Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY HUY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
TẠI VÙNG MIỀN NÚI HUYỆN ĐỒNG XUÂN,
TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học

HUẾ - 2020


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY HUY

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
TẠI VÙNG MIỀN NÚI HUYỆN ĐỒNG XUÂN,
TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 8620201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGÔ TÙNG ĐỨC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS. HOÀNG HUY TUẤN

HUẾ - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tơi xin cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hồn tồn trung thực. Thơng tin, số liệu trích dẫn từ các nguồn tài liệu đều có ghi dẫn
nguồn gốc rõ ràng.

Huế, ngày

tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm,

giúp đỡ quý báu của Phịng Đào tạo và các Thầy, Cơ trong Khoa Lâm nghiệp, Trường
đại học Nông Lâm, Đại học Huế; Phịng Nơng nghiệp và PTNT Đồng Xn, tỉnh Phú
n; UBND xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1, Xuân Lãnh và các cơ quan, đơn vị trên địa
bàn tỉnh Phú Yên: Hạt kiểm lâm huyện Đồng Xuân và cộng đồng dân cư thôn tại các
xã thuộc địa bàn nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phịng Nông nghiệp và PTNT Đồng
Xuân tỉnh Phú Yên đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và hoàn
thành luận văn trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Tùng Đức, người đã tận tình giúp
đỡ, trực tiếp hướng dẫn cho tơi trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
trong gia đình đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn của mình.

Huế, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Huy


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên là hết sức cấp
thiết nhằm góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững,

phát huy tốt chức năng của rừng; bảo tồn đa dạng lồi động vật, thực vật; chống xói
mịn, điều tiết nguồn nước phục vụ đời sống và sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế - xã
hội cho địa phương, góp phần tăng nguồn thu nhập, xố đói giảm nghèo cho người dân
nông thôn, miền núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống cịn nhiều khó khăn.
Nghiên cứu đã áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm thu
thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng tài nguyên rừng và
thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại vùng miền núi Đồng Xuân;
Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích vấn đề SWOT; Phỏng vấn lấy ý kiến của các
cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan; Sử dụng các phần mềm tin học thống kê để tính
tốn, thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu thu thập được.
Kết quả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã phát
hiện và đánh giá được một số vấn đề cơ bản sau:
- Từ năm 2016-2019, tại vùng miền miền núi Đồng Xn đã thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ cơng tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng tại vùng miền núi Đồng Xuân được tổ chức tương đối tốt, xác định rõ
nhiệm vụ của từng thành viên giúp thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Bên cạnh các kết quả đạt được, thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng tại vùng miền núi Đồng Xn vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập: (1)
vùng miền núi huyện Đồng Xuân có diện tích rừng q lớn, địa bàn rộng, địa hình hiểm
trở, phần lớn ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng; (2) chính sách, chế độ phụ cấp đãi ngộ đối với cán bộ Lâm nghiệp xã khơng
có, phụ cấp lương thấp, là chức danh bán chuyên trách; (3) kinh phí nhà nước bố trí
cịn rất thấp, khơng đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ và
phát triển rừng; (4) công tác quản lý, bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện Đồng Xuân
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Hệ thống pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng được ban hành mới. Tuy
nhiên, vẫn cịn tồn tại những khó khăn, hạn chế như: Các văn bản hướng dẫn dước



iv
Luật đã được tiến hành nhưng còn chậm so với thực tiễn, thiếu tính cụ thể dẫn đến
bước đầu khó khăn trong việc đưa Luật lâm nghiệp năm 2017 vào đời sống.
- Đề xuất được 08 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để có hiệu quả thực sự và đáp ứng yêu cầu thực tế, các giải
pháp nên được sử dụng tổng hợp và phối hợp đồng bộ, đặc biệt cần phải có sự ưu tiên
trong từng trường hợp cụ thể.


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................4
3.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 5

1.1.2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng .................................................................... 5
1.1.3. Những căn cứ và cơ sở pháp lý .............................................................................. 6
1.1.4. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới .......................................................... 8
1.1.5. Tình hình quản lý rừng ở Việt Nam ..................................................................... 11
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 14
1.2.1. Nguy cơ rừng tiếp tục bị xâm hại......................................................................... 14
1.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất) .......................... 15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................................ 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 18


vi
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 18
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 18
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................. 18
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp .................................................................... 19
2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................................ 19
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................. 20
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 21
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH
PHÚ YÊN ....................................................................................................................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................... 30
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế, xã hội........................ 34
3.2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG TẠI VÙNG MIỀN NÚI
HUYỆN ĐỒNG XUÂN ................................................................................................. 35
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại vùng miền núi huyện Đồng Xuân ............................. 35

