Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện phú lộc tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.95 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

́
́H



------

in

h



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c K



GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ
SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ HUYỆN
PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:
CÁI THỊ NỮ

Niên khóa: 2015-2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

́
́H



------

̣c K

in

h




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ

ho

SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ HUYỆN

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Cái Thị Nữ

PGS.TS. Phan Văn Hòa

Lớp: K49B- KH-ĐT
Niên khóa: 2015-2019

Huế 12/2018



Lời Cảm Ơn

́



́H



Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường
ĐHKT Huế và thời gian thực tập tốt nghiệp tại
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tơi đã hồn
thành khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp thu hút vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế”. Để đạt được kết quả này tôi xin chân thành
cảm ơn tất cả các cá nhân và đơn vị đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.

ho

̣c K

in

h


Lời đầu tiên cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới ban giám hiệu trường ĐHKT Huế, khoa KTPT
cùng các quý thầy cô đã giáo đã giảng dạy tơi trong
suốt q trình học tập tại trường.Đặc biệt, tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Phan Văn Hịa, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ
tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình thực hiện
và hồn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này.

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến
đến Ban lãnh đạo Huyện cùng các anh, các chị tại
phịng kinh tế-hạ tầng, phịng tài chính- kế hoạch đã
hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi tiếp xúc thực tế trong suốt thời gian thực tập
tại đơn vị, cũng như cung cấp cho tôi những tài liệu
cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những
người thân trong gia đình, những người bạn đã động
viên, giúp đỡ cho tơi hồn thiện khóa luận này.
Do điều kiện nghiên cứu cũng như khả năng, kinh

nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận dù
đã cố gắng hết sức cũng khơng thể tránh khỏi những
sai sót. Tơi rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo
và những ý kiến đóng góp từ q thầy cơ để đề tài
được hồn thiện hơn nữa, cũng như nâng cao hơn nữa
kiến thức bản thân.


Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 1 năm 2019
Sinh viên thực hiên

́
Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c K

in

h




́H



Cái Thị Nữ


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................11
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................11
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................12
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................12

́



5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................13
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................14

́H

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ



PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ ................................14


h

1.1 Cơ sở lí luận về thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB .......................14

in

1.1.1 Khái niệm về đầu tư, phân loại đầu tư và khái niệm vốn đầu tư và phân loại vốn

̣c K

đầu tư .............................................................................................................................14
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư, phân loại đầu tư ...................................................................14

ho

1.1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư..................................................17
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trị của giao thơng đường bộ....................................21

ại

1.1.2.1 Khái niệm.........................................................................................................21

Đ

1.1.2.2 Đặc điểm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ................................24

̀ng

1.1.2.3 Thu hút đầu tư ..................................................................................................27

1.1.2.4 Vai trò của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông đường bộ. ...................27

Tr
ươ

1.1.3 Ý nghĩa của việc thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ .....30
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ..............................................................................................................31
1.1.4.1 Các nhân tố khách quan ...................................................................................31
1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan .......................................................................................33
1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................36
1.2.1 Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam ...................36
1.2.2 Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ huyện Phú Lộc...........39
1.2.3 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ...........41


1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển hạ
tầng giao thông đường bộ ..............................................................................................46
1.2.4.1. Tổng vốn đầu tư và tốc độ tăng vốn đầu tư được thu hút.................................46
1.2.4.2. Số dự án và tốc độ tăng của các dự án được thu hút ........................................46
1.2.4.3. Quy mô của dự án đầu tư..................................................................................47
1.2.4.4. Vốn đầu tư phân theo nguồn thu hút ................................................................47
1.2.4.5. Vốn đầu tư thực hiện ........................................................................................47

́



2.1. Đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội ...........................................................................48


́H

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................48



2.1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên......................................................................48
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn .............................................................................................50

in

h

2.1.1.3 Tài nguyên .........................................................................................................51
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ......................................................................................53

