Một nửa thế giới mua sắm ra sao: Quần áo
ở Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ -phần1
Các nhà bán lẻ đa quốc gia đang phải đối mặt với các thách
thức mới để nắm giữ được sức mua đang tăng lên trên từng
thị trường đặc thù này.
Trên những thị trường mới nổi toàn thế giới, sức mua của người
tiêu dùng đang thay đổi một cách nhanh chóng trong ngành công
nghiệp bán lẻ, cả địa phương lẫn toàn cầu. Các nhà bán lẻ đa
quốc gia tìm kiếm những nguồn tăng trưởng mới đều đang theo
dõi các thị trường đại chúng của Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ,
nơi lượng dân số lớn và sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của
những quốc gia này khiến cho các thị trường gần như trở nên
hấp dẫn hơn.
Và ngay khi có được mức thu nhập cao hơn thì những người tiêu
dùng ngày càng tiêu nhiều tiền hơn vào các mặt hàng vượt qua
những nhu cầu cần thiết cơ bản. Một trong những danh mục
hàng hóa đầu tiên cảm nhận được sự thay đổi này chính là quần
áo.
Để hiểu một cách đầy đủ hơn điều cho thấy các nhà bán lẻ thành
công trên các thị trường này, McKinsey đã tiến hành một dự án
nghiên cứu sự ưu tiên về hành vi và các quan điểm mua sắm
quần áo ở Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguyên mẫu của chúng tôi chủ yếu tập vào phụ nữ, những người
ở nhiều thị trường không chỉ quyết định mua quần áo nào cho
chính mình mà còn có ảnh hưởng tới cả những bộ quần áo mua
cho chồng và con của họ. Chúng tôi bổ sung vào bản nghiên cứu
định lượng này rất nhiều nhóm tiêu điểm, đến xem cửa hàng,
phỏng vấn và cả nhật ký mua sắm.
“Trung Quốc: ngân sách càng hạn hẹp, tủ quần áo càng ít”
cho thấy lời cảnh báo của những người tiêu dùng hay thay đổi và
các đối thủ cạnh tranh địa phương mạnh mẽ của đất nước này
phá hỏng nỗ lực của các hãng đa quốc gia như thế nào.
“Ấn Độ: mua sắm cùng gia đình” giải thích những vai trò khác
nhau mà những người phụ nữ, đàn ông và cả trẻ nhỏ nắm giữ
trong việc đưa ra các quyết định về quần áo cùng hướng phát
triển được thị trường này.
“Bra-xin: nhận biết được mốt, tín dụng sẵn sàng” miêu tả
những người mua sắm đầy cảm hứng của quốc gia này cũng như
các nỗ lực của những ngân hàng và nhà bán lẻ đang cùng chạy
đua để đáp ứng được các nhu cầu tín dụng của khách hàng.
Trung Quốc: ngân sách càng hạn hẹp, tủ quần áo càng ít
Lượng người tiêu dùng về quần áo của Trung Quốc là vô cùng
lớn nhưng lại thiếu kinh nghiệm về phân loại, chất lượng và đặc
tính của sản phẩm. Vì vậy, các nhà bán lẻ toàn cầu có thể giúp
được cho họ.
Và dù mức tăng trưởng rất nhanh nhưng thị trường quần áo của
Trung Quốc vẫn thể hiện những thách thức đáng kể đối với các
nhà bán lẻ toàn cầu.
Bản khảo sát của McKinsey về người tiêu dùng Trung Quốc nhấn
mạnh sự khó khăn mà các nhà bán lẻ đa quốc gia có thể gặp
phải khi áp dụng các công thức thử-và-biết của họ vào Trung
Quốc đối với việc phân biệt giữa các sản phẩm và thương hiệu
và đề xuất rằng các nhà bán lẻ nên chấp nhận các cách tiếp cận
mới trong những lĩnh vực chẳng hạn như bán trong cửa hàng và
quảng cáo.
Hơn nữa, bản khảo sát còn nêu bật những sự khác nhau quan
trọng giữa những người mua sắm quần áo Trung Quốc bình
thường với những người trưởng thành trẻ tuổi của quốc gia này
nhóm người mang lại những cơ hội có thể hấp dẫn đối với các
nhà bán lẻ toàn cầu.
Những điều tìm thấy này xuất phát từ một nỗ lực nghiên cứu
nhằm kết hợp sự khảo sát định lượng về những người tiêu dùng
thị trường đại chúng thành thị với những kỹ thuật nghiên cứu định
lượng, bao gồm nhật ký mua sắm, đến xem cửa hàng và các
nhóm tiêu điểm.
Chúng tôi đã nghiên cứu thị trường đại chúng vì nó định hướng
ngày một cao sức tăng trưởng nhanh chóng (12% một năm) về
thị trường quần áo bán lẻ trị giá 84 tỉ đô-la ở Trung Quốc và thể
hiện được cơ hội đầy ý nghĩa đối với các nhà bán lẻ nước ngoài
nhằm mở rộng hơn nữa ngoài những người tiêu dùng cấp cao
mà họ từng phục vụ từ đầu những năm 1990.
Giờ đây, thị trường quần áo Trung Quốc là thị trường lớn nhất
thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ (232 tỉ đô-la) và Nhật Bản (100 tỉ