Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA HONDA QUA MA TRẬN SWOT, 5 FORCES VÀ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA TỔ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.25 KB, 19 trang )

BÀI TẬP NHĨM
Mơn: Quản Trị Học
Lớp: QTHO_06
Đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
HONDA QUA MA TRẬN SWOT, 5 FORCES VÀ MÔI TRƯỜNG VĨ MƠ CỦA TỔ
CHỨC”

Thành viên nhóm: “Ngũ long cơng chúa”
1. Đỗ Trường Quang
2. Trần Thị Anh
3. Hà Thị Xuân Trang
4. Võ Thị Bích Diễm
5. Trần Thị Thu Thảo.

MỤC LỤC
I.

Cơng ty đa quốc gia Honda:
1. Giới thiệu sơ lược về công ty Honda
2. Các chiến lược kinh doanh mà Honda áp dụng
2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam
2.2 Phương thức thâm nhập và Chiến lược cấp Cty của Honda tại TT Việt
Nam
2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam
2.3.1 Chiến lược chi phí thấp
2.3.2 Chiến lược khác biệt hóa
2.3.3 Chiến lược trọng tâm

3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại Việt Nam
3.1 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam
3.2 Hiệu quả của chiến lược chi phí thấp


3.3 Chiến lược trọng tâm
3.4 Chiến lược khác biệt hóa

II.
III.
IV.

4. Phân tích ma trận SWOT của Honda
Đề xuất giải pháp giúp cơng ty hồn thiện hơn:
Kết luận:


I. Công ty đa quốc gia Honda:
1. Giới thiệu sơ lược về công ty Honda
Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948 bởi Soichiro
Honda, ban đầu chỉ là cơ sở sản xuất pít-tơng. Cơng ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra
một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. Sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ sở sản xuất
pít-tơng Honda gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà tiếng Nhật
gọi là “Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda”. Honda bắt đầu sản xuất từ xe
máy tới xe tay ga, cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến
thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay
chưa bao giờ để mất danh hiệu này.
Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường Nhật
Bản là chủ yếu. Sau đó Honda thâm nhập thành công thị trường xe hơi Mỹ vào năm 1972
khi giới họ thiệu xe Civic, tiếp theo là dòng xe Accord. Năm 1982, Honda là nhà sản xuất
ôtô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ. Đến nay, hãng đã có rất
nhiều nhà máy đặt tại các bang của Mỹ. Được thế giới biết đến như một trong những
hãng xe hơi hàng đầu, tiên phong trong công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, an tồn nhưng
khơng kém phần sang trọng, tiện nghi, với giá cả phải chăng, sản phẩm đa dạng. Mạng
lưới hoạt động của Honda hiện nay rộng khắp trên thế giới bao gồm nhiều thị trường khó

tính như: Nhật Bản, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, Trung
Quốc, Châu Đại Dương.
Tháng 3/1996, Honda chính thức nhận được giấy phép đầu tư vào thị trường Việt
Nam và chỉ 2 năm sau một nhà máy sản xuất chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực
Đông Nam Á được khánh thành tại trụ sở chính của công ty: Phúc Thắng - Phúc Yên Vĩnh Phúc với vốn đầu tư ban đầu là hơn 290 triệu USD. Công ty Honda Việt Nam là
công ty liên doanh gồm 03 đối tác: Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%), Công ty
Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%), Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông
Nghiệp (Việt Nam – 30%). Tính đến nay, Honda đã xây dựng 2 nhà máy với tổng công
suất sản xuất là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà


máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới. Các sản phẩm xe máy của
Honda Việt Nam hiện nay khá đa dạng bao gồm: xe Wave 110, Air Blade, Wave RS,
Wave S, SH, Lead, Click, PCX... sử dụng công nghệ phun xăng điện tử, tiết kiệm năng
lượng, thân thiện với môi trường. Cùng với việc phát triển sản phẩm, Honda Việt Nam
còn mở rộng mạng lưới với 437 các cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm trên
toàn quốc (Head). Hệ thống Head là sự kết hợp của 4 dịch vụ: bán hàng - phụ tùng - dịch
vụ - hướng dẫn lái xe an toàn với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên lành
nghề.
Không chỉ thành công trong lĩnh vực xe máy, mà sản phẩm ôtô mang nhãn hiệu
Civic, CR-V... của Honda cũng đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.
Năm 2006, nhà máy sản xuất ôtô với công suất 10.000xe/năm cho ra đời mẫu xe đầu
tiên. Chỉ sau hơn 3 năm Honda Việt Nam là hãng sản xuất ô tô đứng thứ nhất về mức độ
thỏa mãn khách hàng đối với dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại thị trường Việt
Nam (kết quả khảo sát đánh giá do J.D Power châu Á - Thái Bình Dương tiến hành năm
2009).
Bên cạnh đó, cơng ty Honda Việt Nam cịn rất chú trọng tới các hoạt động xã hội
như thành lập Trung tâm Lái xe an tồn nhằm góp phần phổ cập kiến thức và kỹ năng lái
xe an toàn cho người dân. Ngồi ra, Honda Việt Nam cịn chú trọng tới các hoạt động bảo
vệ môi trường, hỗ trợ giáo dục và từ thiện như “Tôi yêu Việt Nam”, “Be U-nik”, “Be U

