Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững rừng dầu rái (dipterocarpus alatus roxb) do cộng đồng quản lý tại xã hoài đức, huyện hoài nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.57 MB, 96 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Trương Ngọc Nhuận, sinh ngày 07 tháng 12 năm 1976, là học viên
cao học khóa 22B (niên khóa 2016 - 2018) ngành Lâm học tại Trường Đại Học Nông
Lâm - Đại Học Huế.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một cơng
trình nào khác. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú nguồn gốc cụ thể.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã
công bố của người khác.

Huế, ngày 25 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Trương Ngọc Nhuận


ii
LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Trường Đại học Nơng Lâm – Đại học Huế, sự đồng ý
của Phịng Đào tạo sau đại học, Khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Trần Minh Đức, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải
pháp bảo tồn và phát triển bền vững rừng Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) do
cộng đồng quản lý tại xã Hồi Đức, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định”.
Trong quá trình thực hiện luận văn cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự quan tâm và hướng dẫn của Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Lâm nghiệp
thuộc Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, thầy giáo hướng dẫn, Hạt Kiểm lâm
huyện Hoài Nhơn, Ủy ban nhân dân xã Hoài Đức và Tổ Bảo vệ rừng cộng đồng nơi
chúng tôi thực hiện nghiên cứu.


Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.
Trần Minh Đức người đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tận tình
hướng dẫn khoa học và trên hết dành cho tơi những tình cảm tốt đẹp trong suốt thời
gian chúng tôi học tập cũng như thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn q thầy, cơ giáo Phịng Đào tạo sau đại học, Khoa
Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn, Ủy ban nhân dân
xã Hoài Đức và Tổ Bảo vệ rừng cộng đồng,… đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá
trình thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến vợ, con, bố, mẹ, những người thân
trong gia đình và bạn bè đã ln động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày 25 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Trương Ngọc Nhuận


iii
TĨM TẮT

Mơ hình quản lý rừng cộng đồng thơn Định Bình Nam, xã Hồi Đức, huyện
Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định được triển khai thực hiện năm 2008 với diện tích 1.708,0
ha. Đây là khu vực chủ yếu là rừng non mới tái sinh, loài cây đặc trưng là Dầu rái, giá
trị cây Dầu rái đem lại cho cộng đồng là khá quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thu
nhập của một bộ phận nhân dân tại địa phương. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Cây
dầu rái phân bố tại khu rừng cộng đồng thơn Định Bình Nam có diện tích khá lớn với
650,0 ha trên tổng số 1.708,0 ha rừng cộng đồng, tuy nhiên hiện trạng cây dầu rái phân
bố khơng đều tập trung tại vị trí chân và sườn, ở những nơi có độ cao, độ dốc thấp. Kết

quả đề tài cũng đã xây dựng được bản đồ phân bố mật độ cây dầu rái tại khu vực
nghiên cứu nên có ý nghĩa trong việc kiểm tra, giám sát biến động và triển khai các
hoạt động quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian tới. Hoạt động phá rừng, khai thác gỗ
và lâm sản ngoài gỗ, hoạt động săn bắt động vật hoang dã, cháy rừng, lấn chiếm đất
rừng,… là các yếu tố tác động đến công tác bảo vệ rừng cộng đồng.
Qua kết quả nghiên cứu, bước đầu đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp bảo
tồn và phát triển bền vững khu rừng dầu rái tại cộng đồng, cụ thể: Tăng cường quản lý
nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật và hỗ trợ phát huy nội lực cho cộng đồng; Giải pháp liên quan đến quan
đến chính sách; Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về tài
chính – tín dụng; Giải pháp về quản lý thị trường tiêu thụ lâm sản ngồi gỗ; Ni
dưỡng, làm giàu rừng; Quản lý cơ sở dữ liệu và theo dõi biến động rừng.


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN.......................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 4
1.1.1. Sơ lược về họ Dầu (Dipterocarpaceae)....................................................... 4
1.1.2. Sơ lược về chi Dầu (Dipterocarpus) ........................................................... 4
1.1.3. Cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) ................................................... 4
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 6
1.2.1. Nghiên cứu về quản lý rừng và sử dụng đất rừng trên thế giới ................... 6
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý rừng và sử dụng đất rừng ở Việt Nam .................... 9
1.2.3. Những tồn tại trong quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng Dầu rái tại
địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 13
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG...................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 16


v
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 16
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 16
2.2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng rừng
tại xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định........................................... 16
2.2.2. Hiện trạng phân bố cây Dầu rái tại khu vực nghiên cứu. .......................... 16
2.2.3. Hiện trạng tổ chức quản lý, bảo vệ rừng Dầu rái tại cộng đồng ................ 16
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu. ......... 16
2.2.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng Dầu rái trên địa
bàn xã Hoài Đức, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định. ........................................ 16
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp ......................................... 16

2.3.2. Điều tra và phân tích dữ liệu thực địa....................................................... 17
2.3.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ........................................... 18
2.3.4. Phương pháp ứng dụng các phần mềm công nghệ liên quan .................... 18
2.3.5. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 19
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
HIỆN TRẠNG RỪNG TẠI XÃ HOÀI ĐỨC, HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH
ĐỊNH .................................................................................................................... 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 19
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội......................................................................... 21
3.1.3. Hiện trạng rừng xã Hồi Đức, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2016
.......................................................................................................................... 25
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hoài Đức,
huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ..................................................................... 27
3.2. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ RỪNG DẦU RÁI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................................. 29
3.2.1. Diện tích lâm phần dầu rái hiện tại trên địa bàn nghiên cứu ..................... 29
3.2.2. Phân bố rừng dầu rái trong khu rừng cộng đồng theo đơn vị quản lý rừng 37


vi
3.2.3. Phân bố rừng dầu rái trong khu rừng cộng đồng theo độ cao, độ dốc và vị
trí địa hình ......................................................................................................... 40
3.3. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG DẦU RÁI TẠI
CỘNG ĐỒNG ....................................................................................................... 41
3.3.1. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng ................................................................ 41
3.3.2. Hoạt động bảo vệ rừng cộng đồng (hình thức, kết quả, khó khăn, tồn tại) 43
3.3.3. Vai trò của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng Dầu
rái tại cộng đồng ................................................................................................ 49
3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 53
3.4.1. Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên ............................... 53
3.4.2. Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội..................... 56
3.4.3. Những nguy cơ xâm hại rừng và nguyên nhân của các vấn đề ................. 59
3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU
RỪNG DẦU RÁI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒI ĐỨC, HUYỆN HỒI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................................................ 62
3.5.1. Cơ sở của những giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng Dầu
rái trên địa bàn xã Hoài Đức .............................................................................. 62
3.5.2. Định hướng phát triển bền vững các khu rừng Dầu rái ............................. 64
3.5.3. Bước đầu đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển rừng Dầu rái theo
hướng bền vững................................................................................................. 64
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 69
4.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
4.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 71
Tiếng Việt ............................................................................................................. 71
Tiếng nước ngoài ................................................................................................... 74
Website: ................................................................................................................ 74
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 75


