Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

TIỂU LUẬNMÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤQUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.93 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
***

TIỂU LUẬN
MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2018

Giảng viên

: PGS.TS. Nguyễn Quang Minh

Lớp

: Quan hệ Kinh tế quốc tế (KTE306.3)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tâm – 1811120130
: Nguyễn Mai Anh – 1811120008
: Nguyễn Thị Ngọc – 1815510087
: Nguyễn Đức Đoàn - 1811120029
: Đinh Thị Dương Tâm – 1811120129


Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2020

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

4

Phần I.



5

1.

Khái niệm về dịch vụ, thương mại dịch vụ, TMDV quốc tế

Khái niệm dịch vụ

1.1.

Định nghĩa

1.2.

Đặc điểm5

2.

5
5

Thương mại dịch vụ 6

2.1.

Khái niệm

6


2.2.

Đặc điểm:

7

3.

Thương mại dịch vụ quốc tế

3.1.

Khái niệm

3.2.

Chức năng và nhiệm vụ

Phần II.

8

8
9

Tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế

9

1. Tăng trưởng kim ngạch thương mại dịch vụ quốc tế có quy mơ lớn và tốc độ

tăng trưởng nhanh.
9
1.1.

Về quy mô tăng trưởng

10

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
12
2.

Tốc độ tăng trưởng 14

3.

Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế

17

3.1.

Tổng quan về sự dịch chuyển cơ cấu Thương mại dịch vụ quốc tế

3.2.

Sự phát triển của một số nhóm dịch vụ chủ yếu 18

3.2.1.


Dịch vụ du lịch quốc tế

18

3.2.2.

Dịch vụ vận tải quốc tế

26

3.2.3.

Các dịch vụ khác

17

29

a)

Dịch vụ viễn thơng, thơng tin và máy tính

29

b)

Dịch vụ chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ

31


2


c)

Dịch vụ tài chính

33

d)

Dịch vụ giáo dục

33

4.

Top 5 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ năm 201834

Phần III.

Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế.

36

1.

Kim ngạch TMDV quốc tế dự báo vẫn tăng trưởng

36


2.

Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có sự thay đổi quan trọng: 38

3. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng
nhanh chóng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm
tỷ trọng của dịch vụ du lịch và vận tải:
43
KẾT LUẬN

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

3


LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, là thế kỷ của tồn cầu hóa, tự do hóa thương mại,các nước
trên thế giới đều tập trung vào phát triển kinh tế. Kinh tế đã trở thành vấn đề cốt lõi
trong mọi hoạt động quốc tế. Các quốc gia đều nhận thấy rằng, muốn đặt chân vào
cộng đồng các dân tộc trên thế giới cần phải đặt phát triển kinh tế lên vị trí hàng đầu,
và con đường duy nhất là phải chủ động hội nhập kinh tế, phù hợp với xu hướng tồn
cầu và khu vực. Khơng một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại
không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hố với bên ngồi.
Hoạt động thương mại quốc tế mà đặc biệt là hoạt động thương mại dịch vụ quốc
tế có vai trị như một chiếc cầu nối liên kết hoạt động kinh tế của các quốc gia, biến

nền kinh tế thế giới thành một guồng máy hoạt động có hiệu quả hơn. Có thể nói
thương mại dịch vụ quốc tế có vai trị khơng nhỏ, tác động trực tiếp đến sự phát triển
của nền kinh tế các quốc gia trên thế giới, vì vậy việc xây dựng chính sách thương mại
quốc tế, khơng chỉ về hàng hóa mà cịn chú trọng đến mảng dịch vụ, luôn được xem là
vẫn đề trọng yếu của mỗi quốc gia để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cho mỗi
quốc gia đó.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế, chúng em
lựa chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn
2000 – 2018” đề phân tích, đánh giá tình hình và sự tác động của thương mại dịch vụ
quốc tế đối với nền kinh tế trong nước và quốc tế trong hai thập kỷ gần đây, qua đó dự
đốn xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo.

4


Phần I.

Khái niệm về dịch vụ, thương mại dịch vụ, TMDV quốc tế

1. Khái niệm dịch vụ
1.1. Định nghĩa
Bản thân dịch vụ vốn dĩ là một khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người và
được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để định nghĩa
được khái niệm này lại khá phức tạp vì độ bao phủ và đa nhiệm của nó trên nhiều lĩnh
vực mà mỗi lĩnh vực lại hiểu nghĩa của dịch vụ theo một cách riêng. Ví dụ như:
- Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vơ hình, q trình sản
xuất và tiêu dùng khơng tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành
sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Trong kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản

phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong
khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Từ những ví dụ trên, ta thấy rằng khó có thể đưa ra một định nghĩa tuyệt đối cho
khái niệm dịch vụ. Mặc dù vậy, vẫn có thể hiểu được dịch vụ theo một cách chung
nhất là:
Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các
mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp
mà khơng có sự chuyển giao quyền sở hữu.
1.2. Đặc điểm
- Tính đồng thời (Simultaneity): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời.
-

Tính khơng thể tách rời (Inseparability): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ khơng
thể tách rời.

-

Tính khơng đồng nhất (Variability): dịch vụ khơng có chất lượng đồng nhất.

-

Tính vơ hình (Intangibility): khơng có hình hài rõ rệt và khơng thể thấy trước
khi tiêu dùng.

-

Không lưu trữ được (Perishability): không lập kho để lưu trữ như hàng hóa
được.

