Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 94 trang )

LÊ KHÁNH VŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ KHÁNH VŨ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

HUẾ - 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: LÂM HỌC

HUẾ - 2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ KHÁNH VŨ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 8.62.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG MAI

HUẾ - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ về “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Hồng Mai- Giảng viên khoa Lâm nghiệp, trường
Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hồn
tồn trung thực.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Huế, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Khánh Vũ



ii
LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm
Huế, Phịng Đào tạo sau Đại học, q thầy cơ giáo khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu này. Đặc biệt tơi
xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Hồng Mai đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Hạt Kiểm lâm A Lưới, lãnh đạo UBND
huyện A Lưới, UBND các xã Hồng Kim và A Roàng và bà con nhân dân trên địa bàn
2 xã A Roàng và Hồng Kim huyện A Lưới đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi tôi tiến
hành điều tra thực địa.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến cơ quan và các đồng nghiệp nơi tôi đang công
tác đã tạo điều kiện tốt cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia
đình đã ln sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian
làm đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cơ giáo để luận văn hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Khánh Vũ


iii
TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất lâm nghiệp ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm nghiên cứu về
thực trạng cũng như quá trình thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện A
Lưới mà giới hạn là hai xã A Roàng và Hồng Kim thuộc huyện A Lưới.
Các phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung, quan sát có sự tham gia, phỏng
vấn bán cấu trúc và khảo sát hộ được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến
các hoạt động quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Đối tương cho
các cuộc phỏng vấn và thảo luận bao gồm cán bộ cấp huyện, đại diện cấp xã và thôn;
cán bộ hỗ trợ của dự án, các chuyên gia, các cán bộ đến từ các đơn vị của tỉnh, huyện
đã hỗ trợ thực hiện các dự án trên địa bàn các xã nghiên cứu và 172 hộ nơng dân từ 2
xã Hồng Kim và A Rồng thuộc huyện A Lưới. Ngồi ra, đề tài cịn kế thừa một cách
có chọn lọc các tài liệu về số liệu về rừng trên địa bàn huyện A Lưới, cũng như của 2
xã. Đề tài xử lý và phân tích thơng tin bằng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh,
thống kê phân tích để phân tích hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên
cứu. Bên cạnh đó, đề tài cịn áp dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) để
tính tốn và so sánh lợi ích và chi phí cũng như đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của
các mơ hình sử dụng đất lâm nghiệptrên địa bàn nghiên cứu.
Với thời gian và nguồn nhân lực hạn chế, nhưng đề tài đã đạt được một số kết
quả ban đầu cụ thể như sau:

- Đã điều tra, thu thập được khá đầy đủ số liệu nhằm khái quát điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Đã xác định được các biến động sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã
nghiên cứu.
- Đã phân tích được thực trạng nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp tại 2 xã nghiên
cứu.
- Đã phân tích hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã nghiên cứu.
- Đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất tại 2 xã
nghiên cứu.
- Trên cơ sở các thông tin phát hiện được và kết quả phân tích, đề tài đã đề xuất
một số giải nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại khu
vực nghiên cứu.


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
2. Mục đích/mục tiêu của đề tài ................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ............................................... 4
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của đất lâm nghiệp .............................................................. 5
1.1.3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp................................................... 6
1.1.4. Hệ thống phân loại đất lâm nghiệp ..................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ............................................................ 9
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên thế giới................... 9
1.2.2. Quá trình thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam .................................... 10
1.2.3. Hiện trạng quản lý đất lâm nghiệp ở Việt Nam................................................. 14
1.2.4. Những chính sách liên quan đến quản lý sử dụng rừng, đất rừng ở Việt Nam ... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 18


v
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 18
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 22
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.......................... 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện A Lưới ....................................... 22
3.1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội hai xã Hồng Kim và A Roàng ....... 26
3.2. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã nghiên cứu ......................... 31
3.2.1. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hồng Kim .......................... 31
3.2.2. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã A Roàng............................. 35
3.3. Thực trạng nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp tại 2 xã nghiên cứu.......................... 39
3.3.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại 2 xã Hồng Kim và A Rồng. 39

3.3.2. Thực trạng cơng tác giao đất lâm nghiệp và giao rừng tự nhiên thời gian qua ở 2
xã Hồng Kim và A Roàng .......................................................................................... 43
3.3.3. Vai trò của rừng và đất lâm nghiệp đối với đời sống của người dân tại khu vực
nghiên cứu ................................................................................................................. 44
3.3.4. Đánh giá nhu cầu sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp của địa bàn nghiên cứu...... 48
3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã nghiên cứu............. 50
3.4.1. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình sử dụng đất lâm nghiệp ............................... 50
3.4.2. Hiệu quả xã hội của các mơ hình sử dụng đất lâm nghiệp ................................. 52
3.4.3. Hiệu quả môi trường của các mơ hình sử dụng đất lâm nghiệp ......................... 52
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất tại 2 xã nghiên cứu .................... 53
3.5.1. Nhận thức thay đổi về vai trị của các loại hình sinh kế của các hộ điều tra ...... 53
3.5.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................... 54
3.5.3. Ảnh hưởng của thị trường tới sử dụng đất Lâm nghiệp..................................... 55
3.5.4. Các chính sách, thể chế lâm nghiệp tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp ........ 56
3.5.5. Các dự án hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng trên địa bàn ........................................ 56
3.5.6. Tác động của các chương trình tập huấn và vay vốn tín dụng ........................... 60
3.6. Một số giải nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp .... 61


vi
3.6.1. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện quản lý lâm nghiệp ..................................... 61
3.6.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật .................................................................................. 62
3.6.3. Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức ........................ 62
3.6.4. Nhóm giải pháp về kinh tế ............................................................................... 63
3.6.5. Nhóm giải pháp về nơng lâm kết hợp ............................................................... 63
KẾT LUẬN – TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ..................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 67
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 70



vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BCC

: Business Cooperation Contract

BQL

: Ban quản lí

BQLRPH

: Ban quản lí rừng phịng hộ

CHDCND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

ĐCĐC

: Định canh định cư

DTTS

: Dân tộc thiểu số

DVMTR

: Dịch vụ môi trường rừng


GĐGR

: Giao đất giao rừng

GĐLN

: Giao đất lâm nghiệp

HTX

: Hợp tác xã

KBT

: Khu bảo tồn

KH&CN, ĐT, DN : Khoa học và công nghệ, đầu tư, doanh nghiệp
KNKL

: Khuyến nông khuyến lâm

LSNG

: Lâm sản ngồi gỗ

LTQD

: Lâm trường quốc doanh


NN&PTNT

: Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

RĐD

: Rừng đặc dụng

RPH

: Rừng phòng hộ

RSX

: Rừng sản xuất

RVAC

: Rừng vườn ao chuồng

UBND

: Ủy ban nhân dân

VAC


: Vườn ao chusồng

NPV

: Giá trị hiện tại thuần


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích rừng phân theo 3 loại rừng .......................................................... 14
Bảng 1.2. Diện tích rừng phân theo loại chủ quản lý .................................................. 15
Bảng 2.1. Cấu trúc mẫu điều tra ................................................................................. 19
Bảng 3.1. Phân bổ diện tích đất canh tác cây ngắn ngày xã Hồng Kim....................... 27
Bảng 3.2. Phân bổ diện tích đất canh tác cây ngắn ngày xã A Rồng ......................... 29
Bảng 3.3.Thể hiện diện tích đất tăng giảm trong giai đoạn 2005 – 2017 tại xã Hồng
Kim ........................................................................................................................... 33
Bảng 3.4. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng tại xã Hồng Kim ............... 34
Bảng 3.5. Thống kê đất lâm nghiệp của xã A Roàng từ năm 2005 đến năm 2017....... 37
Bảng 3.6. Biến động diện tích đất lâm nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2017 tại xã A
Roàng ........................................................................................................................ 38
Bảng 3.7. Hiện trạng đất lâm nghiệp vùng nghiên cứu năm 2018 ............................... 40
Bảng 3.8. Thống kê đất lâm nghiệp theo chủ sử dụng và đối tưởng quản lý tại hai xã
nghiên cứu năm 2017 ................................................................................................. 41
Bảng 3.9. Tiếp cận đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã nghiên cứu ................................ 42
Bảng 3.10. Tình trạng sở hữu các thửa đất của hộ điều tra trên đất đang sử dụng ....... 43
Bảng 3.11. Diện tích rừng tự nhiên giao cho các cộng đồng thôn thuộc xã Hồng Kim
và A Roàng quản lý ................................................................................................... 44
Bảng 3.12. Sự tham gia của các hộ điều tra trong sử dụng rừng và đất rừng ............... 45
Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ở 02 xã............................................. 46

Bảng 3.14. Vai trò các nguồn thu đối với các hộ gia đình được khảo sát .................... 47
Bảng 3.15. Nhu cầu về các loại đất của người dân tại địa bàn nghiên cứu .................. 48
Bảng 3.16. Diện đất trồng rừng người dân đang sử dụng tính đến năm 2018 .............. 49
Bảng 3.17. Hiểu quả kinh tế từ đất lâm nghiệp ........................................................... 51
Bảng 3.18. Các hạng mục đầu tư của dự án BCC ....................................................... 57
Bảng 3.19. Kết quả chi trả DVMTR tại xã Hồng Kim và A Roàng qua 05 năm ......... 58
Bảng 3.20. Danh sách cân đối tiền hỗ trợ trồng rừng và quyết định 24 xã A Roàng năm
2018........................................................................................................................... 60
Bảng 3.21. Tổng các lượt tập huấn của các hộ dân trong vùng nghiên cứu năm 2018 61


ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1. Diễn biến độ che phủ rừng qua các năm ........................................................... 14
Sơ đồ 1.2. Tỷ lệ phần trăm diện tích đất lâm nghiệp giao cho các chủ quản lý ................. 15
Sơ đồ 3.1. Bản đồ huyện A Lưới ........................................................................................ 26
Sơ đồ 3.2. Biến động các loại đất theo mục đích sử dụng tại xã Hồng Kim...................... 35
Sơ đồ 3.3. Biến động các loại đất theo mục đích sử dụng tại xã A Rồng ....................... 38
Sơ đồ 3.4. Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng quản lý, sử dụng năm 2017... 42
Sơ đồ 3.5. So sánh tình trạng sở hữu của các mảnh đất của các hộ điều tra ...................... 43
Sơ đồ 3.6. Cơ cấu các nguồn thu nhập các hộ điều tra ở xã Hồng Kim năm 2018............ 46
Sơ đồ 3.7. Cơ cấu các nguồn thu nhập các hộ điều tra ở xã A Roàng năm 2018 ............. 47
Sơ đồ 3.8. Thay đổi vai trò của các nguồn sinh kế ở xã A Roàng ..................................... 53
Sơ đồ 3.9. Thay đổi vai trò của các nguồn sinh kế ở xã Hồng Kim................................... 53


1
MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa
dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam,
đến á nhiệt đới ở vùng cao ở phía Bắc, đã tạo nên bức tranh đa dạng về hệ sinh tái tự
nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm các loại
như: rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi,
rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn cơ bản là một nước nơng nghiệp, hay nói cách khác
là nước có nền sản xuất dựa vào tài nguyên tự nhiên. Trong phát triển nông nghiệp và
nông thôn, Việt Nam đã chuyển mình từ một nền kinh tế nơng nghiệp quản lý theo cơ
chế tập trung mang nặng tính bao cấp, sang nền kinh tế thị trường trong điều kiện bất
lợi về cạnh tranh khi năng lực lao động của người dân thấp, năng suất sử dụng đất
chưa cao. Tăng trưởng sản lượng nông nghiệp đạt được nhờ sử dụng ngày càng nhiều
đầu vào với chi phí lớn hơn về môi trường. Phần lớn tăng trưởng nông nghiệp Việt
Nam cho đến nay dựa vào mở rộng sản xuất hoặc tăng cường sử dụng đất và các tài
nguyên thiên nhiên khác (World Bank, 2016).
Bên cạnh đó, nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, kinh tế
và xã hội. Trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, mặc dù nước ta đã đạt được những
thành tựu đáng kể, nhưng giữa vùng núi và đồng bằng vẫn duy trì một khoảng cách
giàu nghèo tương đối lớn. Các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao vẫn được
xem là các nhóm chịu nhiều thiệt thịi và canh tác kém bền vững trên đất dốc. Sức ép
của nhu cầu chuyển đổi đất lâm nghiệp thành đất nông nghiệp, chuyển đổi đất rừng tự
nhiên thành đất trồng rừng mà nguyên nhân sâu xa là do áp lực tăng dân số, động lực
thị trường và nhu cầu an ninh lương thực đã khiến đất đai ở vùng miền núi đang được
sử dụng theo cách kém bền vững nhất từ trước đến nay và đang suy giảm nhanh chóng
về chất lượng đất. Người vùng cao đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện
pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu các loại hình sử
dụng đất của người nông dân đang được tiến hành trên đất lâm nghiệp, đánh giá mức
độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp

sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cho các khu vực vùng núi có điều kiện tương tự ở miền
Trung là vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như của cả
nước nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, nâng cao thu nhập cho người dân,
cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và phát triển bền vững, đặc biệt
đối tượng là vùng cao và đồng bào các dân tộc thiểu số. Khi mà nông nghiệp và nông