3.2.2. Thực trạng tài nguyên rừng tại vùng miền núi huyện Đồng Xuân ..................... 36
3.2.3. Thực trạng tài nguyên rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân quang 1 và Xuân Lãnh đại
diện cho vùng miền núi huyện Đồng Xuân ................................................................... 39
3.2.4. Đặc điểm tài nguyên rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đại
diện cho vùng miền núi huyện Đồng Xuân ................................................................... 45
3.2.5. Thảo luận ............................................................................................................. 47
3.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TẠI VÙNG MIỀN NÚI ĐỒNG XUÂN 48
3.3.1. Cơ cấu tổ chức của công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương ...................... 48
3.3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại 03
xã Phú Mỡ, Xuân quang 1 và Xuân Lãnh đại diện cho vùng miền núi của huyện Đồng
Xuân ................................................................................................................................ 53
3.3.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và
Xuân Lãnh thuộc vùng miền núi huyện Đồng Xuân ..................................................... 55


vii
3.3.4. Thực trạng công tác trồng rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh
đại diện cho vùng miền núi huyện Đồng Xuân ............................................................. 70
3.3.5. Thực trạng cơng tác giao khốn quản lý, bảo vệ rừng tại tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân
Quang 1 và Xuân Lãnh đại diện cho vùng miền núi của huyện Đồng Xuân ................ 71
3.4. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ĐE DỌA ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI VÙNG
MIỀN NÚI CỦA HUYỆN ĐỒNG XUÂN .................................................................... 74
3.4.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất phi lâm nghiệp ........ 74
3.4.2. Hạn hán, cháy rừng............................................................................................... 74
3.4.3. Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép ....................................................... 74
3.4.4. Phân tích SWOT đối với cơng tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi của
huyện Đồng Xuân ........................................................................................................... 77
3.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
BẢO VỆ RỪNG TẠI 03 XÃ PHÚ MỠ, XUÂN QUANG 1 VÀ XUÂN LÃNH
THUỘC VÙNG MIỀN NÚI ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI GIAN QUA .................. 79

3.5.1. Đánh giá chung ..................................................................................................... 79
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước về công tác bảo
vệ rừng tại vùng miền núi Đồng Xuân ........................................................................... 79
3.6. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG
TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI VÙNG MIỀN NÚI ĐỒNG XUÂN .................................. 83
3.6.1. Giải pháp thứ nhất: Tích cực tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp
luật về bảo vệ rừng sau khi Luật lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực............................84
3.6.2. Giải pháp thứ hai: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về bảo vệ rừng đối với cán bộ, cơng chức, viên chức, đồn thể, lực lượng vũ trang
và nhân dân...................................................................................................................84
3.6.3. Giải pháp thứ ba: Nâng cao trách nhiệm của UBND các xã, các ban, nghành, cơ
quan liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng ......................................................... 85
3.6.4. Giải pháp thứ tư: Củng cố, sắp xếp, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của
lực lượng bảo vệ rừng, quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ............................................... 85
3.6.5. Giải pháp thứ năm: Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng. Rà soát,
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc sử dụng đất lâm
nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.................................. 86
3.6.6. Giải pháp thứ sáu: Nâng cao năng lực cán bộ trong việc quản lý điều hành và
thực thi nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Đẩy mạnh


viii
hoạt động kiểm tra, truy quét tình trạng phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý
vi phạm............................................................................................................................ 86
3.6.7. Giải pháp thứ bảy: Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ và phát
triển rừng gắn với giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững và ổn định đời sống cho
nhân dân .......................................................................................................................... 87
3.6.8. Giải pháp thứ tám: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ cương,
pháp luật toàn diện trên các mặt về công tác quản lý, bảo vệ rừng ............................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 89

1. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 89
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 95


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH

Ban chỉ huy

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVR

Bảo vệ rừng

BQL

Ban quản lý

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


KH

Kế hoạch

MTQG

Mục tiêu quốc gia

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

QLNN

Quản lý nhà nước

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TXG

Rừng tự nhiên núi đất loại rừng thường
xanh giàu (IIIa3)

TXB

Rừng tự nhiên núi đất loại rừng thường
xanh trung bình (IIIa2)

TXP

Rừng tự nhiên núi đất loại rừng thường
xanh phục hồi (IIIa1, IIa, IIb)

UBND

Uỷ ban nhân dân


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc trưng chính của sơng ngịi huyện Đồng Xn............................ 26
Bảng 3.2. Phân loại đất vùng nghiên cứu (Theo phân loại Việt Nam, PL 2, 3) ........... 28
Bảng 3.3. Hiện trạng rừng phân theo chức năng quy hoạch tại vùng miền núi huyện
Đồng Xuân ...................................................................................................................... 38
Bảng 3.4. Hiện trạng rừng phân theo chức năng quy hoạch tại xã Phú Mỡ huyện Đồng

