Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

So sánh những qui định pháp lý về hốiphiếu theo ULB1930 và Luật công cụ chuyểnnhượng của Việt Nam 2005 và minh họa trườnghợp cụ thể và rút ra bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.89 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------***--------

TIỂU LUẬN
MƠN: THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài: So sánh những qui định pháp lý về hối
phiếu theo ULB1930 và Luật công cụ chuyển
nhượng của Việt Nam 2005 và minh họa trường
hợp cụ thể và rút ra bài học

Thực hiện
Giảng viên hướng dẫn

: Nhóm 3
: PGS.TS Đặng Thị Nhàn

Hà Nội, tháng 3 năm 2018


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 3

STT

HỌ VÀ TÊN

MSV

PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
-



1

Lưu Thị Phương Hà

1511110220
-

2

Lý Thảo My

1511110536

-

3

Trần Thị Trang

1511110843

-

4

Nguyễn Thị Lê

1513310084


5

Võ Văn Hải

1415510043

6

Lê Tuấn Anh

1412210806

-

7

Mai Thu Huế

1511110317

8

Trần Thị Phương Thảo

1513310136

9

Nguyễn Thị Lan Anh


1511120004

10

Trần Khánh Hà

1411110178

-

Nhóm trưởng, phân cơng
cơng việc và theo dỗi tiến độ
của nhóm
Làm phần so sánh nghiệp vụ
truy địi, nghiệp vụ thanh
toán
Làm case
Chỉnh sửa nội dung và slide
Edit bản mềm
Làm case
Làm lưu ý khi sử dụng hối
phiếu
Làm so sánh nghiệp vụ
thanh tốn
Góp ý chỉnh sửa nội dung
Thuyết trình
Làm phần so sánh nghiệp vụ
chấp nhận và ký hậu hối
phiếu
Đóng góp lên outline

Thuyết trình
Làm phần khái quát về hối
phiếu
Làm slide thuyết trình
Làm case
Làm phần so sánh nội dung
hối phiếu địi nợ
Edit bản mềm
Làm case
Tìm kiếm tài liệu
Đóng góp ý tưởng outline
Góp ý chỉnh sửa nội dung và
slide
Lời mở đầu, kết luận
Làm phần các nguồn luật
điều chỉnh hối phiếu
Làm so sánh nghiệp vụ bảo
lãnh, thanh tốn
Thuyết trình
So sánh 2 mẫu hối phiếu


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỐI PHIẾU THEO ULB 1930 VÀ LUẬT
CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA VIỆT NAM 2005................................................3
1.1.

Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu....................................................................3


1.1.1.

Luật thống nhất Geneva về Hối phiếu và kì phiếu theo ULB 1930..............3

1.1.2.

Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005 (LCCCN 2005)........3

1.2.

Hối phiếu.................................................................................................................4

1.2.1.

Khái niệm hối phiếu.........................................................................................4

1.2.2.

Những bên liên quan trong một hối phiếu.....................................................4

1.2.3.

Đặc điểm của hối phiếu...................................................................................5

1.2.4.

Vai trò của hối phiếu........................................................................................7

1.2.5.


Phân loại hối phiếu đòi nợ...............................................................................7

CHƯƠNG 2: SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HỐI PHIẾU THEO
ULB 1930 VÀ LUẬT CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG 2005.........................................9
2.1.

Nội dung hối phiếu đòi nợ......................................................................................9

2.1.1.

Những điểm giống nhau..................................................................................9

2.1.2.

Những điểm khác nhau:................................................................................10

2.2.

Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu..............................................................13

2.2.1.

Nghiệp vụ chấp nhận.....................................................................................13

2.2.2.

Nghiệp vụ ký hậu chuyển nhượng................................................................15

2.2.3.


Nghiệp vụ bảo lãnh........................................................................................16

2.2.4.

Nghiệp vụ thanh toán.....................................................................................17

2.2.5.

Nghiệp vụ truy địi..........................................................................................19

CHƯƠNG 3: TÌNH HUỐNG MINH HOẠ VÀ BÀI HỌC RÚT RA............................22
3.1.

Tình huống 1.........................................................................................................22

3.2.

Tình huống 2.........................................................................................................28

3.3.