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thống kê dân số của các thơn trên địa bàn xã Hồi Đức ............................ 21
Bảng 3.2. Hiện trạng rừng xã Hoài Đức năm 2016 ..................................................... 26
Bảng 3.3. Thống kê rừng cộng đồng của Dự án KfW6 tỉnh Bình Định....................... 30
Bảng 3.4. Các hộ gia đình có rừng dầu rái thuộc rừng cộng đồng............................... 32
Bảng 3.5. Các hộ gia đình có rừng dầu rái khơng thuộc rừng cộng đồng .................... 36

Bảng 3.6. Mật độ cây dầu rái của các ô tiêu chuẩn thuộc rừng cộng đồng .................. 37
Bảng 3.7. Mật độ cây dầu rái của các ơ tiêu chuẩn theo địa hình ................................ 40
Bảng 3.8. Số đợt tuần tra, kiểm tra rừng cộng đồng ................................................... 46
Bảng 3.9. Số vụ xâm hại rừng cộng đồng đã phát hiện ............................................... 46
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên .......................................................... 54
Bảng 3.11. Những nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng và nguyên nhân ........................ 60


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Ranh giới hành chính xã Hồi Đức, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ...... 19
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng rừng khu rừng cộng đồng năm 2008 .............................. 31
Hình 3.3. Bản đồ rừng dầu rái trong khu rừng cộng đồng xã Hồi Đức ...................... 35
Hình 3.4. Bản đồ phân bố mật độ rừng dầu rái theo đơn vị quản lý rừng .................... 39
Hình 3.5. Biểu đồ đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ rừng sau khi giao ..................... 47
Hình 3.6. Sơ đồ Venn về vai trị của các bên liên quan............................................... 50
Hình 3.7. Biểu đồ đánh giá đóng góp vào thu nhập từ hoạt động khai thác dầu rái của
người dân địa phương................................................................................. 58


1
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là “lá phổi xanh của hành tinh”, có vai trị cực kỳ quan trọng đối với đời
sống con người, trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ sự bền vững về
môi trường. Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người, rừng không chỉ cung cấp gỗ, các lâm sản ngoài gỗ mà cịn góp phần quan
trọng trong việc giảm thiểu tác hại của lũ lụt, bão, chống xói mịn, duy trì, tạo sự ổn

định của nguồn nước để cung cấp cho sản xuất và đời sống, bảo tồn đa dạng sinh học,
lưu trữ nguồn gen, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, bảo vệ mơi trường sinh thái. Rừng
có vai trị sống cịn đối với khí hậu của trái đất trong việc hấp thụ và lưu giữ Cacbon
và và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu. Nhưng cơng tác quản lý, quy hoạch, khai
thác, sử dụng và phát triển rừng hiện nay cịn đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, tình
trạng phá rừng, khai thác rừng khơng theo quy hoạch, lạm dụng tài nguyên rừng làm
cho tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng, chất lượng, đất trồng
rừng ngày càng bị thối hóa, chức năng bảo vệ đất của rừng bị suy giảm. Do đó, việc
theo dõi, đánh giá hiện trạng rừng và đề xuất được giải pháp phát triển rừng bền vững,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành lâm nghiệp. Qua theo dõi, đánh giá
hiện trạng rừng, đất rừng giúp cho các chính quyền địa phương, các sở, ngành, cơ quan
liên quan có cái nhìn toàn diện, tổng thể về tài nguyên rừng, đất rừng để thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất rừng, làm cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp và định hướng phát triển lâm nghiệp.
Tỉnh Bình Định có tài nguyên rừng khá đa dạng, phong phú với các hệ sinh thái
tự nhiên đa dạng, phong phú về thành phần loài động vật, thực vật và vi sinh vật, trong
đó có nhiều lồi thực vật rừng ngồi cung cấp gỗ, củi cịn cung cấp lâm sản ngồi gỗ
như sản phẩm để chiết xuất tinh dầu và hố chất có nguồn gốc tự nhiên, dầu nhựa,
dược liệu,… Cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) là lồi thực vật rừng điển hình
cho loại cây rừng có tác dụng đa mục đích nêu trên. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình
Định, cây Dầu rái còn phân bố rải rác trong rừng tự nhiên ở một số địa phương, diện
tích cây Dầu rái phân bố tập trung hầu như rất ít, giá trị đem lại chưa tương xứng với
tiềm năng và chưa có những nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng, tình trạng phân bố,…
Thực tế, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây Dầu rái cho gỗ tốt, có giác lõi
ít phân biệt, không bạnh vè, mấu, mắt, được dùng làm gỗ xây dựng và dán lạng,….
ngồi ra cịn cho nhựa trắng chứa 50-70% sesquiterpine và dầu chai; có thể thay
colophan trong công nghệ chế sơn, vecni, mực in,…. hay dùng để xảm thuyền, gắn
kính,… từ đó nâng cao giá trị của cây Dầu rái trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp nói



2
chung. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nền kinh tế đất nước, sự gia tăng của dân số
và một số nguyên nhân khác thì rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về
chất lượng, do đó cây Dầu rái cũng bị khai thác, sử dụng quá mức làm suy giảm về
diện tích, chất lượng một cách nghiêm trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về hiện trạng, phân
bố của cây Dầu rái góp phần nâng cao giá trị của cây Dầu rái cũng như giải quyết một
số tồn tại trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững rừng Dầu rái, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát
triển bền vững rừng Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) do cộng đồng quản lý tại
xã Hoài Đức, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được hiện trạng phân bố cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) và
thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng Dầu rái, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn
và phát triển bền vững rừng Dầu rái do cộng đồng quản lý tại xã Hồi Đức, huyện
Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng phân bố rừng Dầu rái tại địa điểm nghiên cứu.
- Đánh giá được thực trạng tổ chức quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng.
- Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên rừng tại địa điểm nghiên
cứu.
- Đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, phát triển bền vững tài
nguyên rừng Dầu rái tại địa phương.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được hiện trạng phân bố các khu rừng Dầu rái trên địa bàn xã Hoài
Đức, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Kết quả đề tài này sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà
quản lý đưa ra những chủ trương phù hợp nhằm góp phần quản lý, bảo vệ, bảo tồn và

phát triển cây Dầu rái trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài phân tích được hiện trạng phân bố và thực trạng quản lý, bảo vệ và khai
thác, sử dụng cây Dầu rái để lấy dầu và các mối đe dọa đến nguồn tài nguyên này, làm
cơ sở cho các cơ quan quản lý ở địa phương đưa ra những giải pháp quản lý, bảo vệ
hiệu quả để bảo tồn, phát triển, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả, phát huy được tác dụng đa mục đích của cây Dầu rái.


