Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hành vi con người và môi trường xã hội (bài giảng, giáo trình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 109 trang )

ThS. PHM DUY LM

READING 3

HàNH VI CON NGười và
Môi trường x· héi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2021


ThS. PHẠM DUY LÂM

BÀI GIẢNG

HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2021



LỜI MỞ ĐẦU
“Hành vi con người và môi trường xã hội” là môn lý thuyết cơ sở quan trọng
của chương trình đào tạo cử nhân liên quan tới hình thành kỹ năng nghề Công tác
xã hội.
Bài giảng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản như: kiến thức
về con người, môi trường và hành vi trong suốt vịng đời của mỗi con người. Q
trình hình thành hành vi con người và các yếu tố ảnh hưởng. Để từ đó vận dụng vào
lý giải và nhằm thay đổi hành vi theo hướng tích cực của cá nhân trong cộng đồng
xã hội.
Bài giảng “Hành vi con người và môi trường xã hội" được biên soạn gồm 4


chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hành vi con người và môi trường xã hội;
Chương 2: Các lý thuyết nghiên cứu về hành vi con người;
Chương 3: Các giai đoạn phát triển hành vi trong cuộc đời con người;
Chương 4: Hành vi lệch chuẩn.
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của
các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và cập nhật
những kiến thức mới nhất.
Bài giảng “Hành vi con người và môi trường xã hội” đã được Hội đồng khoa
học thẩm định và nghiệm thu, được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy và học
tập của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội.
Bài giảng được biên soạn lần đầu nên mặc dù đã hết sức cố gắng xong khó
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi mong nhận được các ý kiến đóng góp của
người sử dụng và các đồng nghiệp để bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn tại
địa chỉ: Trung tâm Công tác xã hội & Phát triển cộng đồng - Khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

i


ii


MỤC LỤC
Lời mở đầu .................................................................................................................. i
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ vi
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI

TRƯỜNG XÃ HỘI................................................................................................... 1
1.1. Hành vi con người ........................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm về hành vi con người ................................................................ 1
1.1.2. Phân loại hành vi ...................................................................................... 2
1.1.3. Cơ sở sinh học của hành vi ....................................................................... 2
1.1.4. Cơ sở xã hội của hành vi ........................................................................... 3
1.1.5. Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi ...................................... 3
1.2. Hệ sinh thái ...................................................................................................... 4
1.3. Môi trường, sự tác động của môi trường xã hội đến hành vi con người ......... 4
1.3.1. Khái niệm môi trường ............................................................................... 4
1.3.2. Môi trường xã hội và sự ảnh hưởng đến hành vi con người ..................... 5
Câu hỏi ôn tập chương 1 .......................................................................................... 10
Chương 2. CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI . 11
2.1. Lý thuyết hệ thống ......................................................................................... 11
2.1.1. Khái niệm hệ thống ................................................................................. 11
2.1.2. Phân loại hệ thống .................................................................................. 11
2.1.3. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống ........................................................ 12
2.1.4. Lưu ý khi vận dụng lý thuyết hệ thống trong can thiệp hỗ trợ hành vi ... 12
2.2. Lý thuyết nghiên cứu hành vi từ nửa sau thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX ... 12
2.2.1. Trường phái tâm lý học khách quan ....................................................... 12
2.2.2. Lý thuyết hoạt động ................................................................................. 13
2.3. Một số lý thuyết khác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hành vi con
người ..................................................................................................................... 14
2.3.1. Thuyết phân tâm của S. Freud ................................................................ 14
2.3.2. Thuyết phát triển nhận thức .................................................................... 20
2.3.3. Thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson ................................... 23
2.3.4. Thuyết gắn bó của J. Bowbly .................................................................. 27
2.3.5. Lý thuyết hành vi học tập xã hội của A. Bandura ................................... 32
Câu hỏi ôn tập chương 2 .......................................................................................... 35


iii


Chương 3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HÀNH VI TRONG CUỘC ĐỜI
CON NGƯỜI ...........................................................................................................36
3.1. Tuổi sơ sinh (0 - 12 tháng) .............................................................................36
3.1.1. Sự thay đổi của môi trường sống .............................................................36
3.1.2. Đặc điểm tâm lý, hành vi cơ bản tuổi sơ sinh ..........................................37
3.1.3. Những chú trong q trình chăm sóc lứa tuổi sơ sinh .............................39
3.2. Giai đoạn nhà trẻ (1 - 3 tuổi) ..........................................................................39
3.2.1. Sự phát triển về mặt xã hội ......................................................................39
3.2.2. Đặc điểm tâm lý, hành vi cơ bản tuổi nhà trẻ ..........................................40
3.2.3. Những lưu ý cần thiết ...............................................................................42
3.3. Giai đoạn mẫu giáo (3 - 6 tuổi).......................................................................43
3.3.1. Sự phát triển về mặt xã hội ......................................................................43
3.3.2. Đặc điểm tâm lý hành vi cơ bản tuổi mẫu giáo .......................................43
3.3.3. Những lưu ý cần thiết ...............................................................................47
3.4. Giai đoạn nhi đồng (6 - 11 tuổi) .....................................................................48
3.4.1. Sự phát triển về mặt xã hội ......................................................................48
3.4.2. Đặc điểm tâm lý hành vi cơ bản...............................................................49
3.4.3. Những lưu ý cần thiết để hỗ trợ được tốt sự phát triển tâm lý hành vi lứa
tuổi nhi đồng ......................................................................................................52
3.5. Tuổi thiếu niên (11 - 15 tuổi)..........................................................................52
3.5.1. Đặc điểm sinh lý .......................................................................................52
3.5.2. Đặc điểm tâm lý hành vi của lứa tuổi thiếu niên (11 - 15 tuổi) ...............54
3.5.3. Những lưu ý cần thiết trong sự phát triển hành vi ở tuổi vị thành niên ..60
3.6. Giai đoạn đầu thanh niên (15 - 18 tuổi) ..........................................................60
3.6.1. Sự phát triển về mặt xã hội ......................................................................60
3.6.2. Đặc điểm tâm lý hành vi cơ bản...............................................................62
3.6.3. Những lưu ý cần thiết trong hỗ trợ lứa tuổi này để phát triển hành vi tích