̣c K

2.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng GTĐB ....................................................................................................................66

ho

2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................66

ại

2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................66

Đ


2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển CSHT giao thông đường bộ
huyện Phú Lộc ...............................................................................................................67

̀ng

2.2.1. Hiện trạng giao thông đường bộ huyện Phú Lộc ................................................68

Tr
ươ

2.2.1.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ ......................................................68
2.2.1.2 Hiện trạng giao thông vận tải huyện Phú Lộc ...................................................72
2.2.2. Tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển giao thông đượng bộ huyện Phú Lộc.73
2.2.2.1 Đầu tư sữa chữa đường quốc lộ.........................................................................75
2.2.2.2 Đầu tư các tuyến đường huyện..........................................................................75
2.2.2.3 Đầu tư sữa chữa đường xã.................................................................................76
2.2.2.4 Đầu tư phát triển hệ thống đường thơn xóm .....................................................76
2.2.2.5 Đầu tư xây dựng cầu qua sông ..........................................................................77
2.2.2.6 Đầu tư phát triển giao thông nội thị...................................................................77
2.2.2.7 Đầu tư phát triển bến xe, bãi xe.........................................................................79


2.2.3 Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Phú Lộc
giai đoạn 2015-2017 ......................................................................................................79
2.3 Nguyên nhân dẫn đến các kết quả đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn huyện Phú Lộc ...........................................................................................84
2.3.1 Nguyên nhân đạt được những thành tựu trên .......................................................84
2.3.2 Nguyên nhân chưa đạt được .................................................................................85
2.4 Tác động của vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đến kinh tế xã hội


́



huyện Phú Lộc:..............................................................................................................85

́H

2.4.1. Tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế và tăng lợi ích xã hội cho nhân dân



trong khu vực có mạng lưới giao thơng.........................................................................85
2.4.2. Tác động mạnh và tích cực đến q trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển

in

h

dịch cơ cấu kinh tế- xã hội.............................................................................................87
2.4.3 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là điều kiện cho việc mở rộng thị trường.

̣c K

thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển ......................................................88
2.4.4. Cơ sở hạ tầng giao thơng góp phần cải thiện và nâng cao đời sống dân cư nông

ho


thôn ................................................................................................................................88

ại

CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN

Đ

ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÚ LỘC..............................................................................................90

̀ng

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa

Tr
ươ

bàn huyện Phú Lộc ........................................................................................................90
3.1.1 Quan điểm phát triển hạ tầng giao thông .............................................................90
3.1.2 Mục tiêu phát triển................................................................................................91
3.2 Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa
bàn huyện Phú Lộc ........................................................................................................91
3.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước........................................................92
3.2.2. Giải pháp huy động nguồn lực trong dân ............................................................92
3.2.3. Cần phải cần mở rộng và lồng ghép các hình thức huy động vốn khác nhau như
phát hành công trái, kỳ phiếu, trái phiếu, xổ số kiến thiết… để đầu tư cho cơ sở hạ tầng
giao thông ......................................................................................................................94



3.2.4. Thu hút các nguồn vốn bên ngoài (trong nước và nước ngoài). .........................95
3.2.5 Tập trung cải thiện và xây dựng môi trường đầu tư .............................................95
3.2.6 Thu hút vốn từ các nhà đầu tư thơng qua các chính sách ưu đãi, chính sách tỉnh
đưa ra .............................................................................................................................95
3.2.7 Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ............................................................96
3.2.8 Đối với cơ chế hoàn vốn.......................................................................................96
3.2.9 Huy động từ nguồn đất đai và các doanh nghiệp .................................................96

́



PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................98

́H

I.Kết luận .......................................................................................................................98



II. Kiến nghị...................................................................................................................99
2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................99

in

h

2.2. Đối với chính quyền địa phương ..........................................................................100
2.3. Đối với người dân.................................................................................................101


Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c K

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...................................................................102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
1. Tiếng Anh
FDI

: Là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi (Foreign Direct Investment)

