Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích những điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp và bài tập tình huống nước mắm phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.73 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: Luật Sở hữu trí tuệ
ĐỀ BÀI:

HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NHĨM

:
:
:
:

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
Đề bài
BÀI LÀM
Câu 1:.....................................................................................................................1
Câu 2:.....................................................................................................................7
1. Theo anh chị, hành vi của các doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ khơng?.......................................................................................................7
2. Tư vấn các biện pháp phù hợp để Hiệp hội nước mắm Phú Quốc bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của mình............................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Chú thích từ viết tắt
SHTT: Sở hữu trí tuệ


Đề bài số 10:
1. Phân tích những điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công
nghiệp? Cho ví dụ minh họa?
2. Nước mắm Phú Quốc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý
năm 2001. Ngày 10/9/2014, Hiệp hội sản xuất nước mắm Phú Quốc phát
hiện doanh nghiệp X tại Đà Nẵng thu mua nước mắm đóng thùng lớn của
một số cơ sở tại Phú Quốc và các địa phương khác, đem về pha chế, đóng
chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phú Quốc” để bán ra thị
trường. Theo anh chị, hành vi của các doanh nghiệp X có xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ khơng? Trên cơ sở đó tư vấn các biện pháp phù hợp để Hiệp
hội nước mắm Phú Quốc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.


BÀI LÀM
Câu 1:
Khi nhu cầu phát triển của con người ngày càng lớn, đòi hỏi sự phát triển
trong tư duy của con người ngày càng cao, càng sáng tạo trong xã hội để đáp ứng
được những nhu cầu đó. Bên cạnh với việc sáng tạo này cũng là sự phát triển và
hoàn thiện về vấn đề pháp lý liên quan đến nó, như việc bảo vệ quyền sáng tác,
quyền sở hữu của cá nhân người sáng tạo, tránh tình trạng tranh chấp trong quá
trình sáng tác, quyền sở hữu của mỗi cá nhân, tổ chức. Trong đó, quyền tác giả và
quyền sở hữu công nghiệp tạo thành hai bộ phận quan trọng của chế định quyền
SHTT.
Ngoài điểm giống nhau là cả hai quyền cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một
số đối tượng khơng được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức thì hai

quyền này có những đặc điểm khác nhau. Điều đó được thể hiện thơng qua bảng
sau:
Tiêu chí
Khái niệm

Quyền tác giả
Quyền sở hữu công nghiệp
Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT
năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009, 2019) quy định: năm 2009, 2019) định nghĩa về
“Quyền tác giả là quyền của quyền sở hữu công nghiệp như
tổ chức, cá nhân đối với tác sau: “Quyền sở hữu cơng
phẩm do mình sáng tạo ra nghiệp là quyền của tổ chức, cá
hoặc sở hữu”.

nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng cơng nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn,
nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý, bí mật kinh doanh
1


do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu và quyền chống cạnh tranh
Đối tượng

không lành mạnh”.
Đối tượng quyền tác giả bao Theo khoản 2 Điều 3 Luật
gồm những đối tượng sau: tác SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ

phẩm văn học, nghệ thuật, sung năm 2009, 2019) đối
khoa học; đối tượng quyền tượng bảo hộ quyền sở hữu
liên quan đến quyền tác giả công nghiệp bao gồm 7 đối
bao gồm cuộc biểu diễn, bản tượng: sáng chế, kiểu dáng
ghi âm, ghi hình, chương trình cơng nghiệp, thiết kế bố trí
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mạch tích hợp bán dẫn, bí mật
mang chương trình được mã kinh doanh, nhãn hiệu, tên
hóa - khoản 1 Điều 3 Luật thương mại và chỉ dẫn địa lý.
SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ

Mục đích

sung năm 2009, 2019).
Mang tính giải trí tinh thần.

