Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÀNG THỊ CÚC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÀNG THỊ CÚC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH LAI CHÂU
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ THỊ KIM LINH

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả khảo sát, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả
Vàng Thị Cúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm của mình, tác giả xin cảm sự quan tâm, giúp đỡ của quý
Thầy, Cô trường Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo
và Nghiên cứu khoa học, các thầy cô giáo khoa sau Đại học, các thầy cô đã tham

gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục khoá 25 đã giúp đỡ tác
giả rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hà Thị Kim Linh
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành
luận văn và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình công tác.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của thư viện trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Lai Châu, các phòng, ban và đồng nghiệp của trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh
Lai Châu, Cục thống kê tỉnh Lai Châu,... tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
quí báu đó.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn các bạn đồng nghiệp và người thân đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Lai Châu, tháng 4 năm 2019

Tác giả
Vàng Thị Cúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ................................................................................... vi

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ .................................................................................. 6
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ............................................................................. 6
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước .......................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .............................................................. 11
1.2.1. Quản lý giáo dục.............................................................................................. 11
1.2.2. Quản lý nhà trường, quản lý trường Phổ thông dân tộc nội trú .................... 12
1.2.3. Bản sắc văn hóa dân tộc .................................................................................. 14
1.2.4. Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc .................................................................. 19
1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
trường phổ thông dân tộc nội trú .................................................................... 20
1.3.1. Đặc điểm học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .................................... 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3.2. Đặc điểm cụ thể về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở
trường phổ thông dân tộc nội trú ................................................................... 21

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường
phổ thông dân tộc nội trú ................................................................................ 24
1.4.1. Mục tiêu quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường ......... 24
1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường ........ 25
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ............................................. 29
1.5.1. Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 31
1.5.2. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 31
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 32
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN
SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LAI CHÂU ................................................................ 34
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục tỉnh Lai Châu ........................ 34
2.2. Đặc điểm tình hình trường phổ thông dân tộc nội trú ...................................... 36
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường phổ thông dân tộc nội trú ... 36
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu ............................................... 38
2.3.1. Thực trạng nhận thức ...................................................................................... 39
2.3.2. Thực trạng về thái độ, hành vi của học sinh đối với việc giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc ......................................................................................... 42
2.3.3. Thực trạng nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
trường PTDTNT tỉnh Lai Châu ...................................................................... 44
2.3.4. Thực trạng hình thức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ......... 47
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho
học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu ...................... 51
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh ..................................................................................................... 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc cho học sinh ....................................................................................... 53
2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho học sinh .............................................................................................. 56
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc cho học sinh ................................................................................ 57
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu .......... 61
2.6.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 61
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 62
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 63
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN
SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LAI CHÂU .............................................................. 64
3.1. Các nguyên tắc và đề xuất biện pháp ................................................................ 64
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống ................................................. 64
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................................... 65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ............................................... 65
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu ........................................... 66
3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh ..................................................................................................... 66
3.2.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho học sinh ......................................................................... 68
3.2.3. Lồng ghép giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS trong tổ chức các
hoạt động giáo dục .......................................................................................... 70
3.2.4. Xây dựng môi trường văn hóa chất lượng gắn với các hoạt động giáo

dục bản sắc văn hóa dân tộc ........................................................................... 71
3.2.5. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDTNT ............... 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2.6. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc
nội trú ............................................................................................................... 73
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 75
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................. 76
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 76
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................. 76
3.3.3. Cách thức tiến hành khảo nghiệm .................................................................. 76
3.3.4. Kết quả và đánh giá kết quả khảo nghiệm ..................................................... 77
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 85
1. Kết luận ................................................................................................................... 85
2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87
PHỤ LỤC ......................................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

Ban chấp hành

BLĐ

Ban lãnh đạo

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BSVH

Bản sắc văn hóa

BSVHDT

Bản sắc văn hóa dân tộc

CBQL

Cán bộ quản lý

CMHS

Cha mẹ học sinh

CSVC


Cơ sở vật chất

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDBSVHDT

Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

GS

Giáo sư

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

VS

Viện sĩ


NGND

Nhà giáo nhân dân

GV

Giáo viên

GVBM

Giáo viên bộ môn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HS

Học sinh

KT-XH

Kinh tế xã hội

NĐ-CP


Nghị định Chính phủ

PTDTBT

Phổ thông dân tộc bán trú

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

QLGD

Quản lý giáo dục

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

VHDT

Văn hóa dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên trường PTDTNT tỉnh Lai Châu... 37