with Honda”, “Ý tưởng trẻ thơ”... đã đưa tên tuổi Honda gắn bó với từng người dân Việt
Nam trong suốt 15 năm qua. Trong tương lai Honda Việt Nam phấn đấu trở thành “Công
ty xã hội mong đợi”.


2. Các chiến lược Kinh doanh mà Honda áp dụng tại VN
2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam
a. Mơi trường vĩ mơ:
* Yếu tố chính trị
- Nền chính trị Việt Nam ổn định, tạo ra sự an tâm cho các nhà đầu tư khi tiến
hành kinh doanh tại Việt Nam.
* Yếu tố về kinh tế
- So với các nước trong khu vực, có lợi thế về chi phí nhân cơng, chi phí sử dụng
tài ngun thấp.
- Chính phủ có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các
DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Quy mộ thị trường hấp dẫn, GDP đứng thứ 42 thế giới (năm 2009)
* Yếu tố về văn hóa xã hội
-

Dân số: 93.421.835 (năm 2014) đơng dân thứ 14 thế giới

-

Cơ cấu tuổi: 0-14 tuổi: 26.1% (nam 14,069,408/nữ 13,033,738)

/15-64 tuổi: 68.3% (nam 32,149,986/nữ 32,392,043)
-

Tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân Việt Nam.


* Yếu tố về địa lý
-

Đường bờ biển dài, giao thông đường biển thuận lợi

-

Cơ sở hạ tầng giao thông khang trang


* Yếu tố về công nghệ
-

Xe máy rất phổ biến tại Việt Nam, hầu hết người dân đều có thể sử dụng xe
máy.

b. Mơi trường vi mơ:
Theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter:
* Mức độ cạnh tranh ngành:
-

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại thị trường Việt Nam, hơn
nữa với sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tập đoàn Honda cho việc đầu tư
chiến lược tại thị trường này, Honda luôn chiếm vị thế dẫn đầu dòng sản
phẩm xe máy tại Việt Nam, mức độ cạnh tranh trong giai đoạn đầu khi
Honda xâm nhập thị trường là rất ít.

-


Cạnh tranh nhỏ từ các cơ sở sản xuất trong nước

-

Một số sản phẩm của các cơng ty nước ngồi khác có mặt tại Việt Nam
thơng qua con đường nhập khẩu.

* Sức ép từ nhà cung cấp:
-

Hầu như sức ép không đáng kể

* Sức ép từ khách hàng:
-

Thị trường Việt Nam: Đa số người tiêu dùng chưa có những địi hỏi q
khắt khe về 1 số đặc tính chuyên biệt của sản phẩm.

* Khả năng thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Với một thị
trường được nhận định là rất tiềm năng, rõ ràng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là rõ ràng.
* Áp lưc của sản phẩm thay thế: Vào thời điểm khi Honda xâm nhập thị trường
Việt Nam còn đang mới phát triển, các sản phẩm thay thế chưa phải là một sức ép lớn.


