Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình quản lý lửa rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện vị xuyên tỉnh hà giang​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.51 KB, 104 trang )

BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM TUẤN DŨNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MƠ HÌNH
QUẢN LÝ LỬA RỪNG TRONG CỘNG ĐỒNG THÔN
BẢN THUỘC HUYỆN VỊ XUYÊN - TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2015


BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM TUẤN DŨNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MƠ HÌNH
QUẢN LÝ LỬA RỪNG TRONG CỘNG ĐỒNG THÔN
BẢN THUỘC HUYỆN VỊ XUYÊN - TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60 62 02 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN QUANG BẢO

Hà Nội, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo,
các tổ chức, cá nhân.
Tôi rất hạnh phúc khi được làm việc và biết ơn rất nhiều đối với
PGS.TS Trần Quang Bảo, người thầy đã bồi dưỡng, khuyến khích, và truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian
học tập cũng như thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các thầy giáo, cô giáo Khoa Đào
tạo Sau đại học, Bộ môn Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp đã ln động
viên, giúp đỡ nhiệt tình và chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng, giúp
tôi nâng cao chất lượng luận văn.
Qua bản luận văn này, tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn đến tồn thể cán

bộ Chi cục Lâm nghiệp Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, Hạt kiểm lâm
Vị Xuyên và nhân dân 3 xã Trung Thành, Lao Chải, Thuận Hòa - nơi triển
khai đề tài, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập,
điều tra số liệu hiện trường.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý
kiến, chỉ dẫn của các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong
luận văn là trung thực, khách quan. Các hình ảnh minh họa trong luận văn là
của tác giả.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả
Phạm Tuấn Dũng

i


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
MỤC LỤC.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................3
1.1. Ở ngoài nước..............................................................................................3
1.2. Ở trong nước.............................................................................................. 6
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 12
2.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 12
2.1.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................. 12
2.1.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................12
2.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 12
2.3 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................12
2.4 Nội dung nghiên cứu.................................................................................12
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
2.5.1. Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................... 13
2.5.2 Phương pháp chuyên gia....................................................................... 13
2.5.3 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu..............................................14
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ, XÃ HỘI: KHU VỰC
NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 17
3.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương ... 17

ii


iii

3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................17
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội....................................................................21
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................28

4.1 Thực trạng và nguyên nhân cháy rừng ở huyện Vị Xuyên....................... 28
4.1.1. Thực trạng cháy rừng ở huyện Vị Xuyên..............................................28
4.1.2. Nguyên nhân gây cháy rừng ở Vị Xuyên..............................................30
4.1.3 Thực trạng công tác PCCCR ở huyện Vị Xuyên....................................38
4.2. Thực trạng thực hiện mơ hình PCCCR trong cộng đồng dân cư.............40
4.2.1. Mơ hình PCCCR cấp xã........................................................................41
4.2.2. Mơ hình PCCCR cấp thơn.................................................................... 47
4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình PCCCR trong cộng
đồng thơn bản..................................................................................................55
4.3.1. Đề xuất mơ hình PCCCR trong cộng đồng thôn bản............................55
4.3.2. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả mơ hình......................................61
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................ 75
1. Kết luận.......................................................................................................75
2. Tồn tại......................................................................................................... 76
3. Khuyến nghị:...............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt
1

BVR


2

HGĐ

3

HTX

4

KNKL

5

FAO

6

PCCCR

7

PCLB

8

PTTH

9


QLRTB

10

QLRNH

11

THCS

12

TKCN

13

UBND

iv


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
4.1
4.2
4.3


4.4

4.5
4.6

Tên bảng

Biểu phỏng vấn cán bộ huyện Vị Xuyên ch

Nguyên nhân gây cháy rừng do đâu, đâu là nguy
chính?
Số liệu thống kê cháy rừng từ năm 2012 đến năm

Kết quả điều tra nguyên nhân gây cháy rừng tron
đồng thơn bản tại huyện Vị Xun

Diện tích các loại hình canh tác chính tại 6 thơn,
cứu

Biểu phỏng vấn cán bộ huyện Vị Xuyên cho câu

tác PCCCR ở địa phương được triển khai như th
chế phối hợp với các đơn vị khác?
Tổng hợp các mơ hình PCCCR cấp thơn đang đư