Bảng 2.2:

Kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ HS
về hoạt động GDBSVHDT cho HS trường PTDTNT tỉnh Lai Châu .... 39

Bảng 2.3:

Thực trạng phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động giáo dục
bản sắc văn hóa dân tộc cho HS trường PTDTNT tỉnh Lai Châu............. 41

Bảng 2.4:

Kết quả khảo sát thực trạng về thái độ, hành vi của học sinh đối
với việc giữ gìn BSVHDT .................................................................... 42

Bảng 2.5:

Kết quả khảo sát thực trạng nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho học sinh trường PTDTNT tỉnh Lai Châu ................................ 44

Bảng 2.6:

Kết quả khảo sát thực trạng hình thức hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho HS ở trường PTDTNT tỉnh Lai Châu ................. 47


Bảng 2.7:

Kết quả khảo sát thực trạng hình thức hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho HS của trường PTDTNT tỉnh Lai Châu (Qua
khảo sát HS) .......................................................................................... 49

Bảng 2.8:

Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc cho HS trường PTDTNT tỉnh Lai Châu ........................... 51

Bảng 2.9:

Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho HS của trường PTDTNT tỉnh Lai Châu .............. 53

Bảng 2.10:

Kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục bản
sắc văn hóa dân tộc cho HS của trường PTDTNT tỉnh Lai Châu ............. 56

Bảng 2.11:

Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS của trường PTDTNT tỉnh
Lai Châu ................................................................................................ 58

Bảng 3.1:


Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các
biện pháp GDBSVHDT cho HS trường PTDTNT tỉnh Lai Châu .... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Hình 3.1:

Mối quan hệ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc .................................................................................. 75

Biểu đồ 2.1:

So sánh mức độ khảo sát về thực trạng nội dung giáo dục bản
sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ...................................................... 45

Biểu đồ 3.1:

So sánh mức độ cần thiết của 6 biện pháp quản lý hoạt động
GDBSVHDT cho HS trường PTDTNT tỉnh Lai Châu ..................... 82

Biểu đồ 3.2:

So sánh mức độ cần thiết tính trung bình của 6 biện pháp quản lý
hoạt động GDBSVHDT cho HS trường PTDTNT tỉnh Lai Châu.... 82


Biểu đồ 3.3:

So sánh mức độ khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động
GDBSVHDT cho HS trường PTDTNT tỉnh Lai Châu ..................... 83

Biểu đồ 3.4. So sánh mức độ khả thi trung bình của 6 biện pháp quản lý hoạt
động GDBSVHDT cho HS trường PTDTNT tỉnh Lai Châu ...........83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã xác
định công tác giáo dục, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập cần thực hiện có hiệu quả; Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), số 03-NQ/TW,
ngày 16 tháng 7 năm 1998, về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc với 5 quan điểm chỉ đạo đã chỉ rõ “Vǎn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội.” với nhiệm vụ "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", và
Xây dựng và phát triển vǎn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
(Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với mục tiêu “Xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành

nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm
sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” Nghị quyết chỉ rõ “... Văn hóa phải được đặt
ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội…”.
Chính phủ đã ban hành nghị định số 05/2011/NĐ - CP ngày 14/1/2011 về
công tác dân tộc, trong đó khẳng định: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết,
bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt
đẹp của mỗi dân tộc” [22, tr.2]. Nghị định 05/2011/NĐ - CP, đề cập đến chính sách
phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số, nghị định đã ghi: "Tiếng
nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình
giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân
tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng
dân tộc" [22,tr.5]. Về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, nghị định cũng đã nhấn
mạnh: "Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân
tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết
của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật" [22,tr.6].
Lai Châu là vùng đất cổ có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng
cảnh, trong đó có 21 di tích đã được xếp hạng. Đây chính là những nét văn hóa truyền
thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi vùng
miền, do vậy công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc là một trong
những việc làm cần thiết trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trường Phổ
thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu cũng như các trường DTNT các tỉnh đó là ngôi
trường đặc thù chuyên biệt, là mái nhà chung của 20 dân tộc anh em cùng sinh sống
với hơn 86% là người dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu. Ngôi trường chứa đựng và tạo