2
thôn Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất
nước (World Bank, 2016).
A Lưới là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích đất chủ
yếu là đồi núi chiếm trên 70% tổng diện tích đất tự nhiên. Mặc dù là đất đồi núi, nhưng
đây lại là nguồn đất chủ đạo được dùng cho sản xuất nông nghiệp và trồng cây công
nghiệp hay trồng rừng với chu kỳ kinh doanh ngắn trên địa bàn huyện. A Lưới có diện
tích đất tương đối lớn nhưng địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí
chưa cao nên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất phục vụ cho sản xuất nơng
nghiệp cịn nhiều hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong
khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc nhiều vào sản xuất nơng
lâm nghiệp. Vì vậy đời sống của người dân trong huyện nói chung và của đồng bào
các DTTS nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Mặc dù tỷ lệ đói nghèo trên tồn
tỉnh là 5,98% năm 2017, thì huyện A lưới vẫn có tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng
24,99%. Huyện vẫn cịn 13/21 xã có số hộ nghèo chiếm trên 25% cho đến cuối năm
2017 (UBND huyện A Lưới, 2018; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2019).
Những thay đổi sử dụng đất của các cộng đồng dân tộc ở huyện A lưới chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của những tác động của chính sách quản lý rừng và đất rừng của
chính phủ Việt Nam, đặc biệt từ sau năm 1975. Những cải cách trong ngành lâm
nghiệp đã dẫn đến những thay đổi về chủ rừng cũng như mục đích sử dụng rừng trong
khu vực. Rừng A Lưới từ chỗ được nhà nước thống nhất quản lý chung và hình thành
lâm trường với mục tiêu cho khai thác gỗ, nay chuyển thành rừng phòng hộ, rừng bảo
tồn và giao đất giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý. Điều đó cho thấy tác

động của các cải cách chính sách lâm nghiệp và chương trình trồng rừng được áp dụng
trên địa bàn huyện, đồng thời với đó là tác động của nền kinh tế thị trường, đã dẫn đến
những thay đổi trong hoạt động sử dụng đất và tài nguyên rừng của người dân địa
phương. Chuyển đổi đất trồng rừng với chu kỳ kinh doanh ngắn ngày, hay canh tác
nương rẫy vẫn mang tính độc canh đã dẫn đến tình trạng thối hóa và xói mịn đất làm
cho cây trồng trên đất dốc có năng suất thấp.
Trong một chừng mực nào đó, những thay đổi sử dụng đất có thể làm gia tăng
đáng kể giá trị sản xuất trên một diện tích đất. Tuy nhiên, nếu những thay đổi đó diễn
ra một cách tự phát, thiếu cơ sở khoa học sẽ dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học,
ảnh hưởng đến chất lượng đất, chất lượng rừng.
Trước thực trạng đó, việc khảo sát sự thay đổi và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
thay đổi trong sử dụng đất lâm nghiệp của người dân địa phương trên địa bàn huyện A
lưới cần được tiến hành kịp thời, nhằm đề xuất các giải pháp hướng đến sử dụng đất
bền vững hiệu quả trong thời gian tới.


3
Từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế”.
2. Mục đích/mục tiêu của đề tài
1) Mục đích của đề tài:
Nắm bắt được thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên
cứu nhằm góp phần đề xuất các giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm
nghiêp tại huyện A Lưới-tỉnh Thừa Thiên Huế và cung cấp các tài liệu tham khảo trong
việc mở rộng nghiên cứu về sử dụng đất lâm nghiệp tại các khu vực có điều kiện tương tự
khác ở vùng núi miền Trung Việt Nam.
2) Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu được thực trạng và biến động sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn
các xã nghiên cứu.

- Phân tích được các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp
trong thời gian qua trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất lâm
nghiệp được giao cho cộng đồng và hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1) Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận
trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng.
Đồng thời nghiên cứu này cũng góp phần vào nguồn tài liệu tham khảo về tiến trình
chuyển đổi rừng ở Việt Nam. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các định hướng chính
sách về đất đai và phát triển kinh tế xã hội, nhằm ổn định, phát triển đời sống cho đồng
bào các dân tộc vùng cao.
2) Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh việc rà soát, sắp xếp đổi mới hoạt động của
các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước đã hoàn thành. Rừng và đất rừng trên dịa bàn
huyện A Lưới đã được giao cho các chủ thể quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, nhiều vấn
đề đang nổi lên đó là: tài nguyên rừng tiếp tục bị suy giảm, đói nghèo vẫn chiếm tỷ lệ
cao ở các xã của huyện A Lưới. Vì thế, nghiên cứu này sẽ góp phần giải quyết vấn đề
đang được quan tâm đó là: nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp góp phần xóa
đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS vùng cao đồng thời bảo vệ và cải thiện môi
trường sinh thái vùng cao.


