2
động đó bởi lẽ đối tượng chủ yếu của trường học là HS - lứa tuổi có tâm sinh lí phát
triển chưa vững chắc, các em dễ dàng chịu sự tác động của các yếu tố tiêu cực không
phù hợp với truyền thống, với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Bên cạnh đó, hầu hết
gia đình HS ở huyện miền núi Ba Tơ kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn nên nhiều phụ
huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục con cái, bản thân HS cũng chưa có ý
thức rèn luyện tốt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực từ những đối tượng xấu, điều
đó gây nguy hại lớn đến việc sự hình thành và phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến lý
tưởng sống của HS. Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của xã hội nói chung và
ngành giáo dục nói riêng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo
dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện
Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục nếp sống
văn hóa học đường ở các trường THCS ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho HS ở các trường THCS huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở
các trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học
đường ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường
THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua chưa được quan tâm đúng
mức, nhận thức và hành vi về nếp sống văn hóa học đường của HS cịn nhiều hạn chế.
Nếu đánh giá đúng được thực trạng quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở
các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thì sẽ đề xuất được các biện pháp có
tính cấp thiết và khả thi cao, từ đó là định hướng vận dụng vào thực tiễn quản lý giáo
dục nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS ở các
trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học
đường cho HS THCS.
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường và
quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường THCS huyện
Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học
3
đường ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
nếp sống văn hóa học đường ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong
giai đoạn 2014 - 2017 và đề xuất các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng trong giai
đoạn 2018 - 2023.
Đề tài tiến hành khảo sát tại 13 trường THCS (Không tiến hành khảo sát đối với
cấp với các trường TH&THCS) trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể:
THCS Ba Tiêu, THCS Ba Ngạc, THCS Ba Vì, THCS Ba Tơ, THCS Ba Lế, THCS Ba
Khâm, THCS Ba Trang, THCS Ba Dinh – Ba Tô, THCS Thị trấn Ba Tơ, THCS Ba
Động, THCS Ba Vinh, PTDTNT THCS Ba Tơ, PTDTBT THCS Ba Xa.
Khách thể điều tra gồm 26 CBQL, 26 GV, 260 PHHS (mỗi trường 20 phụ
huynh) và 130 HS (mỗi trường 10 HS, thuộc cả 04 khối 6, 7, 8, 9).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong
xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đề tài sử dụng các mẫu điều tra (Anket) đối với các khách thể là hiệu trưởng, GV
và HS để thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục văn hóa
học đường cho HS ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài tiến hành phỏng vấn CBQL, giáo viên và HS về thực trạng hoạt động giáo
dục nếp sống văn hóa học đường cho HS và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp
sống văn hóa học đường cho HS ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Đề tài nghiên cứu sản phẩm của CBQL và GV như: kế hoạch quản lý, kế hoạch
tổ chức các hoạt động, kế hoạch dạy học và trang thiết bị giáo dục,... ở các trường
THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các CBQL nhằm thu thập các thông tin cần
thiết liên quan đến đề tài.
7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ
Đề tài sử dụng phần mềm Excell để xử lý kết quả thu được từ phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học
đường cho học sinh trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường
ở các trường trung học cơ sở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở
các trường trung học cơ sở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN
HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục nếp sống
văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Văn hố ln đi liền với giáo dục, giáo dục đi liền với văn hoá, cả hai đều là sản
phẩm đặc thù của lồi người, chỉ có lồi người mới có. Lênin đã khẳng định: giáo dục
là “Phạm trù vĩnh hằng” tồn tại mãi mãi cùng loài người: Thế hệ trước phải truyền cho
thế hệ sau các kinh nghiệm lịch sử - xã hội, tạo nên tiến hố khơng ngừng của lồi
người. Giáo dục được coi là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sự trường tồn của
quốc gia - dân tộc.