cực ......................................................................................................................67
3.7. Giai đoạn thanh niên (18 - 25 tuổi).................................................................67
3.7.1. Về mặt xã hội ............................................................................................67
3.7.2. Đặc điểm tâm lý, hành vi cơ bản..............................................................68
3.7.3. Những lưu ý cần thiết trong tác động đến lứa tuổi thanh niên ................72
3.8. Giai đoạn trưởng thành (25 - 40 tuổi) .............................................................72
3.8.1. Điều kiện phát triển tâm lý hành vi ..........................................................72
3.8.2. Đặc điểm tâm lý hành vi cơ bản...............................................................74
iv


3.9. Giai đoạn trung niên (40- 60 tuổi) ................................................................. 77
3.9.1. Điều kiện phát triển tâm lý hành vi ......................................................... 77
3.9.2. Đặc điểm tâm lý hành vi cơ bản .............................................................. 77
3.10. Giai đoạn tuổi già (60 tuổi trở lên) .............................................................. 80
3.10.1. Những thay đổi về sinh lý ...................................................................... 80
3.10.2. Đặc điểm tâm lý hành vi cơ bản ............................................................ 81
3.10.3. Những lưu ý cần thiết trong tác động đến người cao tuổi .................... 86
Câu hỏi ôn tập chương 3 .......................................................................................... 87
Chương 4. HÀNH VI LỆCH CHUẨN ................................................................. 88
4.1. Khái niệm chung về hành vi lệch chuẩn ........................................................ 88
4.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 88
4.1.2. Các mức độ sai lệch chuẩn mực hành vi ................................................. 89
4.2. Các quan điểm về hành vi lệch chuẩn ........................................................... 90
4.2.1. Các thuyết về nội tâm .............................................................................. 90
4.2.2. Thuyết học tập ......................................................................................... 90
4.2.3. Các học thuyết nhận thức ........................................................................ 90
4.2.4. Thuyết phát triển đạo đức ....................................................................... 90
4.2.5. Các thuyết về hệ thống gia đình .............................................................. 90
4.2.6. Quan điểm bình quyền............................................................................. 91

4.2.7. Lý thuyết phi chuẩn mực (the Strain Theory).......................................... 91
4.3. Các loại sai lệch chuẩn mực hành vi cá nhân và cách khắc phục .................. 92
4.3.1. Các loại sai lệch chuẩn mực hành vi cá nhân ........................................ 92
4.3.2. Các cách khắc phục sai lệch chuẩn mực hành vi cá nhân ...................... 93
4.4. Hành vi xã hội và sự sai lệch hành vi xã hội ................................................. 93
4.4.1. Khái niệm hành vi xã hội, chuẩn mực xã hội .......................................... 93
4.4.2. Các hệ thống giá trị của chuẩn mực hành vi .......................................... 93
4.4.3. Hậu quả sự sai lệch hành vi xã hội ......................................................... 94
4.4.4. Khắc phục sự sai lệch chuẩn mực hành vi .............................................. 94
4.5. Vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội với các vấn đề hành vi của các đối
tượng xã hội .......................................................................................................... 97
Câu hỏi ôn tập chương 4 .......................................................................................... 99
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 100

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

CTXH

Công tác xã hội

HVCN

Hành vi con người


HVLC

Hành vi lệch chuẩn

MTXH

Môi trường xã hội

XH

Xã hội

vi


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI
VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
Mục tiêu của chương: Nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về
hành vi con người, môi trường xã hội và những tác động của môi trường xã hội đến
hành vi con người.
1.1. Hành vi con người
1.1.1. Khái niệm về hành vi con người
Theo từ điển Tiếng Việt (1986): Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư
xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Từ
đó có thể xem hành vi được hiểu như là một yếu tố mang tính xã hội và được hình
thành trong quá trình hoạt động sống và giao tiếp xã hội. Mọi ứng xử của con người
đề phải có những nguyên tắc, quy luật nhất định, đối với mỗi cá nhân trong từng
thời điểm, từng hồn cảnh, cần có những hành vi ứng xử phù hợp. Khơng thể có
cách ứng xử chung cho tất cả mọi người mà cần tùy thuộc vào hồn cảnh, tâm trạng,