3
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơng
trình nghiên cứu sau này trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
tỉnh Bình Định. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng cho Chi cục Kiểm lâm, các cơ
quan quản lý Nhà nước tại địa phương và cộng đồng trong việc điều tra, theo dõi biến
động hiện trạng, phát triển bền vững các khu rừng Dầu rái rừng tại địa phương.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sơ lược về họ Dầu (Dipterocarpaceae)
Họ Dầu, một số tài liệu tiếng Việt cịn gọi họ Hai cánh, có danh pháp khoa học
là Dipterocapaceae. Tên gọi khoa học của họ xuất phát từ chi điển hình là
Dipterocarpus, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (di = hai, pteron = cánh và karpos = quả,
nghĩa là quả có hai cánh).
Cây lớn thân thẳng, thường xanh hay rụng lá, trong thân thường có ống tiết
nhựa dầu. Cành, lá non thường phủ lơng hình sao hay vảy nhỏ. Lá đơn mọc cách, mép
nguyên lá kèm lớn bao chồi sớm rụng. Hoa chùm hoặc bông, xếp thành viên chùy ở

nách lá gần đầu cành, hoa đều lưỡng tính mẫu 5, đài hợp ở gốc dài hoặc ngắn, đôi khi
liền với bầu sống dai phát triển thành cánh quả. Tràng rời hoặc hơi hợp ở gốc xếp vặn,
nhị 5-15 có khi 60. Bầu trên 3 ơ, mỗi ơ 2 nỗn. Quả khơ chứa 1 hạt, quả có 2, 3, 5 cánh
dài.
Họ gồm 15 chi, 580 loài phân bố ở nhiệt đới, Bắc bán cầu. Ở Việt Nam có 6 chi
và hơn 40 lồi [17, 36, 37, 39, 40].
1.1.2. Sơ lược về chi Dầu (Dipterocarpus)
Chi Dầu, danh pháp khoa học Dipterocarpus, là một chi thực vật có hoa và là
chi điển hình của họ Dầu. Chi này có khoảng 70 lồi, có mặt ở khu vực Đơng Nam Á.
Chúng là thành phần quan trọng của các rừng dầu. Tên khoa học của nó phát sinh từ
tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “quả hai cánh”.
Chi này chứa một số loài cây phổ biến, thường gặp như: Dầu trà beng
(Dipterocarpus obtusifolius); Dầu chai (Dipterocarpus intricatus); Dầu rái
(Dipterocarpus alatus); Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri); Chị nâu
(Dipterocarpus retusus); Dầu đọt tím (Dipterocarpus grandiflorus); Chị lơng
(Dipterocarpus pilosus); Dầu bao (Dipterocarpus baudii) [17, 39].
1.1.3. Cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb)
1.1.3.1. Tên gọi
Tên thường gọi: Cây Dầu rái
Tên gọi khác: Dầu con rái, dầu nước, dầu sơn
Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb,


5
hoặc Dipterocarpus gonopterus Turcz,
hoặc Dipterocarpus philippinensis Foxw.
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi sử dụng tên khoa học của cây Dầu rái là
Dipterocarpus alatus Roxb [17, 36, 37, 39, 40].
1.1.3.2. Đặc điểm hình thái cây Dầu Rái
Cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 - 50m chiều cao dưới cành 25 - 30m,

đường kính 70 - 80cm. Vỏ màu xám nâu bong thành những mảnh nhỏ. Cành có đường
kính lớn, cành non, cuống và mặt dưới lá phủ lơng hình sao. Tán hình nón khá dày. Lá
đơn mọc cách hình trứng hay trái xoan thuôn dài 25 - 30cm, rộng 8 - 15cm, gân bên 15
- 20 đơi. Có lá kèm lớn tạo thành lớp búp màu đỏ dài 5 - 6cm hay hơn, cuống dài 3 4cm. Cụm hoa dài 12cm, hoa gần như khơng cuống. Ống đài có 5 cánh, hai cánh đài to
hơn các cánh đài khác. Nhị nhiều 28 - 32, đính thành 2 vịng. Quả lớn, đường kính
24cm, có 5 gờ phát triển, có 2 cánh đài phát triển dài 11 - 15cm, rộng 2 - 4cm, có 3 - 5
gân, 3 gân dài tới đỉnh [17, 36, 37, 39, 40].
1.1.3.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố cây Dầu Rái
Cây Dầu rái mọc tự nhiên ở các loại rừng kín lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới
và rừng thường xanh nửa rụng lá theo mùa ở vùng Đông Nam á. Ở Việt Nam, chúng
phân bố khá rộng từ Quảng Nam trở vào, nhiều nhất ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai,
Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Khánh Hồ, Bình Thuận,
Ninh Thuận. Ở tỉnh Bình Định cây Dầu rái phân bố tự nhiên ở nhiều địa phương như:
huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát, Vân Canh,...
Dầu rái thường phân bố ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ở độ cao 100 - 700 m,
nơi có lượng mưa 1.600 - 1.800 mm, nhiệt độ phù hợp từ 24 - 27°C. Mọc tốt trên đất
Feralit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, granít, phù sa cổ, có
tầng đất dày, đất ẩm và thốt nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình có
độ pH từ 4 - 5. Dầu rái không thể sinh trưởng được nơi đất khô, tầng đất mỏng < 30
cm và những nơi đất bị ngập úng, chua phèn. Dầu rái cũng rất nhạy bén với lửa. Lửa
gây hại nghiêm trọng cho tất cả cây con có chiều cao từ 3 - 4 m trở xuống. Là cây tầng
cao, ưa sáng mạnh, nhưng lúc cịn nhỏ Dầu rái ưa bóng, nhất là khi cây dưới 1 năm
tuổi cần độ che bóng 50%. Từ 6 năm tuổi yêu cầu ánh sáng mạnh và phát triển mạnh
vươn lên chiếm tầng cao của rừng [17, 36, 37].
1.1.3.4. Giá trị, công dụng của cây Dầu rái
Các loài họ Dầu (Diptercarpaceae) là những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao
bởi thân thẳng, gỗ tốt và chiếm lĩnh các sinh cảnh tốt. Khoảng giữa những năm 80 của
thế kỷ trước, chúng chiếm đến 25% thị phần thương mại gỗ cứng của thế giới, trong
đó hơn 80% là Shorea. Bên cạnh đó, hầu hết các cây trong họ đều cho dầu thuộc 2