5



2. Thương mại dịch vụ
2.1. Khái niệm
Thương mại dịch vụ trong tiếng Anh được gọi là Trade in Services.
Quan hệ mua bán giữa người tạo ra dịch vụ và người sử dụng dịch vụ diễn ra
dưới hình thức cung ứng dịch vụ. Đây là một q trình liên hồn bao gồm nhiều khâu
có liên quan mật thiết với nhau. Quá trình này được gọi chung là thương mại dịch vụ.
Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vơ hình) nên việc
định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất, cũng như dịch vụ, khái
niệm này có nhiều cách hiểu khác nhau. Cách hiểu đơn giản và phổ biến nhất là:
Thương mại dịch vụ là sự trao đổi mua bán mà ở đây đối tượng là dịch vụ.
Ban Thư ký WTO phân thương mại dịch vụ thành 12 khu vực bao gồm:
1. Dịch vụ kinh doanh,
2. Dịch vụ thông tin,
3. Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật,
4. Dịch vụ kinh tiêu,
5. Dịch vụ đào tạo,
6. Dịch vụ mơi trường,
7. Dịch vụ tài chính,
8. Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội,
9. Dịch vụ du lịch và các hoạt động có liên quan,
10. Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao,
11. Dịch vụ vận tải,
12. Các dịch vụ khác.

6


Từ 12 khu vực trên đây lại chia thành 155 tiểu khu vực. Theo GATS, thương mại

dịch vụ bao gồm các dịch vụ ở bất kỳ khu vực nào trừ dịch vụ do yêu cầu của chính
phủ, là những dịch vụ không dựa trên kinh doanh hoặc cạnh tranh.
2.2. Đặc điểm:
- Thứ nhất: Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, khơng sờ mó, nhìn thấy được
nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng. Quá trình sản xuất
và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, nhưng hiệu quả của dịch vụ đối với
người tiêu dùng lại rất khác nhau. Có loại xảy ra tức thì, nhưng có loại chỉ đem lại hiệu
quả sau nhiều năm, chẳng hạn dịch vụ giáo dục phải sau 5-10 năm mới có thể đánh giá
đầy đủ. Do đó, việc đánh giá hiệu quả thương mại dịch vụ phức tạp hơn so với thương
mại hàng hóa.
- Thứ hai: Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ cho tiêu
dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của nền
kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độ cũng rất khác nhau, từ
lao động đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hàng lưu niệm ở khu du lịch đến lao
động chất xám có trình độ cao như các chun gia tư vấn, chuyên gia giáo dục…, do
đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiều cơng ăn việc làm,
rất có ý nghĩa về kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay.
- Thứ ba: Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngồi tác dụng
trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó cịn có vai trị trung gian đối với sản xuất và thương
mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả các
ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của thương mại dịch vụ là rất lớn.
Người ta tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự do hóa thì lợi ích của nó cịn cao
hơn thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằng lợi ích thu được khi tự do hóa
thương mại hàng hóa hồn tồn cho cả hàng hóa nơng nghiệp và hàng hóa cơng
nghiệp.
- Thứ tư: Thương mại dịch vụ khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con người
cụ thể, chịu tác động bởi tâm lý, tập qn, truyền thống văn hóa, ngơn ngữ và cá tính
của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác với thương mại hàng
hóa, sản phẩm là vật vơ tri vơ giác, đi qua biên giới có bị kiểm sốt nhưng khơng phức


7


tạp như kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ, vì thế mà thương mại dịch vụ
phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại hàng hóa.
Các cuộc thương lượng để đạt được tự do hóa thương mại dịch vụ thường gặp nhiều
khó khăn hơn tự do hóa thương mại hàng hóa, nó cịn phụ thuộc vào tình hình chính
trị, kinh tế – xã hội, văn hóa của nước cung cấp và nước tiếp nhận dịch vụ đó.
3. Thương mại dịch vụ quốc tế
3.1. Khái niệm
Thương mại dịch vụ là một bộ phận hợp thành của thương mại quốc tế, nó liên
quan đến hoạt động thương mại vượt qua biên giới quốc gia, theo các phương thức chủ
yếu sau đây:
-Phương thức1: Thương mại dịch vụ giữa các nước, tức là mua bán dịch vụ qua
biên giới giữa các nước, có thể bằng viễn thông hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật
như bản vẽ, băng đĩa…
-Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, tức là khách hàng đi sang nước
khác để tiêu dùng dịch vụ như đi du lịch, học tập; sửa chữa tàu biển, máy bay ở nước
ngoài…
-Phương thức 3: Hiện diện thương mại, tức là đầu tư trực tiếp để thành lập một
chi nhánh, công ty con hay đại lý để cung cấp dịch vụ như cung cấp thông tin, tư vấn
pháp luật, ngân hàng cho nước sở tại…
-Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân, tức là sự di chuyển tạm thời của cá nhân
sang nước khác để cung cấp các dịch vụ như tư vấn, xây dựng, làm nội trợ, chăm sóc
sức khỏe…
Trong bốn phương thức trên đây thì phương thức 3 – Hiện diện thương mại có vị
trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại dịch vụ, đây là hình thức hoạt
động thơng qua liên doanh, chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài (FDI) để
cung cấp dịch vụ trong nước (ngoại trừ dịch vụ du lịch và vận chuyển), thứ đến là


8


phương thức 1 – Thương mại dịch vụ giữa các nước. Phương thức 2 – Tiêu dùng dịch
vụ ở nước ngồi có vị trí quan trọng trong du lịch quốc tế. Phương thức 4 – Hiện diện
thể nhân có tỷ trọng không đáng kể trong thương mại dịch vụ, nhưng đối với các nước
đang phát triển như nước ta cũng rất quan trọng trong việc xuất khẩu lao động và thuê
chuyên gia nước ngoài.
3.2. Chức năng và nhiệm vụ
Thương mại dịch vụ quốc tế là một bộ phận của thương mại quốc tế nên về cơ
bản, chúng sẽ mang những chức năng và nhiệm vụ tương tự nhau.
Về chức năng, Thương mại dịch vụ quốc tế có các chức năng sau:
- Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước.
- Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu
của tiêu dùng và tích lũy.
- Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi
cho sản xuất, kinh doanh.
Về nhiệm vụ, các nhiệm vụ chủ yếu của Thương mại dịch vụ quốc tế là:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa đất nước
Đây là nhiêm vụ quan trọng và bao quát của ngoại thương. Thông qua hoạt động xuất,
nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy q trình cơng
nghiệp hóa.
- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước:
Vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương.
- Tổ chức q trình lưu thơng dịch vụ giữa trong nước với nước ngồi.
Phần II.

Tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế


1. Tăng trưởng kim ngạch thương mại dịch vụ quốc tế có quy mơ lớn và tốc độ tăng
trưởng nhanh.
Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới 20 năm trở lại đây có rất nhiều biến
động với tốc độ chuyển biến ngày càng nhanh, nền kinh tế chịu sự tác động của các

9


quy luật đan xen nhiều yếu tố tác động khác nhau dẫn đến diễn biến phức tạp và khó
dự đốn.
1.1.

30

7000

23.2

25
22.4 20.5
20

Tỷ USD

20

18.4

19.7

3928

15

3557

4952

24
5019

23.5
5403

5802

23.1
5000

3893

4000
3000

2584
10

%

2000


1466
5
0

6000

1000
2000

2005

2008

2009

2010

2015

2016

2017

2018

0

Năm
Xuất khẩu dịch vụ


Tỷ trọng trong xuất khẩu

V

ề quy mơ tăng trưởng

Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng quy mơ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tỷ
trọng trong xuất khẩu năm 2000-2018
Nguồn: />Trong vòng gần 20 năm từ năm 2000 đến năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ có xu hướng tăng trưởng nhanh và đều trong các năm là biểu hiện của tự do
hóa thương mại ngày càng được đẩy mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch

10


vụ năm 2018 là 25,129 tỷ USD trong đó xuất khẩu dịch vụ đạt 5,802 tỷ USD chiếm
23% trong giá trị thương mại quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng 4 lần trong
vòng 20 năm và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ luôn ở mức ổn định 20-25% trong giá trị
xuất khẩu.
Giá trị thương mại quốc tế tăng đều và nhanh qua nhiều năm liên tiếp phản ánh
hoạt động giao thương mở rộng gắn liền với toàn cầu hóa. Trong suốt giai đoạn từ
2000 – 2008, tăng trưởng xuất khẩu ln duy trì ở mức cao hơn mức tăng trưởng của
GDP. Năm 2000, nhìn chung kinh tế thế giới các nước đều có tốc độ tăng trưởng kinh
tế khả quan, thương mại quốc tế cũng tăng trưởng mạnh với kim ngạch xuất khẩu quốc
tế đạt xấp xỉ 8 tỷ USD trong đó xuất khẩu dịch vụ chiếm chỉ với 18,46% tương đương
1,466 tỷ USD.
Trong giai đoạn 2001 – 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình của xuất khẩu đã
giảm hơn hẳn so với giai đoạn trước trong khi tăng trưởng GDP biến động với biên độ
nhỏ hơn, mức tăng trưởng khơng đều qua các năm mà có sự biến động lên xuống đan

xen phức tạp, đặc biệt nhạy cảm với những biến động từ kinh tế, chính trị, tài
chính,...Tính trong giai đoạn 2005-2007 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2007 đạt
kết quả ấn tượng tăng 52% so với năm 2005.
Đại khủng hoảng năm 2008 đã làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm kiệt quệ,
biểu hiện cho tình trạng bất cân đối kinh tế tồn cầu. Năm 2009, thương mại quốc tế
suy giảm mạnh do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức suy giảm giá trị
xuất khẩu là -11.02%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng âm của GDP (-1.3%)
,cũng là mức giảm cao nhất trong lịch sử. Đối với xuất khẩu dịch vụ cũng suy giảm
với tốc độ tăng trưởng trong năm 2009 là -9,44% , thâm hụt gần 400 tỷ USD so với
năm 2008. Cụ thể nhóm dịch vụ vận tải giảm 0.2%, dịch vụ về tài chính tín dụng giảm
0.1%.
Sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, năm 2010 kinh tế thế giới
bắt đầu phục hồi với tốc độ chậm .Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2010 chỉ tăng
xấp xỉ 1,1% so với năm 2009 . Tăng trưởng thương mại dịch vụ thế giới chậm lại

11


trong giai đoạn từ năm 2010- 2018, sau khi tăng mạnh 7,9% ( 5,403 tỷ USD) trong
năm 2017 và 7,7% (5,802 tỷ USD) vào năm 2018. Năm 2017 đánh dấu sự tăng trưởng
trở lại của thương mại quốc tế với tốc độ tăng trưởng 4,3%, mức cao nhất kể từ năm
2010. Thương mại trì trệ trong năm 2016 và phục hồi trong năm 2017 phản ánh đặc
điểm của các nước phát triển và các nước mới nổi. Trong năm 2017, thương mại tăng
cao tại hầu hết các khu vực trên thế giới, nhưng các nước mới nổi tại đông Á và các
nước khu vực đồng euro đóng góp lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng với kết
quả ấn tượng góp phần vào tăng trưởng GDP tồn cầu năm 2017 là dịch vụ du lịch
( 1329 tỷ USD), dịch vụ tài chính (462 tỷ USD) , dịch vụ vận tải (937 tỷ USD ), và
một số dịch vụ về cơng nghệ - thơng tin liên lạc(526 tỷ USD).
Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong giai đoạn 2000-2018 liên
tục tăng trưởng với tốc độ nhanh và quy mơ lớn. Mặc dù trong thời kỳ suy thối do

ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính 2008-2009, hoạt động thương mại dịch
vụ quốc tế bị chững lại và thâm hụt nhưng sau đó nền kinh tế thế giới đã phục hồi và
phát triển ổn định sau năm 2010 và tiếp tục khởi sắc với kết quả ấn tượng trong các
năm 2015-2018.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
● Xu hướng tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại
Tồn cầu hóa, hội nhập và hợp tác là xu thế phát triển của nhân loại. Nó làm mờ
ranh giới giữa các quốc gia, châu lục với sự ra đời của các tổ chức quốc tế, các diễn
đàn hợp tác khu vực và thế giới. Tồn cầu hóa biểu hiện ở sự liên kết và trao đổi ngày
càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân trên lĩnh vực kinh tế, văn
hóa,...trên quy mơ tồn cầu. Nếu như trước đây, thị trường mang tính quốc gia thì hiện
nay, thị trường đã mang tính quốc tế. Ngồi tính tồn cầu của thị trường hàng hố và
dịch vụ, tài chính, tiền tệ cơng nghệ điện tử mới của thơng tin và viễn thơng cũng
mang tính chất tồn cầu.
Năm 1948, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) ra đời ( tiền
thân của Tổ chức thương mại thế giới – WTO) như một tất yếu để đáp ứng nhu cầu về

12


tự do hóa thương mại. Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới và xu hướng tồn cầu
hóa,tính đến năm 2017 số nước thành viên trong WTO đã lên tới 164 và chiếm 98%
giá trị thương mại trên tồn thế giới. Từ đó cho thấy vai trị quan trọng của tồn cầu
hóa đối với sự phát triển của thương mại quốc tế.
Tự do hóa thương mại, rào cản thương mại giảm. Các điều kiện hỗ trợ thương
mại ngày càng thuận lợi (phương tiện thông tin liên lạc, dịch vụ hỗ trợ như tài chính,
tư vấn…, thương mại điện tử ngày càng phát triển…). Chính phủ các nước ngày càng
nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển (hồn
thiện chính sách, hỗ trợ trực tiếp xúc tiến thương mại, ký kết các hiệp định thương mại
song phương đa phương mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các thành

viên tham gia hợp tác quốc tế .Thị trường mở rộng và phát triển không ngừng, vô hạn
định tiến tới sự nhất thể hóa.Xu thế khu vực hóa về thương mại gia tăng. (AFTA –
ASEAN, EU, NAFTA…)
● Khoa học công nghệ là đòn bẩy thúc đẩy thương mại quốc tế
Yếu tố cơ bản thúc đẩy thương mại dịch vụ là công nghệ thông tin đã tạo điều kiện
cho nhiều ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, có khả năng mua bán được
với xu hướng thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ mang hàm lượng tri
thức cao.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là trong công nghệ thông tin, viễn
thông đã thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ, thúc đẩy nhiều loại hình dịch vụ có
thể trao đổi giữa các nước, điều này đã góp phần giá tăng giá trị thương mại dịch vụ
quốc tế. Đặc biệt là các mơ hình kinh doanh mới trong các lĩnh vực như dịch vụ tài
chính, cơng nghệ thơng tin truyền thơng, một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả
năng tiêu dùng hàng loạt nhờ các trang web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo,
nhạc-phim số, thương mại điện tử (e-commerce) và ngân hàng điện tử.
Sáng tạo công nghệ cũng dẫn đến sự thay đổi nguồn cung cũng như nhu cầu của
con người. Chi phí giao thơng vận tải và thơng tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và

13


các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ ngày càng thuận lợi và đơn giản thúc đẩy thương mại
quốc tế phát triển.


Nhu cầu về dịch vụ của xã hội ngày càng tăng
Khi nền kinh tế ở một trình độ phát triển cao, tức mức sống người dân ngày càng

cao, xu hướng tiêu dùng cận biên đối với dịch vụ lớn hơn nhiều xu hướng tiêu dùng
cận biên đối với sản phẩm hàng hóa. Con người có nhu cầu nhiều hơn đối với các sản

phẩm phi vật chất của dịch vụ như thẩm mỹ, giáo dục và giải trí thỏa mãn nhu cầu cá
nhân….Đây là tiền đề để phát triển kinh tế nói riêng cũng như thương mại dịch vụ
quốc tế nói riêng.
● Kinh tế Thế giới có xu hướng chuyển dịch từ kinh tế sản xuất vật chất sang kinh
tế dịch vụ, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước, đóng vai trị quan
trọng trong cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc gia, là yếu tố đầu vào quan trọng mang
tính quyết định đến sự phát triển trong tương lai của tất cả các ngành kinh tế, khơng
chỉ với quốc gia phát triển mà cịn với những quốc gia đang phát triển. Do đó, được
các nước ưu tiên, đầu tư phát triển.
Dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với sản xuất hàng hóa nên đã trở thành
lĩnh vực hấp dẫn đối với đầu tư kinh doanh. Bằng chứng là, Đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành dịch vụ tăng nhanh đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này, tạo tiền
đề cho sự trao đổi dịch vụ giữa các nước
Hơn thế dịch vụ cịn mang tính chất dân tộc văn hóa giúp thúc đẩy q trình tồn
cầu hóa giao lưu hội nhập văn hóa giữa các quốc gia.
2. Tốc độ tăng trưởng
Thương mại hàng hóa ln chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thương mại quốc tế:
trong các năm từ 2000-2018 tỷ trọng thương mại dịch vụ luôn chiếm trên 20% và đạt
đỉnh điểm 24% năm 2016. Tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây tình hình phát triển
thương mại dịch vụ hay xuất khẩu dịch vụ đang có những chuyển biến tích cực thế