Một số lưu ý khi sử dụng hối phiếu....................................................................31

KẾT LUẬN..........................................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................34


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng tồn cầu hóa kinh tế, giao dịch thương mại quốc tế ngày

càng mở rộng và phát triển về mọi mặt. Trong đó, thanh tốn quốc tế - với vai trò là
khâu cuối cùng của giao dịch thương mại quốc tế cũng luôn được các quốc gia chú
trọng và xem xét để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cả bên nhập khẩu và
xuất khẩu cũng như để giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán.
Bên cạnh những thuận lợi nhất định mà các cơng cụ thanh tốn như hối
phiếu, kì phiếu, séc,… mang lại giúp cho việc thanh toán quốc tế trở nên nhanh gọn
và đảm bảo hơn thì vẫn cịn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Và lí do thường gặp
phải nhất là trở ngại về mơi trường pháp lí quốc tế và của mỗi quốc gia. Mặc dù các
điều kiện thanh toán quốc tế đã được quy định khá đầy đủ và rõ ràng trong bộ tập
quán quốc tế của ICC nhưng vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ nên đã có
nhiều tranh chấp xảy ra trong khâu thanh toán của các giao dịch thương mại quốc
tế.
Để giảm thiểu những tranh chấp đó, địi hỏi các bên phải nghiên cứu kĩ
lưỡng, cẩn thận những quy định chung của luật pháp các quốc gia cũng như luật và
tập quán quốc tế. Chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh những quy định
pháp lí về hối phiếu theo ULB 1930 và Luật công cụ chuyển nhượng của Việt
Nam 2005 và minh họa một trường hợp cụ thể để rút ra bài học” nhằm mang tới
cho mọi người cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa hai nguồn luật này trong việc
điều chỉnh cơng cụ thanh tốn thường gặp - hối phiếu. Trong bài nghiên cứu, chúng
em có vận dụng những kiến thức được học trong môn Thanh tốn quốc tế cũng như
tìm hiểu những kiến thức thực tế qua ví dụ minh họa để làm rõ hơn về đề tài.
Đề tài gồm 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hối phiếu theo ULB 1930 và Luật công cụ
chuyển nhượng của Việt Nam 2005.
 Chương 2: So sánh những quy định pháp lí về hối phiếu giữa ULB 1930 và
Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005.
 Chương 3: Tình huống minh họa và bài học rút ra.
1



Do điều kiện thời gian và kiến thức có hạn, nên đề tài nghiên cứu của chúng em còn
nhiều thiếu sót, rất mong cơ chỉnh sửa và giúp đỡ để bài nghiên cứu đầy đủ và hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỐI PHIẾU THEO ULB 1930
VÀ LUẬT CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA VIỆT NAM
2005
1.1.

Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu

1.1.1. Luật thống nhất Geneva về Hối phiếu và kì phiếu theo ULB 1930
Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành các luật
điều chỉnh hối phiếu như: Luật hối phiếu của Anh 1882: Bill of Exchange Act of
1882 (BEA), Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 Uniform Commercial
Codes of 1962 (UCC)… Trong đó, đặc biệt được áp dụng rộng rãi nhất là bộ luật
theo công ước Geneva được ký kết năm 1930. Tên đầy đủ của nó là luật thống nhất
về hối phiếu Uniform Law for Bills of exchange (ULB). Ngày nay, Luật hối phiếu
thống nhất ULB 1930 có hiệu lực tại tất cả các nước châu Âu (ngoại trừ Anh).
Nhiều nước khác mặc dù không tham gia Công ước Geneve, nhưng vẫn xây dựng
Luật hối phiếu của họ tương thích với ULB 1930.
Riêng đối với Việt Nam, bởi vì vào năm 1930, Việt Nam vẫn đang là thuộc địa
của Pháp, và vào thời điểm đó, Pháp bắt đầu tham gia cơng ước Geneva và chính
thức áp dụng luật ULB. Cho nên tại Việt Nam cũng áp dụng rộng rãi luật này từ
năm 1937 cho đến nay. Vì vậy ngày nay để giải thích về hối phiếu ở nước ta cũng
chỉ nên dựa vào ULB hơn là các văn bản pháp lý khác.

1.1.2. Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005 (LCCCN 2005)
Luật Các cơng cụ chuyển nhượng đã được Quốc hội khố XI, kỳ họp thứ 8
thơng qua vào ngày 29/11/2005, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
Luật Các công cụ chuyển nhượng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt
Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3


1.2.

