Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ LÊN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ LÊN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP. Hồ Chí Minh – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Ảnh hưởng của biến động tỷ
giá lên thương mại quốc tế của Việt Nam ” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tơi theo sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gớc rõ ràng, cụ thể và chưa
từng được ai cơng bớ trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của Luận văn
này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Trần Thị Thu Hà

năm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƢƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
1.5. Nội dung đề tài ............................................................................................. 3
1.6. Đóng góp đề tài............................................................................................. 4

CHƢƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM ................................................................................................................ 5
2.1. Tổng quan lý thuyết ...................................................................................... 5
2.1.1. Lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế .................................................... 5
2.1.2. Điều kiện Marsahll – Lerner .................................................................. 7
2.1.3. Hiệu ứng đường cong chữ J ................................................................... 8
2.2. Mối quan hệ giữa độ biến động tỷ giá và thương mại .................................. 9
2.3. Tổng quan nghiên cứu trước đây ................................................................ 12
CHƢƠNG 3.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 30
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 30
3.2. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................... 30
3.3. Phương pháp ước lượng ............................................................................. 35
CHƢƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 40
4.1. Mô tả thống kê và ma trận tương quan ....................................................... 40
4.1.1. Thống kê mô tả .................................................................................... 40
4.1.2. Ma trận tương quan .............................................................................. 40


4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị và tính đồng liên kết ......................................... 41
4.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị .................................................................... 41
4.2.2. Kiểm định tính đồng liên kết ............................................................... 42
4.3. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và xuất khẩu ....... 43
4.3.1. Biến động tỷ giá danh nghĩa ................................................................ 43
4.3.2. Biến động tỷ giá thực ........................................................................... 48
4.4. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá thực và nhập khẩu51
4.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................ 54
CHƢƠNG 5.KẾT LUẬN ..................................................................................... 56
5.1. Kết luận....................................................................................................... 56
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................... 56
5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ........................................................ 22
Bảng 3.1. Kiểm định tính ARCH đối với tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực ... 32
Bảng 3.2. Kiểm định tính ARCH đối với tỷ giá hối đối thực có hiệu lực .............. 33
Bảng 3.3. Mô tả các biến .......................................................................................... 34
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến .......................................................................... 40
Bảng 4.2. Ma trận tương quan.................................................................................. 41
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................... 42
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định tính đồng liên kết ...................................................... 43
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa độ biến động tỷ giá danh
nghĩa có hiệu lực và xuất khẩu ................................................................................. 44
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mối quan hệ ngắn hạn giữa độ biến động tỷ giá danh
nghĩa có hiệu lực và xuất khẩu ................................................................................. 46
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa độ biến động tỷ giá thực có
hiệu lực và xuất khẩu ............................................................................................... 48
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mối quan hệ ngắn hạn giữa độ biến động tỷ giá thực
có hiệu lực và xuất khẩu........................................................................................... 49
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa độ biến động tỷ giá thực có
hiệu lực và nhập khẩu............................................................................................... 52
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng mối quan hệ ngắn hạn giữa độ biến động tỷ giá thực
có hiệu lực và nhập khẩu .......................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Minh hoạt ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất khẩu nội địa ............................. 6
Hình 2.2. Hiệu ứng đương cong chữ J ....................................................................... 8

Hình 4.1. Kiểm định CUSUM của mơ hình ARDL khi xem xét độ biến động tỷ giá
hối đối danh nghĩa có hiệu lực và xuất khẩu .......................................................... 47
Hình 4.2. Kiểm định CUSUMSQ của mơ hình ARDL khi xem xét độ biến động tỷ
giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực và xuất khẩu .................................................... 47
Hình 4.3. Kiểm định CUSUM của mơ hình ARDL khi xem xét độ biến động tỷ giá
hối đoái thực có hiệu lực và xuất khẩu..................................................................... 50
Hình 4.4. Kiểm định CUSUMSQ của mơ hình ARDL khi xem xét độ biến động tỷ
giá hối đối thực có hiệu lực và xuất khẩu............................................................... 51
Hình 4.5. Kiểm định CUSUM của mơ hình ARDL khi xem xét độ biến động tỷ giá
hối đoái thực có hiệu lực và nhập khẩu.................................................................... 53
Hình 4.6. Kiểm định CUSUMSQ của mơ hình ARDL khi xem xét độ biến động tỷ
giá hối đối thực có hiệu lực và nhập khẩu .............................................................. 54


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, vấn đề giao
thương giữa các nước luôn được đặt lên hàng đầu. Trong đó xuất khẩu, nhập khẩu
và tỷ giá hối đối ln giữ vai trị trọng tâm. Trong khi tỷ giá hối đối là một biến
số có ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của hàng hóa ngoại thương thì xuất, nhập
khẩu lại đóng vai trị chủ yếu trong tỷ trọng cán cân tài khoản vãng lai của một quốc
gia. Người ta nhận thấy rằng biến động tỷ giá có thể có ảnh hưởng tốt hoặc làm cho
cán cân thương mại (nội dung chủ yếu trong cán cân tài khoản vãng lai) của một
nước trở nên xấu đi. Vì thế, việc kiểm sốt tốt dịng chảy thương mại dưới những
biến động không ngừng của tỷ giá luôn là nhiệm vụ cơ bản của chính sách kinh tế vĩ

mô.
Từ sau khi gia nhập WTO đến nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển,
quan hệ hợp tác, trao đổi thương mại của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
ngày càng được đẩy mạnh điều này đã góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu diễn ra
mạnh mẽ. Để giữ vững vị thế của mình trên thị trường kinh tế thế giới, thì thương
mại quốc tế đóng vai trò khá quan trọng. Một trong những yếu tố đóng vai trị quan
trong trong thương mại Quốc tế là vấn đề điều hành chính sách tỷ giá để giữ vững
và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại
cần phải được thực hiện một cách linh hoạt và kịp thời.
Đề tài “Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của Việt Nam”
được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá cụ thể hơn mối quan hệ giữa các đại lượng
này để từ đó thấy được tầm quan trọng của cơ chế tỷ giá đối với thương mại, qua đó
có biện pháp đề xuất phù hợp. Khi các biện pháp chính sách phù hợp giúp cải
thiện được cán cân thương mại với các nước.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng mơ hình ước lượng biến động tỷ giá bằng mơ hình GARCH kết hợp
với mơ hình ARCH thơng qua dữ liệu tỷ giá hàng Quý.