v


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
4.1

Tên hình

Diện tích các loại rừng bị cháy của huyện Vị
2012- T6/2014

4.2

Đốt rừng làm nương rẫy

4.3

Khai thác gỗ rừng đốt lấy than củi

4.4

Đốt ong lấy mật

4.5

Khai thác trộm gỗ rừng ở Vị Xuyên

4.6

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng


4.7

Diễn tập chữa cháy rừng

4.8

Mơ hình PCCCR và bảo vệ rừng thơn bản

4.9

Mơ hình BVR, PCCCR theo nhóm hộ

vi


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là lá phổi xanh khổng
lồ của nhân loại. Rừng có vị trí vai trị to lớn đối với đời sống của con người,
rừng đem lại cho con người những sản phẩm như lâm sản, phi lâm sản. Rừng
là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa đặc biệt
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự sống của con người. Con
người và rừng đã gắn bó với nhau từ thuở sơ khai, rừng đem lại cho con người
rất nhiều lợi ích, nhưng ngược lại con người lại quá lạm dụng các lợi ích đó
và đã làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp
mà một nguyên nhân chính là thảm hoạ cháy rừng.
Cháy rừng là một thảm họa thường xảy ra ở nhiều nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Cục kiểm lâm thì cháy rừng đã thiêu
huỷ hàng ngàn ha rừng làm thiệt hại tiền của, môi trường và cả tính mạng con

người.
Theo số liệu của Cục kiểm lâm, Hà Giang cũng là một trong những địa
phương có tình hình cháy rừng hết sức phức tạp. Là một tỉnh miền núi thuộc
khu vực phía Đơng Bắc của nước ta. Hiện nay, kinh tế của tỉnh đã có những
bước phát triển rõ rệt nhưng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các nguồn thu từ hoạt
động phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp. Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên
là 791.488,9ha, trong đó diện tích đất có rừng là 437.277,7ha; đất khơng có
rừng là 354.261,2 ha. Độ che phủ đạt 54,3% (Theo Báo cáo số 19/BC-KL
ngày 26/02/2014 của Chi cục Kiểm lâm Hà Giang về số liệu hiện trạng rừng
và đất lâm nghiệp năm 2013). Với tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh là hết sức
đa dạng, phong phú như vậy nhưng trong những năm gần đầy nguồn tài
nguyên này liên tục suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau; một trong
những nguyên nhân quan trọng đó là tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh vẫn
rất khó kiểm sốt. Theo số liệu của phịng quản lý bảo vệ rừng thuộc

1


2

Chi cục Kiểm lâm Hà Giang (số liệu được tính từ năm 2010 trở lại đây): năm
2010 thống kê được 144 vụ thiệt hại 1174.58 ha; năm 2011 xảy ra 5 vụ thiệt
hại 9.47 ha; năm 2012 xảy ra 50 vụ thiệt hại 298.03 ha.
Cháy rừng gây nên những tổn thất về của cải, tài ngun, mơi trường và
cả tính mạng con người. Thiệt hại về kinh tế, nông nghiệp, thiệt hại về rừng, ơ
nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nước, thiên tai, hạn hán,… là khơng thể phủ nhận.
Vì vậy phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những nội dung rất
quan trọng của công tác quản lý bảo vệ tài ngun rừng và mơi trường.
PCCCR có nhiều phương pháp và để công tác PCCCR đạt hiệu quả tốt, cần
phải có sự tham gia của cộng đồng. Cháy rừng thường xuất phát chủ yếu do

các phương thức canh tác còn lạc hậu, do sự chủ quan, lơ là… của đông đảo
người dân (đặc biệt đối với các đồng bào dân tộc). Chính vì thế nghiên cứu
cơng tác PCCCR trong cộng đồng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả PCCCR
trong quần chúng, ngăn ngừa vấn đề cốt lõi của cháy rừng. Hiện nay, mơ hình
PCCCR trong cộng đồng tại nhiều địa phương vẫn còn rất mơ hồ và lạc hậu.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác PCCCR trong cộng đồng
dân cư của tỉnh Hà Giang, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mơ hình quản lý lửa
rừng trong cộng đồng thôn bản thuộc huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang”.

2


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Ở ngoài nước
Theo FAO (2005), trên tồn thế giới có hơn 350 triệu ha diện tích rừng
và đồng cỏ bị đốt cháy mà trong đó có đến 95% nguyên nhân xuất phát từ các
hoạt động của con người, đó là các hoạt động như mở rộng sản xuất nơng
nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các nước đang phát triển; tăng
cường sử dụng rừng cho các mục đích giải trí và du lịch ở các nước phát triển
và đang phát triển.
Để hạn chế tình trạng mất rừng do cháy rừng và việc dùng lửa thực sự
đem lại hiệu quả tích cực thì cần phải nâng cao nhận thức cho cộng đồng về
công tác PCCCR, trong đó cộng đồng chính là người trực tiếp tham gia vào
công tác quản lý, tổ chức và thực hiện việc PCCCR. Mơ hình PCCCR trong
cộng đồng dân cư hay mơ hình quản lý lửa rừng dựa vào cộng đồng đã được
nhiều nước trên thế giới thực hiện.