ODF

: Là hình thức tài trợ phát triển chính thức (Official Development Finance)

BOT

: Là hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (Built-Operation-Transfer)


GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IIFC

: Cơng ty tài chính kết cấu hạ tầng

PPP

: Hình thức hợp tác cơng- tư

WEF

: Diễn đàn kinh tế Thế giới



́H

́

: Là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)



ODA

2. Tiếng Việt


̣c K

in

h

MUFIS ; Cơng ty tài chính kết cấu hạ tầng đại phương

: lao động

TTH

: Thừa Thiên Huế

ĐVT

: Đơn vị tính

VĐT

: Vốn đầu tư

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

VQGBM

: Vườn Quốc gia Bạch Mã


ại

Đ

: Trung Ương
: Ngân sách

Tr
ươ

NS

̀ng

TW

ho



NSNN

: Ngân sách Nhà nước

DN

: Doanh nghiệp

KT – XH


: Kinh tế - Xã hội

GTNT

: Giao thông nông thôn

GTĐB

: Giao thông đường bộ

GTVT

: Giao thông vận tải

ĐTPT

: Đầu tư phát triển

BTXM

: Bê tông xi măng


ANQP

: An ninh quốc phịng

KHHGD

: Kế hoạch hóa gia đình


ĐCD

: Đường chun dùng

ATGT

: An tồn giao thơng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

QL

: Quốc lộ

TL

: Tỉnh lộ

CNN

: công nghiệp nặng

XD

: Xây dựng

UBND


: Uỷ ban nhân dân

KCHT

: Kết cấu hạ tầng

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

VH-XH

: văn hóa- xã hội

TCVN

: tiêu chuẩn Việt Nam

BGTVT

: Bộ Giao thông vận tải

Tr
ươ

̀ng

Đ


ại

ho

̣c K

in

h



́H

́

: Cơ sở hạ tầng



CSHT


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Cơ cấu đất đai huyện Phú Lộc năm 2016 ..................................................55

Bảng 2.2 : Phân bố dân cư của huyện Phú Lộc giai đoạn 2014-2016.........................58
Bảng 2.3:


Tình hình dân số của huyện Phú Lộc giai đoạn 2014 – 2016....................59

Bảng 2.4:

Tình hình lao động - việc làm của huyện Phú Lộc giai đoạn
2014 – 2016 ...............................................................................................61

Bảng 2.6

Một số chỉ tiêu VH-XH của huyện Phú Lộc giai đoạn 2014-2016 ...........63

Bảng 2.7:

Tình hình thu chi NSNN trên địa bàn huyện Phú Lộc



́H

́

Gía trị sản xuất của huyện Phú Lộc giai đoạn 2014-2016.........................62



Bảng 2.5

giai đoạn 2014-2016 ..................................................................................65
Mạng lưới giao thông đường bộ huyện đến năm 2017..............................68


Bảng 2.9:

Hiện trạng kết cấu mặt đường giao thông đường bộ của huyện Phú Lộc

in

h

Bảng 2.8:

̣c K

giai đoạn 2015-2017 ..................................................................................70
Bảng 2.10: Tình trạng mặt đường giao thơng đường bộ huyện Phú Lộc đến 2017

ho

(theo tiêu chuẩn QĐ: 4927/2014 Bộ GTVT) .............................................71

ại

Bảng 2.11: Khối lượng giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn huyện Phú Lộc giai

Đ

đoạn 2015-2017 .........................................................................................72
Bảng 2.12: Dự báo nhu cầu vận tải năm 2018 và năm 2020........................................73

̀ng


Bảng 2.13: Nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ huyện Phú Lộc giai đoạn

Tr
ươ

2012-2015 và 2017-2020 ...........................................................................74

Bảng 2.14: Tình hình quy hoạch xây dựng các cầu qua sơng giai đoạn 2017-2022....77
Bảng 2.15: Kinh phí đầu tư xây dựng các loại đường cấp đô thị giai đoạn 2015-2017
của huyện ...................................................................................................78

