Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới môi trường trên địa bàn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VY THỊ TRANG NHUNG

ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ
VÔI TỚI MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LẠNG SƠN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN QUANG BẢO

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Vy Thị Trang Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin dành những lời đầu tiên để bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các
Thầy, Cơ giáo đã ân cần dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong hai năm
nghiên cứu và học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt
tình của các Thầy, Cô trong khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, khoa
Sau đại học - Trường Đại học Lâm Nghiệp, tập thể lớp Cao học KHMT
K25A.1.2 đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Trần Quang Bảo đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu
thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Lạng Sơn, trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn là
những đơn vị đã trực tiếp cung cấp số liệu, giúp đỡ em trong thời gian làm
luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ và năng lực của bản thân cịn
có những hạn chế nhất định nên trong luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn là

không tránh khỏi sai sót. Kính mong các Thầy, Cơ giáo góp ý để nội dung
nghiên cứu này được hồn thiện.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi
hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Vy Thị Trang Nhung


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................. 3
1.1. Ơ nhiễm mơi trường và hoạt động khai thác đá vôi ở Việt Nam......................3
1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường................................................................................ 3

1.1.2. Tổng quan về đá vôi....................................................................................................... 3
1.1.3. Thành phần và phân loại đá vôi............................................................................... 4
1.1.4. Hoạt động khai thác đá vôi ở Việt Nam và trên thế giới.............................7
1.1.5. Dây chuyền sản xuất đá xây dựng........................................................................ 10
1.1.6. Công nghệ khai thác.................................................................................................... 10
1.1.7. Công nghệ bốc xúc, vận tải...................................................................................... 11
1.1.8. Công nghệ đập sàng phân loại sản phẩm.......................................................... 12
1.1.9. Thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất......................................................... 12
1.1.10. Một số tồn tại trong khai thác, chế biến đá................................................... 13
1.1.11. Một số đề xuất về giải pháp khắc phục........................................................... 14
1.2. Tác động tới mơi trường khơng khí của hoạt động khai thác đá vôi...........15
1.3. Cơ sở pháp lý có liên quan................................................................................................ 18
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU....................................................................................................................................................... 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................. 21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................................. 21


iv

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................ 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp điều tra.................................................................................................. 22
2.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu................................................................................... 23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 27
3.1. Thực trạng hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.............27
3.1.1. Đánh giá tình hình khai thác tại một số mỏ đá vôi tỉnh Lạng Sơn......27
3.1.2. Công nghệ khai thác và chế biến đá.................................................................... 29
3.2. Đánh giá hiệu quả quản lý và xử lý ô nhiễm mơi trường khơng khí và
tiếng ồn của một số mỏ khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn..................32

3.2.1. Hiệu quả quản lý và xử lý ô nhiễm mơi trường khơng khí của 2 mỏ 32
3.2.3. Hiệu quả quản lý và xử lý tiếng ồn của 2 mỏ................................................. 40
3.2.4. Đánh giá về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm tiếng ồn của 2 mỏ....48
3.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường khơng khí từ các mỏ
khai thác đá vôi................................................................................................................................. 48
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 58

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ
Bảo vệ môi trường
Bộ Tài nguyên Môi trường
Chemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy hóa học)
Cộng sự
Demand Oxygen (chỉ số nhu cầu oxy hòa tan)
Đánh giá tác động môi trường
Quy chuẩn Việt Nam


Quy chuẩn cho phép
Sequencing batch reactor
Tiêu chuẩn Việt Nam


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2. Chỉ tiêu mẫu khí mỏ khai thác đá tại hai mỏ đá Đồng Mỏ và mỏ
Chằm Đèo Phiếu..............................................................................................23
Bảng 2.3: Vị trí đo đạc và lấy mẫu khơng khí mỏ Chằm Đèo Phiếu...............24

Bảng 2.4: Vị trí đo đạc và lấy mẫu khơng khí mỏ Đồng Mỏ..........................25
Hệ thống khai thác ở cả hai mỏ được thực hiện theo phương án chia lớp
đứng, cắt tầng nhỏ, chuyển tải bằng nổ mìn. Theo phương án này, tuyến
đường đi bộ của mỏ sẽ được thi công lên mức +220. Tại mức +210, tiến hành
thi công tạo tuyến công tác đầu tiên. Tuyến đường đi bộ được sử dụng cho
công nhân mang vác thiết bị, vật tư lên mặt tầng để tiến hành khai thác........28
Bảng 3.1. Hoạt động khai thác đá và các yếu tố môi trường phát sinh...........29
Bảng 3.2. Kết quả đo điều kiện vi khí hậu khu vực mỏ Chằm Đèo Phiếu......32
Bảng 3.3. Kết quả chất lượng môi trường khơng khí khu vực mỏ..................33
Bảng 3.4. Ước tính tải lượng khí thải do đốt cháy nhiên liệu và do nổ mìn của
mỏ Chằm Đèo Phiếu........................................................................................34
Bảng 3.5. Ước tính lượng bụi sinh ra trong hoạt động khai thác.................... 35
tại mỏ Chằm Đèo Phiếu...................................................................................35
Bảng 3.6. Tính tốn khối lượng đất đá thải..................................................... 36
Bảng 3.7: Dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh............................. 37
Bảng 3.8. Kết quả đo điều kiện vi khí hậu khu vực mỏ Đồng Mỏ..................37
Bảng 3.9. Kết quả chất lượng mơi trường khơng khí......................................38
khu vực mỏ Đồng Mỏ......................................................................................38
Bảng 3.10. Nghiên cứu kết quả điều tra của 2 mỏ...........................................39
Bảng 3.12. Mức độ tiếng ồn do các phương tiện thi công gây ra ở khoảng
cách 200m và 500m của mỏ Chằm Đèo Phiếu................................................40
Đơn vị: dBA.....................................................................................................40