4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp
Đất đai đóng một vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của một
quốc gia. Nó khơng chỉ góp phần quyết định đến sự phát triển và vị thế chính trị, mà
cịn là nguồn tài nguyên, tài sản quý giá, thước đo sự giàu có của một quốc gia. Với

tầm quan trọng như vậy, đất đai trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, lĩnh
vực trong xã hội. Do đó, các quan điểm về đất đai cũng rất đa dạng và nhiều góc nhìn
khác nhau theo từng lĩnh vực. Ở Việt Nam, quan điểm về đất đai đã được Đảng ta nêu
rất rõ: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là
tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân” (Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá XI, 2012).
1.1.1.1. Khái niệm chung về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tổng thể tất các các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau,
với tư cách là các tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích nơng nghiệp, lâm
nghiệp như trồng trọt, chăm ni và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ
bảo vệ rừng và nghiên cứu thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp. Có thể hiểu đơn
giản đất nơng nghiệp là loại đất phục vụ cho việc trồng trọt chăn nuôi, nghiên cứu thí
nghiệm về trồng trọt, chăn ni, bảo vệ môi trường sinh thái và cung ứng sản phẩm
cho các ngành công nghiệp dịch vụ (Luật Đất đai, 2013)
Đất nông nghiệp bao gồm: (1) Đất trồng cây hàng năm gồm: đất trồng lúa, đất
trồng hoa màu, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm; (2) Đất trồng
cây lâu năm: Đất rừng sản xuất, Đất rừng phòng hộ, Đất rừng đặc dụng, Đất nuôi trồng
thủy sản, Đất làm muối và Đất nông nghiệp khác.
1.1.1.2. Khái niệm về đất lâm nghiệp
Theo nghĩa chung, đất lâm nghiệp được hiểu là đất được sử dụng cho mục đích
bảo vệ và phát triển rừng phục vụ cho môi trường sinh thái và đời sống của con người.
Theo Bộ NN & PTNT đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên, đất đang có
rừng trồng; Đất chưa có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ
thảm thực vật, gồm: Đất được quy hoạch để gây trồng rừng, khơng phân biệt độ dốc và
đất có cây rừng tái sinh hoặc có thảm thực vật nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng được quy
hoạch để khoanh nuôi, bảo vệ thành rừng (Bộ Lâm nghiệp, 1994; Bùi Minh Vũ, 2001).
Trên cơ sở chuyên ngành quản lý, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014) quy
định: “Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu
chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được



5
trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên”. Như vậy, căn cứ để xác định đất
lâm nghiệp theo quan điểm của Bộ TN&MT dựa theo hiện trạng sử dụng đất và trạng
thái cây rừng hình thành trên đất.
Để phục vụ cho mục đích quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp
hiệu quả và bền vững, khái niệm đất lâm nghiệp đã được các cơ quan Nhà nước thống
nhất về mặt thể chế phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo chung, cụ thể: “Đất lâm
nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo
quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đất đang khoanh nuôi để phục hồi
rừng; đất mới trồng rừng nhưng chưa thành rừng; đất đang trồng rừng hoặc đã giao,
cho thuê để trồng rừng và diện tích đất trống trong các khu rừng đặc dụng hoặc diện
tích đất trống được bảo vệ trong các khu rừng khác theo quy định của pháp luật về bảo
vệ và phát triển rừng” (Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT, 2011).
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của đất lâm nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm của đất lâm nghiệp
Khác với tư liệu sản xuất khác, đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng là
tư liệu sản xuất chủ yếu, nên đất lâm nghiệp có chung với những đặc điểm của đặc
điểm của đất đaisau:
- Đất lâm nghiệp bị giới hạn về mặt không gian: Đất canh tác, đất lâm nghiệp là
có hạn về mặt diện tích do giới hạn của bề mặt quả đất, do yêu cầu sử dụng ngày càng
nhiều đất của các ngành kinh tế thơng qua q trình phát triển kinh tế xã hội, hơn nữa
khơng phải tồn bộ diện tích đất tự nhiên đều có thể huy động vào sản xuất được. Vì
thế, trong quá trình sử dụng đất cần hết sức quý trọng và tiết kiệm, bồi dưỡng, bảo vệ
đất đai (Bùi Minh Vũ, 2001)
- Sức sản xuất của đất lâm nghiệp biểu hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất. Vì
vậy, cần có các biện pháp nâng cao phì nhiêu của đất. Vì thế để duy trì và tăng giới
hạn sử dụng đất lâm nghiệp, cần có các biện pháp tác động hợp lý gắn liền với việc
thực hiện phương thức thâm canh và chế độ canh tác tiên tiến (Bùi Minh Vũ, 2001).
- Đất lâm nghiệp có vị trí cố định và chất lượng khơng đồng đều. Các tư liệu

sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết, ngược lại, đất đai -tư
liệu sản xuất chủ yếu có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của mỗi vùng như khí hậu, thổ nhưỡng, cây trồng, vật nuôi, điều kiện giao thông, dân
số... Từ đặc điểm này đòi hỏi phải quy hoạch các khu vực canh tác, lựa chọn cây trồng,
vật nuôi phù hợp với vùng lập địa, bố trí các điểm dân cư, các trung tâm dịch vụ hợp
lý, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện để sử dụng đất có hiệu quả(Bùi Minh
Vũ, 2001).


6
1.1.2.2. Vai trò của đất lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt khơng chỉ có chức năng xây
dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng khai thác sử dụng rừng. Có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004 có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả
năng tái tạo là bộ phận quan trọng của mơi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với
nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống cịn của dân
tộc". Có thể tóm tắt một số vai trò chủ yếu sau:
- Vai trò cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã
hội, cụ thể là: (1) Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của các tầng lớp dân cư; (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ
bản; (3) Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho
con người.; (4) Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu
đời sống xã hội...
- Vai trò phòng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái: (1) Phịng hộ đầu nguồn, giữ
đất, giữ nước, điều hịa dịng chảy, chống xói mịn rửa trơi thối hóa đất, chống bồi
đắp sơng ngịi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy
năng lớn cho các nhà máy thủy điện; (2) Phịng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió,
chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư
ven biển...; (3) Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng

dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hịa khí hậu tạo điều kiện cho cơng nghiệp phát
triển; (4) Phịng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt
và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...; (5) Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh
quan và du lịch...; (6) Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học,
đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
- Vai trò xã hội: Rừng và đất rừng (Lâm nghiệp) là nguồn thu nhập chính của
đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao
động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội...
- Vai trò chức năng nghiên cứu khoa học: Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là
rừng. Rừng ln chứa đựng nhiều vấn đề bí ẩn cần phải bảo tồn và nghiên cứu, đặc
biệt là tính đa dạng sinh học của rừng khơng chỉ có giá trị trước mắt mà cịn có giá trị
cho các thế hệ tương lai...
1.1.3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, một số nguyên tắc trong quản
lý và sử dụng đất lâm nghiệp cần được lưu ý như sau:


7
- Sử dụng đất lâm nghiệp phải hợp lý và đầy đủ: Thực chất của nguyên tắc này
là huy động tối đa diện tích đất đai tự nhiên hiện có vào sản xuất lâm nghiệp. Do vậy
việc lựa chọn và bố trí những cây trồng, vật ni, áp dụng cơng nghệ phải phù hợp với
điều kiện vùng sinh thái, như vậy mới có thể khai thác tối đa độ phì nhiêu của đất.
- Sử dụng đất lâm nghiệp phải đạt hiệu quả cao: Khi sử dụng là phải tăng sức
sản xuất của đất hay tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí
thấp nhất.
- Sử dụng đất lâm nghiệp phải đảm bảo tính bền vững: Nguyên tắc này đòi hỏi
khi sử dụng đất đai phải kết hợp hiệu quả kinh tế với bảo vệ đất, bảo vệ bền vững sinh
thái cả trước mắt và trong tương lai. Sản phẩm của việc sử dụng đất không phải chỉ là
ở những sản phẩm thu được từ cây trồng, vật ni mà cịn cả sản phẩm của mơi trường
sinh thái.

1.1.4. Hệ thống phân loại đất lâm nghiệp
1.1.4.1. Hệ thống phân loại đất chung toàn quốc
Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai toàn quốc dựa trên hệ thống phân loại sử
dụng đất được quy định trong Luật đất đai (2013)
Hệ thống phân loại sử dụng đất được chia làm 04 nhóm chính: Nhóm đất nơng
nghiệp; nhóm đất phi nơng nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng và nhóm đất có mặt nước
ven biển.
Nhóm đất Nơng nghiệp bao gồm các loại chính sau: Đất sản xuất nơng nghiệp;
đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác trồng cây
hàng năm.
Như vậy, đất lâm nghiệp nằm trong nhóm đất nơng nghiệp và bản thân đất lâm
nghiệp này được chia thành 3 loại: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng.
1.1.4.2.Quan điểm phân loại đất lâm nghiệp
Dựa trên hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc việc phân loại sử dụng đất
lâm nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ, sử dụng và quy hoạch đất đai
của ngành. Hơn thế nữa sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước cũng có những thay đổi cơ bản theo từng giai đoạn nên quan điểm phân loại
sử dụng đất cũng có những thay đổi phù hợp.
a) Quan điểm phân chia đất nông nghiệp, lâm nghiệp
Quan điểm này được hình thành khi việc mất rừng đã dẫn đến nhiều diện tích
đất đồi núi được bao phủ bởi cây rừng nay chỉ còn là đất trống đồi núi trọc hoặc các
loại đất hoang hóa. Những diện tích đất khơng có rừng này được sử dụng cho các mục


8
đích khác nhau bao gồm cả lâm nghiệp, nơng nghiệp. Vì vậy, việc phân chia ranh giới
đất nơng nghiệp, lâm nghiệp được hình thành. Quan điểm chung là những nơi đất dốc,
bị thối hố, sản xuất nơng nghiệp khơng hiệu quả sẽ là đất lâm nghiệp. Tiêu chuẩn
phân chia đất hướng nông, hướng lâm chủ yếu dựa vào độ dốc và độ dày tầng đất những loại đất có độ dốc lớn hơn 250 thì được coi là đất lâm nghiệp. Với cách phân

chia này, hiện nay khơng cịn phù hợp do không phải tất cả các độ dốc >250 đều là đất
lâm nghiệp và ngược lại tất cả đất có độ dốc thấp hơn đều là đất nơng nghiệp (vùng
cao ngun, đồng bằng sơng Cửu Long,…). Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng đất theo
hướng nông lâm ngư kết hợp đang được nhà nước khuyến khích sử dụng.
Với quan điểm sử dụng đất hiện nay khi nói tới đất nông nghiệp là bao hàm cả
đất lâm nghiệp như được quy định trong Luật đất đai sửa đổi năm 2003 và 2013.
b) Quan điểm phân chia đất lâm nghiệp có rừng và khơng có rừng
Mặc dù trong hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc từ trước tới nay đều
khơng đề cập tới đất Lâm nghiệp khơng có rừng, tuy nhiên trong nhiều văn bản phân
loại sử dụng đất Lâm nghiệp lại đề cập tới khái niệm đất Lâm nghiệp khơng có rừng,
đặc biệt trong việc kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất Lâm nghiệp.
Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) có xác định đất Lâm nghiệp gồm: (1). Đất
có rừng; (2) Đất khơng có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng dưới đây gọi tắt là
đất trồng rừng.
Luật đất đai sửa đổi năm 1993 bao gồm cả đất có rừng và đất khơng có rừng.
Thơng tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT và Tổng Cục Địa chính số
62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 6/6/2000 về “Hướng dẫn việc giao đất, cho thuê và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp” tại điều 1 đã quy định: Đất lâm
nghiệp bao gồm đất có rừng - rừng tự nhiên và rừng trồng – và đất chưa có rừng được
quy hoạch để sử dụng vào mục đích Lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ
để phục hồi tự nhiên, nghiên cứu thí nghiệm(Dương Viết Tình, 2008).
Tóm lại, trong quản lý, quy hoạch đất lâm nghiệp việc phân loại sử dụng đất
lâm nghiệp đề cập tới 2 loại: Đất có rừng và đất khơng có rừng. Đó còn là cơ sở để
kiểm kê, đánh giá đất đai trong toàn quốc, từng vùng, từng tỉnh và trong quy hoạch sử
dụng đất đai. Sự phân loại như vậy là hoàn toàn cần thiết.
c) Quan điểm tổng hợp phân loại sử dụng đất lâm nghiệp dựa trên nguồn gốc hình
thành rừng, mục tiêu sử dụng và trạng thái thực bì.
Phân loại sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu dựa trên mục tiêu sử dụng đất vì hầu
hết đều là các loài cây được gây trồng (cây hàng năm, lâu năm…), cịn trên đất lâm
nghiệp ngồi rừng trồng cịn có một diện tích rất lớn là rừng tự nhiên với các kiểu rừng