6
dạng: dạng lỏng thường gọi là “dầu rái”, dạng đặc gọi là “chai cục” [1, 24, 36].
Tinh dầu tách từ nhựa Dầu rái hay Chai cục tuy có chất lượng thấp hơn tinh dầu
Hoắc hương và tinh dầu Hương lau, nhưng vẫn thường được sử dụng làm chất định
hương trong cơng nghệ hương liệu (xà phịng thơm, sữa tắm, nước hoa). Dầu rái, Chai
cục được cư dân nhiều nước dùng để xảm thuyền, trát kín các kẽ hở ở các thùng đựng
nước, làm lớp phủ lên giấy dầu, xử lý các đồ gỗ để ngồi trời, dán vợt bóng bàn, chế
tạo mực in. Hiện nay, chủ yếu được dùng trong cơng nghiệp chế biến dầu bóng, sơn và
vecni.
Trong y học cổ truyền ở một số nước, Dầu rái và Chai cục còn dùng làm thuốc
sát trùng, thuốc xổ, lợi tiểu, thuốc hạn chế tác dụng kích thích, giảm căng thẳng thần
kinh và cơ bắp hoặc làm dầu xoa giảm đau, một số nơi còn sử dụng làm thuốc chữa
bệnh gia súc [1, 24].
Ngồi ra, gỗ cây Dầu rái có giác lõi ít phân biệt, khơng bạnh vè, mấu, mắt hoặc
rỗng ruột, tỷ trọng 0,7, được dùng làm gỗ xây dựng và dán lạng. Dầu rái có thể thay
colophan trong cơng nghệ chế sơn, vecni, mực in, xảm thuyền, gắn kính,…. [37].
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nghiên cứu về quản lý rừng và sử dụng đất rừng trên thế giới
1.2.1.1. Quản lý rừng
Tất cả các quốc gia trên thế giới, tài ngun rừng ln đóng vai trò hết sức quan
trọng. Cuộc sống của phần lớn người dân miền núi phụ thuộc vào nguồn thu từ gỗ và
các loại lâm sản. Môi trường sống của đại bộ phận dân cư ở cả miền xuôi cũng như
miền ngược đều dựa vào sự tồn tại của tài nguyên rừng. Thế nhưng, những cố gắng
tăng cường kiểm soát hành chính thường chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các bên và
chỉ gây thêm tổn hại lên hệ sinh thái, hơn là bảo tồn và sử dụng bền vững. Mặt khác,
nhu cầu quản lý rừng đã có sự biến động theo thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu của
cộng đồng cư dân sống gần rừng cũng như thể chế của mỗi quốc gia.
Ngày này, hầu hết các cộng đồng khắp nơi trên thế giới đều lên tiếng đòi hỏi
những ngành cơng nghiệp bên ngồi chấm dứt khai thác các khu rừng của họ. Từ

Ấnđộ, Nepan, Inđơnêxia, Philíppin, Ghana, Zimbabwe, Panama, Mỹ, Canađa… và
nhiều dân tộc khác, mối quan tâm đối với nạn phá rừng đã thúc đẩy các cộng đồng tổ
chức các cuộc biểu tình quần chúng, chặn các con đường chở gỗ, kêu gọi những nhà
chức trách, đại biểu chính trị và các hệ thống pháp luật ngăn chặn nạn phá rừng và làm
suy thoái tài nguyên rừng.
Theo sự gia tăng dân số thế giới, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường
chỗ cho đơ thị hóa, sức ép lên tài nguyên rừng cũng ngày càng lớn để thỏa mãn như
cầu đất sản xuất lương thực, lâm sản phục vụ tiêu dùng của con người. Vì vậy phương


7
thức quản lý rừng cũng phải thay đổi theo nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các vấn
đề xã hội nảy sinh, cũng như đảm bảo cho tài nguyên rừng được bảo vệ, duy trì một
cách bền vững. Việc quản lý rừng theo hướng chỉ biết lợi dụng khai thác gỗ một cách
ồ ạt để đáp ứng mục tiêu lợi ích kinh tế như trước đây khơng cịn phù hợp, làm tăng
nguy cơ mất rừng. Như vậy tất yếu phải có phương thức quản lý rừng mới phù hợp
hơn, đó là quản lý rừng bền vững: Địi hỏi việc quản lý rừng phải đảm bảo lợi ích hài
hịa cả 3 yếu tố, đó là kinh tế, xã hội và môi trường; và 3 yếu tố này phải được đảm
bảo duy trì ở hiện tại và tương lai [25]. Chính vì trước đây con người chỉ chú trọng
việc khai thác được nhiều gỗ và lâm sản khác, phá rừng để lấy đất sản xuất nông
nghiệp, làm nương rẫy… nên diện tích rừng và chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm
trọng.
Trước đây, quản lý rừng mang tính chất tập trung cao ở nhiều quốc gia, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong thời kỳ này, vai trò tham gia của cộng đồng
trong quản lý rừng không được chú ý mà chủ yếu do nhà nước thực hiện đã bộc lộ
nhiều bất cập, khơng đem lại hiệu quả vì khơng có sự tham gia của người dân. Trong
khi đó, một trong những nhân tố chính tác động trực tiếp cũng như chịu ảnh hưởng rõ
rệt của rừng chính là người dân địa phương; vì vậy theo nhận thức mới, người ta thấy
được vai trò, tầm quan trọng của người dân, cộng đồng dân cư trong việc tham gia
quản lý tài nguyên rừng. Phương thức quản lý rừng cộng đồng xuất hiện đầu tiên ở Ấn

Độ, dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau, như lâm nghiệp trang
trại, lâm nghiệp xã hội ở Nêpan, Thái Lan, Philippin,… [26]. Ở Nam Phi, tại Vườn
quốc gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra phương thức quản lý rừng cộng đồng dựa
vào hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh
học trên địa phận của mình, cịn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây
dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác đã đóng góp rất tích
cực cho việc thực hiện quản lý rừng tại Vườn quốc gia [29]. Hiện nay, ở các nước đang
phát triển, khi sản xuất Nông - Lâm nghiệp cịn chiếm vị trí quan trọng đối với người
dân nơng thơn miền núi, thì quản lý rừng theo phương thức phát triển Lâm nghiệp xã hội
sẽ là một hình thức mang tính bền vững nhất về cả phương diện kinh tế, xã hội lẫn môi
trường sinh thái.
Sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua các chính sách về phát triển kinh tế, xã hội
có vai trị rất quan trọng trong công tác quản lý rừng. Một trong những yếu tố quan
trọng quyết định tới hiệu quả của công tác quản lý rừng đó là sự rõ ràng trong quyền
sử dụng, sở hữu rừng và đất rừng đối với người dân. Một số nghiên cứu cho thấy các
mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trị quan trọng trong việc giải quyết
những vấn đề về sở hữu, sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [35]. Ở Trung Quốc,
Chính phủ khuyến khích sự tham gia của người dân thông qua hệ thống hợp đồng quản
lý đất (dẫn theo Vương Văn Quỳnh và cộng sự, 2000) [27]. Ngoài ra, thông qua các