14


hiện qua tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ đã vượt tốc độ tăng trưởng của xuất
khẩu hàng hóa 2,48% năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong các năm 2008-2018


(%)

25
20
15.15
15
10
12.42
5
0
2008
-5
-10
-15
-20
-25

22.27

9.45
2009

2010

19.93

11.92
2011

1.61

2.87
2012

2.64
8.14
2013

-9.45

6.89
-0.02
2014

2015
-4.42
-13.13

-3.16
1.35
2016

10.51

9.88

7.65

7.38

2017


2018

-22.69

Năm
Xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu dịch vụ

Hình 2: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng hóa và tốc
độ tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ qua các năm (2008-2018)
Nguồn: />Nhìn chung xu hướng tăng trưởng của thương mại quốc tế đang có xu hướng
giảm từ 15,15% (năm 2008) giảm xuống còn 9,88% (năm 2018 đối với thương mại
dịch vụ và từ 12,42 % (năm 2008) xuống còn 7,38% (năm 2018) đối với thương mại
hàng hóa . Trong 10 năm tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế có nhiều biến
động phức tạp, hai thời kì suy thoái với mức tăng trưởng âm là 2008-2009 và 20142015.
Chúng ta có thể thấy trong giai đoạn năm 2008-2009 diễn ra khủng hoảng tài
chính, nền kinh tế thế giới suy thối dẫn đến tơc độ tăng trưởng của cả thương mại
hàng hóa và thương mại dịch vụ đều giảm mạnh tụt dốc tăng trưởng âm. Trong đó
thương mại dịch vụ tăng trưởng âm ( -9,45%) cịn thương mại hàng hóa tăng trưởng
chậm suy thối nghiêm trọng, thậm chí tăng trưởng âm( -26,19%) gấp 2,4 lần so với
tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa.

15


Thương mại quốc tế về hàng hóa là hình thức thương mại trong đó diễn ra việc
mua bán trao đổi các sản phẩm hàng hóa thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình. Thương
mại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với thương mại dịch vụ trong thời kì khủng

hoảng kinh tế năm 2008. Bắt đầu với sự đổ vỡ của các ngân hàng ở Hoa Kỳ, trung tâm
tài chính lớn nhất thế giới sau đó lan ra tồn thế giới. Hậu quả nặng nề nhất là phá hủy
lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới và trước hết là đối với
nước Hoa Kỳ. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chao đảo, các cơng ty tài chính, ngân
hàng lần lượt tun bố phát sản, cổ phiếu rớt giá; thất nghiệp, lạm phát leo thang và
hiển nhiên tình hình thương mại quốc tế suy thoái tăng trưởng âm. Các hoạt động liên
quan đến tài chính đều rơi vào khủng hoảng đặc biệt là tín dụng và thanh toán quốc tế.
Hậu quả của khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho hoạt động
ngoại thương về cả thương mại dịch vụ quốc tế cũng như thương mại hàng hóa quốc
tế.
Vượt qua thời kỳ khó khăn, giai đoạn 2010-2018 tăng trưởng thương mại dịch vụ
thể hiện tăng trưởng nhanh gấp đôi so với thương mại hàng hóa, đánh dấu sự tăng
trưởng trở lại của kinh tế thế giới. Thời kì phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính,
các nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới dần ổn định kinh tế và hoạt động ngoại
thương cũng phát triển mạnh.Gắn liền với thương mại quốc tế thì đầu tư quốc tế, tự do
hóa thương mại, hợp tác song phương giữa các quốc gia khu vực được đẩy mạnh.
Trong giai đoạn này thương mại quốc tế có xu hướng tăng nhưng khơng ổn định n
Kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2018, sau đó đã
xuất hiện những diễn biến mới khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Mối quan hệ căng
thẳng giữa các nước lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đã ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế tồn cầu. Nhìn chung, mức độ tăng trưởng vẫn
còn mạnh ở các nền kinh tế phát triển, nhưng đã chậm lại ở nhiều nước. Tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu hàng hóa tăng trung bình 7,94%/năm và xuất khẩu dịch vụ tăng trung
bình 6,9%/năm.

16


3. Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế
Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế chia làm 3 nhóm: Du lịch quốc tế, vận tải

quốc tế và các dịch vụ khác (dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính, dịch vụ chuyển
quyền sử dụng sở hữu trí tuệ…).
3.1. Tổng quan về sự dịch chuyển cơ cấu Thương mại dịch vụ quốc tế
Bảng số liệu về cơ cấu TMDV giai đoạn 2000-2018 (đơn vị: %)
Năm

2000

2005

2008

2009

2010

2015

2016

2017

2018

Du lịch quốc tế

29,46

28,43


26,77

27,43

27,78

26,29

26,64

26,26

26,39

Vận tải quốc tế

23,33

24,89

25,51

22,24

24,52

20,28

19,46


19,41

19,35

Các dịch vụ khác

47,2

46,68

47,72

50,33

47,7

53,42

53,9

54,33

54,26

Tổng

100

100


100

100

100

100

100

100

100

Nguồn: dataworldbank.org
-

Du lịch và vận tải quốc tế chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu ngành dịch
vụ quốc tế (chiếm khoảng ½). Tuy nhiên có thể thấy rằng cơ cấu của hai ngành
này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể ngành du lịch chiếm
29,46% (năm 2000) xuống 26,39% (năm 2018), vận tải quốc tế giảm từ 23,33%
(năm 2000) xuống 19,35% (năm 2018). Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là
do sự gia tăng mạnh mẽ của các ngành dịch vụ trong nhóm các ngành dịch vụ
khác. Tiêu biểu có thể kể đến hai ngành là dịch vụ viễn thông, thông tin và máy
tính (Telecommunications, computer, and information services) và Dịch vụ
chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ (Charges for the use of intellectual
property n.i.e.). Đồng thời các ngành dịch vụ mới ra đời ít nhiều đã làm thay
đổi tỷ trọng của toàn bộ ngành thương mại dịch vụ trên toàn thế giới.