2

Xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương
mại quốc tế của Việt Nam thông qua biến nghiên cứu phụ thuộc là xuất khẩu, nhập
khẩu.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu


Biến động tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu của Việt
Nam trong dài hạn hay khơng? Nếu có thì đó là tác động nào?
Biến động tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu của Việt
Nam trong ngắn hạn hay khơng? Nếu có thì đó là tác động nào?
Ngoài ra, các yếu tố khác như thu nhập nội địa, chỉ số giá xuất khẩu có tác động
đến xuất khẩu Việt Nam trong dài hạn hay khơng? Nếu có thì nó ảnh hưởng như thế
nào?
1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu xem xét tác động của độ biến động của tỷ giá hối đoái
đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2002 – 2016, luận văn sử dụng
phương pháp tiếp cận tương tự với phương pháp mà Arize và các cộng sự (2000),
O’Neill (2014) và Asteriou và các cộng sự (2016) đã áp dụng trong nghiên cứu của
các tác giả. Cụ thể phương trình hồi quy được thể hiện như sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
Trong đó,

lần lượt là logarithm tự nhiên của giá trị xuất khẩu



là logarithm tự nhiên của tổng sản lượng quốc

và nhập khẩu của Việt Nam.

nội của Việt Nam.



khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.

là logarithm tự nhiên của chỉ số giá xuất


là độ biến động của tỷ giá

hối đối thực có hiệu lực và tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực. Và

là sai số

của mơ hình nghiên cứu.
Đồng thời, luận văn sử dụng dữ liệu được thu thập từ Tổng Cục Thống kê Việt
Nam (GSO), DataStream, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) trong giai đoạn từ năm 2001


3

– 2016. Do chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá xuất khẩu chỉ có sẵn dữ liệu trên
DataStream từ Quý 2 năm 2001, cho nên để thống nhất giai đoạn nghiên cứu, luận
văn áp dụng một mẫu nghiên cứu từ Quý I năm 2002 đến Quý IV năm 2016.

1.5.

Nội dung đề tài


Luận văn bao gồm 5 chương:
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này luận văn đưa ra lý do chọn đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các đóng
góp của luận văn và hướng phát triển đề tài.
Chƣơng 2: Tồng quan lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây.
Trong chương này luận văn giới thiệu lý thuyết về sự dịch chuyển của dịng vốn
quốc tế. Sau đó, luận văn tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước đây và từ đó
đưa ra lỗ hổng nghiên cứu (research gap) của các nghiên cứu trước đây.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn tiến hành giới thiệu dữ liệu
nghiên cứu, đưa ra cách đo lường các biến trong luận văn, hơn thế nữa, luận văn sơ
lược qua mơ hình nghiên cứu mà luận văn sử dụng trong bài nghiên cứu và cuối
cùng luận văn trình bày phương pháp ước lượng.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Luận văn tiến hành thảo luận các kết quả ước
lượng từ các phương trình nghiên cứu dựa vào mơ hình ARDL được đề cập trong
Chương 3.
Chƣơng 5: Kết luận. Trong chương này luận văn đi đến các kết luận của bài
nghiên cứu từ đó hướng đến việc khuyến nghị các hàm ý chính sách cho Việt Nam,
đồng thời luận văn cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp
theo từ các hạn chế này.


4

1.6.

Đóng góp đề tài

Đề tài đóng góp vào kho dữ liệu nghiên cứu về tác động của biến động tỷ giá
đến dòng chảy thương mại quốc tế về mặt lý thuyết. Về mặt thực tiễn, việc nhận
biết tác động của biến động tỷ giá giúp các nhà hoạch định đưa ra được các chính

sách cải thiện cán cân thương mại đẩy mạnh phát triển kinh tế.


5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM
2.1.

Tổng quan lý thuyết

2.1.1. Lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế
Thương mại quốc tế bao gồm cả nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra ở
nước ngồi và được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
nội địa và tiêu dùng ở nước ngoài. Khối lượng xuất khẩu chủ yếu chịu ảnh hưởng
bởi sản lượng nước ngoài và giá xuất khẩu. Nếu tỷ giá hối đối được định giá cao,
hàng hóa trong nước sẽ trở nên mắt hơn so với hàng hóa nước ngồi và khối lượng
xuất khẩu sẽ giảm (Samuelson và Nordhaus, 2001).
Một sự suy giảm trong đồng nội tệ sẽ kích thích sản xuất các sản phẩm thay thế
nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu và do đó sẽ làm gia tăng chỉ số giá trong nước.
Một sự định giá thấp đồng nội tệ sẽ gây ra lạm phát khi cả giá xuất khẩu và giá sản
phẩm thay thế nhập khẩu đều là thành phần quan trọng của chỉ số giá trong nước.
Một sự định giá thấp càng lớn thì sẽ càng gây ra lạm phát càng cao trong nền kinh
tế. Sự gia tăng trong chỉ số nội địa đối với hàng thay thế nhập khẩu và xuất khẩu sẽ
dẫn đến sự dịch chuyển trong nguồn lực sản xuất. Điều này sẽ làm cho các doanh
nghiệp sản xuất chuyển sang sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và hàng thay thế nhập
khẩu, đồng thời hạn chế sản xuất các hàng hóa khơng giao dịch được hoặc các hàng
hóa nội địa thuần túy. Khi đó lợi thế về giá mà quốc gia có thể nhận được từ chính
sách phá giá đồng nội tệ sẽ bị giảm xuống (Samuelson và Nordhaus, 2001). Tính co
giãn của đường cung và đường cầu của một quốc gia có thể là một dấu hiệu cho