nên một kho tàng đồ sộ về văn hóa vật thể và phi vật thể như hát Then, các điệu xòe,
lễ hội Then Kin Pang, lễ hội Nàng Han, lễ hội Gầu Tào, lễ Cấp sắc…
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu coi “trường là
nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em” nên vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc được xem như một nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng, cấp
thiết. Chính vì thế, chúng ta cần phải phát huy tốt chức năng lưu giữ và giáo dục
bản sắc văn hóa cho học sinh qua mô hình trường học này. Trường Phổ thông Dân
tộc Nội trú tỉnh Lai Châu hiện nay có 400 học sinh. Số học sinh không nhiều so với
các trường THPT khác trong tỉnh, nhưng lại là trường có số lượng học sinh dân tộc đa
dạng nhất, với môi trường nội trú, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng văn
hóa từ xã hội cả tích cực và tiêu cực, nhiều loại văn hóa có sức lôi cuốn mạnh mẽ với
giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinh dân tộc. Điều này khiến
các em dễ xa rời văn hóa truyền thống dân tộc. Vì vậy có nhiều học sinh tự ti về
truyền thống văn hóa của dân tộc mình như việc ngại sử dụng trang phục dân tộc
mình, thích trang phục theo mốt hiện đại. Học sinh có tư tưởng "ra thành phố" nên
các văn hóa truyền thống bị coi là "nhà quê". Những lí do trên sẽ làm cho một bộ
phận học sinh dân tộc không còn yêu thích và quý trọng truyền thống văn hóa của dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tộc mình, thậm chí muốn giũ bỏ để tiếp cận văn hóa hiện đại. Bên cạnh đó, mục tiêu
và nhiệm vụ chính trị của nhà trường là "đào tạo nguồn cán bộ dân tộc chất lượng cao
cho tỉnh để phục vụ công tác cán bộ tại quê hương" nên ngoài việc đào tạo kiến thức
văn hóa còn cần giáo dục bản sắc văn hóa, trong đó khơi gợi lòng tự hào về truyền
thống văn hóa dân tộc là yêu tố quan trọng giúp các em phát triển tình yêu đối với quê
hương. Bản sắc văn hóa dân tộc là một điều kiện thuận lợi cho học sinh công tác sau
này khi các em đã trưởng thành.
Ngày 22/6/2016 Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định

710/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường lớp của Ngành giáo dục
và đào tạo tỉnh Lai Châu đến năm 2020 trong đó tập trung xây dựng và phát triển
các trường nội trú trên địa bản tỉnh. Do đó, ngoài nhiệm vụ tăng cường chất lượng
trong giảng dạy thì một vấn đề đặt ra đối với đội ngũ giáo viên của trường là giúp các
em luôn biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Với những lý do
trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho
học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu" làm đề tài nghiên cứu luận
văn Thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu, luận văn
đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Trường Dân tộc
Nội trú tỉnh Lai Châu góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa dân tộc cho học
sinh nói riêng, chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
phổ thông
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu.
4.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho

học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
trường PTDTNT tỉnh Lai Châu có hạn chế về nội dung, hình thức tổ chức.Nếu khảo
sát đánh giá được những tồn tại, hạn chế về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục
BSVHDT cho học sinh trường PTDTNT tỉnh Lai Châu sẽ đề xuất những biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh đạt hiệu quả cao,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục cũng như thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng trong việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc (tộc
người) cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu.
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trong năm học 2017 -2018 và năm
học 2018-2019.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại
và hệ thống hóa lý thuyết và phương pháp lịch sử để tổng hợp lý thuyết làm cơ sở lý
thuyết về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
trường Phổ thông Dân tộc Nội trú.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra để thu thập thông tin nhằm thực trạng quản
lý HĐDH, phân tích các nguyên nhân thành công và hạn chế của các biện pháp đang
thực hiện.
7.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động ngoại khóa và giảng dạy chính khóa của đội ngũ GV trong
nhà trường thông qua việc dự giờ GV, hoạt động ngoại khóa của các tổ trưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