Mỗi nhà trường cần có văn hóa học đường của mình; thực tiễn đã chứng minh tác
dụng tích cực của văn hoá học đường, chống lại văn hoá độc hại, tiêu cực; mục tiêu
chung nhất của văn hoá học đường là xây dựng trường học lành mạnh – cơ sở quan
trọng để đảm bảo chất lượng thật. Tuy cịn có ý kiến khác nhau, ví dụ, về định nghĩa
“văn hố học đường”, nhưng khái quát lại, văn hoá học đường là hệ thống các chuẩn
mực, giá trị giúp các CBQL nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em HS,
HS có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp.
Vấn đề giáo dục nhà trường nói chung cũng như giáo dục văn hố học đường nói
riêng đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề
này cũng chỉ mới được quan tâm nghiên cứu trong những thập niên gần đây. Vì thế,
văn hố học đường (hay văn hố nhà trường) cho HS là khái niệm còn khá mới, nội
hàm về nội dung của giáo dục hành vi văn hoá học đường cũng chưa được hiểu rõ và
đầy đủ đối với mọi người, kể cả với những người làm công tác giáo dục.
Thuật ngữ văn hoá học đường được xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước
ở phương Tây, một số nước đã có trung tâm nghiên cứu về văn hoá học đường bằng
cách tổ chức khảo sát và xây dựng những tiêu chí đánh giá văn hố của từng trường
học. Ở Singapore, người ta rất chú trọng đến cơng tác giáo dục văn hố học đường
đường bằng cách xác định những giá trị cốt lõi, xây dựng tầm nhìn và giá trị để mọi
người cùng hướng tới.
Nhà giáo dục Hoa Kỳ Kent D.Peterson trong bài viết “văn hóa học đường: tích
cực hay tiêu cực?” đã đưa ra quan niệm về văn hoá học đường, và chỉ ra tập hợp các
dấu hiệu về văn hóa học đường. Kent D.Peterson cho rằng “văn hoá học đường là tập
hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các nghi lễ và nghi thức, các biểu tượng và
truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường”.
Một học giả Fullan tin rằng ngành giáo dục cần nhìn vào mơi trường văn hố học
đường một cách toàn diện hơn, tạo thế đồng bộ, nhất quán ngay trong nội bộ một ngôi
7
chính, mà nếu thiếu một đức thì khơng thành người”.
Nghị quyết TW14 ngày 11/1/1979 Bộ chính trị về cải cách giáo dục “Nội dung
giáo dục ở trường THCS mang tính toàn diện và kỹ thuật tổng hợp, nhưng chú ý
hơn đến phát huy sở trường, năng khiếu cho cá nhân…Ở trường THCS cần coi
trọng giáo dục thẩm mỹ (Âm nhạc, mĩ thuật, giáo dục hoạt động văn hóa nghệ
thuật, thể dục thể thao, luyện tập quân sự).
Tháng 9/2007 tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Xây dựng văn hoá học đường Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường” đã được tổ chức. Tháng
10/2008, Ban tuyên giáo Trung ương cũng tổ chức hội nghị chuyên đề văn hố học
đuờng trong tình hình hiện nay.
Tháng 3/2009 tại Tiền Giang, hội khoa học tâm lý giáo dục Việt nam tổ chức
hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Văn hoá học đường- Lý luận và thực
tiễn”. Hội nghị giao ban chuyên đề VHHĐ trong các trường học được Ban tuyên
giáo tổ chức với mục đích đánh giá thực trạng mơi trường văn hố, đời sống văn
hố của HS – HS. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các lực lượng giáo dục, hội nghị
với mục đích nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đề xuất được định hướng,
giải pháp sát hợp với cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách nhằm tạo điều
kiện tham gia giáo dục văn hoá học đường.
Về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường, những năm qua được
nhiều tác giả nước ta quan tâm nghiên cứu như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ,
Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Tất Dong. Nhiều tác giả khác như
Nguyễn Văn Nhẫn với bài viết giáo dục nếp sống văn hóa học đường thông qua tiết
chào cờ, các bài viết của Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Tâm lý giáo
dục Hà Nội về văn hoá học đường. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Phạm trù văn
hoá học đường chưa được đưa vào phạm vi quản lý nhà trường. Chúng ta chưa có
tiêu chí, chưa ai khảo sát, có người đã nói về khía cạnh này, khía cạnh kia thì cũng
khơng ít. Ơng trăn trở: Văn hố học đường là việc cần thiết biết nhường nào”. [14].
