Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tìm hiểu một số bệnh thường gặp và các biện pháp phòng chống bệnh cho trẻ nhà trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thuộc quận hải châu tp đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON

Đề tài:

Tìm hiểu về một số bệnh thường gặp và các biện
pháp phòng chống bệnh cho trẻ Nhà trẻ - Mẫu giáo
ở các trường Mầm non thuộc quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Vũ Đình Ngàn

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Quý Anh

Lớp

: 10SMN2

Đà Nẵng, 05/2014


LỜI CẢM ƠN
******
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô khoa
Giáo dục Tiểu học – mầm non đã truyền đạt cho sinh viên chúng em những
kiến thức, bài học kinh nghiệm hết sức quý báu nhằm trang bị cho em những
kiến thức bổ ích giúp em hồn thành tốt khóa ln tốt nghiệp này. Em xin


kính chúc các thầy cơ dồi dào sức khỏe, tràn đầy hạnh phúc và gặt hái được
nhiều thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy.
Đặc biệt cho em được gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Vũ Đình Ngàn, người đã
tận tình hướng dẫn và góp ý rất kỹ lưỡng, đã giúp em cũng như các bạn khác
có thể hồn thành đề tài một cách tốt nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà trường, q
cơ và tồn bộ trẻ ở trường mầm non 19/5, Hoa Phượng Đỏ đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành đề tài. Và em xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đã
ln cổ vũ, động viên, giúp đỡ em hồn thành tốt khóa luận này.
Do đề tài được nghiên cứu và biên soạn trong thời gian ngắn, bản thân còn
nhiều hạn chế về kiến thức chuyên ngành và thực tế nên không tránh khỏi
những thiếu sót, bất cập. Chính vì vậy, em rất mong nhận được những đóng
góp, phản hồi của các thầy cơ và lãnh đạo khoa Giáo dục Tiểu học- mầm non.
Xin trân trọng gửi đến quý thầy cô đề tài này.
Đà Nẵng, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quý Anh

1


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI
Bảng 1.1: Bảng kích thước thực quản để tham khảo khi đặt ống thông < 2
tháng: 0,8 - 0,9cm đường kính. .................................................... 22

Bảng 1.2: Bệnh thường gặp ở trẻ tại trường mầm non 19/5: ......................... 33
Bảng 1.3: Bệnh thường gặp ở trẻ tại trường mầm non Hoa Phượng Đỏ: ....... 34
Bảng 1.4: Kết quả thể hiện mức độ nhận biết về một số bệnh thường gặp của
giáo viên. ..................................................................................... 37
Bảng 1.5. Kết quả giáo viên thực hiện giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ở
các trường mầm non .................................................................... 37
Bảng 1.6. Kết quả giáo viên thực hiện việc tuyên truyền các hình thức phòng
chống một số bệnh thường gặp cho phụ huynh học sinh .............. 38
Bảng 1.7. Kết quả của việc giáo viên thực hiện một số cơng việc nhằm phịng
ngừa một số bệnh thường gặp cho trẻ ........................................... 38
Bảng 2.1: Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non ....................................... 40


MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ......................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học: .................................................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................... 4
7. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................................... 4
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG ....................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÒNG
CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP CHO TRẺ NHÀ TRẺ - MẪU
GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON ........................................................ 6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:................................................................................................ 6
1.1.1. Sức khỏe là cơ sở, là nền tảng để con người tiến hành mọi hoạt động ........ 6
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản về sức khỏe ..................................................... 6
1.1.1.2. Sức khỏe là nền tảng, là cơ sở để con người tiến hành mọi hoạt động .... 8

1.1.1.3. Nội dung chăm sóc bảo vệ sức khỏe ban đầu trẻ em .......................... 9
1.1.2. Tổng quan về một số bệnh thường gặp, hình thức và kĩ năng phịng chống
một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. .................................................................... 9
1.1.2.1. Tổng quan về một số bệnh thường gặp............................................... 9
1.1.2.2. Tổng quan về hình thức tổ chức phịng chống .................................. 11
1.1.2.3. Tổng quan về kĩ năng phòng chống ................................................. 12
1.1.3. Đặc điểm về tâm lý của trẻ mầm non .............................................................. 13
1.1.4. Đặc điểm về sinh lý của trẻ mầm non ............................................................. 18
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý của hệ xương ........................................................ 18
1.1.4.2. Đặc điểm sinh lý của hệ cơ: ............................................................. 20


1.1.4.3. Đặc điểm sinh lý của da: ................................................................. 21
1.1.5. Đặc điểm cấu tạo của trẻ .................................................................................. 21
1.1.5.1. Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ: ................................................. 21
1.1.5.2. Đặc điểm của hệ hô hấp: ................................................................ 22
1.1.5.3. Đặc điểm hệ thần kinh ở trẻ: .......................................................... 23
1.1.5.4. Đặc điểm hệ cơ - xương của trẻ:...................................................... 24
1.1.6. Đặc điểm bệnh lý ở trẻ: .................................................................................... 25
1.1.6.1. Giai đoạn trước khi sinh: ................................................................. 25
1.1.6.2. Giai đoạn sau khi sinh: .................................................................... 26
1.1.6.3. Thời kỳ bú mẹ (nhũ nhi): .................................................................. 26
1.1.6.4. Thời kỳ răng sữa: ............................................................................ 27
1.1.7. Ý nghĩa và tác dụng của việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
khi đang mắc một số bệnh thường gặp ..................................................................... 28
1.1.7.1. Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng cho trẻ mầm non....................... 28
1.1.7.2. Hình thức giáo dục kĩ năng tự phục vụ ............................................ 28
1.1.7.3. Ý nghĩa và tác dụng của việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ
mầm non khi đang mắc một số bệnh thường gặp .......................................... 28
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................................... 29

