Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Luận văn thạc sĩ tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.71 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
========

NGUYỄN THỊ THÙY LAM

TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
========

NGUYỄN THỊ THÙY LAM

TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS HỒ VIẾT TIẾN


TP. Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Hồ Viết Tiến. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong
luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Lam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN
VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ........................ 4
1.1 Giới thiệu sơ lược về Cục Thuế tỉnh Phú Yên .................................................. 4
1.2 Vấn đề quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên ................................. 5
1.2.1 Các vấn đề cần quan tâm tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên ........................................ 5
1.2.2 Lựa chọn vấn đề quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên .................... 6
Tóm tắt Chương 1 ..................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN ......................................................... 9
2.1 Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp .................................................. 9
2.2 Nội dung quản lý thuế TNDN .......................................................................... 12

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế TNDN ......................................................... 12
2.2.2 Quản lý đăng ký thuế TNDN ........................................................................... 12
2.2.3 Quản lý kê khai thuế TNDN ............................................................................ 13
2.2.4 Thủ tục miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế TNDN .......................................... 13
2.2.5 Quản lý quyết toán thuế TNDN ....................................................................... 13
2.2.6 Thanh tra, kiểm tra thuế TNDN ....................................................................... 14
2.2.7 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN ........................................................ 14
2.2.8 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế TNDN ................................. 15
2.3 Thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên........................ 15
giai đoạn 2014-2017 ................................................................................................. 18
2.4 Hạn chế còn tồn tại trong quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú
Yên ............................................................................................................................ 28
2.5 Nguyên nhân tồn tại hạn chế ............................................................................ 29


2.5.1 Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................... 29
2.5.2 Nguyên nhân khách quan ................................................................................. 30
Tóm tắt Chương 2 ................................................................................................... 32
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN ....................................... 33
3.1 Định hướng hoạt động của Cục Thuế tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020 .. 33
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên ...... 34
3.2.1 Kiện toàn và tinh giản bộ máy tổ chức của Cục Thuế ..................................... 34
3.2.2 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế ....... 35
3.2.3 Tăng cường công tác đánh giá, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
của cán bộ thuế .......................................................................................................... 35
3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế ....................................... 36
3.2.5 Đẩy mạnh công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN .................. 36
3.2.6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ............................. 36
Tóm tắt Chương 3 ................................................................................................... 37

CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN .... 38
4.1 Kế hoạch thực hiện tăng cường quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh
Phú Yên .................................................................................................................... 38
4.1.1 Kiện toàn và tinh giản bộ máy tổ chức của Cục Thuế ..................................... 38
4.1.2 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế ....... 39
4.1.3 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế ....................................... 39
4.1.4 Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thuế .......... 40
4.1.5 Đẩy mạnh công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN .................. 40
4.1.6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ............................. 41
4.2 Đánh giá hiệu quả thực hiện ............................................................................ 43
Tóm tắt Chương 4 ................................................................................................... 43
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 44
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 44
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 44


5.2.1 Đối với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.......................................................... 44
5.2.2 Đối với UBND tỉnh Phú Yên ........................................................................... 45
5.2.3 Đối với các cơ quan, tổ chức liên quan ............................................................ 46
Tóm tắt Chương 5 ................................................................................................... 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CQT

: Cơ quan thuế

DN


: Doanh nghiệp

ĐKKD

: Đăng ký kinh doanh

HSKT

: Hồ sơ khai thuế

KK&KTT : Kê khai và Kế toán thuế
MSDN

: Mã số doanh nghiệp

MST

: Mã số thuế

NNT

: Người nộp thuế

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

QLDN


: Quản lý doanh nghiệp

TH-XLDL : Tổng hợp-xử lý dữ liệu
TNCT

: Thu nhập chịu thuế

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1 Tình hình thu thuế TNDN giai đoạn 2014-2017 .........................................6
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới trên địa bàn tỉnh Phú
Yên giai đoạn 2014-2017 ..........................................................................................17
Bảng 2.2 Kết quả thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet giai đoạn 20142017 ...........................................................................................................................18
Bảng 2.3 Kết quả nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN giai đoạn 2014-2017 ..............21
Bảng 2.4 Kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai
đoạn 2014-2017 .........................................................................................................23
Bảng 2.5 Tình hình nợ thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên
giai đoạn 2014-2017 ..................................................................................................24

Bảng 2.6 Số lượng văn bản chính sách thuế TNDN giai đoạn 2014-2017 ...............31
Biểu đồ 2.1 Số lượng DN nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2017 ..................20