vii

Bảng 3.13. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số..........................................42
Bảng 3.14. Mức độ lớn nhất phát sinh từ các nguồn ồn chính trong giai đoạn
khai thác và chế biến đá mỏ Chằm Đèo Phiếu................................................ 42
Bảng 3.15. Mức độ dự báo của các nguồn ồn chính trong giai đoạn khai thác

và chế biến đá ở khoảng cách 300m và 500m của mỏ.................................... 43
Chằm Đèo Phiếu..............................................................................................43
Bảng 3.16. Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở
khoảng cách 2m của mỏ Đồng Mỏ..................................................................44
Bảng 3.17. Mức độ tiếng ồn do các phương tiện thi công gây ra ở khoảng cách
200m và 500m của mỏ Đồng Mỏ....................................................................45
Bảng 3.18. Mức độ lớn nhất phát sinh từ các nguồn ồn chính trong giai đoạn
khai thác và chế biến đá của mỏ Đồng Mỏ......................................................47
Bảng 3.19. Mức độ dự báo của các nguồn ồn chính trong giai đoạn khai thác
và chế biến đá ở khoảng cách 300m và 500m của mỏ Đồng Mỏ....................47


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Núi đá vơi......................................................................................................................... 4
Hình 2.1: Sơ đồ các điểm quan trắc tại mỏ đá vôi Chằm Đèo Phiếu...................24
Hình 2.2: Sơ đồ các điểm quan trắc tại mỏ đá vôi Đồng Mỏ................................... 26

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Công nghệ khai thác chế biến đá......................................................................... 31


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài



Việt Nam diện tích đá vơi chiếm tới gần 20% diện tích lãnh thổ phần

đất liền. Các khu vực có núi đá vơi thường có nhiều tiềm năng để phát triển
du lịch. Đặc biệt, đá vôi là một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu của
công nghiệp vật liệu xây dựng như sản xuất xi măng, làm cốt liệu bê tông, vữa
xây dựng, gạch không nung... (Nguyễn Văn An, 2014). Đồng thời đá vôi cũng
là một nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất bột nhẹ và ngun liệu hóa
chất cơ bản là sơđa, hay cung cấp các khoáng chất cho đất như một nguồn
phân bón nhả chậm...


Việt Nam, trữ lượng đá vơi ước đạt 13 tỷ tấn. Riêng tỉnh Lạng Sơn,

tổng trữ lượng các mỏ và điểm quặng được đánh giá là triệu tấn với chất
lượng tốt. Trữ lượng tiềm năng còn lớn hơn nhiều (gần tỷ tấn), trong đó quy
trình khai thác đá vơi là dùng mìn phá nổ tầng đá, nghiền sàng để thu về các
sản phẩm có kích cỡ khác nhau. Đây là quy trình khai thác phổ biến trên thế
giới và phù hợp với điều kiện ở Việt Nam (Nguyễn Quang, 2014).
Bên cạnh những mặt tích cực, các hoạt động từ quá trình khai thác, vận
chuyển và chế biến đá xây dựng đã gây nhiều tác động tiêu cực tới mơi trường
khơng khí, đất, nước… và phá hủy cảnh quan hệ sinh thái khu vực. Quá trình
khai thác đá phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi mơi trường
xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai trường của các
mỏ, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải…làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh
thái, đã được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự
ô

nhiễm nặng nề đối với môi trường và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã


hội và chính trị của cộng đồng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đá xây dựng phục vụ cho xây
dựng và phát triển kinh tế ở khu vực tỉnh Lạng Sơn và các vùng lân cận.


2

UBND tỉnh Lạng Sơn có chủ trương tập trung đầu tư khai thác, chế biến mỏ
đá vôi trên địa bàn tỉnh để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nguyên liệu đá vôi
làm vật liệu xây dựng thông thường trong và ngồi tỉnh và tạo thêm cơng ăn,
việc làm cho người dân tại địa phương. Tuy nhiên, song song với việc khai
thác đá để phát triển kinh tế là ảnh hưởng của khai thác đến môi trường. Theo
kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường tại một số mỏ đá trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn trong các năm gần đây cho thấy chất lượng môi trường nước,
môi trường khơng khí đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm đặc biệt là tại các mỏ khai
thác đá trên địa bàn huyện Chi Lăng chất lượng mơi trường khơng khí (như
chỉ tiêu bụi, tiếng ồn,…) vượt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam
hiện hành.
Việc đánh giá lựa chọn phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp
cho khai thác đá vơi ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng mang
ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Do vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới môi trường trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn”
2.

