Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÌNH LUẬN VỀ HỆ THỐNG CÁC LOẠI QUY PHẠM CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.39 KB, 18 trang )

MƠN HỌC: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
NHĨM 2
ĐỀ BÀI: BÌNH LUẬN VỀ HỆ THỐNG CÁC LOẠI QUY PHẠM CỦA TƯ
PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM

MỤC LỤC


A.

MỞ BÀI

Trong xu hướng hội nhập hóa quốc tế, tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế
như hiện nay, các mối quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương
mại, lao động có yếu tố nước ngồi (quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước
ngoài) ngày càng phát triển một cách khách quan, phong phú và đa dạng. Thực tiễn
cho thấy số lượng người nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như
số du khách sang Việt Nam du lịch không ngừng gia tăng bởi Việt Nam là một
trong những nước có tiềm năng kinh tế và du lịch. Song song với đó, lượng người
Việt Nam ra nước ngồi để học tập, kinh doanh, du lịch cũng ngày càng nhiều.
Vì vậy, sự ra đời của hệ thống quy phạm trong các văn bản pháp luật của
quốc gia để điều chỉnh các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước
ngoài là một yếu tố rất cần thiết. Đây gọi là tư pháp quốc tế. Tư pháp quốc tế với vị
trí là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, có phương pháp
điều chỉnh riêng biệt phù hợp với đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Hai phương
pháp được sử dụng để điều chỉnh cơ bản đó là: phương pháp thực chất và phương
pháp xung đột. Trong đó thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy phạm thực chất và
quy phạm xung đột để giải quyết. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có những quy
phạm tư pháp quốc tế để giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngồi. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề:
“Bình luận về hệ thống các loại quy phạm của Tư pháp quốc tế Việt Nam.”


NỘI DUNG
Tổng quan về hệ thống các loại quy phạm của TPQT Việt Nam
B.

I.

Hệ thống quy phạm của TPQT Việt Nam được chia thành hai loại là: quy
phạm thực chất và quy phạm xung đột.
Quy phạm thực chất: là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp
chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra, nếu có sẵn quy
phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn
cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà không
2


cần phải thông qua một khâu trung gian nào. Trong thực tiễn việc điều chỉnh các
quan hệ tư pháp quốc tế được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất là
quy phạm thực chất được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các
điều ước quốc tế hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán quốc tế.
Quy phạm xung đột: quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp
nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngồi trong một tình huống cụ thể. Quy phạm xung đột có thể do
các quốc gia tự xây dựng nên trong hệ thống pháp luật của mình được gọi là quy
phạm xung đột thơng thường. Quy phạm xung đột cũng có thể được các quốc gia
thỏa thuận xây dựng nên trong các điều ước quốc tế được gọi là quy phạm xung
đột thống nhất.
II.
1.

Quy phạm thực chất

Các loại quy phạm thực chất
Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông

qua các quy phạm pháp luật thực chất là quy phạm quy định 1 cách cụ thể cách
thức hành xử của các chủ thể liên quan được áp dụng phổ biến và là phương pháp
điều chỉnh cơ bản của tư pháp quốc tế.
Ví dụ: Hợp đồng dân sự chỉ được xem là hợp pháp khi được lập thành văn
bản và được cơng chứng.
Có hai loại quy phạm thực chất đó là: quy phạm thực chất thống nhất và quy
phạm thực chất thông thường.
a. Quy phạm thực chất thống nhất
Quy phạm thực chất tồn tại trong điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, theo
quy ước được gọi là quy phạm pháp luật thực chất thống nhất. Ví dụ điều 11 Công
ước Vienna 1980 quy định: “ Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc
xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của
hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng lời khai của nhân chứng.”
b. Quy phạm thực chất thông thường
3


Bên cạnh quy phạm pháp luật thực chất thống nhất thì tư pháp quốc tế cịn
có quy phạm pháp luật thực chất nội địa (hay thông thường) là quy phạm pháp luật
thực chất được xây dựng trong pháp luât quốc gia. Ví dụ khoản 2 điều 161 luật nhà
ở 2014 quy định:
“. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều
159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam
nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không
quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao
gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một

đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa
kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.
Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành
chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một
tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ
mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế
và sở hữu;”
2.