mục đích sẽ có những hành vi, cách xử sự khác nhau.
Theo Từ điển Tâm lý học của Mỹ thì: Hành vi là một thuật ngữ khái quát
nhằm chỉ những hoạt động, hành động, phản ứng, phản hồi, những di chuyển, tiến
trình có thể đo lường được của bất cứ một cá thể đơn lẻ nào. Trước đây đã có một
số nhà khoa học trong lĩnh vực này có ý đưa ra một số giới hạn để thu hẹp nghĩa của
thuật ngữ Hành vi.
Điểm qua lịch sử phát triển của lịch sử nghiên cứu hành vi nghiên cứu những
họat động được liệt vào nghĩa hành vi phải tùy thuộc xem chúng được nghiên cứu
theo cách nào. Ví dụ: Theo Watson và Skinner thì chỉ bao gồm những phản ứng của
hành vi mà theo họ được quan sát một cách chủ quan. Do đó, những hành vi liên
quan đến tâm trí như ý thức, nhận thức, trí nhớ, tưởng tượng... khơng được liệt vào
khái niệm hành vi. Từ phương thức tiếp cận này đã cho thấy những hiểu biết, tìm
tịi, khám phá thêm về khoa học Hành vi con người là cần thiết.
Những nhà nghiên cứu về môn khoa học hành vi gần đây đã có cái nhìn khái
qt hơn về định nghĩa hành vi. Họ cho rằng, hành vi còn bao gồm những trạng thái
bên trong, quá trình trao đổi sinh học, hay những trạng thái tương tự. Như vậy, theo
cách tiếp cận này, khái niệm hành vi sẽ được hiểu linh hoạt hơn những định nghĩa
nêu trước đó: Yếu tố hành vi cịn bao hàm cả phạm trù tâm trí và nhận thức. Thực tế
cho thấy những hành vi liên quan đến tâm trí cịn nhiều hơn những hành vi thuộc
phạm trù có thể đo lường được.
1


Tóm lại, Hành vi là một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách tương đối
nhằm đạt được mục đích để thỏa mãn nhu cầu.
1.1.2. Phân loại hành vi
- Dựa vào tình chất của hành vi:
+ Hành vi kỹ xảo: Là những hành vi mới tự tạo trên cơ sở luyện tập;
+ Hành vi trí tuệ: Là hành vi đạt được do kết quả của hoạt động, nhằm nhận
thức bản chất, các mối quan hệ xã hội có tính quy luật để thích ứng và cải tạo thế

giới khách quan.
- Dựa vào mục đích của hành vi:
+ Hành vi đáp ứng (ứng phó để tồn tại, phát triển): Là những hành vi ngược lại
sự tự nguyện của bản thân, hành vi mà mình khơng có sự lựa chọn;
+ Hành vi chủ động: Là hành vi tự nguyện, tự phát, loại hành vi này thường
được điều khiển bởi một chuỗi hành vi khác.
1.1.3. Cơ sở sinh học của hành vi
1.1.3.1. Não bộ
Não bộ là các mô thần kinh xốp, mềm, màu hồng, xám, trong đó chứa hàng tỷ
nơ-ron thần kinh.
Não được chia làm 2 phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Chúng được
nối với nhau bằng một bó lớn các dây thần kinh. Gọi là thể Callosum.
Chức năng của bán cầu não phải: Xúc giác trái - tư duy sáng tạo, óc tưởng
tượng, cảm nhận hội họa, cảm nhận âm nhạc, xây dựng các hình tượng khơng gian.
Chức năng của bán cầu não trái: xúc giác phải - lời nói, khả năng viết, tư duy
logic, tư duy tốn học, khoa học và ngôn ngữ.
Nhà sinh lý học người Nga Xetrenop chỉ ra tình cảm và suy nghĩ của con
người có cơ sở sinh lý là phản xạ, bao gồm:
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý bản năng của con người và
động vật;
+ Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo của từng cá thể do phản ứng thích
nghi và các thói quen trong q trình hoạt động có tác động của thể giới xung
quanh.
1.1.3.2. Tế bào thần kinh
Tế bào thần kinh là các tế bào chuyên dùng để truyền và nhận thông tin.
2


Có 3 loại nơ-ron chính là:
- Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngồi trung ương thần

kinh dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh;
- Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm
những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc;
- Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh
(hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến
các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.
1.1.4. Cơ sở xã hội của hành vi
Tâm lý con người có bản chất tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nó phản ánh tồn bộ
mối quan hệ mà trong đó cá nhân sống và hoạt động. Mọi hành vi của con người bị
chi phối bởi các mối quan hệ trong gia đình, xã hội.
Bầu khơng khí tâm lý: Thường được hiểu là trạng thái tình cảm tế nhị của gia
đình, tập thể, quan hệ tình cảm giữa các cá nhân.
Đặc trưng của bầu khơng khí tâm lý:
+ Đặc trưng cho tình trạng tâm lý của một nhóm người trong xã hội;
+ Tính bền vững tương đối của bầu khơng khí trong một thời gian nhất định;
+ Ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhận thức, hoạt động của nhân cách.
Áp lực nhóm cũng là yếu tố ảnh hưởng đế hoạt động nhận thức và cảm xúc
hành vi của mỗi cá nhân trong tập thể. Vì vậy, cần xác định nguyên nhân dẫn đến
hành vi xuất phát từ tình huống hay do tính cách của cá nhân.
1.1.5. Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi
Để dẫn tới hành vi, có rất nhiều yếu tố tác động, khi một tình huống xảy ra tức
là có một kích thích tác động đến não bộ. Việc xử lý thông tin lúc này qua q trình
nhận thức của con người và từ đó sẽ nảy sinh thái độ dẫn tới hành vi.
Thông tin thông thường là một kích thích coi như “Đầu vào” và kết thúc bằng
“đầu ra” có thể là một thái độ biểu thị bằng những hành vi phi ngôn ngữ, chấp nhận
hoặc khơng chấp nhận... Lượng thơng tin này được tích lũy trong trí nhớ dài hạn
hoặc ngắn hạn.
Để dự đốn hành vi cần dựa trên tính chất, đặc điểm của thái độ cụ thể, tình
huống các thơng tin của chủ thể.
3



Nhận thức

Cảm xúc về

(đầu vào)

hiệu quả của
hành động
Trải
nghiệm cá
nhân
Hành vi
(đầu ra)
Thái độ
cụ thể

Tình
huống
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa nhận thức thái độ và hành vi
1.2. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với mơi
trường bằng các dịng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về
các lồi và các chu trình vật chất.
Theo từ điển Tiếng Việt, hệ thống sinh thái là một hệ thống các quần thể sinh
vật sống chung và phát triển trong một mơi trường nói khác đi hệ thống sinh thái là
hệ thống các quần thể (động vật, thực vật, vi sinh vật) sinh sống và phát triển trong
một môi trường nhất định có các mối quan hệ tương tác giữa các lồi sinh vật với
nhau và với mơi trường.