Bảng 2.16: Kết quả đầu tư phát triển GTĐB huyện Phú Lộc giai đoạn 2015-2017 ....79
Bảng 2.17: Tình hình thực hiện so với kế hoạch vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông đường bộ huyện Phú Lộc giai đoạn 2015-2017...............................81
Bảng 2.18: Nguồn vốn NSNN dành đầu tư cho hạ tầng giao thông đường bộ huyện
giai đoạn 2015-2017 ..................................................................................82
Bảng 2.19: Tỷ trọng Vốn NSNN đầu tư cho hạ tầng GTĐB huyện Phú Lộc ..............83


DANH MỤC HÌNH

́
Tr
ươ

̀ng

Đ


ại

ho

̣c K

in

h



́H



Biểu đồ 1: biểu đồ hành chính huyện Phú Lộc..............................................................49


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Huyện Phú Lộc có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn, thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế. Là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa
Thiên Huế; phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú Vang; phía Nam giáp thành phố Đà

́



Nẵng; phía Đơng giáp biển Đơng; phía Tây giáp huyện Nam Đơng.Với điều kiện khí


́H

hậu thuộc kiểu nhiệt đới ẩm có gió mùa, mùa đơng khơng lạnh, mang tính chất chuyển



tiếp giữa hai miền khí hậu Nam – Bắc. Huyện chịu ảnh hưởng của lũ lụt lớn nhất gây
sạt lở và hư hại đường sá, ách tắc giao thông gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại

in

h

của nhân dân. Việc duy tu bảo dưỡng hệ thống đường trong huyện cũng là vấn đề nan
giải, khó khăn do thiếu vốn nên chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết để phục vụ nhân

̣c K

dân. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã
có những bước chuyển biến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Để Phú

ho

Lộc hồ nhịp với tiến trình cơng nghiệp hố hiện đại hoá của tỉnh, của đất nước cần

ại

thiết phải đánh giá đúng, nhận dạng đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển

Đ


KT - XH của huyện. Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đó chính là sự phát
triển của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của huyện, bởi cơ sở hạ tầng giao

̀ng

đường bộ của huyện có vai trị quan trọng trong việc tạo tiền đề, định hướng cho sự

Tr
ươ

phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Cũng như các huyện khác, nhờ sự quan tâm của
Đảng và Nhà Nước, huyện Phú Lộc đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn cho việc đầu tư
xây dựng CSHT giao thông đường bộ trên địa bàn. Điều này đã mang lại cho địa
phương một kệ thống CSHT GTĐB khá đồng bộ, diện mạo xã hội đang từng bước
khởi sắc ,kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, góp phần vào
sự phát triển chung của tỉnh và đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong việc sử dụng vốn vào đầu tư
xây dựng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần
được giả quyết như: đầu tư cịn mang tính chất dàn trải, tài chính đơi lúc cịn long lẽo,
thiếu hụt vốn,…quá trình thúc đẩy đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thơng đường bộ cịn


gặp nhiều khó khăn, cần huy động vốn đầu tư vào phát triển giao thơng đường bộ.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, trong quá trình thực tập tôi đã
chọn đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm mục đích
nghiên cứu hiện trạng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của
huyện, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của giao


́



thông đường bộ của huyện, để làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

́H

Mục tiêu của đề tài này là từ việc đánh giá hiện trạng giao thông đường bộ, hiện
trạng huy động vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ của huyện trong thời



gian qua, từ đó rút ra giải pháp để thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

h

đường bộ của huyện trong thời gian tới.

in

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Căn cứ vào nguồn số liệu thu thập từ các giáo

̣c K

trình, sách báo đã học, các trang web có liên quan, những chỉ dạy từ thầy hướng dẫn…

ho

Kết hợp với các dữ liệu từ cơ sở nơi tơi thực tập phịng kinh tế- hạ tầng huyện

Phú lộc đã giúp tơi hồn thành bài khóa luận này.