8
chính sách đất đai cũng đã giải quyết được vấn đề như thúc đẩy kinh tế, bình đẳng và
cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền vững (Ulrich, 1996) (dẫn theo
Nguyễn Văn Hùng, 2002) [22]. Như vậy, với sự tác động của các bên liên quan trong
đó nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc đề xuất hệ thống chính sách quản lý
rừng cùng với mối quan hệ cộng đồng cư dân địa phương đã có những chuyển biến
tích cực trong định hướng quản lý rừng và sử dụng đất bền vững.
1.2.1.2. Sử dụng đất rừng
Sử dụng lâu bền, có hiệu quả tài nguyên đất đai là yêu cầu cần có của bất kỳ hệ

thống quản lý đất đai nào trên thế giới. Nhu cầu sử dụng đất của con người là rất lớn,
trong khi đất nơng nghiệp khơng thể mở rộng thì việc tác động, xâm lấn đến đất rừng
là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao việc sử dụng đất rừng
vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo vai trò, chức năng của rừng. Điều này
càng trở nên quan trọng hơn đối với các vùng đồi núi, nơi các hệ sinh thái vốn mỏng
manh, đất đai kém phì nhiêu, thực bì bị tàn phá nặng nề và nghèo nhất trong cộng đồng
nông thơn của các nước trên thế giới.
Mơ hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đất được phát quang để canh tác trong
một thời gian ngắn (Conklin, 1957) (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [23]. Du canh còn
đang được xem xét như một góc nhìn để quản lý tài nguyên rừng, trong đó có đất đai
được luân canh nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - đất
của hiện trường canh tác (Mc Grath, 1987) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [22].
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số thì chu kỳ bỏ hóa đất
đai trong phương thức du canh ngày càng ngắn dần, con người bóc lột tiềm năng của
đất mà khơng cung cấp trở lại nhằm duy trì tiềm năng sản xuất đó, mặt khác phương
thức du canh dẫn theo hiện tượng phá rừng làm nương rẫy hậu quả là diện tích rừng bị
suy giảm nhanh chóng, giảm độ che phủ và tăng diện tích đất trống đồi núi trọc làm
suy giảm nghiêm trọng vai trò phòng hộ môi trường của rừng. Phát triển lên một bước
nữa trong phương thức sử dụng đất là sự ra đời của phương thức Taungya. Phương
thức Taungya được ra đời sau phương thức du canh ở vùng nhiệt đới (Blanford, 1958)
(dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [23]. Đây là phương thức được U. Pankle đề xuất năm
1806, theo đó đã trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch (Tectona
grandis) chưa khép tán. Sau này, hệ thống Taungya cải tiến dần và được coi như là
một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả cả về kinh tế lẫn mơi trường sinh thái trên thế
giới (Nair, 1987) (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [23].
Một phương thức sử dụng đất khác được King (1977) đưa ra thay thế phương
thức Taungya ở Myanmar trên điều kiện đất dốc đồi núi đó là phương thức canh tác
nông lâm kết hợp. Đây là phương thức sử dụng đất hợp lý theo một hệ canh tác: Trồng
cây nông nghiệp xen với cây lâm nghiệp và cây làm thức ăn gia súc trên cùng một



9
khoảnh đất (Landgreen và T.B.Raintree, 1983; King, 1979; Hurley, 1983; Nair, 1989;
Chun K.Lai, 1991) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [22]. Tuy nhiên, ở mỗi nơi,
mỗi châu lục việc áp dụng phương thức này có khác nhau, ví dụ: Châu Á, trồng xen
cây nông nghiệp dưới tán rừng mới trồng trong mấy năm đầu; New Zealand và
Australia, dưới dạng rừng và đồng cỏ; Châu Phi và Châu Mỹ la tinh, dưới dạng trồng
xen rừng phòng hộ, cây lấy củi và cây nơng nghiệp,... Ngồi ra, mỗi quốc gia cịn
nghiên cứu và đề xuất các mơ hình thích ứng riêng như: Ở Ấn Độ, phương thức sử
dụng đất chủ yếu là mơ hình trồng xen giữa các lồi cây cơng nghiệp, lương thực, gỗ,
tre nứa theo hệ thống nông lâm kết hợp được bố trí rất khoa học và chặt chẽ có xem
xét đến điều kiện kinh tế xã hội cụ thể nơi gây trồng. Ở Inđônêxia, công ty Lâm nghiệp
nhà nước chọn đất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm
nông dân sử dụng sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Cơng ty, mơ hình
làng lâm nghiệp “Ladang” rất được chú ý (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [23].
Bên cạnh đó cịn có hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử
dụng đất dốc bền vững của Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao Philippines năm 1970 xây dựng gồm 4 mơ hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nơng
nghiệp bền vững trên đất dốc, đó là mơ hình SALT1, SALT2, SALT3, SALT4, đây là
những mơ hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương
thực - kỹ thuật canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi trên đất dốc [28].
Tóm lại, vấn đề quản lý rừng và sử dụng đất rừng đã được các tác giả đề cập,
nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều nơi trên thế giới. Từ thực tiễn quản lý rừng, sử dụng đất
theo hướng tập trung chủ yếu trong tay nhà nước không cịn phù hợp với những vấn đề
mơi trường, xã hội nảy sinh trong những năm gần đây nên đã xuất hiện một số phương
thức quản lý rừng, sử dụng đất mới hiệu quả hơn, phù hợp với thực tế. Kết quả những
nghiên cứu trên góp phần tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp tục thúc đẩy các
nghiên cứu mới nhằm bổ sung, hoàn thiện các phương thức quản lý rừng, sử dụng đất
tốt hơn.
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý rừng và sử dụng đất rừng ở Việt Nam
Quá trình quản lý rừng, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng ở nước ta được

chia thành 3 thời kỳ theo quá trình phát triển của lịch sử cũng như quá trình phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước như sau:
Thời kỳ Pháp thuộc (trước năm 1945): Thời kỳ này, đất rừng và tài nguyên
rừng bị khai thác, sử dụng tự do, khơng hề có sự can thiệp của Nhà nước hoặc cộng
đồng. Tuy nhiên, do dân số cịn ít, cơng nghiệp chưa phát triển nên nhu cầu về lâm sản
của người dân và nền kinh tế còn khiêm tốn. Vì vậy, tài ngun rừng vẫn cịn rất
phong phú. Theo số liệu thống kê của Maurand thì vào thời điểm 1943, diện tích rừng