Hệ thống sinh thái biểu hiện dưới 2 hình thức quần xã sinh vật (động vật, thực
vật, sinh vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ).
1.3. Môi trường, sự tác động của môi trường xã hội đến hành vi con người
1.3.1. Khái niệm môi trường
Theo Luật BVMT Việt Nam: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu
tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
4


Theo UNESCO: Mơi trường bao gồm tồn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ
thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (con người, đồ vật, thiên nhiên
chung quanh ta…) và cả những cái vơ hình (tập quán, văn hóa, nghệ thuật…).
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt: Môi trường là nơi xảy ra một hiện
tượng hoặc diễn ra một quá trình trong quan hệ với hiện tượng và q trình ấy.
Ngồi ra, mơi trường cịn được hiểu đó là những điều kiện tự nhiên, xã hội, ở đó
con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh
vật ấy .
Tóm lại: Mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta (gồm mơi trường tự
nhiên và xã hội), cho ta cơ sở để sống và phát triển. Chúng tác động và ảnh hưởng
đến hành vi của ta.
1.3.2. Môi trường xã hội và sự ảnh hưởng đến hành vi con người
1.3.2.1. Khái niệm môi trường xã hội
Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con
người với tư cách là cá thể, cá nhân và nhân cách nghĩa là quan hệ giữa con người
với con người, con người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng). Con người vừa
là một thực thể sinh học, vừa là một thực thể văn hóa, mơi trường sống của con
người cịn gọi là mơi trường nhân văn, là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học,
sinh học, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa bao quanh và có ảnh hưởng đến sự sống
và phát triển của từng cá nhân và của các cộng đồng người.

Môi trường xã hội của con người là môi trường do con người tạo ra và quan hệ
xã hội của con người trong sự tồn tại và phát triển của mình.
1.3.2.2. Tác động của hành vi con người đến mơi trường
a. Tác động của hành vi con người đến môi trường tự nhiên
Con người là một thành viên trong các hệ sinh thái tự nhiên quanh mình, có
quan hệ tương hỗ thơng qua các mắt xích thức ăn, các hoạt động lao động sản xuất
nhưng đặc biệt là hành vi cư xử của con người.
Môi trường tự nhiên là tất cả những gì tạo nên mơi trường sống quanh con
người. Đó là tổ hợp của các yếu tố như: tài ngun thiên nhiên, khơng khí, đất,
nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần
áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua q trình lao động của chính con
người. Con người và mơi trường tự nhiên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Con người
lựa chọn, tạo dựng môi trường sống cho mình từ mơi trường tự nhiên. Mơi trường

5


tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Con người tác động
vào môi trường tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
Sự tác động tích cực của con người vào mơi trường tự nhiên được thể hiện qua
việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ
cuộc sống của mình. Đồng thời, con người biết lựa chọn cho mình khơng gian sống
thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động
của con người tăng theo sự gia tăng quy mơ dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền
nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông
nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi
trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ơ nhiễm, lúc đó con
người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi
trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài
nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh

thái được tái sinh thường xuyên. Đặc biệt, các hoạt động kinh tế của con người phải
được coi là một bộ phận cấu thành của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo
toàn sự cân bằng của hệ sinh thái.
Trong quá trình phát triển, con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên rất
nhiều như khai thác sinh vật thủy sinh, chăn nuôi, trồng trọt, khai thác các sản phẩm
của rừng… Ngồi ra, con người cịn tạo ra những hệ sinh thái nhân tạo như kết hợp
trồng trọt, trồng rừng, chăn ni và con người tích cực tham gia bảo vệ mơi trường,
chống lại q trình ơ nhiễm môi sinh và quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên và
mơi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, con người đã để lại những tác
động xấu đến môi trường gây những hậu quả khác nhau.
Gây ô nhiễm môi trường: Một số hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm mơi trường
ảnh hưởng đến tồn cầu như mưa acid; Hiệu ứng nhà kính; Lỗ thủng tầng ozone.
Cơng nghiệp, nơng lâm ngư nghiệp, sinh hoạt thải ra môi trường đủ dạng chất
thải rắn, nước, khí với hàng triệu tấn/năm.
Nước mặt tràn lên mặt đất, sông hồ, ngấm sâu xuống đất, chất khí độc cũng
dâng lên cao, gây hại cho tầng ozone.
Mặt đất bị xói mịn, lớp phủ đất - dinh dưỡng cho thực vật cũng bị mất dần,
đồng thời trở thành bãi chơn rác và phóng xạ.
Đất nơng nghiệp bị thâm canh bằng đủ các loại hóa chất gây chai cứng đất.
Diện tích canh tác bị thu hẹp hàng năm 5 - 7 triệu ha.
6


Nguồn nước sạch bị thu hẹp do khai thác bừa bãi, do ô nhiễm. 60% dân đô thị
và nông thôn khơng có nước để dùng.
Gây suy giảm đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học là thuật ngữ để chỉ sự
phong phú của các sinh vật sống từ tất cả các nguồn, bao gồm lục địa, biển và các
hệ sinh thái thủy sinh khác cũng như tổ hợp sinh thái, bao gồm sự đa dạng trong các
chủng loài và hệ sinh thái.