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam, thuế TNDN là một
trong những sắc thuế có vai trị rất quan trọng khơng chỉ trên góc độ là cơng cụ rất
mạnh của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế khuyến khích đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh hợp lý, mà cịn về ý nghĩa đóng góp số thu lớn cho ngân sách
Nhà nước hàng năm. Quản lý thuế TNDN chặt chẽ sẽ mang lại nguồn thu cho
NSNN, thông qua quản lý thuế TNDN giúp Nhà nước xây dựng các chính sách thuế
phù hợp và kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật thuế của doanh
nghiệp.
Trong những năm qua, cùng với tiến trình cải cách thuế cả nước, quản lý thu
thuế tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên đã có những bước chuyển biến căn bản, tổ chức
quản lý thu thuế từng bước được cải cách, hiện đại hóa. Tuy nhiên, theo Báo cáo
tổng kết của Cục Thuế tỉnh Phú Yên từ năm 2014 đến 2017, số thuế TNDN thu
được những năm gần đây chỉ khoảng 30-120 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất thấp so với
tổng thu NSNN, cụ thể: năm 2014 là 2,2%; năm 2015 là 1,4%; năm 2016 là 2,1%,
năm 2017 là 3,1%. Bên cạnh đó, tình trạng trốn thuế, lách thuế TNDN vẫn còn diễn
ra phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên dưới nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện,
số thuế TNDN bị thất thoát ngày càng lớn.
Xuất phát từ vai trị của thuế TNDN cũng như tính cấp thiết của việc tăng
cường công tác quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú n địi hỏi phải có
những biện pháp khả thi để thực hiện tốt công tác này nhằm mang lại hiệu quả cao,
đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa những người nộp thuế với nhau, chống thất
thu NSNN. Với ý nghĩa đó, tơi chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý thuế thu

nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung


2

Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên, từ đó
đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên
một cách hiệu quả nhất.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên.
- Phân tích các hạn chế trong quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên
và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế
tỉnh Phú Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú
Yên.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú
Yên giai đoạn 2014-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp phân
tích và tổng hợp, phương pháp thu thập thơng tin, các phương pháp định tính dựa
trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo thống kê chuyên ngành tài
chính, thuế; được minh họa bằng số liệu tổng hợp từ thực tế, kết hợp phương pháp
so sánh để phân tích, đánh giá vấn đề quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú
Yên.
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về Cục Thuế tỉnh Phú Yên và vấn đề quản lý

thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh
Phú Yên
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh Phú Yên


3

Chương 4: Kế hoạch thực hiện tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CỤC THUẾ TỈNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1 Giới thiệu sơ lược về Cục Thuế tỉnh Phú Yên
- Thực hiện cải cách bước I, ngành thuế được tổ chức lại theo hệ thống chuyên
ngành từ trung ương đến địa phương, chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/10/1990 theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng
(nay là Chính phủ). Cục Thuế tỉnh Phú Yên được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tổ
chức thu ngân sách: Chi cục Thuế Công Thương Nghiệp, bộ phận Thu Quốc doanh
và Ban Thuế Nông nghiệp. Ban đầu, tổ chức bộ máy gồm 07 Phòng và 07 Chi cục
Thuế. Đến năm 1997, Cục Thuế tỉnh Phú Yên có 09 Phòng, 01 Tổ và 07 Chi cục
Thuế.
- Khi bước vào cải cách thuế bước II, để triển khai thực hiện có hiệu quả các
Luật thuế mới, ngành thuế Phú Yên đã khẩn trương tổ chức lại bộ máy của ngành

theo đúng quy định tại Thông tư số 110/TT-BTC ngày 03/8/1998 của Bộ Tài chính,
lúc này tổ chức bộ máy của ngành gồm: 10 Phòng, 01 tổ và 07 Chi cục Thuế.
- Do thay đổi địa giới hành chính và để đáp ứng u cầu đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, ngành thuế
Phú Yên liên tục thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế. Đến
nay, tổ chức bộ máy của ngành gồm 10 Phòng chức năng và 09 Chi cục Thuế trực
thuộc.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế được thực
hiện theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
- Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Phú Yên hiện nay đang được tổ chức theo
mơ hình các bộ phận chức năng gồm: 10 Phòng chức năng và 09 Chi cục Thuế.


