Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thực trạng của pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.59 KB, 10 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Với xu thế phát triển của đời sống xã hội nên nhiều doanh nghiệp
cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra đời nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho
cuộc sống của chúng ta. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đã, đang
và sẽ hình thành muốn tồn tại và phát triển thì luôn tìm mọi cách kinh
doanh bằng việc lôi kéo sự quan tâm của khách hàng về với doanh
nghiệp của mình bằng việc chiếm ưu thế về thị phần trên thị trường có
liên quan. Trong quá trình lôi kéo sự quan tâm của khách hàng thì doanh
nghiệp tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật cho phép (gọi là cạnh
tranh lành mạnh). Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp
để tồn tại trên thị trường kinh doanh luôn tìm cách phát huy năng lực
cạnh tranh để trở thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, mà ở
mức độ cao hơn là có vị trí độc quyền và để làm được như vậy các doanh
nghiệp, nhóm doanh nghiệp luôn tìm cách cạnh tranh không lành mạnh
nhằm hạ bệ đối thủ cạnh tranh với mục đích cuối cùng là thống lĩnh thị
trường, chiếm vị trí độc quyền về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Giữ được vị trí thống thị trường, vị trí độc quyền thì không có gì là
xấu cả nhưng doanh nghiệp một khi mà đã bước chân vào thị trường kinh
doanh thì phải tuân thủ “luật chơi” trên thương trường hay nói đúng hơn
là phải tuân thủ các quy định của pháp Luật Cạnh Tranh.
Thời gian vừa qua trên thị trường kinh doanh tại Việt Nam, xảy ra
hàng loạt vụ việc có dấu hiệu của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, vị trí độc quyền. Đó là vụ của Công ty Tân Hiệp Phát khiếu nại
Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam; vụ Vinapco lạm dụng vị trí độc
quyền; vụ Megastar bị khiếu nại có hành vi lạm dụng áp đặt giá bán hàng
hóa. Mặc dù Luật Cạnh Tranh ra đời từ năm 2004 và các văn bản hướng
dẫn thi hành đã được ban hành nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp,
nhóm doanh nghiệp vẫn vi phạm các hành vi bị cấm trong nhóm hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền.
Vậy thế nào là doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường, vị trí độc quyền? căn cứ vào đâu để nhận ra được là một


doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền? Những hành
vi nào của doanh nghiệp bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành? Nội dung bài tiểu luận này, người viết
sẽ làm làm rõ các câu hỏi này. Trong bài viết này, người viết chỉ giới hạn
đề tài nghiên cứu là “Thực trạng của pháp luật về hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền tại Việt Nam” để hiểu
một phần nào đó Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ


thể điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh
nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

MỤC LỤC

Chương 1: Khái quát chung về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường, vị trí độc quyền nhằm cạnh tranh tại Việt Nam
1. Khái niệm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Doanh nghiệp chiếm thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên thì doanh nghiệp
đó doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh trên thị trường hoặc doanh nghiệp
có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Ngoài doanh nghiệp thì luật còn quy định “nhóm doanh nghiệp” có
tổng thị phần từ 50% trở lên đối với nhóm hai doanh nghiệp, từ 65% trở
lên đối với nhóm ba doanh nghiệp và từ 75% trở lên đối với nhóm bốn

2


doanh nghiệp trên thị trường liên quan thì cũng xác định là “nhóm doanh
nghiệp” có vị trí thống lĩnh thị trường.
2. Khái niệm doanh nghiệp có vị trí độc quyền