Xuân ................................................................................................................................ 40
Bảng 3.5. Hiện trạng rừng phân theo chức năng quy hoạch tại xã Xuân Quang 1, huyện
Đồng Xuân ...................................................................................................................... 42
Bảng 3.6. Hiện trạng rừng phân theo chức năng quy hoạch tại xã Xuân lãnh, huyện
Đồng Xuân ...................................................................................................................... 44
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu lâm học của rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân
Lãnh thuộc vùng miền núi Đồng Xuân .......................................................................... 46
Bảng 3.8. Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
và phát triển rừng tại xã Phú Mỡ qua các năm (từ 2016-2019)..................................... 56
Bảng 3.9. Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
và phát triển rừng tại xã Xuân Quang 1 qua các năm 2016-2019 ................................. 58
Bảng 3.10. Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng tại xã Xuân Lãnh qua các năm 2016-2019............................................ 60
Bảng 3.11. Phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và
Xuân Lãnh (giai đoạn 2016-2019) ................................................................................. 65
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng tại xã Phú
Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh (năm 2016-2019).................................................... 67
Bảng 3.13. Tang vật và phương tiện vi phạm trong bảo vệ rừng xã Phú Mỡ, Xuân
quang 1 và Xuân Lãnh (năm 2016-2019) ...................................................................... 69
Bảng 3.14. Kết quả trồng rừng năm 2016-2019 tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và
Xuân Lãnh....................................................................................................................... 70
Bảng 3.15. Kết quả khoán quản lý bảo vệ rừng năm 2016-2019 tại 03 xã Phú Mỡ,
Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh ......................................................................................... 72
Bảng 3.16. Nhu cầu sử dụng gỗ cho nơng hộ ................................................................ 76
Bảng 3.17. Phân tích SWOT đối với công tác quản lý bảo vệ rừng tại 03 xã Phú Mỡ,
Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh thuộc vùng miền núi huyện Đồng Xuân ....................... 77


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1. Vị trí địa lý của huyện Đồng Xuân ................................................................ 22
Hình 3.2. Hệ thống thủy văn trên địa bàn huyện Đồng Xuân ....................................... 25
Hình 3.3. Hệ thống sơng ngồi của huyện Đồng Xn ................................................. 27
Hình 3.4. Hộ Nguyễn Văn Tươi – Xuân Quang 1 đang kiểm tra rừng Bạch đàn U6 được 06
tháng tuổi được trồng từ dự án khuyến nông của huyện tại xã Xuân Quang 1...................... 70
Hình 3.5. Các ngành chun mơn của huyện phối hợp với UBND xã Phú Mỡ đo điếm,
điều tra rừng khoanh ni, bảo vệ rừng ......................................................................... 73
Hình 3.6. Đ/c Đặng Ngọc Anh - Bí Thư Huyện ủy Đồng Xuân cùng các ngành chức năng
của huyện kiểm tra rừng bị phá tại tiểu khu 83 và 90 - xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân ... 75
Hình 3.7. Kiểm tra diện tích rừng trồng bị khai thác trái phép và Gỗ khai thác trái phép
bị thu giữ ......................................................................................................................... 76


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tài nguyên thiên nhiên nói chung và rừng nói riêng là một tài sản vơ giá mà
thiên nhiên ban tặng cho con người. Rừng có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc
sống. Việt Nam trải qua năm bản Hiến pháp, đặc biệt bản Hiến pháp năm 1992 là bản
Hiến pháp cơ sở cho việc ban hành luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, tuy Hiến
pháp 1992 đã hết hiệu lực nhưng phần nào xác định cho chúng ta thấy được từ những
thời gian trước thì Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của nhà
nước sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi làm suy kiệt tài
nguyên nói chung và rừng nói riêng, điều này được quy định cụ thể tại điều 29 của
Hiến pháp năm 1992.
Trên tinh thần đó, Hiến pháp năm 2013 đang có hiệu lực đã xác định: “Nhà
nước có chính sách bảo vệ mơi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các

nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động
phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”, điều này được quy định cụ
thể tại khoản 1, điều 63 của hiến pháp 2013. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một
đất nước, được Đảng và Nhà nước xác định rõ cần phải quan tâm đến việc quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, trong đó có quản lý về rừng. Qua đó ta
thấy được tầm quan trọng của rừng, khơng chỉ có giá trị về mặt kinh tế, thiên nhiên
mà rừng cịn có vai trị quan trọng trong điều hịa khí hậu và phịng chống thiên tai.
Vì vậy, phải bảo vệ và phát triển rừng được xem là một trong những yêu cầu xuyên
suốt mà Nhà nước ta đã đề ra.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 là đạo luật được Quốc hội nước Cộng
hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12
năm 2004. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 và thay thế cho Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 1991. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử
dụng rừng, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 đã đưa ra những quy định cụ thể trên cơ sở hiến pháp năm 1992 về bảo vệ
và phát triển rừng. Cụ thể luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định những vấn
đề về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, quy
định những đối tượng được thực hiện áp dụng luật, quy định về những căn cứ để phân
loại rừng, quy định về những tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được coi là chủ rừng, quy
định những quyền của Nhà nước đối với rừng, quy định về trách nhiệm quản lý nhà
nước về bảo vệ và phát triển rừng, những nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng, chính
sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; quy định về nguồn tài chính để bảo vệ