5

1.2 Vấn đề quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên
1.2.1 Các vấn đề cần quan tâm tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên
1.2.1.1 Khai thuế
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đẩy nhanh lộ trình thực hiện cải
cách thuế, Cục Thuế tỉnh Phú Yên là một trong những đơn vị tích cực trong cơng
tác triển khai thuế điện tử. Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ, cơng chức đơn vị ln
phấn đấu, nỗ lực vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách.
Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh Phú Yên cũng đã đẩy mạnh cải cách, ứng dụng
công nghệ thông tin hỗ trợ cơ quan Thuế trong việc thực hiện tổ chức thu thuế.
Nhìn chung, tỷ lệ tờ khai được nộp và nộp đúng hạn đến cơ quan Thuế tương đối
cao. Tuy nhiên, xét trên tiêu chí về tính đầy đủ, cơng tác khai thuế cịn nhiều hạn
chế.
1.2.1.2 Quản lý hóa đơn
Thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách thơng thống

của Nhà nước về điều kiện thành lập doanh nghiệp; cơ chế tự khai, tự nộp thuế; cơ
chế doanh nghiệp tự in, phát hành, quản lý và xử lý hóa đơn để thành lập doanh
nghiệp hoặc mua bán doanh nghiệp với mục đích in, phát hành và mua bán, sử dụng
hóa đơn bất hợp pháp để kiếm lời bất chính, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Việc
triển khai cơng tác ngăn chặn tình trạng các tổ chức mua bán hóa đơn bất hợp pháp
tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên trong quá trình thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn vì
theo quy định hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều khai thuế qua mạng, chỉ gửi tờ
khai thuế tháng, quý, không phải gửi bảng kê.
1.2.1.3 Thất thu thuế
Có một thực tế là trên địa bàn tỉnh Phú Yên, sự phát triển của kinh tế ngoài
quốc doanh chưa tương xứng với đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Mặt khác, tình
trạng chênh lệch mức thuế khốn giữa các cơ sở và các cá nhân kinh doanh có cùng
quy mô trên cùng một khu vực, địa bàn vẫn chưa tương xứng nhau, làm thất thu
NSNN, dẫn đến tâm lý so bì, chưa thơng suốt và tình trạng chây ỳ nợ thuế cũng
diễn ra khá phức tạp.


6

1.2.1.4 Quản lý thuế đối với doanh nghiệp
Trong những năm qua, công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên đã
đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận song cùng với đó thì hệ thống chính sách,
cơng tác tổ chức cũng như quy trình thực hiện cịn bộc lộ những nhược điểm. Về cơ
chế quản lý thuế, khi Luật quản lý thuế có hiệu lực thì cơ quan quản lý thuế thực
hiện quản lý theo chức năng, người nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai tự tính, tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật về khoản kê khai của mình. Tuy nhiên, thực hiện
cơ chế “tự khai, tự tính, tự nộp” cũng là ngun nhân dẫn đến tình trạng gian lận
thuế, trốn thuế với nhiều hình thức ngày càng tinh vi, khó phát hiện, cơng tác kiểm
sốt thuế TNDN còn gặp nhiều hạn chế, hiệu quả từ việc quản lý thuế hàng năm của
Cục Thuế tỉnh Phú Yên đối với doanh nghiệp đạt chưa cao.

1.2.2 Lựa chọn vấn đề quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên
Trong những vấn đề cần quan tâm tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên, việc lựa chọn
vấn đề quản lý thuế TNDN là cần thiết bởi các lý do sau:
Thứ nhất, số thu thuế TNDN chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng thu ngân
sách Nhà nước
Bảng 1.1 Tình hình thu thuế TNDN giai đoạn 2014-2017
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung
Tổng dự toán thu NSNN tỉnh giao
(tỷ đồng)
Kết quả thu NSNN (tỷ đồng)
Tỷ lệ hoàn thành thu NSNN (%)
Tổng dự toán thu thuế TNDN (tỷ
đồng)
Kết quả thu thuế TNDN (tỷ đồng)
Tỷ lệ hoàn thành thu thuế TNDN
(%)
Tỷ lệ số thu thuế TNDN trên tổng
số thu NSNN (%)

Năm

2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

1.844

2.425

3.200

3.756

1.890

2.564

3.214

3.677

104,3%

105,7%


100,4%

97,9%

45,15

70,57

40,60

80,00

41,98

35,99

68,07

113,27

93%

51%

167,7%

141,6%

2,2%


1,4%

2,1%

3,1%

“Nguồn: Báo cáo tổng kết của Cục Thuế tỉnh Phú Yên từ năm 2014 đến 2017”