thấy được sự dịch chuyển nguồn lực sản xuất của quốc gia từ các mặt hàng không
thể giao dịch và các hàng hóa nội địa thuần túy sang các hàng xuất khẩu và các
hàng thay thế nhập khẩu. Nó cũng cho thấy được lạm phát của nền kinh tế sẽ thay
đổi như thế này (Salvatore, 2004).


6

Hình 2.1. Minh hoạt ảnh hƣởng của tỷ giá đến xuất khẩu nội địa
Nguồn: Salvatore (2004)
Hình 2.1 giải thích sự gia tăng trong xuất khẩu khi đồng nội tệ mất giá. Hình
này cho thấy diễn biến của thị trường xuất khẩu trong nước. Đại diện cho nhu cầu
của nước ngoài đối với các hàng hóa xuất khẩu và Sd là nguồn cung nội địa đối với
các hàng hóa xuất khẩu. Cả hai đường cung và cầu đều được thể hiện dưới dạng
đồng nội tệ. Mức cân bằng (1) là điểm giao giữa đường cung Sd và đường cầu Df.
Khi đồng nội tệ mất giá, đường cầu Df sẽ dịch chuyển lên trên thành đường Df’ vì
khi đó hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn so với thị trường nước ngồi. Đồng
ngoại tệ sẽ có giá trị nhiều hơn so với đồng nội tệ, tức là nhu cầu ngoại tệ gia tăng.


7

Nền kinh tế sẽ đạt được mức cân bằng mới (2) với mức cân bằng mới này là giao
điểm của đường cung Sd và đường cầu mới Df’, trong đó cả giá nội địa (P) v à sản
lượng (Q) đều gia tăng (Salvatore, 2004).
2.1.2. Điều kiện Marsahll – Lerner
Điều kiện Marshall – Lerner xem xét liệu thị trường ngoại hối ổn định hay
không ổn định. Kết luận rút ra được từ điều kiện Marshall – Lerner là phụ thuộc vào
hình dạng của đường cầu xuất khẩu và đường cầu nhập khẩu của quốc gia. Điều
kiện này chỉ ra rằng thị trường ngoại hối ổn định nếu tổng hệ số co giãn của cầu

xuất khẩu và cầu nhập khẩu lớn hơn 1, xét ở khía cạnh trị tuyệt đối. Quốc gia sẽ có
lợi hơn nếu cả hai hệ số co giãn của hai đường cầu đều lớn hơn nhiều so với giá trị 1
bởi vì tài khoản vãng lai sẽ được cải thiện nhiều trong trường hợp phá giá đồng nội
tệ. Nếu hệ số co giãn của cầu xuất khẩu và cầu nhập khẩu nhỏ hơn 1 xét về khía
cạnh trị tuyệt đối, thị trường ngoại hối sẽ không ổn định. Tài khoản vãng lai sẽ
không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự thay đổi nào trong tỷ giá hối đoái (Salvatore,
2004). Nếu điều kiện Marshall – Lerner đúng, chính sách phá giá đồng nội tệ sẽ có
thể cải thiện tài khoản vãng lai (Gartner, 1993).
Lý do đằng sau việc sử dụng điều kiện Marshall – Lerner là để kiểm tra xem
liệu thị trường ngoại hối ổn định hay không ổn định. Hình dạng chính xác của
đường cung và đường cầu của thị trường ngoại hối rất khó để xác định và do đó sẽ
rất khó để xác định được liệu rằng thị trường ngoại hối ổn định hay không ổn định.
Nếu đường cung có thể được xác định thì sẽ đơn giản để có thể hiệu chỉnh thâm hụt
trong tài khoản vãng lai bằng cách phá giá đồng nội tệ (Salvatore, 2004).
Các nhà hoạch định chính sách ngày nay đang xem xét đến phản ứng của dòng
thương mại quốc tế với những sự thay đổi trong giá cả tương đối khi xây dựng
chính sách tỷ giá hối đối hoặc chính sách thương mại của quốc gia. Bên cạnh đó,
độ co giãn của đường cầu của xuất khẩu và đường cầu của nhập khẩu có tác động
lớn hơn và được sử dụng thường xuyên bởi các nhà hoạch định chính sách để đưa
ra một quyết định (Bahmani – Oskooee và Nirooomand, 1998).


8

Tổng độ co giãn của đường cầu của xuất khẩu và đường cầu của nhập khẩu phải
lớn hơn nhiều so với giá trị 1 để đường cầu và đường cung của tỷ giá hối đối đủ co
giãn và khi đó chính sách phá giá đồng nội tệ có thể cải thiện được sự thâm hụt
trong cán cân thanh toán của quốc gia. Đây là lý do tại sao việc tính toán giá trị thực
của độ co giãn của đường cầu nhập khẩu và đường cầu xuất khẩu là rất quan trọng
(Salvatore, 2004).