Ý nghĩa của đề tài
-

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu sẽ đánh giá một phần hiện trạng mỏ


khai thác đá vôi tại tỉnh Lạng Sơn. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô
nhiễm môi trường cho các mỏ khai thác đá vôi. Đồng thời kết quả nghiên cứu
còn phục vụ cho việc học tập và công tác nghiên cứu sau này.
-

Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giải quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường

trong khai thác đá vôi, và đề xuất những giải pháp để cải thiện cảnh quan môi
trường cho khu vực tỉnh Lạng Sơn và nâng cao chất lượng môi trường sống
cho cộng đồng dân cư.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ơ nhiễm mơi trƣờng và hoạt động khai thác đá vôi ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm ơ nhiễm mơi trường
-

Ơ nhiễm mơi trường tự nhiên là sự làm thay đổi tính chất vật lí, hóa học...

của môi trường bởi các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm là những chất độc
hại được thải ra trong quá trình sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay trong
các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng, hoặc các chất khác.
1.1.2. Tổng quan về đá vôi
-

Đá vôi là đá cacbonat chứa chủ yếu là CaCO 3 dưới dạng hai khoáng vật


canxit và aragonit. Đá vơi có nhiều nguồn gốc và đặc điểm thạch học khác nhau.

Đá vơi chủ yếu hình thành trong mơi trường biển nông và ấm, do kết tủa
dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác
nhiều loài sinh vật biển. Ban đầu, đá vơi được tích tụ dần thành những lớp
dầy, mỏng, màu sắc khác nhau, hầu như nằm ngang ở dưới đáy biển. Dần dần,
do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn
lượn. Thêm nữa, đá vơi cịn bị dập vỡ, nứt nẻ, tạo điều kiện cho nước mưa
thấm xuống sâu, thúc đẩy quá trình karst hóa (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Lan
Phương, 2013).


4

Hình 3.1: Núi đá vơi
1.1.3. Thành phần và phân loại đá vơi
(1) Thành phần đá vơi
Thành phần khống vật chính tạo thành đá vơi là canxit, aragonit,
dolomit.
Aragonit là khống vật tương đối bền vững trong điều kiện trên bề mặt
thạch quyển, khơng những có thể gặp trong các trầm tích cacbonat hiện đại,
mà cịn gặp cả trong đá vơi tuổi cổ. Thường aragonit bị canxit thay thế.
Dolomit trong đá vôi thường là sản phẩm sau trầm tích, có tinh thể hình thoi
do thay thế canxit.
Đá vơi chứa trên 95% CaCO3 thường có MgO dưới dạng dolomit, hàm
lượng ít khi vượt quá 1%. Khi MgO đạt 1-2% ta gọi là đá vơi manhe, chỉ
trong trường hợp đá vơi bị dolomit hố thì MgO mới cao. SiO 2 có thể tới 56%, là thành phần của thạch anh vụn và calcedon. Sự có mặt của Al2O3 cùng



5

SiO2 biểu hiện sự có mặt của vật liệu sét hoặc feldspat tại sinh (trích dẫn bởi
Nguyễn Thị Lan Phương, 2013).
(2)

Phân loại đá vôi

Đá vôi được phân loại theo cấu tạo gồm các dạng sau:
-

Đá vôi trứng cá: Là một loại đá vơi có cấu tạo trứng cá, các hạt trứng

cá được gắn kết bằng xi măng canxit vi hạt hoặc bằng canxit kết tinh. Trứng
cá có độ hạt tương đối đều và kích thước nhỏ hơn 2mm đơi
khi lớn hơn gọi là hạt đậu(pisolit). Đá vôi trứng cá được thành tạo trong mơi
trường nước q bão hồ CaCO3, với điều kiện xáo động của nước. Khi trứng
cá đạt tới độ lớn nhất định thì nó sẽ lắng xuống, các hạt có kích thước như
nhau. Đá vơi trứng cá dễ bị biến đổi thứ sinh, đặc biệt là dolomit hoá và sự
biến đổi này xảy ra cả trong trứng cá (Trần Nghi, 2013).
-

Đá vơi vụn sinh vật: Theo kích thước mảnh vụn hóa đá chia ra loại hạt

thơ và hạt vừa, cịn theo trình độ kết tinh của xi măng chia ra đá vôi vụn sinh
vật xi măng vi hạt và đá vôi vụn sinh vật xi măng kết tinh. Thành phần vụn
của đá chủ yếu là mảnh vụn của Trùng lỗ, Tay cuộn, Chân rìu, Chân bụng, v.v
... Mảnh vụn ít nhiều đã vận chuyển, chịu tác động của sóng và dịng chảy nên
hầu như đều bị mài trịn.Các mảnh vụn này có vai trị như những mảnh than
sinh lục nguyên, chúng được gắn kết bằng canxit (Trần Nghi, 2013).