7

Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước đối với thuế TNDN từ
năm 2014 đến năm 2017 như sau: Năm 2014, khoản thu thuế TNDN chưa đạt dự
toán Tỉnh giao, tổng số thu thuế TNDN là 41.978 tỷ đồng, đạt 93% dự toán thu năm
2014. Năm 2015, khoản thu thuế TNDN chưa đạt dự toán Tỉnh giao, tổng số thu
thuế TNDN là 35,99 tỷ đồng, thu chỉ đạt 51% dự toán Tỉnh giao và thấp hơn 14,2%
so thu cùng kỳ năm 2014. Năm 2016, khoản thu thuế TNDN thực hiện hồn thành
vượt mức dự tốn năm 2016 Tỉnh giao, tổng số thu thuế TNDN là 68,07 tỷ đồng,
đạt 167,7% dự toán thu năm 2016; tăng 89,1% so thu cùng kỳ năm 2015. Năm
2017, khoản thu thuế TNDN thực hiện hồn thành vượt mức dự tốn năm 2017
Tỉnh giao, tổng số thu thuế TNDN là 113,27 tỷ đồng, đạt 141,6% dự toán thu năm
2017; tăng 66,4% so thu cùng kỳ năm 2016.
Kết quả thu NSNN cho thấy xu hướng tổng thu từ thuế TNDN các năm gần
đây có xu hướng tăng dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu NSNN
tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên. Điều này cho thấy, công tác quản lý thuế TNDN đối với
doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên trong thời gian qua cịn gặp khơng ít khó
khăn và bất cập, công tác quản lý thuế TNDN chưa chặt chẽ, chưa quản lý hết
nguồn thu.
Thứ hai, ý thức chấp hành Luật Thuế TNDN của các DN cịn hạn chế,

tình trạng trốn thuế, gian lận thuế ngày càng phổ biến
Ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các chủ doanh nghiệp vẫn
cịn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật thuế cụ thể là thuế TNDN vẫn luôn xảy ra ở
nhiều hình thức, với mức độ khác nhau, nợ thuế ngày càng tăng. Thực trạng quản lý
thuế cịn sót hộ, doanh thu tính thuế cịn chưa tương xứng với doanh thu thực tế
kinh doanh của doanh nghiệp, tình trạng trốn thuế TNDN ngày càng phổ biến dưới
nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện, số thuế TNDN bị thất thốt ngày càng
lớn…Bên cạnh đó, tình trạng mua bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cũng đang
diễn ra phổ biến nhằm kê khống chi phí đầu vào, giảm số thuế TNDN phải nộp, gây


8

thất thu NSNN. Nếu như không sớm khắc phục những mặt hạn chế đó thì việc thất
thu nguồn thuế này sẽ vẫn tiếp tục và ngày càng gia tăng.
Thứ ba, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN còn thấp và việc
quản lý thu nợ thuế TNDN kém hiệu quả
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT từ năm 2014 đến 2017
tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên, số thuế TNDN truy thu bình quân trên một cuộc thanh
tra, kiểm tra thuế rất thấp, cụ thể: năm 2014 là 5,1 triệu đồng, năm 2015 là 7 triệu
đồng, năm 2016 là 11,3 triệu đồng và năm 2017 là 13,6 triệu đồng. Kết quả này cho
thấy việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra về thuế TNDN chưa mang lại hiệu
quả cao, chưa được đồng bộ, kiểm tra kiểm sốt khơng đầy đủ.
Bên cạnh đó, số lượng DN nợ thuế TNDN ngày càng tăng: năm 2014 là 88
DN, năm 2015 là 102 DN, năm 2016 là 116 DN, năm 2017 lên đến 182 DN. Việc
quản lý thu nợ thuế TNDN kém hiệu quả tạo điều kiện cho các DN chiếm dụng tiền
thuế và một phần gây thất thu cho NSNN.
Tóm tắt Chương 1
Giới thiệu sơ lược về Cục Thuế tỉnh Phú Yên và vấn đề quản lý thuế TNDN
tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên: Các vấn đề cần quan tâm tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên,

lựa chọn vấn đề quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên.


9

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC
THUẾ TỈNH PHÚ YÊN
2.1 Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp
Theo Quyết định số 1209 TCT/QĐ/TCCB ngày 29 tháng 7 năm 2004 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp bao
gồm các nội dung sau:
Một là, đăng ký thuế:
Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ thuộc Cục Thuế thực hiện hướng dẫn doanh
nghiệp lập hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế; hướng dẫn thủ tục kê khai thay đổi thông
tin về doanh nghiệp; thủ tục kê khai đăng ký thuế đối với doanh nghiệp tổ chức, sắp
xếp lại (như chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, bán doanh nghiệp,…) theo quy định về
đăng ký thuế hiện hành.
Hai là, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế:
- Nhận và kiểm tra sơ bộ tờ khai thuế: Phịng Hành chính nhận tờ khai thuế
và các tài liệu kèm theo, đóng dấu ngày nhận vào tờ khai thuế và chuyển cho Phòng
TH-XLDL/Tổ XLDL kiểm tra tính đầy đủ của tờ khai thuế và các tài liệu kèm theo
(nếu có); kiểm tra kê khai đúng mẫu tờ khai quy định, kê khai đầy đủ chỉ tiêu và có
xác nhận của doanh nghiệp.
- Nhập và xử lý tờ khai thuế: Phòng TH-XLDL/Tổ XLDL nhập tờ khai vào
chương trình Quản lý thuế trên máy tính, chương trình xác định số thuế phải nộp
của từng doanh nghiệp theo số thuế kê khai trên tờ khai thuế của doanh nghiệp.
- Thực hiện xử lý lỗi kê khai: Phòng TH-XLDL/Tổ XLDL thưc hiện các
bước việc sau: Thông báo tờ khai thuế bị lỗi; Nhận tờ khai thay thế vào chương
trình Quản lý thuế trên máy tính để thay thế tờ khai lỗi; Gửi thông báo yêu cầu