Mang tính kĩ thuật, áp dụng
trong các hoạt động sản xuất,

kinh doanh thương mại.
Điều kiện bảo Mọi cá nhân đều có quyền Đối với quyền sở hữu cơng
hộ

sáng tạo văn học, nghệ thuật, nghiệp thì điều kiện này khắt
khoa học và khi cá nhân tạo ra khe hơn như địi hịi phải có
tác phẩm trí tuệ, khơng phụ tình mới, tính sáng tạo và phải
thuộc vào giá trị nội dung hay phân biệt được với các sản
nghệ thuật đều có quyền tác phẩm khác bởi đặc trưng của
giả đối với tác phẩm.

quyền sở hữu công nghiệp là

bảo hộ độc quyền cả nội dung
và hình thức của đối tượng bảo

hộ.
Căn cứ phát “Quyền tác giả phát sinh kể Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT
2


sinh, xác lập từ khi tác phẩm được sáng tạo năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
quyền

và được thể hiện dưới một năm 2009, 2019) quy định như
hình thức vật chất nhất định, sau:
không phân biệt nội dung, “3. Quyền sở hữu cơng nghiệp
chất lượng, hình thức, phương được xác lập như sau:
tiện, ngôn ngữ, đã công bố a) Quyền sở hữu công nghiệp
hay chưa công bố, đã đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng
hay chưa đăng ký” – khoản 1 cơng nghiệp, thiết kế bố trí,
Điều 6 Luật SHTT năm 2005 nhãn hiệu được xác lập trên cơ
(sửa đổi, bổ sung năm 2009, sở quyết định cấp văn bằng bảo
2019).

hộ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo thủ tục đăng
ký quy định tại Luật này hoặc
công nhận đăng ký quốc tế theo
điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối

với nhãn hiệu nổi tiếng được
xác lập trên cơ sở sử dụng,
không phụ thuộc vào thủ tục
đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối
với chỉ dẫn địa lý được xác lập
trên cơ sở quyết định cấp văn
bằng bảo hộ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo thủ
tục đăng ký quy định tại Luật
3


này hoặc theo điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên;
b) Quyền sở hữu công nghiệp
đối với tên thương mại được
xác lập trên cơ sở sử dụng hợp
pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu cơng nghiệp
đối với bí mật kinh doanh được
xác lập trên cơ sở có được một
cách hợp pháp bí mật kinh
doanh và thực hiện việc bảo
mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh
khơng lành mạnh được xác lập
trên cơ sở hoạt động cạnh
tranh trong kinh doanh.”

Cơ chế bảo Quyền tác giả có đặc điểm chỉ Trong khi đó, quyền sở hữu
hộ

bảo hộ về mặt hình thức chứ cơng nghiệp lại bảo hộ độc
không bảo hộ về mặt nội quyền cả nội dung và hình thức
dung. Có nghĩa là cùng một ý của đối tượng. Đối tượng sở
tưởng nhưng được thể hiện hữu công nghiệp phải đáp ứng
dưới những hình thức khác được các điều kiện nhất định.
nhau thì đều được bảo hộ. Sự Một số đối tượng phải được
sáng tạo của tác giả không chỉ đánh giá và công nhận, một số
đem lại cho tác giả quyền tác đối tượng khác được xác định
giả đối với tác phẩm mà cịn bảo hộ thơng qua các vụ tranh
nhằm chống lại sự sao chép nó chấp.
4


hoặc lấy và sử dụng hình thức
trong tác phẩm gốc đã được
thể hiện.
Nội dung bảo Quyền tác giả bảo hộ về Cịn quyền sở hữu cơng nghiệp
hộ

quyền nhân thân (Điều 19) và bảo hộ về: Sáng chế, kiểu dáng
quyền tài sản (Điều 20).

cơng nghiệp, thiết kế bố trí:
Quyền tài sản và quyền nhân
thân (Điều 122); Bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương
mại và chỉ dẫn địa lý: quyền tài


sản.
Thời hạn bảo Điều 27. Thời hạn bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp
hộ

quyền tác giả

được bảo hộ theo thời hạn của

“1. Quyền nhân thân quy định văn bằng bảo hộ.
tại các khoản 1, 2 và 4 Điều Điều 93. Hiệu lực của văn bằng
19 của Luật này được bảo hộ bảo hộ
vơ thời hạn.