Vị trí độc quyền là một trường hợp đặc biệt của vị trí thống lĩnh thị
trường vì doanh nghiệp này chiếm hầu như 100% thị phần và không
có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa dịch vụ mà doanh
nghiệp đó đang kinh doanh trên thị trường liên quan.
Doanh nghiệp có vị trí độc quyền là doanh nghiệp “duy nhất” cung
ứng hoặc thu mua hàng hóa trên thị trường
3. Đặc điểm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí
độc quyền
Đặc điểm về chủ thể: hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là
doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp, còn đối với hành vi lạm dụng vị
trí độc quyền thì chủ thể là doanh nghiệp.
Đặc điểm về thị trường sản phẩm có liên quan là thị trường của những
hàng hố, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử
dụng và giá cả”. Khả năng thay thế cho nhau của hàng hóa dịch vụ phản
ánh mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, khi đã có thể thay thế cho
nhau thì lúc đó hàng hóa dịch vụ đó đã có chung mục đích là đáp ứng
cho một nhu cầu của thị trường. Mục đích sử dụng hàng hóa dịch vụ có
thể thay thế cho nhau được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ
yếu nhất của hàng hóa dịch vụ đó, các hàng hóa dịch vụ không phải lúc
này cũng có cùng mục đích sử dụng duy nhất vì tùy thuộc đặc tính của
hàng hóa dịch vụ. Giá cả hàng hóa dịch vụ khi cơ quan có thẩm quyền
phân tích yếu tố này thì chính là tiến hành xác định phản ứng của người
tiêu dùng khi có sự thay đổi về giá cả của sản phẩm. Việc xác định đặc
tính cũng như mục đích sử dụng có thể thay thế cho nhau để xác định
việc các sản phẩm đó đáp ứng cho cùng một nhu cầu trên thị trường. Tuy
nhiên, việc xác định nhu cầu trên thị trường lại phụ thuộc vào thái độ của
khách hàng. Do vậy, việc điều tra để chứng minh về khả năng thay thế
của các sản phẩm cần phải được kiểm chứng thông qua thái độ của
khách hàng đối với sản phẩm khi thay đổi giá trên thị trường. Chỉ khi nào
khách hàng sẵn sàng thay đổi thói quen sử dụng một sản phẩm nào đó

sang sử dụng một sản phẩm khác thì khi đó mới có căn cứ xác định rằng
hai sản phẩm đó có khả năng thay thế cho nhau trên thị trường

1

1 />
3


Đặc điểm về “thị trường địa lý liên quan” cụ thể thay thế cho nhau với
các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu
vực lân cận” (Khoản 1 Điều 3 của LCT và tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số
116/2005/NĐ-CP). Khu vực địa lý mà doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc tiến
hành hoạt động. Nói cách khác, là khu vực địa lý nhất định, trong đó,
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động mà không có bất kỳ sự ngăn
cản nào. Ở một khu vực có sự tập trung những sản phẩm tương tự có
thể thay thế cho nhau, giữa khu vực thay thế cho nhau đó với những
khu vực liền kề tồn tại điều kiện cạnh tranh khác nhau.
4. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc
quyền nhằm cạnh tranh tại Việt Nam
4.1. Nhóm hành vi mang tính bốc lột:
a) Áp đặt giá mua bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, hoặc ấn định giá
bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng.
Hành vi “áp giá” bị coi là bất hợp lý nếu giá mà khách hàng mua tại
cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất trong
khi chất lượng của sản phẩm đặt mua không kém hơn chất lượng hàng
hóa đã mua trước, không có biến động làm giảm giá buôn bán cung ứng
sản phẩm trên thị trường dưới giá thành sản xuất.
Ấn định giá gây thiệt hại cho người mua là hành vi khống chế không
cho các nhà phân phối, các điểm bán lẻ bán sản phẩm thấp hơn mức giá

niêm yết trên sản phẩm.
Với hai hành vi đa nói, thì khách hàng là người chịu thiệt hại bởi do sản
phẩm mà họ mua so với giá trị thực tế là cao, hoặc buộc phải bán thấp hơn giá
đã của sản phẩm từ nhà cung ứng. Giá mua hay bán sản phẩm trên thị trường
không do hành vi cạnh canh hop pháp mà do các doanh nghiệp thống lĩnh thị
trường hoặc độc quyền có hành vi áp giá, ấn định giá
b) Hạn chế sản xuất, phân phới hàng hố, dịch vụ bất hợp lý, giới
hạn thị trường cản trở phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho
khách hàng
Hạn chế là hành vi làm giảm sản lượng hàng hóa cung ứng ra thị
trường, cung ứng nhỏ giọt, từ từ, lượng phân phối không ổn định trên thị
trường có liên quan trong hoàn cảnh trên thị trường không có biến động
lớn về cung ứng và nhu cầu của khách hàng, không có khủng hoản trong
nền kinh tế, không xảy ra sự cố lớn của nhà cung ứng dẫn đến tình trạng
phải hạn chế phân phối hàng hóa ra ngoài. Việc hạn chê này ra ngoài
4