doanh nghiệp kê khai điều chỉnh vào tờ khai tháng tiếp theo nếu tờ khai thay thế đã
quá thời hạn nộp thuế.
- Nhập và xử lý chứng từ nộp thuế: Phòng TH-XLDL/Tổ XLDL thực hiện
các bước việc sau: Nhập chứng từ nộp thuế của từng doanh nghiệp vào chương


10

trình Quản lý thuế trên máy tính; Hạch tốn thu, nộp; Lập sổ theo dõi tình hình nộp
thuế.
Ba là, quản lý thu nợ thuế:
- Gửi thông báo đôn đốc nộp nợ thuế: Trong vòng 10 ngày sau thời hạn nộp
thuế, Phịng TH-XLDL/Tổ XLDL thực hiện in Thơng báo nợ tiền thuế gửi doanh
nghiệp.
- Thông báo số tiền phạt do nộp chậm tiền thuế: Từ ngày 15 đến ngày 20
hàng tháng, Phịng TH-XLDL/Tổ XLDL thực hiện in, trình lãnh đạo Cục ký Thông
báo phạt nộp chậm tiền thuế gửi doanh nghiệp.
- Phân tích tình trạng nợ thuế: Ngày 10 hàng tháng, Phòng TH-XLDL/Tổ
XLDL lập danh sách các doanh nghiệp vẫn còn nợ thuế để lập bảng phân tích tình
trạng nợ của từng doanh nghiệp theo mức nợ.
- Lập kế hoạch thu nợ: Căn cứ việc phân tích, đánh giá tình trạng nợ thuế,
ngày 15 hàng tháng, Phòng TH-XLDL/Tổ XLDL lập kế hoạch đôn đốc thu nợ thuế,
phân công cán bộ thực hiện kế hoạch thu nợ.
- Thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế: Căn cứ kế hoạch được
lập, Phịng TH-XLDL/Tổ XLDL thực hiện các biện pháp đơn đốc thu nợ theo quy
định, đồng thời, công khai danh sách doanh nghiệp cố tình chây ỳ nợ thuế; lập hồ sơ
các trường hợp nợ lớn kéo dài hoặc có tình tiết vi phạm nặng chuyển cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của Pháp luật.
Bốn là, quyết toán thuế:
- Nhận báo cáo quyết toán thuế: Phịng Hành chính nhận báo cáo quyết tốn

thuế, các tài liệu kèm theo của doanh nghiệp và ghi Sổ nhận hồ sơ, đóng dấu ngày
nhận vào báo cáo quyết tốn thuế và chuyển Phòng TH-XLDL/Tổ XLDL ngay
trong ngày hoặc chậm nhất vào ngày làm việc tiếp sau.
- Kiểm tra thủ tục hồ sơ quyết tốn thuế: Phịng TH-XLDL/Tổ XLDL thực
hiện kiểm tra thủ tục hồ sơ quyết toán thuế như: tính đầy đủ các chỉ tiêu kê khai trên
quyết tốn; đúng mẫu báo cáo quyết tốn theo quy định; có xác nhận của doanh
nghiệp; các tài liệu kèm theo báo cáo quyết tốn theo quy định (nếu có).