2
và phát triển rừng, quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ và phát
triển rừng.
Luật Lâm nghiệp năm 2017 được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 4 thơng qua
ngày 15 ngày 11 tháng 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 ngày 01 tháng 2019. Luật
gồm 12 chương, 108 điều quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế

biến và thương mại lâm sản. Luật Lâm nghiệp đã thể chế hóa được các chủ trương lớn
của Đảng: Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị
quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường và Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Mục tiêu của
Luật lâm nghiệp 2017 là thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
Lâm nghiệp là ngành kinh tế, xã hội bao gồm các hoạt động về quản lý, bảo vệ, phát
triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản theo định hướng thị trường và hội
nhập quốc tế; có cơ cấu quản lý, sản xuất kinh doanh hợp lý, ổn định theo hướng hiện
đại, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, mơi trường; góp phần nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống người làm nghề rừng và công cuộc xây dựng nơng thơn mới, ứng
phó với biến đổi khí hậu và quốc phòng, an ninh.
Theo kết quả kiểm kê rừng hàng năm cho thấy, tổng diện tích rừng Việt Nam
tuy có tăng trong những năm gần đây, nhưng chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy
giảm. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa
dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam,
đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và
sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như
rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi,
rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm,
rừng ngập nước ngọt,… Qua quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng ở
Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị
hạ thấp, các vụ phá rừng liên quan đến việc chuyển đổi rừng nghèo, xây dựng thủy
điện, thủy lợi, giao thơng, khai thác khống sản, xây dựng các cơng trình văn hóa, tâm
linh và đáng lo ngại là việc khai thác gỗ trái phép chủ yếu tập trung vào các loại lâm
sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao ở các rừng nguyên sinh, rừng quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn. Mặc dù các cơ quan quản lý về rừng nói riêng
và cơ quan quản lý Nhà nước nói chung đã có nhiều chính sách, nhiều định hướng, có
văn bản luật quy định cụ thể về việc bảo vệ và phát triển rừng, các cơ quan kiểm lâm
thực hiện rất nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng của

mình. Tuy nhiên, vấn đề phá rừng bữa bãi, các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo trong
việc quản lý, các văn bản luật tuy ban hành nhưng vẫn cịn nhiều sơ hở và chưa thật sự
chặt chẽ…. Vì vậy, việc quản lý về bảo vệ và phát triển rừng là rất cần thiết.


3
Rừng là lá phổi xanh không chỉ Việt Nam mà cịn là lá phổi xanh của thế giới,
rừng có vai trị vơ cùng quan trọng về mặt tự nhiên mà cịn có vai trị quan trọng về
mặt giá trị kinh tế… Xác định được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống con
người, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
đã đạt được những thành tựu đáng kể như: Công tác quản lý về bảo vệ và phát triển
rừng được thực hiện khá chặt chẽ, đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn không ngừng
được nâng cao về mặt số lượng và chất lượng, cơ quan Kiểm lâm huyện ngày càng
thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm trong cơng tác bảo vệ và phát triển rừng, liên
tục thực hiện việc kiểm tra đột xuất về rừng tại những nơi có nguy cơ bị chặt phá bừa
bãi để làm nương rẫy hoặc khai thác gỗ trái phép, xử lý nghiêm những hành vi xấu làm
rừng bị suy thoái… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì vấn đề quản lý nhà
nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều yếu kém như: Một số cán bộ
quản lý chưa nghiêm túc trong việc quản lý nên để cho một số vụ việc phá rừng bừa
bãi xảy ra, đội ngũ cán bộ chưa được nâng cao về trình độ chuyên môn trong việc quản
lý bảo vệ rừng…dẫn đến việc quản lý chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện thực
trạng cơng tác quản lý về bảo vệ rừng ở huyện Đồng Xuân để thấy được những thành
tựu cũng như phát hiện những mặt hạn chế, yếu kém, tìm ra nguyên nhân của những
thành tựu và hạn chế đó để có thể đề ra những giải pháp và kiến nghị xác đáng nhằm
nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở huyện Đồng Xuân trong giai
đoạn hiện nay và giai đoạn tới góp phần làm cho rừng có thể được bảo vệ bền vững. Vì
những lý do trên, tơi chọn vấn đề “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện Đồng
Xuân, tỉnh Phú Yên’’ làm đề tài tốt nghiệp của mình nhằm tìm các giải pháp thiết thực,

có tính khả thi cao để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là tại vùng
miền núi của huyện Đồng Xuân để có điều kiện thuận lợi tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, khắc phục được các hạn chế khó khăn hiện nay trên cơ sở thực hiện cơ chế tự
chủ về tài chính, phát huy tính năng động, sáng tạo của địa phương; nâng cao trách
nhiệm của các cấp, ngành ở địa phương với công tác bảo vệ rừng; đồng thời thúc
đẩy quản lý rừng bền vững theo hướng giải quyết hài hòa, hợp lý giữa nghĩa vụ và
trách nhiệm với quyền hưởng lợi tương xứng để khuyến khích nhân dân tích cực
tham gia bảo vệ rừng tại địa phương.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm xác định giải pháp thiết thực, có tính khả thi trên cơ sở thực tiễn
công tác quản lý bảo vệ rừng, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng,
nhất là tại vùng miền núi của huyện Đồng Xuân.