2.2 Phương thức thâm nhập và Chiến lược cấp Cty của Honda tại TT Việt Nam
Tùy từng giai đoạn phát triển, và từng loại hình sản phẩm, Cơng ty Honda đã đưa
ra chiến lược kinh doanh cấp công ty khác nhau.
- Trước năm 1996: Công ty Honda thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hình thức
xuất khẩu xe Super Cub và Dream. Honda sử dụng hình thức thâm nhập này vì khi đó
hành lang pháp lý của Việt Nam đối với cơng ty nước ngồi cịn cao, rườm rà. Trong khi

đó nhu cầu xe máy ở thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển. Đây chính là chiến lược
quốc tế - International Strategy của Honda.
- Năm 1996: Honda đã mở Công ty liên doanh và đã đưa ra thị trường Việt Nam
xe máy Super Dream. Đây chính bước chuyển sang một chiến lược mới của Honda tại thị
trường Việt Nam, đó chính là áp dụng chiến lược đa quốc gia – Multidomestic strategy.
Honda đã dự đốn trong tương lai khơng xa, thị trường tiềm năng Việt Nam sẽ xuất hiện
rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, tất yếu sẽ xuất hiện một cuộc cạnh tranh về chi phí thấp.
Do đó nếu ngay từ lúc này xây dựng một nhà máy sản xuất liên doanh tại Việt Nam chính
là bước đi tiên phong và là lợi thế trong cuộc đua về giảm chi phí sau này.
- Năm 2006, Honda đưa dây truyền sản xuất ô tô vào Việt Nam. Giai đoạn này, đối
với dịng sản phẩm ơ tơ, Honda chuyển từ chiến lược quốc tế sang áp dụng chiến lược đa
quốc gia. Do trước kia, khi thị trường ô tô của Việt Nam cịn rất nhỏ, áp lực thích nghi và
áp lực chi phí thấp đều khơng cao, nên Honda chủ yếu nhập khẩu ơ tơ (điển hình như
dịng Honda Accord) vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một khi thị trường ô tô bắt đầu
phát triển về quy mô, việc chuyển sang chiến lược đa quốc gia là cần thiết. Honda bắt đầu
tập trung cho dây truyền sản xuất ô tơ tại Việt Nam, điển hình là tập trung phát triển dịng
xe Civic. Đây chính là dịng sản phẩm Honda tin tưởng sẽ có nhiều ưu thế khi cạnh tranh
với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.


2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam
2.3.1 Chiến lược chi phí thấp
Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho cả 2 dịng sản phẩm
là xe máy và ơ tơ. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tận
dụng được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên cạnh đó, Honda cũng
chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm nhắm tới các khách
hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dịng xe phân khúc cao cấp.
Điển hình là năm 2002, Honda đưa ra dịng xe máy Wave Anpha có giá 13.690.000 VND,
chất lượng bền, kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp nhu cầu người tiêu dùng nông thôn – thu
nhập thấp. Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp này đã giúp Honda chiếm lĩnh được thị

trường nông thôn 70% dân số Việt Nam.
2.3.2 Chiến lược khác biệt hóa
Sản phẩm của Honda được biết đến rất bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm nhiên
liệu. Với bất kì dịng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kĩ thuật để phù hợp
với người tiêu dùng. Ví dụ như:
- Dịng xe Wave
Tên xe

Wave α (2002)

Kiểu dáng

Cơng suất

Đặc điểm

5,1kW/8.000

Phù hợp khách

vịng/phút

hàng nơng thôn


Tiết kiệm nhiên
Wave RS

6,08


liệu với động cơ

kW/8.000

110cc

vịng/phút

Cơng suất tăng
16% tiết kiệm
nhiên liệu thêm 5%
Wave 110 RSX với

Wave 110 RSX

thiết kế táo bạo và
mạnh mẽ, đậm
chất Rock

- Dòng xe Future
 Future
 Future X
 Future X FI
- Dòng xe Oto.
 Civic
 Civic wise
 CR- V
Ngồi ra Honda cịn đưa vào thị trường dòng sản phẩm chất lượng cao như xe máy
SH và mới đây nhất là CPX. Đây là dòng sản phẩm cao cấp với nhiều tính năng được
trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng khách hàng có thu nhập cao, giới trẻ,

thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp.