“1. Văn bằng bảo hộ có hiệu

2. Quyền nhân thân quy định lực trên toàn lãnh thổ Việt
tại khoản 3 Điều 19 và quyền Nam.
tài sản quy định tại Điều 20 2. Bằng độc quyền sáng chế có
của Luật này có thời hạn bảo hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài
hộ như sau:

đến hết hai mươi năm kể từ

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ngày nộp đơn.
ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác 3. Bằng độc quyền giải pháp
phẩm khuyết danh có thời hạn hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp
bảo hộ là bảy mươi lăm năm, và kéo dài đến hết mười năm kể
kể từ khi tác phẩm được công từ ngày nộp đơn.
5



bố lần đầu tiên; đối với tác 4. Bằng độc quyền kiểu dáng
phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ công nghiệp có hiệu lực từ
thuật ứng dụng chưa được ngày cấp và kéo dài đến hết
công bố trong thời hạn hai năm năm kể từ ngày nộp đơn,
mươi lăm năm, kể từ khi tác có thể gia hạn hai lần liên tiếp,
phẩm được định hình thì thời mỗi lần năm năm.
hạn bảo hộ là một trăm năm, 5. Giấy chứng nhận đăng ký
kể từ khi tác phẩm được định thiết kế bố trí mạch tích hợp
hình; đối với tác phẩm khuyết bán dẫn có hiệu lực từ ngày
danh, khi các thơng tin về tác cấp và chấm dứt vào ngày sớm
giả xuất hiện thì thời hạn bảo nhất trong số những ngày sau
hộ được tính theo quy định tại đây:
điểm b khoản này;

a) Kết thúc mười năm kể từ

b) Tác phẩm khơng thuộc loại ngày nộp đơn;
hình quy định tại điểm a b) Kết thúc mười năm kể từ
khoản này có thời hạn bảo hộ ngày thiết kế bố trí được người
là suốt cuộc đời tác giả và có quyền đăng ký hoặc người
năm mươi năm tiếp theo năm được người đó cho phép khai
tác giả chết; trường hợp tác thác thương mại lần đầu tiên
phẩm có đồng tác giả thì thời tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
hạn bảo hộ chấm dứt vào năm c) Kết thúc mười lăm năm kể từ
thứ năm mươi sau năm đồng ngày tạo ra thiết kế bố trí.
tác giả cuối cùng chết;

6. Giấy chứng nhận đăng ký


c) Thời hạn bảo hộ quy định nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày
tại điểm a và điểm b khoản cấp đến hết mười năm kể từ
này chấm dứt vào thời điểm ngày nộp đơn, có thể gia hạn
24 giờ ngày 31 tháng 12 của nhiều lần liên tiếp, mỗi lần
năm chấm dứt thời hạn bảo mười năm.
6


hộ quyền tác giả.”

7. Giấy chứng nhận đăng ký
chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vơ

thời hạn kể từ ngày cấp.”
chuẩn Bảo hộ tính nguyên gốc của Bảo vệ tính mới.

Tiêu
bảo hộ
Ví dụ

tác phẩm.
Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu: Giày Nike, xe máy
của trường Đại học Luật Hà Honda; chỉ dẫn địa lý: mật ong
Nội; phóng sự của VTV về bạc hà “Mèo Vạc”…
dịch bệnh Covid-19; bộ phim
Titanic…

Câu 2:
1.


Theo anh chị, hành vi của các doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở

hữu trí tuệ khơng?
Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)
quy định:
“4. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc
sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm
đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc
trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ
chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.”
Trong trường hợp đề bài đã nêu, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc đã được cấp
giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc. Như
vậy, có thể thấy, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc là chủ thể đã được Nhà nước trao
quyền quản lí chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phú Quốc.