-

Đá vơi hố học: Theo đặc điểm kiến trúc phân thành hai loại là vi hạt

và kết tinh. Song trong thực tế cần đề cập một số dạng đặt biệt nữa của đá vơi
hóa học. Đá vơi hố học chiếm một khối lượng lớn trong số đá vơi có mặt
trên vỏ Trái Đất (Trần Nghi, 2013).
-

Thạch nhũ: Là loại đá vơi thành tạo thuần t hố học, thường gặp

trong các hang động đá vôi. Vú đá và cột đá tạo thành do nước chứa CaCO3
bão hoà nhỏ từng giọt, khi nước bốc hơi đi cho kết tủa CaCO3 rồi sinh thành
aragonit và có cấu tạo toả tia (Trần Nghi, 2013).


6

-

Travectin: Là loại đá vơi hố học, nhẹ xốp, màu vàng nhạt hoặc màu

trắng phớt vàng, khơng đồng nhất. Có thể tìm thấy di tích thực vật, có phân
lớp. Sự thành tạo cũng có liên quan với những dung dịch giàu cacbonat canxi,
nước bay hơi và kết tủa thành (Trần Nghi, 2013).
-

Tuf vơi: Ở những nơi nước nóng, kết tủa CaCO 3 thường tạo thành tuf vơi.

Tuf vơi có kiến trúc dạng sợi, trứng cá do aragonit gắn kết lại và trong

thành phần có thể có tảo vơi. Tuf có nhiều dạng, có thể đặc sít, dạng tấm hay
dạng cành cây. Ở những vùng nhiệt đới hiện đại tuf vôi cịn có thể gặp ở những
sơng suối chảy trong miền đá vơi. Trong những địa tầng cổ, đơi khi có thể phát
hiện được tuf vơi, đó là loại đá vơi xốp nhiều lỗ hổng (Trần Nghi, 2013).
-

Đá vôi vi hạt: Đá vơi này chặt sít, hạt rất nhỏ, dưới kính thấy chúng có

kiến trúc vi tinh hoặc ẩn tinh. Do kích thước hạt quá nhỏ, nhỏ hơn cả bề dày lát
mỏng, nên ngay dưới kính cũng thấy hạt sẫm màu và khó xác định rìa hạt. Đá
thường có màu xám nhạt đến xám đen hoặc tím nhạt đến nâu xám. Bề dày của
tầng thay đổi nhiều. Thường có cấu tạo phân lớp mỏng hoặc dạng dải. Trong đá
vôi vi hạt còn hay gặp các kết hạch silit, cát thạch anh, bột thạch anh (Trần

Nghi, 2013).
-

Đá vôi kết tinh: Đá vôi vi hạt ở giai đoạn thành đá muộn hoặc hậu sinh thì

một phần hoặc tồn bộ tái kết tinh thành đá vơi kết tinh. Đá vơi kết tinh

gồm tồn canxit hạt lớn có song tinh liên phiến, sạch và trong suốt. Đá vơi
màu trắng, trắng sữa rất ít khi gặp kết hạch silit (Trần Nghi, 2013).
-

Đá vơi sinh hố (Biolithite): Đáng chú ý nhất của đá vơi sinh hố là đá

vơi ám tiêu. Ngồi ra cịn một số dạng khác.
-


Đá phấn: Đá vơi cịn bở rời, màu trắng như phấn, có khi có màu vàng

nhạt hoặc xám nhạt, hạt mịn, mềm, có thể gặp kết hạch silic và photphorit.
-

Đá vơi tảo canxi: Phân bố chủ yếu ở biển nông, cũng có thể có trong

những hồ nước ngọt, ấm. Khi cịn sống tảo vôi cần ánh sáng mặt trời để quang
hợp, lấy CO2 ở trong nước, đồng thời gây ra kết tủa CaCO3, nên nơi nào có đá


7

vơi tảo canxi thường cũng có đá vơi hố học và macnơ (Trần Nghi, 2013).
1.1.4. Hoạt động khai thác đá vôi ở Việt Nam và trên thế giới
-

Đá vôi là một loại tài ngun khống sản có giá trị kinh tế cao. Trên Trái

đất, đá vôi chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt, nhưng ở Việt Nam tỉ lệ này
cao hơn, tới gần 20% diện tích lãnh thổ phần đất liền, tức khoảng 60.000 km 2.
Đặc biệt, đá vôi tập trung hầu hết ở miền Bắc, có nơi chiếm tới 50% diện tích
tồn tỉnh như Hồ Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%), Tuyên Quang
(49,92%), Hà Giang (38,01%). Nhiều thị xã, thị trấn nằm trọn trên đá vơi như
Mai Châu (Hồ Bình), Mộc Châu, Yên Châu (Sơn La), Tủa Chùa, Tam Đường
(Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)... Như vậy, chúng ta thấy, đá vôi
là loại đá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Nên việc khai
thác và sử dụng hợp lí kết hợp với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan đá vôi
phục vụ cho mục đích kinh tế là vấn đề cần quan tâm giải quyết của cả các địa
phương và Nhà nước hiện nay (Phát triển bền vững các vùng đá vôi ở Việt

Nam, 2005).
-

Về tình hình khai thác đá vơi hiện nay ở nước ta thì, hầu hết các tỉnh trên cả

nước đều có các cơ sở khai thác đá, riêng miền Bắc đã có tới 340 mỏ có quy mơ
lớn và rất nhiều các điểm khai thác đá vôi với quy mơ nhỏ đang hoạt động.