chuyên môn và các đoàn thể, cùng GV phân tích giờ dạy, thông qua các hoạt động
ngoại khóa của nhà trường.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, các
đồng chí hiệu trưởng, GV giảng dạy lâu năm, các nhà quản lý… để có thêm thông tin
tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu.
7.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Xử lý bằng phần mềm thống kê và công thức toán thống kê để xử lý số liệu đã
thu được và rút ra từ các số liệu nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học
sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC NỘI TRÚ
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Trong các tác phẩm Các cấu hình của sự phát triển văn hóa, Phong cách và
các nền văn minh, Văn hóa và con người..., các nhà nghiên cứu Alfred Kroeber và
Clark Wissler, đã nghiên cứu về quá trình lan truyền của một hay nhiều đặc trưng
văn hóa từ khu vực địa lý này sang khu vực địa lý khác. Các nhà nghiên cứu nhận
thấy rằng: Có sự khác biệt đáng kể giữa về văn hóa dân tộc các vùng địa lý khác
nhau trên thế giới; sự lan truyền giữa các vùng địa lý lân cận mà ở trong một khu
vực địa lý nhất định. Cũng trong các quan sát này, sự nổi lên của một trung tâm
văn hóa (có sự phát triển rực rỡ) có ảnh hưởng và lan tỏa rất rõ ràng ra các vùng
lân cận.
Từ các nghiên cứu của lý thuyết truyền bá văn hóa, các thuật ngữ “vùng văn
hóa”, “khu vực trung tâm”, “khu vực ngoại vi”… được xác lập và giúp cho các
nhà nghiên cứu về văn hóa vùng, cách thức truyền bá văn hóa. Song song với các
nghiên cứu về nền/vùng văn hóa, các nhà nghiên cứu văn.
Ngày 17-10-2003, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể tại phiên họp lần thứ 32 diễn ra từ 29 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm
2003 tại Thủ đô Paris (CH Pháp). Công ước gồm 8 chương, 40 điều, nhằm bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể; đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản văn hóa phi vật thể
của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan; nâng cao nhận
thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản văn hóa
phi vật thể, để từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lĩnh vực này; tạo ra sự
hợp tác và hỗ trợ quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Về di sản văn hóa phi vật thể, theo định nghĩa của Công ước, là các tập
quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những
công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng
đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là cá nhân, công nhận là một
phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di
sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo
để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên
và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế
tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo
của con người. Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản
văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con
người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các
nhóm người và cá nhân và về phát triển bền vững.
Di sản văn hóa phi vật thể là văn hóa dân tộc đặc sắc của nhân loại được thể
hiện ở những hình thức sau: (1) Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong
đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; (2) Nghệ thuật trình
diễn; (3). Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; (4) Tri thức và tập quán liên
quan đến tự nhiên và vũ trụ; (5) Nghề thủ công truyền thống.
Công ước này ra đời nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là các biện
pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao
gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố,
chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính
thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này.
Các quốc gia thành viên của Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là các
quốc gia chịu sự ràng buộc của Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
U.S. News & World Report là cơ quan truyền thông Mỹ có kinh nghiệm hoạt
động 85 năm với nhiều uy tín. Các đánh giá của đơn vị này là kim chỉ nam cho nhiều
lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và du lịch. Khảo sát này được tiến hành ở 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