Hối phiếu

1.2.1. Khái niệm hối phiếu
 Luật thống nhất Geneva về Hối phiếu và kỳ phiếu ULB 1930 định nghĩa:
Hối phiếu bao gồm các nội dung: một mệnh lệnh đòi tiền vơ điều kiện để
thanh tốn một số tiền nhất định, tên của người trả tiền, thời gian và địa
điểm thanh toán, tên của người thụ hưởng, địa điểm ký phát, chữ ký của
người ký phát.
 Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005 phân biệt rõ Hối
phiếu đòi nợ và Hối phiếu nhận nợ:
 Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, u cầu người
bị ký phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu
cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ
hưởng.
 Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết
thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc
vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
1.2.2. Những bên liên quan trong một hối phiếu

Đối với hối phiếu đòi nợ, các bên liên quan có thể bao gồm:
 Người ký phát hối phiếu (drawer): là người xuất khẩu.
 Người bị ký phát (người trả tiền) (drawee): là người nhập khẩu hàng
hay có trách nhiệm trả tiền.
 Người hưởng lợi (bereficiary): trước hết là người ký phát hối phiếu,
kế đến là người do người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếu.

4


 Người chấp nhận (acceptor): là khi người bị ký phát chấp nhận hối
phiếu kỳ hạn và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh tốn hối
phiếu khi đến hạn.
 Người chuyển nhượng (endorser): là người chuyển quyền hưởng lợi
hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu.
 Người cầm phiếu (holder or bearer): là người có quyền nhận hối
phiếu khi hối phiếu được trả tiền.
 Người bảo lãnh: Là bất kỳ người nào ký tên vào hối phiếu, ngoại trừ
người ký phát và người bị ký phát, thường là ngân hàng nổi tiếng.
1.2.3. Đặc điểm của hối phiếu
a. Hối phiếu địi nợ
 Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu
Hối phiếu đòi nợ là “tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện”. Người trả tiền hối
phiếu phải trả theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu và không thể viện bất cứ lý do
riêng nào của mình để từ chối trả tiền đối với người ký phát hối phiếu hay người thụ
hưởng, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó.
Người ký phát là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc thanh toán cho
người thụ hưởng (nếu khi đã chuyển nhượng mà bị người bị ký phát từ chối thanh
tốn/ chấp nhận).
 Tính trừu tượng của hối phiếu

Hối phiếu được lập dựa trên các giao dịch hợp đồng cơ sở (giao dịch cơ sở của
hối phiếu thương mại là hợp đồng thương mại, của hối phiếu ngân hàng là hợp đồng
cung ứng dịch vụ chuyển tiền ký kết giữa Ngân hàng và người yêu cầu chuyển tiền)
nhưng hối phiếu này trở thành nghĩa vụ trả tiền độc lập với hợp đồng cơ sở.
5


Trên hối phiếu không nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà chỉ
ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý
của hối phiếu cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu,
do đó hối phiếu khơng bị luật các nước cấm (ngoại trừ hối phiếu khống vì là hối
phiếu khơng được hình thành trên giao dịch cơ sở). Nói cách khác, nghĩa vụ trả tiền
của hối phiếu là trừu tượng.

 Tính lưu thơng của hối phiếu
Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của
nó. Hối phiếu có tính chất này vì hối phiếu là lệnh địi tiền của người này với người
khác, trên hối phiếu có một giá trị tiền nhất định và hối phiếu có tính bắt buộc &
tính trừu tượng.
Hối phiếu có thể dùng thanh toán tiền mua hàng, trả nợ, chuyển nhượng, cầm
cố, thế chấp, vay vốn, chiết khấu và tái chiết khấu.
 Hối phiếu là trái vụ một bên
Hối phiếu là công cụ do người phát hành yêu cầu người bị ký phát thực hiện
nghĩa vụ dân sự trả tiền, vì vậy nghĩa vụ dân sự này có được thực hiện hay không
phụ thuộc vào sự chấp nhận của người ký phát. Hối phiếu sẽ vô hiệu nếu người bị
ký phát từ chối thanh toán một cách hợp pháp hoặc bị phá sản.
b. Hối phiếu nhận nợ
Hối phiếu nhận nợ có những đặc điểm giống như hối phiếu đòi nợ, chỉ khác ở một
số đặc điểm sau:
(i)


Hối phiếu nhận nợ là một công cụ hứa trả tiền, chứ không phải là một
công cụ địi tiền. Nên muốn lưu thơng dễ dàng nó thường phải được một

6


Người thứ ba đứng ra bảo lãnh, trừ trường hợp Người lập phiếu có uy tín
lớn về tài chính.
(ii)

Kỳ phiếu là một công cụ hứa trả tiền vô điều kiện do con nợ viết ra để
hứa trả một số tiền nhất định cho chủ nợ. Do đó trong lưu thơng khơng
phát sinh u cầu chấp nhận thanh tốn.

(iii)

Người lập phiếu phải phát hành hối phiếu nhận nợ trước khi Người thụ
hưởng hối phiếu nhận nợ thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng giao dịch cơ
sở.