Thuật ngữ quản lý lửa rừng dựa vào cộng đồng (CBFIM) được đặt ra bởi
Sameer Karki tại Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng (RECOFTC) tại
Bangkok, Thái Lan năm 2000. Kể từ khi thuật ngữ này được cơng nhận đã có
nhiều bài báo, phân tích, nghiên cứu, các chương trình đào tạo về vấn đề này
được triển khai tại nước này.
Zhang và các cộng sự (2003) định nghĩa quản lý lửa rừng dựa vào cộng
đồng như một cách tiếp cận trong đó người dân có sự hiểu biết sâu sắc về
phịng cháy chữa cháy và tự nguyện tham gia trong việc quản lý lửa.
Mơ hình quản lý lửa rừng dựa vào cộng đồng cũng đã được thực hiện ở
một số nước trên thế giới trong đó có các nước Châu Phi, Mỹ la tinh, Bắc Mỹ,
Úc, Ấn độ, Philippin…
-

Tại Namiba

3


4

Năm 1996, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ môi trường và Du lịch chọn khu
vực Caprivi (đông bắc Namibia) là khu vực thí điểm để phát triển một mơ
hình kiểm sốt cháy rừng dựa vào cộng đồng (Jurvelius, 1999; Kamminga,
2001). Khu vực thí điểm bao gồm 1,2 triệu ha tài nguyên rừng tốt nhất của
Namibia và thuộc khu vực cận nhiệt đới. Hầu hết các khu vực này là đất của
địa phương, nhưng một phần quan trọng là rừng của nhà nước, công viên
quốc gia và khu bảo tồn động vật hoang dã. Trước khi bắt đầu dự án, 70-80%
rừng trong khu vực thí điểm bị cháy mỗi năm và hầu hết các vụ cháy là do
con người.
Chương trình đã thu hút sự tham gia của rất nhiều người dân địa phương,

họ tham gia ở các hoạt động khác nhau như: tham dự chương trình phim
truyền hình, học hỏi làm thế nào để chống cháy... Những nỗ lực này đã làm
giảm 54 % những diện tích bị cháy hàng năm trong khu vực. Cuộc khảo sát
cũng kết luận rằng chính phủ nên chuyển giao trách nhiệm và thẩm quyền
phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân..


Tại Ấn độ
Ấn Độ, ủy ban quản lý rừng đã được thành lập ở cấp thôn bản liên

quan đến người dân trong bảo vệ và bảo tồn rừng. Hiện nay có 36.165 ủy ban
trong cả nước, bao phủ một diện tích hơn 10.240.000 ha (Bahuguna và Singh ,
2001; Kumar , 2001). Các ủy ban cũng đã được trao trách nhiệm bảo vệ và
phòng chống cháy rừng. Với mục đích này, kế hoạch kiểm sốt cháy rừng
hiện đại đang được sửa đổi và các ủy ban này là một phần khơng thể thiếu
trong chiến lược phịng chống cháy rừng hiện nay ở Ấn độ bởi việc PCCCR
bằng máy bay đã thực sự chưa hiệu quả và khá tốn kém.
-

Tại Philipin

Để thúc đẩy và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc thực
hiện các biện pháp phịng cháy chữa cháy rừng, mục tiêu của chương trình là:

4


5

-


Tổ chức và tăng cường thành viên cộng đồng để họ có thể làm việc

hướng tới một nỗ lực chung;
-

Tăng cường ý chí chính trị của cộng đồng và các đơn vị chính quyền

địa phương đối với việc bảo tồn/ bảo vệ tài nguyên rừng;
-

Kết hợp các sáng kiến bảo tồn/ bảo vệ rừng vào nỗ lực phát triển ở cấp

cộng đồng.
Để đạt được những mục tiêu này, các mục tiêu cụ thể được quy định như
sau:
-