Đa dạng sinh học cung cấp nguồn thực phẩm cho con người, cung cấp nguồn
gen quý hiếm, là tác nhân điều hòa sinh học, cung cấp các sản phẩm tự nhiên như
thuốc trừ sâu, dược phẩm và các nguyên vật liệu khác, đồng thời cịn phục vụ cho
mơi trường cũng như nhu cầu giải trí của con người.
Nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học là những hành động phá
hoại môi trường sống làm hủy diệt các lồi động thực vật, mất tính đa dạng, số cá
thể cịn lại ít sẽ khơng đủ sức hỗ trợ cho sự tồn tại của một quần thể, quần thể dễ bị
tiêu diệt, tuyệt chủng vì những thay đổi bất thường. Tính đa dạng di truyền của
những quần thể này thấp nên khó thích nghi với các biến động khí hậu hoặc các
bệnh truyền nhiễm.
Hoạt động săn bắt của con người cũng đã gây sự tuyệt chủng của nhiều thú
lớn. Nhập cư của các loài ngoại lai từ khu vực khác cũng dẫn đến sự tuyệt chủng
của nhiều giống lồi vì gây sự mất cân bằng của chuỗi thức ăn - con mồi.
Mọi hoạt động của con người nhằm tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội, nên
bên cạnh những tác động xấu đối với mơi trường, cịn có những tác động tích cực
đến hệ sinh thái. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến những tác động tiêu cực đối
với mơi trường để có những giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt
hại cần tránh.
b. Tác động của hành vi con người đến môi trường xã hội
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho con người khác với các sinh vật khác.
Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi
phối môi trường. Mơi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,
thể thao, lịch sử… xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm
mục tiêu cho mình.
Con người tồn tại trong mơi trường xã hội và chịu sự tác động qua lại của
cộng đồng và luật pháp. Trong một xã hội văn minh, có luật pháp ổn định con người
7



sẽ có điều kiện phát triển bền vững và năng động hơn. Trong cộng đồng truyền
thống, bên cạnh hệ thống luật pháp của Nhà nước, nhiều làng xã có hương ước
riêng do dân làng đặt ra và được thực hiện nghiêm ngặt trong phạm vi luật lệ của
làng. Có thể xem môi trường xã hội là điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội
được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn
tại và phát triển của con người. Với ý nghĩa ở tầm vĩ mô, môi trường xã hội là cả
một hệ thống kinh tế - xã hội trong tính tổng thể của nó. Đó là các lực lượng sản
xuất, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, ý thức xã hội và văn hóa. Với ý nghĩa
ở tầm vi mô, môi trường xã hội bao gồm: gia đình, các nhóm, các tập thể học tập,
lao động, các tập đoàn…tồn tại xung quanh con người với các quá trình hoạt động
giao tiếp của con người.
Mơi trường xã hội tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của
nhân cách của con người. Trong đó, phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao
điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người thông qua việc sản xuất ra của
cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Trong q trình
tìm kiếm con đường phát triển, lồi người đã nhận ra giữa mơi trường và sự phát
triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự
phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Môi trường xã hội trong bối cảnh hiện nay ở nước ta đang phát triển theo
chiều hướng cực kỳ sôi động và cũng hết sức phức tạp. Lĩnh vực đáng quan tâm
trước hết là những diễn biến của q trình giao lưu kinh tế, văn hóa và hội nhập.
Trong đó, giao lưu văn hóa đang trở thành chiếc cầu nối tiềm ẩn những sắc thái văn
hóa mới, nhưng cũng đã xuất hiện những mặt trái đáng báo động trong môi trường
xã hội. Sự pha trộn các sắc thái văn hóa khác nhau trong một khơng gian đối tượng
hưởng thụ có trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều đã làm nảy sinh những
khuynh hướng khơng có lợi trong q trình hình thành nhân cách con người.
Các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống, văn hóa của con người Việt Nam
đang đối mặt một cách gay gắt với những tác động tiêu cực của lối sống, văn hóa
ngoại lai. Đó là lối sống thực dụng, thác loạn, tự do cá nhân, tôn thờ đồng tiền, bất

chấp đạo lý, coi thường các giá trị thuần phong mỹ tục của dân tộc, chà đạp lên tình
nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, tình đồng chí, đồng nghiệp. Lối sống thực dụng, vị
kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, sống thờ ơ, lạnh nhạt với cộng đồng và những
người xung quanh. Điều đó làm cho mối liên kết giữa các nhân và cộng đồng, giữa
con người với con người trở nên lỏng lẻo, đi ngược lại truyền thống “tương thân,
tương ái” của dân tộc. Đây là một trong những thách thức lớn đối môi trường sống
của con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, vấn đề đặt ra trong hiện
8