2.1.3. Hiệu ứng đƣờng cong chữ J
Điều kiện Marshall – Lerner được giải định xảy ra trong dài hạn. Tuy nhiên, tài
khoản vãng lai có thể sẽ giảm ngay sau khi phá giá đồng nội tệ trước khi ảnh hưởng
từ điều kiện Marshall – Lerner tác động đến tài khoản vãng lai và cải thiện nó. Sự
thay đổi của tài khoản vãng lai này được gọi là hiệu ứng đường cong chữ J (J –
curve effect) vì diễn biến của tài khoản vãng lai có nét giống với chữ J (Gartner,
1993), được minh họa trong hình 2.2.
Dựa vào hình 2.2 có thể thấy rằng trong trung hạn, sau khi phá giá đồng nội tệ,
tài khoản vãng lai được kỳ vọng là có sự cải thiện, bởi vì khi đó các nhà xuất khẩu
và nhà nhập khẩu dường như đã thích ứng với giá cả mới này. Sự phá giá đồng nội
tệ có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai thơng qua ba kênh khác nhau:

Hình 2.2. Hiệu ứng đƣơng cong chữ J
Nguồn: Gartner (1993)


9

Phản ứng ngay lập tức: giá cả và khối lượng sẽ được cố định thông qua các hợp
đồng đã được ký kết trước khi phá giá nội tệ, do đó nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
sẽ không thể thay đổi hành vi của họ trong trường hợp này. Cho nên tài khoản vãng
lai sẽ trở nên ngày càng suy giảm, vì phải trả nhiều đồng nội tệ hơn để có hàng nhập
khẩu với giá cả và khối lượng đã được cố định. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra
nếu các hợp đồng được ký kết theo đồng nội tệ nhưng điều này hiếm khi xảy ra
trong thực tế.
Phản ứng trong trung hạn: một hợp đồng mới được thiết lập sẽ phản ánh giá cả
tương đối mới của hàng hóa nội địa. Sự thay đổi trong giá sẽ làm thay đổi nhu cầu
của người tiêu dừng từ các sản phẩm nước ngồi sang sản phẩm trong nước. Khi đó
tài khoản vãng lai có dấu hiệu bắt đầu được cải thiện sau khi các nhu cầu của người
tiêu dùng có sự thay đổi. Điều này có thể xảy ra ngay sau khi phá giá đồng nội tệ

nhưng hiệu ứng gia tăng này phải mất nhiều năm sau đó.
Phản ứng trong dài hạn: Cách duy nhất để giá cả không bị ảnh hưởng bởi sự gia
tăng trong nhu cầu là nếu quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao.
Nếu độ co giãn của đường cung hàng hóa nội địa là hữu hạn, giá cả càng cao là kết
quả từ lượng xuất khẩu càng nhiều, do đó tài khoản vãng lai tiếp tục được cải thiện.
Lợi thế so sánh có được từ sự phá giá đồng nội tệ sẽ trở nên nhỏ hơn do giá cả gia
tăng (Gartner, 1993).

2.2.

Mối quan hệ giữa độ biến động tỷ giá và thƣơng mại
Các nghiên cứu trước đây cho rằng các nhà xuất khẩu, hoặc các nhà nhập khẩu

có hành vy e ngại rủi ro khi họ tiếp xúc, đối mặt với rủi ro (hoặc sự khơng chắn
chắn). Do đó, rủi ro càng lớn có thể làm cho các cơng ty e ngại rủi ro gia tăng chi
phí bằng với giá thành sản phẩm của họ như là một phần bù rủi ro hoặc sẽ giảm số
lượng cung cấp cho đối tác. Tóm lại, quyết định của một cơng ty tham gia vào giao
dịch quốc tế phụ thuộc vào triển vọng lâu dài của công ty đối với lợi nhuận lũy kế
từ lúc phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, công ty không có khả năng có thể dự báo tất
cả các chuyển động của tỷ giá hối đoái cũng như là loại bỏ hồn tồn các biến động
khơng mong đợi trong lợi nhuận của họ do sự biến động tỷ giá hối đối. Bởi vì sự


10

biến động trong tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi lợi nhuận của các doanh nghiệp e
ngại rủi ro, và do đó một sự gia tăng trong sự thay đổi của lợi nhuận sẽ có thể làm
giảm thương mại giao dịch quốc tế nếu các đối tác là những người e ngại rủi ro.
Clark (1973), Baron (1976) và Ethier (1973) tập trung vào lý thuyết của nhà sản
xuất về việc tối đa hóa lợi nhuận trong mơi trường rủi ro do biến động của tỷ giá hối

đoái là rủi ro duy nhất của công ty. Mặc dù sử dụng các phương pháp tiếp cận khác
nhau, nhưng các tác giả đều lập luận rằng, với một công ty e ngại rủi ro, độ biến
động trong tỷ giá hối đoái càng lớn sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận dự kiến
của cơng ty thậm chí cơng ty có sử dụng hợp đồng kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro đối
với sự biến động của tỷ giá hối đoái. Kết quả là, đường xuất khẩu và đường cầu
nhất khẩu sẽ lần lượt dịch chuyển lên và xuống, và điều này cho thấy sự sụt giảm
trong khối lượng giao dịch quốc tế.
Tuy nhiên vẫn còn một số nghiên cứu lý thuyết khác cho rằng sự khơng chắn
chắn có liên quan đến sự chuyển động của tỷ giá hối đối có tác động khơng rõ ràng
đến dịng giao dịch quốc tế. De Grauwe (1988) cho thấy rằng cách mà các công ty
tối đa hóa lợi nhuận khi có sự biến động của tỷ giá hối đối thì phụ thuộc vào mức
độ e ngại rủi ro của các công ty. Các tác giả lập luận rằng các cơng ty tối đa hóa lợi
nhuận bằng cách phân bổ sản lượng đầu ra tối ưu giữa thị trường trong nước và
nước ngồi, và do đó sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. Các tác giả cũng lưu
ý rằng hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế xảy ra đồng thời khi rủi ro tỷ giá hối
đoái gia tăng, một mặt các tác giả lập luận rằng rủi ro tỷ giá hối đối càng cao sẽ có
thể làm cho việc xuất khẩu trở nên kém hấp dẫn hơn và do đó các công ty sẽ hạn
chế xuất khẩu (hiệu ứng thay thế), mặt khác, rủi ro tỷ giá hối đoái càng cao thì cũng
sẽ làm cho các cơng ty xuất khẩu nhiều hơn để giảm khả năng sụt giảm lợi nhuận
xuất khẩu trong tương lai (Hiệu ứng thu nhập). Nếu hiệu ứng thu nhập lấn át hiệu
ứng thay thế, rủi ro tỷ giá hối đoái càng cao sẽ dẫn đến sự gia tăng các hoạt động
xuất khẩu. Do đó, tác động của độ biến động tỷ giá hối đoái đến thương mại của các
quốc gia không rõ ràng.