Tại nước ta, 125 tụ khống đá vơi đã được tìm kiếm và thăm dị, trữ
lượng ước đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Đá vôi Việt
nam phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc và cực Nam. Đá vơi ở Bắc Sơn và
Đồng Giao phân bố rộng và có tiềm năng lớn hơn cả.
Tại Hải Dương, đá vôi được phân bố chủ yếu trong phạm vi giữa sông
Bạch Đằng và sơng Kinh Thày. Những núi có quy mơ lớn như núi Han, núi
áng Dâu, núi Nham Dương đã được thăm dị tỉ mỉ.
Tại Hải Phịng, đá vơi tập trung chủ yếu ở Trại sơn và Tràng kênh thuộc
huyện Thuỷ Ngun. Ngồi ra cịn có những mỏ đá vơi phân bố rải rác ở
Dương Xuân - Pháp Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan.


8

Đá vôi đôlômit tập trung ở dãy núi Han, núi dãy Hoàng Thạch - Hải
Dương với trữ lượng lên tới 150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất đá vôi của khu
vực Hải Phịng là 782.240 nghìn tấn cấp A+B+C1+C2.
Hầu hết các mỏ khai thác đá vôi đều sử dụng công nghệ và thiết bị khai thác
tiên tiến và hiện đại. Đa số các mỏ đã được thăm dò đều được khai thác triệt
để và có hiệu quả. Song tình hình khai thác tự phát và không ðảm bảo các chỉ
tiêu kinh tế - kĩ thuật còn khá nhiều. Nhiều mỏ khai thác chỉ đạt 70-80% công
tất cả các mỏ khai thác đá vôi đều sử dụng thiết bị khoan - nổ měn, khai thác

lộ thiên do vậy gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường, mất an tồn và tổn thất tài
ngun lớn. Hơn nữa, cơng tác quản lí nhà nước về nguồn tài nguyên địa
phương chưa thực sự nghiêm túc, nhiều mỏ địa phương khai thác khơng có
giấy phép, suất thiết kế do vậy cũng gây lăng phí tài nguyên. Đặc biệt, phổ
biến là các mỏ có cơng suất vừa và nhỏ khai thác dựa theo lợi ích trước mắt,
khai thác không theo quy hoạch, không đúng thiết kế, và ở khơng có thiết kế.
Cơng nghiệp khai thác đá vơi ở nước ta đang bước vào giai đoạn tăng trưởng
mới cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần quan
trọng vào cơng cuộc đổi mới đất nước. Tuy vậy, hoạt động khai thác đá vôi đã
gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, làm cạn kiệt tài
nguyên, gây ảnh hưởng khơng tốt đến sức khoẻ và an tồn người lao động.
Những tác động rõ nét nhất tới môi trường tự nhiên do khai thác đá vơi đó là
làm biến dạng diện mạo và cảnh quan khu vực, chiếm dụng nhiều diện tích
trồng trọt, cây xanh để mở khai trường và đổ đất đá thải, làm ơ nhiễm khơng
khí do bụi, khí thải, ơ nhiễm nguồn nước và đất đai quanh mỏ. Sau quá trình
khai thác mỏ thường để lại các dạng địa hình có nguy cơ gây sạt lở cao, làm ô
nhiễm môi trường gây nguy hiểm cho con người, súc vật, động vật hoang dã
trong khu vực sau khai thác. Như vậy, tác động của hoạt động khai thác đá vôi
đến môi trường tự nhiên là rất rõ nét. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, hoàn thổ
phục hồi mơi trường trong khai thác và chế biến khống sản vẫn còn là


9

vấn đề rất mới mẻ cả về cơ chế chính sách cũng như công nghệ và biện pháp
thực hiện. Đến nay, việc hồn thổ, phục hồi mơi trường chưa có được vai trò
quan trọng thực sự trong hoạt động sản xuất mỏ. Phần lớn các vùng đã khai
thác đá vôi chưa đước hồn thổ phục hồi mơi trường, nhiều nơi đang bị suy
thoái, hoang hoá và đang phải gánh chịu hậu quả của các tác động do khai
thác, chế biến đá trước đây và hiện tại do chưa được cải tạo, phục hồi gây ra.

-

Về tình hình khai thác đá vôi trên thế giới:
Nền kinh tế thế giới trong những năm qua (2000 - 2007) bước vào giai

đoạn phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu
dùng xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và là
động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số
nước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… (trên
thế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các
nước có ngành cơng nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc
về Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á là Thái Lan
và Indonesia).
Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàng
năm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khu
vực trên thế giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4,3% năm, riêng châu Á
bình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngoài ra tình trạng dư
thừa cơng suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam Á (Thái
Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ) (Phan Vũ, 2018)
Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: Trung
Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin,
Iran, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức…
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng các công nghệ sản xuất xi măng rất
hiện đai, có khả năng tự động hóa rất cao. Có các chủng loại xi măng phổ