Bên cạnh các tài liệu, cơng trình nghiên cứu trên, những năm qua các cơng
trình đề tài luận văn, các bài báo của một số tác giả đã bàn đến vấn đề giáo dục
văn hóa học đường như: Tác giả Trần Minh Hằng trong Tạp chí giáo dục Thủ đơ,
số 215 - năm 2009 có bài viết rất sâu sắc “Văn hóa học đường với việc xây dựng
trường học thân thiện, HS tích cực”; Tác giả Phạm Minh Hạc trong Tạp chí THCS
Sài Gịn, Quyển số 17 - Tháng 11/2013 có bài viết “Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa
học đường”; Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của Nguyễn Thị Bé, Học viện Chính
trị - Bộ Quốc Phịng, 2013 “Quản lý hoạt động văn hóa học đường của HS THCS trên
địa bàn thành phố Hà nội hiện nay”; Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục của Hà Ngọc
Văn, Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên, 2014 “Quản lý giáo dục văn hóa
học đường tại các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”; Luận văn thạc sĩ
quản lý giáo dục của Lê Hữu Phong, Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên,
8
2014 “Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường tại các trường THCS thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”;
Kết quả nghiên cứu những cơng trình về quản lý hoạt động văn hố học đường
như trình bày trên, cho thấy: Việc quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học đường đã
được các nhà quản lý và xã hội chú ý; Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học đường
chưa có sự thống nhất giữa các trường về nội dung, hình thức giáo dục văn hố học
đường; nhất là chưa đi sâu vào nghiên cứu nội dung, hình thức, biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục văn hoá học đường của HS THCS. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên
là những gợi ý, định hướng cho tôi kế thừa, nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về vấn
đề quản lý giáo dục nếp sống văn hoá học đường cho HS THCS huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi hiện nay.
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan
được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia trong mọi thời
đại mà qua đó có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý, tơi hiểu: Quản lý là một q
trình tác động có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
nhằm đạt được các mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại lao động đặc biệt
nhằm điều khiển lao động xã hội ngày càng phát triển. Các loại hình lao động càng
phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trị quan trọng.
* Các chức năng cơ bản của quản lý: Trong lĩnh vực quản lý đã có nhiều hệ
thống phân loại chức năng quản lý, song có thể khái quát lại thành các chức năng cơ
bản như sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: Là chức năng khởi đầu, là tiền đề, điều kiện của
mọi quá trình quản lý. Kế hoạch là bản thiết kế, trong đó xác định mục đích, mục tiêu
đối với tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức để đạt được
mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa:
+ Xác định, hình thành các mục tiêu phát triển của tổ chức, của hoạt động và
các mục tiêu của quản lý tương thích.
+ Xác định chương trình hành động, các biện pháp cần thiết để đạt được các
mục tiêu của quản lý và các mục tiêu phát triển của tổ chức.
+ Xác định và phân phối các nguồn lực, các điều kiện cần thiết.
- Chức năng tổ chức: Là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan
hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm tạo cơ chế đảm bảo
sự phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc thực hiện thành cơng
kế hoạch, chương trình hành động và nhờ đó mà đạt được mục tiêu tổng thể của tổ
chức. Quá trình tổ chức sẽ lơi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận cùng các
công việc của chúng và sau đó là vấn đề nhân sự, gồm việc xác định và nhóm gộp các
hoạt động, giao phó quyền hành của người quản lý và tạo ra sự phối hợp thực hiện
9
mục tiêu của tổ chức một cách khoa học, có hiệu quả.
- Chức năng chỉ đạo (lãnh đạo): Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã
hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có quá trình tác động chỉ đạo
(directing, hay infuencing). Chỉ đạo (hay lãnh đạo) bao hàm cả việc liên kết các thành
viên và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ.