7


Theo khoản 2 Điều 123 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009,
2019) tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn
địa lý có các quyền sau:
“a) Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác
sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản
lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Khoản 1 Điều 125 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)
tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý

có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
“1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền
sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng
đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó khơng thuộc các trường hợp
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Với quy định này thì Hiệp hội nước mắm Phú Quốc có quyền cho phép
người khác sử dụng hoặc ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý Nước mắm
Phú Quốc của địa phương mình.
Ngày 10/9/2014, Hiệp hội sản xuất nước mắm Phú Quốc phát hiện doanh
nghiệp X tại Đà Nẵng thu mua nước mắm đóng thùng lớn của 1 số cơ sở tại Phú
Quốc và các địa phương khác, đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “Nước mắm
đậm đà hương vị Phú Quốc” để bán ra thị trường. Hành vi của doanh nghiệp X đã
xâm phạm quyền SHTT mà cụ thể là quyền đối với chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phú
Quốc.

8


Căn cứ Điều 5 Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí
tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ (được sửa
đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010) ta
có thể xác định một hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng và
quyền đối với sở hữu trí tuệ nói chung phải đáp ứng 4 điều kiện sau:
 Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Trong trường hợp này, đối tượng cần xem xét đó là chỉ dẫn địa lý đối với
Nước mắm Phú Quốc. Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chỉ dẫn địa lý vào năm 2001 đến năm 2014 thì phát hiện hành vi sản xuất
nước mắm mang nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phú Quốc” của doanh nghiệp

X. Theo quy định tại Điều 93 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009,
2019) về hiệu lực của văn bằng bảo hộ thì văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn
lãnh thổ Việt Nam và tại khoản 7 của Điều luật này có quy định: “Giấy chứng nhận
đăng kí chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vơ thời hạn kể từ ngày cấp.” Theo quy định này
thì Chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phú Quốc được cấp cho Hiệp hội Nước mắm Phú
Quốc vẫn đang được bảo hộ tại thời điểm có hành vi xâm phạm của doanh nghiệp
X.
 Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung
theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP thì “Yếu tố xâm phạm quyền đối
với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hố, bao bì
hàng hố, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo
và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn
với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ”. Ta cần xác định hành vi xâm phạm của doanh
9


nghiệp X. Căn cứ điểm a, c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009, 2019) thì các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn được bảo
hộ bao gồm:
“a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất
xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó khơng đáp ứng các
tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm
cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;”
Theo đề bài, doanh nghiệp X đã mua nước mắm từ khu vực địa lý của chỉ
dẫn địa lý Nước mắm Phú Quốc và các địa phương khác, đem về pha chế, đóng
chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phú Quốc” - đây là hành vi xâm
phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý của Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc. Việc làm

của doanh nghiệp X tức là đã sử dụng dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý của Hiệp
hội Nước mắm Phú Quốc. Nhãn hiệu “Nước mắm đậm đà hương vị Phú Quốc” của
doanh nghiệp X có thể làm cho người tiêu dùng hiểu rằng đây là sản phẩm nước
mắm xuất xứ từ Phú Quốc.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 213 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009, 2019) thì hàng hóa giả mạo về chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của
hàng hóa có gắn dáu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được
bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của tổ chức quản lý chỉ
dẫn địa lý. Ở đây, có thể thấy, nước mắm của doanh nghiệp X là hàng hóa giả mạo
chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phú Quốc. Bởi: tên nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty
X trùng với địa danh chỉ dẫn địa lý của sản phẩm nước mắm mà Hiệp hội Nước
mắm Phú Quốc đã được cấp Giấy phép đăng kí; doanh nghiệp X khơng thuộc khu
vực có chỉ dẫn địa lý là nước mắm Phú Quốc và việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Nước
10


mắm Phú Quốc của doanh nghiệp X không được sự cho phép của Hiệp hội nước
mắm Phú Quốc – chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý; hai sản phẩm đều là nước mắm có
chức năng, cơng dụng và kênh tiêu thụ giống nhau.
Hành vi của doanh nghiệp X là hành vi cố ý làm cho người tiêu dùng tưởng
rằng nước mắm mà doanh nghiệp X sản xuất có nguồn gốc từ Phú Quốc. Như vậy
có thể thấy trong trường hợp này đã có yếu tố xâm phạm đến chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ của Hiệp hội nước mắm Phú Quốc.
 Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ và khơng phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản
3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và
195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ thể thực hiện hành vi bị xem xét trong tường hợp này là doanh nghiệp
X. Doanh nghiệp này không nằm trong khu vực địa lý của chỉ dẫn Nước mắm Phú