thị trường gây thiệt hại cho người có nhu cầu bị coi là vi phạm pháp luật
cạnh tranh khi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường khi hành vi chỉ
cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong một khu vực địa lý nhất định làm
cho các khách hàng ở những khu vực địa lý khác trên thị trường liên
quan không có cơ hội được thỏa mãn nhu cầu, không được tiêu dùng
các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối, ấn định
lượng hàng hóa ở mức vừa đủ để tạo sự kham hiếm trên thị trường nhưng
vẫn thực chất là cố thủ lại để tìm thời cơ tung thị trường váo thời điểm khan
hiếm gây mất ổn định xã hội
Hành vi của doanh nghiệp giới hạn thị trường bằng thủ đoạn chỉ phân
phối hoặc cung ứng ra ngoài thị trường trong một nơi, một khu vực địa
bàn địa lý nhất định để tạo nguồn khan hiếm hàng hóa tạo cơ hội tăng

giá đột biến gây mất ổn định kinh tế hoặc hành vi giới hạn là chỉ mua
hàng hóa từ một nguồn cung ứng nhất định loại trừ nguồn cung ứng khác
không có hàng hóa để đáp ứng do bên mua đặt ra.
Gây thiệt cho khách hàng từ hành vi cản trở phát triển kỹ thuật, công
nghệ là khi có mục đích mua các sáng chế về kỹ thuật, công nghệ nhưng
không sử dụng mà chỉ để tiêu hủy gây ảnh hưởng đến tâm lý, suy nghĩ
tiêu cực về công nghệ đó, rồi còn dùng thủ đoạn ép nhà nghiên cứ ra
công nghệ phải dừng nghiên cứu không cho việc nghiên cứu phát triển
rộng ra
c) Hành vi phân biệt đối xử trong thương mại:
Hình thức thể hiện là các hiệp hội ngành nghề từ chối mà không có lý
đo để doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập mà không cho họ gia nhập
để cùng cạnh tranh công bằng trong thị trường hàng hóa hiện nay dẫn
đến doanh nghiệp sẽ có nhìu khó khăn bất lợi, nếu không từ chối cũng là
hạn chế bất hợp lý vào hoạt động có liên quan trong kinh doanh nhằm
gây ảnh hưởng mục đích kinh doanh của thành viên doanh nghiệp
Phân biệt đối xử tạo ra những ưu thế cho khách hàng được tính rẻ
hơn người khác hoặc thời gian giao hàng được sớm hơn trong tình trạng
bất lợi hơn như áp đặt các điều kiện giao hàng hóa.
d) Hành vi áp đặt ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc
buộc chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng
của hợp đồng
Ví dụ: Công ty A chiếm thống lĩnh thị trường bán hàng hóa cho B
và buộc B phải bán hàng hóa tại một địa điểm do A ấn định trước,

5


không được bán tại các địa điểm khác mà B đang mong muốn. Hành
vi này mang tính áp đặt cho doanh nghiệp khi cần bán hàng hóa mà

không bán tại địa điểm theo ý chí của mình mà phải lệ thuộc vào
doanh nghiệp có lợi thế thống lĩnh trên thị trường, hành vi tự do kính
doanh vốn là hành vi được pháp luật bảo vệ nên việc áp đặt như thế
nào dĩ nhiên là sai và không được chấp nhận
Công ty A (có vị trí thống lĩnh thị trường) bán điện thoại di động
cho B và buộc B phải mua thêm sản phẩm ốp lưng điện thoại, sản
phẩm ốp lưng điện thoại không có liên quan đến hàng hóa là đối
tượng của hợp đồng là hành vi buộc người mua phải mu thêm một
sản phẩm có liên quan liền kề với sản phẩm đã mua nhưng không bổ
trợ tuyệt đối tức là không cần sản phẩm bổ trợ thì sản phẩm chính
vẫn phát huy công dụng, hành vi gây thêm tốn kém cho khách hàng
không có nhu cầu, nếu muốn bán kèm thì chỉ cần khuyến khích,
quảng bá để khách hàng tự quyết định bằng ý chí tự chủ.
4.2. Nhóm hành vi lạm dụng mang tính độc quyền
a) Hành vi bán hàng hố, dịch vụ dưới giá thành tồn bộ nhằm loại
bỏ đối thủ cạnh tranh
doanh nghiệp khi inh doanh trong ngành nghề hay dịch vụ nào đấy
đều có đối thủ cạnh tranh nhưng kinh doanh lành mạnh thì kinh doanh
một cách trung thực để có khách hàng ổn định chứ không như kiểu chụp
giật tranh giành khách hàng, khuyến khích dụ dỗ khách hàng bằng hình
thức bán hàng với giá rất thấp dưới giá thành của hàng hóa đó so với
hàng hóa cùng loại của các đối thủ khác nhằm lôi kéo khách hàng về
phía mình gây bất lợi cho các doanh nghiệp khác trên trường kinh
doanh.
b) Hành vi ngăn cản việc gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh
mới
Doanh nghiệp thì ai cũng mong muốn là có vị trí duy nhất trong lòng
khách hàng, luôn muốn khách hàng lựa chon sản phẩm của doanh
nghiệp mình tiêu thụ bền vững nhưng nhu cầu thị hiếu của khách hàng
thì mong muốn những cái mới, cái lạ đó là tạm lý và nắm bắt được điều