Ưu điểm của quy phạm thực chất
Quy phạm thực chất chính là quy phạm được các cơ quan có thẩm quyền

giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sử dụng để giải
quyết các tranh chấp quốc tế. Có thể là các quy phạm đã được quy định sẵn trong
các điều ước quốc tế hoặc đã được quy định trong luật quốc gia để xem xét và giải
quyết các xung đột. Điều này có nghĩa là sẽ trực tiếp áp dụng quy phạm đó để giải
quyết mà loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng luật nước ngồi. Vì thế quy phạm
thực chất có những ưu điểm sau:
-

So với quy phạm xung đột thì quy phạm thực chất có ưu điểm hơn hẳn, đó là chỉ ra
nội dung, cách giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó thường áp dụng trong các
4


quan hệ, lĩnh vực cụ thể, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối
quan hệ dân sự phải chịu trách nhiệm thực hiện. Làm cho mối quan hệ tư pháp
quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định
ngay, các chủ thể của quan hệ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp
sẽ tiết kiệm được thời gian tránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là một

-

vấn đề phức tạp.
Quy phạm này chỉ được áp dụng đối với các bên tham gia quan hệ cụ thể trong
các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng với các chủ thể cụ thể. Vì thế mà
các chủ thể này thường biết trước các điều kiện pháp lí đó, để hợp tác với nhau

-

trong các quan hệ, tránh được các xung đột xảy ra.
Quy phạm này còn điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia kí kết điều ước
quốc tế mà trong các điều ước quốc tế đó tồn tại các quy phạm thực chất thống
nhất, vì vậy nó đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp, tính khả
thi cao hơn, loại bỏ được sự khác biệt, thậm chí mẫu thuẫn trong luật pháp giữa các

-

nước với nhau.
Quy phạm này là căn cứ rõ ràng, thuận tiện để các nhà làm luật điều chỉnh các
quan hệ có yếu tố nước ngoài trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia trong những
lĩnh vực nhạy cảm có thể tác động nên an ninh quốc gia, an tồn xã hội.
Ví dụ rõ nhất là: “ Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định: “ Đối tượng
được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân
nước ngoài
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thơng qua các
hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này
và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn
hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực

bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”
3. Nhược điểm của quy phạm thực chất
5


Bên cạnh những ưu điểm thì quy phạm thực chất cũng có những nược điểm
nhất định. Nhược điểm của quy phạm này là:
- Các quy phạm thực chất thông thường được xây dựng dựa trên những ý
chí của Nhà nước, chủ yếu trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến lợi ích của
Nhà nước, của quốc gia dẫn đến khơng có sự lựa chọn cho các chủ thể. Những
lĩnh vực áp dụng của quy phạm pháp luật thực chất thường là những lĩnh vực thể
hiện đậm nét quan điểm, ý chí của mỗi quốc gia, dựa trên trình độ phát triển kinh tế
xã hội khác nhau để xây dựng các quy định nhằm điều chỉnh những quan hệ có yêu
tố nước ngoài. Các quy phạm pháp luật thực chất thơng thường thường mang tính
phiếm diện. Bởi vậy, những quy phạm thực chất thông thường khi dùng để giải
quyết những quan hệ mang tính chất quốc tế trong nhiều trường hợp sẽ không
khách quan.
- Việc xây dựng các quan hệ pháp luật thực chất, đặc biệt là các quan hệ
thực chất thống nhất khơng đơn giản, vì lợi ích của các quốc gia khi tham gia vào
các điều ước quốc tế là khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia cũng khác nhau. Vì vậy để đi đến thống nhất ý chí giữa các bên cịn phải
tốn rất nhiều thời gian và cơng sức. Bên cạnh đó, để có thể đi đến kí kết được các
quy phạm thực chất, không đơn giản các quốc gia chỉ ngồi lại với nhau mà đơi bên
cịn phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định mới có thế bảo đảm quy phạm thực chất
được xây dựng thành công. Do vậy, pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế
có các quy phạm thực chất chiếm số lượng không nhiều.
- Trên thực tế, quy phạm thực chất nằm tại các văn bản chúng ta là thành
viên tham gia kí kết khơng được nhiều, từ đó chưa thực sự phù hợp với sự phát
triển của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Ví dụ: Trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, để

điều chỉnh quan hệ dân sự, Hiệp định chỉ có những quy phạm thực chất thống nhất
để giải quyết vấn đề di sản khơng người thừa kế, cịn lại đều là quy phạm xung đột.
III.

