda và Bornstein
(1997), người mẹ mà được đánh giá về sự nhạy cảm trong ngơn ngữ thì khơng chỉ
đáp ứng lại hành vi của con khi con 13 tháng tuổi mà cịn duy trì được sự tham gia
vào một chủ đề nào đó hướng tới đứa trẻ, tập trung được vào đứa trẻ ngay cả khi
chúng không tập trung, và khơng bỏ lỡ các tín hiệu mà trẻ phát ra. Người mẹ tập
trung chú ý tới trẻ thông qua sự can thiệp tới trẻ bằng lời nói và qua đó để ngăn cản
hay giới hạn hành vi của trẻ. Bên cạnh đó, Hobson, Patrick, Crandell, Garcia Pérez
và Lee (2004) đã phát hiện ra mối quan hệ nghịch cao giữa sự nhạy cảm mẫu tính
và sự can thiệp. Vì vậy, có ít nhất hai cách mà ở đó cha mẹ có thể can thiệp tới các
tín hiệu của con: đó là bao gồm cả việc làm ngơ (under-responsive) và việc đáp ứng
thái quá (over-responsive) ví dụ như sự kiểm soát tuỳ tiện (Crittenden và Claussen
2003). Murray và Hornbaker (1997) cũng phát hiện ra rằng kiểu tương tác mẫu tính

mang tính chỉ đạo áp đặt (kiểu áp đặt) có mối tương quan nghịch với sự nhạy cảm
cũng như với sự cơng phu kĩ lưỡng (ví dụ như, sự cơng phu trong các chủ đề hội
thoại hay trò chơi với con), trong khi đó sự nhạy cảm lại có tương quan thuận với sự
công phu kĩ lưỡng kể trên.
Trong sự cố gắng tìm kiếm các hành vi mang tính then chốt trong việc cấu
thành nên sự nhạy cảm mẫu tính, một số nghiên cứu đi vào những khía cạnh cụ thể
của nội dung mà mẹ nói với con. Meins và cộng sự của bà (2001) đã phát hiện ra
rằng những lời bình luận hay những phát âm của mẹ về tinh thần của trẻ và trẻ sẽ
tiếp tục hoạt động tốt hơn. [19; tr 194] có thể phân biệt trẻ từ ba kiểu gắn bó khác
nhau hơn là thơng qua sự nhạy cảm chung chung. Tương tự như vậy, theo KorenKarie, Oppenheim, Dolev, Sher và Etzion-Carasso (2002), sự sâu sắc mẫu tính, ví
dụ như khả năng cân nhắc và miêu tả bằng lời động cơ ngầm ẩn trong hành vi của
con mình và những kinh nghiệm xúc cảm trong chỉnh thể, tích cực và thái độ chú ý


14

đến trẻ, những điều này không chỉ liên quan đến việc đánh giá sự nhạy cảm mẫu
tính mà cịn tính đến sự khác nhau trong sự gắn bó nhũ nhi vượt ra ngồi sự khác
biệt được giải thích bởi sự nhạy cảm mẫu tính nói chung (Fonagy, Gergely, Jurist và
Target 2002). Do đó, khả năng của những bà mẹ nhạy cảm là đọc được tín hiệu từ
trẻ một cách chính xác và đáp ứng lại trẻ một cách phù hợp, tinh tế và hiệu quả như
thể nó xuất phát từ sự sâu sắc và khả năng nhìn thấy những điều mà trẻ mong muốn.
Ngược lại, những bà mẹ thiếu nhạy cảm thường chỉ can thiệp dựa vào những yếu tố
khác như trạng thái tinh thần của mình, mong muốn của mình, vào những ý kiến
chung về những gì mà trẻ cần hoặc những căn cứ khác mà không liên quan đế nhu
cầu cảm xúc cụ thể của trẻ. Sự nhạy cảm là gì từ quan điểm của người lớn có thể
khơng được cảm nhận bởi chính những đứa trẻ. [19; tr 201]
Tóm lại, sự nhạy cảm chính là khả năng của người mẹ trong việc cảm nhận
chính xác những tín hiệu trên cơ sở cân nhắc quan điểm của trẻ và đáp ứng lại
những tín hiệu đó một cách tinh tế, tự nhiên và phù hợp. Sự nhạy cảm được phản

ánh bằng nhiều cách khác nhau trong hành vi làm mẹ, ví dụ như trong cách mẹ sử
dụng ngơn ngữ đối với trẻ. Trong rất nhiều nghiên cứu về các mối tương quan gần
đây, sự nhạy cảm đã được thao tác hóa bằng việc tính đến những khía cạnh của
hành vi tương tác mẫu tính. Crittenden và Claussen (2003) cũng đưa ra kết luận
rằng nên xác định sự nhạy cảm như một cấu trúc đa chiều, ví dụ cần xét một cách hệ
thống các đặc điểm thuộc về cha mẹ một cách cụ thể liên quan đến cả tác động và
sự ngẫu nhiên nhất thời hơn là xác định sự nhạy cảm như là một cấu trúc một chiều,
thang độ tuyến tính (Crittenden 1988, Van den Boom 1997). Trong tất cả những
khái niệm đã nêu ra, khái niệm tương đối ổn lại là khái niệm ban đầu của Ainsworth, 1974, nó đã nhấn mạnh được mối liên hệ giữa sự nhạy cảm và sự gắn bó.
Cho đến nay khái niệm đó vẫn khá rõ ràng khi đề cập đến cái cách mà mẹ đáp ứng
lại con mình như một nhân tố quan trọng trong mối liên quan với hành vi tương tác
mẫu tính. Trên thực tế, sự phản ứng thường được phân biệt với sự nhạy cảm (De
Wolff & van IJzendoorn 1997). [20; tr 214]


×