này nhiều doanh nghiệp mới phát triển không ngừng, cái đến sau luôn
học hỏi được kinh nghiệm của những người đi trước nên hoàn thiện tốt
hơn. Còn khách hàng thấy có cái mới là mong muốn sở hữu và so sánh ,
còn doanh nghiệp thì có tính ganh đua nên luôn tìm hành vi ngăn cản

6


không cho sự phát triển của đối thủ ngang bằng với mình, tao ra rào cản
về giá, rồi tìm cách phá nguồn tiêu thũ hay nguyên liệu đầu vào của đối
thủ mới. Bên cạnh đó tìm cách cản trở khách hàng, de dọa nhà cung cấp
phân phối, nhà bán nhỏ lẻ không được phân phối hàng hóa hay sản
phẩm gì của doanh nghiệp mới nhằm gây sự mất công bằng để cạnh
tranh lành mạnh.

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền tại việt nam
1. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường tại Việt Nam
Bộ TT&TT vừa ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm
doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ
viễn thông quan trọng có hiệu lực từ 15/6/2015. Tập đoàn Viễn thông
Quân đội (Viettel) chính thức trở thành doanh nghiệp duy nhất thống lĩnh
trên thị trường viễn thông Việt Nam (SMP) đối với dịch vụ thông tin di
động mặt đất, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy
nhập Internet. Cụ thể, theo Thông tư 15 sửa đổi một số quy định của
Thông tư số 18/2012/TT-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban
hành danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông
có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng.
So với Thông tư số 18, hai nhà mạng lớn khác là MobiFone và VinaPhone
đều đã được đưa ra khỏi nhóm doanh nghiệp viễn thông SMP và gia nhập

nhóm doanh nghiệp không thống lĩnh thị trường để cùng cạnh tranh với
Viettel.

7


Nếu vẫn ở trong nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường,
MobiFone và VinaPhone sẽ bị quản lý chặt hơn. Khi muốn thay đổi giá
cước, giảm giá dịch vụ, họ phải đăng ký với Cục Viễn thông (Bộ Thông tin
và Truyền thông). Và chỉ khi được Cục Viễn thông đồng ý chấp thuận, họ
mới được triển khai. Đặc biệt, nếu là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường,
họ không được phép ban hành giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá
thành. Đồng thời, họ phải thống kê, kế toán riêng để xác định giá thành
dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế. Thoát khỏi danh mục
doanh nghiệp SMP sẽ đồng nghĩa với việc VinaPhone, MobiFone khi điều
chỉnh giá cước và thực hiện khuyến mãi giảm giá đối với dịch vụ thông tin
di động chỉ cần thông báo với Cục Viễn thông, cũng như không bị cấm
ban hành giá cước thấp hơn giá thành.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật cạnh tranh với những doanh
nghiệp chiếm trên 30% thị phần, việc ban hành mức giá cước để tính cho
khách hàng thì nghĩa vụ của doanh nghiệp là đăng ký gia cước cho cơ
quan để quản lý gói cước nhằm tránh kinh doanh dưới giá đã đăng ký.
Còn đối với doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế, thì giá cước
là không phải đăng ký thì quyền ban hành là tự chủ có thể thấp hơn cả
giá thành của mình nhưng không quá thấp so với mức trung bình hiện có
trên thị trường.
2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền tại Việt Nam
Vụ Công ty Cổ phần Xăng dầu Hàng không (Vinapco), lợi dụng vị trí
là doanh nghiệp bán nhiên liệu bay duy nhất trên thị trường, đơn phương
chấm dứt bán hàng cho Jestar Pacific Airlines...