(iv)

Các quy định pháp lý đối với hối phiếu địi nợ có thể áp dụng để điều
chỉnh đối với hối phiếu nhận nợ, trong chừng mực khơng trái với tính
chất và đặc điểm của hối phiếu nhận nợ.

1.2.4. Vai trò của hối phiếu
Hối phiếu giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế được
xem là một công cụ hữu hiệu để giảm rủi ro, thiệt hại trong quá trình thực hiện các

giao dịch mua bán, đáp ứng được các nhu cầu thanh tốn trong trường hợp có sự
khác biệt về địa lý giữa nơi bán và nơi mua.
Song song với vai trò là một phương tiện thanh tốn, hối phiếu cịn được xem
là một cơng cụ tín dụng do người ta có thể thực hiện các hoạt động chiết khấu trên
hối phiếu. Tín dụng hối phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn mà thực chất là ngân
hàng tiến hành mua lại các hối phiếu thương mại đang trong thời kỳ chưa đến hạn
thanh toán và cung ứng một khoản vốn cho các thương nhân để họ có điều kiện tiếp
tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ
địi tiền ở người có nhiệm vụ trả tiền hối phiếu.
1.2.5. Phân loại hối phiếu đòi nợ
 Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành
ba loại:
7


 Hối phiếu trả tiền ngay: Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người
cầm hối phiếu xuất trình phải lập tức trả tiền ngay.
 Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định: Người trả tiền khi nhìn thấy
hối phiếu này ký chấp nhận trả tiền và sau đó từ 5 đến 7 ngày tiến hành trả
tiền hối phiếu đó.
 Hối phiếu có kỳ hạn: Sau một thời hạn nhất định (thường lớn hơn 7 ngày) kể
từ ngày ký phát hối phiếu hoặc ngày chấp nhận hối phiếu, người trả tiền phải
thanh toán tiền trên hối phiếu.
 Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành hai
loại:
 Hối phiếu trơn: Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này
không kèm theo chứng từ thương mại. Thường được sử dụng để thu cước phí
vận tải, địi nợ cũ…
 Hối phiếu kèm chứng từ: Là loại hối phiếu được gửi kèm theo chứng từ
thương mại đến người có nghĩa vụ trả tiền.

 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, người ta chia hối
phiếu thành hai loại:
 Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng, loại hối
phiếu này không thể chuyển nhượng bằng nguyên tắc ký hậu
 Hối phiếu theo lệnh: Là loại hối phiếu yêu cầu người thanh toán trả tiền theo
lệnh của người thụ hưởng hối phiếu. Hối phiếu theo lệnh được chuyển
nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật định.
 Căn cứ vào chủ thế ký phát hối phiếu chia làm hai loại:

8


 Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền
người nhập khẩu, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất khẩu
hoặc cung ứng dịch vụ.
 Hối phiếu Ngân hàng: Là hối phiếu do Ngân hàng phát hành lệnh cho Ngân
hàng đại lý của mình thanh tốn tiền nhất định cho người thụ hưởng được chỉ
định trên hối phiếu (loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng).

9


CHƯƠNG 2: SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HỐI
PHIẾU THEO ULB 1930 VÀ LUẬT CÔNG CỤ CHUYỂN
NHƯỢNG 2005
Như đã nêu ở phần đặc điểm hối phiếu, các quy định pháp lý đối với hối
phiếu địi nợ có thể áp dụng để điều chỉnh đối với hối phiếu nhận nợ, trong chừng
mực khơng trái với tính chất và đặc điểm của hối phiếu nhận nợ. Do vậy phần so
sánh quy định pháp lý về hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ theo hai nguồn luật
này là tương tự nhau. Chỉ khác là hối phiếu nhận nơ thì khơng có nghiệp vụ u cầu

chấp nhận như là đối với hối phiếu đòi nợ.
2.1.

Nội dung hối phiếu đòi nợ
Những nội dung cơ bản mà hối phiếu cần có được đề cập đến trong Điều 1

và Điều 2 của Luật thống nhất về hối phiếu ULB 1930; và Điều 16, Mục 1 (Phát
hành hối phiếu địi nợ) của Luật cơng cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005.
2.1.1. Những điểm giống nhau
 Nhìn chung, hai luật đều thống nhất những nội dung cần có trong một hối
phiếu địi nợ như sau:


Tiêu đề hối phiếu;



Một mệnh lệnh vô điều kiện yêu cầu thanh toán một số tiền xác định;



Thời gian thanh toán;



Địa điểm thanh toán;



Tên và địa chỉ của người thụ hưởng hoặc người phát hành hối phiếu;




Tên và địa chỉ của người thanh toán;