10
nước ta vào khoảng 14,3 triệu ha, độ che phủ khoản 43% diện tích rừng tự nhiên. Tồn
bộ diện tích rừng tự nhiên nước ta đã được chia theo chức năng để quản lý sử dụng.
Thời kỳ sau năm 1945: Cùng với sự ra đời của ngành Lâm nghiệp, toàn bộ diện
tích rừng và đất rừng ở miền Bắc được quy hoạch vào các lâm trường quốc doanh.
Trong giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu là khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu
phát triển của các ngành kinh tế và của nhân dân. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn
rừng tuy có đặt ra nhưng chưa được các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quan
tâm đúng mức. Thêm vào đó, mức độ tăng dân số nên tình trạng chặt phá rừng tự
nhiên để lấy đất canh tác nông nghiệp, lấy gỗ, củi và các lâm sản khác diễn ra nghiêm
trọng hơn. Hình thức tổ chức và quản lý trên kéo dài trong gần 4 thập kỷ và làm cho
tài nguyên rừng nước ta giảm sút một cách nhanh chóng. Diện tích rừng tự nhiên đã bị
thu hẹp lại từ 14,3 triệu ha xuống còn khoảng 10 triệu ha.
Giai đoạn 1946-1960: Công tác quản lý, bảo vệ rừng chủ yếu tập trung giải
quyết nhiệm vụ chính trị và phục vụ chiến lược phục hồi kinh tế sau kháng chiến. Chủ
đề quản lý, bảo vệ tập trung vào khoanh nuôi bảo vệ, hướng dẫn nông dân miền núi
sản xuất trên nương rẫy, ổn định công tác định canh định cư, khôi phục kinh tế sau
chiến tranh.
Giai đoạn 1961-1975: công tác quản lý, bảo vệ rừng được đẩy mạnh, khoanh
nuôi tái sinh rừng gắn chặt với công tác định canh, định cư. Công tác khai thác rừng đã
thực hiện theo quy trình, quy phạm, đảm bảo xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Giai đoạn 1976-1989: Đất nước thống nhất, hoạt động quản lý, bảo vệ rừng
được triển khai rộng khắp trên qui mơ tồn quốc. Bảo vệ rừng gắn liền với tu bổ,
khoanh nuôi, trồng rừng, gắn chặt công tác quản lý, bảo vệ với việc đầu tư nghiên cứu
ứng dụng khoa học công nghệ vào việc xây dựng hệ thống rừng theo chức năng là đặc
dụng, phònghộ, sản xuất. Tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác quốc tế với nhiều nước trong
việc triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Thời kỳ từ năm 1991 đến nay: Ngành Lâm nghiệp nước ta đã chuyển đổi cơ chế
quản lý lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã hội, gắn với định hướng phát triển
của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; hoạt động theo Luật
doanh nghiệp; hệ thống và tính chất quản lý ngành cũng có sự thay đổi cho phù hợp
với yêu cầu quản lý tài nguyên rừng tổng hợp, đa ngành, đa mục tiêu; hàng loạt các
chủ trương, chính sách mới được ban hành, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của
ngành Lâm nghiệp và quản lý tài nguyên rừng bền vững.
Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận
được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước; nhiều cơ chế, chính sách được ban
hành tạo thuận lợi cho cơng tác quản lý tài nguyên rừng, khuyến khích sự tham gia của
các thành phần kinh tế trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo hướng quản lý


11
rừng bền vững, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 quy định giao rừng, đất
trồng rừng cho tổ chức, cá nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài;
giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp [15], hay giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp [14]; giao rừng, cho
thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng [30]. Nhằm đẩy mạnh xã hội
hố cơng tác bảo vệ rừng, ngồi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định rõ thêm cộng đồng dân cư thôn, bản
cũng trở thành đối tượng được giao rừng (Điều 29); quy định đối với việc quản lý rừng
những trước năm 2010 thực hiện theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày

14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng, đến năm 2010, Chính phủ ban hành
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của về tổ chức và quản lý hệ thống
rừng đặc dụng; tiếp đó là Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng phịng hộ và đến năm 2016, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày về Quy chế quản lý rừng
sản xuất.
Trước đó, năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2020, đề ra mục tiêu đến năm 2020 là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát
triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất
có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia
rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm
đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái,
bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh
quốc phòng [7].
Để thực hiện quản lý rừng bền vững cần phải giải quyết một cách hài hịa lợi
ích giữa nhà nước và người dân, cộng đồng dân cư. Việc xác định cơ chế chia sẻ lợi
ích gắn liền với quyền và nghĩa vụ của người dân đối với rừng rất được nhà nước ta
quan tâm trong thời gian qua, trong đó quản lý rừng cộng đồng là một hình thức được
quan tâm nghiên cứu và triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước [3].
Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân
cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch
quản lý rừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám
sát và đánh giá rừng Nhà nước giao cho cộng đồng [3]. Quản lý rừng cộng đồng được
triển khai lần đầu tiên vào năm 2000, tại bon Bu N’Đơr, xã Quảng Tâm, huyện Tuy
Đức, tỉnh Đắk Nơng, với diện tích khu rừng đã giao cho cộng đồng là 1.016 ha. Sau 12
năm, quản lý bảo vệ và tổ chức kinh doanh tốt, cộng đồng đã chứng minh được khả



12
năng tự tổ chức bảo vệ, kinh doanh và phát triển rừng, năng lực quản lý rừng của cộng
đồng được nâng cao rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu phát triển rừng bền vững và phát
triển sinh kế dựa vào rừng [21]. Tuy nhiên, xét ở góc độ là đối tượng tham gia quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng thì cộng đồng dân cư thơn vẫn chưa được cơng nhận là chủ
rừng thực sự vì tại Điều 5, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 không quy định cộng
đồng dân cư thôn là chủ rừng [30]. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế về quyền và nghĩa
vụ của cộng đồng dân cư thôn khi tham gia quản lý, bảo vệ rừng do vị trí pháp lý thiếu
chặt chẽ, khơng rõ ràng. Đến nay, vẫn chưa có chính sách cụ thể nào về giao rừng cho
cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.
Đồng thời, công tác quản lý rừng và sử dụng đất rừng đã được cụ thể hóa thơng
qua hệ thống văn bản chính sách, pháp luật, như chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng
[12]; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho
th, khốn rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng
nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát
triển rừng [11],… chính sách hưởng lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng
khi tham gia trồng rừng sản xuất “được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi
khai thác sản phẩm được tự do lưu thơng và được hưởng các chính sách ưu đãi về
miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành” [10]; chính
sách và giải pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các
thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng, tạo việc
làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân
và góp phần giữ vững an ninh, quốc phịng [9]; cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển
rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 [8],…
Bên cạnh hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý rừng, sử dụng đất
rừng ngày càng hồn thiện, thì trong thực tế đã có nhiều nghiên cứu cũng như các dự
án phát triển lâm nghiệp cộng đồng liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất
rừng cũng như quản lý rừng bền vững, cụ thể như:
- Bảo Huy (1998): Đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng làm cơ sở đề