2.3.3 Chiến lược trọng tâm
Ngồi dịng sản phẩm trên, Honda còn đưa ra 1 số dòng sản phẩm phù hợp với
khách hàng là nữ như tính tiện dụng và thời trang trong khi giá thành chỉ ở mức trung
bình. Đây là loại xe sử dụng rất dễ dàng, không cần đến cơn, số, hộp đựng đồ lớn có thể
chứa được nhiều thứ quan trọng... loại xe này có nhiều thiết kế phong phú, độc đáo, sang
trọng, phù hợp với cá tính của lớp trẻ, đặc biệt phụ nữ. Vì vậy mà xe tay ga của Honda
ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Công ty Honda Việt Nam đã tung ra thị trường
loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó lần lượt là: Air Blade( 4-2007), Click
Play( 9- 2008), Lead( 12- 2008).
2.4 Chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển hoạt động
Honda phát triển ở thị trường Việt Nam theo hướng phát triển tập trung, mở rộng
thị trường của mình, đa dạng hóa sản phẩm, trên cả lĩnh vực xe máy và ô tô.
3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại VN
3.1 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam
Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các cơng ty nói chung và Honda nói riêng
thường phải điều chỉnh hoạt động và sản phẩm của họ cho phù hợp với những điều kiện
thực tế. Do đó đối với mỗi giai đoạn, mỗi phân đoạn thị trường khác nhau Honda Việt
Nam lại có các chiến lược kinh doanh khác nhau.
Thị trường Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng về phương tiện đi lại cá nhân,
đặc biệt là xe gắn máy, bằng chứng là việc Honda Việt Nam đã xây dựng nhà máy sản
xuất và lắp ráp xe máy hiện đại và lớn nhất khu vực Châu Á, tháng 8 năm 2006 xây dựng
nhà máy sản xuất ôtô.


3.2 Hiệu quả của chiến lược chi phí thấp
Thành cơng:
Honda Motor Việt Nam đã thành cơng với các dịng xe giá thấp nhưng chất lượng

khá tốt như Super Dream, Wave α. Các dòng xe này đã mang lại sự thỏa mãn cao cho
người tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu kinh doanh tại Việt Nam Honda đã vấp phải sự
cạnh tranh rất lớn từ xe máy giá rẻ của Trung Quốc nhưng thơng qua chiến lược chi phí
thấp Honda đã cho ra đời sản phẩm xe lắp ráp tại Việt Nam là Wale α với giá tương
đương so với xe máy trung quốc nhưng chất lượng thì cao hơn, qua đó giúp Honda giành
lại thị phần và ngày càng lớn mạnh tại VN.

Biểu đồ sản lượng của Honda Việt Nam (nghìn sản phẩm)

Nhận thấy thị trường Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh về oto Honda đã
nhanh chóng xuất khẩu xe sang Việt Nam và tiến hành xây dựng nhà máy để cung cấp ra
thị trường dòng xe Civic giá rẻ nhưng có rất nhiều sự cải tiến về cơng nghệ so với các
dòng xe cùng giá. Tuy gia nhập thị trường xe oto khá muộn tại Việt Nam nhưng sau 4
năm Việt Nam Honda Autormobile đã đạt được nhiều thành cơng, kết quả đạt được có sự
góp phần lớn nhất từ dòng xe giá rẻ Civic.


Hạn chế:
Chiến lược chi phí thấp đã mang lại thành cơng lớn cho Honda Việt Nam, tuy
nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược:
Mức giá Honda đưa ra cho các sản phẩm vẫn còn cao, cơng ty vẫn có thể giảm hơn
nữa mức giá thơng qua việc nâng cao quản lý chi phí nguồn nhân lực và sự chênh giá
giữa giá công ty đề xuất và giá thị trường.
Honda motor đã thành cơng trong chính sách giá rẻ của mình nhưng hiện tại
Honda Automobile vẫn chưa đạt được nhiều thành công. Giá của xe Civic tại thị trường
Việt Nam bị đẩy lên khá cao, trong khi chất lượng xe sản xuất tại Việt Nam lại thấp hơn
nhiều so với xe tại Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và thậm chí cả Trung Quốc.
3.3 Chiến lược trọng tâm
Thành công:
Một thành công khác trong chiến lược kinh doanh của Honda có thể nói đến là

chiến lược trọng tâm. Nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng của nhóm khách hàng có nhu
cầu sử dụng tay ga với nhiều yêu cầu cao, cơng ty đã nhanh chóng đưa ra các sản phẩm
xe tay ga cho phân khúc cao cấp: SH, Spacy, @. Dòng xe này được Honda liên tục cải
tiến đế đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Honda Việt Nam đã có chiến lược về giá rất
hiệu quả khi luôn để giá xe SH ở mức rất cao. SH được sản xuất và lắp ráp tại Việt nam
lại có giá thấp hơn không nhiều so với giá nhập khẩu trong khi có tỉ lệ nội địa hóa đến
50%. Ngồi dòng xe cao cấp SH Honda Việt Nam cũng đưa ra những sản phẩm như PSi,
@,... Tại đây Honda đã tạo lập một phân khúc mới cho thị trường xe ga cao cấp, qua đó
cạnh tranh trực tiếp để giành được rất nhiều thị phần xe ga của Piagio và các hãng xe
khác.