17



Biểu đồ thể hiện cơ cấu thương mại dịch vụ Quốc tế năm 2018

26.4
Du lịch quốc tế
Vận tải quốc tế

54.25

Các dịch vụ khác

19.35

Hình 3: Biểu đồ cơ cấu TMDV quốc tế năm 2018
Nguồn: data.worldbank.org
3.2. Sự phát triển của một số nhóm dịch vụ chủ yếu

3.2.1. Dịch vụ du lịch quốc tế
● Khái niệm dịch vụ du lịch:
Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú,
ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch.”
● Vai trò của dịch vụ du lịch
Du lịch dịch vụ đóng vai trị vơ cùng quan trọng đến nền kinh tế và mọi mặt của
đời sống xã hội:
-

Du lịch là một ngành dịch vụ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đóng

góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, làm tăng thu nhập quốc
dân, tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ, góp phần tích cực trong việc cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế.

-

Du lịch tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần
nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần cho người dân, mở rộng giao lưu
giữa các vùng, miền trong nước và nước ngoài, tăng cơ hội việc làm cho người
lao động, khôi phục các làng nghề thủ cơng và lễ hội truyền thống có nguy cơ

18


bị mai một và giảm bớt tình trạng đói nghèo, góp phần thay đổi diện mạo đơ thị,
nơng thơn được chỉnh trang sạch đẹp hơn.
-

Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện chỗ Du lịch là ngành
“xuất khẩu tại chỗ” rất hiệu quả những dịch vụ, hàng hố cơng nghiệp – tiểu thủ
cơng nghiệp, hàng tiêu dùng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ,…

-

Du lịch khơng chỉ là ngành xuất khẩu tại chỗ mà cịn là ngành “xuất khẩu vơ
hình” sản phẩm du lịch. Đó là danh lam thắng cảnh, giá trị di tích lịch sử – văn
hố, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập qn…

-


Du lịch góp phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, tạo
điều kiện phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, phân phối lại thu nhập
giữa các thành phần lao động trong xã hội, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế
phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn.

-

Du lịch góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương thông qua
việc thu thuế các cơ sở và hoạt động trên địa bàn.

● Đặc điểm của dịch vụ du lịch:
Dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt (nhu cầu hiểu biết kho
tàng văn hoá lịch sử, nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên …).
Dịch vụ du lịch chỉ thoả mãn những nhu cầu thứ yếu của con người. Du lịch là
nhu cầu phát sinh sau khi con người đã đủ ăn, mặc. Vì vậy nhu cầu du lịch chỉ đặt ra
khi người ta có thời gian nhàn rỗi và có thu nhập cao.
Dịch vụ du lịch về cơ bản là không cụ thể. Thật ra dịch vụ du lịch là một kinh
nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể mặc dù trong cấu thành dịch vụ du lịch có
cả hàng hố.
Việc tiêu dùng dịch vụ du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm nơi sản xuất
ra chúng. Do đó dịch vụ du lịch là khơng thể dự trữ được. Thêm vào đó, chúng ta
khơng thể vận chuyển dịch vụ du lịch tới cho khách hàng mà khách hàng phải tự đến
nơi sản xuất ra dịch vụ du lịch.

19


Việc tiêu dùng dịch vụ du lịch có tính thời vụ. Đây là hiện tượng lúc thì cung
khơng đáp ứng được cầu trong du lịch, lúc thì cầu quá thấp so với khả năng cung ứng.
● Tình hình phát triển dịch vụ du lịch:


Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch quốc tế năm 2000-2018
1.8
1.6

30
29.46
1.4

1.4

28.431.22

1.2

1.01
27.43

1

Nghìn t ỷ USD

0.81

0.8
0.6

1.53

1.42


28

1.0927.78

26.77
26.29

0.57

26.64

27

%

26.26
26

0.4

25

0.2
0

29

2000


2005

2008

2009

2010

2015

2016

2017

24

Năm
Column2

Tỷ trọng

Hình4: Biểu đồ doanh thu du lịch quốc tế năm 2000-2018
Nguồn: dataworldbank.org
-

Doanh thu du lịch quốc tế có xu hướng tăng: từ 0.57 nghìn tỷ USD (năm 2000)
lên 1,53 nghìn tỷ USD, tăng 0,96 ngìn tỷ (năm 2017). Mức tăng trưởng trung
bình là 0,22 nghìn tỷ.Trong đó giai đoạn 2008-2009 giảm 0,21 nghìn tỷ do
khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Nguyên nhân
của sự tăng trưởng là do chúng ta đã tận dụng tốt các nguồn lợi tự nhiên và con

người để phát triển du lịch, gắn du lịch với các ngành khác, đa dạng hóa các
loại hình du lịch và do nhu cầu đời sống tinh thần của người dân tăng cao.

-

Về tỷ trọng của ngành đối với doanh thu toàn ngành thương mại dịch vụ giảm
dần qua các năm. Mức giảm này không phải do ngành du lịch thụt lùi mà do sự
tăng trưởng mạnh mẽ hơn của các ngành dịch vụ khác, đồng thời là sự xuất hiện
của các ngành dịch vụ mới.

● Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch:

20


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), số lượng khách quốc tế toàn cầu năm
2018 đã vượt mốc 1,4 tỷ lượt người, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng
trưởng gần 6%. Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đón 342,6 triệu lượt
khách quốc tế, tăng 6,1% so với năm 2017, Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về tăng
trưởng khách quốc tế với 7,4%.
Tổng hợp những nghiên cứu mới đây về tương lai của du lịch, có thể thấy 10 xu
hướng (được mô tả bằng 10 keyword) sau sẽ là những nhân tố dẫn dắt ngành du lịch,
gồm: “Khách du lịch tóc bạc”, “Thế hệ Y & Z”, “Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu”,
“Các điểm đến mới nổi”, “Căng thẳng chính trị và khủng bố”, “Sự phát triển của kỹ
thuật”, “Các kênh kỹ thuật số”, “Sự trung thành của du khách”, “Y tế và lối sống lành
mạnh” và “Tính bền vững”.
-

Khách du lịch tóc bạc (Silver hair tourists)


Dân số toàn cầu đang già đi và kết quả là một phân khúc thị trường đáng kể đang
nổi lên – “khách du lịch tóc bạc” – với mong muốn và nhu cầu cụ thể liên quan đến
tính cá nhân hóa, dịch vụ đặc thù và sự đảm bảo an ninh của các sản phẩm du lịch.
Năm 2014, 12% dân số thế giới trên 60 tuổi, và tỷ lệ này ước tính sẽ tăng lên 21% vào
năm 2050. Với thu nhập cao, ít gánh nặng trách nhiệm với gia đình, thời gian đi lại và
sức khoẻ tương đối tốt, họ là một phân khúc thị trường quan trọng và dự kiến sẽ chi
tiêu nhiều hơn tất cả các nhóm tuổi khác trong các kỳ nghỉ lễ.
-

Thế hệ Y & Z (Generation Y & Z)
Thế hệ Y (còn được gọi là Millennials) và thế hệ Z (cịn được gọi là iGen), trong

đó thế hệ Y sẽ chiếm 50% tổng số khách du lịch vào năm 2025, và đã được ngành du
lịch coi là nguồn doanh thu chính của hiện tại và tương lai. Thế hệ Z (6-20 tuổi) thì
vẫn đang hình thành. Hiện nay, Việt Nam đang ghi nhận tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong
lịch sử (theo UNFPA), các nhà làm du lịch nội địa cần có những tính tốn trong việc
đầu tư xứng đáng cho phân khúc thị trường này.
-

Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu (Growing middle class)

21


Sự gia tăng thu nhập trung bình và giảm tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối đã dẫn đến một
tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Đặc điểm của họ sẽ có tầm quan trọng ngày càng
tăng và tác động rất lớn đến ngành du lịch. Tại Việt Nam, theo công ty nghiên cứu thị
trường Nielson ước tính, dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44
triệu người vào năm 2020, và 95 triệu người vào năm 2030.
-


Các điểm đến mới nổi (Emerging destionations)
Các điểm đến mới nổi được tìm kiếm nhiều hơn bởi các phân đoạn thị trường kể

trên. Các thị trường mới nổi sẽ nhanh chóng vượt qua các thị trường phát triển với số
lượt khách quốc tế chiếm 58% thị phần. Do đó, trong top 20 điểm đến toàn cầu của
khách du lịch quốc tế qua đêm (2015), 10 thành phố đến từ Trung Đơng và châu Á, và
một nửa trong số đó có mức tăng trưởng hai con số trong khoảng từ năm 2009 đến
năm 2015. Từ trao lưu du lịch phượt và các hiệu ứng truyền thông, nhiều điểm đến
trong nước ít được biết tới giờ trở thành những từ khóa về du lịch “hot” nhất, được
giới trẻ tìm kiếm và săn đón nhiều nhất.
-

Sự căng thẳng về chính trị và khủng bố (Political issues and terrorism)
Ngày nay, nhu cầu đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế và xã hội để ngăn chặn

khủng bố và đảm bảo an toàn cho tất cả khách du lịch nhiều hơn bao giờ hết. Sự căng
thẳng về chính trị, khủng bố và các cuộc bạo loạn dân sự là khơng thể tiên đốn được
và đang đe dọa tương lai du lịch ở bất kỳ điểm đến nào. Đây là yếu tố quan trọng trong
quyết định lựa chọn điểm đến đối với khách du lịch quốc tế trong bối cảnh tình hình an
ninh, chính trị tồn cầu đang có nhiều bất ổn như nạn khủng bố, thiên tai, thảm họa…
-

Cách mạng kỹ thuật (Technical revolution)
Sự phát triển về công nghệ trong ngành khách sạn là một nhân tố thay đổi cuộc

chơi và đang chiếm ưu thế trong hoạt động của ngành. Mặc dù nó mang lại nhiều
phương tiện hơn để thu hút thế hệ Y và Z, nhưng tốc độ thay đổi của nó lại là yếu tố
làm khó các nhà quản lý để bắt kịp sự thay đổi và khó khăn hơn trong quản lý.
-


Các kênh kỹ thuật số (Digital Chanel)

22


Du lịch bị chi phối bởi các kênh kỹ thuật số, sự phát triển của SoMo (Social +
Mobile) đang mang lại một cuộc cách mạng thực sự, nó phá vỡ rào cản thâm nhập
ngành du lịch một cách dễ dàng. Số hóa du lịch đã rõ ràng đã làm các đối thủ cạnh
tranh mới có thể bắt tay ngay vào thực hiện được nhiều kế hoạch kinh doanh dài hạn
của mình.
-

Sự trung thành của du khách (Loyalty v.X.0)
Sự trung thành của du khách, như chúng ta đã biết, sẽ suy giảm. Theo cuộc khảo

sát của Deloitte, chỉ 14% khách hàng du lịch bằng máy bay trung thành với một hãng
hàng không nhất định. Điều đáng kinh ngạc hơn là con số này đối với ngành khách sạn
chỉ đạt mức 8%. Sẽ khơng cịn nhiều hình thức đăng ký hội viên và đổi điểm phức tạp.
Thẻ khách hàng trung thành sẽ dần biến mất và các chương trình khách hàng trung
thành hiện nay phải được tích hợp vào trải nghiệm du lịch.
-

Y tế và lối sống lành mạnh (Health and heathy lifestyle)
Y tế và lối sống lành mạnh sẽ trở nên ngày càng quan trọng trong việc đưa ra

quyết định của khách du lịch. Người già đi du lịch, lối sống của thế hệ Y và Z, tầng lớp
trung lưu ngày càng tăng, cuộc cách mạng công nghệ và kỹ thuật số, đều góp phần làm
tăng tầm quan trọng của xu hướng sức khoẻ. Y tế và lối sống lành mạnh sẽ dần dần
được tích hợp vào nhiều khía cạnh của các dịch vụ du lịch.