- Chức năng kiểm tra: Là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và
điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Kiểm tra là
nhằm xác định kết quả thực tế so với yêu cầu tiến độ và chất lượng vạch ra trong kế
hoạch, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn điều chỉnh kịp thời.
Kiểm tra không chỉ là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, mà ln cần thiết từ
đầu đến cuối q trình thực thi kế hoạch. Ngồi 4 chức năng cơ bản, truyền thống nói
trên, nghiên cứu q trình quản lý trong điều kiện xã hội thông tin, gần đây nhiều cơng
trình đã đưa thơng tin quản lý như là một chức năng cần thiết.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành. Cũng giống như khái
niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, ở
đây tôi chỉ đề cập tới khái niệm quản lý giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống
giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống là các cơ sở trường học. Như vậy, có thể
hiểu một cách khái quát: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức (có mục
đích, có tổ chức) của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, thực hiện các chức năng
quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu mong
muốn.
* Nội dung của quản lý giáo dục:
Trong quá trình quản lý giáo dục cũng thể hiện đầy đủ các chức năng quản lý cơ
bản. Nhưng nội dung quản lý giáo dục lại mang những đặc trưng của quản lý hành
chính nhà nước, của mỗi quốc gia và cụ thể hóa theo phạm vi của cấp quản lý. Ở Việt
Nam, nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 99 - Luật
giáo dục Việt Nam 2005. [15]
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển giáo dục.
2. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật giáo dục đào tạo, ban
hành điều lệ nhà trường, quy định hoạt động cơ sở giáo dục-đào tạo.
3. Quy định mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, cơ
sở vật chất thiết bị trường học, biên soạn, in, xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, quy
chế thi và cấp văn bằng chứng chỉ.
4. Tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo, kiểm định chất
lượng giáo dục-đào tạo.
5. Thực hiện công tác thống kê thông tin về tổ chức hoạt động giáo dục.
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
10
7. Tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng quản lý nhà giáo, CBQL giáo dục.
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dụcđào tạo.
9. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh
vực giáo dục.
10. Tổ chức quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo.
11. Quy định việc tặng danh hiệu cho người có nhiều cơng lao cho sự nghiệp
giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo.
1.2.3. Văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hố (có hơn 400 định nghĩa về văn hố),
nhưng tựu chung lại có thể hiểu văn hoá theo cách tiếp cận sau:
Theo E. Heriot: Cái gì cịn lại khi tất cả những cái khác bị qn đi, cái đó gọi là
văn hố. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn hố là sự tổng hợp mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sinh tồn [25]. Theo Unessco: Văn hoá phản ánh và thể hiện
một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng
như đang diễn ra trong hiên tại, qua hàng bao nhiêu thế kỉ nó đã hình thành nên một
hệ thống giá trị, truyền thống, thẫm mĩ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc thể
hiện bản sắc riêng của mình. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ
qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự
nhiên và xã hội. [29]
Nói đến văn hố là phải nói đến con người, mà nói đến con người trước hết phải
nói đến tình cảm, tư tưởng, tâm lý, tư duy, chính trị,... Đó là cốt lõi của văn hoá. Lịch
sử văn hoá là lịch sử con người và loài người: con người tạo ra văn hoá và văn hoá làm
cho con người trở thành người.
Văn hoá là sản phẩm của hoạt động lao động sáng tạo của con người, cộng đồng
dân tộc và loài người. Từ đây, chúng ta có thể rút ra định nghĩa: Tất cả những biến đổi
do con người tạo ra ở ngồi cơ thể gọi là thành tựu văn hóa; tập hợp toàn bộ các
thành tựu ấy ta gọi là văn hóa. Những thành tựu này là do con người, loài người làm
ra, thế hệ tiếp nối thế hệ, kế thừa và phát huy, tạo nên và phát triển con người và loài
người. Từ đấy, loài người, từng con người được đánh giá theo sự phát triển của văn
hóa.