Hạn chế:
Bên cạnh đó chiến lược trên cũng xuất hiện nhiều hạn chế:
Giá luôn đặt mức cao như xe SH, Spacy, @, PS, … khiến cho doanh số bán hàng
thấp, xe thường xuyên bị tồn kho gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Hình ảnh về Honda đã bị ảnh hưởng xấu khi để giá quá cao, tạo sự khan hiếm giả
tạo để luôn đẩy giá lên.
Chiến lược trọng tâm khơng thành cơng trên dịng xe Automobile.
Chất lượng các dịng xe trong chiến lược trọng tâm khơng có nhiều sự cải tiến,
thường chỉ có sự thay đổi về kiểu dáng.
3.4 Chiến lược khác biệt hóa
Thành cơng:
Honda đưa ra một tiêu chí khác biệt hóa rất thuyết phục để khách hàng mua sản
phẩm là “tiết kiệm nhiên liệu”. Với việc đưa ra thị trường công nghệ FI, phun xăng điện
tử, Honda Việt Nam đã đánh trúng tâm lý khách hàng khi mà giá xăng tăng liên tục, góp
phần tăng nhanh thị phần.
Bên cạnh đó cơng ty đưa ra chiến lược hướng vào giới trẻ, phần dân số đang chiếm
tỉ trọng lớn trong tổng dân số, Honda lấy khẩu hiệu rất trẻ trung là “Be U with Honda”
cùng với đó là chiến lược quảng cáo rầm rộ trên báo đài, tạo nên một hình ảnh mới trẻ

trung cho Honda vốn được coi là sản phẩm cho những người thuộc thế hệ trước.


Sản phẩm của Honda luôn cải tiến về mẫu mã, màu sắc bắt mắt để bắt kịp sự năng
động của giới trẻ.
Hạn chế:
Cơng nghệ tạo ra sự khác biệt hóa của Honda khơng có sự đột phá chỉ là cải tiến
cơng nghệ hiện có do đó sự cải tiến của Honda nhanh chóng bị các cơng ty khác đưa ra
các sản phẩm tương tự.
Các sản phẩm của Honda automobile vẫn chưa thành công với chiến lược mới khi
các sản phẩm đưa ra không tạo nên sự khác biệt nhiều và thường bị các sản phẩm của
cơng
4. Phân tích ma trận SWOT của Honda
4.1 Điểm mạnh:
 Honda là một trong những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong
những năm qua Honda đã được người dùng công nhận là một trong những
cơng ty có sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất, có độ an ồn cao…
 Điều này được thể hiện rõ thông qua doanh số báng hàng của công ty tại các
đại lý phân phối trên thị trường người tiêu dùng. Từ cuối thập kỷ 60 đến đầu
thập kỷ 70 thì Honda đã chiếm lĩnh thị trường thế giới và trở thành nhà sản
xuất xe máy lớn nhất thế giới, và từ đó đến nay thì cơng ty chưa bao giờ bị
mất danh hiệu này.
 Thị trường tiêu thụ của Honda rất rộng lớn, hãng Honda đóng trụ sở tại Tokyo
và có niêm yết giá trên thị trường chứng khốn Tokyo, thành phó New York,
Ln Đơn, Paris, California, Canada…
 Lợi nhuận tăng cao. Tại các công ty liên doanh Honda tại Trung Quốc sẽ giúp
công ty tăng thu nhập ròng hàng năm lên 10 tỉ yen (92,5 triệu USD), cao hơn
dự đốn ban đầu của cơng ty, giám đốc tài chính Yoichi Hojo phát biểu với
hãng tin Blooomberg. Điều này cho phép Honda tiếp tục giữ vững mục tiêu
thu nhập ròng ngay cả sau khi đã hạ thấp dự báo lợi nhuận kinh doanh xuống

3,1%. SỰ phát triển của thị trường Trung Quốc và Nga đang làm giảm bớt sự
phụ thuộc của Honda và thị trường Bắc Mỹ, chiếm tới 70% lợi nhuận kinh
doanh của hãng. Doanh số bán hàng của Honda tại Trung Quốc đã tăng 15%
và gấp đôi tại Nga trong quý đầu thuộc năm tài khóa, tăng nhanh hơn 8% tại
Mỹ.