1.2.1. Mục tiêu của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hiện nay. ..................... 29
1.2.2. Nội dung về một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non................................... 30
1.2.3. Tình hình mắc bệnh ở trẻ em………………………………………32
1.2.3.1. Tình hình mắc bệnh chung………………………………………..32
1.2.3.2. Tình hình mắc bệnh ở trẻ em Việt Nam…………………………….33
1.2.4. Bảng thống kê các bệnh thường gặp mà trẻ thường mắc phải ở trường
mầm non 19/5, Hoa Phượng Đỏ thuộc quận Hải Châu - TP Đà Nẵng ............... 33
1.2.5. Tìm hiểu thực tế phịng chống một số bệnh thường gặp ở trường mầm non 35
1.2.5.1.Tình hình trẻ mắc một số bệnh thường gặp ở Việt Nam: ................... 35
1.2.5.2. Tìm hiểu thực tế việc phịng ngừa các bệnh thường gặp ở các trường
mầm non....................................................................................................... 36


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP VÀ
CÁCH PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP CHO TRẺ NHÀ
TRẺ- MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON ............................................ 39
2.1. TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON ......... 40

1


2.1.2. Phân loại một số bệnh thường gặp ở trẻ ........................................................ 43
2.1.2.1. Bệnh không truyền nhiễm: ............................................................... 43
2.1.3.1. Đối với bệnh không truyền nhiễm .................................................... 50
2.1.3.2. Đối với bệnh truyền nhiễm: ............................................................. 55
2.2. GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ VÀ TÁC DỤNG CỦA
VIỆC GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG TRÊN ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON. 59
2.2.1. Thói quen vệ sinh thân thể ............................................................................... 59
2.2.1.1. Thói quen rửa mặt ........................................................................... 60
2.2.1.2. Thói quen rửa tay ............................................................................ 60

2.2.1.3. Thói quen đánh răng........................................................................ 60
2.2.1.4. Thói quen chải tóc ........................................................................... 60
2.2.1.5. Thói quen mặc quần áo sạch sẽ ....................................................... 61
2.2.2. Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh ........................................................... 61
2.2.3. Thói quen hoạt động có văn hóa vệ sinh ........................................................ 61
2.2.4. Thói quen giao tiếp có văn hóa ........................................................................ 62
2.3. MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ ĐỂ
PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP CHO TRẺ MẦM NON
NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ ................................................................................ 62
2.3.1. Yêu cầu đối với giáo viên .................................................................................. 62
2.3.2. Yêu cầu đối với trẻ ............................................................................................. 65
2.3.3. Các yêu cầu khác............................................................................................... 66
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 66
1. Kết luận ..................................................................................................................... 66
2. Một số ý kiến đề xuất ............................................................................................... 68
3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ......................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 0


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Đúng thế, trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những
búp măng non, búp sen sẽ tỏa hương thơm ngát đưa đất nước Việt Nam vươn
xa khắp bốn phương. Vì vậy, trong mọi thời đại giáo dục mầm non luôn
chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội.
Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu, là khâu đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, có vị trí hết sức quan trọng đó là hình thành những
cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần
thiết cho trẻ vào trường phổ thông. Vì thế, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nói

rằng: “Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trẻ từ 0- 6
tuổi đang hình thành và phát triển, cơ thể còn non nớt của trẻ chịu sự tác động
mạnh mẽ và sự ảnh hưởng có tính quyết định của mơi trường xung quanh đến
q trình tăng trưởng và phát triển đó. Để trẻ em có một cơ thể khỏe mạnh,
thơng minh, nhanh nhẹn,...làm nền tảng cho giai đoạn phát triển và hình thành
nhân cách lành mạnh, chúng ta cần phải đảm bảo về cách chăm sóc, ni
dưỡng cho trẻ một cách có khoa học nhằm giúp trẻ có sức khỏe tốt, đảm bảo
cho quá trình tăng trưởng và phát triển ở trẻ diễn ra tốt hơn.
Theo ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục “Dân số-Kế
hoạch hóa gia đình” cho biết đến thời điểm này dân số Việt Nam đạt 88,78
triệu người. Trong đó, trẻ em chiếm 1/3 dân số cả nước. Bên cạnh đó, theo
thống kê ở các nước trên thế giới, số lượng trẻ em ngày nay chiếm 1/3 dân số
thế giới. Số lượng trẻ em chiếm phần lớn tổng dân số trong cả nước cũng như
trên thế giới nhưng nếu khơng đảm bảm tốt về cách chăm sóc, ni dưỡng trẻ
thì khả năng trẻ mắc bệnh là rất cao. Đây cũng là một trong số những quan
tâm cấp thiết của các nhà Tâm bệnh học hiện nay, sự quan tâm trên không
phải là ngẫu nhiên, bởi các nhà sinh lý học, tâm bệnh học cũng như nhà giáo
1


dục học quan tâm đến các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển
của trẻ. [1]
Theo điều tra hiện nay, trẻ em thường hay mắc một số bệnh thông
thường, bệnh truyền nhiễm vào các mùa trong năm; những căn bệnh này có
thể dẫn đến tử vong do cách chăm sóc, ni dưỡng thiếu khoa học, cịn có
trường hợp trẻ chậm lớn, kém tiếp thu dẫn đến đờ đẫn,... Việc trẻ em mắc
bệnh không những ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình cũng như xã hội. Về
phía gia đình khi trẻ mắc bệnh thì phụ huynh phải bỏ cơng việc để ở nhà chăm
sóc cho con cái của mình, rồi một số trường hợp trẻ bị bệnh nặng cần đầu tư
chi phí đưa trẻ đến y - bác sĩ để khám chữa,... Về phía xã hội: cần phải đầu tư