quốc gia và đánh giá điểm dựa trên 7 tiêu chí: Uy tín, giải trí mang ý nghĩa văn hóa,
thời trang, tạo xu hướng, hiện đại, hạnh phúc và tác động văn hóa.
Cơ quan truyền thông U.S. News & World Report đã có bảo cáo công bố 10
quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng lớn trên thế giới. Trong bảng xếp hạng 10 đất
nước có nền văn hóa ảnh hưởng toàn thế giới thì Ý đứng đầu bảng. Mỗi năm, quốc
gia này thu hút khoảng 40 triệu lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm ẩm
thực, thời trang và nền văn hóa lâu đời của Ý. Thang điểm 10 là tuyệt đối cho Ý.
Đứng vị trí số 2 là nước Pháp với số điểm đánh giá là 9,4. Đất nước có
tầm ảnh hưởng đến thế giới trong quá khứ và hiện tại và được xem là top những
đất nước phải đến trong trải nghiệm du lịch. Lần lượt các quốc gia khác là Mỹ,
Tây Ban Nha, Anh, Nhật, Thụy Sĩ, Brazil, Úc và Thụy Điển với xếp hạng lần
lượt từ 3 đến 10.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp
từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền
vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn
giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống
đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và
phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng
riêng tại Việt Nam, với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với
những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ
thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay.
Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh
hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế
kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có

những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào
nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Thế kỷ 19, các nghiên cứu về văn hóa dân tộc Việt Nam đã được các đô hộ
sử dụng như một công cụ cai trị người dân. Thời kỳ này có các trường học nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




với mục đích giáo dục đào tạo phục vụ xâm lược và cai trị, vì thế giáo dục bảo tồn
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng trong
trường học là chính sách nô dịch văn hóa bản địa của thực dân Pháp. Cũng chính
vì vậy các công trình nghiên cứu về văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam giai đoạn
này là công cụ của thực dân phong kiến cai trị đất nước ta. Tuy nhiên cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20, khi phong trào cách mạng giải phóng dân tộc lên cao, văn hóa
Việt Nam được các học giả, nhà văn, nhà khoa học nghiên cứu và đã có các công
trình được viết ra theo hướng "lịch sử văn hóa" mang tính chất miêu tả rất công
phu, tỷ mỉ như Lê Quí Đôn, Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, L.
Cadière, P. Huard và M. Durand, Toan Ánh, Lê Văn Siêu, v.v... Bên cạnh giá trị
tư liệu hết sức quý báu, các công trình này còn có một số nhược điểm như: tản
mạn, thiếu tính hệ thống, tính quy luật; còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại;
thường bị chi phối một cách vô thức bởi căn bệnh "lấy Trung Hoa làm trung tâm".
Chỉ có một số ít tác giả đã ít nhiều thoát ra khỏi tình trạng trên như Kim Định,
Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc.
Chủ nghĩa Mác-Lenin được Nguyễn Ái Quốc truyền bá về Việt Nam không
chỉ là phương thức đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc mà còn kết hợp đúng
đắn, hài hòa giữa cách mạng và văn hóa và đây cũng chính là điểm mấu chốt để
chủ nghĩa Mác-Lenin thành công trong công cuộc giải phóng dân tộc các nước
thuộc địa. Bác Hồ đã nhiều lần nhấn mạnh việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa
các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại

biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam chỉ rõ mục tiêu cơ bản của
cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hóa là “Phải triệt để tẩy
trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, đồng thời
phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thu những cái
mới của văn hóa tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính
dân tộc, khoa học đại chúng”. Chủ trương trên cho thấy ngày từ ngày đầu đảng ta
đã quan tâm đúng đắn tới văn hóa, bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống dân tộc
Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trong những năm gần đây, nhiều công trình khoa học về lĩnh vực văn hóa
được công bố góp phần không nhỏ làm sáng tỏ, nổi bật giá trị văn hóa dân tộc trên
nhiều lĩnh vực phải kể đến thứ nhất là công trình “Việt Nam - cái nhìn địa - văn
hoá”, Trên mảnh đất ngàn năm văn vật, Văn hoá Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm,
đây là 3 công trình của cố GS. Trần Quốc Vượng. Các công trình này đã khai mở
các lí thuyết nghiên cứu văn hoá và phương pháp tiếp cận liên ngành giữa lịch sửđịa lý và văn hóa trong nghiên cứu văn hoá Việt Nam; thứ hai là cuốn sách
“Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX” Nguyễn Thừa Hỷ. Đây là cuốn
sách có giá trị khoa học lớn được phát triển từ luận án tiến sĩ của tác giả, cuốn
sách đã được dịch sang tiếng Anh, xuất bản năm 2002. Giá trị nổi bật của công
trình là đã đưa ra một hướng tiếp cận mới về đô thị Việt Nam truyền thống dựa
trên kết cấu kinh tế - xã hội, cung cấp những nguồn tư liệu gốc đương thời, đặc
biệt là các tư liệu bằng tiếng nước ngoài, được xử lí một cách khoa học, giúp các
nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu và mở rộng vấn đề. Công trình khuyến khích phương
pháp nghiên cứu cấu trúc hệ thống, liên ngành, chú trọng đến tính khách quan, phức
hợp và toàn diện của lịch sử. Công trình cũng gợi mở, khuyến nghị một số luận
điểm mới về xây dựng và phát triển đô thị, kinh tế hàng hoá, nền dân chủ đô thị, hội