11

+ Nhập quyết tốn thuế: Phịng TH-XLDL/Tổ XLDL thực hiện các việc sau
đây chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày nhận quyết tốn:
+ Nhập và ghi tồn bộ thơng tin trên báo cáo quyết tốn thuế vào Chương
trình Quản lý thuế trên máy tính.
+ Phát hiện lỗi tính tốn sai: chương trình Quản lý thuế trên máy tính trợ
giúp kiểm tra các chỉ tiêu kê khai để phát hiện các lỗi tính tốn sai và lập Danh sách
các báo cáo quyết tốn lỗi.
+ Hạch tốn số thuế cịn phải nộp hoặc nộp thừa: căn cứ số liệu nhập từ báo
cáo quyết tốn của doanh nghiệp, chương trình Quản lý thuế trên máy tính xác định
số thuế cịn phải nộp hoặc nộp thừa sau khi quyết toán.
+ Chuyển các báo cáo quyết toán thuế, các tài liệu kèm theo, danh sách lỗi
báo cáo quyết tốn và giải trình điều chỉnh hoặc báo cáo quyết tốn thay thế cho
phịng/đội QLDN.
Năm là, xử lý miễn, giảm thuế:
- Tiếp nhận hồ sơ: Phịng/Tổ Hành chính tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm
và chuyển hồ sơ cho phòng/đội QLDN ngay trong ngày hoặc chậm nhất là đầu ngày
làm việc tiếp theo
- Kiểm tra thủ tục hồ sơ: Phòng TH-XLDL/Tổ XLDL thực hiện kiểm tra thủ
tục hồ sơ quyết tốn thuế như: tính đầy đủ các chỉ tiêu kê khai trên quyết toán; đúng

mẫu báo cáo quyết tốn theo quy định; có xác nhận của doanh nghiệp; các tài liệu
kèm theo báo cáo quyết tốn theo quy định (nếu có).
+ Phịng/đội QLDN thực hiện kiểm tra thủ tục hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế
ngay khi nhận được hồ sơ theo các nội dung như sau: tên, mã số thuế; thuộc đối
tượng được miễn, giảm thuế; đầy đủ tài liệu theo đúng quy định và kê khai đầy đủ
các chỉ tiêu.
+ Đối với trường hợp không thuộc diện miễn, giảm thuế hoặc hồ sơ chưa
đúng thủ tục thì trong thời hạn 3 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm
thuế của doan nghiệp, phòng/đội QLDN phải thực hiện:


12

+ Thông báo bằng văn bản lý do không được miễn, giảm thuế đối với trường
hợp không được miễn, giảm thuế theo quy định để doanh nghiệp biết.
+ Thông báo hồ sơ miễn, giảm chưa đúng thủ gửi doanh nghiệp để yêu cầu
doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung hồ sơ miễn, giảm gửi cơ quan thuế.
2.2 Nội dung quản lý thuế TNDN
Căn cứ chức năng nhiệm vụ ngành Thuế và các quy định của Luật Quản lý
thuế, Luật thuế TNDN cùng các văn bản hướng dẫn thi hành, các nội dung quản lý
thuế TNDN bao gồm:
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế TNDN
Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý thu thuế để quản lý thuế TNDN cũng
như các sắc thuế khác. Bộ máy quản lý thu thuế được xây dựng tùy thuộc vào điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Ở Việt Nam, bộ máy quản lý thu thuế
được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, cùng có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện các Luật thuế trong cả nước. CQT các cấp được tổ chức theo một mơ hình
thống nhất. Việc quản lý biên chế cơng chức, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính
sách đối với cơng chức cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức thuế được
thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế.

2.2.2 Quản lý đăng ký thuế TNDN
NNT có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký
thuế với CQT. Quản lý đăng ký thuế là việc CQT thực hiện đôn đốc, kiểm tra, chấp
nhận hồ sơ đăng ký thuế và cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. CQT thực hiện cấp
cho mỗi NNT một Mã số thuế để quản lý với các thông tin như: Tên NNT, địa chỉ
kinh doanh, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật,... nhằm đảm bảo mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức đều được CQT quản lý thu thuế vào
NSNN.


13

2.2.3 Quản lý kê khai thuế TNDN
Kê khai thuế TNDN là việc DN tự xác định doanh thu, chi phí được trừ, số
thuế TNDN phải nộp,... trong kỳ tính thuế để kê khai vào tờ khai thuế theo quy định
và nộp cho CQT quản lý. Quản lý kê khai thuế TNDN là việc theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra, xử lý dữ liệu kê khai của DN và lưu trữ hồ sơ khai thuế của các DN. CQT
thực hiện cập nhật tất cả những thông tin trên tờ khai thuế của DN vào hệ thống
quản lý thuế của ngành thuế nhằm quản lý chặt chẽ mọi thông tin, dữ liệu phát sinh
của DN để phục vụ cho công tác thu NSNN và đề xuất thực hiện kiểm tra thuế nếu
nhận thấy có dấu hiệu bất thường từ các hồ sơ khai thuế (HSKT).
2.2.4 Thủ tục miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế TNDN
Ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ nhất định, Chính phủ ln có các chính
sách miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN. NNT tự xác
định số tiền thuế được miễn, được giảm, mức thuế ưu đãi và nộp hồ sơ cho CQT
xem xét giải quyết. CQT thực hiện tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế và giải
quyết đúng thời hạn cho NNT.
Để công tác quản lý miễn, giảm thuế, ưu đãi thuế được nhanh chóng, chính
xác đảm bảo quyền lợi cho NNT cũng như đảm bảo hiệu quả của chính sách Nhà