Ngày và nơi phát hành hối phiếu;

10




Chữ ký của người ký phát;

 Ngoài ra, trong việc nhận định tính pháp lý của một hối phiếu khi nó thiếu
một trong các thơng tin ở trên, cả hai luật cũng có sự thống nhất chung, cụ
thể:


Khi hối phiếu khơng nêu rõ thời gian thanh tốn thì được xem như là
thanh tốn ngay khi xuất trình;



Khi khơng nêu rõ địa điểm trả tiền thì địa điểm được ghi bên cạnh tên
người trả tiền được xem là nơi trả tiền;




Khi khơng có nêu địa điểm ký phát thì xem như đã ký phát tại nơi được
nêu bên cạnh tên của người ký phát.
(Điều 2 – ULB 1930 và Điều 16 – Luật CCCCN 2005)

 Đối với việc xem xét tính pháp lý của những đối tượng khác trên hối phiếu,
cả ULB 1930 và Luật CCCN 2005 đều thừa nhận:


Trong trường hợp số tiền ghi trên hối phiếu giữa phần số và phần chữ có sự
khác biệt thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh tốn. Cịn trường hợp số
tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và
có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị
thanh tốn.
(Điều 6 – ULB 1930 và Khoản 3 Điều 16 – Luật CCCCN 2005)



Nếu trên nội dung hối phiếu xuất hiện chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của một
người không được uỷ quyền thì chữ ký đó khơng có giá trị, đồng thời chữ ký
của những người có liên quan khác vẫn có giá trị.
(Điều 7 - ULB 1930 và Điều 12 - Luật CCCCN 2005)

2.1.2. Những điểm khác nhau:
11


Bên cạnh những điểm chung giữa hai luật, tất nhiên cũng tồn tại những khác
biệt, được trình bày trong bảng bên dưới:
Tiêu chí

Bản nối dài

-

-

Luật CCCN 2005
ULB 1930
Có thể có thêm tờ phụ đính Có thể ký hậu trên 1 tờ
kèm
giấy và đính kèm với hối
Được dùng để ghi nội dung
phiếu và được người ký
bảo lãnh, chuyển nhượng,
hậu ký tên vào
cầm cố, nhờ thu
(Điều 13)
Phải có chữ ký giáp lai của
người đầu tiên lập tờ phụ

(Điều 16)
Quy định tiền lãi, Chỉ quy định về tỷ giá

Quy định cả tiền lãi, tỷ giá

tỷ giá và trả góp

và trả góp

(Điều 9)


Tên và địa chỉ Phải ghi rõ tên và địa chỉ

(Điều 5, 39, 41)
Chỉ cần ghi rõ tên

người bị ký phát (Điểm đ, khoản 1, Điều 16)
Thời hạn hiệu lực 90 ngày kể từ ngày ký phát

(Khoản 3 Điều 1)
1 năm kể từ ngày ký phát

xuất

(Điều 34)

trình

để (Khoản 3 Điều 43)

thanh tốn hối
phiếu trả ngay
Tên, địa chỉ, chữ

-

Nếu người ký phát là đại

ký của người ký


diện tổ chức thì ngồi chữ

phát

ký cịn bắt buộc phải đóng
-

dấu
Cần ghi rõ địa chỉ

-

Khơng

bắt

buộc

-

phải đóng dấu
Khơng cần ghi rõ
địa chỉ

(Khoản 6, khoản 8 Điều

(Điểm h, khoản 1, Điều 16; 11)
Khoản 18 Điều 4)
Về cơ bản, luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 được soạn thảo
trên cơ sở tham khảo và so sánh giữa các luật điều chỉnh về các công cụ chuyển

nhượng trên thế giới, sau đó hiệu chỉnh, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với tập quán
và môi trường pháp lý tại Việt Nam nên mỗi luật có một ưu điểm riêng khi áp dụng.

12


Luật CCCCN 2005 áp dụng tốt tại Việt Nam nhưng khơng đủ rộng để áp
dụng ra ngồi mơi trường pháp lý của Việt Nam và ngược lại. Do đó việc hiểu đúng
các luật này là vô cùng cần thiết.

Bên dưới là mẫu hối phiếu tuân theo luật ULB 1930:

Mẫu hối phiếu theo luật CCCN 2005

13


 Phân tích sự khác nhau giữa hai mẫu hối phiếu trên:
 Về người ký phát:


Mẫu hối phiếu theo ULB chỉ cần ký tên, không cần ghi rõ địa chỉ người ký
phát



Mẫu hối phiếu theo Luật CCCN 2005 cần ghi rõ tên, địa chỉ và chữ ký của
người ký phát

 Về người bị ký phát



Mẫu hối phiếu theo ULB chỉ cần ghi tên người bị ký phát



Mẫu hối phiếu theo Luật CCCN 2005 cần ghi rõ tên và địa chỉ của người bị
ký phát

2.2.

Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu

2.2.1. Nghiệp vụ chấp nhận

14


a. Định nghĩa:
Điều 4.16 Luật Công cụ chuyển nhượng: chấp nhận là cam kết của người bị ký
phát về việc sẽ thanh tốn tồn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu địi nợ
khi đến hạn thanh tốn bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo quy định
của Luật này.
Điều 28 ULB 1930: Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người bị ký phát cam kết
thanh tốn hối phiếu khi đến hạn.
b. Thời hạn xuất trình hối phiếu
Về thời hạn xuất trình để yêu cầu chấp nhận:
 Đối với hối phiếu trả chậm: Theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật công cụ
chuyển nhượng và Điều 23 ULB 1930, thời hạn xuất trình hối phiếu để yêu
cầu chấp nhận là 1 năm, nếu thời hạn thanh toán hối phiếu vào một thời điểm

nhất định sau khi xuất trình.
 Đối với hối phiếu q hạn thanh tốn: Khoản 2 Điều 18 Luật công cụ
chuyển nhượng và ULB 1930 quy định vô hiệu.
c. Thời hạn chấp nhận
Về thời hạn trả lời chấp nhận sau khi xuất trình yêu cầu:
 Điều 19 Luật công cụ chuyển nhượng: Thời hạn chấp nhận hối phiếu là 2
ngày kể từ ngày xuất trình hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu được xuất
trình dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính cơng cộng, thì thời
hạn này được tính từ ngày người bị kí phát xác nhận đã nhận được hối phiếu.
 ULB 1930: khơng đề cập đến vấn đề này.

d. Hình thức, nội dung của chấp nhận

 Điều 25 ULB 1930:
15


 Chấp nhận phải được viết lên hối phiếu. Nó được diễn đạt bằng chữ “Đã
chấp nhận” hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được người trả tiền ký
vào. Chữ ký đơn giản lên mặt của hối phiếu cũng tạo nên sự chấp nhận.
 Khơng bắt buộc phải có ngày chấp nhận. Trong trường hợp không ghi ngày
chấp nhận, chấp nhận được xem là vô hiệu nếu hối phiếu có yêu cầu về một
khoảng thời gian nhất định để thanh tốn hoặc xuất trình.
 Chấp nhận là vơ điều kiện, những người trả tiền có thể chấp nhận một phần
của số tiền được thanh toán. Mội sự chấp nhận thay đổi nội dung của hối
phiếu sẽ được xem như sự chấp nhận của anh ta.
 Điều 21 Luật CCCN
 Người bị kí phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi tên
lên mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp nhận", ngày chấp nhận, và
chữ ký của mình. Nếu thiếu ngày chấp nhận hoặc chữ kí thì chấp nhận được

coi là vơ hiệu.
 Có thể chấp nhận từng phần, chấp nhận phải vơ điều kiện nếu khơng thì chấp
nhận vơ hiệu.
 Trong trường hợp chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên hối
phiếu đòi nợ, người bị ký phát phải ghi rõ số tiền được chấp nhận.

Luật CCCN 2005

ULB 1930

Bắt buộc ghi đầy đủ trên mặt trước của Có thể chỉ cần ký tên là đã tạo thành sự
hối phiếu từ “đã chấp nhận” + ngày chấp chấp nhận hợp lệ.
nhận + chữ ký.
Nếu không ghi đủ ngày ký chấp nhận thì Có thể khơng cần ghi ngày ký chấp
hối phiếu vơ hiệu.

nhận. Nhưng nếu hối phiếu có u cầu
16


(Điều 21)

về một khoảng thời gian nhất định để
thanh toán hoặc xuất trình mà người ký
chấp nhận khơng ghi ngày ký chấp nhận
thì hối phiếu vơ hiệu.
(Điều 25)

e. Người ký chấp nhận hối phiếu
 ULB 1930: Người ký chấp nhận là người bị ký phát hoặc của 1 người khác