chi phí xây dựng bệnh viện, các khoa nhi; đội ngũ y - bác sĩ, đầu tư vào cơ sở
vật chất, thiết bị khám chữa bệnh, thuốc thang để chữa bệnh cho trẻ,...
Vì thế, sự quan tâm đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ không chỉ là
trách nhiệm của cha mẹ trẻ mà còn là trách nhiệm của các cấp nhà trường,
quý cô nuôi dạy trẻ như trong q trình ni dạy trẻ q cơ cần phải đề ra
những phương pháp, cách thức chăm sóc có khoa học cho trẻ khi trẻ mắc
bệnh nhằm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh đó để đảm bảo cho trẻ có sức
khỏe tốt thì khơng thể khơng kể đến một phần trách nhiệm của xã hội, xã hội
cần chú tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phòng, chống bệnh cho trẻ, cụ thể
là cần chú tâm hơn đến cơng tác đầu tư tiêm chủng vắcxin, phịng ngừa dịch
bệnh đối với trẻ sơ sinh cũng như trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Theo như nhận định trên ta thấy, mặc dù việc đưa ra những biệp pháp
nhằm bảo đảm sự phát triển cho trẻ là biện pháp tốt, có tính hiệu quả cao
nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, trong thực tiễn cho thấy q trình thực hiện
chăm sóc, ni dưỡng trẻ vẫn còn chưa đồng bộ, bộc lộ những hạn chế như:
chưa thể hiện được đầy đủ các biện pháp chăm sóc và chữa trị cho trẻ, chưa
phát huy được tối đa khả năng chẩn đoán bệnh cũng như thực hành một số
biện pháp sơ cứu của các cô giáo ni dưỡng và chăm sóc trẻ khi trẻ mắc
bệnh...
2


Với những lý do cần thiết, cấp bách như trên và để điều tra, tìm hiểu về
tình hình bệnh tật của trẻ em và các biện pháp khắc phục những bệnh thường
gặp ở trẻ em nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về một số bệnh thường gặp và các
biện pháp phòng chống bệnh cho trẻ Nhà trẻ - Mẫu giáo ở các trường Mầm
non thuộc quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phòng chống một

số bệnh thường gặp cho trẻ Nhà trẻ - Mẫu giáo để thấy được tính nghiêm
trọng, cấp bách của một số bệnh ở trẻ và hiểu được các dấu hiệu nhận biết
một số bệnh thường gặp ở trẻ từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu
quả chăm sóc, cách phòng tránh cũng như cách chữa trị phù hợp cho trẻ Mầm
non.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phòng chống một số bệnh thường
gặp ở trẻ mầm non.
Tìm hiểu tình hình thực tế về việc phòng chống một số bệnh thường
gặp cho trẻ mầm non, đặc biệt là cách tổ chức, hướng dẫn cho trẻ kĩ năng tự
phục vụ trong quá trình trẻ mắc bệnh.
Đề xuất biện pháp, kĩ năng phòng chống bệnh thường gặp cho trẻ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Q trình phịng chống một số bệnh thường gặp cho trẻ ở trường mầm
non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non.
+ Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở
trẻ Nhà trẻ - Mẫu giáo ở các trường mầm non thuộc Thành phố Đà Nẵng.
3


+ Thời gian: Đề tài nghiên cứu nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm nhận
biết một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non và cách phòng chống bệnh ở các
trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu vận dụng được nhiều biện pháp phòng chống một số bệnh thường
gặp cho trẻ mẫu giáo có thể hạn chế khả năng phát bệnh và lây lan của bệnh
đối với các trẻ xung quanh; từ đó giúp trẻ có đầy đủ sức khỏe tham gia vào

hoạt động chơi và học nhằm góp phần phát triển trí tuệ và nâng cao thể lực
cho trẻ.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở trẻ từ nhà trẻ đến mẫu giáo ở các
trường mầm non 19/5, Hoa Phượng Đỏ thuộc quận Hải Châu- TP Đà Nẵng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương phá điều tra bằng Anket.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê.
7. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm có 3 phần:
Phần 1: Mở đầu:
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Giả thuyêt khoa học.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
4


Phần 2: Nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc phòng chống một
số bệnh thường gặp cho trẻ Nhà trẻ - Mẫu giáo ở các trường Mầm non.
Chương 2: Thực trạng về một số bệnh thường gặp và cách phòng chống
một số bệnh thường gặp cho trẻ Nhà trẻ - Mẫu giáo ở các trường mầm non.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.


5


PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP CHO TRẺ
NHÀ TRẺ - MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1.1. Tổng quan về sức khỏe, ý nghĩa của sức khỏe đối với đời sống con
ngƣời
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản về sức khỏe
Theo tổ chức Y tế thế giới định nghĩa sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng
thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải thuần túy chỉ là
một tình trạng khơng có bệnh tật”. [2, 10]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu sức khỏe gồm 3 mặt: sức khỏe thể chất, sức
khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội.
- Sức khỏe thể chất: được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải
mái về thể chất. Càng sảng khoái, càng thoải mái càng chứng tỏ bạn là người
khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái là: sức lực, sự nhanh nhẹn, sự
dẻo dai, khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng những
điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
- Sức khỏe tinh thần: là sự thoải mái về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh
thần. Nó thể hiện chủ yếu ở sự sảng khoái; ở cảm xúc vui tươi, cảm giác dễ
chịu có những ý nghĩ; suy nghĩ mang tính lạc quan, u đời; có những quan
điểm sống nghiêng về hướng tích cực, chủ động trong mọi hoạt động; ln ở
trong trạng thái có khả năng chống lại những lối sống khơng lành mạnh, mang
tính bi quan.
+ Sức khỏe tinh thần là biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh, có đạo
đức. Cơ sở để thể hiện sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài long trong