10

biến sau: Porland thông dụng (PC), Porland hỗn hợp (PBC), Porland puzolan, Porland - xỉ lò cao, Porland bền sunphat, Porland mac cao, Porland
đóng rắn nhanh, Porland giãn nở, Porland dành cho xeo tấm lợp uốn sóng

amiăng - xi măng, Porland cho bêtông mặt đường bộ và sân bay, xi măng
alumin, xi măng chống phóng xạ, xi măng chịu axit, xi măng chịu lửa, v.v...
(Đặng Thị Nguyễn Huệ, 2017).
1.1.5. Dây chuyền sản xuất đá xây dựng
Dây chuyền sản xuất chính bao gồm: Khai thác nguyên liệu - xúc bốc
vận tải - đập sàng - phân loại sản phẩm.
Để có thể khai thác nguyên liệu và sản xuất bình thường, các mỏ đều
phải thực hiện việc xây dựng cơ bản ban đầu như sau:
-

Bóc đất phủ đồi với các mỏ có đất phủ;

-

Tạo tầng khoan- nổ mìn và khai thác, cơng đoạn này sẽ tiếp diễn liên

tục trong quá trình khai thác;
-

Xây dựng các bãi bốc xúc lên phương tiện vận tải;

-

Xây dựng đường vận tải;

-

Xây dựng trạm đập, sàng đá, bãi chứa và xuất sản phẩm.

1.1.6. Cơng nghệ khai thác

Có 3 phương án công nghệ khai thác thường được sử dụng trong khai
thác mỏ đá xây dựng là:
-

Khai thác khấu suất theo lớp xuyên trình tự từ trên xuống: theo công

nghệ khai thác này, sau khi bạt đỉnh tạo tầng khai thác đá sẽ được khoan- nổ
mìn thành từng lớp với chiều cao tầng tùy thuộc thường từ 6-10m nổ mìn
bằng phương pháp vi sai định hướng đưa đá xuống chân núi. Bãi bốc xúc cho
thiết bị vận tải được xây dựng tại chân núi để vận tải về trạm đập sàng.
Phương pháp khai thác này thường áp dụng cho các mỏ khai thác nguyên liệu


11

là đá vôi và với công suất khai thác nhỏ. (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học
mỏ toàn quốc lần thứ 23, 12/2012).
- Khai thác theo phương pháp cắt tầng lớn: chiều cao tầng thường từ 610m, chiều rộng mặt tầng 20-25m. Thiết bị khoan thường sử dụng loại có
đường kính và năng suất lớn. Theo phương pháp này nổ mìn bằng phương
pháp nổ tập trung vi sai. Bãi bốc xúc vận tải bố trí trên từng tầng khai thác
đưa về trạm đập. Phương pháp khai thác này thích hợp với đá có lớp phủ ví
dụ: granit, diorit, ryorit, bazan… và các mỏ đá nguyên liệu là đá vôi có cơng
suất khai thác lớn.
-

Khai thác theo phương pháp kết hợp của hai phương pháp trên: nghĩa là

về cơ bản dùng phương pháp khai thác theo lớp xiên, phương pháp này không
thực hiện xúc bốc vận tải trên từng tầng mà xác định đai vận tải riêng giữa các
đai vận tải là các tầng khoan- nổ, ngoài lượng đá do tác động của xung lượng

nổ tầng xuống tầng vận tải có thể kết hợp sử dụng máy ủi hỗ trợ. Có thể dùng
2 hoặc 3 đai vận tải tuỳ theo địa hình, địa chất mỏ. Phương pháp này thường
thích hợp với mỏ có cơng suất trung bình hoặc các mỏ có chi phí để làm
đường vận tải lên các tầng khai thác đầu tiên quá cao. Với cả 3 phương pháp
khai thác trên, trong quá trình khoan- nổ nguyên liệu lần 1 đưa đá xuống các
bãi bốc xúc các tầng đá lớn quá không phù hợp với miệng vào của hàm
nghiền của máy đập đều được xử lý ngay tại bãi bằng phương pháp khoan- nổ
mìn lần 2 bằng búa khoan con hay dùng búa thủy lực đập. (Báo cáo tổng hợp
hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần thứ 23, 12/2012).
1.1.7. Công nghệ bốc xúc, vận tải
Đá sau nổ mìn được đưa xuống bãi xúc sẽ được máy xúc (có kết hợp
máy ủi gom) xúc lên ơ tơ vận tải đưa về trạm đập sàng. Vị trí trạm đập sàng
bố trí tuỳ thuộc địa hình cho phép nhưng khơng q nhỏ hơn 150m (quy phạm
an tồn về nổ mìn đối với các thiết bị). Máy xúc có thể dùng loại tự hành bánh
lốp hay máy xúc bánh xích dung tích gầu xúc tuỳ thuộc vào cơng suất mỏ và


12

kích thước đá tối đa cho phép đưa về trạm đập sàng (kích thước này phụ
thuộc vào kích thước của miệng máy đập hàm thô).
1.1.8. Công nghệ đập sàng phân loại sản phẩm
Lựa chọn công nghệ đập sàng sản phẩm phù hợp phụ thuộc vào các yếu
tố: Vốn đầu tư và công suất yêu cầu. Thường sử dụng công nghệ đập 2 cấp
hay 3 cấp. Như phần trên đã nêu thiết bị đập thường sử dụng như sau:
-