4
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại vùng miền núi
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
- Xác định và phân tích những nguy cơ tiềm ẩn tác động đến tài nguyên rừng
trong mối liên hệ với sinh kế người dân địa phương.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tại vùng
miền núi huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ góp phần làm cơ sở lý luận để đề ra cơ chế, chính sách về cơng tác
quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đồng Xuân một cách bền vững, phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống sản xuất của người dân địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phản ánh đúng hiện trạng rừng và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng

trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung, tại vùng miền núi huyện Đồng Xuân tỉnh Phú
Yên nói riêng (nhất là tại 03 xã Phú Mỡ, xuân Lãnh và Xuân Quang 1 của huyện
Đồng Xuân thuộc vùng miền núi Đồng Xuân).
Đánh giá những tác động của chính sách, pháp luật liên quan đến công tác
quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi Đồng Xuân; những hạn chế, bất cập, tồn tại
làm cản trở khi triển khai thực hiện trong thực tế.
Làm cơ sở để xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách, pháp
luật về cơng tác quản lý, bảo vệ rừng phù hợp với thực tế tại địa phương, góp phần
ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái
pháp luật,…; đồng thời bảo vệ rừng một cách bền vững thông qua các chương trình,
dự án của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho bảo vệ rừng gắn
với hoạt động sinh kế, tăng thêm thu nhập để cải thiện, nâng cao mức sống cho người
dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ rừng
trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận trong quản lý bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng loạt các
biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ bằng hệ thống các lâm
luật, chính sách, các nghị định như giao đất, giao rừng, phòng cháy chữa cháy rừng....
Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là việc khai
thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo vệ, tái tạo và phát
triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường
sinh thái.
Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự phát

triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng bộ các biện pháp
nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định liên tục những tác dụng và
lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển bền vững này phải đảm bảo 3
yếu tố sau:
Một là, Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì hệ
thống sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của hệ sinh thái;
Hai là, Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn
việc làm ổn định cho người lao động. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng
của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ mai sau;
Ba là, Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năng
xuất chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận.
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài ngun sinh
vật, mơi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó là phù hợp về
mơi trường, có lợi ích về mặt xã hội và đáp ứng về mặt kinh tế.
1.1.2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
1. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ
tướng Chính phủ quy định.


6
2. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững;
kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên
rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu
rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư
nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản
nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

3. Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo
các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên
quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hố nghề rừng.
4. Bảo đảm hài hồ lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của
rừng với lợi ích phịng hộ, bảo vệ mơi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt
và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.
5. Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng
rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn
hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
1.1.3. Những căn cứ và cơ sở pháp lý
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Luật lâm nghiệp năm 2017;
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006, của Chính phủ về thi hành Luật
Bảo vệ và phát triển rừng;
Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 về quy định chi tết thi hành một
số điều của Luật lâm nghiệp;
Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25/11/2019 về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21/12/1998 của Thủ tướng
Chỉnh Phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp rừng và đất
lâm nghiệp;
Thông tư số 25/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
quy định về Phòng cháy chữa cháy rừng.
* Quan điểm phát triển Lâm nghiệp
1. Phát triển lâm nghiệp dựa trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chuyển từ nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng sang nền sản


7

xuất lâm nghiệp xã hội, bền vững, hiệu quả với trọng tâm là bảo vệ khôi phục và phát
triển tài ngun rừng, nhằm đảm bảo khả năng phịng hộ mơi trường, phịng hộ biên
giới,..., bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản
vừa và nhỏ với thiết bị và công nghệ phù hợp, gắn với vùng nguyên liệu tập trung để
nâng cao hiệu quả kinh tế rừng. Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo
việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của
người dân, từng bước xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư; nâng cao vai
trò và hiệu quả to lớn của ngành lâm nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội; góp phần
giữ vững an ninh quốc phịng, ổn định chính trị trên địa bàn; bảo tồn, lưu giữ các
nguồn gen, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan, thúc đẩy quá trình cơng
nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn và kinh tế - xã hội của địa phương
trong thời gian đến.
2. Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ khâu quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng
hợp lý tài nguyên; từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ
môi trường, du lịch sinh thái …
Lâm nghiệp cũng nhưng nông nghiệp và các ngành kinh tế khác không chỉ là
ngành sản xuất sản phẩm thơ đơn thuần mà cịn bao gồm cả chế biến và kinh doanh,
dịch vụ. Đánh giá đóng góp của ngành phải bao gồm cả giá trị gia tăng của các sản
phẩm từ sản xuất, chế biến và kinh doanh dịch vụ của ngành. Có như vậy, ngành lâm
nghiệp mới được bình đẳng như các ngành kinh tế khác.
3. Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế,
xóa đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trường.
Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, của quốc gia theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sớm
chuyển thành ngành kinh tế sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, đáp ứng yêu cầu
đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế; khai thác hợp lý lợi ích tổng hợp của rừng, chú
trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt
các dịch vụ môi trường rừng.
Phát triển lâm nghiệp góp phần đa dạng hố kinh tế nông thôn, tạo việc làm và
thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào

dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tại địa phương; góp phần
xố đói, giảm nghèo ở nơng thơn, bảo vệ mơi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh
học và giữ vững an ninh quốc phòng.
4. Quản lý, sử dụng và phát triển bền vững là nền tảng cho phát triển lâm
nghiệp. Rừng phải được quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ rừng