hoạt động tinh thần giữa tình cảm và lý trí.
6


- Sức khỏe xã hội: sức khỏe xã hội thể hiện sự thoải mái trong các mối quan
hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: gia đình, bạn bè, xóm làng, nơi
cơng cộng,… Nó thể hiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội, nếu
chúng ta sống càng hòa nhập với mọi người, nhận được sự đồng cảm, u
mến của moi người thì càng có sức khỏe tốt hơn. Cơ sở của sức khỏe xã hội là
sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền
lợi của xã hội.
Ba yếu tố về sức khỏe liên quan chặt chẽ với nhau, thể hiện nó là sự
thăng bằng, hài hịa của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của
con người. Nó là cơ sở, nền tảng vun đắp, xây dựng cho hạnh phúc của con
người.
Thể chất

Sức khỏe

Tinh thần

Xã hội

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của ba yếu tố sức khỏe
Như vậy, theo định nghĩa nêu trên để có một sức khỏe tốt, một cơ thể
khỏe mạnh thì chúng ta cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức về
cách phịng chống một số bệnh thường mắc phải và cần rèn luyện sức khỏe,
ăn uống hợp lý, khám chữa bệnh theo chu kì.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, mỗi một cá nhân chúng ta khơng những
nỗ lực mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội để xây dựng

7


một môi trường xanh- sạch- đẹp, giáo dục những kỹ năng để bảo vệ cơ thể
nhằm phòng và chống lại một số bệnh thường mắc phải.
1.1.1.2. Sức khỏe là nền tảng, là cơ sở để con người tiến hành mọi hoạt
động
Nền tảng là bộ phận vững chắc mà dựa trên đó các bộ phận khác tồn tại
và phát triển. Chẳng hạn, có sức khỏe tốt giúp các hoạt động của con người
diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Cơ sở là cái làm nền tảng, trong quan hệ với những cái xây dựng trên
đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển. Chẳng hạn như thực tiễn là cơ sở
của nhận thức.
Hoạt động là mối quan hệ qua lại tác động giữa con người và thế giới
(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ
thể).
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có tính xã hội và
được thực hiện bằng các thao tác nhất định mà con người tham gia thực hiện.
Để thực hiện tốt các hoạt động thì con người cần có một sức khỏe tốt;
sự vận động mang lại cho cơ thể sự khỏe mạnh, dẻo dai và nhanh nhẹn. Vốn
dĩ, cuộc sống của con người ln xoay quanh dịng hoạt động bao gồm các
hoạt động riêng lẻ theo các động cơ tương ứng; chúng đan xen, hòa quyện vào
nhau và chịu sự chi phối của hệ thống động cơ của nhân cách.
Nếu khơng có sức khỏe thì con người sẽ rất khó khăn khi tham gia và thực
hiện các hoạt động; đơn giản như những hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh hằng ngày
cũng rất là khó khăn khi ăn khơng thấy ngon, ngủ khơng thấy yên giấc.
Đối với trẻ em muốn thực hiện các hoạt động vui chơi, học tập, ăn ngủ,
vệ sinh, dù ở lứa tuổi nào đi nữa thì cũng cần phải có một cơ thể khỏe mạnh
thì trẻ mới thực hiện tốt các hoạt động này.
Bất kì cơng việc nào cũng cần phải có sức khỏe. Muốn được nhận vào

làm việc gì thì yếu tố đầu tiên mà người ta xét tuyển là yếu tố sức khỏe; thể
hiện rất cụ thể qua tờ giấy khám sức khỏe là minh chứng khi ta nộp hồ sơ xin
8


việc. Bởi vậy, sức khỏe cũng là một tiêu chuẩn khơng thể thiếu trong tuyển
dụng. Điều kiện tiên quyết ngồi trình độ ra thì trong bất kì tổ chức hay cơ
quan nào muốn tuyển dụng nhân viên thì yếu tố sức khỏe là không thể thiếu.
Sức khỏe rất quan trọng đối với mỗi một chúng ta, vì muốn thực hiện
được bất kì hoạt động nào đi nữa thì cũng cần phải có sức khỏe. như câu nói
“Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Vì thế, chúng ta cần phải biết cách tự
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình, biết tập luyện nâng cao
sức khỏe, tham gia các hoạt động phòng chống một số bệnh thường mắc phải
để biết các phòng và chống bệnh khi mắc phải.
1.1.1.3. Nội dung chăm sóc bảo vệ sức khỏe ban đầu trẻ em
Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc đã nghiên cứu và đề xuất 7 nội dung
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu trẻ em. Cụ thể như sau:
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng (Growth Chart).
- Bù nước bằng đường uống (Oral rehydratation).
- Đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ (Breast feeding).
- Tiêm chủng phòng bệnh (Immunization).
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình (Family planning).
- Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em (Food Supplement)
- Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ (Female Education).
Theo Bộ Y tế Việt Nam có thêm :
- Phịng thiếu vitamin A và các tai biến sản khoa.
1.1.2. Tổng quan về một số bệnh thƣờng gặp, hình thức và kĩ năng phòng
chống một số bệnh thƣờng gặp ở trẻ mầm non.
1.1.2.1. Tổng quan về một số bệnh thường gặp
a. Khái niệm về bệnh thường gặp ở trẻ