xuất sử dụng tài nguyên rừng bền vững ở Đắk Lắk. Tác giả đã thu thập, phân tích biến
động tài nguyên rừng, biến động cấu trúc rừng và tính chất đất rừng sản xuất qua quá
trình khai thác để đề xuất quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng phù hợp với quan
điểm phát triển bền vững.
- Bảo Huy (2005): Nghiên cứu “Quản lý rừng và hưởng lợi trong giao đất giao
rừng” tại Tây Nguyên. Tác giả đã đã nêu được việc giao rừng không thể chỉ thực hiện
việc giao rừng mà cần phải có những giải pháp hỗ trợ, phải có kế hoạch quản lý sử
dụng và được giám sát thường xuyên bởi cộng đồng, cơ quan quản lý.


13
- Đỗ Đình Sâm (1998) đã phản ánh thực trạng du canh, đánh giá sự ảnh hưởng
của nó, đồng thời nêu lên một số giải pháp chính sách về định canh và biện pháp kỹ
thuật canh tác trên đất dốc nhằm quản lý, bảo vệ rừng ở Việt Nam.
- Nguyễn Nghĩa Biên (2005): Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình thực hiện
Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hưởng lợi đối
với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng, đất
lâm nghiệp”. Đề tài đã đánh giá tình thình thực hiện chính sách hưởng lợi theo quyết
định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện cơ chế hưởng
lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khốn
rừng, đất lâm nghiệp.
- Nguyễn Xn Qt (1996): Cơng trình “Sử dụng đất tổng hợp bền vững”. Tác
giả đã nêu lên những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất đai, cũng
như các mơ hình sử dụng đất bền vững, mơ hình khoanh ni và phục hồi rừng ở Việt
Nam. Đồng thời, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng nhằm sử dụng bền vững và ổn
định đất rừng.
- Trần Văn Con (1999): Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và
khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên. Tác giả đánh giá lại các nghiên
cứu về cấu trúc rừng tự nhiên ở vùng Tây nguyên để xem xét thực trạng sự hiểu biết,
khả năng ứng dụng hiểu biết về cấu trúc rừng tự nhiên để đề xuất các định hướng

nghiên cứu tiếp về cấu trúc của rừng tây nguyên.
- Trần An Phong (2001): Sử dụng tài nguyên đất, nước hợp lý làm cơ sở phát
triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Đắk Lắk. Tác giả đánh giá lại tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên rừng, hiện trạng và định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
hiệu quả sử dụng đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở cho
phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Đắk Lắk.
- Hồ Viết Sắc (1998): Đề xuất một số giải pháp về xã hội và quản lý. Tác giả đã
đưa ra các giải pháp nhằm quản lý bền vững rừng khộp ở Ea Súp - Đắk Lắk.
- Phạm Đức Lâm và Lê Huy Cường (1998) đã đưa ra các giải pháp quản lý và
sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại lưu vực sông Sê San.
1.2.3. Những tồn tại trong quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng Dầu
rái tại địa điểm nghiên cứu
Trong những năm công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa
bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện Hồi Nhơn đã được các cấp, các ngành quan
tâm chỉ đạo thực hiện nên đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, an ninh rừng được
giữ vững, ngành lâm nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trên


14
thực tế công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng nói chung và cơng tác bảo tồn, phát triển
rừng Dầu rái nói riêng cịn một số tồn tại, hạn chế sau đây:
- Giá trị kinh tế của rừng Dầu rái mang lại cho địa phương là khá cao và đóng
góp một phần quan trọng trong sinh kế của người dân địa phương tuy nhiên chưa có
nghiên cứu, báo cáo đánh giá cụ thể (giá trị kinh tế, sản lượng dầu có thể khai thác,
chất lượng sản phẩm,…) để làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển.
- Cây Dầu rái có giá trị kinh tế cao, thêm vào đó điều kiện tại địa phương khai
thác dầu rái, chai cục chủ yếu ở các cây mọc tự nhiên nhưng cây Dầu rái tự nhiên đã bị
suy giảm cả về diện tích, chất lượng trong thời gian qua tuy nhiên người dân, cộng
đồng vẫn khai thác theo phương thức truyền thống không theo kế hoạch, khai thác quá

mức đến mức làm dụng tài nguyên nên đã có những khuyến cáo về việc khai thác sử
dụng cây Dầu rái nhưng hoạt động khai thác của người dân địa phương vẫn mang tính
khơng bền vững.
- Chưa có nghiên cứu, điều tra hiện trạng phân bố cụ thể các khu rừng Dầu rái
nên các cơ quan quản lý địa phương chưa đưa ra được giải pháp khai thác, sử dụng bền
vững, chưa có giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng Dầu rái trên địa
bàn huyện.
- Hiện nay, tại địa phương, ngồi diện tích rừng Dầu rái nằm trên diện tích rừng
tự nhiên giao cho cộng đồng quản lý tại xã Hồi Đức, huyện Hồi Nhơn thì các khu
rừng khác chưa được điều tra, khảo sát và chưa thực sự có chủ để quản lý, bảo vệ và
khai thác hợp lý.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trên thế giới và tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đã cùng
tham gia thực hiện nhiều nghiên cứu cũng như triển khai nhiều dự án về quản lý, bảo
vệ rừng; sử dụng đất rừng hợp lý nhằm hướng đến quản lý rừng, đất rừng một cách
bền vững. Kết quả đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ rừng trong
thời gian dài với nhiều mơ hình, giải pháp về bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng đất
rừng được triển khai tại rất nhiều quốc gia khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu
tương đối phong phú và toàn diện về tất cả các mặt, nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí đã được
xây dựng một cách phổ biến làm cơ sở thực hiện quản lý rừng bền vững. Đây là những
tài liệu tham khảo và là những bài học kinh nghiệm có giá trị cho việc đánh giá những
tác động kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội ở mỗi nước có sự khác biệt nên nội dung, phương pháp đánh giá cũng có sự
khác nhau nhưng các tiêu chuẩn và tiêu chí trong quản lý rừng bền vững phải đạt được
yêu cầu vừa đảm bảo nguyên tắc quốc tế, vừa phù hợp với với điều kiện hoàn cảnh của
mỗi quốc gia và mỗi vùng sinh thái.