11

Viaene và De Vries (1992) tìm thấy rằng ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá
hối đoái đến xuất khẩu và nhập khẩu có thể khác biệt tùy theo tình hình hoạt động
của thị trường hối đối kỳ hạn. Các tác giả cho rằng các quốc gia có thị trường hối

đoái kỳ hạn phát triển, ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá hối đoái đến xuất nhập và
nhập khẩu sẽ trái ngược với nhau. Điều này do các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
có vị thế trái ngược nhau trên thị trường hối đoái kỳ hạn khi họ tham gia vào các
hợp đồng kỳ hạn nhằm giảm thiểu rủi ro mang đến từ độ biến động tỷ giá.
Như đã thảo luận, hầu hết các nghiên cứu đều thực hiện trong một khuôn khổ
cân bằng, khuôn khổ này giả định rằng chỉ có sự thay đổi tỷ giá hổi đối và thương
mại quốc tế là thay đổi, cịn tất cả các yếu tố còn lại tác động đến thương mại quốc
tế được xem như là khơng đổi. Do đó, điều quan trọng là phải tính đến vấn đề tương
tác của các yếu tố kinh tế vĩ mơ chính yếu trong khuôn khổ cân bằng tổng quát để
hiểu rõ được các mối quan hệ phức tạp hơn giữa độ biến động tỷ giá và thương mại
quốc tế.
Bacchetta và Van Wincoop (2000) đã phát triển một mơ hình cân bằng tổng
qt để thiết lập một nền tảng phân tích mối quan hệ không rõ ràng này giữa độ
biến động tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế. Các tác giả giả định rằng các cú
sốc tiền tệ ảnh hưởng đến độ biến động tỷ giá hối đối và do đó cả các cơng ty và
hộ gia đình đều phải đối mặt với các rủi ro kinh tế vĩ mô. Các tác giả cho rằng
khơng có một kết luận nào rõ ràng về mối quan hệ giữa cơ chế tỷ giá hối đoái và
thương mại quốc tế.
Sercu và Uppal (2000) đã đưa ra lý thuyết phân tích mối quan hệ giữa độ biến
động tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế trong mơ hình cân bằng tổng qt, trong
đó thị trường tài chính được giải định rằng hồn thiện và hội nhập hồn tồn và thị
trường hàng hóa được giả định có sự phân khúc giữa các quốc gia. Các tác giả đưa
ra hai kết luận thực nghiệm: Đầu tiên, khi sự biến động của tỷ giá hối đoái gia tăng
sẽ làm gia tăng rủi ro của các sản lượng đầu ra, độ biến động tỷ giá hối đoái càng
lớn có thể dẫn đến sự gia tăng trong lượng thương mại kỳ vọng. Thứ hai, khi mức
độ phân khúc của thị trường hàng hóa gia tăng, sự gia tăng trong biến động tỷ giá


12


hối đối có thể dẫn đến sự sụt giảm trong lượng thương mại kỳ vọng. Do đó các tác
giả lập luận rằng bởi vì thương mại quốc tế và độ biến động tỷ giá hối đối có sự
nội sinh với nhau cho nên mối quan hệ giữa thương mại quốc tế (xuất khẩu và nhập
khẩu) và độ biến động tỷ giá hối đối có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều, điều
này phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong độ biến động của tỷ giá
hối đoái.

2.3.

Tổng quan nghiên cứu trƣớc đây
Hooper và Kholhagen (1978) đã nghiên cứu tác động của độ biến động tỷ giá

hối đoái đến thương mại của Đức và Mỹ xuất khẩu đến các đối tác thương mại của
họ bao gồm Pháp, Nhật Bản, Anh và Canada trong suốt giai đoạn Quý I năm 1965
đến Quý 4 năm 1975. Các tác giả đã sử dụng ba cách đo lường độ biến động tỷ giá
hối đoái. Cách đo lường thứ nhất và thứ hai là trung bình trượt độ lệch chuẩn của tỷ
giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn trong vòng 13 tuần. Và cách đo lường thứ ba là giá
trị trung bình của trị tuyệt đối sự chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay hiện tại và tỷ giá
giao ngay kỳ trước trong vòng 13 tuần. Theo các tác giả, cách đo lường thứ hai là
cách đo lường tốt nhất đối với rủi ro của tỷ giá. Đồng thời, ngiên cứu của các tác giả
cũng cho rằng rủi ro tiền tệ có thể tác động đáng đến giá của hàng hóa có thể giao
dịch. Tuy nhiên, độ biến động tỷ giá hối đối lại khơng có ý nghĩa đáng kể trong
việc quyết định khối lượng thương mại.
Cushman (1983) đã mở rộng mô hình nghiên cứu của Hooper và Kohlagen
(1978) bằng cách mở rộng thời gian nghiên cứu. Qua đó tác giả tìm thấy một tác
động ngược chiều của độ biến động tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế. Sự khác
biệt của nghiên cứu này và các nghiên cứu trước đó là việc sử dụng tỷ giá hối đối
thực thay vì sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng như đo lường biến động tỷ giá
dựa trên tỷ giá hối đối thực.
Akhtar và Hilton (1984) phân tích ảnh hưởng của độ biến động của tỷ giá hối