Giới hạn/ ngăn chặn, nếu khơng hồn tồn loại trừ, sự xuất hiện của

cháy rừng ở các cộng đồng của tỉnh;
-

Điều chỉnh việc sử dụng lửa của nông dân thông qua việc cấp giấy

phép để theo dõi;
-

Theo dõi và ghi lại các lần xuất hiện của lửa tại các khu vực rừng của


mỗi cộng đồng một cách thường xuyên;
-

Tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cháy và đề xuất chính sách cho các cơ

quan có liên quan để xử lý.
Một cách thức khác của chiến lược này đó là huy động tất cả các cộng
đồng tham gia vào kế hoạch khen thưởng. Đó là cộng đồng nào không để xảy
ra cháy rừng, không khai thác gỗ bất hợp pháp hoặc ít bị cháy rừng sẽ được
khen thưởng trị giá 200.000 peso (khoảng 4.000 USD (Pogeyed, 1998).
Có thể thấy rằng mặc dù các phương pháp và phương tiện phòng chống
cháy rừng đã được phát triển ở mức cao, song những thiệt hại do cháy rừng
vẫn rất khủng khiếp ngay cả ở những nước phát triển có hệ thống phịng
chống cháy rừng hiện đại như Mỹ, Úc, Nga v.v… Trong nhiều trường hợp
việc khống chế các đám cháy vẫn không hiệu quả. Người ta cho rằng, ngăn
chặn nguồn lửa để không xảy ra cháy vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy, đã có
những nghiên cứu về đặc điểm xã hội của cháy rừng và những giải pháp xã

5


6

hội cho phòng chống cháy rừng (Cooper, 1991). Hiện nay, các giải pháp xã
hội phòng chống cháy rừng chủ yếu được tập trung vào tuyên truyền, giáo
dục tác hại của cháy rừng, nghĩa vụ của cơng dân trong việc phịng chống
cháy rừng, những hình phạt đối với người gây cháy rừng. Trong thực tế cịn
ít những nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế và chính sách quản lý sử
dụng tài nguyên, chính sách chia sẻ lợi ích, những quy định của cộng đồng,
những phong tục, tập quán, những nhận thức và kiến thức của người dân đến

cháy rừng. Cũng cịn rất ít những mơ hình phịng cháy chữa cháy rừng do
chính cộng đồng bản địa tổ chức và thực hiện, hoặc có nhưng nó vẫn thuộc
các chương trình và có sự tác động của bên ngồi cũng như từ các chính
sách của nhà nước mà chưa phải là các mơ hình do chính cộng đồng tự khởi
xướng và thực hiện vì chính bản thân họ. Rất ít những nghiên cứu, đánh giá
hay các mơ hình cho thấy được cộng đồng địa phương là những người quan
trọng nhất, có vai trò lớn nhất trong việc phòng cháy chữa cháy rừng. Đây sẽ
là những căn cứ quan trọng để xây dựng giải pháp kinh tế - xã hội cho
phòng chống cháy rừng.
1.2. Ở trong nước
-

Về cơng tác PCCCR nói chung

Những năm qua Nhà nước ngày càng quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho
công tác PCCCR, Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy
và chữa cháy rừng từng bước được hoàn thiện. Cụ thể đã ban hành các văn
bản như:
-

Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 vê việc tăng cường các

biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;
-

Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt
rừng, khai thác rừng trái phép;


6


7

-

Chỉ thị số 3318/CT-BNN-KL, ngày 06/11/2008, của Bộ trưởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc tăng cường các biện pháp cấp
bách trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR và chống người thi hành công vụ;
-

Chỉ thị số 3767/CT-BNN-KL ngày 18/11/2009 Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách
trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR mùa khô 2009 - 2010;
-

Chỉ thị số 270/2010/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính

phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;
-

Chỉ thị số 25/CT-BNN-TCLN ngày 06/01/2011 Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và
PCCCR;
-


Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình
trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;
-

Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng

Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
-

Công điện số 300/CĐ-TTg ngày 06/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phịng cháy, chữa cháy rừng.
-

Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục Kiểm lâm ở

địa phương tăng cường cơng tác quản lý bảo vệ rừng và phịng cháy, chữa
cháy rừng hoặc trình cấp có thẩm quyền tổ chức chức các hội nghị, cuộc họp
toàn quốc triển khai các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể thấy rằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng
cháy và chữa cháy rừng từng bước được hồn thiện; chủ trương xã hội hóa
cơng tác bảo vệ và phát triển rừng được thể chế hoá. Ban chỉ đạo Trung ương
về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR (nay là Ban chỉ đạo Nhà
nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng); Ban Chỉ huy PCCCR cấp tỉnh,

7



8

huyện, xã ở những nơi có nhiều rừng được thành lập và đi vào hoạt động có
hiệu quả. Vai trị của chủ rừng bước đầu được tăng cường. Ý thức của cộng
đồng và tồn xã hội về PCCCR có chuyển biến tích cực. Kinh nghiệm chỉ
đạo, điều hành và kiểm tra, kiểm sốt cháy rừng của chính quyền các cấp và
lực lượng chữa cháy rừng từng bước được cải thiện. Phương châm 4 tại chỗ
trong chữa cháy rừng đã được quán triệt và phát huy hiệu quả. Những tiến bộ
trong cơng tác PCCCR nói trên đã góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy rừng
trong thời gian qua. Ở hầu hết các địa phương đều đã được thành lập các ban
chỉ huy PCCCR các cấp, tổ đội PCCCR cấp thôn bản và từng bước đi vào
hoạt động có quy củ, sẵn sàng tham gia PCCCR.
-