-

Tính bền vững (Subtainabilities)
Du lịch tồn cầu sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự thịnh vượng của thế giới, do đó

du lịch bắt buộc phải đảm bảo tính bền vững của mình. Các trụ cột kinh tế, xã hội và
môi trường cần được cân bằng để đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của du lịch.
Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan cũng như
sự cam kết chính trị mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo.
3.2.2.
Dịch vụ vận tải quốc tế
• Khái niệm dịch vụ vận tải:
“Dịch vụ vận tải chính là hoạt động kinh tế diễn ra giữa chủ thể (người vận tải)
và khách thể (người sử dụng và trả tiền). Dịch vụ vận tải được tiến hành bằng nhiều
phương tiện khác nhau.”

23




Vai trị của dịch vụ vận tải:
Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thơng hàng hóa

cũng như đáp ứng nhu cầu trao đổi của con người. Hiện nay mục đích thương mại
chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các giao dịch vận tải. Nếu coi toàn bộ nền kinh
tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thơng là các huyết mạch thì vận chuyển
hàng hóa là q trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.
Chính vì thế giao thơng vận tải luôn là yếu tố cần phải đi trước trong lộ trình phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vận tải quốc tế là một trong những quá trình vơ cùng

quan trọng, nhất là đối với những tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu bn bán hay trao
đổi trực tiếp trên thị trường nước ngồi. Đây chính là những nhân tố quyết định hình
thành sự phát triển của dịch vụ vận tải quốc tế ngày nay.


Đặc điểm của dịch vụ vận tải:
Hiện nay dịch vụ vận tải cũng được tiến hành thơng qua các hình thức: Đường

bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường ống. Để phục vụ nhu cầu của
sản xuất kinh doanh, các phương thức vận tải cũng có thể được kết hợp với nhau một
cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả tạo thành một dịch vụ có tên là vận tải đa phương
thức.
Vận tải quốc tế bằng đường hàng không đảm bảo được tốc độ đơn vận của bạn
được giao hàng trong thời gian nhanh nhất. Nhưng nó lại bị hạn chế bởi số lượng và
chủng loại của hàng hố. Khơng phải bất cứ lơ hàng hố nào bạn cũng có thể được vận
chuyển theo hình thức này.
Vận chuyển bằng đường biển có một ưu thế đặc biệt, là dịch vụ vận chuyển quốc
tế thích hợp với tất cả các chủng loại hàng hố, ở bất cứ nơi đâu hay bất cứ vùng miền
nào trên thế giới. Ngoài ra, đây hoàn toàn là một dịch vụ có tuyến đường đi thẳng, tất
cả các tuyến đều có sự liên kết chặt chẽ với các cảng biển lớn nhỏ trên thế giới, hay
nói đúng hơn là tất cả những nơi mà nó từng đặt chân đến.
Về hình thức vận tải bằng được sắt. Thơng thường, mọi người chỉ gửi những lô
hàng nội địa mới sử dụng dịch vụ đường sắt trong nước, còn hầu hết đều lựa chọn hình

24


thức vận chuyển quốc tế. Nhưng khơng phải vì thế mà nó khơng có những ưu điểm,
chi phí vận chuyển rẻ hơn rất nhiều so với các hình thức khác, qua đó thúc đẩy hiệu
quả phân phối cũng như tính chất vận tải nâng lên một tầng cao mới.



Tình hình phát triển của dịch vụ vận tải:

Biểu đồ doanh thu dịch vụ vận tải quốc tế năm 2000-2018
1.2
1

30
23.33

24.89 25.5
0.89

0.8

Ng hìn tỷ USD

0.57

0.6
0.4

0.99
25
0.93
24.520.89
0.86
22.240.8
20.28 19.45 19.41 19.34

20
0.69
15
10

0.33

0.2
0

%

5
2000

2005

2008

2009

2010

2015

2016

2017

2018


0

Năm
Column2

Tỷ trọng

Hình 5: Biểu đồ doanh thu dịch vụ vận tải quốc tế năm 2000-2018
Nguồn: />-

Doanh thu vận tải quốc tế có xu hướng tăng: từ 0,33 nghìn tỷ (năm 2000) lên
0,99 nghìn tỷ (năm 2018), tăng 0,66 nghìn tỷ. Nguyên nhân của sự tăng trưởng
là do ngành kinh tế ngày càng phát triển làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa
và con người ngày càng tăng, cùng với đó là các hiệp định thương mại tự do
được kí kết càng thúc đẩy q trình vận chuyển để xuất nhập khẩu. Giai đoạn
2008-2009 giảm 0,3 nghìn tỷ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm cho
hoạt động vận tải bị trì trệ.

-

Tỷ trọng của ngành vận tải có xu hướng giảm nhẹ nhưng nguyên nhân cũng là
do sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ khác. Tuy nhiên thì
vận tải cũng vẫn đóng một vai trị khơng hề nhỏ trong tồn bộ cơ cấu ngành
dịch vụ: 19,34% (năm 2018).



Xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải:


25


×