đoái đến thương mại quốc tế của Mỹ và Đức từ quý I năm 1974 đến quý 4 năm
1984. Trong đó, các tác giả tính tốn độ biến động của tỷ giá hối đối bằng cách sử
dụng độ lệch chuẩn theo ngày của tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực. Đồng thời,


13

bằng việc hồi quy mơ hình nghiên cứu bởi phương pháp ước lượng OLS, nghiên
cứu tìm thấy rằng trong suốt giai đoạn nghiên cứu từ 1974 – 1981, độ biến động tỷ
giá hối đoái làm giảm khối lượng thương mại của Mỹ và Đức đối với các đối tác
thương mại.
Gotur (1985) đã mở rộng nghiên cứu của Akhtar và Hilton (1984) bằng cách
phân tích ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế của
Mỹ và Đức đối với 18 đối tác thương mại trong giai đoạn 1973 – 1984. Tương tự
như cách tính tốn độ biến động tỷ giá hối đoái của Akhtar và Hilton (1984), Gotur
(1985) cũng sử dụng độ lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo ngày trong
mỗi quý. Thông qua việc áp dụng phương pháp OLS để hồi quy, tác giả tìm thấy
rằng trái ngược với kết quả của Akhtar và Hilton (1984), ảnh hưởng ngược chiều
của độ biến động tỷ giá hối đối đến nhập khẩu khơng được tìm thấy. Tuy nhiên,
ảnh hưởng ngược chiều của độ biến động tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Đức và
ảnh hưởng cùng chiều của độ biến động tỷ giá hối đối đến xuất khẩu của Mỹ lại
được tìm thấy.
Bailey và các cộng sự (1986) phân tích mối quan hệ giữa độ biến động tỷ giá
hối đoái và thương mại quốc tế của bảy quốc gia đã phát triển bao gồm Canada,
Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ trong suốt giai đoạn Quý I năm 1973 đến Quý
III năm 1984. Các tác giả giải thích sự lựa chọn giai đoạn nghiên cứu khơng phải là
ngẫu nhiên mà có lý do. Theo đó, các tác giả cho rằng có hai lý do chính, (i) đầu
tiên, năm 1973 là năm hệ thống Bretton – Woods sụp đổ và (ii) thứ hai, một số quốc
gia trong mẫu nghiên cứu đã cho phép tỷ giá hối đoái của họ thả nổi trước khi hệ
thống tỷ giá hối đoái cố định bị sụp đổ, do đó sẽ khơng có số liệu nào trong suốt

giai đoạn nghiên cứu bị thiếu soát. Độ biến động tỷ giá hối đoái được tác giả đo
lường như là giá trị tuyệt đối của phần trăm sự thay đổi của tỷ giá hối đối danh
nghĩa có hiệu lực. Bằng cách thực hiện hồi quy mơ hình nghiên cứu bởi phương
pháp ước lượng OLS, kết quả của các tác giả có phần trái ngược với các phát hiện
của Akhtar và Hilton (1984). Nghiên cứu này khơng tìm thấy bất kỳ bằng chứng
thực nghiệm nào cho thấy có ảnh hưởng ngược chiều của độ biến động tỷ giá hối


14

đoái đến thương mại của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Các tác giải giải thích
ảnh hưởng ngược chiều mà nghiên cứu của Akhtar và Hilton (1984) đã tìm thấy là
do sự thay đổi trong chế độ tỷ giá hối đối chứ khơng phải do sự biến động của tỷ
giá hối đoái.
Pozo (1992) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá hối đoái đến xuất
khẩu của Anh đến Mỹ trong giai đoạn từ năm 1900 đến năm 1940. Khi đại diện độ
biến động tỷ giá hối đoái được đo lường bằng cách rolling độ lệch chuẩn và phần
sai số thu được từ mơ hình GARCH. Cách đo lường đầu tiên được tính tốn bởi
cách sử dụng phần trăm thay đổi theo tháng của tỷ giá hối đoái thực trong suốt giai
đoạn 01 năm. Cách đo lường thứ hai được đo lường bởi việc ước lượng mô hình
GARCH (1, 1). Qua cả hai cách đo lường độ biến động tỷ giá hối đoái đều cho thấy
rằng độ biến động tỷ giá hối đối có ảnh hưởng ngược chiều đến xuất khẩu của Anh
đến Mỹ.
Chowdhury (1993) nghiên cứu ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá hối đoái đến
thương mại trong giai đoạn nghiên cứu từ Quý I năm 1973 đến Quý IV năm 1990.
Qua đó, tác giả đã sử dụng phương pháp trung bình trượt độ lệch chuẩn của tỷ giá
hối đoái thực để đo lường độ biến động tỷ giá hối đoái. Kết quả của tác giả cho thấy
rằng độ biến động tỷ giá hối đoái có mối quan hệ ngược chiều với thương mại thơng
qua việc sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số.
Qian và Varangis (1994) đã giải thích tác động của độ biến động của tỷ giá hối