ại

Kết quả nghiên cứu

Đ

- Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và những quan điểm về đầu tư

̀ng

phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Tr
ươ

-Đi sâu nghiên cứu về thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB huyện
Phú Lộc trong thời gian qua, qua đó nêu rõ những yếu kém và nguyên nhân sự yếu
kém đó, trên cơ sở đó thời gian tới đề xuất những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện.
-Thơng qua việc phân tích và đánh giá thực trạng về tình hình đầu tư vào cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện có thể thấy được kết quả đầu tư vào
giao thơng đường bộ trong thời gian qua đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Hệ thống
mạng lưới giao thông ngày càng được phát triển, hoàn thiện về mặt chất lượng lẫn số
lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Giao thơng đường bộ giữ một vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nơng thơn, vì vậy, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phú Lộc luôn quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông đường bộ.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của

́



Chính phủ sự quan tâm của UBND huyện Phú Lộc đời sống người nông dân cũng

́H

như cơ sở hạ tầng giao thông đặc biệt giao thông đường bộ của huyện đã cơ bản
thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của



huyện đã được ưu tiên đầu tư tạo ra sự phát triển vượt bậc, làm tiền đề động lực và

h

góp phần quan trọng trong việc phát triển KT - XH, đẩy nhanh sự nghiệp đất nước,

in

đáp ứng tiến trình hội nhập, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo quốc phịng, an

̣c K

ninh quốc gia nói chung.Đến nay đã có mạng lưới giao thơng với đủ các phương

thức vận tải, phân bổ tương đối hợp lý trên khắp địa bàn huyện, tạo ra sự liên hoàn

ho

từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đến đường xã, thơn góp phần thực hiện các
chương trình quốc gia về phát triển nơng thơn. Về cơ bản, hệ thống giao thông

ại

đường bộ của huyện đã giải quyết được tình trạng ách tắc trong giao thông, thuận

Đ

lợi cho di chuyển buôn bán vận tải.Tuy nhiên, những thành tựu mà huyện đạt được

̀ng

trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương và chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển. Còn gặp một số khó khăn như: Nhu cầu xây dựng

Tr
ươ

cơ sở hạ tầng giao thông lớn trong khi nguồn kinh phí, cơng tác duy tu bảo dưỡng
các tuyến đường nhựa cịn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư, cơng tác duy
tu bảo dưỡng u cầu về máy móc, vật liệu, nhân cơng có kỹ thuật do vậy việc huy
động ngày công lao động phổ thông không thể đáp ứng được.Để đáp ứng nhu cầu đi
lại của người dân trên địa bàn, thì đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông
phải được ưu tiên, tập trung đầu tư xây dựng đi trước một bước so với các ngành
khác, phải tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng. Vì

vậy, cần đưa ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển giao thông của
huyện.

11


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông đường bộ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

́



từ nay đến năm 2022.

́H

2.2 Mục tiêu cụ thể



- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư phát triển hệ

h

thống giao thông đường bộ;


in

- Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới

̣c K

giao thông đường bộ của huyện Phú Lộc trong giai đoạn từ năm 2015- 2017;
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng

ho

giao thông đường bộ huyện Phú Lộc trong thời gian tới;

ại

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đ

3.1 Đối tượng nghiên cứu

̀ng

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực trạng và giải pháp thu hút vốn

Tr
ươ

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Phú Lộc.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng giao thông huyện, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng phát triển và giải pháp
thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện Phú Lộc.
+ Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Thời gian: Giai đoạn 2015 - 2017.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập Phòng kinh

12


tế&Hạ tầng huyện Phú Lộc, niên giám thống kê huyện;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: phương pháp thống kê mô tả, so sánh: phương
pháp này nhằm xử lý số liệu thu thập được dung để đối chiếu, so sánh số liệu qua các năm,
sự tăng giảm các chỉ tiêu qua các năm và rút ra nhận xét về sự thay đổi đó.
- Phương pháp Chuyên gia: tham khảo ý kiến của các cán bộ tại phòng Kinh
tế&Hạ tầng, Tài chính- Kế hoạch huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

́



5. Nội dung nghiên cứu

́H

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3




chương:

in

tầng giao thông đường bộ huyện Phú Lộc.

h

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ

̣c K

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

ho

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyên Phú Lộc.