 Honda luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, dịch vụ khách hàng khơng chỉ là
chăm sóc thật tốt chiếc xe của bạn, Đối với họ, dịch vụ khách hàng là cung
cấp dịch vụ tuyệt hảo, xuyên suốt và những quyền lợi đặc biệt chỉ dành cho
khách hàng – những chủ nhân xe hơi Honda.
 Honda luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã của xe với thiết kế vượt trội, cơng
nghệ tiên tiến, chất lượn cao, an tồn. Năm 1976, xe Accord ngay lập tức được
mọi người biết đến với đặc điểm tốn ít năng lượng và dễ lái, giúp cho Honda
tìm được chỗ đứng ở Mỹ.
 Ln dành được chỗ đứng trong làng giải trí. Với thiết kế vượt trội, cơng nghệ
tiên tiến, chất lượng cao, an tồn, Honda Civic là một trong những lựa chọn
tốt nhất cho khách hàng trong phân khúc xe hạng trung. Ngay khi chiếc Civic
ra đời, nó đã được rất nhiều người ưa chuộng. Và chỉ sau 2 năm 9 tháng số
lượng bán hàng thực tế đã đạt 12.000 xe.
 Honda đã áp dụng rất nhiều những thành tựu khoa học để có thể cái biến chất
lượng và mẫu mã cho những chiếc xe của mình như việc đầu tư một lượng
tiền khổng lồ vào việc phát triển các mẫu xe chạy bằng pin nhiên liệu như thế
này, Honda thực sự đang rất nỗ lực chứng minh cho sức sống của một thế hệ
công nghệ tương lai.
 Ln có những thiết kế mới: Mọi người đều mang trong mình một ước mơ.
Ước mơ ấy không chỉ là chắp cánh cho ta thêm sức mạnh để vượt qua mọi thử
thách mà còn khơi dậy trong ta niềm hứng khởi để chia sẻ, một động lực để
sáng tạo và phát huy những ý tưởng tiến bộ, sự phát triển của Honda cơ bản
dựa trên ý tưởng ấy vì Honda vốn được xây dựng từ những ước mơ. Sức mạnh

của ước mơ không ngừng đưa Honda vươn đến những bước đột phá trong
công nghệ, không chỉ ở lĩnh vực xe máy mà cả xe hơi và máy động lực. Vì thế
sự ra đời của Civec là thành quả tuyệt vời từ việc theo đuổi và thực hiện ước
mơ. Những nét thiết kế tinh xảo mới của Honda Civic phiên bản mới được lấy
cảm hứng từ dáng vẻ thể thao đặc sắc của Civic Tyre R – một mẫu xe thể thao
danh tiếng đã mở ra thế giới thú vị cho nhiều người sử dụng trên toàn cầu.
Thiết kế mới sẽ mang đến sự độc đáo, cá tính, thời trang cùng những giây
phút thú vị sau tay lái dành cho khách hàng.


IV.2

Điểm yếu:
Do thương hiệu nổi tiếng nên có rất nhiều sản phẩm khác tuy khơng sản xuất
hay có bất kỳ mối quan hệ nào với công ty Honda nhưng đã nhái thương hiệu
của Honda làm ảnh hưởng đến danh hiệu của cơng ty.
Trong thời suy thối tồn cầu hiện nay thì Honda đã phải đóng cửa một số
cơng ty con ở Anh, sản lượng ô tô Anh đã giảm 47,5% hồi tháng 12/08 so với
cùng kỳ năm 2007. Số lượng đăng ký ô tô mới trong năm 2008 cũng giảm
11%, xuống 2,1 triệu chiếc. Ngày 30/1, Honda cho biết lợi nhuận trong 3
tháng cuối cùng của năm 2008 giảm 90% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, Honda viện đang khơng ngừng áp
dụng các biện pháp cắt giảm chi phí, trong đó bao gồm cả việc tạm thời đóng
cửa cơ sở chính của hãng tại Anh trong bốn tháng kể từ tháng 2.
Doanh thu của Honda Motor sẽ giảm 94,7%
Nhà sản xuất ô tô lớn nhứ hai Nhật Bản – Honda Motor, hơm thứ ba(28/4) ước
tính doanh thu của tập đồn trong năm tài khóa 2009 bắt đầu từ tháng 4 sẽ
giảm 94,7% so với năm tài khóa 2008, xuống cịn 10 tỷ yên (104 triệu USD).