Một số các nghiên cứu về cháy rừng trong nước

Năm 1988, Phạm Ngọc Hưng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ
cháy rừng theo số ngày khơ hạn liên tục. Ơng xây dựng một bảng tra cấp
nguy hiểm của cháy rừng căn cứ vào số ngày khơ hạn liên tục cho các mùa
khí hậu trong năm.
Các dự án thử nghiệm: Phó Đức Đỉnh (1993) đã thử nghiệm đốt trước
vật liệu cháy dưới rừng thông non 2 tuổi tại Đà Lạt; Phan Thanh Ngọ thử
nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng thông 8 tuổi ở Đà lạt (Phan Thanh
Ngọ, 1995).
Từ đầu năm 2003 Cục kiểm lâm đã cộng tác với nhóm nghiên cứu
thuộc đề tài KC.08.24 của Trường Đại học Lâm nghiệp để xây dựng "Phần
mềm cảnh báo lửa rừng".
Năm 2005 Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã thực hiện đề tài
KHCN cấp nhà nước. “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống và
khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên”.


8


9

Từ năm 2006 đến 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
phê duyệt thực hiện đề tài "Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp và phần
mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam" (Bế Minh Châu, 2010).
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định. Tình hình cháy rừng ở nước ta
vẫn diễn biến rất phức tạp. Trong giai đoạn 10 năm qua (2002-2011), cả nước đã
xảy ra 7.380 vụ cháy rừng; diện tích thiệt hại: 49.837ha. Bình qn 715 vụ/năm;
với diện tích 4.984ha rừng bị thiệt hại/năm. Đặc biệt là vào những năm nắng hạn
bất thường và vào thời kỳ cao điểm của hiện tượng El Nino thì tình hình cháy
rừng xảy ra rất nguy hiểm, năm 2002 xảy ra 1.198 vụ cháy rừng, thiệt hại 15.548
ha rừng, trong đó hai vụ cháy rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ thiệt hại
5.415 ha, giá trị lâm sản thiệt hại ước tính khoảng 290 tỷ đồng chưa kể hàng
chục tỷ đồng chi phí cho chữa cháy và chi phí để phục hồi rừng của Nhà nước,
và đầu năm 2010 xảy ra vụ cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên làm cháy
hơn 800 ha rừng, năm 2012 đã xảy ra cháy rừng tại Khu rừng phòng hộ Nam Hải
Vân, Thành phố Đà Nẵng làm thiệt hại hơn 100 ha rừng; chi phí huy động lực
lượng để chữa cháy rừng là rất lớn, đời sống người dân tại địa phương xảy ra
cháy rừng bị đảo lộn, ảnh hưởng của cháy rừng lên hệ sinh thái kéo dài và cần
thời gian mới khơi phục được.
-

Về các mơ hình cộng đồng tham gia PCCCR ở Việt Nam

Việc phát động cộng đồng tham gia PCCCR đã được triển khai ở hầu
khắp các địa phương, tuy nhiên ở phần lớn các địa phương đều chưa có mơ

hình PCCCR trong cộng đồng một cách bài bản, đặc biệt là mơ hình cộng
đồng tự nguyện PCCCR mà trên thực tế cộng đồng địa phương chỉ tham gia
khi được huy động chữa cháy rừng khi có đám cháy xảy ra tại địa phương.
Đây chính là lý do dẫn đến việc phát hiện đám cháy cũng như công tác chữa
cháy rừng thời gian qua tại các địa phương thực sự chưa hiệu quả, thường thì
chúng ta mới thực hiện việc chữa cháy chứ chưa phòng được cháy tại chính