13


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1 Cơ sở lí luận về thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB
1.1.1 Khái niệm về đầu tư, phân loại đầu tư và khái niệm vốn đầu tư và phân loại

́



vốn đầu tư

́H

1.1.1.1 Khái niệm đầu tư, phân loại đầu tư
Khái niệm đầu tư



Đầu tư có thể được hiểu theo nhiều gốc độ, lĩnh vực khác nhau. Trong lý thuyết

h

kinh tế hay kinh tế học vĩ mô thì “Đầu tư là số tiền mua một đơn vị thời gian của hàng

in


hóa khơng được tiêu thụ mà sẽ được sử dụng cho sản xuất trong tương lai” hay trong

̣c K

tài chính thì “Đầu tư là việc mua một tài sản hay mục với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra

ho

thu nhập hoặc đánh giá cao trong tương lai và được bán với giá cao hơn” [1]
Theo nghĩa rộng cò được hiểu “Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để

ại

tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định

Đ

trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã
bỏ ra để thu được các kết quả đó”. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên,

̀ng

sức lao động, trí tuệ, quyền sở hữu,… Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài

Tr
ươ

sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm
việc trong nền sản xuất xã hội.[14]

Theo nghĩa hẹp “Đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở

hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó”[14].
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật đầu tư (2005): “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy đinh khác của pháp luật khác có
liên quan”[11].

14


Như vậy, đầu tư là việc đem cơng sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì đó nhằm
đem lại kết quả, lợi ích nhất định. Mục tiêu của các cuộc đầu tư chính là đạt kết quả
lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Phân loại đầu tư
Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư, các nhà kinh tế phân
loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng

́



những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau.

́H

- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư, hoạt động đầu tư bao gồm:




+ Đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất, tài sản thực như

h

nhà xưởng, máy móc thiết bị,..).

in

+ Đầu tư cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài sản tài chính như cổ phiếu, trái

̣c K

phiếu, các chứng khoán khác,… ).

+ Đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực

ho

như đào tạo, nghiên cứu khoa hoc, y tế,… ).

ại

- Theo cơ cấu tái sản xuất, hoạt động đầu tư bao gồm:

Đ

+ Đầu tư theo chiều rộng là hình thức mở rộng quy mơ, tăng sản lượng, tạo ra

̀ng


tài sản mới cho nền kinh tế, nhưng năng suất lao động và kĩ thuật không đổi.
+ Đầu tư theo chiều sâu là hình thức khơng mở rộng quy mô, tăng sản lượng

Tr
ươ

hay tạo mới tài sản cho nền kinh tế mà tập trung cho việc tăng năng suất lao động, hạ
giá thành sản phẩm trên cở sở áp dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ, nâng cao hiệu quả
đầu tư.

- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, hoạt động đầu tư bao gồm:
+ Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định.
+ Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ mới hình thành,tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có,
duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất-kĩ thuật không thuộc các doanh nghiệp.

15


- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của
các kết quả đầu tư, hoạt động đầu tư bao gồm:
+ Đầu tư ngắn hạn là loại đầu tư tiến hành trong một thời gian ngắn, thường do
những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn.
+ Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các cơng trình địi hỏi thời gian đầu tư
dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.Đó là các cơng trình thuộc lĩnh vực

́




sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng…

́H

- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư bao gồm:



+ Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham
gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có

in

h

vốn thơng qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển.