Phạm Minh Hạc đã đưa ra một định nghĩa khái quát hơn về văn hoá: văn hoá là
hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người, cộng đồng, dân tộc, loàỉ người
sáng tạo ra. Con người là tác giả của văn hố, đồng thời duy trì sự tồn tại của văn hoá
hiện nay và truyền thụ cho tương lai, bảo tồn và phát triển các giá trị đó. Trong cuộc
11
sống hàng ngày, con người biểu lộ vốn văn hóa của mình thơng qua các hành vi, hành
động bao gồm cả lời nói, việc làm và thái độ ứng xử. Vì vậy, bên cạnh giáo dục tri thức,
kỹ năng, phải đặc biệt coi trọng giáo dục các thái độ gọi chung là nhân cách văn hóa.
Văn hố được hiểu là những niềm tin, giá trị, tập tục, lối sống hay tổng hợp trong
những phương thức sinh hoạt được biểu hiện ở nhiều cấp. Người ta thường nói đến
văn hố dân tộc, văn hố tộc người, văn hóa tổ chức hay văn hố cộng đồng, đồng thời
có những thành tựu văn hoá, văn minh, các giá trị được coi là tài sản của cả loài người.
Hơn nữa, ở cấp độ cá nhân, văn hóa đươc thấm vào nhân cách, lối tư duy, cách thức
hành động của từng thành viên cộng đồng. Văn hoá được thấm sâu vào từng con
người, trở thành nét văn hoá nhân cách.
1.2.4. Nếp sống
Theo Vũ Dũng: “Nếp sống là những hành vi ứng xử của con người được lặp đi
lặp lại nhiều lần thành nếp, thành thói quen. Đó là hành vi ứng xử đã được định hình,
ổn định và khá bền vững, được trải nghiệm và tồn tại qua thời gian. Nếp sống là lối
sống ở một phương diện nào đó hay nói cách khác, nếp sống là một lối sống nhất
định”. [10]
Còn theo Mạc Văn Trang thì “Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, là những
đặc điểm biểu hiện của lối sống đã được hình thành nề nếp, thói quen của cá nhân
(như nét tính cách), của gia đình (nếp nhà), của xã hội (phong tục, tập quán, truyền
thống): lối sống mới được nảy sinh, hình thành, phát triển và đến mức độ được củng
cố, định hình mới thành nếp sống. Lối sống và nếp sống không tách rời nhau ”. [34]
Xét trong mối quan hệ chung nếp sống bao gồm nếp sinh hoạt, hoạt động, cách
thức giao tiếp; nếp sống chính là những quy tắc, nội quy, kỷ luật phù hợp của nhóm xã
hội đã trở thành hành vi của mỗi cá nhân phù hợp với điều kiện sống, môi trường và
đặc biệt là phù hợp với đặc trưng hoạt động nghề nghiệp.
Tóm lại, có nhiều cách hiểu khác nhau về lối sống, nếp sống. Nhưng có thể hiểu
nếp sống là phần biểu hiện văn hoá cụ thế trong lối sống trên toàn bộ các lĩnh vực hoạt
động của xã hội và cá nhân, nói cách khác là văn hố ứng xử của con người đối với thế
giới tự nhiên, xã hội và con người. Nếp sống có ý nghĩa hẹp hơn lối sống, nó bao gồm
những cách thức hành động, suy nghĩ, những quy ước được lặp đi lặp lại hành ngày trở
thành thói quen, tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, trong phong tục, trong đạo đức.
Lối sống thì bao trùm hơn, lối sống là cái chung, nếp sống là cái biểu hiện cụ thể. Lối
sống nói lên tính định hướng, định tính cịn nếp sống nói lên tính định hình, định
lượng. Ta có thể nói “lối sống xã hội chủ nghĩa” “lối sống cộng đồng”. Còn nếp sống
là “nếp sống văn hóa”, “nếp sống cũ”. Nhưng nếp sống khơng thể tách rời lối sống,
bao giờ cũng là nếp sống của một lối sống nhất định.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu nếp sống là những phương thức hoạt động, hành
vi ứng xử của con người được lặp đi lặp lại thành nề nếp, thành thói quen, thành
phong tục, tập qn được xã hội cơng nhận. Nói cách khác, đó là hệ thống thái độ,
hành vi của mỗi con người.