nhập quốc tế, đặt lại một số vấn đề trước đây chưa được làm sáng tỏ; thứ 3 là tác
phẩm "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của Trần Văn Giàu; thứ
tư là tác phẩm "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" của Phan
Huy Lê - Vũ Minh Giang; thứ năm là tác phẩm: "Tìm về bản sắc văn hóa Việt
Nam"; "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm đã cung cấp những kiến
thức, khái niệm cơ sở nền tảng cho ngành văn hóa học; thứ sáu là tác phẩm "Bản
sắc văn hóa Việt Nam" của Phan Ngọc; thứ bẩy là tác phẩm "Việt Nam văn hóa và
giáo dục của Trần Mạnh Thường….
Với quan điểm dân tộc học, Phan Hữu Dật có tác phẩm "Góp phần nghiên
cứu dân tộc học Việt Nam". Tác giả Nguyễn Hồng Hà "Văn hóa truyền thống dân
tộc với giáo dục thế hệ trẻ"; Tác giả Nguyễn Trung Hoà (Trung tâm nghiên cứu
phát triển các dân tộc thiểu số và miền núi) với tham luận: "Tri thức bản địa bảo
tồn và phát triển chữ, tiếng Thái vùng Tây Bắc". Bên cạnh đó cũng có đề tài luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




văn thạc sĩ của tác giả Phạm Đức Long "Biện pháp quản lí phát triển các hoạt
động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Châu, tỉnh
Sơn La. Báo cáo khoa học của học sinh trường PTDTNT tỉnh Lai Châu được Sở
GD&ĐT tỉnh Lai Châu công bố như: "Tìm hiểu và bảo tồn lễ hội cầu mùa của dân
tộc La Hủ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu"; báo cáo khoa học "Giữ gìn và phát
huy dân ca Mông trong phát triển du lịch cộng đồng tại Lai Châu"; Báo cáo khoa
học nghiên cứu về phong tục tang ma của người Thái ở huyện Tân Uyên, huyện
Phong Thổ và thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu"; Dự án nghiên cứu và thực hiện
"Xây dựng sổ tay ngữ pháp tiếng SILA ở xã Kan Hô, huyện Mường Tè, tỉnh Lai
Châu". Các công trình này vừa góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc vừa làm sáng tỏ giá
trị văn hóa truyền thông đồng thời là tài liệu giáo dục BSVHDT.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu
trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý,
khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả chỉ
đề cập tới khái niệm giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung
mà hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở trường học. Về khái niệm quản lý giáo dục
các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục thực chất là tác động
đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất
theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường
THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến tiến lên
trạng thái chất lượng mới về chất" [28,tr.68].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được
những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình
dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái
mới về chất" [17,tr.89].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý
giáo dục từ Trung ương đến Địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào
tạo. Hiểu một cách cụ thể là:
- Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích
của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý.
- Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực

lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác
động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định.
Trên cơ sở lý luận chúng ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý hoạt
động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao
nhất trong việc hình thành nhân cách của học sinh.
Tóm lại, “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật
của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm
bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho
sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”
1.2.2. Quản lý nhà trường, quản lý trường Phổ thông dân tộc nội trú
Nhà trường là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự
giám sát của giáo viên. Hầu hết các quốc gia đều có hệ thống giáo dục tiêu chuẩn, hầu
hết là bắt buộc. Trong các hệ thống này, học sinh thường trải qua các loại trường khác
nhau, tùy nơi tên gọi trường có thể khác nhau nhưng chủ yếu gồm trường tiểu
học và trường trung học. Mẫu giáo và nhà trẻ là các giai đoạn trước khi vào trường
học. Ngày nay, ngoài các nhà trường truyền thống còn có trường học tại nhà và
trường học trực tuyến, nhà trường còn bao gồm cả trường cao đẳng, trường đại học và
các cơ sở giáo dục khác.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với ngành giáo dục, với
thế hệ trẻ và từng học sinh”. Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý nhà trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




phổ thông là quản lý dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này
sang trạng thái khác, để dần tới mục tiêu giáo dục”.
Tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng: " Quản lý nhà trường là hoạt động của

các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh
và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng
cao giáo dục và đào tạo trong nhà trường"[29, tr.205]. Theo Phạm Minh Hạc thì “
Quản lí trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách
nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới
mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với
từng học sinh” [14, tr.73].
Theo các tác giả P.V.Zimin, M.I.Kônđakôp, N.I.Xaxerđôtôp: “Quản lý nhà
trường là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác
động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt
của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức
sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên" [16, tr.12].
Như vậy, “Quản lý nhà trường” là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của
quản lý vĩ mô “Quản lý giáo dục”, Quản lý nhà trường là một chuổi tác động hợp lý
có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể
quản lý đến tập thể GV và HS, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của
nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những
mục tiêu dự kiến. Có thể thấy công tác quản lý trường học bao gồm xử lý các tác
động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường. Qua phân
tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm 6 thành tố: (1) Mục
đích yêu cầu; (2) Nội dung giáo dục; (3) Phương pháp giáo dục; (4) Giáo viên; (5)
Học sinh và (6) Cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị phục vụ cho giáo dục.
Căn cứ Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ
GD&ĐT tại điều Điều 9. Thẩm quyền thành lập, cho phép hoạt động giáo dục và
Điều 10. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





trường phổ thông dân tộc nội trú cho thấy đây là hệ thống nhà trường công lập với
phân cấp quản lý:
- Trường PTDTNT cấp huyện do phòng GD&ĐT quản lý.
- Trường PTDTNT cấp tỉnh và trường PTDTNT cấp huyện có mở cấp
THPT do Sở GD&ĐT quản lý.
- Trường PTDTNT trực thuộc Bộ do Bộ chủ quản quản lý [24,tr.4].
Quản lí các trường PTDTNT nhằm tổ chức và điều khiển các hoạt động của
nhà trường theo đúng kế hoạch và đạt được kết quả tốt nhất, cụ thể:
- Mục tiêu: Nhằm tổ chức và điều khiển các hoạt động của nhà trường
theo đúng kế hoạch và đạt được kết quả cao nhất, đặc biệt là các hoạt động giữ
gìn BSVH dân tộc.
- Nội dung: Thực hiện chương trình của trường phổ thông; Tổ chức hoạt
động nội trú và nuôi dưỡng học sinh nội trú; Tổ chức hoạt động nội trú gồm: Hoạt
động lao động, văn hóa, thể thao. Cụ thể: Lao động công ích, sinh hoạt văn nghệ,
thể dục thể thao, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội,
tết dân tộc, giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển
và hoàn thiện nhân cách học sinh; Nuôi dưỡng học sinh nội trú: hoạt động nuôi
dưỡng bao gồm tổ chức bếp ăn tập thể đảm bảo dinh dưỡng theo đúng chế độ, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe học sinh. Hoạt động nuôi
dưỡng thực hiện công khai dân chủ, tôn trọng phong tục tập quán tiến bộ của các
dân tộc.[24, tr.6].
1.2.3. Bản sắc văn hóa dân tộc
1.2.3.1. Khái niệm “Văn hóa”
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ tương ứng
với văn hóa theo ngôn ngữ của phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của động
từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng

trong trồng trọt; (2) cầu cúng. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được
hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×