9
khác nhau. Ngồi ra trên đất khơng có rừng cũng tồn tại các trạng thái thực bì khác
nhau làm cơ sở cho việc phân loại sử dụng đất lâm nghiệp một cách chi tiết hơn.
Tóm lại: Với đặc điểm đất lâm nghiệp là sự tồn tại sẵn có rừng tự nhiên với các
kiểu rừng khác nhau, mục tiêu sử dụng khác nhau nên việc phân loại sử dụng đất lâm
nghiệp phải dựa trên nhiều nhân tố và có phần phức tạp hơn, nghĩa là vừa dựa trên
trạng thái thực bì tự nhiên và gây trồng vừa dựa trên mục đích sử dụng của rừng.
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên thế giới
Tính đến năm 2015, đất rừng chiếm 30,6% diện tích các châu lục trên tồn cầu
với tổng diện tích 3,999 tỷ hécta (FAO, 2015). Khơng chỉ đóng vai trị quan trọng về
mặt sinh thái, rừng tiếp tục là nguồn tài nguyên quan trọng cho hoạtđộng sinh kế của
con người. Theo Báo cáo hiện trạng rừng Thế giới năm 2014 của FAO (2014), hiện có
1/3 số hộ gia đình ở các nước đang phát triển sử dụng củi làm nhiên liệu chính để nấu
ăn. Gỗ củi cung cấp hơn một nửa tổng nguồn cung năng lượng tại 29 quốc gia, trong
đó có 22 quốc gia châu Phi. Điển hình như ở Tanzania, năng lượng từ gỗ chiếm
khoảng 90% tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia này. Cho đến thời điểm 2014, có ít
nhất 1,3 tỷ người (18% dân số thế giới) đang sống trong những căn nhà gỗ. Việc khai
thác vật liệu xây dựng, năng lượng từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ sử dụng ít nhất 41 triệu
lao động dưới hình thức phi chính thức, gấp ba lần số lượng người làm việc trong khu
vực lâm nghiệp chính thức.
Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế- chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên, phong tục
tập quán sử dụng đất của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mà các nước hình thành cho mình
các hệ thống chính sách quản lý sử dụng đất đai khác nhau.
Cụ thể là, ở Thái Lan, sử dụng đất được thơng qua các chương trình cấp thôn
bản để sử dụng đất nông lâm nghiệp do làng quản lý. Hộ nông dân được giao đất nông
nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Ngược lại, người nông dân nhận đất phải có
trách nhiệm quản lý đất, khơng được chặt cây rừng nếu không được cho phép. Người

nông dân nhận đất được chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhờ có
những hỗ trợ chiến lược sinh kế, nên người dân đã có những cam kết quản lý rừng và
đất tốt hơn trong những năm qua (Samapuddhi, 1976;Dupar and Badenoch, 2002).
Như ở các nước khác trong khu vực, chính phủ Lào đã tiến hành giao đất nơng
lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân từ đầu những năm 1990, hướng đến xóa bỏ du
canh. Mặc dù chính phủ Lào có xu hướng xem du canh nói chung là xấu cho môi
trường, nhưng họ vẫn thừa nhận rằng du canh cung cấp sinh kế tự cung tự cấp cho
nhiều DTTS sống ở vùng cao, các hệ thống này rất đa dạng về tính chất và tác động
mơi trường. Ngồi ra họ nhấn mạnh hơn về vai trị của cộng đồng trong quản lý đất và


10
rừng. Nên trong Luật về Đất và Rừng, các cộng đồng được tham vấn sâu hơn về những
ưu tiên thích hợp cho địa phương (Phouang, 2000, Lao PDR, 2000;Dupar và
Badenoch,2002).
Trong khi ở Nhật Bản, sau cải cách ruộng đất năm 1945 và năm 1948, quyền sở
hữu ruộng đất đã trở thành động lực kích thích mạnh mẽ nơng nghiệp phát triển, mở
rộng việc mua bán nông phẩm và tăng nhanh tích luỹ. Năm 1969 Nhà nước đã ban hành
luật “Cải tạo và phát triển những vùng đất có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp”
và được sửa đổi bổ sung năm 1970 nhằm nới rộng quyền hạn cho thuê, phát canh đất
sản xuất nông nghiệp cũng như quyền quản lý cho các tập đoàn và các hợp tác xã nơng
nghiệp. Năm 1975, Nhật Bản quyết định thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp
tồn diện, đồng thời chương trình “Đẩy mạnh sử dụng đất nông nghiệp” được triển khai.
Chương trình này được bổ sung vào năm 1980 và nhờ vậy nó giữ vai trị quan trọng
trong việc hồn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Hồng Thu, 2009).
Trong khi đó, Trung Quốc thực hiện các cải cách đất đai trong khn khổ chính
sách cải cách và mở cửa từ năm 1978. Những cải cách này nhằm mục đích tháo dỡ sở
hữu tập thể của nông nghiệp. Trong khu vực nơng thơn, hệ thống “Trách nhiệm Hộ gia
đình” đã tư nhân hóa quyền sử dụng đất bằng cách cho thuê đất nông nghiệp. Thời
gian hợp đồng lúc mới thực hiện là từ một đến ba năm và đã được kéo dài đến 30 năm

trong các thập niên tiếp theo (Dupar và Badenoch, 2002).. Đầu thập niên 80, hệ thống
trách nhiệm hợp đồng đã được mở rộng đến những vùng đất rừng và các hộ gia đình
đã được cấp quyền sử dụng đất trống (các lô đất của hộ gia đình) thơng qua một hệ
thống đấu giá (Zuo và Xu, 2001).Với hệ thống “Trách nhiệm Hộ gia đình” hơn hai
thập kỷ qua, đã có được thành quả đáng kể về những tác động mơi trường của các cải
cách. Chính phủ đã hy vọng Hệ thống đó sẽ cải thiện việc quản lý tài ngun thiên
nhiên của nơng dân, nhưng nó bị đánh giá là đã thất bại để làm điều đó (Williams,
1994). Bởi vì chính sách nơng nghiệp của chính phủ đã thay đổi rất nhiều lần trong 40
năm qua, nông dân thiếu tin tưởng rằng họ sẽ giữ lại quyền sử dụng lâu dài trên đất và
do đó khơng sẵn sàng đầu tư vào cải tiến lâu dài. Thay vào đó, họ tập trung vào tăng
sản lượng ngắn hạn thông qua các ứng dụng nặng nề của thuốc trừ sâu và phân hóa
học. Trong khi đó, tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường, song song với việc tháo dỡ
các hình thức tập thể và tư nhân hóa quyền sử dụng đất, đã đẩy nhanh suy thối môi
trường. Nông dân đã chặt cây trên đất đai được phân bổ của họ để bán trên thị trường
tự do (Williams, 1994).
1.2.2. Quá trình thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam
1.2.2.1. Giai đoạn trước 1986: Quốc hữu hóa đất đai
Sau khi dành độc lập năm 1954, Chính phủ đã thực hiện quốc hữu hóa đất đai
và tài nguyên rừng ở miền Bắc. Nghị định 596/TTg của Chính phủ ban hành ngày 3