Quy phạm xung đột
6


Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp
dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng. Quy phạm xung
đột có thể do các quốc gia tự xây dựng nên trong hệ thống pháp luật của mình
gọi là quy phạm xung động thông thường hoặc do các chủ thể là các quốc gia
thỏa thuận xây dựng trong điều ước quốc tế gọi là quy phạm thống nhất.
* Quy phạm xung đột thống nhất
Quy phạm xung đột thống nhất là những quy phạm được các quốc gia thỏa
thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế (song phương và đa phương), hay nói
cách khác, đó là những quy phạm được ghi nhận trong các điều ước quốc tế.
Là một loại của quy phạm xung đột, quy phạm xung đột thống nhất cũng
không quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, khơng quy định
các hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên vi phạm, mà nó
chỉ xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ. Muốn giải quyết vấn đề thì cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào quy
phạm xung đột thống nhất, áp dụng hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột
pháp luật thống nhất dẫn chiếu đến.
Trong tư pháp quốc tế, Việt Nam đã tiến hành ký kết các Hiệp định tương trợ
tư pháp với nhiều quốc gia trên thế giới, tạo thành một khối lượng lớn các quy
phạm xung đột thống nhất để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
Có thể kể đến một số ví dụ như:
Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina, tại khoản 1
Điều 29 quy định rằng: “Việc nhận nuôi trẻ em là công dân của bên ký kết này

nhưng lại thường trú trên lãnh thổ bên ký kết kia được tiến hành theo pháp luật
của bên ký kết mà người con là công dân khi sinh ra”. Hay giữa Việt Nam và
Bungari đã ký kết với nhau Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia
đình và hình sự giữa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hào
nhân dân Bungari, và theo khoản 1 Điều 20 của Hiệp định này thì: “Các điều kiện

7


kết hôn giữa công dân của hai nước ký kết được xác định theo pháp luật của nước
ký kết mà người kết hôn là công dân.”
Hay như Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào ở điều 17 quy
định: “ Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của
nước kí kết mà cá nhân đã là cơng dân”.
* Quy phạm xung đột thông thường
Quy phạm xung đột thông thường là những quy phạm xung đột nằm trong
pháp luật quốc gia. Hiểu đơn giản hơn là quy phạm do quốc gia quy định việc lựa
chọn pháp luật nước nào đó để áp dụng làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ pháp
luật dân sự có yếu tố nước ngồi.
Ví dụ: Điều 677 BLDS Việt Nam năm 2015 quy định: “Việc phân loại tài
sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài
sản.” Đây là một quy phạm pháp luật nằm trong BLDS của Việt Nam có nhiệm vụ
xác định luật áp dụng trong việc phân loại tài sản nên quy phạm này là quy phạm
xung đột thông thường.
Khác với quy phạm xung đột thống nhất, quy phạm xung đột thông thường
dẫn chiếu đến cả phần pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ lẫn các quy định về
xác định pháp luật áp dụng. Do đó, khi về cùng một vấn đề mà các quy phạm xung
đột ở các nước khác nhau có các hệ thuộc luật khác nhau sẽ nảy sinh hiện tượng
dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.
Ví dụ: Ơng D, quốc tịch nước Anh, đến Việt Nam 1992 với tư cách CEO cho

công ty B làm việc tại Hải Phịng và đó cũng là nơi cư trú của ơng D. Sau đó ơng
đã kết hơn với chị C quốc tịch Việt Nam. Theo Khoản 1 Điều 126 Luật Hơn nhân
và gia đình 2014: “Trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước
ngồi, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hơn...”
hay nói cách khác ngun tắc chọn luật của Việt Nam trong vấn đề này là hệ thuộc
luật quốc tịch. Vậy điều kiện kết hôn của ông D do pháp luật nước Anh điều chỉnh.
Nhưng pháp luật nước Anh, vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật nơi cư trú
8


(hệ thuộc luật nơi cư trú). Do vậy, điều kiện đăng ký kết hôn của ông D được pháp
luật nước Anh dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam.
1.