tại và tương lai cho các thế hệ Việt Nam là cần đặc biệt quan tâm giữ gìn, nâng cao
bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt
đẹp, ý thức về cội nguồn và lịng tự hào dân tộc, có khả năng đề kháng chống lại
những căn bệnh do sự “ô nhiễm” của môi trường xã hội gây ra.
Bên cạnh sự “xuống cấp” của mơi trường văn hóa Việt Nam trong tiến trình
giao lưu và hội nhập, đó là sự phá vỡ của môi trường xã hội bởi các loại tệ nạn xã
hội về mại dâm, ma túy, cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan…cùng với các loại tội phạm
giết người, cướp của, xâm hại tình dục trẻ em… Hậu quả là cấu trúc gia đình, làng
xã bị phá vỡ, xã hội rơi vào tâm trạng bất an. Tệ nạn xã hội và tội phạm ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, làm rối
loạn trật tự xã hội, suy thối giống nịi, dân tộc. Mơi trường xã hội Việt Nam thật sự
bất ổn về nhiều mặt qua nhiều sự kiện gần đây như vụ một người phụ nữ nghèo ở
Buôn Ma Thuộc đi mót hạt cà phê trong một trang trại bị người quản lý của trang
trại bỏ mặc cho đàn chó dữ cắn xé đến chết, cho đến vụ án hiệu trưởng một trường
trung học phổ thông ở tỉnh Hà Giang, ông Sầm Đức Xương mua dâm hàng loạt nữ
sinh đang còn ở tuổi vị thành niên… Hiện nay, tệ nạn xã hội và tội phạm ở nước ta
đang có chiều hướng gia tăng trên quy mơ lớn, có tổ chức tinh vi.
Do đời sống kinh tế nước ta cịn khó khăn, cùng với sự tác động của kinh tế
thị trường, trong xã hội còn xuất hiện khuynh hướng “thương mại hóa” trên nhiều
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật… nhằm mục đích thu lợi, khơng bảo

đảm chất lượng và không mang lại những giá trị đích thực. Điều này góp phần làm
tổn hại nặng nề đến môi trường sư phạm và sức khỏe cộng đồng, làm hoen ố các
quan hệ con người, làm tha hóa đạo đức và nhân cách, làm suy giảm và lệch hướng
mức độ và khả năng hấp thụ các giá trị tinh thần của con người.
Gây suy giảm chất lượng sống của chính mình:
Chất lượng của cuộc sống là sự thỏa mãn của cá nhân hay sự hạnh phúc với
cuộc sống ở một lĩnh vực mà con người cho là quan trọng.
Chất lượng cuộc sống là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các điều kiện
xã hội, sức khỏe, kinh tế và môi trường mà chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của
môi trường và con người.
Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội, mức thu nhập,
môi trường sống, quan hệ xã hội...
Chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình phụ thuộc trực tiếp vào
việc làm ổn định, thu nhập trung bình đầu người, an sinh xã hội (học hành của con
cái, chăm sóc sức khỏe, an ninh khu vực...).
9


CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 1
1. Trình bày những tác động của hành vi con người đến môi trường tự nhiên?
2. Nêu hướng phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế của những tác động
của HVCN đến môi trường tự nhiên?
3. Trình bày những tác động của hành vi con người đến môi trường xã hội?
4. Nêu hướng phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế của những tác động
của HVCN đến môi trường xã hội?

10


Chương 2

CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI
Mục tiêu của chương: Chương 2 nhằm giới thiệu các lý thuyết nghiên cứu
về hành vi con người. Sinh viên cần hiểu được các nội dung cơ bản của các lý
thuyết để từ đó đưa ra các hướng vận dụng vào trong lĩnh vực công tác hội.
2.1. Lý thuyết hệ thống
2.1.1. Khái niệm hệ thống
Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có
quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất (từ điển
Tiếng Việt).
Cấu trúc của hệ thống:
Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của
một đại hệ thống.
- Hệ thống vi mô: Cá nhân gồm (tiểu HT sinh học, tiểu HT tâm lý, tiểu HT xã hội).
- Hệ thống trung mơ: gia đình, trường học, cơ quan…
- Hệ thống vĩ mơ: chính trị, luật pháp, kinh tế…
Trạng thái của một hệ thống:
- Trạng thái ổn định;
- Trạng thái điều hòa hay san bằng;
- Trạng thái khác biệt;
- Trạng thái tổng hòa giữa các hệ thống và các tiểu hệ thống với nhau;
- Trạng thái trao đổi.
2.1.2. Phân loại hệ thống
- Cách phân loại 1:
+ Hệ thống khép kín: Khơng trao đổi với xung quanh, chỉ gặp trong vật lý;
+ Hệ thống mở: Gặp trong hệ thống sinh học, hệ thống xã hội. Các mối quan
hệ này không đơn tuyến mà có sự tác động qua lại theo cơ chế phản hồi.
- Cách phân loại 2:
+ Hệ thống phi chính thức: gia đình, bạn bè, đồng…;

11



+ Hệ thống chính thức: các tổ chức cơng đồn, các nhóm, cộng đồng…;
+ Hệ thống xã hội: nhà nước, bệnh viện, trường học…
- Cách phân loại 3:
+ Hệ thống mở;
+ Hệ thống chuyên biệt: Là những hệ thống nhỏ cần thiết để xã hội có thể tồn
tại được: tiểu hệ thống kinh tế, tiểu hệ thống pháp luật, tiểu hệ thống chính trị, tiểu
hệ thống nhiệm vụ tích hợp, tiểu hệ thống văn hóa...
2.1.3. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống
- Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn.
- Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có tương tác với các hệ thống khác nhỏ hơn.
- Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống đều có tương tác với các hệ thống khác và thu
nhận thơng tin, năng lượng từ mơi trường bên ngồi để tồn tại.
- Nguyên tắc 4: Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với những hệ thống khác.
2.1.4. Lưu ý khi vận dụng lý thuyết hệ thống trong can thiệp hỗ trợ hành vi
- Cần có quan điểm nhìn nhận một HVCN trong hệ thống HVCN.
- HVCV chịu sự tác động bởi hệ thống khác nhau.
- Sự hình thành, phát triển HVCN phụ thuộc sự tiếp nhận thông tin từ hệ
thống khác.
- HVCN phụ thuộc vào sự tương tác cân bằng với các hệ thống khác.
2.2. Lý thuyết nghiên cứu hành vi từ nửa sau thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX
2.2.1. Trường phái tâm lý học khách quan
- Nhà Tâm lý học người Nga Ivan M. Sechenov không cho rằng tư tưởng tạo
ra hành vi mà chính các kích thích bên ngồi tạo ra hành vi.
- Pavlov kết luận rằng các phản xạ có điều kiện giống như các phản xạ tự
nhiên, có thể cắt nghĩa dựa trên tính dẫn truyền thần kinh và sinh lí học của não.
Các sinh vật phản ứng với môi trường dựa trên các phản xạ khơng điều kiện và có
điều kiện.
- Bechterev nghiên cứu phản xạ vận động và phản xạ liên tưởng.