8
(tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư...) có lợi ích, quyền
hạn và trách nhiệm rõ ràng thì khi đó tài ngun rừng mới được bảo vệ và phát triển
bền vững.
Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững
thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác sử dụng rừng
hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo,
làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nơng nghiệp,
ngư nghiệp và các ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế đa mục đích,
kết hợp việc bảo vệ, phát triển cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với phát triển cơng
nghiệp chế biến lâm sản nhằm đóng góp vào tăng trưởng về kinh tế, xã hội, môi trường
và góp phần cho sự phát triển bền vững quốc gia.
5. Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã
hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện đa
thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng (kể cả rừng đặc dụng, phòng hộ); đa sở hữu
trong quản lý, sử dụng rừng sản xuất và các cơ sở chế biến lâm sản. Từng bước áp
dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, chế biến gắn với
vùng nguyên liệu.
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của các chủ rừng, vừa là trách nhiệm của các cấp,
các ngành, các tổ chức, cộng đồng dân cư thơn và của tồn xã hội; bảo vệ rừng phải
dựa vào dân, kết hợp với lực lượng bảo vệ chun trách và chính quyền địa phương.

Đa dạng hố các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, tăng cường thu hút vốn
của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ môi trường cho bảo
vệ và phát triển rừng. Đầu tư của Nhà nước cho lâm nghiệp là phần chi trả của xã hội
cho các giá trị môi trường từ rừng đem lại. Các ngành kinh tế có sử dụng các sản
phẩm, dịch vụ của lâm nghiệp (bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, cung cấp nguồn
nước...) cũng phải chi trả lại cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và được tính
vào chi phí sản xuất, dịch vụ của các ngành đó.
1.1.4. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới
Do sự thay đổi khí hậu tồn cầu, nong lên của trái đất, thiên tai, hạn hán, lũ lụt
tăng nhan và sự xâm hại của con người đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm về cả số
lượng và chất lượng.
Trên thế giới trước đây có 17,6 tỷ ha rừng tự nhiên nhưng hiện nay chỉ còn 4,1


9
tỷ ha, cứ mỗi năm tính trung bình diện tích rừng nhiệt đới bị thu hẹp 11 triệu ha, trong
khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích mất đi, đó cịn chưa kể tính đa dạng
của rừng trồng, việc phát huy vai trị của nó cịn rất nhiều hạn chế, riêng Châu Á - Thái
Bình Dương trong thời gian 1976 - 1980 mấy đi 9 triệu ha rừng, cũng trong thời gian
này Châu Phi mất đi 37 triệu ha rừng, cũng vào thời gian này Châu Mỹ mất đi 18,4
triệu ha rừng; nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới. Ngân hàng thế giới
cho rằng với tốc độ phá rừng như hiện nay thì thế giới mấy đi 225 triệu ha rừng, đất
rừng trồng trọt, do nạn phá rừng nên tình trạng xói mịn đất đai, bạc màu, xa mạc hóa
này càng nhiều, càng diễn ra nghiêm trọng. Hàng năm trên thế giới mấy đi 12 tỷ tấn
đất, giá trị sản phẩm sói mịn với số lượng này có thể sản xuất ra 50 triệu tấn lương
thực mỗi năm, hàng năm hàng ngàn hồ chứa nước ở các vùng nhiệt đới đang bị cạn
dần, các dịng suối, lịng sơng cũng bị bồi lắng, tuổi thọ của nhiều cơng trình bị rút
ngắn. Thập kỷ của thế kỷ XX con người đã được chứng kiến những hậu quả của việc
mất rừng nên sự thay đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt tăng nhanh khơng theo quy
luật đã thống kê trước đây, sự nóng lên của nhiệt độ khơng khí, sự xâm hại vào tầng

ôzôn bảo vệ cuộc sống trên bề mặt trái đất. Khơng cịn sự cảnh báo của nhà khoa học
mà thực tiễn đang đến gần và tác dụng đến từng vùng, từng nơi trên bề mặt trái đất.
Chính vì vậy một loạt các cơng ước quốc tế, chương trình hành động về môi trường,
về rừng được ra đời (Giàng A Pênh, 2017).
- Theo thống kê của tổ chức FAO (1999) những năm qua của thế kỹ XX tỷ lệ
mất rừng xảy ra liên tục và đặc biệt là các nước đang phát triển, các nước thuộc vùng
nhiệt đới. Nếu tính trên cả thế giới trong những năm qua đã mất đi hơn 56 triệu ha
rừng (mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha), 3-3,6 triệu ha, tỷ lệ mất rừng hàng
năm đạt kỷ lục 0,6 - 0,7% trên toàn thế giới.
- Ở Nhật Bản: Theo quan điểm của người Nhật thì tất cả các hành động phá
hoại mơi trường điều đe dọa đến đời sống của sinh vật và con người. Do đó việc bảo
vệ tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng được Nhật Bản rất chú trọng và ý thức của
người dân Nhật Bản trong quản lý bảo vệ rừng cũng rất cao.
Trước đây, người dân Nhật Bản đốn gỗ ở rừng, vùng ven biển và vùng châu thổ
vì lợi ích của nên cơng nghiệp đất nước. Kết quả là việc đánh bắt thủy sản của các ngư dân
ngày càng bị giảm bớt vì vùng sinh thái biển bị thu hẹp và hải sản ngày càng khan hiếm.
Nhận thức được bài học đắt giá đó, cộng đồng ngư dân nhận thấy rằng việc bảo tồn rừng là
quan trọng và họ đã cố gắng để tái sinh rừng ở vùng bờ biển, châu thổ và vùng núi.
Từ những năm 1980, xuất hiện phịng trào tìm hiểu về rừng bắt đầu từ những
ngư dân trồng cây ở ven biển, vùng châu thổ sơng, vùng núi và lan rộng chưa từng có.
Đến nay phong trào này đã tác động tích cực đến mơi trường và ln được Chính phủ
khuyến khích. Kinh doanh trồng rừng đối với họ về sâu xa không chỉ có lợi nhuận bởi