đồng ý thanh tốn thay người bị ký phát khơng thanh toán.
 Điều 19 Luật CCCN: Người ký chấp nhận là người bị ký phát.
f. Chấp nhận có bổ sung điều kiện
 ULB 1930: chỉ có thể bổ sung địa điểm thanh tốn, nếu khác thì được coi là
từ chối.
 Luật CCCN (Điều 21): bổ sung được coi là từ chối
2.2.2. Nghiệp vụ ký hậu chuyển nhượng
a. Định nghĩa
Theo Điều 4.14 Luật công cụ chuyển nhượng 2005: ký hậu là việc người thụ
hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển
nhượng theo các hình thức chuyển nhượng đã quy định.
Theo ULB 1930: Không nêu lên định nghĩa của kí hậu chuyển nhượng.
b. Hình thức của ký hậu chuyển nhượng
 Điều 13 ULB 1930: Sự ký hậu phải được viết trên hối phiếu hoặc lên một
mảnh giấy gắn vào hối phiếu. Nó phải được người ký hậu ký tên vào.
17


 Khoản 1 Điều 31 Luật CCCN: Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng
phải được người thụ hưởng viết, ký tên trên mặt sau của Hối phiếu địi nợ.
c. Tính chất của ký hậu chuyển nhượng
Cả ULB 1930 (Điều 11, Điều 12) và Luật CCCN (Điều 28, Điều 29, khoản 3
Điều 31, khoản 2 Điều 32) đều quy định hối phiếu có ghi “khơng được chuyển
nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “khơng trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý
nghĩa tương tự thì khơng được chuyển nhượng. Mọi sự ký hậu phải vô điều kiện.
Mọi điều kiện đối với ký hậu chuyển nhượng được xem là vô giá trị. Mọi sự ký hậu
chuyển nhượng một phần được xem như vô hiệu lực. Một sự ký hậu “cho người
cầm phiếu” tương đương với ký hậu để trắng.
 ULB 1930 (Điều 15): Không quy định trách nhiệm của người ký hậu là bắt
buộc trả tiền hối phiếu cho người được chuyển nhượng.

 Luật CCCN (Khoản 1 Điều 32): Ký hậu là bằng chứng thể hiện cam kết trả
tiền hối phiếu của người ký hậu với người thụ hưởng kế tiếp (người được ký
hậu) trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán.
2.2.3. Nghiệp vụ bảo lãnh
a. Định nghĩa:
Điều 24 Luật CCCN 2005, bảo lãnh hối phếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau
đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh tốn tồn bộ
hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh tốn mà người
được bảo lãnh khơng thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đầy đủ.
b. Hình thức bảo lãnh:
 Giống nhau:
Cả ULB (Điều 31) và Luật công cụ chuyển nhượng (Điều 25) đều cho phép
bảo lãnh bằng cách ký trực tiếp lên hối phiếu hoặc bằng một văn bản riêng đính
18


kèm và nếu bảo lãnh không ghi rõ tên của người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh
được coi là cho người ký phát.
 Khác nhau:
Trong ULB (Điều 31) chỉ yêu cầu người bảo lãnh kí lên hối phiếu hoặc văn bản
riêng đính kèm, nhưng trong Luật cơng cụ chuyển nhượng (Khoản 1 Điều 25) còn
yêu cầu tên, địa chỉ, chữ kí của người bảo lãnh và tên của người được bảo lãnh.

c. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh
Luật CCCN 2005 (Điều 26) và ULB 1930 (Điều 32) đều giống nhau về quyền
hạn và nghĩa vụ của người bảo lãnh:
 Người bảo lãnh bị ràng buộc giống như người mà anh ta trở thành người
bảo lãnh.
 Cam kết của người bảo lãnh có hiệu lực ngay khi cả trách nhiệm mà anh
ta bảo lãnh khơng có hiệu lực đối với bất cứ lý do nào trừ trường hợp có

sai sót về hình thức tạo lập hối phiếu.
 Khi thanh tốn một hối phiếu, anh ta có những quyền hạn phát sinh từ hối
phiếu đối với người được đảm bảo và đối với những người chịu trách
nhiệm với người này về hối phiếu.
2.2.4. Nghiệp vụ thanh tốn
a. Xuất trình hối phiếu để thanh toán

 ULB 1930:

19


 Ðiều 34: Một hối phiếu được trả tiền ngay, được thanh tốn vào ngày khi
xuất trình. Nó phải được xuất tình để xin thanh tốn trong vịng một năm
kể từ ngày ký phát.
 Ðiều 38: Người cầm giữ một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố
định hoặc vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hoặc sau khi xuất
trình, phải được xuất trình hối phiếu để xin thanh toán ngay vào ngày hối
phiếu được thanh toán vào một trong hai ngày làm việc kế tiếp.
 Luật CCCN 2005 (Điều 43):
 Xuất trình hối phiếu địi nợ yêu cầu thanh toán vào ngày hối phiếu đến
hạn thanh toán hoặc trong thời hạn năm ngày làm việc tiếp theo.
 Hối phiếu địi nợ có ghi thời hạn thanh tốn là "ngay khi xuất trình" phải
được xuất trình để thanh tốn trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày
ký phát.
 Việc xác định thời điểm xuất trình hối phiếu dưới hình thức thư đảm bảo
qua mạng bưu chính cơng cộng để thanh tốn được tính theo ngày trên
dấu bưu điện nơi gửi thư bảo đảm.
b. Thời hạn thanh toán:
 ULB 1930: (Điều 34, 35, 36)