Đập thô: dùng máy đập hàm

-


Đập thứ: dùng máy nghiền côn nhỏ

-

Với công nghệ đập 3 cấp đập trung có thể dùng máy đập hàm trung hay

máy nghiền côn trung. Người ta thường không sử dụng máy đập búa trong chế
biến đá xây dựng vì máy đập búa thường làm sản phẩm vỡ vụn nhiều (tăng
lượng đá mạt) và rạn nứt ngay trong các viên đá sản phẩm làm giảm cường độ
của sản phẩm. (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ tồn quốc lần thứ 23,
12/2012)
1.1.9. Thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất
-

Thiết bị khoan - nổ mìn: Đi kèm với thiết bị khoan là các máy nén khí

(đa số thiết bị khoan sử dụng năng lượng khí nén). Thời gian gần đây một số
mỏ đá sử dụng thiết bị khoan dùng năng lượng thuỷ lực
-

Búa khoan con: Thường sử dụng loại có đường kính ф = 36-42mm của

Liên Xơ (cũ) dùng năng lượng khí nén.
-

Máy khoan BMK4, BMK5, CBY 100: các loại này có đường kính

khoan ф = 105mm. Bố trí giá đỡ (BMK) hay tự hành (CBY), dùng năng
lượng khí nén.

-

Máy khoan Rock: Đường kính ф = 76-102mm. Do các nước tư bản sản

xuất. Có 2 loại máy khoan, sử dụng năng lượng khí nén và sử dụng năng
lượng thuỷ lực. Nổ mìn: dùng kíp điện, kíp thường và dây nổ để kích nổ,
thuốc nổ sử dụng chủ yếu 2 loại là ANPO và TNT.
-

Thiết bị bốc xúc- vận tải


13

-

Thiết bị xúc thường dùng 2 loại: máy xúc bánh xích và bánh lốp. Dung

tích gầu xúc phụ thuộc vào năng suất yêu cầu và kích thước đá đưa về trạm
đập thường phổ biến loại có dung tích gầu từ 1- 2,5m3. Các thiết bị này rất đa
dạng như gầu ngược, gầu thuận hay thuỷ lực hoặc dùng cáp kéo và do nhiều
nguồn cung cấp: Liên Xô (cũ), Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc , Trung Quốc…
-

Thiết bị vận tải: Dùng ô tô vận tải loại tự đổ, tuỳ theo công suất mỏ mà

lựa chọn tải trọng ô tô phù hợp. Đa số các mỏ hiện nay sử dụng ô tô có tải
trọng 7- 16 tấn. Nguồn cung cấp và chủng loại rất đa dạng.
-


Thiết bị đập sàng: Thiết bị đập sàng là loại thiết bị liên quan nhiều đến

nhu cầu của thực tế. Ở Việt Nam hiện nay sử dụng chủ yếu sơ đồ đập sàng 2
cấp và 3 cấp.
1.1.10. Một số tồn tại trong khai thác, chế biến đá
Tình trạng doanh nghiệp chýa thực hiện nghĩa vụ thuê ðất ðể khai thác
khống sản. Cịn nhiều doanh nghiệp thực hiện chưa tốt nghĩa vụ cắm mốc
điểm góc khu vực khai thác để quản lý ranh giới khu vực được khai thác theo
quy định (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần thứ 23,
12/2012).
Việc thực hiện nghĩa vụ ký quỹ phục hồi mơi trường trong khai thác
khống sản chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện công tác
quan trắc môi trường định kỳ trong khai thác khoáng sản, hoặc đã thực hiện
nhưng chưa đầy đủ, chưa bảo đảm tần suất theo quy định.
Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ lập bản đồ, mặt cắt
hiện trạng theo định kỳ, chưa thực hiện công tác kiểm kê trữ lượng mỏ trong
khai thác khoáng sản. Nhiều doanh nghiệp bổ nhiệm Giám đốc mỏ có trình độ
và năng lực không đủ tiêu chuẩn theo quy định, cịn nhiều doanh nghiệp khai
thác chưa có thiết kế mỏ, hoặc có thiết kế mỏ nhưng chưa thực hiện đúng theo
thiết kế đã duyệt.


14

Việc thực hiện nghĩa vụ trong cơng tác an tồn lao động, bảo hộ lao động
của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản VLXD chưa tốt, nhất là nghĩa vụ
báo cáo định kỳ cơng tác an tồn lao động theo quy định. Nhiều khai trường
khai thác mỏ đá VLXD quy mô nhỏ tại nhiều địa phương thông số hệ thống
khai thác khơng đảm bảo theo quy định, có nguy cơ mất an toàn lao động.
Tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp đã kết thúc khai thác khoáng sản

nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ, hồn phục mơi trường sau khi
khai thác theo quy định.
1.1.11. Một số đề xuất về giải pháp khắc phục
Để phát huy lợi thế về nguồn tài nguyên đá làm VLXD, đáp ứng nhu cầu
sử dụng ngày càng cao trong thời gian tới, đồng thời khắc phục những tồn tại
hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản cũng như hoạt động
khoáng sản, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mang tính tổng thể,
trước mắt cũng như lâu dài (Báo cáo tổng hợp hội nghị khoa học mỏ toàn
quốc lần thứ 23, 12/2012), cụ thể như sau:
-