10
vì tất cả những đối tượng tham gia hoạt động này điều phải cam kết bảo vệ rừng và
phải có trách nhiệm lâu dài.
- Thụy Sỹ: Là một nước nhỏ với diện tích chỉ có 41.293 km 2 nhưng có đến 70%
là núi, riêng rặng núi Alps đã chiếm tới 60%, chỉ còn lại một rải cao nguyên hẹp chạy
từ Đông Nam lên Tây Bắc.

Đất nước hẹp như thế mà dân số lại đông gần tới 7,2 triệu người, sống tập trung
trong một đô thị lớn, mật độ dân số cao, đồng thời công nghiệp chế tạo lại hết sức phát
triển, do đó rất khó giữ được mơi trường sinh thái tốt.
Thế nhưng bầu trời Thụy Sỹ lúc nào cung trong vắt, khơng khí thơm tho trong
lành, khắp nơi rực một mày xanh của cây cối xanh tốt, nhà của, đường phố sạch
bong,.. Tất cả là nhờ bàn tay chăm sóc của con người, trong đó chính quyền và xã hội
đóng vai trị tổ chức quan trọng.
Trên đất nước Thụy Sỹ khắp nơi điều thấy những hàng cây cổ thụ khổng lồ
xanh tốt cành lá sum sê. Có những cây đã 300 - 400 năm tuổi. Những gốc cây cổ thụ
cao to ngất trời ấy thực sự là những cỗ máy thải ôxy làm cho cả nước trở thành một
nhà máy tạo dưỡng khí khổng lồ. Đó chính là kết quả của việc người dân nước này đã
triệt để thực thi một chế độ luật pháp bảo vệ rừng và mơi trường rất nghiêm ngặt.
Một ví dụ: Bất cứ hành vi tự tiện chặt cây nào điều bị phạt nặng bằng tiền. Hơn
nữa, dù có chặt cây với bất kỳ lý do nào, nếu đã chặt bao nhiêu cây ở nơi này thì bắt
buộc phải trồng lại từng ấy cây ở nơi khác.
Hiến pháp Thụy Sỹ ngay từ năm 1971 đã quy định rõ ràng: Áp dụng các biện
pháp bảo vệ rừng và môi trường là nghĩa vụ của Nhà nước. Trong lần sửa đổi hiến
pháp hồi tháng 12-1998 có tăng thêm một chương “Bảo vệ môi trường và sửa sang
lãnh thổ” và hàng loạt các luật riêng khác thể hiện quan tâm cao độ của Chính phủ liên
bang Thụy Sỹ tới vấn đề bảo vệ rừng và môi trường. Chính nhờ có chế độ luật pháp
nghiêm ngặt và hồn thiện mà Thụy Sỹ vừa thực hiện được mục tiêu phát triển công
nghiệp, vừa giữ được môi trường sinh thái tốt hơn.
Chính Quyền Thụy Sỹ cịn rất chú trọng tới công tác giáo dục bảo vệ môi
trường cho công dân mình và coi đó là một khâu cơ bản trong giáo dục. Các trường
trung học, tiểu học điều có mơn học “Con người và môi trường”, học sinh bắt buộc
phải học. Thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành điều được tặng một món q là cuốn sổ
hướng dẫn cách gìn giữ môi trường xanh sạch.
Thụy Sỹ được xanh sạch như ngày hôm nay là kết quả của nhiều năm kiên trì
thực hiện chính sách bảo vệ rừng và mơi trường của Chính phủ và sự hợp tác của
người dân.