9


10

cộng đồng. Trên thực tế có thể thấy rằng, cơng việc chữa cháy rừng phải đòi
hỏi nhiều nhân lực do địa hình đồi núi phức tạp, việc tiếp cận đám cháy
thường khó khăn và nguy hiểm... Do đó nếu chỉ dựa vào lực lượng PCCCR là
các tổ đội thì hiệu quả PCCCR sẽ không đạt kết quả như mong đợi.
Nghiên cứu về vấn đề này đã có một số tác giả đề cập đến giải pháp xã
hội cho phòng chống cháy rừng (Lê Đăng Giảng,1974; Đặng Vũ Cẩn,1992;
Phạm Ngọc Hưng, 1994). Các tác giả đã khẳng định rằng việc tuyên truyền về
tác hại của cháy rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, hướng dẫn về
phương pháp dự báo, cảnh báo, xây dựng các cơng trình phịng chống cháy
rừng, tổ chức lực lượng phòng chống cháy rừng, quy định về dùng lửa trong
dọn đất canh tác, săn bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công
dân v.v... sẽ là những giải pháp xã hội quan trọng trong phòng chống cháy
rừng. Tuy nhiên, phần lớn những kết luận đều dựa vào nhận thức của các tác
giả là chính. Cịn rất ít những nghiên cứu mang tính hệ thống về ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế xã hội đến cháy rừng.
Mặc dù hiện nay tại nhiều địa phương đã thành lập các tổ đội PCCCR
cấp thôn bản nhưng hiệu quả hoạt động của các tổ đội này thực sự chưa hiệu
quả bởi trên thực tế thành phần tham gia tổ đội đều là cán bộ kiêm nhiệm, số

lượng các thành viên trong tổ đội cũng hạn chế vì vậy họ gần như khơng hoặc
rất ít thực hiện việc tuần tra phát hiện cháy rừng mà chỉ thực hiện công tác tổ
chức chữa cháy rừng khi nhận được thơng tin có đám cháy hoặc tổ chức chữa
cháy khi được huy động từ cấp trên.
-

Về mơ hình PCCCR trong cộng đồng ở Hà Giang

Mặc dù địa phương rất chủ động trong công tác PCCCR nhưng phương
châm 4 tại chỗ đang áp dụng thực sự khơng có hiệu quả do chính quyền địa
phương ở nhiều xã, huyện nơi xảy ra cháy rừng không huy động được lực
lượng tại chỗ. Xuất phát từ vấn đề này, để nâng cao hiệu quả trong công tác

10


11

PCCCR ở các cộng đồng địa phương, hàng năm Hà Giang đều triển khai đồng
loạt việc thành lập, kiện toàn các ban chỉ huy PCCCR cấp xã, các tổ đội xung
kích PCCCR gắn với PCLB và TKCN, các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và
PCCCR ở các thôn bản để thuận lợi hơn trong quá trình tổ chức và triển khai
công tác PCCCR, nâng cao trách nhiệm và ý thức của người dân trong công
tác PCCCR.
Cho đến thời điểm hiện tại, các ban chỉ huy, các tổ xung kích và các tổ đội
vẫn đang duy trì cơng tác này, tuy nhiên hiệu quả hoạt động của các mơ hình này
như thế nào, họ gặp khó khăn gì trong q trình tổ chức và thực hiện, cần phải có
những thay đổi gì, những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả trong vấn đề này thì
đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá nào được thực hiện. Do đó nghiên cứu
thực trạng mơ hình PCCCR trong cộng đồng dân cư tỉnh Hà Giang, qua đó đề

xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả PCCCR là cần thiết và thực sự cấp bách.

Tóm lại: Đánh giá hiệu quả đề tài phịng cháy chữa cháy khơng chỉ xem
xét tác động của đề tài về khía cạnh kinh tế mà bao quát cả khía cạnh xã hội
và mơi trường. Việc xác định phương pháp tiếp cận trong đánh giá một cách
phù hợp phải tùy thuộc mục tiêu và các hoạt động của đề tài. Tuy nhiên, phần
lớn các nghiên cứu trên thường tập trung vào những chủ đề mang tính chung
chung cho cả khu vực hoặc cả một tỉnh vì vậy đối với các đề tài có quy mơ
nhỏ, nhiều hoạt động thực tế ở cơ sở chưađược đánh giá một cách đầy đủ và
chi tiết, đặc biệt đối với vùng núi tỉnh Hà Giang.

11


12

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác
PCCCR tỉnh Hà Giang.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được thực trạng mơ hình PCCCR trong cộng đồng dân cư.

-


Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mơ hình

PCCCR trong cộng đồng thơn bản.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác PCCCR, các mơ hình PCCCR trong cộng đồng.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
-

Địa điểm: Mơ hình PCCCR trong một số cộng đồng thôn bản của

huyện Vị Xuyên.
-

Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2015 đến

tháng 10/2015.
2.4 Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến cháy rừng ở các

cộng đồng thơn bản.
-

Nghiên cứu thực trạng thực hiện mơ hình PCCCR trong cộng đồng

thôn bản.
-

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình PCCCR trong


cộng đồng thơn bản.