15
Trong những năm gần đây, công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phát triển

rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhận
thức của cộng đồng về bảo vệ rừng được nâng cao, cơng tác xã hội hóa về lâm nghiệp
được đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả, hệ thống pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ
rừng và phát triển rừng ngày càng hồn thiện, chính sách giao rừng, khoán bảo vệ rừng
và quyền hưởng lợi từ rừng đã được triển khai thực hiện, nhiều chương trình, dự án
đầu tư về lâm nghiệp được thực hiện có hiệu quả và có tác động tích cực đến cơng tác
quản lý, bảo vệ rừng. Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo
vệ rừng được nâng cao, từ đó tài nguyên rừng được quản lý tốt hơn, đời sống của
người dân gắn với rừng từng bước được cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đặc
biệt, nhiều mơ hình quản lý bảo vệ rừng đã được triển khai tại nhiều địa phương trong
cả nước, góp phần khơi phục và gia tăng diện tích rừng trên cả nước, trong đó mơ hình
quản lý rừng cộng đồng cũng đã được triển khai tại nhiều địa phương, đã đem lại
nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó cũng cịn những hạn chế, tồn tại nhất
định, chưa có nghiên cứu đánh giá trên phạm vi toàn quốc mà chỉ thực hiện đánh giá
riêng lẻ tại những khu vực có thực hiện các dự án cụ thể. Mặt khác các nghiên cứu,
đánh giá công tác quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng thời gian qua còn nặng về đánh giá
chung, đánh giá tổng quan mà có rất ít nghiên cứu đánh giá những đặc biệt nổi bậc
riêng trong những khu rừng cộng đồng như những giá trị mang lại từ khu rừng, việc
nghiên cứu, đánh giá các tài nguyên của khu rừng hay các sản phẩm ngoài gỗ của khu
rừng được giao, để từ đó phát huy các thế mạnh sẵn có, đề xuất các giải pháp bảo tồn
và phát triển bền vững khu rừng cộng đồng.
Thực tế, trên khu rừng cộng đồng tại địa điểm nghiên cứu, ngoài các lồi cây
rừng thơng thường thì cịn có một lồi cây có tác dụng đa mục đích là cây Dầu rái,
nhưng qua đánh giá của Dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững tỉnh Bình
Định” thì cũng chỉ quan tâm đến đánh giá chung, hiệu quả chung của dự án và việc
quản lý rừng, bảo vệ rừng hậu dự án cịn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền
vững rừng Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) do cộng đồng quản lý tại xã Hoài
Đức, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu quản lý
tài nguyên rừng tại địa phương trong thời gian tới, nhằm góp phần hướng đến mục tiêu

quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.


16
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Loài cây
Tên thường gọi: Cây Dầu rái
Tên gọi khác: Dầu con rái, dầu nước, dầu sơn
Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb.
2.1.1.2. Định hướng nghiên cứu
Cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) trong rừng tự nhiên được giao cho
cộng đồng quản lý tại xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định và các thơng tin
liên quan đến hiện trạng phân bố và sản phẩm ngoài gỗ của loài.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 1/2018.
2.1.2.1. Phạm vi không gian
Khu rừng Dầu rái trong rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng quản lý tại xã
Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng
rừng tại xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.2.2. Hiện trạng phân bố cây Dầu rái tại khu vực nghiên cứu.
2.2.3. Hiện trạng tổ chức quản lý, bảo vệ rừng Dầu rái tại cộng đồng
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.
2.2.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng Dầu rái

trên địa bàn xã Hồi Đức, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu, báo cáo, bản đồ, hồ sơ liên quan (tài liệu đã được cơng bố
chính thức ở các cấp, các ngành).


17
2.3.2. Điều tra và phân tích dữ liệu thực địa
Điều tra thực địa là công việc khá nặng nhọc và tốn nhiều thời gian do vậy điều
tra trên thực địa được thực hiện cùng với nhóm làm đề tài để hỗ trợ trong quá trình thu
thập dữ liệu. Sử dụng thiết bị định vị GPS để thiết kế, lập ô mẫu trong điều tra hiện
trường.
2.3.2.1. Thiết kế hình dạng và kích thước ơ mẫu
Hình dạng và kích thước ơ mẫu phụ thuộc vào hiện trạng rừng và kiểu rừng.
Nghiên cứu sử dụng ơ mẫu hình trịn vì ưu điểm là dễ thiết lập trên hiện trường. Kích
thước ơ mẫu được dùng trong điều tra hiện trạng, phân bố có diện tích 500 m2, với bán
kính 12,62 m.
2.3.2.2. Phương pháp thực hiện điều tra thực địa
Chuẩn bị dây có màu khác nhau. Để tiến hành lập một ơ cần ít nhất 3 dây như
vậy, tốt nhất là 4 dây. Đồng thời trên mỗi dây, ứng với mỗi vị trí buộc thêm một dải
cùng màu có thể di chuyển để cộng thêm chiều dài bán kính ơ mẫu trong trường hợp
trên đất dốc.
Bắt đầu ở tâm ơ, đó là vị trí tọa độ ô mẫu ngẫu nhiên đã được xác định và được
đóng mốc, ghi rõ số hiệu ơ. Bắt đầu kéo dây theo hướng Bắc, sau đó kéo một dây khác
sang hướng Đơng vng góc với hướng Bắc và kéo một dây thứ ba ở giữa (450 so với
hướng Bắc). Tạo được 2 múi từ Bắc đến Đông. Tiến hành đo đếm trong từng múi từ
trái sang phải và từ tâm ra ngồi.
Cố định dây hướng Bắc và Đơng. Di chuyển dây ở giữa về hướng Nam (thẳng
với Bắc) và kéo thêm một dây ở giữa hai hướng Đông và Nam. Tạo được 2 múi giữa

Đông và Nam. Tiến hành đo đếm trong từng múi từ trái sang phải và từ tâm ra ngoài.
Cố định dây hướng Bắc và Nam. Di chuyển dây ở giữa về hướng Tây (thẳng
với Đông) và sau đó di chuyển dây hướng Đơng vào giữa hai hướng Nam và Tây. Tạo
được 2 múi giữa Nam và Tây. Tiến hành đo đếm trong từng múi từ trái sang phải và từ
tâm ra ngoài.
Cuối cùng, cố định dây hướng Bắc và Tây, di chuyển một dây khác và giữa Tây
và Bắc. Tạo được 2 múi giữa Tây và Bắc. Tiến hành đo đếm như các bước trên.
2.3.2.3. Dữ liệu điều tra trong ô mẫu
Lập biểu và tiến hành điều tra, tra cứu, ghi chép về đường kính, chiều cao cây,
phẩm chất của các cá thể, đặc điểm phân bố cá thể của cây trưởng thành trong lâm
phần và ghi chép các đặc điểm cần thiết khác của khu rừng.


×