Quốc đã được bảo hộ, không được sự cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý của Hiệp hội
nước mắm Phú Quốc theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật SHTT năm 2005
(sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019). Đồng thời, nhãn hiệu “Nước mắm đậm đà
hương vị Phú Quốc” chưa đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp
đơn chỉ dẫn địa lý của Hiệp hội nước mắm Phú Quốc. Mặt khác, doanh nghiệp X
đã pha chế nước mắm mua về từ các cơ sở ở Phú Quốc với các loại nước mắm
khác, việc làm này đã làm thay đổi chất lượng, giá trị của Sản phẩm Nước mắm
Phú Quốc nên hành vi của doanh nghiệp X cũng không thuộc trường hợp được cho
phép theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 125 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009, 2019). Như vậy, có thể thấy, doanh nghiệp X khơng phải là chủ thể
được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2
Điều 125 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
11


 Thứ tư, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi của doanh nghiệp X là hành vi cần xem xét. Hành vi pha chế, dán
nhãn và đem bán ra thị trường sản phẩm nước mắm có nhãn “Nước mắm đậm đà
hương vị Phú Quốc” được doanh nghiệp X tiến hành tại trụ sở của mình tại Đà
Nẵng. Như vậy, hành vi cần xem xét ở đây xảy ra tại Việt Nam.
Như vây, doanh nghiệp X đã có hành vi xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ (do
đáp ứng đầy đủ các cơ sở để xác định một hành vi xâm phạm đến quyền đối với chỉ
dẫn địa lý) mà cụ thể trong trường hợp này là hành vi xâm phạm đến quyền đối với
chỉ dẫn địa lý của Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc.
2.

Tư vấn các biện pháp phù hợp để Hiệp hội nước mắm Phú Quốc bảo vệ

quyền lợi hợp pháp của mình.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc có

thể làm bảo vệ quyền của mình bằng các cách sau:
-

Tự bảo vệ bằng cách áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi

xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - khoản 1 Điều 198 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009, 2019).
-

Gửi đơn yêu cầu doanh nghiệp X phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi,

cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại – khoản 2 Điều 198 Luật SHTT năm 2005
(sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
-

Hiệp hội cần thu thập chứng cứ để chứng minh vi phạm của doanh nghiệp X

và làm thủ tục yêu cầu bảo vệ quyền SHTT bằng các biện pháp được quy định tại
khoản 1 Điều 199 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) về biện
pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

12


“1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá
nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp
dân sự, hành chính hoặc hình sự.”
 Đối với biện pháp hành chính:
Việc áp dụng biện pháp này thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính
như Quản lý thị trường (khoản 3 Điều 200) và doanh nghiệp X sẽ bị xử lý thông

qua các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và sẽ phải khắc phục hậu quả qua
các biện pháp được quy định tại Điều 214 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009, 2019).
 Đối với biện pháp dân sự:
Việc áp dụng biện pháp này thuộc thẩm quyền của Tòa án (khoản 2 Điều
200). Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại điều 202 Luật SHTT năm
2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) để xử lý việc vi phạm của doanh nghiệp X
và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
 Đối với biện pháp hình sự:
Việc áp dụng biện pháp này thuộc thẩm quyền của Tòa án (khoản 2 Điều
200). Nếu hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X có đủ dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung
năm 2017).
Tóm lại, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc có thể lựa chọn biện pháp phù hợp
hoặc cũng có thể áp dụng hai biện pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

13


+DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb Cơng an
nhân dân, Hà Nội, 2013.
2. Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
3. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
4. Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ
sung theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010).
5. Cục Sở hữu trí tuệ, Sửa đổi Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho
sản phẩm Mật ong Mèo Vạc.

6. Quốc Chánh - Lê Sen, Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý: Cứu cánh cho nước mắm
Phú Quốc chính hiệu.
7. So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.
8. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi thu mua hàng hóa, tự
ý dán nhãn thương hiệu đã được bảo hộ bị xử lý như thế nào?

14



×