 Hối phiếu trả tiền ngay, được thanh toán vào ngày khi xuất trình
 Hối phiếu được thanh tốn vào một thời gian cố định sau khi xuất trình
được xác định hoặc tính từ ngày chấp nhận hoặc tính từ ngày kháng nghị.
 Khi một hối phiếu quy định thời hạn sau một hay nhiều tháng kể từ ngày
ký phát hoặc sau khi xuất trình, thì hối phiếu đến hạn vào ngày tương ứng

20


của tháng mà việc thanh toán phải thực hiện. Nếu khơng có ngày tương
ứng thì hối phiếu hết hạn vào ngày cuối cùng của tháng này.
 Luật CCCN 2005 (Khoản 1 Điều 44): Người bị kí phát phải thanh tốn hoặc
từ chối thanh toán trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hối
phiếu đòi nợ. Trong trường hợp hối phiếu địi nợ được xuất trình thanh tốn
dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính cơng cộng thì thời hạn này
được tính kể từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu địi
nợ.
c. Cách thức thanh tốn:
 ULB 1930 (Điều 39) qui định người trả tiền sau khi thanh tốn có thể yêu
cầu nắm giữ hối phiếu, người này có thể yêu cầu thanh toán từng phần và
yêu cầu ghi lên hối phiếu và được cấp biên lai.
 Luật CCCN 2005 (Điều 46) qui định việc thanh tốn là hồn thành khi toàn
bộ số tiền ghi trên hối phiếu đã được thanh toán cho người thụ hưởng và
người thụ hưởng hủy bỏ quyền đối với hối phiếu đòi nợ bằng việc ghi rõ
“hủy bỏ” hoặc từ tương đương kèm ngày tháng, chữ ký.
“Điều 46. Việc thanh tốn hối phiếu địi nợ được coi là hoàn thành trong các
trường hợp sau đây:
1. Người ký phát, người bị ký phát, người chấp nhận đã thanh tốn tồn bộ số tiền
ghi trên hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng;
2. Người chấp nhận trở thành người thụ hưởng của hối phiếu đòi nợ vào ngày đến

hạn thanh tốn hoặc sau ngày đó;
3. Người thụ hưởng huỷ bỏ hối phiếu đòi nợ hoặc từ bỏ quyền đối với hối phiếu đòi
nợ khi việc huỷ bỏ hoặc từ bỏ này được ghi rõ trên hối phiếu đòi nợ bằng cụm từ
“huỷ bỏ”, “từ bỏ” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự, ngày huỷ bỏ, từ bỏ và
chữ ký của người thụ hưởng…”
21


2.2.5. Nghiệp vụ truy đòi
a. Quyền truy đòi
Trong cả ULB 1930 (Điều 43) và Luật CCCN 2005 (Điều 48) đều quy định,
người thụ hưởng có quyền truy địi đối với người ký phát, người bảo lãnh, người
chuyển nhượng trước mình trong các trường hợp sau:
 Hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ.
 Hối phiếu đến thời hạn thanh tốn mà khơng được thanh toán theo nội dung
của hối phiếu.
 Người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả
trường hợp hối phiếu địi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận.
 Hối phiếu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố phá
sản, giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu chưa được chấp nhận.
b. Hình thức thơng báo truy đòi
Ở Điều 49 Luật CCCN 2005 và trong Điều 44 ULB 1930 đều quy định hình
thức thơng báo bằng văn bản, ngồi ra ULB 1930 có thêm hình thức trả lại hối
phiếu, liên hệ cá nhân (Điều 45).
c. Thời hạn thơng báo truy địi, lập kháng nghị
 Thời hạn lập kháng nghị:
Trong ULB 1930 Điều 44 có những quy định khác nhau đối với kháng nghị về
việc hối phiếu bị từ chối thanh toán và hối phiếu bị từ chối chấp nhận.
 Đối với hối phiếu bị từ chối chấp nhận: kháng nghị phải được lập trong thời
hạn xuất trình hối phiếu để chấp nhận. Vào ngày kế tiếp ngày cuối cùng của


22


×