12


13

2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Chọn điểm nghiên cứu
Sau khi khảo sát sơ bộ các xã của huyện Vị Xuyên, đồng thời phỏng
vấn nhanh cán bộ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hà Giang, cán bộ KNKL huyện Vị
Xuyên và chính quyền địa phương các xã của huyện Vị Xuyên, tác giả đưa ra
một số kết luận về địa điểm nghiên cứu như sau:
-

Trên toàn huyện nghiên cứu sẽ lựa chọn 03 xã là Lao Chải, Thuận Hòa

và Trung Thành, ở tại mỗi xã sẽ chọn 02 thôn, các xã và thơn này đều có các
đặc điểm đại diện cho khu vực nghiên cứu như: Có diện tích rừng đủ lớn,
rừng của các xã, thơn này có nhiều trạng thái khác nhau, đã từng bị xảy ra
cháy rừng hoặc có nguy cơ bị cháy rừng, có mơ hình PCCCR trong cộng
đồng.
-

Tại mỗi thơn sẽ chọn 20 hộ gia đình để phỏng vấn. Số cán bộ huyện

được phỏng vấn là 7 người trong đó có 5 người của Hạt kiểm lâm và 2 người



các phòng ban phụ trách các hoạt động liên quan đến sản xuất nông lâm

nghiệp của huyện và một số cán bộ xã, thôn tại khu vực nghiên cứu với số
lượng là 12 người (6 cán bộ xã và 3 cán bộ mỗi thôn).
-

Khi tiến hành xây dựng các mơ hình cũng như đề xuất các giải pháp đề

tài tiến hành tổ chức tại mỗi thơn một nhóm thảo luận và tiến hành hội thảo
trong 3 lần. Đối với cán bộ huyện, xã tiến hành hội thảo lấy ý kiến đóng góp,
đánh giá.
2.5.2 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài,
thơng qua các hình thức: hội thảo, họp nhóm chun gia, bài nhận xét góp ý,
phỏng vấn trực tiếp. Các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi nhận và tổng
hợp. Các nội dung về việc xin ý kiến chuyên gia như: phương pháp tiếp cận,
phương pháp đánh giá,…

13


14

Phương pháp chuyên gia được thực hiện ngay từ khi xây dựng thuyết
minh đề tài, các đề cương chuyên đề, trong q trình thực hiện và hồn thiện
các nội dung của đề tài.
2.5.3 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
2.5.3.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Các số liệu, tài liệu, thông tin... sau đây sẽ được tác giả thu thập và kế thừa:
-


Số liệu về diện tích rừng của huyện điều tra (cấp huyện, xã, thôn).

-

Số liệu về diện tích rừng, loại rừng bị cháy hàng năm của tỉnh, huyện,

xã, thôn bản điều tra.
-

Nguyên nhân gây cháy rừng.

-

Các biện pháp PCCCR hiện đang được tỉnh cũng như huyện, xã, thôn

bản thực hiện.
-

Các báo cáo, các dự án đang triển khai thực hiện có liên quan đến

nghiên cứu.
- Các loại bản đồ: Bản đồ giao đất giao rừng, bản đồ quy hoạch ba loại rừng.
-

Quyết định, nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện PCCCR tại địa

phương.
2.5.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu hiện trường
Đề tài sử dụng các cơng cụ đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia

(PRA) sau đây để thu thập các thông tin và số liệu ngoài hiện trường:
-

Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm huyện, cán bộ kiểm lâm

phụ trách địa bàn, cán bộ xã, thôn phụ trách lâm nghiệp… của huyện, xã, thôn
bản nghiên cứu. Công cụ này sẽ được thực hiện trước khi đến thôn bản nhằm
tìm hiểu tình hình chung về cơng tác quản lý bảo vệ rừng, công tác PCCCR
của các thôn bản, các mơ hình PCCCR tại địa phương, tình hình cháy rừng và
các hoạt động của người dân liên quan đến rừng và đất rừng (chủ yếu là các
hoạt động sinh kế như: canh tác nương rẫy, săn bắn, thu hái lâm sản, đốt
than…)

14


15

-

Phỏng vấn hộ gia đình: Được thực hiện thơng qua bảng phỏng vấn bán

định hướng được chuẩn bị và kiểm tra trước. Các HGĐ phỏng vấn được lựa
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống. Chủ đề phỏng vấn gồm: Tác
hại của cháy rừng, nguyên nhân của cháy rừng, thực trạng công tác PCCCR,
giải pháp cho PCCCR, nhiệm vụ của mỗi đối tượng trong PCCCR, những
khuyến nghị về chính sách cho PCCCR…
-