nước, CQT phải nắm rõ các quy định của Nhà nước về những trường hợp NNT
được miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế TNDN.
2.2.5 Quản lý quyết toán thuế TNDN
Quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc từ
đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. Khi kết thúc
kỳ tính thuế TNDN (thường là năm dương lịch), cơ sở kinh doanh phải thực hiện
quyết toán thuế TNDN và nộp đến CQT quản lý trực tiếp và phải chịu trách nhiệm
về tính chính xác, trung thực của hồ sơ quyết toán thuế TNDN.


14

CQT theo dõi các trường hợp NNT thuộc diện phải khai quyết tốn thuế,
thực hiện đơn đốc khai quyết tốn thuế, tiếp nhận hồ sơ và cập nhật vào hệ thống
quản lý thuế phục vụ cho công tác quản lý NNT. Việc quản lý quyết toán thuế
TNDN cũng nhằm xác định chính xác số thuế TNDN phát sinh trong kỳ tính thuế,
bên cạnh đó phát hiện các sai sót và dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế để đề xuất
thực hiện kiểm tra thuế đối với NNT.
2.2.6 Thanh tra, kiểm tra thuế TNDN
Thanh tra, kiểm tra thuế là việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế
với các thơng tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế tùy thuộc
vào phạm vi, quy mô, nội dung cuộc kiểm tra. Việc kiểm tra thuế thường được thực
hiện dưới 2 hình thức: kiểm tra tại trụ sở CQT và kiểm tra tại trụ sở của NNT.
2.2.7 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN
Quản lý nợ thuế là việc phân công cán bộ quản lý nợ thực hiện các công việc
như: theo dõi số tiền thuế nợ, phân loại tiền nợ thuế, đôn đốc thu nộp và xử lý các
văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ,
miễn tiền chậm nộp. Mục đích của công tác quản lý nợ thuế là theo dõi mọi diễn
biến nợ thuế và đôn đốc thu nộp tối đa vào NSNN và hạn chế đến mức thấp nhất
tiền thuế nợ.

Cưỡng chế nợ thuế là biện pháp cuối cùng nhằm mục đích thu được tiền thuế
nợ của NNT vào NSNN. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, NNT để
nợ tiền thuế kéo dài đến một khoảng thời gian theo quy định mà khơng nộp vào
NSNN thì sẽ bị CQT thực hiện cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ. Trước khi thực
hiện cưỡng chế, CQT phải thực hiện đầy đủ và chặt chẽ các thủ tục, các quy định về
cưỡng chế nợ thuế, bao gồm các bước sau: Lập danh sách đối tượng phải xác minh
thông tin; Thu thập và xác minh thông tin của đối tượng chuẩn bị cưỡng chế; Ban
hành quyết định cưỡng chế; Gửi quyết định cưỡng chế; Thực hiện cưỡng chế.


15

2.2.8 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế TNDN
Việc thông tin cho NNT và nhân dân về nội dung các chính sách thuế có ý
nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho chính sách thuế đi vào cuộc sống, nâng
cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành thuế.
Hàng năm, vào thời điểm quyết toán thuế TNDN, CQT chủ động phối hợp
với các cơ quan báo chí, truyền hình để tuyên truyền về cách thức quyết toán thuế,
thủ tục hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế. Bên cạnh đó, CQT thường
xuyên tổ chức phổ biến các quy định mới, tập huấn, hướng dẫn quyết tốn thuế
TNDN.
Có thể khẳng định rằng, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT trong thời gian
qua đã góp phần quan trọng trong kết quả triển khai chương trình cải cách và hiện
đại hóa ngành thuế. Từ cơ chế quản lý theo đối tượng, ngành thuế đã chuyển sang
cơ chế quản lý theo chức năng, cơ chế tự khai tự nộp, NNT tự tính, tự khai, tự nộp
thuế vào NSNN. Điều đó địi hỏi NNT cần nắm vững chế độ, chính sách thuế; các
quy trình, quy định của ngành Thuế để chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình.
2.3 Thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên
Ngành Thuế tỉnh được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên trong cơng tác quản

lý thu thuế của cấp uỷ, chính quyền địa phương; thực hiện triệt để về nghiệp vụ
chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; Phối hợp chặt chẽ
với các ngành, các cấp trên địa bàn, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thu,
kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường chống thất thu thuế, thu hồi nợ đọng thuế,
đẩy mạnh công tác hỗ trợ người nộp thuế để giải quyết kịp thời các khó khăn,
vướng mắc, tạo thuận lợi giúp người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh, mở
rộng thị trường, tăng thu cho NSNN. Cục Thuế tỉnh Phú Yên và các Chi cục Thuế
trên địa bàn đang áp dụng quy trình quản lý thu đối với thuế TNDN, cụ thể như sau:
2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế TNDN