Một số loại quy phạm xung đột
Các quy phạm xung đột khi có tiêu chí khác nhau, căn cứ khác nhau thì có

các loại quy phạm xung đột khác nhau:
- Căn cứ vào kỹ thuật xây dựng quy phạm thì quy phạm xung đột được
chia thành 02 loại: quy phạm xung đột một chiều (quy phạm xung đột
một bên) và quy phạm xung đột hai chiều (quy phạm xung đột hai bên).
+ Quy phạm một chiều là quy phạm xung đột chỉ ra việc áp dụng luật của
một nước cụ thể và đó chính là nước đã ban hành ra quy phạm.
+ Quy phạm xung đột hai chiều là quy phạm xung đột chỉ xác định về mặt
nguyên tắc là luật áp dụng sẽ là luật nào, luật của nước đương sự là công dân, hay
luật nước người cư trú, hay luật nước nơi có tài sản…Loại quy phạm này khơng
chỉ đích danh sẽ là luật của Việt Nam, hay luật của nước cụ thể nào khác mà là
nguyên tắc chung áp dụng luật mà thôi. Luật nước được áp dụng sẽ là hệ thống
pháp luật thỏa mãn tiêu chí mà xung đột xác định. Như vậy, việc quy định của quy
phạm xung đột hai chiều là sự thừa nhận cho việc khơng chỉ áp dụng luật nước

mình mà cịn áp dụng pháp luật nước ngoài.
- Căn cứ vào phạm vi áp dụng có thể phân chia thành quy phạm xung đột
về quyền sở hữu, quy phạm xung đột về hôn nhân, gia đình, quy phạm
-

xung đột về hợp đồng…
Căn cứ vào hệ thuộc pháp luật có thể có quy phạm xung đột áp dụng
pháp luật quốc tịch, quy phạm xung đột áp dụng pháp luật nơi cư trú, quy

-

phạm xung đột áp dụng pháp luật nơi giao kết hợp đồng…
Căn cứ vào tính chất của quy phạm xung đột có quy phạm xung đột mệnh
lệnh (bắt buộc phải tuân theo) và quy phạm xung đột tùy nghi (được lựa

chọn).
+ Quy phạm xung đột mệnh lệnh thường được hiểu như quy phạm xung đột
một chiều hoặc quy phạm xung đột hai chiều tuy nhiên có sự khác biệt đó là loại
9


quy phạm thứ nhất thì hệ thống luật áp dụng đã được xác định rõ ràng là luật của
nước ban hành ra quy phạm, còn ở loại quy phạm thứ hai thì hệ thống pháp luật
của nước cụ thể nào sẽ được áp dụng thì khơng được quy định rõ mà phụ thuộc vào
từng trương hợp cụ thể. Song dù là Luật Việt Nam hay luật nước ngoài cũng đều
phải là luật của nước nơi có tài sản theo đúng hệ thuộc mà quy phạm đã dẫn chiếu
tới mà không được tùy nghi lựa chọn.
+ Quy phạm xung đột tùy nghi có thể là các quy phạm cho phép các đương
sự được quyền lựa chọn luật để điều chỉnh quan hệ của mình. Loại quy phạm này
thường xuất hiện trong lĩnh vực hợp đồng có yếu tố nước ngồi bời hợp đồng

chính là sự thỏa thuận của các bên và trong hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hầu
như mọi vấn đề trong đó có cả vấn đề luật áp dụng. Ví dụ: khoản 1 Điều 683 Bộ
Luật dân sự năm 2015 quy định “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận
lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các
khoản 4,5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về pháp luật áp
dụng thì pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp
dụng”. Ở quy phạm này có hai hệ thuộc luật là luật do các bên lựa chọn và luật của
nước có mối quan liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng. Các bên có quyền chọn luật để
điều chỉnh quan hệ về quyền và nghĩa vụ của họ trong hợp đồng. Nếu trường hợp
các bên khơng có sự lựa chọn nào thì lúc này hệ thuộc luật do nhà nước xác định là
hệ thống pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp
dụng.
Quy phạm tùy nghi cịn một dạng thức khác nữa, ví dụ, khoản 2 Điều 681
Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Hình thức của di chúc được xác định theo
pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công
nhân tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời
điểm người lập di chúc chết”.