đoái đến tổng xuất khẩu của Thụy Điển trong giai đoạn 1974 – 1990. Trong đó các
tác giả sử dụng mơ hình ARCH để đo lường độ biến động của tỷ giá hối đối. Qua
đó, nghiên cứu tìm thấy rằng độ biến động tỷ giá hối đối có ảnh hưởng cùng chiều
đến xuất khẩu của Thụy Điển, trong khi biến số này lại có tác động ngược chiều đến
các nền kinh tế khác (chẳng hạn như Canada và Mỹ). Các tác giả lập luận rằng điều
này có thể được giải thích bởi xuất khẩu của Thụy Điển chủ yếu được định giá bằng
đồng nội tệ trong suốt thời gian nghiên cứu. Điều này sẽ dịch chuyển rủi ro tỷ giá
hối đoái đến các nhà nhập khẩu hàng hóa của Thụy Điển, và sau đó mới chuyển đến
cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn nghiên cứu, đồng nội tệ của Thụy Điển bị phá


15

giá ba lần, và điều này làm cho xuất khẩu gia tăng. Các tác giả cũng chú ý rằng độ
biến động tỷ giá hối đối có thể trở thành một vấn đề quan trọng đối với các quốc
gia đang phát triển đang xuất khẩu các hàng hóa chính yếu khi các hàng hóa này
thường được định giá bởi đồng Đơla. Arize (1998) đã phân tích tổng nhập khẩu của
các quốc gia khu vực EU và tìm thấy rằng nhập khẩu của Thụy Điển bị ảnh hưởng
cùng chiều bởi độ biến động tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 1973 – 1995.
Mckenzie và Brooks (1997) phân tích ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá hối
đoái đến thương mại song phương giữa Đức và Mỹ trong giai đoạn 4/1973 đến
9/1992. Đồng thời, các tác giả sử dụng mơ hình ARCH để đo lường độ biến động tỷ
giá hối đoái. Các tác giả cho rằng nghiên cứu của các tác giả khác với các nghiên
cứu trước đây khi cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động cùng chiều
của độ biến động tỷ giá hối đoái đến thương mại song phương giữa hai quốc gia.
Mckenzie (1998) phân tích tác động của độ biến động tỷ giá hối đoái đến
thương mại quốc tế của Úc với các đối tác thương mại, trong đó tác giả đo lường độ
biến động tỷ giá hối đối bằng mơ hình ARCH. Theo tác giả, nghiên cứu này khác
với các nghiên cứu trước đây ở điểm nghiên cứu này phân tích cả tổng xuất khẩu và
tổng nhập khẩu lẫn xuất khẩu và nhập khẩu của từng ngành nghề kinh doanh. Tác

giả cho rằng việc thực hiện kiểm định cho phép tác giả phát hiện xem hướng và
mức độ tác động của biến động tỷ giá hối đoái có phụ thuộc vào thị trường mà hàng
hóa đó được giao dịch hay không. Kết quả mà tác giả thu được cho thấy rằng tác
động của độ biến động tỷ giá hối đối có sự khác nhau giữa các ngành nghề kinh
doanh, tuy nhiên, vẫn khó xác định rõ được mối quan hệ giữa các biến số.
Dell‘ Ariccia (1999) đã sử dụng ba đại diện cho độ biến động tỷ giá hối đoái
trong một mẫu nghiên cứu dữ liệu dạng bảng bao gồm 16 quốc gia Châu Âu trong
suốt 20 năm kể từ năm 1975. Tác giả cho rằng sự lựa chọn dữ liệu dạng bảng và
phương pháp hồi quy biến công cụ là không phải ngẫu nhiên. Tác giả cho rằng nếu
phương pháp ước lượng OLS được sử dụng để hồi quy mơ hình nghiên cứu tác
động của độ biến động tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế, thì rất khó nhận biết
được kết quả hồi quy này là do sự e ngại rủi ro của các công ty hay là do sự can


16

thiệp của Ngân hàng Trung Ương. Tất cả các đo lường độ biến động trong bài
nghiên cứu của tác giả đều sử dụng cả tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa theo
tháng. Qua đó, tác giả tìm thấy các kết quả cho thấy rằng ảnh hưởng của độ biến
động tỷ giá hối đoái đến thương mại của các quốc gia là ngược chiều.
Broll và Eckwert (1999) cho thấy khả năng lý thuyết về mối quan hệ tích cực
giữa biến động tỷ giá và xuất khẩu. Lý do cho khả năng này là do sự biến động của
tỷ giá tăng lên dẫn đến tăng xuất khẩu sang thị trường thế giới. Như vậy, sự biến
động cao hơn có thể làm tăng lợi ích tương lai từ thương mại quốc tế; Điều này chỉ
áp dụng đối với các doanh nghiệp có khả năng phản ứng lại sự thay đổi tỷ giá hối
đối và phân bổ lại các sản phẩm của mình cho phù hợp
Aristotelous (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá hối đoái và
chế độ tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Anh sang Mỹ bằng cách sử dụng dữ liệu
dạng bảng trong giai đoạn 1889 đến 1999. Tác giả đã sử dụng phương pháp trung
bình trượt của độ lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực để làm đại diện

cho độ biến động của tỷ giá hối đoái. Đồng thời tác giả cũng đưa thêm hai biến giả
thể hiện cho chế độ tỷ giá hối đối vào mơ hình nghiên cứu. Qua đó, tác giả tìm
thấy rằng độ biến động tỷ giá hối đối khơng có tác động đáng kể đến xuất khẩu của
Anh sang Mỹ.
Sauer và Bohara (2001) đã lựa chọn một mẫu nghiên cứu dữ liệu dạng bảng bao
gồm 91 quốc gia trong suốt giai đoạn 1973 – 1993 để phân tích mối quan hệ giữa độ
biến động tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của các quốc gia. Các tác giả đo lường độ
biến động tỷ giá hối đoái thông qua ba cách khác nhau bao gồm (1) mô hình ARCH
(1), (2) trung bình trượt sai số từ mơ hình AR (1) và (3) mơ hình bậc hai của tỷ giá
hối đối. Nghiên cứu tìm thấy rằng các quốc gia đang phát triển có độ biến động tỷ
giá hối đoái thực cao hơn so với các quốc gia đã phát triển, và trong số các quốc gia
đã phát triển ít nhất, Mỹ Latin và Châu Phi được tìm thấy có độ biến động cao nhất
và các quốc gia ở Châu Á là có biến động thấp nhất. Bên cạnh đó, các tác giả sử
dụng mơ hình ảnh hưởng cố định và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, và tìm thấy
rằng độ biến động tỷ giá hối đối có mối quan hệ với xuất khẩu không đồng nhất