Bộ Tài nguyên và mơi trường hồn thiện, trình Chính phủ ban hành

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khống sản. Ban
hành/phối hợp với các Bộ liên quan các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật
Khoáng sản.
-

Các cơ quan được giao chủ trì quy hoạch khống sản khẩn trương rà

sốt nội dung các quy hoạch đã phê duyệt theo quy định của Luật Khoáng sản
năm 2005 để bổ sung, điều chỉnh theo đúng nguyên tắc, căn cứ nội dung quy
định trong Luật Khoáng sản năm 2010, đồng thời tuân thủ định hướng Chiến
lược khống sản đến năm 2020, tầm nhìn ðến nãm 2030 ðã được Thủ tướng
phê duyệt; có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành liên quan và
UBND các địa phương trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản
nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tránh chồng chéo giữa quy hoạch của cả nước và
quy hoạch của địa phương.



15

-

Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý

Nhà nước về khoáng sản cho cán bộ làm cơng tác quản lý khống sản tại địa
phương, đặc biệt là cán bộ làm công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép
hoạt động khoáng sản.
-

Tăng cường phối hợp trong công tác này giữa cơ quan Trung ương và

địa phương.
-

Hoàn thiện hệ thống tổ chức cũng như lực lượng của cơ quan thực hiện

chức năng thanh tra chuyên ngành khoáng sản từ Trung ương đến địa phương.
Trước mắt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản,
kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm pháp luật về
khoáng sản và pháp luật khác liên quan.
-

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, gắn

quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, địa phương nơi có mỏ khoáng sản.
Tăng cường phối hợp thực hiện tốt và thường xuyên công tác tuyên
truyền, phỏ biến, giáo dục pháp luật về khống sản cũng như bảo vệ mơi
trường trong hoạt đọng khoáng sản, nâng cao trách nhiệm của các cấp chính

quyền địa phương và nhân dân, nhất là người dân nơi có mỏ khống sản.
Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiện toàn tổ chức cơquan quản lý Nhà
nước về khoáng sản và các cơ quan lập quy hoạch khống sản ở Trung ương
(Bộ Tài ngun mơi trường, Bộ Cơng Thương, Bộ Xây dựng)
-

Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực về vốn,

cơng nghệ, thiết bị đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu khống sản tại mỏ
có điều kiện địa chất- khai thác mỏ khó khăn.
1.2. Tác động tới mơi trƣờng khơng khí của hoạt động khai thác đá vơi
Nguồn phát sinh bụi và khí thải trong giai đoạn khai thác mỏ bao gồm:
-

Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động khoan đá tạo lỗ khoan đối với các

đá quá cỡ ;


16

-

Bụi phát sinh từ hoạt động nổ mìn phá đá;

-

Bụi phát sinh từ hoạt động bốc xúc đá lên xe tải;

-


Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển đá;

-

Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các loại máy móc thiết bị

như máy khoan đá, máy xúc, máy ủi v.v.
-

Ảnh hưởng của tiếng ồn trong khu vực khai thác

a. Bụi từ hoạt động khoan đá
Ngoài ra, các hoạt động khác cũng sẽ phát sinh một lượng bụi đáng kể
như hoạt động bốc xúc từ khai trường khai thác lên xe tải để chuyên chở.
Ngoài ra, các hoạt này không chỉ phát thải một lượng lớn bụi vào mơi trường
mà cịn thải vào mơi trường các khí độc như: SO 2, NOx, CO,... (Tổng cơng ty
dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016)
b. Bụi và khí thải từ hoạt động nổ mìn
Tác nhân sinh ra chủ yếu trong nổ mìn phá đá là bụi và tiếng ồn, ảnh
hưởng đến sức khoẻ của người lao động trực tiếp và bụi phát tán ảnh hưởng
đến môi trường và hệ sinh thái khu vực.
c. Bụi và khí thải từ hoạt động bốc xúc đất đá
Công tác bốc xúc đất đá trong giai đoạn vận hành bao gồm:
+ Công tác bốc xúc đá khối
Đá khối được bốc xúc tại khai trường vận chuyển về bãi tập kết, xưởng
sơ chế để mài gọt và bốc xúc từ xưởng sơ chế lên xe chuyên dụng vận chuyển
về nhà máy chế biến. Lượng đá khối này sẽ được chất lên ôtô bằng cẩu trục tự
hành đặt tại trung tâm các tầng khai thác của khai trường, những khối đá ở xa
sẽ được vận chuyển tập trung về khu trung tâm bằng xe nâng.

+ Cơng tác xúc đá nở rời
Ngồi việc phát sinh bụi, hoạt động bốc xúc còn phát sinh các loại khí
thải, tiếng ồn do sử dụng máy móc, thiết bị như máy xúc, máy san gạt. Tuy
nhiên, việc đánh giá tác động do khí thải, tiếng ồn, độ rung được đánh giá


×