- John B. Watson nhà tâm lý học hành vi người Mỹ, chia hành vi thành bốn loại:
+ Hành vi tập thành mặc nhiên (bên ngồi): nói, viết, chơi bóng…;
12


+ Hành vi (bên trong): như sự tăng nhịp đập tim khi có kích thích;
+ Hành vi tự động minh nhiên: như bắt, chộp, nháy mắt, hắt hơi;
+ Hành vi tự động mặc nhiên: như sự tiết dịch và biến đổi tuần hoàn.
Phương pháp nghiên cứu: quan sát, thử nghiệm, báo cáo bằng lời…
Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật phản ánh bằng cơng thức:
S-R
Kích thích - Phản ứng
- Các tác giả: Tolmen, Hull, Skinner…
Các tác giả đã bổ sung những “biến số trung gian” vào công thức S - R thành
S - O - R.
Theo các tác giả thì O ở đây bao gồm một số yếu tố như: nhu cầu, trạng thái
chờ đón, kinh nghiệm sống hoặc hành vi tạo tác nhằm đáp lại những kích thích có
lợi cho cơ thể.
2.2.2. Lý thút hoạt động
Các tác giả: L. X. Vưgôtxki (1896 - 1934); X. L. Rubistein (1902 - 1960); A.
N. Leonchiev (1903 - 1979); A. R. Luria (1902 - 1977)…
Định nghĩa: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ
thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía
con người.
Trong hoạt động đồng thời diễn ra hai quá trình:
- Q trình đối tượng hóa (q trình xuất tâm): Chủ thể chuyển năng lượng
của mình thành sản phẩm hoạt động. Tâm lý của chủ thể được bộc lộ, khách quan
hóa tức là tâm lý của chủ thể được để lại “dấu ấn” trong sản phẩm;
- Quá trình chủ thể hóa (q trình nhập tâm): Con người chuyển nội dung khách
thể (những quy luật, bản chất, đặc điểm… của khách thể) vào bản thân mình, tạo nên

tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân => quá trình chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới.
* Đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng”.
- Hoạt động bao giờ cũng có tính chủ thể, tính chủ thể được thể hiện ở tính tự
giác và tính tích cực.
13


- Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích.
+ Mục đích là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu
cầu nào đó của chủ thể, nó điều khiển, điều chỉnh hoạt động.
+ Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng và ln bị chế ước bởi nội dung
xã hội chứ không đơn thuần là ý thích riêng, mong muốn, ý định chủ quan.
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: con người sử dụng những
công cụ nhất định trong khi hoạt động.
* Cấu trúc của hoạt động
Cấu trúc của hoạt động bao gồm 6 thành tố có mối quan hệ biện chứng.
Có thể khái quát cấu trúc chung của hoạt động qua sơ đồ sau:
Chủ thể

Khách thể

Hoạt động cụ thể

Động cơ

Hành động

Mục đích


Phương tiện

Thao tác

Sản phẩm
Hình 2.1. Cấu trúc của hoạt động con người
2.3. Một số lý thuyết khác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hành vi con người
2.3.1. Thuyết phân tâm của S. Freud
Sigmund Freud - Nhà tâm lý học phân tâm người Áo nổi tiếng (1896 - 1939).
Freud quan tâm đến những xúc cảm, đặc biệt là vai trị của nó trong việc thúc đẩy
sự phát triển nhân cách và tư duy trong khi trẻ đối mặt với cảm xúc đó. Đồng thời
ơng đưa ra luận điểm tổng quát về sự phát triển tâm lý từ lứa tuổi ấu thơ tới tuổi
thành niên. Ông cho rằng: khi mới sinh ra, con người chỉ là một bình chứa các xung
14


năng và bản năng nguyên thuỷ gọi là "cái ấy" (Id). Sau đó qua năm tháng đầu tiên
của cuộc sống thì “cái tơi” (Ego) - bản ngã xuất hiện. Nhưng tới những năm cuối
của giai đoạn trước tuổi học, đứa trẻ đã có được cái “siêu tơi” (Super ego) tức là
lương tâm. Ở thời điểm này, đứa trẻ đã biến các quy tắc và các giá trị của cha mẹ
thành một phần trong cái bản ngã của mình. Đứa trẻ cảm thấy mình có lỗi khi đã có
hành vi khơng tốt và cố gắng "ngoan ngỗn", ngay cả khi khơng có người lớn ở gần.
Cùng như trong lý thuyết của Piaget, những biến đổi theo giai đoạn được
Freud đề xuất ngụ ý là sự phát triển bao hàm sự biến đổi về chất. Có một biến đổi
trong đó khía cạnh xung năng tình dục nổi trội. Có biến đổi về chất trong tổ chức
tâm lý khi những thành tựu mới, như cơ chế phịng vệ và siêu tơi xuất hiện.
Bên cạnh đó, ơng cũng nhấn mạnh tới yếu tố mơi trường trong sự phát triển.
Trong phạm trù môi trường không phải tất cả mọi kinh nghiệm đều có ảnh hưởng
như nhau. Kinh nghiệm của năm năm đầu tiên của cuộc sống rất quan trọng. Những
kinh nghiệm dó muốn có ảnh hưởng phải khơng bị chấn thương. Nhưng trên thực tế