17

giữa các vùng miền quốc gia. Đối với các quốc gia ở Châu Á, khơng tìm thấy mối
quan hệ đáng kể giữa độ biến động tỷ giá hối đoái và xuất khẩu. Tuy nhiên, với các
quốc gia ở Mỹ LaTin và Châu Phi thì tồn tại ảnh hưởng ngược chiều của độ biến
động tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của các quốc gia.
Cho và các cộng sự (2002) đã sử dụng hai đo lường độ biến động trong mẫu
nghiên cứu của các tác giả bao gồm 10 quốc gia đã phát triển trong giai đoạn 1974 –
1995. 10 quốc gia trong mẫu nghiên cứu này bao gồm Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý,
Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sỹ, Anhv à Mỹ. Độ biến động tỷ giá hối đối được tính
tốn bởi trung bình trượt độ lệch chuẩn của sai phân bậc nhất của tỷ giá hối đối
thực trong vịng 10 năm. Qua đó các tác giả tìm thấy rằng, độ biến động tỷ giá hối
đối có ảnh hưởng ngược chiều đến thương mại quốc tế của các quốc gia trong mẫu

nghiên cứu.
Kandilov (2008) đã thực hiện việc mở rộng nghiên cứu của Cho và các cộng sự
(2002) để giải thích ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá hối đoái đến thương mại
giữa 10 quốc gia đã phát triển trong giai đoạn 1975 đến 1997. Tác giả xây dựng mơ
hình lực hấp dẫn đối với dữ liệu dạng bảng, trong đó bao gồm các biến số khoảng
cách giữa hai quốc gia, GDP và dân số. Qua đó tác giả tìm thấy rằng độ biến động
tỷ giá hối đối có ảnh hưởng ngược chiều tương đối lớn đến thương mại giữa nhóm
quốc gia G10. Đồng thời kết quả nghiên cứu của tác giả cũng có nhiều điểm thú vị.
Đầu tiên, độ biến động tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc
gia trong mẫu nghiên cứu là ngược chiều nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Thứ
hai, bằng cách kiểm soát vấn đề trợ cấp xuất khẩu nơng nghiệp có liên quan đến độ
biến động tỷ giá hối đoái, mức độ ảnh hưởng của độ biến động tỷ giá hối đoái giảm
xuống 50% so với tác động ban đầu. Thứ ba, độ biến động tỷ giá hối đối của đơla,
nhưng khơng phải là đồng tiền giao dịch giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, thì
lại có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến thương mại của các quốc gia đang phát
triển.
Yuen – Ling và các cộng sự (2008) đã giải thích mối quan hệ giữa tỷ giá hối
đoái thực và cán cân thương mại của Malaysia trong giai đoạn 1955 đến 2006.


18

Nghiên cứu của các tác giả đã sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng
liên kết, kiểm định nhân quả Engle – Granger, mơ hình vector hiệu chỉnh sai số và
phân tích hàm phản ứng đẩy. Các phát hiện chính trong nghiên cứu này là tìm thấy
tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Các biến số
quan trọng khác cũng được tìm thấy có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại
của Malaysia chẳng hạn như thu nhập nội địa có mối quan hệ đồng biến trong dài
hạn với cán cân thương mại và thu nhập nước ngoài lại cho thấy mối quan hệ ngược
chiều với cán cân thương mại trong dài hạn. Thứ hai, tỷ giá hối đoái thực là một yếu

tố quan trọng khi xác định cán cân thương mại của Malaysia, và sự mất giá của
đồng nội tệ được tìm thấy sẽ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn, do đó phù
hợp với lý thuyết của Marshall – Lerner. Thứ ba, kết quả của các tác giả cũng chỉ ra
rằng không tồn tại hiệu ứng đường cong chữ J ở Malaysia.
Sekantsi (2009) đã sử dụng mơ hình ARCH và GARCH để giải thích ảnh
hưởng của độ biến động tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Nam Phi đến Mỹ trong
giai đoạn 1990 đến 2000. Các phát hiện của tác giả là độ biến động của tỷ giá hối
đối thực có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến xuất khẩu của quốc gia trong
cả ngắn hạn và dài hạn. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Todani và
Munyama (2005) áp dụng kiểm định biên ARDL đối với dữ liệu theo quý trong giai
đoạn 1984 – 2004 để giải thích tác động của độ biến động tỷ giá hối đoái đến tổng
xuất khẩu của Nam Phi. Todani và Munyama (2005) đã sử dụng độ lệch chuẩn
trung bình trượt và mơ hình GARCH (1,1) để đo lường độ biến động tỷ giá hối đoái.
Các kết quả của các tác giả cũng cho thấy rằng phụ thuộc vào cách đo lường biến
động của tỷ giá hối đối mà khơng tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa xuất khẩu của
Nam Phi và độ biến động tỷ giá hối đoái hoặc tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa hai
biến số này và đây là mối quan hệ đồng biến.
Hall và cộng sự (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và
khối lượng thương mại của 10 nền kinh tế thị trường mới nổi và 11 nước đang phát
triển khác sử dụng số liệu hàng quý trong giai đoạn 1980-2006. Kết quả của họ khác
nhau giữa các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển. Biến động về tỷ giá


×