11
tháng 10 năm 1955 nêu rõ “rừng là tài sản quốc gia rất lớn... khai thác phải đi đôi với
bảo vệ... trừng trị thích đáng những người phá hoặc làm thiệt hại đến tài sản quốc
gia.” Chỉ thị số 15 ngày 3 tháng 10 năm 1961 của Chính phủ nhấn mạnh “rừng là tài
sản của toàn dân, phải do nhà nước thống nhất quản lý”. Tháng 8 năm 1957 Chính
phủ ban hành nghị định về hạn chế nương rãy mới. Nghị quyết số 38/CP ngày 12
tháng 3 năm 1968 của Chính phủ vận động việc định canh định cư và thúc đẩy việc
thành lập hợp tác xã (HTX). Trong giai đoạn 1955-1975 (kháng chiến chống Mỹ),
hình thức quản lý lâm nghiệp tại miền Bắc là hình thức quản lý nhà nước tập trung. Để

quản lý 9 triệu ha rừng của tồn miền Bắc, Chính phủ đã thành lập Bộ Nơng lâm và
thiết lập Ty Canh nông tại 10 tỉnh. Đến năm 1961, cả nước đã thành lập được 23 Ty
Canh nông. Trong 2 thập kỷ (1955-1975) nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp là
khai thác gỗ nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ tái thiết đất nước và phục vụ chiến
tranh (LNXH, 2002). Nhà nước hình thành hệ thống các LTQD LTQD) nhằm khai
thác gỗ. Tại các địa phương khơng có LTQD, Hạt Lâm nghiệp được thành lập để thực
hiện nhiệm vụ này. Năm 1972 đánh dấu hoạt động bảo vệ rừng bắt đầu được chú trọng
với sự ra đời của Pháp lệnh Bảo vệ rừng, theo đó lực lượng Kiểm lâm Lâm nhân dân
được thành lập theo Nghị định số 101/CP ngày 21 tháng 5 năm 1973. Đến cuối 1974,
hệ thống Kiểm lâm Nhân dân được thiết lập từ trung ương đến các huyện. Tuy nhiên
quản lý lâm nghiệp trong cả nước bắt đầu phát sinh chồng chéo giữa chức năng và
nhiệm vụ của LTQD và cơ quan Kiểm lâm Nhân dân. Tại cấp xã, hoạt động quản lý
lâm nghiệp trên địa bàn là do cán bộ xã đảm nhiệm, tuy nhiên hình thức quản lý này
rất lỏng lẻo bởi chính quyền xã khơng có đủ nguồn lực và chun mơn thực hiện chức
năng của mình. Đến năm 1975, cả nước đã có khoảng 200 LTQD được thành lập. Hình
thức doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chế biến gỗ được phép hoạt động trước 1955
đã bị xóa bỏ hồn tồn.
Bên cạnh hệ thống nơng lâm trường quốc doanh, trong giai đoạn 1955-1975 sản
xuất nông nghiệp trong cả nước được tổ chức theo hình thức tập thể và vận hành theo
mơ hình hợp tác xã (HTX) (Kerkvliet, 2005). Mặc dù vai trò chủ yếu của các HTX là
tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tại miền núi HTX nơng nghiệp có
vai trị quan trọng trong khai thác gỗ. Vào giai đoạn cao điểm của khai thác gỗ năm
1978-1979 đã khoảng 30.000 lao động trong các HTX tham gia trực tiếp vào khâu khai
thác gỗ cho các LTQD. Các HTX này cung cấp khoảng 17.000 trâu kéo gỗ và đóng
góp khoảng 80-85% tổng lượng gỗ khai thác trong tồn quốc.
Đến năm 1989 cả nước có 431 LTQD được thành lập với 18% trong số đó được
quản lý trực tiếp bởi Bộ Lâm nghiệp, 48% được quản lý bởi UBND tỉnh, số còn lại
(38%) được quản lý bởi UBND huyện (World Bank, 2005).



12
1.2.2.2. Giai đoạn từ 1986 – 1995: Đổi mới nền kinh tế trong bối cảnh rừng bị suy
thoái nghiêm trọng, độ che phủ rừng thấp
Đây là lúc rừng của Việt Nam đã bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng đặc
biệt từ cuối thập niên 80 –đầu thập niên 90 của thế kỷ 20. Diện tích rừng tự nhiên chỉ
cịn khoảng 27,8% tổng diện tích tự nhiên, trong khi diện tích trồng rừng là khoảng 12% (Nguyễn Thị Hồng Mai, 2016).
Năm 1986, với chính sách “đổi mới” Chính phủ đã cho phép chuyển đổi từ một
nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế theo định hướng thị trường nhằm khắc
phục những yếu kém trong phát triển kinh tế (Gainsborough, 2010). Theo Sowerwine
(2004), tại vùng núi, đổi mới bao gồm những thay đổi liên quan đến 3 khía cạnh cơ
bản. Thứ nhất, xóa bỏ hình thức hợp tác xã, giao đất cho người dân. Thứ 2, tăng đầu tư
cho phát triển miền núi thông qua các chương trình định canh định cư và trồng rừng
trên những diện tích đất trống đồi trọc. Thứ 3, thúc đẩy mở rộng thị trường tạo ra sự
giao lưu hàng hoá giữa miền núi và đồng bằng, khuyến khích đầu tư từ khu vực nhà
nước và khối tư nhân lên vùng cao. Những thay đổi về cơ chế chính sách trong lâm
nghiệp đã tạo ra những động lực cho sự phát triển ở cùng cao (Sikorvà cộng sự,
2011;trích dẫn bởi Tơ Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, 2014). Tại một số địa phương,
chính quyền bắt đầu q trình điều tra đất và rừng trên thực địa, hình thành hệ thống
bản đồ và giao khốn hoặc khốn cho các hộ gia đình với mục đích phát triển vốn
rừng, giúp hộ ổn định sinh kế(Tơ Xn Phúc và Trần Hữu Nghị, 2014).
Sau đó, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 1991; Luật Đất đai 1993; Nghị định
02/CP, ngày 15/1/1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp (GĐLN) cho các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp được ban
hành… Theo đó đã làm rõ quyền lợi của người sử dụng đất, phục vụ cho quá trình
canh tác, ổn định đời sống của người dân.
Điều quan trọng nhất của các chính sách trên là vai trị của hộ gia đình, cá nhân
– là đối tượng chính để GĐLN-đã khẳng định. Quyền và nghĩa vụ của họ đã được thể
chế hoá trong Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật đất đai. Ngồi ra, Chính phủ cịn có
những chương trình và chính sách khác để hỗ trợ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho hộ gia
đình sử dụng đất được giao như: Nâng cao cơ sở hạ tầng cho nơng thơn miền núi;