12
1.2.5. Văn hóa học đường
Văn hố học đường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát
triển của một nền giáo dục, trong môi trường này tất cả các chủ thể tham gia từ người
học đến nhà quản lý, giáo viên, nhân viên đều phải tuân thủ pháp luật, quy định, rèn
luyện đạo đức, lối sống... Nếu môi trường học đường không giữ được nền nếp, giá trị,
chuẩn mực, thầy khơng ra thầy, trị khơng ra trị thì nhà trường khơng thể thực hiện
được chức năng truyền tải, giáo dục văn hóa.
Để xây dựng văn hóa học đường cần thực hiện đồng bộ từ cơ chế, chính sách,
pháp luật, quy định đến việc giữ đúng chuẩn mực đạo đức, văn hóa của mỗi chủ thể
tham gia vào q trình giáo dục. Có thể nói, khái niệm văn hóa học đường là một khái
niệm cịn mới ở Việt Nam, đến nay có một số nghiên cứu cũng bước đầu đề cập đến
khái niệm này: “Văn hoá học đường là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần
được hình thành và tích luỹ trong lịch sử bao gồm những suy nghĩ, quan niệm thói
quen, tập quán, tư tưởng, luật pháp... nhằm thiết lập mối quan hệ giữa thầy, trị và các
thành viên có liên quan để việc dạy và học đạt kết quả cao” [35]. Ở một khía cạnh
khác, khái niệm văn hóa học đường được đề cập đến ở những nội dung cụ thể hơn
“Văn hóa học đường là tồn bộ yếu tố vật chất (giảng đường, phịng thí nghiệm,
xưởng thực hành, khơng gian, cảnh quan) đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục, góp phần
tạo nên môi trường và phương tiện giáo dục tốt nhất; nội quy, quy chế của nhà trường
phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung của xã hội, phù hợp với nội quy, quy định của
môi trường học đường đảm bảo cho các hoạt động trong trường học diễn ra lành
mạnh, đạt mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người tồn diện, có đủ đức, trí, mỹ,
thể, có tri thức và có hồi bão khát vọng vươn lên [15]. Như vậy, nhìn chung khái
niệm văn hóa học đường được biểu hiện ở một số nội dung sau: Văn hóa học đường là
khái niệm đề cập đến toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần của một nhà trường; biểu
hiện trước hết ở hệ thống các giá trị, chuẩn mực, niềm tin, quy tắc ứng xử tốt đẹp giữa
các chủ thể trong mơi trường giáo dục; đóng góp tích cực vào q trình hồn thiện,
phát triển nhân cách người học, hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ.
1.2.6. Nếp sống văn hóa học đường
Theo tác giả Đặng Nghiêm Vạn: Nếp sống văn hóa tức là nếp sống phù hợp với
văn hóa của một xã hội, một dân tộc, một tộc người, một đất nước nhất định [37].
Tác giả Lê Như Hoa cho rằng: Nếp sống văn hóa là sự biểu hiện văn hóa cụ thể của
lối sống, là văn hóa ứng xử của con người đối với tự nhiên, xã hội và con người [23].
Trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, nếp sống văn hóa của một đơn vị, một lứa
tuổi, một thế hệ...là một bộ phận của văn hóa dân tộc, nếp sống văn hóa ấy vừa mang
tính phổ qt, vừa có tính dân tộc và phù hợp với xu thế chung của nhân loại, vừa
mang nội dung của chế độ xã hội mà đất nước, dân tộc đó lựa chọn.
Điều tất yếu và là nhân tố quan trọng quyết định trong việc xây dựng một nếp
sống văn hóa của dân tộc Việt Nam đang trên chặng đường quá độ tiến tới một xã hội