16

Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Phú Yên hiện nay đang được tổ chức theo mơ
hình các bộ phận chức năng (gồm 10 phòng chức năng và 09 Chi cục Thuế), bộ
máy quản lý Cục Thuế được hoàn thiện, kiện toàn đảm bảo tăng cường năng lực
thực thi, triển khai nhiệm vụ, tinh gọn đầu mối và phù hợp với cơng tác quản lý và
tình hình thực tế tại địa phương. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng
chú trọng, tập trung quản lý các địa bàn trọng điểm, các doanh nghiệp lớn đa ngành
nghề, các lĩnh vực có số thu ngân sách lớn. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận cơ
cấu tổ chức thuộc Cục Thuế và các Chi cục Thuế được quy định cụ thể, rõ ràng,
giảm bớt chồng chéo, xóa bỏ bớt được các bộ phận không cần thiết, hạn chế tiếp
xúc trực tiếp giữa người nộp thuế với công chức trực tiếp xử lý hồ sơ về thuế từ đó
góp phần hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực có thể xảy ra trong ngành; tạo điều kiện
thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế và nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước.
2.3.2 Quản lý đăng ký thuế TNDN
Việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế được quản lý thông qua số lượng DN
được cấp MSDN mới và số lượng HSKT hàng năm.
Việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký MSDN thực hiện theo Quy trình phối

hợp trao đổi thông tin đăng ký DN giữa Tổng cục Thuế và Phòng ĐKKD được ban
hành kèm theo Quyết định số 1403/QĐ-TCT ngày 01/9/2010 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế (gọi tắt là Quy trình phối hợp trao đổi thơng tin đăng ký DN).
Việc cấp MSDN được thực hiện tập trung trên hệ thống đăng ký thuế của
Tổng cục Thuế, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được thông tin
yêu cầu cấp mới MSDN, hệ thống đăng ký thuế của Tổng cục Thuế sẽ truyền dữ
liệu MSDN sang hệ thống ĐKKD quốc gia hoặc thông báo lý do không đủ điều
kiện cấp MSDN. Trường hợp hồ sơ khơng đủ điều kiện cấp MSDN thì hệ thống
đăng ký thuế và hệ thống ĐKKD quốc gia thực hiện trao đổi thông tin. Trường hợp
hồ sơ đủ điều kiện cấp MSDN thì hệ thống đăng ký thuế thực hiện cấp MSDN và
truyền dữ lệu sang hệ thống ĐKKD quốc gia để Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng


17

nhận đăng ký doanh nghiệp và xác nhận hoàn thành cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp. Hệ thống đăng ký thuế truyền dữ liệu lên Trang thông tin điện tử của
Cục Thuế tỉnh Phú Yên để thực hiện phân cấp quản lý DN theo các quy định quản
lý hiện hành.
Trong giai đoạn 2014-2017, có tất cả 1328 DN được cấp mới MSDN, trong
từng năm có sự biến động khơng đồng đều cả về mặt số lượng lẫn loại hình DN, thể
hiện ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới trên địa bàn tỉnh
Phú n giai đoạn 2014-2017
ĐVT: DN
ST
T

Loại hình
doanh nghiệp


Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

So sánh (%)
2015/
2014

2016/2
015

2017/
2016

1

Cơng ty TNHH

157

188


207

326

120%

110%

157%

2

Công ty cổ phần

22

15

31

34

68%

207%

110%

3


DN tư nhân

101

110

89

48

109%

81%

54%

Cộng

280

313

327

327%

125%

408 112%


“Nguồn: Cục Thuế tỉnh Phú Yên”
Qua Bảng 2.1 cho thấy các DN do Cục Thuế quản lý đã tăng lên hàng năm.
Nguyên nhân là do: Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt
động kinh tế ngày càng được mở rộng, hơn nữa quy định về cấp đăng ký kinh
doanh, mã số thuế q thơng thống, dẫn đến các DN thành lập ngày càng nhiều
hơn.
2.3.3 Quản lý kê khai thuế TNDN
Quy định về quản lý khai thuế nói chung và quản lý khai nộp thuế TNDN nói
riêng được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày
15/5/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý khai thuế, nộp
thuế và kế toán thuế.


×