chính sách tín dụng vay vốn ưu đãi để trồng rừng sản xuất; miễn giảm thuế đất trồng
rừng; Dự án 327 được tiếp nối bởi Chương trình 661 về 5 triệu ha rừng hướng tới
ngừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng và chuyển hướng chế biến gỗ
rừng trồng...
1.2.2.3. Giai đoạn từ 1996 – 2005: Đổi mới lâm trường quốc doanh
Đây là giai đoạn mà hộ gia đình ngày càng được cơng nhận vai trị trong việc
tạo vốn rừng, xố đói giảm nghèo vùng cao. Trong khi lâm nghiệp Nhà nước với hình


13
thức quản lý là hệ thống các Ban quản lý và Cơng ty lâm nghiệp vẫn giữ một vai trị
chủ đạo. Tuy nhiên, mơ hình vận hành đó đang ngày bộc lộ nhiều nhược điểm như
được chỉ ra trong Nghị quyết số 28 - NQ/TW của Bộ Chính trị: “Hiệu quả sử dụng đất
đai của các nơng lâm trường cịn thấp, diện tích đất chưa sử dụng cịn nhiều; quản lý
đất đai, tài ngun rừng cịn yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ
dân và lâm trường cịn xảy ra ở nhiều nơi…”.Vì vậy năm 2004, Nghị
định200/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ được ban hành với mục tiêu sắp xếp
đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh đi vào hoạt động hiệu quả trên cơ sở sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, theo ngun tắc "những diện tích rừng tự nhiên
cịn lại giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tự đầu tư kinh doanh (khoanh
nuôi, tái sinh) và hưởng lợi từ kết quả sản xuất, kinh doanh nghề rừng". Tuy nhiên
đồng bào DTTS được hưởng lợi từ chính sách vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề thiếu đất
ở và đất sản xuất của người DTTS diễn biến liên tục tăng, cả nước có 558 485 hộ đồng
bào DTTS nghèo cần được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất(Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
2012).
1.2.2.4. Giai đoạn 2006 đến nay: Phát triển kinh tế rừng đi theo hướng bền vững
Trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020, chính phủ đã
định hướng phát triển kinh tế rừng đi theo hướng bền vững, giao đất giao rừng gắn với
công tác bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tối đa việc lợi dụng được GĐLN để chặt
phá, tự chuyển đổi rừng sai mục đích. Luật Đất đai 2013 được ban hành và chính sách

về GĐLN đã được thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tiễn, theo đó hộ gia đình, cá
nhân chỉ được giao đất rừng sản xuất để thực hiện canh tác, ổn định sản xuất. Có thể
nói, đến nay chính sách GĐLN đã tạo ra được động lực quan trọng thúc đẩy phát triển
sản xuất lâm nghiệp. Độ che phủ rừng đang tăng lên (Sơ đồ 1.1). Phần lớn các hộ gia
đình đã chủ động tổ chức sản xuất trên đất được giao, tạo thêm công ăn việc làm, nâng
cao đời sống cho các hộ gia đình nơng thơn miền núi.
Tuy nhiên, vai trị của lâm nghiệp trong xóa đói giảm nghèo cho người dân
vùng cao chưa được thể hiện rõ nét khi mà các nhóm DTTS vẫn chiếm tới 72% số
người nghèo ở Việt Nam và trong khi tỷ lệ hộ nghèo trung bình cả nước năm 2015 là
7%, tỷ lệ hộ nghèo nhóm DTTS lên đến 23,1% (Ủy Ban Dân tộc, 2015).


14
Độ che phủ rừng(%)
50;00

45;00

40;00

35;00

%

30;00

25;00

20;00


15;00

10;00

5;00

0;00

1943 1976 1980 1985 1990 1995 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Forest cover rate (%) 43;00 33;80 32;10 30;00 27;80 28;20 33;20 35;80 36;10 36;70 37;00 38;00 38;20 38;70 39;10 39;50 39;70 39;90 39;71 40;43 40;84 41;19 41;45 41;65

Sơ đồ 1.1.Diễn biến độ che phủ rừng qua các năm
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 1993-2018 trích trong Nguyễn Thị Hồng Mai, 2016)
1.2.3. Hiện trạng quản lý đất lâm nghiệp ở Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, tính đến ngày 31/12/2018, diện tích đất
có rừng tồn quốc là 14.491.295 ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che
phủ tồn quốc là 13.785.642 ha; tỷ lệ che phủ là 41,65%.Được chia làm 3 loại phân
theo các chức năng khác nhau, bao gồm đất rừng sản xuất (RSX), đất rừng phòng hộ
(RPH) và đất rừng đặc dụng (RĐD). Chi tiết về diện tích của 3 loại đất này được thể
hiện trong bảng 1.1. Phần diện tích 14.491.295 ha được giao cho các nhóm đối tượng
sử dụng khác nhau như bảng 1.2.
Bảng 1.1. Diện tích rừng phân theo 3 loại rừng
Đơn vị: ha
Rừng
STT

Rừng

đặc dụng


Rừng
phịng hộ

sản xuất

Tổng
Tổng diện tích rừng

14.491.295

2.155.178

4.588.059

7.748.058

1

Rừng tự nhiên

10.255.525

2.071.628

3.931.584

4.252.313

2


Rừng trồng

4.235.770

83.550

656.475

3.495.745

(Nguồn: Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN)


×