Bệnh thường gặp là những bệnh không lây lan mà con người thường
mắc phải, tuy vậy ở trẻ em cũng thường gặp một số bệnh có tính chất lây lan.
Nếu khơng biết cách phịng chống hoặc phịng chống khơng mang tính khoa
9


học thì bệnh sẽ để lại những di căn, di chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
con người.
Ví dụ như: Bệnh suy dinh dưỡng, bệnh sâu răng, bệnh béo phì, bệnh khơ mắt
do thiếu vitamin A, bệnh ho gà, bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh còi xương
dinh dưỡng, bệnh học đường,…
b. Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non
- Bệnh suy dinh dưỡng: trẻ ở (độ 1, độ 2) cân nặng của trẻ thấp hơn so với trẻ
bình thường; lớp mỡ giữa da, bụng, mơng, chi mỏng; rối loạn tiêu hóa từng
đợt; trẻ có thể biến ăn. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng nặng (độ 3) trẻ gầy đét,
da bọc xương, vẻ mặt như cụ già và tồn bộ lớp mỡ dưới da, bụng, mơng, má
đều mất; cơ nhẽo; trẻ mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ khơng chịu
chơi, quấy khóc. Đối với trẻ suy dinh dưỡng ở dạng thể phù: trẻ phù từ chân
đến mặt rồi phù toàn thân; phù trắng, mềm, ấn lõm. [3]
- Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A: trẻ hay nhắm mắt, sợ ánh sáng do khô
kết mạc, giác mạc; soi đáy mắt thường thấy xuất hiện những vùng trắng rải
rác dọc theo các mạch máu của võng mạc. Ngồi những triệu chứng ở mắt trẻ
cịn có những biểu hiện như trẻ chậm phát triển về tinh thần và thể chất; da
khơ, bong vẩy, tăng sừng hóa ở vai, mặt ngồi của chi.
- Bệnh béo phì: người béo phì thường có cảm giác bức bối khó chịu về mùa
hè do lớp mỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách nhiệt, người béo phì
cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt
ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái, đặc biệt người béo phì thường
phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong
lao động.

- Bệnh thiếu máu do thiếu sắt: da trẻ xanh, niêm mạc nhợt nhạt từ từ; trẻ mệt
mỏi, ít hoạt động; trẻ kém ăn, ngừng phát triển cân nặng hay bị rối loạn tiêu
hóa.
- Bệnh cịi xương dinh dưỡng: những biểu hiện ở hệ thần kinh thường là dấu
hiệu sớm nhất: trẻ hay quấy khóc, ngủ khơng n giấc, hay giật mình do tình
10


trạng thần kinh bị kích thích; ra mồ hơi ở trán, ở gáy ngay cả khi trời lạnh; do
hai tình trạng trên dẫn đến trẻ thường bị rụng tóc ở gáy. Dấu hiệu ở xương: ở
xương sọ mềm, thóp rộng, bờ thóp mềm, chậm kín thóp; xương hàm dưới
chậm phát triển, nửa trên của xương hàm trên úp quá mức gây bẹt hai bên
hoặc vòm miệng sâu; răng thường mọc muộn và lộn xộn; lồng ngực có các
chuỗi hạt sườn, sờ ở phía trước ngực có thể nhìn thấy như một chuỗi tràng
hạt; biến dạng lồng ngực làm ngực dô lên “ngực gà” hoặc ngực “hình
chng”; ở các chi: các đầu xương cổ tay có thể phì đại thành “vịng cổ tay”,
nếu trẻ lớn có thể có chân vịng kiểng chữ O hoặc chữ X; ở xương sống: gù,
vẹo cột sống. Ở hệ cơ: giảm trương lực cơ. Một số biểu hiện khác: trẻ thường
chậm phát triển vận động, da xanh, hay rối loạn tiêu hóa.
- Bệnh sâu răng: tổn thương đầu tiên là vết trắng đục ở thân răng, cổ răng mà
ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. triệu chứng lỗ răng là giai đoạn muộn do
thương tổn men răng và ngà răng, khi ăn thức ăn chua, ngọt, lạnh hay nóng
làm nổi cơn đau.
- Bệnh học đường như: Bệnh cong vẹo cột sống: trẻ ngồi với tư thế nghiêng
người về một bên, gù người hay trẻ thường cúi mặt xuống bàn khi học hay khi
ngồi vào bàn ăn. Bệnh cận thị: trẻ thường cúi mặt, mắt nhìn sát và chằm chằm
vào một vật gì đó mà trẻ cầm trên tay hoặc trước mắt trẻ. Bệnh loạn thị: trẻ
chỉ có thể nhìn thấy rõ những vật gì ở xa, cịn những vật ở gần trẻ khơng nhìn
thấy.
- Bệnh tiêu chảy: dấu hiệu ban đầu là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày.

Tiêu chảy mức độ A nếp véo da mất nhanh và chưa có dấu hiệu mất nước;
tiêu chảy mức độ B nếp véo da mất chậm và mất nước nhẹ và vừa; tiêu chảy
mức độ C nếp véo da mất rất chậm và có tình trạng mất nước nặng.
1.1.2.2. Tổng quan về hình thức tổ chức phịng chống
a. Khái niệm về phòng chống bệnh
- Phòng bệnh tổ chức và thực hiện các biện pháp dự phòng cho con
người không mắc bệnh như: ăn uống, nuôi dưỡng đầy đủ; tiêm chủng; luyện
11


tập sức khỏe; vệ sinh môi trường nhằm giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tật,
tạo ra khả năng đề kháng, chống lại bệnh tật nhằm nâng cao sức khỏe. [4, 8]
- Phòng chống bệnh nhằm cắt đứt các nguồn bệnh và nguồn lây lan,
giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng trừ bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe với
phương châm y học “Phịng bệnh hơn chữa bệnh”.
b. Các hình thức phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non
-

Nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng của người lớn (đặc biệt là

cô giáo mầm non) về cách phòng chống một số bệnh thường gặp cho trẻ.
- Đa dạng hố các biện pháp truyền thơng phịng chống một số bệnh
thường gặp cho trẻ, đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng cho phụ huynh hiểu rõ
lợi ích của việc đi tiêm vắc xin phòng chống một số bệnh thường gặp cho trẻ
là biện pháp điều trị dự phòng một số bệnh thường gặp hiệu quả nhất hiện
nay.
- Tăng cường hệ thống giám sát, kiểm tra, xác minh các ca bệnh thường
gặp kịp thời để có biện pháp điều trị hiệu quả và nhanh nhất.
- Thường xuyên vệ sinh mơi trường sống, giữ gìn vệ sinh, tạo mơi
trường sống xanh- sạch- đẹp- an toàn.

1.1.2.3. Tổng quan về kĩ năng phòng chống
a. Khái niệm về kĩ năng phòng chống
Kĩ năng là một tập hợp các kĩ năng mà con người có được thơng qua
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề,
tình huống thường gặp trong cuộc sống hằng ngày của con người. [5]
Kĩ năng phòng chống bệnh là các kĩ năng cơ bản của con người trực
tiếp sử dụng để phòng chống một số bệnh mà con người thường mắc phải.
b. Những kĩ năng phòng chống một số bệnh thường gặp cần được hình thành
cho trẻ mầm non
Trang bị những kĩ năng phòng chống bệnh cho trẻ được coi là việc làm
hết sức cần thiết để trẻ chủ động hơn khi trẻ gặp một số bệnh thường gặp,
đồng thời tạo cho trẻ ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.
12


Ví dụ: Hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ một số kĩ năng tự phục vụ như: kĩ năng
tự xúc ăn, tự cầm muỗng xúc thức ăn, kĩ năng tự đánh răng, tự rửa tay, rửa
mặt,….
1.1.3. Đặc điểm về tâm lý của trẻ mầm non
Trẻ em, nhất là trẻ mẫu giáo luôn muốn là trung tâm chú ý của người
lớn. Khi trẻ làm được việc gì mà trẻ cho là rất "xuất sắc" nhưng với người lớn
thì họ cho rằng rất bình thường, trẻ thường cáu giận, quấy khóc cho đến khi
được người khác cơng nhận. Trẻ khơng thích bị chê trong tuổi này và rất dễ
tủi thân, hay vùng vằng, làm mình mẩy để được dỗ dành.
Đây là thời gian trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước những người xung
quanh nên rất nhạy cảm với phản ứng của người lớn và cũng để ý xem những
trẻ khác được khen vì ngun do gì. Nhiều người khen khơng đúng (có thể do
thiên vị) dễ dẫn đến mất lòng tin ở trẻ có thể khiến trẻ đâm ra giận và ghét bạn
khác. Ở tuổi này trẻ cũng chưa có đủ vốn từ và dũng cảm để nói ra hết mọi
chuyện. Vì vậy khi thấy giữa 2 đứa bé có xích mích, người lớn (nhất là các bà

mẹ) cần tìm hiểu nguyên do, đừng bênh con mình mà bỏ qua sự thật.
Đặc điểm tâm lý cụ thể ở từng độ tuổi như sau:
* Trẻ Nhà trẻ ( 18- 36 tháng)
- Hoạt động chủ yếu của trẻ ở độ tuổi này là hoạt động với đồ vật, hoạt động
tư thế đi thẳng đứng, hình thái vận động đặc trưng của con người, hoạt động
giao tiếp. Dần dần chính sự hấp dẫn từ các thuộc tính của đồ vật lơi cuốn sự
chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm tịi, khám phá mọi vật trong môi trường
xung quanh, luôn chân luôn tay suốt ngày. Tiếp xúc với bất kì đồ vật nào là
trẻ hướng tới tìm hiểu chức năng của đồ vật, bắt chước sử dụng đồ vật theo
kiểu người như cầm thìa xúc cơm ăn, cầm ly uống nước,…
- Dưới sự hướng dẫn của người lớn, hành động với đồ vật đã tạo ra sự phát
triển toàn diện đời sống tâm lý của trẻ ấu nhi.
- Trẻ lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm xã hội loại người chứa đựng trong thế
giới đồ vật, biết cách sử dụng đồ vật theo kiểu người.
13


- Hành động với đồ vật tạo ra sự phối hợp của chân, tay, tai, mắt, hình thành
sự vận động tinh khéo của đơi tay.
- Cảm xúc trí tuệ phát triển mạnh; khi đã biết cách sử dụng một số đồ vật ,
định hướng của trẻ vào môi trường xung quanh phát triển mạnh, mọi vật trong
thế giới xung quanh đối với trẻ đều mới lạ, hấp dẫn. Gặp bất cứ đồ vật nào trẻ
đều tò mò tháo lắp, vặn mở; những hành động này có ý nghĩa rất lớn đối với
sự phát triển trí tuệ của trẻ, cần duy trì phát triển.
- Trong quá trình học cách sử dụng đồ vật và thiết lập mối tương quan, trẻ đã
nhận ra một cách trọn vẹn về hình dáng, vị trí, phương hướng của đồ vật; dần
dần trẻ biết dùng mắt để lựa chọn những đối tượng, bộ phận cần thiết để hành
động phù hợp ngay mà không cần phải hành động ướm thử như trước; nhờ
vậy mà trẻ có thể hành động theo mẫu mà người lớn yêu cầu.
- Tri giác đặc trưng của tuổi này là tri giác không chủ định. Cùng với tri giác