IV.3


Cơ hôi:
Sự kiện SEMA 2008:
Nhân sự kiện SEMA 2008, Honda cơng bố hồn tất phiên bản mới mẫu xe
đang rất được ưa chuộng Honda Fit 2009 cùng với phụ tùng của model Mugen
mới và sẽ tung ra thị trường vào nửa đầu năm tới(2008). Các phụ tùng bao
gồm: Vành đúc 16 inch, nắp bơm bình dầu bằng nhôm, lưới tản nhiệt thể thao,
hệ thống giảm thanh mới, hình kí hiệu phía sau, tay gạt linh hoạt, pedal thể
thao, thảm lót sàn xe…
Chế tạo thêm nhiều sản phẩm mới:
Từ năm 2004 hãng bắt đầu chế tạo mô tơ chạy diesel vừa êm vừa không cần
bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ơ nhiễm. Tuy nhiên, có thể tranh cãi rằng nền
của sự thành công của công ty này là phần làm xe máy.
Liên tục mở rộng thị trường tiêu thụ:
Honda đang thể hiện quyết tâm tăng thị phần tại Trung Quốc, với kế hoạch tạo
ra một thương hiệu riêng cho thị trường Trung Quốc.
Honda đã chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ tại Canada. Canada là một vùng đất
rộng lớn kéo dài đến tận chân trời và trải rộng ra khắp bốn phương, với những
hồ nước nằm rải rác, và những thành phố chỉ là những chấm nhỏ nối liền bằng
các tuyến giao thơng. Đây có lẽ là cơ hội để Honda phát triển được dòng sản
phẩm của mình.











IV.4

Thách thức: Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác như Yamaha, Toyot…

Honda bị nhiều sản phẩm nhái nhãn hiệu của cơng ty, điều này góp phần làm ảnh
hưởng rất lớn đến thương hiệu của công ty.
Nhiều sản phẩm mới của Honda bị các cửa hàng đại lý trên thị trường tự động tăng
giá khi thấy mặt hàng bán chạy, khiến cho khách hàng khơng cịn niềm tin đối với cơng
ty. Điều này cũng rất ảnh hưởng đến uy tín cũng như danh tiếng của Honda.
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP CƠNG TY HỒN THIỆN HƠN
Honda là nhà sản xuất tự động đầu tiên của Nhật giới thiệu nhiều dòng xe sang trọng
riêng biệt. Măc dù gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường nhưng Honda vẫn tạo dựng cho
mình một thương hiệu riêng và liên tục đưa ra những sản phẩm mới có mẫu mã, phong
cách, kiểu dáng riêng biệt. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh của cơng ty Honda trên
thị trường thì sau đây sẽ là một số giải pháp cho công ty trong những năm tiếp theo.
1. Tăng cường hoạt động Marketing.
 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là một công việc cần thiết đối với bất cứ công ty nào trong
q trình kinh doanh. Một cơng ty khơng thể khai khác hết tiềm năng của mình cũng như
khơng thõa mãn tất được nhu cầu của khách hàng, nếu không có được đầy đủ các thơng
tin chính xác về thị trường…
Thông qua việc nghiên cứu thị trường, Công ty sẽ nắm được những thông tin cần
thiết về giá cả, cung cầu hàng hóa và dịch vụ mà cơng ty đang kinh doanh để đề ra những
phương án chiến lược và biện pháp cụ thể nhằm thực hiện được mục tiêu mà công ty đề
ra.
 Sản phẩm:
Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản
phẩm theo nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và phong phú.
 Xây dựng và phát triển thương hiệu:



Xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một
thương hiệu được khách hàng tin cậy thì cơng ty phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn ai
hết và ln lấy sự hài lịng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.
Đi đôi với công việc xây dựng thương hiệu, công ty cần phải thúc đẩy quá trình
phát triển thương hiệu của mình.