thì những xung đột thời thơ ấu chỉ gây hệ quả thoáng qua.
* Cốt lõi của sự phát triển là sự xuất hiện cấu trúc: Cái ấy, cái tôi và cái siêu
tôi - chúng dựa vào các kênh dồn nén và biến chuyển dục năng.
Cái ấy (ID): Bao gồm bản năng, hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn và chiếm
ưu thế vào lúc mới sinh.
Cái tôi (Ego): Hoạt động theo nguyên tắc hiện thực, làm nhiệm vụ thích nghi
với hồn cảnh, điều chỉnh các hành động theo nguyên tắc tự vệ. Hoạt động này bắt
đầu phát triển từ năm thứ nhất khi mà đứa trẻ nhận ra rằng không phải tất cả cái mà
trẻ muốn là đáp ứng ngay mà tự nó phải tìm cách đạt được.
Cái siêu tơi (Super Ego): Gồm các chuẩn mực đạo đức, các cấm kỵ do cá nhân
lĩnh hội từ môi trường. Cái siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt. Cái siêu
tôi được phát triển dần qua các quá trình phát triển và lớn lên của trẻ. Cái siêu tôi là
đại diện cho những giá trị của cha mẹ, của xã hội bao quanh trẻ, giúp trẻ học hỏi,
nhận thức, xác định được cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì nên làm và cái gì khơng
nên làm, từ đó điều chỉnh và kiềm chế hành vi của mình.
* Các cơ chế tự vệ
Đây là một khám phá quan trọng của tâm lý học về cái tơi. Trong cái tơi ln
ln có những mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ. Những đấu tranh này diễn ra trong vô
thức, do cơ chế tự vệ điều động. Cơ chế tự vệ là phản ứng có tính cách tự động
ngồi ý thức của con người để giúp giảm thiểu những mối đe dọa hay đẩy chúng ra
15


khỏi ý thức và nhờ vậy tránh được những cảm xúc tiêu cực như bồn chồn, lo âu, hồi
hộp, sợ sệt hay buồn chán… Dưới đây là một số cơ chế tự vệ thông thường:
Chối bỏ: Từ chối chấp nhận một thực trạng vì nó tai hại cho sự an tồn của cái
Tơi. Thí dụ: Trong chiến tranh nhiều người vợ bác bỏ mọi bằng chứng cụ thể, xác
đáng, và tin rằng người chồng chỉ mất tích chứ khơng chết. Cơ chế tự vệ này giúp
người vợ tránh được cơn sốc ban đầu, và cung cấp thời gian cần thiết để người vợ từ
tiếp nhận thực tế về sự ra đi vĩnh viễn của người chồng.

Giận cá chém thớt: Chuyển cảm xúc tiêu cực từ người này sang người khác để
được an tồn. Thí dụ: Người chồng tức giận vợ nhưng lại kiếm chuyện la rầy con
cái vì la rầy con cái thì an tồn hơn la rầy vợ.
Chuộc tội: Đền bù một hành vi hoặc ham muốn xấu bằng một hành động tốt.
Thí dụ: Buổi sáng ở sở có ý tưởng ham muốn bậy bạ với cô nữ đồng nghiệp, buổi
chiều về nhà dịu dàng tử tế với vợ và phụ vợ nấu cơm.
Giả bệnh: Biến đổi những khó chịu hay mối đe dọa thành bệnh tật. Thí dụ:
Người chồng nhức đầu đau bụng quạu cọ quanh năm (có cảm giác đau đớn thật sự),
không bác sĩ nào chữa khỏi, nhưng trong suốt thời gian một tháng bà vợ về quê
thăm cha mẹ thì tự nhiên bao nhiêu bệnh tật ơng ấy đều tiêu tan.
Đóng kịch đạo đức: Chuyển một ham muốn tự nhiên mạnh mẽ không được xã
hội tán đồng thành hành vi phù hợp với giá trị do xã hội đặt ra. Thí dụ: Nếu những
tin đồn và cáo buộc của cảnh sát là đúng, nghị sĩ Larry Craig của thượng viện Mỹ
(đảng Cộng Hòa, bang Ohio) là một thí dụ về đóng kịch đạo đức: Ơng là một
thượng nghị sĩ rất thế lực, mặc dù có nhiều tin đồn ơng là người đồng tính, ơng
nhiều lần khẳng định ngược lại và nổi tiếng là một trong những nhà lập pháp kiên
quyết chống hôn nhân giữa những người đồng tính. Tháng 6 năm 2007 ơng bị bắt
giữ ở nhà vệ sinh phi trường quốc tế Minneapolis - St. Paul vì hành vi thăm dị đồng
tính luyến ái với một nam cảnh sát chìm.
Nhập nội: Chấp nhận điều tiêu cực người khác gán cho mình mặc dù mình
khơng có điều tiêu cực đó để tránh va chạm. Thí dụ: Người bố luôn luôn mắng chửi
đứa con là “đồ ngu”, đứa con chấp nhận điều đó (vì khơng thể cãi lại bố) và càng
ngày càng học kém vì mất tự tin và ý chí học hỏi.
Nhập ngoại: Đem những điều tiêu cực của mình (mà cái tơi của mình cố ý bỏ
qua không biết đến) gán cho người khác. Thí dụ: Ơng A thường hay chê bai nhiều
người là keo kiệt bủn xỉn, nhưng thực sự bản thân ông cố tình khơng biết ơng mới
chính là người khơng bao giờ giúp đỡ ai dù chỉ một đồng.
16



×