bằng mắt, tri giác bằng tai của trẻ cũng phát triển rất mạnh.
- Thời gian đầu, việc xác lập mối quan hệ khơng có sẵn được thực hiện bằng
những hành động thực tế theo phương thức “Thử và có lỗi”, nhiều khi ngẫu
nhiên trẻ tìm ra đáp số.
Ví dụ: Sau nhiều lần bấm lung tung vào những bộ phận của điều khiển từ xa,
trẻ và phát hiện được cách mở và tắt tivi,…
Như vậy, quá trình tìm hiểu thuộc tính, bản chất và mối quan hệ của sự vật,
hiện tượng ở trẻ là nhờ những hành động định hướng bên ngoài nên gọi là tư
duy trực quan hành động. Đây là loại tư duy xuất hiện sớm nhất trong quá
trình phát triển cá thể; trong suốt tuổi ấu nhi loại tư duy này được phát triển
mạnh nhờ hành động với đồ vật.
- Tuổi lên ba, trên cơ sở tư duy trực quan hành động phát triển mạnh, tư duy
trực quan hình tượng bắt đầu hình thành; nhưng chủ yếu vẫn giải quyết nhiệm
vụ bằng hành động thao tác cụ thể, chỉ trong những tình huống đơn giản trẻ
mới có khả năng giải quyết tình huống bằng tư duy trực quan hình tượng.
14


- Cuối tuổi ấu nhi, chất lượng chú ý tăng lên đáng kể, hướng chú ý được mở
rộng, phạm vi đối tượng được trẻ chú ý ngày càng nhiều. Đặc biệt trẻ đã tích
cực hướng sự chú ý của mình vào ngôn ngữ của người lớn nhằm nghe, bắt
chước và đối thoại.
- Hoạt động với đồ vật đã thúc đẩy nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn
ngữ trên vỏ não đã làm ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh. [6, 46- 56]
* Trẻ Mẫu giáo ( 3 tuổi- 6 tuổi)
- Trẻ 3 tuổi có những đặc điểm sau:
+ Cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái niệm về thời gian và khơng gian
bắt đầu có những biến đổi thú vị. Các bé bắt đầu hiểu được sự phức tạp của
thế giới xung quanh và nhận ra sự khác nhau giữa thực và giả. Chúng thường
hỏi những câu kiểu như “Buổi tối chim có đi ngủ khơng mẹ?”, “Hồi ba cịn

nhỏ thì có con khủng long khơng?”.
+ Với chúng, quá khứ được phân thành: hồi nãy, hôm qua, tuần trước, tháng
trước, hồi xưa, hồi ba mẹ nhỏ xíu... Tương lai thì được chia thành: ngày mai,
sắp… rồi, hay mai mốt con lớn. Mặc dù có thể khơng biết tên của các mùa
trong năm nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tìm ra các mối tương quan, chúng có
thể liên tưởng mùa hè với tiết trời oi bức, cả nhà đi du lịch tắm biển, mùa thu
với lá vàng và Tết Trung Thu…
+ Tới 3 tuổi, các triệu trứng “bướng bỉnh trẻ lên 2” sẽ dần hết và trẻ sẽ đằm
tính hơn. Trẻ 3 tuổi có khả năng tập trung tới vài phút để làm một việc gì đó
và thích chơi đùa với các trẻ khác hơn. Tới thời điểm này, trẻ cũng biết biểu
lộ nhiều dạng cảm xúc hơn. Chúng có thể buồn hoặc tỏ ra đăm chiêu, có thể
ganh tị, cảnh giác, sợ hãi hoặc hài lịng, vui vẻ, khối chí. Các bé cũng nắm
bắt được nhiều hơn cảm xúc của người khác. Chúng biết nên làm cho người
lớn hài lòng, với một động lực hết sức mạnh mẽ là được người khác khen
ngợi và yêu thương. Mặc dù trẻ 3 tuổi có khuynh hướng ít giận dữ hơn trẻ lên
2, nhưng khi mệt hoặc đói thì chúng cũng khơng ngoan được đâu.
- Trẻ 4 tuổi có những đặc điểm sau:
15


+ Lúc lên 4 tuổi trẻ ngày càng ý thức mình là một thành viên trong một tập
thể. Chúng dành phần lớn thời gian để tạo dựng và giữ vững vị trí với các trẻ
đồng trang lứa. Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng của mình để khen,
chê và “chỉnh” những đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng của
chúng và thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa ra.
+ Trẻ 4 tuổi thích chơi với trẻ khác, có thể dọa dẫm hoặc hứa hẹn để giành lấy
một đứa bạn hoặc để được “kết nạp” vào một nhóm bạn. Vậy nên ở trường
mẫu giáo, bạn có thể rất hay nghe thấy những câu như “Mình làm bạn của
nhau nhé” và “Mình khơng chơi với bạn đâu.”
+ Trẻ 4 tuổi cần nhiều khơng gian để chơi, vì trị nào chúng cũng có thể chơi