2. Chiến lược.
Nên xây dựng chiến lược dựa trên hiểu biết sâu sắc về các khách hàng mục tiêu cũng
như khả năng của công ty. Giới thiệu rõ ràng và nhất quán chiến lược đó tới các nhân
viên, khách hàng và các cổ đông. Chỉ điều chỉnh chiến lược của mình khi cần đáp ứng
những thay đổi trên thị trường – ví dụ như khi có cơng nghệ mới xuất hiện hoặc có quy
định mới của chính phủ…
3. Thực hiện.
Hợp lý hóa các quy trình sản xuất cơ bản để liên tục đáp ứng – nhưng không vượt
quá – các kỳ vọng và yêu cầu của khác hàng. Loại bỏ lãng phí để tăng năng suất hàng
năm từ 6% dến 7%.
4. Văn hóa.
Ln nhắc nhở và giữ cho những nhà quản lý, người lao động, mỗi cá nhân và tập
thể không ngừng đáp ứng được các kỳ vọng về kết quả kinh doanh. Luôn gắn liền chế độ
lương thưởng với những mục tiêu cụ thể va tăng mức lương tiêu chuẩn hằng năm. Nên
giữ lại các phần thưởng trong trường hợp mục tiêu không được thực hiện.
Phải luôn tuyên bố rõ ràng về các giá trị của công ty.
5. Cơ cấu tổ chức.
Xây dựng một cơ cấu tổ chức nhanh gọn, linh hoạt và đơn giản, giúp làm giảm thái
độ quan liêu và đồng thời đơn giản hóa hoạt động. Xóa bỏ các rào cản hành chính làm
hạn chế việc trao đổi thơng tin và hợp tá. Ln tìm kiếm sự tận tâm và khả năng sáng tạo
của các nhà quản lý tầm trung và của các nhân viên chứ không phải tài năng của các giám
đốc điều hành cho tương tai của công ty.

6. Tài năng.


Luôn phát huy và đạt được những sức mạnh lâu dài bằng cách tìm kiếm người tài
ngay trong nội bộ công ty. Việc phát triển nhân tài ngay trong công ty sẽ tiết kiệm và
đáng tin cậy hơn là đi mua lại các nhân tài từ nơi khác tới.
Nên xây dựng các chương trình đào tạo riêng dành cho các nhân viên giỏi nhất để
giữ lại những nhà quản lý có tài, giao cho họ những cơng việc thú vị và nhiều thách thức.

7. Lãnh đạo.
Lãnh đạo của các công ty thành công thường rất tận tâm với công việc. Họ luôn đứng
mũi chịu sào, gây dựng các mỗi quan hệ giữa mọi người ở tất cả các cấp. Họ nhận biết và
tận dụng được những cơ hội kinh doanh trước khi các đối thủ cạnh tranh nhận ra và sớm
giải quyết các vấn đề phát sinh. Các thành viên như vậy trong ban giám đốc cơng ty cũng
sẽ có một phần lợi nhuận tài chính trong thành cơng của công ty thành công và họ thường
hiểu rất rõ về ngành và lĩnh vực kinh doanh của mình.
8. Sự sáng tạo.
Ln khuyến khích, động viên kịp thời những ý tưởng sáng tạo, mang tính đột phá
ngay cả khi điều đó có nghĩa là loại bỏ những sản phẩm hiện có. Nên sử dụng cơng nghệ
mới để tăng cường tồn bộ hoạt động chứ không phải chỉ tăng cường các quá trình phát
triển sản phẩm.
9. Sáng lập và liên kết.
Nên tham gia vào hoạt động kinh doanh mới nào giúp thúc đẩy các quan hệ sẵn có
với khách hàng và tăng cường sức mạnh chủ lực của công ty. Xây dựng quan hệ đối tác
để tận dụng có hiệu quả nhất những tài năng của cả hai công ty.
Và nên xây dựng một phương pháp có hệ thống nhằm xác định, lựa chọn và kết thúc
những thỏa thuận kinh doanh như vậy.


III. KẾT LUẬN

Đề tài “Chiến lược kinh doanh của công ty Honda Việt Nam” đã hệ thống hóa
những kiến thức cơ bản về kinh doanh và chiến lược kinh doanh quốc tế. Đề tài giới thiệu
sơ lược về Honda, tìm hiểu phương thức thâm nhập và các chiến lược kinh doanh của
Honda tại Việt Nam. Qua phân tích mơi trường kinh doanh và mơi trường nội bộ doanh
nghiệp. Nhóm tác giả đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về các chiến lược mà Honda đã
và đang áp dụng tại Việt nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược
kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam.
Đề tài giới hạn việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Honda tại thị trường
Việt nam và tập trung vào các sản phẩm xe máy và xe hơi cá nhân. Do hạn chế về mặt
thời gian nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhóm chúng
tơi rất mong nhận được sự góp ý của cơ giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn
chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!



×