Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ PHONG. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO CHO HỌC SINH LỚP 5. Giaó Viên : Nguyễn Thị Thiện Năm học: : 2012- 2013. 1. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I/TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO CHO HỌC SINH LỚP 5 II/.ĐẶT VẤN ĐỀ : -Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Toán tiểu học có vị trí rất quan trọng phù hợp với đời sống thực tiễn, đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp cho học sinh nhận thức thế giới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn. Nó phát triển tư duy,trí tuệ, có vai trò quan trọng, việc rèn luyện tính suy luận, tính khoa học toàn diện, chính xác tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáo dục tính nhẫn nại ý chí vượt khó học tập -Những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu: Trong chương trình Toán lớp 5, phần dạy số đo khối lượng là một phần không kém quan trọng trong việc học toán, là một trong nội dung hổ trợ cho nhau giữa các nội dung toán học. Gắn bó với quá trình tổng hợp số tự nhiên và hệ đếm số thập phân là sự bổ sung và tổng kết thành bảng đơn vị đo khối lượng. Nếu các em học tốt những yếu tố khối lượng này thì chất lượng các môn học toán cũng được nâng cao. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy lớp 5 nhiều năm, tôi nhận thấy các em còn hạn chế nhiều trong kĩ năng viết, đọc và chuyển đổi đơn vị đo khối lượng còn yếu, tốc độ thực hiện chưa phù hợp. Vấn đề này chắc chắn không tránh khỏi ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Do đó, việc rèn kĩ năng nắm bất và thực hiện học toán số đo khối lượng cho HS, là nhu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học toán, ở các lớp đầu của bậc Tiểu học nói chung, mà đặc biệt là HS lớp5 nói riêng. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt toán đơn vị đo khối lượng, nhằm giúp các em khắc phục dần những hạn chế trong kĩ năng học toán số đo -Lí do chọn đề tài: Việc tổ chức cho HS học toán đơn vị đo khối lượng là quan trọng bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép HS có nhiều cơ hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng sống, hơn nữa thời gian dành cho việc học đơn vị vị đo khối lượng ít hơn so với các đại lượng khác. Nhưng khi thực hành thì rất nhiều trong các dạng toán giải toán có lời văn liên quan đến đơn vị đo. Như vậy, tổ chức cho HS học toán đơn vị đo chính là tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi để trẻ hình thành tính cách và phát triển những kĩ năng tính toán ( kĩ năng sống ) của bản thân. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt toán đơn vị đo ” với mong muốn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học toán và giúp học sinh lớp 5c biết cách giải bài toán , học tốt tóan đơn vị đo. 2. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt toán đơn vị đo khối lượng học sinh lớp 5C trường TH Trương Đình Nam III/.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho hoạt động dạy học trên lớp “ nhẹ nhàng, tự nhiên, sôi động, hiệu quả” để đạt được yêu cầu đó, giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để vừa nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh, để đáp ứng với các công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng . Trong chương trình môn toán tiểu học, Toán đơn vị đo khối lượng vẫn giữ vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán, học sinh tiểu học thấy được nhiều khái niệm trong toán học như các số các phép tính, các đại lượng các yếu tố khối lượng ... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc học toán sẽ rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới, có ý thức vượt khó, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm và độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ . Đồng thời qua việc học toán đơn vị đo của học sinh mà giáo viên có thể đễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy, để giúp học sinh phát huy những mặt được và khắc phục những mặt thiếu sót Điều quan trọng của việc học tóan đơn vị đo trong giải toán có lời văn là giúp học sinh biết cách tự giải quyêt vấn đề thường gặp trong đời sống ,các vấn đề này được nêu dưới dạng các bài toán có lời văn. Đây là sự vận dụng có tính chất kết hợp kiến thức ,kĩ năng ,phương pháp suy nghĩ và giải quyết vấn đề ...học được trong môn toán tiểu học . IV .CƠ SỞ THỰC TIỄN : Trong những năm gần đây học sinh học toán về đơn vị các em chưa nắm vũng các đơn vị đo, chưa phân biệt được đơn vị lớn hơn đơn vị tiếp theo liền kề . Khi chuyển đổi 2 đơn vị này sang đơn vị khác thường sai lầm .hoặc nhầm lẫn số đo . Thậm chí các em chưa phân phân biệt được số đo đó gấp mấy lần số đo liền kề lớn hơn mà cứ đem hai số cộng lại gọi là đúng Qua thời gian đứng lớp giảng dạy, tôi nhận thấy việc học toán đo lớp 5 ở phần toán chuyển đổi đơn vị đo khối lượng các em chưa nắm vững , nó có ảnh hưởng rất lớn cho việc học tóan của các em V/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1/Biện pháp chung để hướng dẫn học sinh giải toán đơn vị đo khối lượng .. 3. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp, hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng, nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng ,mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm ,quan hệ toán học ,nắm chắc các quan hệ phép tính, ý nghĩa phép tính. Đòi hỏi khả năng độc lập suy luận và kĩ năng tính toán một cách thông thạo của nhiều học sinh Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động trên có kết quả. Khi dạy đơn vị đo khối lượng, giáo viên cần khai thác vốn sống của học sinh trên cơ sở bảo đảm tính đúng đắn của khái niệm về độ đo, những phần nào của bài học cần vận dụng cách học nhóm nào cho phù hợp với đối tượng HS. *Trong bài học phần phát triển bài và củng cố thường dùng đến hoạt động cá nhân. *Theo cặp: Phần phát triển bài *Theo nhóm lớn ( từ 3- 6 ): Phần phát triển bài *Cả lớp: Phần giới thiệu bài, giới thiệu từng hoạt động và phần kết luận bài sau mỗi hoạt động hay cả bài. GV: cần làm cho học sinh nắm được một số các bước khi giải toán như sau a/ Nghiên cứu kĩ đầu bài : Trước hết cần đọc kĩ, cẩn thận đề toán, suy nghĩ về những điều đã cho của bài toán đặc biệt chú ý đến câu hỏi của bài toán. Chớ vội tính toán khi chưa đọc kĩ đề. Ở bước này GV thường nêu câu hỏi yêu cầu bài hỏi gì? b/ Thiết lập mối liên hệ giữa các số đã cho và phải tìm, cố gắng tóm tắt nội dung bài toán bằng cách dùng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để ghi tóm tắt các điều kiện, hoặc minh hoạ các điều kiện này bằng sơ đồ hình vẽ c/ Lập kế hoạch giải toán: Suy nghĩ xem để trả lời các câu hỏi của bài toán, cần biết gì? phải thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ các số đã cho và điều kiện của bài toán, có thể biết gì, có thể tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không? Trên cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải bài toán . d/ Thực hiện các phép tính theo trình tự đã thiết lập để viết bài giải : Sau mỗi bước giải, cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa? Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với bài toán không? 2/Những biện pháp thực thi: 1/ Cho HS nhận biết các yếu tố của bài học:: a/Cho HS nhận biết nguồn gốc thực tế và tác dụng phục vụ thực tiễn cuộc sống của bài học . Đơn vị đo khối lượng là tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g - Mỗi đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kem nhau 10 đơn vị b/ Cho HS nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các đại lượng đo khối lượng - Mỗi đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kem nhau 10 đơn vị. 4. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> c/ Tập cho HS xem xét các đối tượng toán học và diễn đạt các kết luận 1. đưới hình thức khác nhau VD: 1 tấn = 1000kg hay 1kg = 1000 tấn ” 2/ Phân loại bài toán có lời văn: Để giải được bài toán thì HS phải hiểu được đề bài, hiểu được cac thành phần của nó. những cái đã cho những cái cần tìm thường là những số đo đại lượng nào đấy được biểu thị bởi các phép tính và các quan hệ giữa các số đo. Dựa vào đó để phân loại các bài toán . a/Phân loại theo đại lượng: Với mỗi loại đại lượng có một loạt bài toán có lời văn về đại lượng đó như: *Các bài toán về đơn vị tấn, tạ, yến, *Các bài toán về khối lượng đơn vị kg, hg, dag, g *Các bài toán về tính cộng, trừ, nhân, chia b/ Phân loại theo nội dung kiến thức học đơn vị đo khối lượng *Bài toán đơn: Là bài toán mà khi giải chỉ cần một phép tính - ở lớp 4, loại này thường dùng nêu ý nghĩa thực tế của phép tính, nó phù hợp với quá trình nhận thức 3/ Hướng dẫn học sinh thực hành 1/ Dạy chuyển đổi đơn vị lớn sang đơn vị bé. Đơn vị bé sang đơn vị lớn, Ở phần này GV cần cho học sinh nắm vững bảng đo khối lượng từ đơn vị tấn đến đơn vị gam. Học thuộc bảng đo khối lượng từ lớn đến bé và ngược lại. Viết và nhận biết đúng kí hiệu đơn vị đo khối lượng -Học biết được hai đơn vị liền nhau hơn ( kém nhau 10 đơn vị ) Khi viết thì hơn kém nhau 1 chữ số 0. Vậy thì làm thế nào để học sinh nắm vững được cách thực hiện phần này, nhất là học sinh trung bình, yếu. Tôi hướng dẫn các em theo các cách sau: 1/Cách 1: Cho các em kẻ bảng đơn vị đo khối lượng và ghi tên các đơn vị đo khối lượng từ đơn vị tấn đến đơn vị g Lớn hơn ki- lô- gam Ki-lô-gam Bé hơn ki-lô- gam tấn tạ Yến kg hg dag g 4 0 7 0 0 3 1 2 0 Ví dụ1: 4 dag = …..g -Học sinh có thể nhận biết được từ đơn vị dag đến đơn vị g là hai đơn vị đo khối lượng liền nhau hơn kém nhau 10 lần và ghi vào cột đơn vị dag là 4 và ghi vào cột g là 0 thì ta có được 4 dag = 40 g Ví dụ 2: 7 kg 3g = …..g Học tìm ngay trong bảng cột kg và cột g mà các em có thể nhận định và ghi vào cột kg là 7 và cột g là 3 những cột còn lại giữa kg và gam là hai đơn vị đo khối lượng tương ứng với đơn vị hg và dag như vậy hai đơn vị này tương ứng với những chữ số 0 . Ta có 7kg 3g = 7003 g. 5. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ví dụ 3: 120yến = …tấn …tạ? Học nhận định được mỗi đơn vị đo khối lượng hơn kém nhau 10 đơn vị hay khi viết cách nhau một chữ số. Các em ghi vaò bảng đơn vị từ đơn vị yên – tạ -tấn - Ta có được : 120 yến = 1 tấn 2 tạ 2/ Cách 2: Các em thực hiện theo quy tắc mỗi đơn vị đo khối lượng hơn ( kém nhau 10 đơn. Khi chuyển đổi hai đơn vị đo khối lượng liền nhau từ đơn lớn sang đơn vị bế ta nhân với nó là 10, Từ đơn vị bé sang đơn vị lớn ta chia cho nó 10 Ví dụ 1: 3dag= …g? Ta lấy 3 x 10 = 30 g Ví dụ 2: 3 kg 7 g = …g ? ( Từ đơn vị kg đến đơn vị g : kg, hg, dag g cách nhau là 4 đơn vị nghĩa là cách nhau 4 chữ sô, số đó là 1000) - Ta biết 1kg = 1000g vậy ta lấy 3 x 1000 + 7 = 3007 g Ví dụ 3: 12 0 tạ = …? Tấn - ta lấy 120 : 10 = 12 tấn 2/ So sánh hai số đo: Ví dụ : a/ 3kg2hg ….. 2300g b/ 1hg …… 100g c/ 1tạ 50 kg …. 126kg d/ 3tấn 5yến 7 kg ….. 275yến 9kg GV cần hướng dẫn cho học sinh thực hiện theo các bước sau: * Bước 1: Chuyển đổi hai số đo cần so sánh, chuyển về cùng một số đơn vị đo a/ 3 kg 2hg = 3200 g b/ 1hg = 100g c/ 1tạ 5kg = 105 kg d/ 3tấn 5yên 7 kg = 305yến7kg * Bước 2: Tiên hành so sánh như so sánh số tự nhiên a/ 3200 > 2300 b/ 100g = 100g c/ 10 5kg < 126 kg d/ 305yến 7 kg > 275yến 9 kg * Bước 3: kết luận a/ 3kg2hg > 2300g b/ 1hg = 100g c/ 1tạ 5 kg < 126kg d/ 3tấn 5yến 7 kg > 275yến 9kg 3/ Thục hiện phép tính: Để giải bài toán về thực hiện các phép tính trên số đo khối lượng ta tiến hành các bước sau:. 6. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đặt đúng phép tính ( nếu thấy cần thiết, có thể chuyển đổi đơn vị đo ). Riêng đối với phép cộng, phép trừ phải lưu ý viết số cùng đơn vị đo thẳng hàng cột dọc với nhau - Tiến hành thực hiện các phép tính như số tự nhiên - Chuyển đổi đơn vị đo nếu thấy cần thiết và kết luận Ví dụ: 7kg 232g + 961 g ( bài tóan này các em thường đặt tính sai ở phần đặt tính ) GV cần hướng dẫn các em đặt tính theo yêu cầu VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau một thời gian thực hiện một số biện pháp như vậy Học sinh lớp 5C có sự chuyển biến khá rõ rệt về giải bài toán đơn vị đo khối lượng theo các dạng toán khác nhau. Các em tự nhận dạng bài toán, bước đầu biết nắm được tên đơn vị, sau đó chuyển đổi dơn vị, rồi giải tóan có lời văn theo suy nghĩ, tìm ra được lời giải và kết quả phép tính theo cách tóm tắt bằng suy nghĩ. Các em đã biết tự mình tìm ra những dữ kiện đã cho và chưa cho của bài toán, biết lập luận để tìm ra những dữ kiện ẩn trong bài toán. Nêu được lời giải chính xác theo yêu cầu đề ra . Kết quả : *2 tháng đầutháng 9+10 +HS nắm được các tên đơn vị, chuyển đổi và so sánh được các bài toán đơn giản *2 tháng sau tháng 11 + 12 +HS biết thực hiện một cách nhanh nhẹn hơn, nắm chắc các dữ kiện trong bài toán. HS yếu và trung bình có chuyển biến rõ rệt mức độ nắm chắc bài và giải toán đúng yêu cấu tăng thêm *Cuối HKI +Học sinh trong lớp thi kiểm tra chất lượng đã nâng cao so với kết quả đầu năm, việc nhận định và giải bài toán không lập luận theo yêu cầu không còn phổ biến trong lớp nhiều nữa. Để kiểm tra sự chuyển biến kết quả của mỗi học sinh qua việc tiếp thu bài học, bản thân tôi có kế hoạch kiểm tra hằng tháng với kiến thức đã học qua bài kiểm tra chất lượng Thời gian kiểm tra Tháng 9+10 Tháng 11 Cuối kì I Tháng 1 +2. Nắm chắc tên đơn vị đo khối lượng Đạt 55% 60% 72,5%. Biết chuyển đổi so sánh và giải được bài toán có lời văn Chưa đạt 45% 40% 27,5%. Đúng 60% 70% 80%. Sai 40% 30% 20%. VII. KẾT LUẬN : Mỗi bài học, đều có giá trị riêng về nội dung và hình thức diễn đạt. Chính vì vậy rèn luyện cho HS có được kĩ năng học toán về đơn vị đo khối lượng ,. 7. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> theo đúng yêu cầu đối với HS lớp 5 là giúp các em dễ dàng cảm nhận được nội dung bài học; góp phần giáo dục kĩ năng sống cho HS ngay trong bản thân bài học và trong cả cuộc sống hằng ngày. Học tốt môn toán cũng là biểu hiện được ý thức giữ gìn sự trong sáng và phát huy tiềm năng học toán của học sinh tiểu học Chính vì vậy, biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán đơn vị đo khối lượng cho HS lớp 5 là yêu cầu cần thiết, không thể thiểu trong quá trình dạy học môn toán . Nhưng đòi hỏi bản thân GV cần phải tận tâm, tích cực và phải thực hiện thường xuyên, trong quá trình giảng dạy toán. Đòi hỏi ở GV phải có được: a/ Tiềm năng của giáo viên thể hiện ở việc nắm vững: nhiệm vụ, nội dung ,kinh nghiệm, đặc điểm, những kiến thức có liên quan đến đơn vị đo khối lượng b/ Thời gian bỏ ra nghiên cứu tài liệu liên quan đến kiến thức bài dạy( kiến thức đã học, kiến thức đang học, kiến thức chuẩn bị học) c/ Soạn bài nắm kĩ được những yêu cầu cần có và đủ cho các đối tượng học sinh trong cả lớp + Ở Học sinh : a/ Tinh thần học tập của các em là yếu tố quan trọng cho việc tiếp thu bài học. b/ Các em phải biết và nắm chắc các kiến thức liên quan đến đơn vị đo khối lượng ( thuộc và nhớ tên các đơn vị đo khối lượng, Nắm được mối quan hệ tương ứng giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề hoặc không liền kề ) c/ Chăm học và tự tin trong lúc thực hiện bài làm.HS đã học và nắm chắc bài cũ, làm đầy đủ các bài tập được giao. HS học tập trong trạng thái hưng phấn và hồn nhiên . Tôi tin rằng, đến cuối năm học, chắc chắn những hạn chế về kĩ năng học toán của HS lớp 5c, trường Tiểu học Trương Đình Nam không còn là nỗi lo âu của bản thân. Trước khi dạy bất cứ loại bài nào, dù là bài mới hay bài đã dạy nhiều lần, muốn đạt hiệu quả cao ,giáo vên đều có sự chuẩn bị : VIII .ĐỀ NGHỊ Trong quá trình thực hiện việc giảng dạy ở lớp ,cũng như việc tham khảo các tài liệu để áp dụng vào việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho lớp 5C. Tuy có kết quả khả quan đối với lớp nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót và có phần không phù hợp đối với các em. Mong hội đồng khoa học nhà trường và cấp trên quan tâm góp ý để sau này đạt hiệu quả cao hơn . IX . PHỤ LỤC X . TÀI LIỆU THAM KHẢO Tên sách Tác giả Phương pháp dạy toán tiểu Phạm Đình Thực học Tài liệu SKKN trên mạng Intenet. 8. Nhà xuất bản Nhà xuất bản Đại học sư phạm. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Các dạng toán cơ bản ở tiểu Nguyễn Danh Ninh Nhà xuất bản Giáo dục học Để học tôt toán Lớp 4 Lê Đình Phi Nhà xuất bản Giáo Dục Giúp em giải toán cấp I Nguyễn Dung Nhà xuất bản Đồng Nai Trinh X I .MỤC LỤC 1/ Tên đề tài 2/ Đặt vấn đề 3/Cơ sở lí luận 4/ Cơ sở thực tiễn 5/ Nội dung nghiên cứu 6/ Kết quả nghiên cứu 7/ Kết luận 8/ Đề nghị 9/ Phụ lục 10/ Tài liệu tham khảo 11/Mục lục 12 Phiếu đánh giá Đại Hưn, ngày 31 tháng 12 năm 2012 Người viết. Nguyễn Thị Thiện. 9. GV: Nguyễn Thị Thiện.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×