được cả, đặc biệt là thích trị “siêu nhân” và “quái vật”. Mặc dù đã biết chia sẻ
đồ chơi với nhau và thay phiên chơi chung một món đồ nhưng chuyện giành
đồ chơi giữa các bé 4 tuổi vẫn xảy ra như cơm bữa. “Chiến tranh” thường bắt
đầu bằng việc cãi nhau rồi kết thúc bằng xô đẩy, đấm, đá. Thường thì các bé
cũng khơng thể làm nhau đau lắm đâu, nhưng người lớn vẫn phải canh chừng.
+ Lên 4 tuổi, bé thích khám phá những điều mới lạ như đu xích đu, nhớ tên
các loại khủng long, đếm từ 1 tới 20, và chơi game trên máy tính. Chúng tin
vào những gì chúng nhìn thấy, nghe thấy và chạm tay vào. Nếu một đứa trẻ 4
tuổi nghĩ rằng ly nước trái cây của nó ít hơn của bạn thì có nghĩa là ly của bạn
thật sự nhiều hơn, dù cả 2 ly đều được rót từ 2 hộp như nhau. Nếu một đứa trẻ
4 tuổi nghe thấy tiếng một con quái vật đang gầm gừ dưới giường thì có nghĩa
là thật sự có một con qi vật ở dưới giường, mặc cho bố mẹ có giải thích đến
đâu chăng nữa. Ở tuổi này, bé cũng rất tò mị và rất thích hỏi “Tại sao?”
- Trẻ 5 tuổi có những đặc điểm sau:
+ Bước sang 5 tuổi trẻ dường như lớn hẳn lên trên nhiều phương diện.
Giống như khi 4 tuổi, trẻ 5 tuổi thích khám phá những điều mới lạ, nhưng
chúng có thể kiên trì luyện tập để thành thục hơn.
Ví dụ khi vẽ một cái cầu vồng, một ngôi nhà hay tự họa chân dung, chúng có
thể cố gắng vẽ đến khi nhìn được bức tranh như chúng muốn.
16


+ Nhà tâm lý học V.X. Mukhina đã có những nghiên cứu về tâm lý học trẻ
em và đã đưa ra kết luận: độ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối
cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non”. Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc
trưng của con người đã được hình thành trước đây. Với sự giáo dục của người
lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hồn thành về mọi phương diện hoạt
động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những
cơ sở ban đầu về nhân cách của con người.
+ Trẻ 5 tuổi thích dùng và diễn giải các ký hiệu, biểu tượng. Hầu hết trẻ ở độ

tuổi này rất nghiêm túc muốn học hỏi, và một số có thể học các cơ chế đọc
viết nhanh hơn những đứa khác. Chúng thích tự mình đọc menu và gọi món,
diễn giải các biển báo giao thơng, tự viết danh sách các món đồ cần mua, và
tự viết tên lên nhãn tập hoặc các bức tranh do chúng vẽ. Chúng có thể hình
dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng
trừ, dù có thể chúng phải xịe tay ra đếm trước khi trả lời.
+ Những đứa trẻ 5 tuổi có cơ hội sử dụng máy tính thường thích các chương
trình tương tác. Chúng có thể hiểu, áp dụng các luật chơi và nếu như mỗi lần
trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến kỹ năng đọc, viết và tính tốn và được
máy tính hiện ra câu chúc mừng hoặc khen ngợi chúng thì chúng rất thích thú.
Trẻ 5 tuổi thích những chương trình cho phép chúng tự giải quyết vấn đề, để
chúng tự sắp xếp các nhân vật trên màn hình rồi tạo ra một chuyện tưởng
tượng riêng của chúng, và các chương trình hướng dẫn chúng vẽ, tô màu, làm
thiệp sinh nhật và thiệp mời.
+ Trẻ ở độ tuổi này rất có thể tự lập kế hoạch vui chơi trước. Chúng chọn bạn
bè tham gia trò chơi dựa trên tiêu chí cùng chung sở thích. Những đứa trẻ
thích các trị chơi năng động sẽ chọn chơi các trị leo trèo, chạy và đuổi bắt,
chơi bóng hoặc đua xe. Những đứa trẻ thích các trị chơi tĩnh hơn thì sẽ chơi
cát, tìm cơn trùng hoặc thằn lằn, chơi đóng kịch hoặc tụm lại trị chuyện với
một đứa bạn khác.
- Trẻ 6 tuổi có những đặc điểm sau:
17


+ Cuối năm 5 tuổi, đầu 6 tuổi trẻ đã biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, đã
xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý, trẻ chuẩn bị
tiến vào bước ngoặt 6 tuổi. Bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng,
khiến các nhà giáo dục cần phải quan tâm, một mặt giúp trẻ hoàn thiện những
thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực
chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và

cuộc sống ở trường phổ thơng. Vì vậy trong giai đoạn này phải có bước chuẩn
bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phổ thông.
1.1.4. Đặc điểm về sinh lý của trẻ mầm non
Trẻ em là một thực thể tự nhiên đang lớn và đang phát triển, trẻ càng
nhỏ gia tốc phát triển càng lớn. Quá trình lớn và phát triển đó đi từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp; có những bước nhảy vọt; có sự khác về chất
chứ không đơn thuần về số lượng. Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh học
riêng, chi phối sự phát triển bình thường cũng như quá trình bệnh lý của nó.
[7, 110]
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý của hệ xương
Xương là chỗ dựa của toàn bộ cơ thể. Một số xương có nhiệm vụ bảo
vệ não, tim, phổi.
- Xương sơ sinh: chứa nhiều nước, ít muối khống. Khi trẻ lớn thì nước giảm,
muối khống tăng. Do vậy xương trẻ em mềm và có độ chun dãn hơn. Màng
ngồi xương dày, nên trẻ thường bị gãy xương theo dạng cành tươi. Sự tạo cốt
và hủy cốt nhanh.
- Điểm cốt hoá ở trẻ em: thường ở giữa các đầu xương và xuất hiện theo từng
thời kỳ. Người ta có thể dựa vào điểm cốt hoá để xác định lứa tuổi của trẻ: 3 4 tháng xuất hiện điểm cốt hoá ở xương mác; 3 tuổi: xương tháp; 4 - 6 tuổi:
xương bán nguyệt và xương thang; 5 - 7 tuổi: xương thuyền; 10 - 13 tuổi:
xương đậu.
- Đặc điểm của một số xương:
18


×