Vinapco đã ký hợp đồng (HĐ) cung cấp xăng năm 2008 cho PA với
giá cố định. Trong HĐ thương mại, thỏa thuận về giá cả là thỏa thuận
quan trọng nhất. Tự ý thay đổi giá cả đã cam kết là hành vi vi phạm
nghiêm trọng hợp đồng. Lấy lý do giá cả thị trường thay đổi, để có quyền
thay đổi giá đã cam kết, là lý do chưa bao giờ được chấp nhận trong
thương mại quốc tế. Vì chấp nhận nó, cũng có nghĩa là chấp nhận sự vô
nghĩa của một cam kết thương mại. Chính là để được bảo đảm giá mua
bán không thay đổi-dù giá cả thị trường có biến động- các doanh nghiệp
mới giao kết hợp đồng, cam kết bảo đảm cho nhau các điều kiện mua
bán ổn định, loại trừ rủi ro của thị trường. Tuy vậy, đối với Vinapco và rất
nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, sự thay đổi chi phí đầu vào của họđặc biệt là khi vì vậy mà bị lỗ- là lý do đương nhiên để họ ngừng thực

8


hiện hợp đồng, buộc đối tác trong nước chấp nhận giá mới. Quan niệm và
cách hành xử như thế rất xa lạ với tập quán quốc tế và góp phần quan
trọng hạ thấp ý thức tôn trọng các cam kết pháp lý (HĐ), đồng thời làm
người ta luôn nghi ngờ sự ổn định và do đó cả tính có thể dự đoán được
từ các cam kết này. Rõ ràng không thể xây dựng được một hệ thống tư
pháp hiệu quả khi sự không tôn trọng giao kết tự nguyện như thế thể
hiện ở rất nhiều nơi, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Tóm lại, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì phải tuân thủ quy định
của Luật Cạnh tranh tức là phải kinh doanh đúng như thỏa thuận cam
kết, không được lạm dụng vị trí độc quyền mà đơn phương thay đổi thỏa
thuận đã cam kết.

KẾT LUẬN
Luật Cạnh tranh năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2005) đã thiết
lập nền tảng pháp lý đầu tiên cho môi trường cạnh tranh ở Việt Nam,

Luật Cạnh tranh ra đời nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các
chủ thể, cũng như hạn chế, ngăn chặn, xử lý các hành vi gây thiệt hại
doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Cạnh tranh đang

9


bộc lộ rõ những điểm bất cập không phù hợp với thực tiễn hiện nay, một
số quy định trong Luật Cạnh tranh hiện hành không còn phù hợp với bối
cảnh và xu hướng phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập kinh tế sâu, rộng với khu vực và thế giới. Nhiều hành vi phản cạnh
tranh mới, đa dạng chưa, đặc biệt trong vấn đề các hành vi vi phạm
thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền để nhằm hạn chế cạnh tranh.
Hạn chế cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm
dụng vị trí độc quyền phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường liên quan. Trong khi đó, các yếu tố để xác định thị
trường liên quan không phù hợp với thực tế và gây nhiều khó khăn trong
quá trình thực thi pháp luật.
Có thể nói luật hiện hành quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh thị trường là một trong những công cụ để Nhà nước thực
hiện quản lý cạnh tranh và điều tiết kinh tế, góp phần hiệu quả vào sự
phát triển ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, có một số Doanh
nghiệp bất chấp, vì mục đích lợi nhuận đã thực hiện không đúng quy định
của luật chơi. Việc thống lĩnh thị trường, độc quyền sẽ trở thành rào cảng
gây khó khăn cho môi trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, trước tiên
phải hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng của
các Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trở nên cấp bách, cần
phải có quy định mang tính ổn định, chặt chẽ và mang tính cưỡng chế thi
hành nhằm triệt tiêu hanh vi trên, tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh, hành lang pháp lý an toàn cho quá trình phát triển của các Doanh

nghiệp, góp phần vào việc phát triển chung cho nền kinh tế thị trường
hiện nay.

10



×