10


2.

b)

Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc có quốc

c)


tịch hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết.
Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Ưu điểm của quy phạm xung đột
- Quy phạm xung đột dễ xây dựng, dễ thống nhất khi thỏa thuận trong điều

ước quốc tế, số lượng đầy đủ để điều chỉnh hầu hết mọi quan hệ. Trong điều kiện
hiện nay khi mà nền kinh tế - chính trị các quốc gia ngày càng phát triển, địi hỏi
các nước phải có quan hệ mật thiết với nhau. Và lúc đó việc yêu cầu bảo hộ cho
cơng dân nước mình tại nước ngồi cũng như trong nước là một vấn đề cần phải
đặt lên hàng đầu. Đặc biệt các quan hệ dân sự, thương mại, hơn nhân, lao động có
yếu tố nước ngồi thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan
hệ ln có tính chất vượt ra khỏi biên giới quốc gia hay nói cách khác là nó ln
ln liên quan một hoặc nhiều quốc gia khác.
Ví dụ: khi quan hệ dân sự phát sinh giữa công dân Lào và Việt Nam chúng
ta dễ dàng căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước bạn về năng lực dân sự để giải
quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan quan hệ dân sự giữa một bên là Lào và
một bên là Việt nam dựa trên Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào ở
điều 17 quy định: “ Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo
pháp luật của nước kí kết mà cá nhân đã là cơng dân”.
- Quy phạm xung đột tính ổn định cao, tránh được những tranh chấp và điều
hịa được lợi ích giữa các quốc gia. Quy phạm xung đột giúp cho việc giải quyết
các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngồi một cách thuận lợi dễ dàng hơn. Qua đó
tránh được những tranh chấp giữa các quốc gia, gây bất ổn mối quan hệ giữa các
nước với nhau, quan trọng nhất là điều hịa được lợi ích giữa các quốc gia.
- Quy phạm xung đột được sử dụng rộng rãi, số lượng quy phạm xung đột
khá nhiều.
- Quy phạm xung đột thống nhất song phương mang tính đặc thù, giúp cơ
quan có thẩm quyền xác định được hệ thống pháp luật cần áp dụng. Quy phạm
11



xung đột thường xác định rõ quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của quy
phạm vì thế mà các có quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng áp dụng để giải quyết.
3.

Nhược điểm của quy phạm xung đột
Bên cạnh những ưu điểm của quy phạm này, còn phải nói đến những hạn chế

nhất định khơng thể tránh khỏi. Cụ thể:
- Không giải quyết các quan hệ của Tư pháp quốc tế một cách nhanh chóng.
Vì pháp luật của các nước có những quy định khác nhau, việc sử dụng quy phạm
xung đột để giải quyết xem ra là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù
và riêng biệt của quy phạm xung đột mà vẫn có những trường hợp Tịa án khơng
chọn được luật thực chất để áp dụng bởi chưa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực
đó. Lúc này Tịa án cần xem xét hệ thống luật pháp của nước mình để tìm ra các
quy định cần thiết để giải quyết vụ việc.
Khi xem xét nội dung của quy phạm xung đột ta thấy rất trừu tượng, địi hỏi
phải có chun mơn sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu được đầy đủ.
Trong khi đó, đội ngũ chun gia luật khơng phải ở nước nào cũng giỏi mà vấn đề
áp dụng quy phạm xung đột lại phức tạp. Vì vậy, dễ xảy ra tính chất khơng nhất
qn đối với một vụ việc nếu giải quyết ở Tịa án có thẩm quyền tại các nước khác
nhau, dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp đồng cần phải thấy trước luật của
nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc phải chọn sẵn luật nước nào để áp dụng cho
quan hệ đó.
Quy phạm xung đột được áp dụng trong hệ thống luật Anh – Mỹ còn phức
tạp hơn nhiều. Ở đây, Tịa án có thẩm quyền rất rộng, cịn các quy phạm xung đột
lại được hình thành trên cơ sở án lệ (thực tiễn tòa án và trọng tài). Điều này dẫn
đến rất nhiều khả năng xảy ra trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại
trong quan hệ hợp đồng mà các bên khi tham gia các quan hệ đó khơng thể lường

trước được.
Ví dụ: Ly hơn có yếu tố nước ngồi Điều 127 Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2014 quy định về ly hơn có yếu tố nước ngoài như sau:
12