Thảo luận nhóm: Nhóm thảo luận gồm 5-7 người hoặc lớn hơn tuỳ theo


số lượng hộ, sự phân tán của các hộ và đầy đủ thành phần kinh tế hộ trong
thôn bản. Phương pháp này được thực hiện sau khi thực hiện công cụ phỏng
vấn HGĐ. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn
bị sẵn. Cơng cụ hỗ trợ cho q trình thảo luận nhóm là cơng cụ phân tích cây
vấn đề. Cơng cụ này sẽ giúp những người dân trong cộng đồng tìm ra được
những nguyên nhân gây ra cháy rừng tại địa phương, đâu là những ngun
nhân chính. Cơng cụ này cũng giúp họ tự nhận thấy được những hậu quả mà
cháy rừng gây ra cho chính cộng đồng và qua đó bản thân họ sẽ đưa ra những
giải pháp mà họ cho là phù hợp để PCCCR cho chính cộng đồng của họ. Q
trình thảo luận nhóm cũng sẽ giúp cộng đồng tự đánh giá được những kết quả
mà họ đã đạt được, xác định được những khó khăn mà họ phải đối mặt trong
q trình PCCCR và tư đó đề xuất được những giải pháp phù hợp cho mơ
hình PCCCR dựa vào cộng đồng.
Kết quả phân tích vấn đề sẽ giúp cộng đồng xác định được những
nguyên nhân gây ra cháy rừng, đâu là nguyên nhân chính. Họ sẽ tự thảo luận
và tìm giải pháp, đâu là những giải pháp mà cộng đồng có thể tự giải quyết và
họ sẽ cần hỗ trợ những gì từ bên ngồi.
Cộng đồng cũng phải tự xác định được những khó khăn mà họ gặp phải
trong các mơ hình PCCCR trong cộng đồng mà họ đã tham gia, đã biết và
cũng chính họ sẽ phải tự tìm ra giải pháp để giải quyết những khó khăn này,
đâu là những khó khăn nội tại, đâu là những khó khăn từ yếu tố bên ngồi, họ

15


16

có thể khắc phục được những khó khăn nào và những khó khăn nào họ cần hỗ
trợ từ bên ngồi thơng qua q trình cùng trao đổi trong nhóm.

Kết quả thảo luận nhóm sẽ giúp cộng đồng xác định được những mơ
hình PCCCR trong cộng đồng mà người dân cho là phù hợp với hoàn cảnh
của địa phương và lựa chọn mơ hình tối ưu nhất.
2.5.4 Phương pháp xử lý nội nghiệp
-

Tiến hành tổng hợp và lượng hóa số liệu phỏng vấn.

-

Tiến hành phân tích ảnh hưởng của người dân đối với mỗi mơ hình.

-

Xây dựng các tiêu chí đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và

thách thức của từng mơ hình:
+

Sự tham gia của người dân đối với mơ hình

+

Hiệu quả mang lại

+

Kinh phí cho mơ hình

+


Ưu, nhược điểm của mỗi mơ hình

-

Tổng kết và đưa ra nhận xét cho 3 nội dung nghiên cứu chính:

+

Đánh giá thực trạng và nguyên nhân cháy rừng tại Vị Xuyên

+

Đánh giá các hình thức PCCCR đang áp dụng tại Vị Xun

+

Đề xuất và đưa ra các mơ hình nâng cao hiệu quả PCCCR

16


17

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ, XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, có tọa độ địa lý
nằm trong khoảng từ 104O 23’ 30” đến 105O 09’ 30” Kinh độ Đông và từ 22O
29’ 30” đến 23O 02’ 30” Vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện là Thị trấn Vị Xuyên
nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thị xã Hà Giang khoảng 20 km về phía Nam.
Huyện có địa giới hành chính như sau:
-

Phía Bắc giáp biên giới với Trung Quốc; Thị xã Hà Giang và huyện

Quản Bạ;
-

Phía Nam giáp huyện Bắc Quang;

-

Phía Đơng giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tun Quang;

-

Phía Tây giáp huyện Hồng Su Phì.

3.1.1.2. Địa hình
Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình
phức tạp, chia cắt mạnh. Độ cao trung bình của huyện trên 500 m so với mực
nước biển, độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng mang đặc điểm riêng biệt:
-

Tiểu vùng núi cao: Bao gồm các xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức,


Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến, vùng này có
độ cao trung bình trên 1.000 m, thuận lợi cho phát triển các cây đặc sản như
chè Shan, quế, thảo mộc, chăn nuôi đại gia súc và phát triển nghề rừng.
-

Tiểu vùng núi trung bình: Bao gồm các xã Trung Thành, Bạch Ngọc,

Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ, vùng này

17


×