- Brazil: Chính phủ Brazil đã cung cấp khả năng truy cập internet miễn phí cho


11
các bộ tộc thổ dân gốc Ấn ở khu vực rừng Amazon nhằm bảo vệ khu rừng rộng lớn
nhất thế giớ này. Nhờ đó mà những cộng đồng sống trong khu rừng có thể thơng báo
về những vụ đột nhập hay săn bắt động vật bất hợp pháp, đưa ra yêu cầu giúp đỡ và
phối hợp những hoạt động nhằm bảo vệ khu rừng này.
- Ở một số nước khác: Thái Lan, Triều Tiên điều có xu hướng chung là cho
phép nhóm người ở các địa phương có nhiều rừng có quyền sử dụng các lợi ích về
rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương ứng với lợi ích được hưởng.
- Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế gới trong những năm
gần đây như sau:
+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sang mục
tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là chuyển
giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp Trung ương đến địa phương
và cơ sở.
+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhà nước,
thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho việc
quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn.
+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế hoạch
quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan trâm đến sự tham gia
của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã được quản lý bảo vệ tốt hơn.
Hiện nay hầu hết các nước Mỹ, Nga, Đức, điều có sử dụng vệ tinh quan sát để
bảo vệ rừng. Chính phủ Malaysia cho biết họ đang thực hiện chương trình có tên gọi là
Eye in the sky (tạm dịch là Nhìn từ khơng trung), sử dụng các ảnh vệ tinh để chống lại
những kẻ phá rừng.
1.1.5. Tình hình quản lý rừng ở Việt Nam
Tài nguyên rừng của Việt Nam hiện đang xuống cấp nghiêm trọng do việc quản

lý và khai thác khơng bền vững. Tình trạng xuống cấp thể hiện cả về số lượng và chất
lượng rừng. Tại nhiều khu vực ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Miền Trung rừng đã và
đang mất chức năng kinh tế và sinh thái.
Nếu như tỷ lệ rừng nước ta năm 1945 là 43% thì đến ăm 1976 chỉ cịn 33,8%.
Tỷ lệ ch phủ rừng thấp nhất vào năm 1995 với tỷ lệ là 28,2%. Trong những năm gần
đây, sự nỗ lực của nhà nước với những chính sách đổi mới, những chương trình trọng
điểm của Quốc gia để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng như: Dự án 327,
dự án 661, dự án 147; khoán quản lý bảo vệ rừng theo Nghị định 75/NĐ-CP; chi trả
dịch vụ môi trường rừng; các dự án hợp tác quốc tế như: JICA; KFW; FLITCH,... đã


12
và đang phát huy hiệu quả và dần dần đã làm cho diện tích rừng tăng lên một cách rõ
rệch. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đã tăng lên là 39,5% và tỷ lệ
che phủ rừng năm 2019 đạt 41,65%.
Việt Nam là một nước nơng nghiệp với ¾ diện tích là đồi núi, hơn 80% dân số
sống ở nông thôn miền núi và nghề nghiệp chính là sản xuất nơng - lâm nghiệp. Cuộc
sống của họ từ bao đời nay đã gắn bó chặt chẽ với rừng và đất rừng. Cùng với tốc độ
tăng dân số ngày càng mạnh, với sự mở rộng và phát triển của nền kinh tế thị trường
dẫn tới sự phụ thuộc của người dân địa phương và những tác động của họ vào rừng tự
nhiên cũng ngày càng lớn. Do vậy mà công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng càng
cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa.
Tại Việt Nam, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã được quan tâm
(Năm 2019, cả nước đã trồng 239.152 ha, đạt 112,6 % Kế hoạch); tỷ lệ che phủ
rừng năm 2019 đạt 41,65% (Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2019). Tuy vậy, tình
trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi đã từng khẳng định vai trò to lớn
của rừng trong chống biến đổi khí hậu, ngăn lũ lụt, thiên tai bất thường... Do sự mất
mát của rừng lớn dẫn đến nghèo kiệt đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý
hiếm, làm tăng hàm lượng CO 2 trong khí quyển, tăng nhiệt độ trung bình của trái

đất.
Do những thập kỷ qua ở nước ta rừng thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Trên
danh nghĩa rừng của tồn dân nên vì thế mà mọi người đều có quyền khai thác, lợi
dụng bất kỳ tài nguyên hiện có từ rừng và đất rừng, nên bị khai thác triệt để dẫn đến
cạn kiệt là điều khơng tránh khỏi, thêm vào đó là tình trạng du canh, du cư, hoạt động
đốt nương làm rẫy, dân số tăng nhanh làm cho rừng bị tàn phá nặng nề hơn, hình thức
trên kéo dài suốt bốn thập kỷ do đó tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm nhanh chóng,
diện tích bị thu hẹp từ 14,3 triệu ha (1943) xuống 9,3 triệu ha (năm 1995), tỷ lệ che
phủ rừng từ 47% (1943) xuống cịn 28% năm (1995).
Cơng tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây luôn nhận
được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước; nhiều cơ chế, chính sách được ban
hành tạo thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên rừng, khuyến khích sự tham gia của
các thành phần kinh tế trong công tác bảo vệ rừng theo hướng quản lý rừng bền vững,
như Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 quy định giao rừng, đất trồng rừng cho
tổ chức, cá nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài; giao rừng và
đất rừng phịng hộ (Chính phủ nước CHXHCNVN, 2015); giao rừng, cho thuê rừng,
thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Quốc hội nước CHXHCNVN, 1993).
Nhằm đẩy mạnh xã hội hố cơng tác bảo vệ rừng, ngồi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
được giao rừng; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định rõ thêm cộng đồng


×