“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người
nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam
vào thời điểm yêu cầu ly hơn thì việc ly hơn được giải quyết theo pháp luật của
nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ khơng có nơi thường trú chung
thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngồi khi ly hơn tn theo
pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Như vậy, riêng chỉ với khoản 3 điều này nếu tòa án giải quyết ly hơn có bất
động sản ở nước ngồi thì các thẩm phán phải tìm hiểu và tra cứu các quy định
pháp luật nước đó làm căn cứ để giải quyết. Điều này làm cho thời gian giải quyết
các vụ việc này trở lên chậm chễ.
- Tòa án và cơ quan có thẩm quyền phải đối mặt với những vấn đề hết sức
phức tạp. Cần phải nói đến đặc trưng trung lập, khách quan của quy phạm xung
đột. Rõ ràng là, khơng hồn tồn trung lập hay khách quan khi quy phạm pháp luật
xung đột dẫn chiếu đến luật nước nào thì áp dụng luật nước đó. Thực tế ai cũng
biết là khi quyết định lựa chọn luật nào được áp dụng thì thẩm phán thơng qua lăng
kính ý chí chủ quan của mình đã hình dung trước, hay nhìn thấy trước hệ quả của
việc áp dụng đó. Như vậy, phải chăng Tòa án làm ra vẻ khách quan khi dựa vào
quy phạm pháp luật xung đột để lựa chọn luật áp dụng, nhưng thực tế thì họ đã
nhìn thấy trước hệ quả của nó khi áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó?
- Khơng phải lúc nào cũng xác định chính xác được hệ thống pháp luật cần
áp dụng. Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại, người ta thường áp dụng loại

hệ thuộc xung đột mới là tự do lựa chọn luật áp dụng. Chính sự tự do này đơi khi
khiến cho các bên đương sự lạm dụng khi tránh không phải áp dụng một hệ thống
pháp luật mà đáng lẽ nó phải được áp dụng. Do đó, phải xem xét yếu tố trung lập.
Khách quan, có cịn tồn tại khơng, hay vi phạm pháp luật xung đột, như chính quy
13


phạm pháp luật, cũng chỉ là sản phẩm của con người trong quá trình hoạt động
nhận thức hiện thực quanh mình, từ đó hình thành nên quy tắc ứng xử cho hành vi?
- Hệ thống quy phạm xung đột thống nhất tồn tại trong các điều ước quốc tế
chúng ta tham gia kí kết cịn ít, nhất là các hiệp định các Hiệp định song phương –
là những hiệp định chỉ rõ ra các quy định, cách giải quyết các mối quan hệ tư pháp
quốc tế khi có xung đột. Hiện nay chúng ta mới chỉ kí kết 18 Hiệp định song
phương về dân sự. Các hiệp định này chủ yếu với các nước Xã hội chủ nghĩa trước
đây. Thực tế đó chưa phù hợp với q trình phát triển đất nước trong bối cảnh
chúng ta có quan hệ giao lưu, hợp tác kinh tế rất sâu rộng với các nước trên toàn
thế giới nhất là những quốc gia phương Tây , Hoa Kỳ...
C.

KẾT BÀI

Từ những phân tích trên ta thấy hệ thống các loại quy phạm của Tư pháp
quốc tế Việt Nam được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật của Việt Nam
và trong các hiệp định, điều ước quốc tế song phương và đa phương. Điều này làm
cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy phạm này để giải quyết các quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng có thể thiếu sót khi tìm ra các quy phạm để giải quyết.
Thiết nghĩ Việt Nam nên có một bộ luật về tư pháp quốc tế để tổng hợp đầy đủ các
quy phạm tư pháp quốc tế như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng các quy
phạm tư pháp quốc tế để giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài.


14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Giáo trình: “Tư pháp quốc tế”, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2019, Nxb

2
3

Tư pháp.
ThS. Bùi Thị Thu. Giáo trình Luật tư pháp quốc tế, Nxb giáo dục Việt Nam.
TS.GVC. Nguyễn Hồng Bắc, Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc

4

tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2014.
Hướng dẫn học Tư pháp quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn tư
pháp quốc tế, TS. Vũ Thị Phương Lan – TS. Nguyễn Thái Mai, năm 2017,

5
6
7

Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
Cơng ước Vienna 1980.
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina.
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hào nhân dân

8
9
10

Bungari.
Bộ luật dân sự năm 2015.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Luật nhà ở năm 2014.

15



×