̣c K

+ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản
lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.

ho

- Theo nguồn vốn đầu tư trên phạm vi quốc gia, hoạt động đầu tư bao gồm:

ại

+ Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước bao gồm hoạt động đầu tư được tài trợ từ


kiệm của dân cư.

Đ

nguồn vốn tích lũy của ngân sách, vốn tích lũy và huy động của doanh nghiệp, tiền tiết

̀ng

+ Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài bao gồm hoạt động đầu tư được thực hiên

Tr
ươ

bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài.
- Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, hoạt động đầu tư

bao gồm:

+ Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật.
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. - Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả
đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội, hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh bao gồm:

16


+ Đầu tư thương mại.
+ Đầu tư sản xuất.

- Theo chủ thể đầu tư, hoạt động đầu tư bao gồm:
+ Đầu tư của nhà nước.
+ Đầu tư của doanh nghiệp.

́



+ Đầu tư của hộ cá nhân và hộ gia đình.

́H

1.1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư.



Khái niệm vốn đầu tư

h

- Vốn đầu tư (VĐT): Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản

in

xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác

̣c K

nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài...nhằm để: tái sản xuất, các
tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới


ho

và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở
kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt

ại

đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sugn hoặc mới được đổi

Đ

mới. [14].

̀ng

Theo Khoản 9, Điều 3, Luật Đầu tư: “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp

Tr
ươ

khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián
tiếp” Theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 108/2006/NĐ-CP: “Vốn đầu tư là đồng Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạt động
đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
- Hoạt động đầu tư được hiểu là các hoạt động làm tăng thêm quy mô tài sản
quốc gia. Tài sản quốc gia thường được phân chia thành hai nhóm là tài sản quốc gia
sản xuất (gọi là vốn sản xuất) và tài sản quốc gia phi sản xuất. Việc nghiên cứu vấn đề
đầu tư với tư cách là yếu tố nguồn lực cho tăng trường kinh tế chỉ đặt ra khuôn khổ các
hoạt động đầu tư vốn sản xuất trước là bộ phận vốn trực tiếp tham gia vào quá trình


17


sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế.
- Vốn đầu tư trực tiếp sản xuất: toàn bộ các giá trị tư liệu sản xuất được hình
thành từ hoạt động đầu tư, nhằm bảo đảm tái sản xuất giản đơn và tài sản sản xuất mở
rộng tài sản sản xuât quốc gia. Nếu đứng trên góc độ tính chất hoạt động của VĐT thì
VĐT được chia làm hai bộ phận: VĐT khôi phục và VĐT thuần túy.
VĐT khôi phục là bộ phận vốn có tác dụng bù đắp các giá trị hao mịn của vốn

́



sản xuất, đây chính là quỹ khấu hao (Dp), VĐT thuần túy chính là phần tích lũy để tái

́H

sản xuất mở rộng quy mô, khôi lượng vốn sản xuất (Nᵢ). Từ cách phân loại trên, có
thể định nghĩa tổng VĐT là tổng giá trị xây dựng và lắp đặt thay thế).

in

h

I= Dₚ + Nᵢ




Tổng VĐT được tính theo cơng thức:

̣c K

- Đầu tư phát triển (ĐTPT) xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và
sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng

ho

thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng
tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo

Đ

Phân loại vốn

ại

việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội

̀ng

 Nguồn vốn trong nước

Tr
ươ

 Vốn huy động từ ngân sách nhà nước (NSNN)
Đối với nguồn vốn NSNN đây chính là nguồn chi của NSNN cho đầu tư. Gồm


ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.Là một nguồn vốn đầu tư quan trọng
trong chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Được hình thành từ vốn tích lũy
của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách dể cấp cho các
đơn vị thực hiện các cơng trình thuộc kế hoạch Nhà nước. Thường được sử dụng cho
các dự án kết cấu KT-XH, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho các công tác lập và
thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lanh thổ, quy hoạch xây

18


dựng đô thị và nông thôn.
 Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp nhà nước
Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp nhà nước được xác định là thành phần
chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng
vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách cơng bằng thì
khu vực kinh tế nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng

́



vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Với chủ trương tiếp tục đổi mới

́H

doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được

in


 Vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước

h

đáng kể vào tổng quy mơ vốn đầu tư của tồn xã hội.



khẳng định, tích lũy của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp

̣c K

Cùng với q trình đổi mới và mở cửa, tín dụng ĐTPT của nhà nước ngày càng
đóng vai trị đáng kể trong chiến lược phát triển KT-XH. Nguồn vốn tín đụng ĐTPT

ho

của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp
của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo

ại

nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu

Đ

tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng của nhà nước là một hình thức chuyển từ
hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dựán có khả năng

̀ng


thu hồi vốn trực tiếp.

Tr
ươ

 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy

của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế
ngoài nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt
để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có
tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích lũy truyền thống.
Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại
dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt,… nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn
huy đông của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và

19


chi tiêu của các hộ gia đình.
Quy mơ của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
+ Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp
thường có quy mơ và tỷ lệ tiết kiệm thấp).
+ Tập quán tiêu dùng của dân cư.
+ Chính sách động viên của nhà nước thơng qua chính sách thuế thu nhập và

́




các khoản đóng góp xã hội.

́H

 Thị trường vốn



Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các

h

nước có nên kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn

in

cho các chủ đầu tư (bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh nghiệp). Thị trường

̣c K

vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn
tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp,

ho

các tổ chức hành chính, chính phủ trung ương và chính quyên địa phương tạo thành
một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một

ại


phương thức huy động nào có thể làm được.

Đ

 Nguồn vốn nước ngồi

̀ng

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngồi trên phạm vi rộng lớn hơn đó là

Tr
ươ

dịng lưu chuyển vốn quốc tế. Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu
thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới.Trong các
dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát
triển thường được các nước thế giới thứ ba quan tâm. Dịng vốn này diễn ra với nhiều
hình thức, mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, khơng
hồn tồn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn
nước ngồi chính như sau:
- Tài trợ phát triển vốn chính thức, nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển
chính thức ODA và hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu

20


trong nguồn ODF.
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.[2]
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trị của giao thơng đường bộ

́



1.1.2.1 Khái niệm

́H

Cơ sở hạ tầng



Đầu tư phát triển giao thông đường bộ là một phần của đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng vì vậy trước khi tìm hiểu các khái niệm về giao thơng đường bộ, chúng ta sẽ

in

h

tìm hiểu khái niệm về CSHT.

̣c K

Theo Lê Sỹ Thọ, cơ sở hạ tầng còn được gọi là kết cấu hạ tầng, là những cơ sở
vật chất kỹ thuật được hình thành theo một “kết cấu” nhất định và đóng vai trị “nền

ho


tảng” cho các hoạt động diễn ra trong đó. Với ý nghĩa đó thuật ngữ “cơ sở hạ tầng”
được mở rộng ra cả các lĩnh vực hoạt động có tính chất xã hội để chỉ các cơ sở trường

ại

học, bệnh viện, nhà văn hoá... phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá…

Đ

Như vậy, CSHT là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc đóng vai

thường.[3]

̀ng

trị nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội được diễn ra một cách bình

Tr
ươ

Hệ thống CSHT bao gồm: cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật .
+ CSHT kinh tế: những cơng trình phục vụ sản xuất như bến cảng, điện, giao

thông, sân bay…

+ CSHT xã hội: toàn bộ các cơ sở thiết bị và cơng trình phục vụ cho hoạt động
văn hóa, nâng cao dân trí, văn hố tinh thần của dân cư như trường học, trạm xá, bệnh
viện, công viên, các nơi vui chơi giải trí…
Hiện nay, CSHT được nhắc đến với hai khái niệm: CSHT cứng và CSHT mềm.

- CSHT cứng: tổ hợp của các cơng trình vật chất kỹ thuật mà kết quả hoạt động

21


×